MỤC LỤC
MỤC LỤC....1
Chương 1. DẪN NHẬP
1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 3
1.2 Mục tiêu và nội dung chính................................................................................ 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................. 3
1.4 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................... 3
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đại cương dầu mỡ................................................................................................ 4
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật ở nước ta hiện nay................... 5
2.3 Các phương pháp sản xuất dầu thực vật........................................................... 6
2.4 Tinh luyện dầu thực vật...................................................................................... 6
2.5 Đặc điểm chung của cây bơ............................................................................... 9
2.6 Thành phần dinh dưỡng của thịt bơ................................................................ 13
2.7 Đặc điểm của dầu bơ......................................................................................... 14
2.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu bơ trên thế giới...................................... 15
2.9 Các sản phẩm khác từ trái bơ........................................................................... 17
Chương 3. CÔNG NGHỆ CHIẾT XUẤT DẦU BƠ
3.1 Qui trình.............................................................................................................. 18
3.2 Bảo quản dầu bơ................................................................................................ 26
Chương 4. MÁY ÉP
4.1 Tổng quan thị trường máy ép
4.1.1 Một số hãng sản xuất thiết bị ép dầu trên thế giới .................................... 28
4.1.2 Các thiết bị ép dầu đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam .......................... 29
4.2 Các nguyên lý ép dầu thực vật
4.2.1 Khái niệm ép .................................................................................................. 30
4.2.2 Các nguyên lý ép dầu thực vật ................................................................... 30
4.2.3 So sánh lựa chọn phương án ép ................................................................... 33
4.3 Cơ sở thiết kế
4.3.1 Sự chuyển động của nguyên liệu trong máy ép ........................................ 33
4.3.2 Sự tạo thành áp lực trong máy ép ................................................................ 34
4.3.3 Thiết kế trục ép ............................................................................................. 34
4.3.4 Tính toán sơ bộ các thông số của đoạn vít đầu ........................................ 36
4.3.5 Tính toán các thông số của từng đoạn vít ................................................. 37
4.3.6 Xác định sự phân bố áp suất trên các đoạn vít ........................................ 38
4.3.7 Tính toán tải trọng tác dụng lên từng đoạn vít .......................................... 40
4.3.8 Tính công suất động cơ ................................................................................. 56
4.3.9 Phân phối tỷ số truyền .................................................................................. 57
4.4 Tính toán thiết kế bộ phận vít tải nạp liệu
4.4.1 Giới thiệu chung về vít tải ............................................................................ 58
4.4.2 Thiết kế bộ phận nạp liệu ............................................................................. 59
4.5 Thiết kế bộ truyền đai thang 60
4.6 Thiết kế mạch điện điều khiển máy 63
Chương 5. MÁY LỌC
5.1 Cơ sở thiết kế
5.1.1 Khái niệm lọc.................................................................................................. 64
5.1.2 Mục đích của quá trình lọc........................................................................... 64
5.1.3 Yêu cầu kỹ thuật dầu bơ................................................................................ 64
5.1.4 Cơ sở vật lý của quá trình lọc ...................................................................... 65
5.1.5 Cơ sở tính toán của quá trình lọc................................................................. 65
5.1.5 Một số thiết bị lọc.......................................................................................... 68
5.1.6 Lý luận chọn phương phương pháp lọc dầu.............................................. 74
5.2 Thực hiện đề tài
5.2.1 Kỹ thuật lọc..................................................................................................... 76
5.2.2 Trình tự tính toán............................................................................................ 77
5.2.3 Các số liệu thực nghiệm và kinh nghiệm sản xuất.................................... 78
5.2.4 Tính toán.......................................................................................................... 78
Chương 6. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO MÁY ÉP
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO MÁY LỌC
PHỤ LỤC
Chương 1. DẪN NHẬP
1.1 Đặt vấn đề
Cây bơ – tên khoa học Persea americana, tên tiếng Anh là Avocado– là một loại cây ăn quả nhiệt đới và cận nhiệt đới,được trồng nhiều ở quốc gia Mêhicô, Mỹ, Colombia, Brazin, New Zealand, …Ở nước ta, cây bơ được trồng rộng rãi tại các tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăc Lăk, Gia Lai …vv. Chỉ riêng ở Đắc Lăk, hiện nay đã có 2.694 ha cây bơ, với sản lượng khoảng 40.000 tấn/năm ( Công Luận, 2006).
Từ trước đến nay, ở Việt Nam quả bơ chỉ được dùng để ăn tươi. Trong khi đó, bơ là loại quả có hàm lượng dầu khá cao ( 3-30% ) và dầu bơ được xác định là tốt cho sức khỏe vì chứa nhiều acid béo không bão hòa và thành phần phytosterol HDL.Mặt khác, các kết quả nghiên cứu còn cho thấy dầu bơ có tác dụng tốt đến da và tóc, do đó, các công ty sản xuất mỹ phẩm đã sử dụng dầu bơ làm thành phần trong nhiều loại kem dương da và tóc, do đó, các công ty sản xuất mỹ phẩm đã sử dụng dầu bơ làm thành phần trong nhiều loại kem dưỡng da và dưỡng tóc.
Nhằm đa dạng hóa các sản phẩm từ trái bơ, chiết xuất nguồn dầu có khả năng sử dụng trong thực phẩm và mỹ phẩm của quả bơ, được sự hướng dẫn của thầy Hồ Viết Bình, khoa Cơ Khí Chế Tạo Máy, trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TPHCM, tôi tiến hành đề tài:
Tìm hiểu công nghệ chiết xuất dầu từ quả bơ, thiết kế máy ÉP, LỌC.
1.2 Mục tiêu và nội dung chính
Tìm hiểu:
- Công nghệ chiết xuất dầu thực vật
- Công nghệ ép, lọc tách dầu
- Cơ cấu máy ép, lọc
- Tính toán thiết kế máy ép, lọc
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu công nghệ, tính toán thiết kế các cụm thiết bị chính của máy ép, lọc trên cơ sở lý thuyết, chưa sản xuất được máy ép, lọc cụ thể.
