ĐỒ ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA XE Ô TÔ DU LỊCH

Mã đồ án OTTN000000114
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ cầu nâng Rotary, bản vẽ mặt bằng trung tâm, bản vẽ phương án thiết kế trung tâm, bản vẽ  quy trình công nghệ bảo dưỡng, bản vẽ quy trình công nghệ sơn…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA XE Ô TÔ DU LỊCH.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.. 3

Chương 1: PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA  CHỮA   4

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe. 4

1.1.1 Các yếu tố khách quan. 4

1.1.2. Các yếu tố chủ quan. 5

1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 6

Chương 2. : PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA.. 10

2.1. Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa. 10

2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ. 10

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG TRUNG TÂM.. 15

3.1. Tính toán công nghệ. 15

3.1.1. Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ. 15

3.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 16

3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trung tâm.. 17

3.1.4  Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 21

3.1.5  Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm.. 22

3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa. 27

3.2 Quy hoạch mặt bằng trung tâm.. 35

3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trung tâm.. 35

3.2.2 Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trung tâm.. 36

Chương 4: HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ 42

4.1. Một số quy định trong trung tâm.. 42

4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị 42

4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén. 42

4.1.3. Quy định về phòng cháy. 42

4.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trung tâm.. 43

4.2.1. Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10. 43

4.2.2. Máy cân bằng lốp Heshbon. 48

4.2.3. Máy tháo lốp Corghi A2000. 51

KẾT LUẬN.. 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 57


MỞ ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển, hiện nay nhiều loại xe hiện đại đã và đang được nhập khẩu hoặc lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu và địa hình của Việt Nam. Ở nước ta chủ yếu là khai thác, sử dụng các thế hệ xe sản xuất tại nước ngoài hoặc lắp ráp ở các nhà máy ngay trong nước với nhiều chủng loại khác nhau. Hầu hết các hãng xe lớn trên thế giới như FORD, TOYOTA, HYUNDAI, AUDI,…đều đã có mặt tại thị trường ô tô của Việt Nam với hình thức liên doanh mở nhà máy lắp ráp hoặc đại lý bán hàng.

Cùng với việc mở các đại lý bán sản phẩm thì việc xây dựng các trung tâm bảo hành bảo dưỡng xe cũng đang phát triển và dần hoàn thiện theo tiêu chuẩn của từng hãng xe. Trong đó, hãng xe Ford tại thị trường Việt Nam là một trong những hãng xe dẫn đầu về số lượng xe lưu hành và số lượng xe bán ra hàng năm. Với số lượng xe lưu hành lớn như thế Ford Việt Nam đang thúc đẩy phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa cho các dòng xe của Ford trên toàn quốc.

Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn. Trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó, đề tài đi sâu vào giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Phân tích xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Chương 2: Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ

Chương 3: Tính toán công nghệ và quy hoạch mặt bằng

Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị.

Chương 1

PHÂN TÍCH XÁC ĐỊNH NHU CẦU BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA

1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng xe

 Trong quá trình sử dụng có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của xe. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ quy định kỹ thuật còn xét đến các yếu tố khách quan tác động đến.

1.1.1 Các yếu tố khách quan

a- Ảnh hưởng của độ ẩm không khí

Nước ta là nước thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn, sẽ gây han gỉ kim loại do ăn mòn điện hóa, đồng thời khi hơi nước lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất bôi trơn. Hơi nước đọng lại trên các vật liệu phi kim loại như gỗ, cao su, da,….gây nên nấm mốc làm thay đổi tính chất cơ lý như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. đẩy nhanh quá trình lão hóa vật liệu.

Độ ẩm lớn làm cho hơi nước lọt vào các bề mặt làm việc của các mối ghép động, gây ra hao mòn nhanh, giảm tuổi thọ của chi tiết.

b- Ảnh hưởng của điều kiện nhiệt độ

Khi nhiệt độ ngoài trười cao thì hiệu suất làm mát động cơ và các cụm máy như : ly hợp, hộp số, bộ phận treo,… sẽ bị giảm rất nhiều, dẫn đến công suất động cơ, hiệu suất truyền lực của các cụm giảm, lượng tiêu hao nhiên liệu, dầu mỡ bôi trơn tăng lên và khả năng làm mát giảm. Nhiệt độ cao làm cho các chi tiết bằng vật liệu cao su như bánh xe, bánh tỳ, dây đai nhanh bị già hóa.

c- Ảnh hưởng của điều kiện đường sá

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết.

Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá xấu như: đường có mấp mô

lớn, trơn lầy nhiều, nhất là trong điều kiện đồi núi, sẽ dẫn đến khả năng thông qua của xe giảm; động cơ, hệ thống truyền lực và bộ phận treo, vận hành liên tục trong điều kiện làm việc nặng nhọc, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng, độ tin cậy làm việc cũng như tính năng và tuổi thọ của các cụm, cơ cấu, các hệ thống và toàn xe.

1.1.2. Các yếu tố chủ quan

a- Ảnh hưởng của chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa

          Bảo dưỡng kỹ thuật là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ quản lý kỹ thuật nhằm duy trì trạng thái tốt của xe và kéo dài tuổi thọ của xe.

          Thông qua chẩn đoán kỹ thuật sẽ phát hiện kịp thời và dự đoán trước các hư hỏng để bảo dưỡng – sửa chữa. Thường xuyên tiến hành các công việc kiểm tra, điều chỉnh, siết chặt, bôi trơn, vệ sinh ngoài,…

          Qua thực nghiệm, theo dõi thống kê số liệu, người ta rút ra một số kết luận như sau:

          + Nếu góc đánh lửa sớm không đúng tiêu chuẩn (sớm quá hoặc muộn quá) thì tiêu hao nhiên liệu tăng (10 - 15)%, công suất động cơ giảm 10%.

          + Nếu góc đặt bánh xe dẫn hướng sai làm tăng độ mòn của lốp và tiêu hao nhiên liệu tăng 10%.

          + Khi áp suất lốp giảm 20% thì tuổi thọ của lốp sẽ giảm 25%.

          + Khe hở giữa má phanh và tang trống tăng từ 0,5mm đến 1mm thì quãng đường phanh tăng 20%.

          Điều đó nói lên chất lượng của công tác bảo dưỡng – sửa chữa ảnh hưởng rất nhiều đến quãng đường xe chạy sau khi bảo dưỡng – sửa chữa. Vì vậy, việc nâng cao trình độ kỹ thuật của kỹ thuật viên bảo dưỡng – sửa chữa có tác động lớn đến việc nâng cao tuổi thọ sử dụng của ô tô.

b- Ảnh hưởng của kỹ thuật lái xe

          Hầu hết thời gian sử dụng xe là do người lái xe làm chủ, vì vậy tuổi thọ của xe phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm, trình độ kỹ thuật điều khiển xe của người lái xe.

1.2 Nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

          Đất nước ta dang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại thì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đang được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trong nước. Ở Việt Nam, hiện có trên 1,6 triệu xe ôtô đang lưu hành, trong đó có khoảng 40% là các loại xe từ 9 chỗ ngồi trở xuống, cùng với đó là lượng ôtô mới được đưa vào sử dụng hàng năm tăng từ (15 – 20)%.

          Gia nhập ngành công nghiệp ôtô của Việt Nam từ năm 1995, với tổng vốn đầu tư của Ford Việt Nam là 102 triệu USD , trong đó Ford Motor dóng góp 75% số vốn và công ty Diesel Sông Công Việt Nam có 25% vốn góp. Đây là liên doanh ôtô có vốn đầu tư lớn nhất và cũng là một trong những dự án đầu tư lớn nhất của Mỹ tại Việt Nam. Ford Việt Nam đã và đang phát triển cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Ford Việt Nam luôn là một trong những nhà sản xuất ôtô có mức tăng trưởng nhanh nhất trên thị trường Việt Nam, hiện tại thì đã nằm trong nhóm 3 thương hiệu ôtô dẫn đầu thị trường với 7,4% thị phần toàn ngành tính đến hết tháng 11 năm 2013. Từ đó, ta có thể nhận thấy các dòng xe của Ford đã và đang khẳng định được chất lượng, tạo dựng được niềm tin đối với khách hàng Việt Nam, chỉ tính riêng trên địa bàn Hà Nội đã có trên 40000 xe Ford các loại đang lưu hành.

Ford Việt Nam luôn khẳng định kế hoạch tiếp tục mở rộng mạng lưới đại lý trên toàn quốc để mang những dịch vụ khách hàng đẳng cấp thế giới tới người tiêu dùng Việt Nam. Cùng với sự phát triển đại lý, để tăng tính tiện ích cũng như cam kết song hành với khách hàng, nhất là dịch vụ sau bán hàng, Ford Việt Nam đã và đang phát triển hệ thống các trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền trên toàn quốc với quy trình dịch vụ Quality Care hiện đại với mạng lưới cung cấp phụ tùng tiêu chuẩn của Ford tại Việt Nam, cùng các trang thiết bị hiện
đại và đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo bài bản bởi các chuyên gia của Ford Việt Nam.

          Năm 2013, Ford Việt Nam tiếp tục có thêm hai đại lý là Phú Mỹ Ford (TP. HCM) và Thanh Xuân Ford (Hà Nội). Với sự góp mặt của hai đại lý này, Ford Việt Nam đã có 24 đại lý của mình trên toàn quốc, tính đến hết năm 2013. Tính riêng trên địa bàn Thủ đô Hà Nội, Ford Việt Nam có 6 đại lý ủy quyền.

Theo thống kê của trung tâm thì trong số xe vào hàng tháng thì có 60% số xe vào để sửa chữa khung vỏ (sơn – gò - hàn), 40% xe vào để bảo dưỡng – sửa chữa các cấp (30 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và 10 % vào để bảo dưỡng – sửa chữa cấp 2)

Từ thống kê của trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Thăng Long Ford qua các năm 2011, 2012, 2013 ta xây dựng được biểu đồ số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm như hình 1.1.

* Nhận xét: Ta nhận thấy số lượt xe vào bảo dưỡng – sửa chữa tại trung tâm dịch vụ bảo dưỡng Ford Thăng Long có biến đổi theo từng tháng trong 1 năm, và trong các năm với nhau. Năm có lượng xe vào nhiều nhất là năm 2011, đến các năm sau (năm 2012, năm 2013) có giảm nhưng không đáng kể, do nền kinh tế khủng hoảng nên nhu cầu đi lại bằng phương tiện ô tô có hạn chế, bên cạnh đó là do sự ra đời của nhiều trung tâm, gara tư nhân nên số lượng xe vào trung tâm để bảo dưỡng – sửa chữa cũng giảm đi. Nhưng theo dự báo thị trường thì trong các năm tiếp theo của các trung tâm đại lý ủy quyền của Ford thì nhờ vào việc nền kinh tế đang dần hồi phục và tăng trưởng trở lại nên nhu cầu đi lại và sử dụng phương tiện ô tô cũng tăng theo. Trong các tháng trong 1 năm có số lượng lượt xe vào tương đối đồng đều, nhưng các tháng cuối năm (tháng 11, tháng 12), và tháng đầu năm (tháng 1) thì lượng xe vào trung tâm có tăng cao hơn, do nhu cầu đi lại trong các tháng này của người dân tăng cao, do đó các cụm máy, bộ phận của xe phát sinh nhiều hư hỏng nên số lần bảo dưỡng – sửa chữa cũng tăng lên so với

các tháng trong năm.

          Tuy nhiên, với số lượng đại lý ủy quyền của Ford tại Hà Nội so với số lượng xe thuộc dòng xe Ford đang lưu hành trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh lân cận thì vẫn chưa tương ứng để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa của khách hàng đang tin dùng dòng xe Ford. Do đó yêu cầu đặt ra của Ford trong thời gian tới là phải phát triển thêm đại lý, trung tâm ủy quyền trên địa bàn Hà Nội, để đáp ứng được nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa chính hãng cho các khách hàng của mình. Vì thế, đề tài “Thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa xe ô tô du lịch” với đối tượng là Trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford Việt Nam tại khu vực Hà Nội là cần thiết và hoàn toàn thiết thực. Bên cạnh đó đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011.