Chương 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Đại cương dầu mỡ
Dầu mỡ là tên gọi chung cho chất béo hay lipid chiết xuất từ động thực vật. Lipid có đặc tính không hoà tan trong nước, chỉ hoà tan trong các dung môi hữu cơ như: cloroform, benzen, cồn, aceton... (nhưng không phải mọi lipid đều hoà tan như nhau trong tất cả các dung môi nói trên, mà mỗi lipid hoà tan trong dung môi tương ứng của mình, nhờ đặc tính này người ta có thể phân tích riêng từng loại).
Mặt khác, dầu mỡ còn là nguồn cung cấp các acid béo thiết yếu,có vai trò trung gian để chuyên chở các phần tử dinh dưỡng, giúp hòa tan các vitamin A, D, E, K và giúp ruột hấp thụ tốt các vitamin này. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc thiếu dầu mỡ trong thời gian dài sẽ dẫn đến các rối loạn về sinh lí của cơ thể, gây mất cân bằng về vật chất, cuối cùng đưa đến suy nhược cơ thể.
Về mặt cảm quan, dầu mỡ góp phần làm tăng tính ngon miệng.
Trong công nghệ thực phẩm, dầu mỡ được dùng để tạo ra các dạng nhũ tương, tạo cấu trúc mềm dẻo, tạo mùi hương đặc trưng cho thực phẩm hoặc để bảo quản thịt cá, chế biến bánh kẹo, mì ăn liền… Dầu mỡ còn được chế biến thành các sản phẩm trực tiếp làm thức ăn hoặc gia vị như: margarine, mayonnaise…
2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu thực vật ở nước ta hiện nay
Theo Quy hoạch phát triển ngành Dầu thực vật Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2025 đang được Bộ Công Thương xây dựng, trong 5 năm tới sẽ tập trung ưu tiên phát triển vùng nguyên liệu và các dự án trích ly dầu thực vật.
Cũng theo Viện Nghiên cứu Chiến lược chính sách công nghiệp, nhu cầu tiêu thụ dầu thực vật trong tương lai sẽ tăng mạnh. Năm 2010 mức tiêu thụ dự tính 7,3-8,3kg/người/năm, năm 2020 là 16,2-17,4kg/người/năm và năm 2025 dự kiến 18,6-19,9kg/người/ năm.
Muốn chiết xuất dầu thực vật người ta thường dùng 2 phương pháp: ép (phương pháp cơ học) và phương pháp trích ly bằng dung môi (phương pháp hóa học).
* Ép:
Là phương pháp dùng sức ép, ép dầu ra khỏi các tế bào của nguyên liệu. nguyên liệu có thể để lạnh mà ép (ép lạnh) hoặc được hấp nóng trước khi ép (ép nóng).
Các thiết bị ép hay dùng:
- Ép thủy lực
- Ép trục vít
* Trích ly bằng dung môi:
Là quá trình ngâm chiết, làm cho dầu từ nguyên liệu hòa tan và khuếch tán vào dung môi. Các dung môi thường sử dụng là: petrolium ether, diethyl ether, hexan, chloroform… Sau khi trích ly xong, tiền hành chưng cất để tách dung môi ra khỏi dầu.
2.4 Tinh luyện dầu thực vật:
Dầu thô sau khi ép hoặc trích ly đã qua làm sạch sơ bộ như lắng, lọc, li tâm vẫn chưa sử dụng được trong công nghiệp thực phẩm vì nó còn lẫn nhiều tạp chất. Tạp chất có trong dầu có thể là nước, sáp, protit, photphatit, gluxit, các chất gây màu, mùi, các tạp chất vô cơ... Hàm lượng tạp chất phụ thuộc vào phương pháp khai thác (ép hoặc trích ly), chế độ của các quá trình kỹ thuật (nhiệt, ẩm, áp lực..), phương pháp xử lý và thời gian bảo quản dầu thô.
Mặc dầu hàm lượng tạp chất có trong dầu rất ít nhưng nó rất ảnh hưởng đến chất lượng dầu, làm cho dầu có màu mùi xấu, khó bảo quản lâu dài. Ngoài ra, một số tạp chất có tính độc làm hạn chế khả năng sử dụng dầu vào mục đích thực phẩm.
2.6 Thành phần dinh dưỡng của thịt bơ
Thành phần dinh dưỡng của thịt bơ cao hơn so với nhiều loại trái cây khác, nhất là về mặt năng lượng. Năng lượng do thịt quả bơ cung cấp ngang bằng với thịt heo và gấp 2 lần thịt cá (trung tâm Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, 2006).
Các chất dinh dưỡng tập trung ở phần thịt quả - cũng là phần ăn được của quả bơ. Phần vỏ và hạt có giá trị dinh dưỡng thấp, hơn nữa lại chứa độc tố.
Về mặt cảm quan, quả bơ không ngọt, cũng không chua, mà có vị béo. Đó là do trái bơ có hàm lượng chất béo cao: bằng 3-30% khối lượng thịt quả, và chiếm tới 60-70% khối lượng vật chất khô trong thịt quả. Hơn nữa, chất béo này rất dễ tiêu, có thể được hấp thu tới 92,8%. Tuy hàm hàm lượng dầu không nhiều như trong các hạt chứa dầu, nhưng xét trong nhóm trái cây thì bơ thuộc loại trái cây có hàm lượng dầu cao.
2.8 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dầu bơ trên thế giới
Dầu bơ vốn đã được sản xuất từ lâu nhưng bằng phương pháp trích ly bởi dung môi nên chỉ dung trong mỹ phẩm chứ chưa được coi là dầu thực phẩm.
Việc nghiên cứu dầu bơ ở qui mô phòng thí nghiệm bằng phương pháp ép đã sớm được tiến hành vào năm 1934 bởi hai nhà khoa học Eaton và Ball (Mỹ). Năm 1942, Love đã thử nghiệm ép trên máy ép thủy lực những mẫu bơ đã được sấy khô, sau đó dung dung môi để ly trích phần dầu còn lại trong bã (TP Human, 1987).