Chương 2

PHÂN TÍCH CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA

2.1. Các yêu cầu đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa

Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là nơi thực hiện các công tác bảo dưỡng – sửa chữa kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là:

- Bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.

Để thực hiện được các yêu cầu trên Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dùng, xây dựng đủ số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. Phải biên chế đủ kỹ thuật viên theo yêu cầu công việc của trung tâm, sắp xếp các trang thiết bị hợp lý, đúng vị trí, phù hợp với quy trình công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa, thực hiện tốt quá trình bảo dưỡng – sửa chữa xe của hãng.

2.2. Phân tích chọn phương án thiết kế Trung tâm dịch vụ

Việc tiến hành thiết kế xây dựng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng – sửa chữa và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa hợp lý, ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, đó là:

+ Thiết kế theo mẫu: Phương án này chủ yếu dựa vào Trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa hiện có để thiết kế.

+ Thiết kế cải tiến bổ sung: Phương pháp dựa vào các Trung tâm dịch vụ đã có nhưng chưa hoàn chỉnh, để hoàn thiện hơn, phù hợp với tình hình thực tế

và các yêu cầu kỹ thuật đặt ra, cần tính toán thiết kế bổ sung.

+ Thiết kế mới hoàn thoàn: Để đáp ứng yêu cầu của một Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ta phải áp dụng phương pháp thiết kế mới toàn bộ.

Do ta đang tiến hành thiết kế Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền của Ford Việt Nam, nên dựa theo yêu cầu đặt ra của Ford nhằm hoàn thiện đáp ứng được các tiêu chuẩn của Ford cũng như theo nhu cầu của khách hàng; bên cạnh đó, qua khảo sát thực tế tại các đại lý ủy quyền của Ford tại Hà Nội, em nhận thấy các đại lý vẫn còn khá nhiều bất cập về các hệ thống bố trí trang thiết bị, hệ thống thông gió, chiếu sáng, vị trí các phòng làm việc,….không còn phù hợp với tình hình kinh tế hiện tại, vì thế, đồ án tiến hành thiết kế mới hoàn toàn Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền của Ford Việt Nam tại Hà Nội.

Ta đã biết ở Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, phần lớn các công việc bảo dưỡng – sửa chữa đều được thực hiện trên cầu bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng – sữa chữa trên các cầu có thể được tiến hành bằng một trong các phương pháp sau:

          * Phương  pháp cầu vạn năng:

          Với phương pháp này, tất cả các công việc bảo dưỡng – sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng – sửa chữa. Tất cả các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu.

          Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một thứ tự nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc. Với phương pháp này các cầu bảo dưỡng – sửa chữa có thể bố trí theo một trong các phương án sau:

          + Các cầu bảo dưỡng đều là cầu cụt, xe ra vào bảo dưỡng theo một cửa, như hình 2.1, phương pháp này có ưu – nhược điểm sau:

          Ưu điểm: Trang thiết bị bố trí từ 3 phía của cầu bảo dưỡng – sửa chữa về mùa đông giữ được nhiệt cho các phòng bảo dưỡng, các phòng sửa chữa bố trí xung quanh phòng bảo dưỡng tạo sự cân đối của trung tâm, tạo điều kiện bố trí

Nhược điểm: Thông gió và chiều sáng tự nhiên cho các phòng bảo dưỡng
khó khăn và phước tạp. Vì không có cầu thông nên đưa xe ra vào cầu bảo dưỡng gặp nhiều khó khăn.

Hình 2.1 Phương án bố trí cầu cụt

(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

          + Các cầu bảo dưỡng đều là cầu thông, các xe vào trung tâm theo 2 chiều, như hình 2.2, phương án này có ưu – nhược điểm sau:

          Ưu điểm: Dễ đang cho xe vào bảo dưỡng – sửa chữa thuận tiện khi đưa xe chết máy vào cầu, thông gió chiếu sáng tự nhiên tốt.

          Nhược điểm: Cầu bảo dưỡng kỹ thuật chiếm nhiều diện tích, bố trí các bộ phận của trung tâm và các trang thiết bị không được liên hoàn, tách rời nhau, gây khó khăn trong sử dụng, quản lý và quan hệ giữa các bộ phận trong quá trình bảo dưỡng – sửa chữa.

Hình 2.2  Phương án bố trí cầu thông

(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

          + Phương án kết hợp 2 phương án trên, phương án này được áp dụng khi số cầu bảo dưỡng – sửa chữa tính toán lớn hơn một cầu, bố trí như hình 2.3.

          Nó tận dụng được ưu điểm của 2 phương án trên, đồng thời khắc phục được nhược điểm cơ bản của chúng.

Hình 2.3 :  Phương án kết hợp

(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa

          * Phương pháp dây chuyền

          Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng –sửa chữa được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định. Các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng. Sơ đồ bố trí được thể hiện trên hình 2.4.

Hình 2.4 Phương án bố trí theo phương pháp dây chuyền

(1) - Phòng bảo dưỡng; (2) - Cầu bảo dưỡng; (3) - Các phòng sửa chữa;

          Theo phương án này các công việc thực hiện ở mỗi cầu theo từng nội dung nhất định và phải bảo đảm quá trình sản xuất liên tục có nhịp điệu, nghĩa là: Thời gian tiến hành công việc trên mỗi cầu theo một chu kỳ không thay đổi. Trên thực tế ở các trung tâm, gara bảo dưỡng – sửa chữa vừa và nhỏ rất khó đạt được điều này, khoảng thời gian đó luôn dao động trong phạm vi lớn, nó phụ thuộc vào tình trạng kỹ thuật của xe khi đưa vào bảo dưỡng – sửa chữa. Như vậy nếu dùng phương pháp này thì quá trình bảo dưỡng – sửa chữa tiến hành không liên tục, mất thời gian dừng xe lâu trong trung tâm dịch vụ, phương pháp này chỉ phù hợp với các đơn vị sửa chữa lớn (các nhà máy, xí nghiệp,…).

* Phương pháp chuyên môn hóa: Là phương pháp mà trên đường dây

công nghệ được bố trí 1 số cầu và trên mỗi cầu đó được tiến hành một công việc

chuyên môn nhất định sửa chữa từng cụm, bộ phận nhất định.

Ưu điểm: cho năng suất cao hơn; sửa dụng có hiệu quả các dụng cụ, thiết bị chuyên dùng; giảm yêu cầu về tính vạn năng đối với công nhân.

Nhược điểm: tổ chức sản xuất phức tạp. Cũng vì nhược điểm này mà phương pháp cầu chuyên môn hóa ít được áp dụng tại các trung tâm dịch vụ, gara bảo dưỡng – sửa chữa ôtô.

Qua phân tích ở trên ta chọn cách bố trí như hình 2.3 (phương pháp cầu vạn năng, kết hợp cầu cụt và cầu thông) làm phương án bố trí trung tâm vì nó hợp lý với tình hình thực tế và tiện lợi trong bố trí khu vực bảo dưỡng.

Để giải quyết được các công việc phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa, trong trung tâm phải được trang bị đủ các phương tiện, trang thiết bị và dụng cụ cần thiết, chúng được bố trí phù hợp với quá trình công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa của trung tâm.


CHƯƠNG 3

 TÍNH TOÁN CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG

TRUNG TÂM

3.1. Tính toán công nghệ

3.1.1. Phân tích cấu trúc trung tâm dịch vụ

Trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng – sửa chữa.

Trung tâm  gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.

a-  Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung

Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khu vực được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa. Cầu xe chủ yếu gồm 02 loại : Cầu cụt và cầu thông. Trong khu vực còn bố trí các trang thiết bị chuyên dùng, phục vụ cho bảo dưỡng và sửa chữa nhỏ như giá để chi tiết, mễ kê, máy nạp ắc quy, máy nạp ga, tủ đựng dụng cụ, kích nâng vận chuyển…Số lượng các trang thiết bị đều được chọn và tính toán tỷ mỷ, đầy đủ.

b-  Các phòng sửa chữa:

Gồm có:

-         Khu vực sửa chữa động cơ;

-         Phòng cơ - nguội;

-         Phòng sửa chữa vỏ thùng xe;

-         Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu;

-         Phòng sửa chữa thiết bị điện;

-         Phòng sửa chữa động cơ;

-         Khu vực sơn;

Các phòng ban khác bao gồm:

-         Phòng hành chính;

-         Phòng điện, phòng máy nén của trung tâm.

-         Kho dụng cụ vật tư.

Để đảm bảo sinh hoạt cho công nhân cần bố trí các phòng khác nhau: Phòng rửa tay, phòng thay quần áo, phòng nghỉ trưa, phòng vệ sinh. Từ khu vực bảo dưỡng phải thông sang các phòng sửa chữa chuyên môn.

Trong khu vực bảo dưỡng có lắp hệ thống thông gió và dẫn thoát khí xả của xe cũng như khí thải của toàn bộ tòa nhà.

3.1.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa

a-  Các phương pháp xác định

Trên lý thuyết, việc xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa xe thường được xác định theo 2 phương pháp sau:

+ Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp hay bị thay đổi. Vì vậy việc xác định theo cách này không thỏa mãn được giới hạn sai số cho phép, phương pháp này chỉ áp dụng cho đơn vị nhỏ hoặc đơn vị có xe hoạt động theo kế hoạch hàng tháng ổn định.

+ Phương pháp thứ hai: Xác định  nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo cường độ sử dụng xe trung bình. Bằng phương pháp này sẽ đảm bảo thiết kế hợp lý, trung tâm sẽ có khả năng bảo đảm hoạt động khi xe có cường độ sử dụng cao, đồng thời trong những tháng hoạt động ít vẫn bảo đảm không lãng phí công suất của thiết bị.

Nhưng trên thực tế, khi thiết kế mới các trung tâm dịch vụ ủy quyền tại 1 khu vực thì Ford thường dựa theo các tiêu chí thực tế của khu vực đó, ví dụ như sau:

- Số lượng xe của khu vực đó.

- Số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vực định thiết kế trong các

năm trước.

- Doanh số bán hàng của các đại lý bán hàng trong khu vực đó trong các

năm trước.

Để từ đó xác định công suất của trung tâm dịch vụ. Do đó đồ án dựa vào số lượng xe của khu vực và số lượt xe vào các trung tâm gần kề với khu vực trong các năm trước để tính toán xác định khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa của trung tâm dịch vụ.

b-  Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa

 Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011. Số lượt xe vào trung tâm Ford Thăng Long trong tháng 12 năm 2011 là 1435 (xe/tháng). Theo số lượng thống kê của trung tâm, trong tổng số lượt xe vào trung tâm thì bảo dưỡng – sửa chữa chiếm 40% với 30% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1 và 10% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2, do đó ta xác định được:   

+ Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 trong 1 tháng là :

NBD-1= 30% . 1435 = 430. 5[xe/tháng]

Chọn tính: NBD-1= 430 [xe/tháng]

+ Số xe vào bảo dưỡng cấp 2 trong 1 tháng là:

NBD-2= 10% . 1435 = 143.5 [xe/tháng]

Chọn tính: NBD-2= 143 [xe/tháng]

3.1.3 Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu vực bảo dưỡng sửa chữa và các bộ phận khác trong trung tâm

a- Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng:

Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửa chữa, nhu cầu bảo dưỡng- sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng .Theo tài liệu [2] thì số lượng thợ được xác định như sau:

                        [người]    (3-1)

                        [người]    (3-2)       

Trong đó:

,- Số thợ để bảo dưỡng – sửa chữa các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa cấp 1 và cấp 2 [người];

,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 theo tháng[xe/tháng];

= 430 [xe/tháng];

= 143 [xe/tháng];

,- Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thời gian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe]

,- Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người/giờ/xe]

Giá trị của , được xác định trên cơ sở xử lý các số liệu thống kê và được tính:

Theo tài liệu số [2] ta có:

                                         (3-3)

                                       (3-4)

T – Thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng,

Theo tình hình thực tế, ta chọn T = 200 h/tháng.

η - Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng. Theo tài liệu [1,2] ta có: η = 0,7 ÷ 0,8. Ta chọn tính là: η = 0,8.

Từ tài liệu hướng dẫn kết hợp với thực tế ta lấy các giá trị cụ thể như sau:

  = 2   [người-giờ/xe];

  = 5   [người-giờ/xe];

= 0,3 [người-giờ/xe];

= 4   [người-giờ/xe];

Thay các giá trị vào công thức (3-1) và (3-2) ta có:

                                        [người]

Chọn tính:  = 6 [người]

                         [người]

Chọn tính:  = 8 [người]

Vậy tổng công nhân làm việc trong khu vực bảo dưỡng là:

                               [người]        (3-5)         

 = 6 + 8 = 14                                     [người]

b-  Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác 

Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khác được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:

-         Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa

-         Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa

-         Số lượng trang bị trong trung tâm và tình trạng kỹ thuật của các loại xe

Dựa vào các cơ sở trên đối với một trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa ủy quyền trong điều kiện thực tế ta có thể chọn số lượng thợ ở các bộ phận khác trong trung tâm như ở bảng (3-1).

Bảng 3.1: Số lượng công nhân trong trung tâm

STT

Loại kỹ thuật viên

Số lượng

(1)

(2)

(3)

1

Sửa chữa thiết bị điện

3

2

Bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

14

3

Kỹ thuật viên sửa chữa khung vỏ, sơn

16

4

Thủ kho, thống kê

3

5

Xưởng trưởng

1

6

Đốc công

3

7

Cố vấn dịch vụ

5

(1)

(2)

(3)

8

Vệ sinh công nghiệp

3

9

Dọn vệ sinh xe

3

 

 

Tổng = 51

 

 

c-  Chọn bậc thợ

   Việc chọn bậc thợ cho trạm bảo dưỡng – sửa chữa được tiến hành dựa vào các yếu tố sau:

-         Khối lượng công việc bảo dưỡng – sửa chữa

-         Mức độ phức tạp của công việc

-         Chủng loại trang thiết bị

-         Khả năng làm việc của từng kỹ thuật viên và phải phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm

Đối với công việc bảo dưỡng – sửa chữa nhỏ không cần kỹ thuật viên giỏi nên kỹ thuật viên của trung tâm chỉ cần đạt chứng chỉ kỹ thuật viên do Ford cấp.

Xuất phát từ những cơ sở trên ta chọn trình độ kỹ thuật viên ở từng bộ phận trong trung tâm như bảng 3.2

Bảng 3.2: Trình độ của kỹ thuật viên(KTV), đốc công và xưởng trưởng

STT

Loại KTV

Số lượng

Chứng chỉ
KTV

Ghi chú

 
 

1

Xưởng trưởng

1

 

Kỹ sư

 

2

Đốc công

3

 

Kỹ sư

 

3

Cố vấn dịch vụ

5

 

Kỹ sư

 

4

KTV sửa chữa thiết bị điện

3

3

  

5

KTV bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

14

14

  

6

KTV sửa chữa khung, vỏ, sơn

16

16

 

 

7

Thủ kho – thống kê

3

3

Cử nhân

 
 

 

3.1.4  Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa

Số cầu bảo dưỡng – sửa chữa được tính toán trên cơ sở số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa và thời gian cần thiết để bảo dưỡng định kỳ có tính đến thời gian sửa chữa nhỏ.

  Theo tài liệu [2] số lượng cầu bảo dưỡng được tính theo công thức sau:

                     [cầu]       (3-6)      

                 [cầu]       (3-7)      

Trong đó:

,- Số lượng cầu bảo dưỡng cấp 1, cấp 2 cho các xe [cầu]

,- Số xe bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1, cấp 2 trong tháng [xe/tháng]

,- Khối lượng công việc bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 và cấp 2, không tính đến thời gian bổ xung nhiên liệu, dầu, nước làm mát [người-giờ/xe]

,- Khối lượng công việc cần thiết khắc phục hỏng hóc và sửa chữa nhỏ khi tiến hành bảo dưỡng cấp 1 và cấp 2 [người/giờ/xe]

T – Thời gian làm việc theo tính toán của các cầu bảo dưỡng trong tháng,

Theo tình hình thực tế, ta chọn T = 200 h/tháng.

η - Hệ số sử dụng thời gian làm việc của các cầu bảo dưỡng. Theo tài liệu [1,2] ta có: η = 0,7 ÷ 0,8. Ta chọn tính là: η = 0,8.

R – Số lượng công nhân làm việc trên một cầu bảo dưỡng, thông thường để

thuận lợi trong quá trình tính toán cũng như bảo đảm trên cầu không quá đông người, gây lộn xộn làm giảm hiệu quả công việc thì theo tài liệu [2] ta có:

 R = (2÷3) người /cầu;

Chọn tính R = 2 [người/cầu]

= 430 [xe/tháng]

= 143 [xe/tháng]

 = 2   [người-giờ/xe]

 = 5   [người-giờ/xe]

Theo công thức (3-3) và (3-4) ta có

= 0,3 [người-giờ/xe]

= 4   [người-giờ/xe]

Thay các giá trị vào công thức (3-6) và (3-7) ta được:

 [cầu]

 [cầu]

Vậy tổng số cầu bảo dưỡng trong trạm bảo dưỡng – sửa chữa sẽ là:

              [cầu]     (3-8) 

= 3,09 + 4,02= 7,11   [cầu]

Chọn = 7   [cầu]

3.1.5  Tính toán chọn trang thiết bị cho trung tâm

Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau:

+ Trung tâm bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức lao động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu

cầu công việc, số lượng thợ của trạm và số cầu bảo dưỡng.