Năm 1971, Smith (California) đã tiến hành cắt thịt quả bơ ra làm 2, 4 hoặc 8 phần rồi sấy ở 700C để giảm ẩm độ của nguyên liệu xuống còn 10%, thời gian sấy tương ứng là 275, 260, 245 giờ. Kết quả là kích thước 1/8 đã được chọn để tiếp tục nghiên cứu. Sau đó, Smith thử nghiệm 2 phương pháp sấy. Phương pháp A là sấy với nhiệt độ sấy thay đổi: giai đoạn đầu 1100C/4 giờ, giai đoạn giữa 900C/8 giờ và giai đoạn cuối 700C/ 4 giờ. Phương pháp B là sấy ở nhiệt đô không đổi 700C. Phương pháp B cho kết quả tốt hơn vì các mẫu bơ sau sấy có độ dẻo và ít bị hút ẩm hơn.
Chương 3. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT DẦU BƠ
3.1 Qui trình
3.1.1. Nguyên liệu:
Ở nước ta, cây bơ được trồng rộng rãi với sản lượng rất lớn tại các tỉnh như Đồng Nai, Lâm Đồng, Đăc Lăk, Gia Lai…. Các giống bơ ở đây cũng phong phú và chất lượng tốt,hàm lượng chất dinh dưỡng cao. Ta thu mua bơ trái từ các vùng này. Ta mua bơ tươi, sau đó để chín tự nhiên ở nhiệt độ 28oC.
3.1.2. Phân loại:
Chất lượng nguyên liệu là yếu tố đầu tiên quyết định chất lượng sản phẩm. Bởi vậy trước hết cần chọn loại quả đẹp,có giá trị dinh dưỡng cao.
Lựa chọn những quả hoặc phần quả bị dập, bị chín rục sẽ được loại bỏ. Những quả không đủ độ chín có thể lưu lại cho đến khi đạt độ chín mới sử dụng.
Để hiệu suất bóc vỏ cao, khối nguyên liệu phải đồng đều về kích thước do đó cầ̀n phải phân loại trước khi bóc tách vỏ. Người ta thường dùng sàng để phân loại.
3.1.4.Tách vỏ và hạt:
Thành phần chủ yếu của vỏ là xenlulo và hemixenlulo hầu như không chứa dầu hoặc chứa rất ít, hơn nữa vỏ đảm nhiệm chức năng bảo vệ cơ học cho quả nên độ bền của vỏ lớn hơn nhân rất nhiều (nếu để vỏ sẽ gây khó khăn cho quá trình ép). Mặt khác, muốn hiệu suất tách dầu cao, các tế bào nhân cần phải được phá vở triệt để nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do nên phải qua công đoạn nghiền.
3.1.5. Nghiền
Mục đích
- Phá hủy triệt để những tế bào nguyên liệu nhằm giải phóng dầu ra ở dạng tự do. Khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, các tế bào chứa dầu càng được giải phóng.
- Tạo cho nguyên liệu có kích thước thích hợp cho các công đoạn chế biến tiếp theo, khi kích thước các hạt bột nghiền càng nhỏ, chiều dài khuếch tán của nước và thời gian truyền nhiệt vào khối bột nghiền trong quá trình chưng sấy càng ngắn, bề mặt tiếp xúc giữa các phân tử bột nghiền với nước, hơi trực tiếp, hơi gián tiếp càng lớn, do đó hiệu quả của quá trình chưng sấy sẽ tăng lên.
Thực hiện
Cho nguyên liệu vào máy, nghiền thành dạng sền sệt (paste).
Trong khi nghiền, cấu trúc tế bào bị phá hủy nên làm cho bề mặt tự do của nguyên liệu tăng lên rất nhiều tạo ra khả năng tiếp xúc rộng lớn giữa dầu (trên bề mặt hạt nghiền) và oxy, ngoài ra trên bề mặt hạt nghiền còn có sự phát triển mạnh mẽ của các hệ VSV. Điều này làm ảnh hưởng xấu đến quá trình chế biến sau này, do đó, bột sau khi nghiền cần đưa đi chưng sấy ngay. Trong quá trình chế biến còn xảy ra sự biến đổi một số tính chất hóa học, sinh học của nguyên liệu do áp lực nghiền tác động lên nguyên liệu, protit, dầu sẽ bị biến tính do quá trình tạo nhiệt khi nghiền. Các thành phần khác như gluxit cũng bị caramen hóa làm cho dầu có màu sẩm, đồng thời quá trình oxy hóa xảy ra làm cho chất lượng dầu bị ảnh hưởng.
3.1.7. Đông lạnh
Đông lạnh trong tủ đông ở -12oC
3.1.8. Rã đông
Rã đông ở nhiệt độ 28oC
3.1.9. Trộn trấu
- Mục đích
Để thuận tiện cho quá trình ép dầu cũng như tăng thể tích của khối nguyên liệu đem đi ép, người ta trộn thêm các vật liệu giàu silic như: vỏ thóc, vỏ lúa mì, vỏ lúa mạch, vỏ hạt hướng dương…vào nguyên liệu để đem đi ép. Các vật liệu này được gọi là chất độn cho quá trình ép. Ở đây ta chọn trấu (vỏ thóc) vì có hàm lượng silic cao (18-20%), dễ tìm và rẻ.
-Thực hiện
Trộn trấu bằng tay với lượng bằng 25% lượng bơ trước khi ép, trấu này đã được làm sạch trước.
3.1.10. Gia nhiệt
-Mục đích
* Khi gia nhiệt thì một phần nước trong nguyên liệu bốc hơi bay lên nên khối nguyên liệu hơi sệt lại, hàm lượng chất khô tăng lên, làm tăng lực ma sát, dẫn đến hiệu suất thu hồi dầu cao.
* Khi tăng nhiệt độ sẽ phá vỡ hệ nhũ tương giúp dầu thoát ra dễ dàng hơn.
-Thực hiện
Đối với hỗn hợp bơ tươi (dùng cho phương pháp ép bơ tươi sau này), ta gia nhiệt đến 80oC; còn với phương pháp ép bơ sấy khô, cần sấy nguyên liệu ở 65 oC cho tới khi ẩm độ nguyên liệu đạt 20%.
3.1.12 Li tâm:
Phương pháp này dùng để tách dầu nhiều cặn và dùng để tách những cặn có kích thước bé, mà phương pháp lọc chưa thể tách được. Có thể dùng hai loại máy li tâm để tách cặn: li tâm thường (4000 đến 10000 vòng/phút) và li tâm siêu tốc (12500 đến 45000 vòng/phút). Tùy thuộc vào số lượng cũng như đặc điểm của các hạt tạp chất đông tụ trong dầu mà chọn kiểu máy li tâm. Dầu có lượng tạp chất là protein, photphatit nhỏ hơn 0,5 % có thể dùng máy li tâm thường và nhỏ hơn 0,1 % thì dùng máy li tâm siêu tốc.