+ Đối với trang thiết bị lớn dùng chung như máy ép, máy hàn, máy nén khí, máy bơm mỡ, máy tiện… được xác định bằng công thức sau:

                                      [chiếc]         (3-9)      

Trong đó:

α - Hệ số tự phục vụ tính đến thời gian mất mát do kiểm tra và thu dọn trang

thiết bị;

ti – Thời gian thiết bị tham gia sửa chữa 1 xe chủng loại i [giờ];

ni – Số lượng xe chủng loại i [chiếc];

ftb – Quỹ thời gian làm việc của trang thiết bị [giờ/tháng];

y  – Số ca làm việc trong một ngày đêm;

η -  Năng suất sử dụng thiết bị.

Theo nguyên tắc đó ta chọn được các trang bị cơ bản cho trung tâm và được thống kê ở bảng 3.3:

Bảng 3.3: Các trang thiết bị cơ bản cho trung tâm

STT

Tên thiết bị

Kiểu mác

Số lượng

Ghi chú(mm)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

I

Khu vực bảo dưỡng,sửa chữa

 

 

 

1

Bơm mỡ bằng tay

Flexbimex 5115

01

2

Giá để lốp

 

05

1000 x 500

3

Giá và khay để đồ

 

14

700 x 400

4

Tủ dụng cụ kỹ thuật viên

DC-Kingtool

08

5005001000

5

Máy láng đĩa phanh

DBL-5000

01

1200x700

6

Cầu nâng 2 trụ

ROTARY

05

Sức nâng 3T

7

Cầu nâng 4 trụ

ROTARY

02

Sức nâng 6T

8

Bộ vam chuyên dùng

 

04

 

9

Bộ clê chuyên dùng

EKCK

04

 

10

Hệ thống kiểm tra góc lệch bánh xe

Manatec FOX

 

01

 

11

Dụng cụ kiểm tra tay lái

K402

02

 

12

Ống nghe tiếng gõ động cơ

C1154

02

 

13

Xe hứng dầu thải

Flexbimec

04

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

14

Kích cá sấu

AK-038

02

600x300

15

Mễ kê

 

08

 

II

Phòng cơ nguội và sửa chữa khung vỏ xe

 

 

 

1

Máy khoan bàn

ASAKI ZJQ4116

01

410x410

2

Máy mài 2 đá

Makita GB801

01

350x400

3

Giá kim loại

 

02

1200x600

4

Bộ dụng cụ cơ nguội

 

02

 

5

Bàn nguội

 

02

1400800800

6

Máy mài cầm tay

Makita MT900

02

 

7

Khoan điện cầm tay

Makita 6411

02

 

8

Tủ dụng cụ

 

04

800x500

9

Máy hàn

TIG

01

345x215

10

Máy cắt

Makita 2414NB

02

400x300

11

Thiết bị kéo, nắn

TORIN và SHANDONG

02

600x400

III

Phòng khí nén

 

 

 

1

Quạt thông gió

DFT60

01

 

2

Máy nén khí

PUMA

01

 

IV

Kho vật tư

 

 

 

1

Giá kim loại (loại có 6 tầng)

 

12

3000600

3

Bàn làm việc

 

03

1200700

V

Phòng thay quần áo

 

 

 

1

Giá mũ áo

 

02

 

2

Tủ đựng đồ (2 tầng)

 

24

400x400

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

VI

Phòng nghỉ trưa

 

 

 

1

Điều hòa nhiệt độ

PANASONIC

02

 

2

Quạt mát

VINAWIND

03

 

VII

Phòng khách

 

 

 

1

Bàn ghế uống nước(bộ)

 

03

 

2

Tivi

SONY

01

 

3

Máy tính truy cập mạng

 

03

 

VIII

Phòng xưởng trưởng - đốc công

 

 

 

1

Bàn làm việc

 

02

1400800

2

Máy tính

 

01

 

3

Tủ đựng hồ sơ

 

01

1200700

4

Ghế ngồi

 

08

 

IX

Phòng vệ sinh

 

 

 

1

Bồn rửa tay

 

02

 

2

Bình đựng dung dịch xà phòng

 

02

 

3

Bệ tiểu tiện

 

03

 

4

Bệ đại tiện

 

03

 

X

Phòng sửa chữa thiết bị điện

 

 

 

1

Bàn nguội

 

01

1400800

2

Giá kim loại

 

02

1200600

3

Máy nạp điện

FY-TECH

01

450x400

4

Bộ dụng cụ đo kiểm

 

01

320270

5

Tủ dụng cụ thử nghiệm

 

01

1000500

6

Giá để thiết bị điện di động

 

02

1000750

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

XI

Phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu

 

 

 

1

Bàn nguội

 

02

1400 x 800

2

Giá để thiết bị

 

04

1200 x 600

3

Bệ rửa bầu lọc nhiên liệu

 

02

1400 x 500

4

Bệ thử vòi phun

 

02

1500 x 700

5

Bệ rửa chi tiết

 

02

1000 x 600

6

Bệ thử bơm nhiên liệu

 

02

1400500

7

Tủ đựng dụng cụ

 

02

800 x 400

8

Tủ làm sạch bầu lọc không khí

 

01

700 x 500

XII

Phòng sửa chữa động cơ

 

 

 

1

Giá đựng đồ

 

03

1200 x 600

2

Giá để động cơ

 

03

1000 x 600

3

Bàn nguội

 

01

1400 x 800

XIII

Phòng pha dung dịch

 

 

 

1

Máy chưng cất

BioMedical

 

 

2

Bình đựng axit

 

02

5 lít

3

Bình đựng nước chống bỏng

 

01

2 lít

4

Bình đựng nước cất

 

04

5 lít

5

Bộ dụng cụ pha chế dung dich

 

01

 

6

Giá đựng đồ

 

03

1200 x 600

XIV

Phòng sơn và chuẩn bị bề mặt

 

 

 

1

Phòng sơn và các thiết bị

 