3.1.13 Xử lý khô dầu:
Khô dầu sau khi ép thường chứa 14 - 16 % dầu (ép thủ công) và 5 - 6 % (nếu ép vít), trong khô dầu còn có nhiều chất dinh dưỡng như protit, gluxit...nên có một số loại nguyên liệu như lạc , đậu nành.. sau khi ép lấy dầu, khô của nó có thể sử dụng làm nước chấm hoặc làm thức ăn gia súc.
Để bảo quản khô dầu nhằm phục vụ cho các mục đích trên, trước tiên cần phải làm nguội khô dầu, việc làm nguội có thể thực hiện bằng cách cho khô dầu tiếp xúc với không khí sau khi ra khỏi máy ép, tránh ủ đống. Đối với khô dầu sản xuất bằng phương pháp thủ công, do có độ ẩm cao nên rất dễ bị mốc nên cần phải xay nhỏ, phơi khô rồi đóng bao bảo quản.
Chương 4. MÁY ÉP
4.1 Tổng quan thị trường máy ép
4.1.1 Một số hãng sản xuất thiết bị ép dầu trên thế giới
*Hãng Sket:
Hãng Sket trước đây thuộc cộng hòa liên bang Đức, là hãng có truyền thống sản xuất các loại máy ép vít dùng sản xuất dầu thực vật. Hãng hiện cho ra nhiều chủng loại máy ép vít dùng sản xuất dầu thực vật. Hãng hiện cho ra nhiều chủng loại và kích cỡ máy ép khác nhau đáp ứng cả công nghiệp ép nguội và công nghệ ép nóng.
* Hãng KRUPP:
Đây là một tập đoàn công nghiệp nặng của Đức, máy ép là một trong các mặt hàng của hãng, bên cạnh đó còn sản xuất các hệ thống tinh luyện dầu cũng như các hệ thống sản xuất grycerine và axit béo và các sản phẩm từ dầu thực vật đáp ứng thị trường tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác. Máy ép của hãng có công suất lớn và ép có gia nhiệt, điển hình như loại EP ép kiệt và ép sơ bộ.
4.1.2 Các thiết bị ép dầu đang sử dụng phổ biến ở Việt Nam
Máy ép dầu ở Việt Nam tập trung phổ biến ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ và TP.Hồ Chí Minh gồm các nhà máy dầu sau:
- Nhà máy dầu Tân Bình(nakydaco): chủ yếu sử dụng các loại máy ETP2.2 và ETP20.3 (hãng SKET)
- Nhà máy dầu Tường An: chủ yếu sử dụng máy EPE và ETP 20.3(hãng SKET).
- Nhà máy dầu Golden Hope( Nhà Bè):chủ yếu nhập khẩu và tinh luyện dầu cọ
Ngoài các nhà máy dầu kể trên còn có một số nhà máy sản xuất dầu thực vật khác như: Nhà máy dầu Tây Ninh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh…vv.
Tất cả các máy đang sử dụng đều có công suất lớn và theo công nghệ ép có gia nhiệt. Bên cạnh đó các đơn vị sản xuất dầu tư nhân chủ yếu dùng máy ép nông cơ theo công nghệ ép nguội và ép từ 3-4 lần để đạt được độ kiệt từ 9-15%.
Các máy ép dầu của hãng SKET được nhập từ CHDC Đức vào những năm 1980-1990.
4.2 Các nguyên lý ép dầu thực vật
4.2.1 Khái niệm ép
Ép là quá trình tác động lực cơ học lên vật liệu bị biến dạng nhằm mục đích:
- Phân chia pha lỏng rắn trong vật liệu .
- Định hình, Biến dạng vật liệu
4.2.2 Các nguyên lý ép dầu thực vật
Nguyên lý chung của các loại máy ép dầu thực vật: các cơ cấu chính hoạt động nhằm tạo ra áp lực để tách pha lỏng và pha rắn trong vật liệu.
a. Máy ép dầu liên tục :
Đặc trưng là máy ép trục vít dùng chuyển động quay của trục vít kết hợp với buông ép tạo áp lực để tách pha lỏng và pha rắn trong vật liệu
Máy ép trục vít có thể sử dụng cho nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Bộ phận làm việc chính của máy là trục vít có bước vít nhỏ dầu hay đường kính trục lớn dần quay trong xi lanh nằm ngang. Nguyên liệu ép khi di chuyển theo trục ép chịu áp suất tăng dần. sự ép xảy ra do khe hở giữa xi lanh và bước vít giảm dần.
b. Máy ép dùng thủy lực:
Nguyên liệu được đưa vào buồng ép, nhờ chuyển động lên xuống của pittong tạo ra áp lực trong buồng, dầu chảy ra ngoài qua các khe hẹp.
4.2.3 So sánh lựa chọn phương án ép
Từ nguyên lý hoạt động của ba dạng máy ép trên ta thấy rằng: máy ép thủy lực và máy ép sử dụng cơ cấu vít me đai ốc có nguyên lý đơn giản, dễ chế tạo nhưng lại cho năng suất thấp. Trong khi đó máy ép liên tục sử dụng trục vít cho năng suất cao phù hợp với yêu cầu thiết kế do đó ta chọn máy ép trục vít làm phương án thiết kế.