01

 

 

 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

XV

Phòng dụng cụ chuyên dùng

 

 

 

1

Tủ dựng dụng cụ

 

05

1200x700

2

Bàn làm việc

 

01

1500x700

XVI

Phòng sửa chữa bánh xe

 

 

 

1

Máy cân bằng bánh xe

Heshbon

01

 

2

Máy + dụng cụ ra lốp

Corghi A2000

01

 

3

Tủ đựng dụng cụ

 

02

1200x700

4

Giá để bánh xe

 

04

 

XVII

Phòng hành chính

 

 

 

1

Bàn ghế (bộ)

 

06

 

2

Tủ đựng tài liệu

 

04

1200x700

3

Máy tính (bộ)

 

06

 

XIII

Phòng họp, sinh hoạt chung

 

 

 

1

Bàn họp

 

01

2600 x 1000

2

Ghế ngồi

 

18

 

 

 

3.1.6 Tính toán diện tích các phòng thuộc trung tâm bảo dưỡng - sửa chữa.

Mục đích của việc tính toán diện tích các phòng là để bảo đảm đủ diện tích bố trí các trang bị và thuận lợi cho việc tiến hành bảo dưỡng - sửa chữa nhưng cũng phải bảo đảm được các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tránh gây lãng phí nguyên vật liệu cho xây dựng, tránh thừa hoặc thiếu diện tích sử dụng.

Việc tính toán diện tích theo tài liệu [2] có thể được tiến hành bằng các

phương pháp sau:

 + Phương pháp thứ nhất: Tính theo diện tích chiếm chỗ của xe, trang thiết bị theo [2] ta có công thức tính như sau:      

F = k­M . F0 . N                                          [m2]      (3-10)

Trong đó:

kM - Hệ số tính đến diện tích cần thiết cho việc đi lại, di chuyển, thao tác của

công nhân;

F0 - diện tích xe, trang bị trong phòng  [m2];

N - Số lượng xe, thiết bị trong phòng  [chiếc];

+ Phương pháp thứ hai: Xác định bằng đồ giải trên cơ sở quy hoạch, kích thước trang bị, kích thước, số lượng xe, vẽ sơ đồ bố trí chúng với tỷ lệ đã định sao cho bảo đảm các yêu cầu về khoảng cách tối thiểu giữa các xe và giữa các thiết bị với nhau, giữa thiết bị với tường, đảm bảo thuận tiện cho việc đi lại, thao tác làm việc của công nhân.

+ Phương pháp kết hợp: nghĩa là kết hợp cả hai phương pháp trên.

Trên cơ sở các số liệu tính toán được, ta có thể dùng phương pháp đồ giải để lập quy hoạch bố trí, điều chỉnh lại diện tích của các công trình, bộ phận dựa vào kích thước của xe, thiết bị, số cầu bảo dưỡng chiếm chỗ trong phòng để bảo đảm việc đi lại làm việc của công nhân.

Nội dung của phương pháp này là vẽ sơ đồ bố trí mặt bằng với đầy đủ các trang bị bố trí ở trong đó, sao cho đúng vị trí thực tế, kích thước, khoảng cách giữa các cầu, các xe, trang bị với nhau và giữa chúng với tường theo quy định tỷ lệ nhất định so với kích thước thực tế.

Trên cơ sở xác định chiều dài và chiều rộng của khu vực cần xác định nghĩa là xác định được diện tích khu vực đó.

a - Tính diện tích khu vực bảo dưỡng (F1)

Diện tích khu vực bảo dưỡng được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:

Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 2m, khoảng cách này bảo đảm việc tháo lắp các trục xoắn và các bán trục được dễ dàng.

Khoảng cách giữa đuôi xe với tường là 2m, khoảng cách này dùng để đặt các thiết bị sửa chữa – bảo dưỡng.

Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảng

cách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m.

Ở phần trên ta đã xác định được số cầu trong khu vực bảo dưỡng là 7 cầu.

Với các dòng xe của Ford đang lưu hành tại Việt Nam có kích thước: lớn nhất là 5,8m x 1.974m (Ford Transit) và nhỏ nhất là 3,969m x 1,722m (Ford Fiesta). Để có thể thực hiện được việc bảo dưỡng – sửa chữa cho tất cả các dòng xe của Ford trên thị trường Việt Nam ta chọn kích thước 5,8m x 1,974m

Vậy ta có sơ đồ mặt bằng phòng bảo dưỡng kỹ thuật như hình 3.1:

Hình 3.1.  Sơ đồ mặt bằng khu vực bảo dưỡng

1-Vị trí các cầu bảo dưỡng, sửa chữa

2-Giới hạn của khu vực sửa chữa

Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của khu vực sẽ là:

LF = (2.2) + (2.6) + 12 = 28 [m];

Chiều rộng của khu vực bảo dưỡng sẽ là

BF =2.4 + 2.5 = 18 [m];

Vậy diện tích của phòng bảo dưỡng

F1 = LF x BF = 28.18= 504 [m2].

Chọn tính F1 = 504 [m2].

b – Diện tích làm việc phòng cơ nguội và sửa chữa khung vỏ (F2)

Áp dụng công thức (3-10) ta có:

F2 = k­M . F0 . N = 5 x 6,3831 = 31,92 [m2];

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 5 là

đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân.

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng 3.4.

Bảng 3.4: Số lượng và diện tích trang thiết bị phòng cơ nguội và sửa chữa khung vỏ

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

1

Bàn nguội

2

1,4 x 0,8

2,24

2

Tủ dụng cụ

4

0,8 x 0,5

1,6

3

Máy khoan bàn

1

0,41 x 0,41

0,1681

4

Máy mài 2 đá

1

0,35 x 0,4

0,14

5

Giá kim loại

2

1,2 x 0,6

1,44

6

Máy hàn

1

0,345x0,215

0,075

7

Máy cắt

2

0,4x0,3

0,24

8

Thiết bị kéo nắn

2

0,6x0,4

0,48

 

Tổng

  

6,3831

 

 

Lấy F2 = 32 [m²]

c – Diện tích làm việc phòng sửa chữa thiết bị điện(F3)

Áp dụng công thức (3-10) ta có:

F3 = k­M . F0 . N = 5(1.12 + 0,75 + 0.0864 + 0,5 + 1,44+0,18) = 20,382 [m2];

Lấy F3=21 [m2]

Trong đó:

kM - Hệ số khoảng trống theo tài liệu [2] đối với phòng nguội chọn kM = 5.5 là

đảm bảo điều kiện làm việc thuận tiện của công nhân.