4.3 Cơ sở thiết kế
4.3.1 Sự chuyển động của nguyên liệu trong máy ép
Khi máy làm việc, trục vít quay làm cho bề mặt các gân vít tác động lên nguyên liệu, đẩy chúng dịch chuyển dọc theo một bên là bề mặt gân vít, một bên là phía trong lòng ép nghĩa là đi theo quanh trục. Vậy quĩ đạo chuyển động của chúng là hình xoáy trôn ốc. Nhưng cuối trục có bố trí bộ phận điều chỉnh ra khô nên nguyên liệu không thể dịch chuyển tự do mà bị ép nén lại. Lực ma sát lớn giữa nguyên liệu với mặt trong của lòng ép và gân vít xuất hiện. Mặt khác nguyên liệu còn bị giữ lại bởi các lực cản của các bulong lắp trên các thanh đỡ. Chính nhờ những trở lực này làm cho nguyên liệu vừa tiến về phía trước, vừa xoay tròn. Tại những chỗ gân vít đứt đoạn nguyên liệu chuyển động rối loạn, nhưng khi vượt qua những đoạn này, đường chuyển động lại ổn định trở lại. Như vậy, nguyên liệu nằm giữa thành lòng ép với bề mặt gân vít chuyển động liên tục kể từ khi vào cho đến khi ra. Trên đường chuyển động bột bơ luôn được xáo trộn. Khi qua cửa ra khô, bột bị nén thêm làm cho khối bột sít hơn.
4.3.2 Sự tạo thành áp lực trong máy ép
Áp lực trong máy ép được tạo thành do sự nén nguyên liệu và sức phản kháng của nguyên liệu. Áp lực này lớn hay bé phụ thuộc vào cấu tạo của lòng ép, trục vít và đặc tính cơ lý của bột ép. Do tiết diện vành khăn ở cửa ra khô bé hơn tất cả các điểm trong lòng ép, lại do trục vít có sự thay đổi bước vít, đường kính và sự thay đổi đường kính lòng ép, nghĩa là dung tích của bước vít trước bé hơn dung tích của bước vít sau theo chiều chuyển động của nguyên liệu, cho nên muốn tiếp nhận nguyên liệu của đoạn sau chuyển tới phải xảy ra sự nén do đó áp lực được hình thành.
4.3.4 Tính toán sơ bộ các thông số của đoạn vít đầu:
Theo công thức (30-1), [1]:
Q = 47D2tnρKη (1)
Trong đó:
Q: năng suất máy ép vít, Q = 250 kg/h
D: đường kính ngoài của đoạn vít a (m)
t: bước vít (m), t = (0,8 ÷ 1)D, chọn t = D
n: số vòng quay của trục vít (v/ph), chọn n =8 v/ph
ρ: khối lượng riêng của vật liệu (kg/m3), ρ = 920 kg/m3
4.3.5 Tính toán các thông số của từng đoạn vít
a. Cơ sở tính toán:
Lựa chọn các thông số của từng đoạn vít dựa trên cơ sở thiết kế đã nêu ở trên nghĩa là lựa chọn sao cho sự thay đổi thể tích ở đầu vào và ra không quá đột ngột giảm dần trên khoảng từ 10,4.10
Lựa chọn bước tiêu chuẩn cho từng đoạn vít:
t1= 152 mm
t2= 144 mm
t3= 128 mm
t4= 112 mm
t5 = 104 mm
t6= 96 mm
t7= 80 mm
4.3.7 Tính toán tải trọng tác dụng lên từng đoạn vít
a. Lý thuyết tính toán:
Vít ép có bề mặt xoắn ốc theo toàn bộ chiều dài, đồng thời bước của đường xoắn ốc thường là một đại lượng không đổi, chỉ trong một vài vít ép có khoang xoắn ốc ở lỗ nạp.
Để thực hiện tải trọng tác dụng, ta xét sự làm việc của vít ép 2 ổ tựa có bước của đường xoắn ốc không đổi. Năng suất của máy ép và áp suất ép lớn nhất đã biết.giả thiết sự phân bố áp suất theo chiều dài vít ép có thể coi như biến đổi theo quy luật tăng dần đều từ 0 đến áp suất làm việc, áp suất này xác định bằng các số liệu thực nghiệm. Để thể hiện tải trọng tác dụng ta hãy nghiên cứu tải trọng tác dụng lên vít ép khi nó làm việc. Ta có các ký hiệu sau:
Pmax: áp suất pháp tuyến lớn nhất trên bề mặt vít.
PN: áp suất pháp tuyến thay đổi theo chiều dài guồng xoắn.
Px: áp suất chiều trục.
Pr: áp suất vuông góc với bán kính, ngược với chiều quay.
Py: áp suất thành phần theo trục y.
Pz: áp suất thành phần theo trục z.
q: cường độ của tải trọng liên tục.
β: góc nâng của đường vít.
R2: bán kính trong của vít ép
R1: bán kính ngoài của vít ép
Theo A.IA. XOKOLOV, bằng những nghiên cứu thực nghiệm, người ta xác định được rằng định luật phân bố áp suất trong lòng ép ứng với đoạn vít gần giống với luật phân bố tuyến tính, áp suất phân bố đều theo bán kính. Áp lực trong lòng ép được phân bố cho từng đoạn vít không đồng đều vì các áp lực ở các đoạn vít cuối phải lớn hơn rất nhiều để có thể ép kiệt được số dầu còn lại trong nguyên liệu.
Từ các công thức trên ta tính được các lực tác dụng lên các chi tiết trong máy ép trục vít.
b. Tải trọng tác dụng lên từng đoạn vít:
Tải trọng tác dụng lên đoạn vít thứ nhất:
P1min = 0 kg/cm2
P1max = 5 kg/cm2
t1 = 15,2 cm
R11 = 4 cm
R12 = 7,75 cm
Tải trọng tác dụng lên đoạn vít thứ hai:
P1min = 5 kg/cm2
P1max = 7 kg/cm2
t1 = 14,4 cm
R11 = 4,5 cm
R12 = 7,75 cm
β1 = 22
Tải trọng tác dụng lên đoạn vít thứ 4:
P4min = 10 kg/cm2
P4max = 15 kg/cm2
t4 = 11,2 cm
R41 = 7,75 cm
R42 = 5,5 cm
β4 = 15
4.3.8 Tính công suất động cơ :
Theo sách Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm, A.Ia.Xokolov, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật: Cơ cấu trục vít đẩy trong quá trình ép có thể coi là cặp vòng vít có ren hình chữ nhật, trong đó thì vít đẩy là vật thể rắn,còn khối nguyên liệu vận chuyển trong nó là ²đai ốc dẻo².
Nếu như về phía trục vít đặt một lực tác dụng Q, theo quy ước nó tác dụng tiếp tuyến với vòng tròn có đường kính trung bình (dtb) của cặp vòng vít trục vít - ²đai ốc dẻo², thì công của lực đó sẽ được dùng cho công có ích để: cấp nguyên liệu, ép nguyên liệu và cho công ma sát.
Công lực động sau một vòng quay của trục vít:
W0 = W1 + W2 + W3 (N.m/vòng)
Trong đó:
- W1: công dùng cho cung cấp nguyên liệu, (theo công thức XV-27
W1 = P1.S1 (N.m/vòng) (4.5)
Ở đây ta chọn động cơ ký hiệu AOл2_42_6 , công suất động cơ Nct= 4 kw, có số vòng quay n = 960 vg/ph
4.4 Tính toán thiết kế bộ phận vít tải nạp liệu
4.4.1 Giới thiệu chung về vít tải
Vít tải dùng để vận chuyển các loại vật liệu khác nhau. Trong công nghiệp và sản xuất chăn nuôi các loại hạt, củ, thức ăn hỗn hợp , vv… và nhiều loại sản phẩm khác trong công nghiệp. Vít tải có thể vận chuyển theo các phương thẳng đứng, nằm ngang và nghiêng.
Vít tải là loại máy vận chuyển liên tục không có bộ phận kéo. Bộ phận làm việc của máy là cánh xoắn vít chuyển động quay trong máng vít bằng kim loại hoặc bằng gỗ mà phía dưới máng có tiết diện tròn. Khi vít xoắn quay vật liệu di chuyển trong vỏ. Vật liệu di chuyển không bám vào cánh xoắn là nhờ trọng lượng của nó và lực ma sát giữa vật liệu và vỏ máng. Do đó vật liệu chuyển động trong máng theo nguyên lý truyền động vít đai ốc. Vít tải có thể có một cánh hoặc nhiều cánh xoắn, với nhiều cánh xoắn vật liệu chuyển động êm hơn. Chất tải cho vít qua lỗ trên nắp máng, còn dỡ tải qua lỗ phía dưới của ống.
Các ưu điểm của vít tải: vật liệu vận chuyển trong máng kín, có thể nhận và dỡ tải ở trạm trung gian, không tổn thất rơi vãi vật liệu, an toàn khi làm việc và sử dụng, rất thuận lợi cho việc vận chuyển vật liệu nóng và độc hại.
Các nhược điểm của vít tải nghiền nát một phần vật liệu vận chuyển, chóng mòn cánh xoắn và máng khi vận chuyển vật liệu cứng và sắc cạnh, tổn thất năng lượng lớn.
4.4.2 Thiết kế bộ phận nạp liệu
a. Thiết kế trục vít
Các thông số chính:
Vận tốc vít nạp: n = 20 (v/p)
Áp suất do vít nạp tao ra với vật liệu P = 5 kg/
Năng suất của vít Q = 10,4.10m/s
Xác định các thông số của vít nạp:
Chọn:
Bước vít t = 150 mm
Thể tích của vít nạp: V = K.(R1- R)t.n/60
K= 0,55: hệ số nạp liệu
Các kích thước của vít nạp là:
Bán kính trong cánh vít R= 15 mm
Bán kính ngoài cánh vít R= 30 mm
Bước vít t = 150
Góc nâng vít 35
Với kích thước được chọn như trên ta có được thể tích của thùng trộn là V = 0,076 m. Vậy khối lượng nguyên liệu đưa vào thùng cho một lần nạp là:
m = V.y (kg)
Trong đó: V: thể tích thùng nạp liệu, V = 0,076m
y: khối lượng riêng của bơ, y = 920 kg/m
m = 0,076.920 = 70 kg
4.5 Thiết kế bộ truyền đai thang
Chọn bộ truyền đai hình thang .
Chọn loại đai:
Giả sử vận tốc của đai V > 5 m/s, có thể dùng đai loại O hoặc A
Tiết diện đai : O A
Kích thước tiết diện đai: a x h (mm) (bảng 5-11, [3]) 10 x6 13 x 8
Diện tích tiết diện đai F (mm2) 47 81
4.6 Thiết kế mạch điện điều khiển máy
Các nút nhấn S1, S2 điều khiển đóng mở động cơ làm quay trục ép, các nút nhấn S3, S4 điều khiển đóng mở động cơ làm quay vít tải.
Chương 5. MÁY LỌC
5.1 Cơ sở thiết kế
5.1.1 Khái niệm lọc
Trong công nghiệp hóa chất và thực phẩm, lọc đóng vai trò quan trọng, vì qua lọc người ta có thể phân riêng huyền phù ở bất cứ dạng nào,với nồng độ nào để thành nước trong và bã. Việc phân riêng huyền phù bằng phương pháp lọc nhanh và triệt để, đặc biệt đối với những huyền phù loãng có nồng độ pha rắn dưới 5%, các hạt rắn có kích thước bé hoặc các hạt nhỏ không kết tủa, không có khả năng lắng, thì chỉ có phương pháp lọc mới tách được. Ngoài ra, lọc còn có ưu điểm là quá trình xảy ra nhanh và triệt để hơn lắng, độ ẩm trong bã thấp.
Theo tính chất chung của phương pháp lọc, người ta định nghĩa về lọc như sau: Lọc là quá trình tách hỗn hợp rắn – lỏng (huyền phù) thành nước trong và bã nhờ lớp vách ngăn.
5.1.2 Mục đích của quá trình lọc
Dầu thoát ra sau khi ép, mặc dù đã qua lớp lưới lọc nhưng vẫn còn nhiều tạp chất, chủ yếu là các mảnh nguyên liệu. Do đó, để bảo quản dầu được lâu hơn cần phải tiến hành lọc.
5.1.3 Yêu cầu kỹ thuật dầu bơ
Sau khi lọc, chất lượng dầu bơ phải thỏa các chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu cảm quan:
* Màu xanh hơi vàng
* Mùi thơm tự nhiên
* Độ trong trong suốt
- Chỉ tiêu vật lý:
* Hàm lượng cặn cơ học <= 0,3 %
* Tạp chất <= 0,05%
- Chỉ tiêu hóa học:
* Chỉ số axit <= 5mg KOH
* Hàm lượng axít béo tự do (%FFA) < 0,5%
* Chỉ số peroxyt < 10 meq/kg
5.1.4 Cơ sở vật lý của quá trình lọc
Quá trình lọc được thể hiện qua diễn biến phức tạp của dòng chảy trong môi trường xốp. Nhờ động lực (trọng lực, áp lực hoặc chân không) mà chất lỏng đi qua lớp vách ngăn và tạo ra lớp bã. Sự hình thành lớp bã có độ xốp nhiều hay ít phụ thuộc vào kích cỡ và cấu tạo hạt rắn và nó trở thành lớp vách ngăn thứ hai. Vì vậy, lớp vách ngăn chung cho quá trình lọc không chỉ có lớp vách ngăn mà còn lớp bã.
5.1.5 Một số thiết bị lọc
Thiết bị dùng để phân chia các hệ không đồng nhất bằng phương pháp lọc qua lớp ngăn (vải, lưới kim loại, cactông, gốm xốp, lớp cát mịn, điatomit...) được gọi là máy lọc.
Theo nguyên tắc tác động của các máy lọc, người ta chia ra làm hai loại: tác động tuần hoàn và tác động liên tục. Các máy lọc có thể phân loại theo áp suất được chia ra các loại sau: lọc theo phương pháp trọng lực, máy lọc hoạt động dưới áp suất của cột chất lỏng, máy lọc chân không và máy lọc ép.
Các máy lọc hoạt động dưới áp suất của cột chất lỏng, lọc theo phương pháp trọng lực (có lớp hạt mịn, lọc bằng màng mỏng, lọc túi, bể lọc); các máy lọc dưới chân không (lọc hút) đều thuộc loại máy lọc có tác dụng tuần hoàn.
Các máy lọc làm việc dưới chân không (thiết bị lọc hình trống, thiết bị lọc kiểu đĩa, kiểu băng tải) thuộc loại máy lọc có tác dụng liên tục.
Với nguyên liệu dầu thô sau khi ép, để làm trong dầu, thì có rất nhiều phương pháp để thực hiện quá trình đó. Sau đây giới thiệu một số thiết bị thực hiện quá trình lọc như:
5.1.6 Lý luận chọn phương phương pháp lọc dầu
a. Yêu cầu cơ bản đối với máy lọc
Đối với máy lọc khi thiết kế chế tạo và sử dụng chúng, ngoài những yêu cầu chung ( độ cứng, độ bền) còn phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao
- Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máy
- Khả năng thực hiện quá trình công nghệ tiên tiến
- Tính công nghệ của máy và thiết bị tức là sự tương hợp của kết cấu của chúng và phương pháp chế tạo tối ưu theo quy mô sản xuất với mọi cách tiết kiệm vật liệu.
- Sự thống nhất hóa và tiêu chuẩn hóa các chi tiết máy và cụm máy, mức sử dụng rộng tối đa của các chi tiết và sản phẩm đã được tiêu chuẩn hóa, điều đó nâng cao tính hàng loạt và tính công nghệ của máy.
- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo máy để giảm khối lượng vật liệu máy.
b. Chọn phương án
Nhằm bảo đảm tính đồng bộ, liên tục của hệ thống máy trong dây chuyền sản xuất dầu bơ, các máy móc trong hệ thống phải có sự cân đối về năng suất, không bị ùn tắc, gián đoạn nhịp sản xuất. (Để tạo ra dầu bơ đáp ứng đúng theo yêu cầu cho công đoạn tiếp theo: li tâm, xử lý sơ bộ, và có thể là tinh luyện dầu bơ).
Năng suất yêu cầu của hệ thống máy là phải có năng suất bằng với năng suất theo yêu cầu (2 tấn nguyên liệu/ngày).
5.2 Thực hiện đề tài
5.2.1 Kỹ thuật lọc
Quá trình lọc được tiến hành theo 2 bước sau:
* Bước 1: Ép để tách dịch cốt (dịch dầu) ra khỏi huyền phù
* Bước 2: Rửa bã để làm sạch vải lọc
Đầu tiên, ta xếp khung, bản (với vải lọc được lồng vào bản) lên thanh đỡ nằm ngang. Ta tiến hành ép chặt các khung, bản bằng cách vặn trục vít. Khi các khung, bản đã đúng vị trí, ta bơm huyền phù vào. Lúc bơm vào máy, các van xả dịch được mở rất nhỏ để không khí thoát ra ngoài. Sau khi dịch huyền phù đã vào đều trong các khoảng không gian tạo bởi khung và vải lọc thì áp lực được tăng lên từ đến 1,5at. Tiếp đó ta tháo dịch ở mức vừa phải (nếu ta tháo dịch quá nhanh thì dầu ra sẽ bị vẫn đục). Có thể dừng một vài bản và kiểm tra quá trình (khi thấy nước lọc chảy ra qua van của bản bị đục thì ta đóng van của bản đó lại).
5.2.2 Trình tự tính toán
- Chọn sơ bộ kích thước khung, bản và số lượng khung bản
- Tìm phương trình lọc
- Chọn phương thức rửa bã, thời gian rửa bã
- Tính số chu kỳ lọc trong một ngày (8 giờ)
- Tính thể tích nước lọc, từ đó kiểm chứng lại diện tích bề mặt lọc S
- Chọn kích thước khung và bản, tính số lượng khung bản
- Bố trí kết cấu thiết bị
- Chọn máy bơm với công suất cần thiết
- Thiết kế chi tiết các bộ phận
Khi xem xét các trạng thái chịu lực của thanh đỡ ngang thì chúng ta dễ dàng nhận ra thanh sẽ chịu lực lớn nhất (uốn và xoắn) khi huyền phù được bơm đầy vào bộ khung bản. Như vậy chúng ta sẽ đi tính toán cho thân máy khi nó ở trạng thái chịu uốn, xoắn này.
Chúng ta đã có trọng lượng của các bộ phận:
- Bộ lắp ghép khung bản là 3950 N (tính bằng phần mềm Pro-egineer)
- Trọng lượng của thanh là tương đối nhỏ, ta sẽ bù lại trong phần tính moment quán tính.
Khi làm việc, máy còn chịu thêm tải trọng của huyền phù: 0,08.914 = 73kg; với khả năng chứa của bộ khung bản là 0,08 m3 (dùng phần mềm Pro-egineer)
Vật liệu làm thanh là thép C35 thường hóa.
Trên hình vẽ có 2 thanh ngang, khoảng cách giữa 2 thanh là 400mm, vậy 2 thanh chịu sức nặng của bộ khung bản và huyền phù = 3950 + 730 = 4 680 N
=> mỗi thanh chịu:
Lực xoắn và uốn: Q = 4680/2 = 2 340 N
Moment xoắn: Mz = 2340.400/2 = 468000 N.mm = 468N.m
Moment tại O:
MO = 350.NA = 350.1520 = 532 000 N.mm = 532 N.m
5. Chân đứng (thân máy)
Khung máy có 4 thanh đứng chống đỡ máy, được bố trí thành 4 góc (như hình chữ nhật), kích thước: 1000 x 500 mm
Do tải trọng chủ yếu là do bộ khung bản và huyền phù và cũng để tiện tính toán, ta xác định vị trí tải W như hình. Hai thanh ở vị trí cách điểm đặt W 650 mm chịu uốn lớn nhất, ta chọn thanh đứng này để kiểm tra bền.
6. Thùng cấp liệu
Yêu cầu đối với thùng cấp huyền phù:
- Với lượng huyền phù cho một chu kỳ lọc 0,73 m3 = 730 lít.
- Vật liệu chế tạo là thép không gỉ.
Với các yêu cầu trên, ta chọn thùng cấp liệu là bồn inox chứa nước Dapha, dung tích 1000 lít, dạng hình trụ nằm ngang, vật liệu chế tạo là INOX SUS 304 Nippon Steel Nhật Bản.
Chương 6. KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
2.1 Kết luận
Sau hơn 2 tháng thực hiện đề tài, với sự hướng dẫn tận tình của thầy Bình và sự cố gắng nỗ lực của nhóm đề tài tốt nghiệp đã hoàn thành. Như mục tiêu ban dầu, đề tài tập trung vào các vấn đề sau:
- Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất dầu bơ
- Thiết kế máy ép trục vít năng suất 2 tấn/ngày (8 giờ)
- Thiết kế máy lọc với năng suất 2 tấn/ngày (8 giờ)
2.2 Đề nghị
Vì đây là lần đầu tiên làm đề tài về nghiên cứu, thiết kế một qui trình sản xuất nên còn nhiều yếu tố liên quan đến công nghệ và tính toán chưa được đề cập đến đầy đủ.
Phương pháp nghiên cứu chưa thật hoàn chỉnh, cần nghiên cứu bổ sung, chú ý đến các yếu tố về sức bền, độ bền mỏi và dao động của trục. Sự thay đổi cơ tính của nguyên liệu trong quá trình di chuyển trong lòng ép cũng là vấn đề cần nghiên cứu kỹ.
Tìm hiểu hết tất cả các thiết bị của toàn bộ qui trình để ứng dụng vào thực tế.
Chúng em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy Hồ Viết Bình, quý thầy cô khoa cơ khí chế tạo máy và các bạn sinh viên lớp 09303 đã giúp đỡ và tạo điều kiện để hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. TÀI LIỆU THAM KHẢO MÁY ÉP
1. Các máy gia công vật liệu rắn và dẻo, tập 2, Hồ Lê Viên, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
2. Cơ sở thiết kế máy sản xuất thực phẩm, A.Ia.Xokolov, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
3.Nguyên lý máy, Đinh Gia Tường - Nguyễn Xuân Lạc - Trần Doãn Tiến. Nhà xuất bản Đại Học & THCN - Hà Nội 1970
4. Chi tiết máy tập 1&2, NguyễnTrọng Hiệp - Nhà xuất bản Đại Học & THCN - Hà Nội 1969
5. Kỹ thuật ép dầu và chế biến dầu mỡ thực phẩm, Nguyễn Quang Lộc-Lê Văn Thạch- Nguyễn Nam Vinh, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
6. Sức bền vật liệu tập 1 & 2, Lê Viết Giảng - Thái Thế Hùng
7.Cơ sở dung sai và đo lường trong chế tạo máy, Hồ Đắc Thọ - Ninh Đức Tốn Nhà xuất bản Đại Học & THCN - Hà
8. Chế biến hạt dầu, V.P.KITRIGIN, Nhà xuất bản nông nghiệp.
9. Tính toán và thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1,tập 2, Trịnh Chất- Lê Văn Uyển.
B. TÀI LIỆU THAM KHẢO MÁY LỌC
1. Nguyễn Xuân Phương - Nguyễn Văn Thoa, Cơ sở lý thuyết và kỹ thuật sản xuất thực phẩm, NXB Giáo dục, 2006
2. Nguyễn Văn Lục - Hoàng Minh Nam, Quá trình và thiết bị công nghệ hóa học và thực phẩm: Bài tập các quá trình cơ học, NXB Đại học Quốc gia, 2004
3. Nguyễn Văn Lụa, Quá trình và thiết bị công nghệ hoá học và thực phẩm - Tập 1: Các quá trình và thiết bị cơ học.Quyển 1: Khuấy - lắng lọc,NXB Đại học Quốc Gia, 2005
4. Trần Xoa - Nguyễn Trọng Khuông, Sổ tay quá trình và thiết bị công nghệ hóa chất - Tập 1 : Cơ sờ lý thuyết, phương pháp tính toán, tra cứu số liệu và thiết bị , NXB Khoa học và kỹ thuật, 2006
5. Nguyễn Bin, Các quá trình, thiết bị trong công nghệ hóa chất và thực phẩm - Tập 2: Phần riêng hệ không đồng nhất, khuấy trộn, đập, nghiền, sàng / NXB Khoa học và kỹ thuật, 2007
6. Phạm Thị Thanh Tâm, Thủy khí kỹ thuật và máy bơm,NXB Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật tp.HCM, 2006
7. Lê Xuân Hòa, Kỹ thuật nhiệt, NXB Đại học sư phạm kỹ thuật tp.HCM, 2008
8. Tài liệu nghiên cứu Xác định một số thông số kỹ thuật trong quá trình chiết xuất dầu từ quả bơ bằng phương phép ép, Đại học Nông Lâm, 2006
9. Lê Xuân Hòa, Giáo trình Bơm quạt máy nén, NXB Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật tp.HCM, 2004
10. Nguyễn Thành Trí, Hệ thống thủy lực trên máy công nghiệp, NXB Đà Nẵng, 2006.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"