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng 3.5.


Bảng 3.5: Số lượng và diện tích trang thiết bị phòng sửa chữa thiết bị điện

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

1

Bàn nguội

1

1,4 x 0,8

1,12

2

Giá để thiết bị điện di động

2

1 x 0,75

0,75

3

Dụng cụ đo kiểm

1

0,32 x 0,27

0,0864

4

Tủ đựng dụng cụ thí nghiệm

1

1 x 0,5

0,5

5

Giá kim loại

2

1,2 x 0,6

1,44

6

Máy nạp điện

1

0,45 x 0,4

0,18

 

d – Tính diện tích khu vực sơn.(F4)

Phòng sơn gồm phòng sơn sấy chuyên dùng và phòng chuẩn bị bề mặt trước khi sơn.

Diện tích phòng chuẩn bị bề mặt trước khi sơn được tính trên cơ sở một số nguyên tắc sau:

+ Khoảng cách giữa các xe trên các cầu hoặc các xe với tường là 1.2m, khoảng cách này bảo đảm cho kỹ thuật viên thao tác dễ dàng không bị cản trở về không gian.

+ Khoảng cách giữa các đuôi xe với tường là 1.2m.

+ Khoảng cách giữa các thân xe và cột nhà không nhỏ hơn 0,5m, khoảng cách giữa các xe và thiết bị đặt cố định không nhỏ hơn 1,2m.

Ta có sơ đồ mặt bằng phòng sơn như sau (hình 3.2)

Hình 3.2: Sơ đồ mặt bằng phòng sơn

Qua sơ đồ trên ta có diện tích của phòng sơn:

F4-1 = L . B = 5,5 . 7 = 38,5 [m2].

Chọn F4-1 = 40  [m2].

Sơ đồ mặt bằng phòng chuẩn bị bề mặt trước khi sơn như sau: (hình 3.3)

Qua sơ đồ trên ta có chiều dài của phòng sẽ là:

LF = (2 . 2) + 3+ (1,2 . 2) = 9,4 [m];

Chiều rộng của phòng sẽ là

BF = (1,2 . 2) + 6 = 8,4[m];

Vậy diện tích của phòng là:

F4-2 = LF  BF = 8,4 . 9,4 = 78,96 [m2].

Chọn tính F4-2 = 80 [m2].

Hình 3.3: Sơ đồ mặt bằng phòng chuẩn bị bề mặt trước khi sơn

e-  Tính diện tích phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu (F5)

Áp dụng công thức (3-10) ta sẽ có

 F5 = kM . F0 . N= 3,5.(2,88+2,88+2,1+1,4+1,2+2,88+0,7+0,64)=51,38[m2]

Lấy F5= 52  [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy  kM = 3,5 do phòng này làm việc

trong điều kiện có mùi xăng, dầu nhiều vậy ta chọn đối với hệ số này là hợp lý nhất.

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ

trang bị, ta được tính theo bảng 3.6.

Bảng 3.6 Số lượng và diện tích trang thiết bị phòng sửa chữa HT nhiên liệu

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

1

Bàn nguội

2

1,4x 0,8

2,88

2

Giá để thiết bị

4

1,2 x 0,6

2,88

3

Bệ thử vòi phun

2

1,5 x 0, 7

2,1

4

Bể rửa bầu lọc nhiên liệu

2

1,4 x 0,5

1,4

5

Bể rửa chi tiết

2

1 x 0,6

1,2

6

Bể thử bơm nhiên liệu

2

1,8 x 0,8

2,88

7

Bể rửa bầu lọc không khí

2

0,7 x 0,5

0,7

8

Tủ đựng dụng cụ

2

0,8 x 0,4

0,64

 

 

f-  Tính diện tích phòng dụng cụ chuyên dùng (F6)

Áp dụng công thức (3-10) ta sẽ có:

F6 = kM . F0 . N= 3,5.( 1,05+4,2)=18,375 [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] lấy  kM = 3,5

 F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng 3.7.

Bảng 3.7 Số lượng và diện tích trang thiết bị phòng dụng cụ chuyên dùng

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

1

Bàn làm việc

1

1,5x 0,7

1,05

2

Giá để thiết bị

5

1,2 x 0,7

4,2

 

Lấy F6=20 [m2]

g-  Tính diện tích phòng xưởng trưởng-đốc công (F7)  

Áp dụng công thức (3-10) ta sẽ có

                  F7 = kM . F0 . N= 3 . (2,1+2,88+0,72)=17,1 [m2]

Trong đó:

kM – Hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] chọn kM = 3 sẽ đảm bảo tốt đủ điều

kiện làm việc, đi lại cho mọi người

F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng 3.8.

Bảng 3.8.Số lượng và diện tích trang thiết bị phòng xưởng trưởng-đốc công

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước (m)

Diện tích (m2)

1

Bàn làm việc

2

1,5 x 0,7

2,1

2

Ghế ngồi

8

 0,6 x 0,6

2,88

3

Tủ tài liệu

1

1,2 x 0,6

0,72

      Lấy F7 = 18 [m2];

h- Tính toán diện tích cho kho vật tư (F8)

Áp dụng công thức (3-10) ta có:

                   F8 = k­M . F0 . N = 3.(18 + 1,8 + 3,15) = 68,85 [m2];

Trong đó:

kM - hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3 .

F0, N được xác định theo bảng 3.9

Bảng 3.9:Số lượng và diện tích của trang thiết bị kho vật tư

STT

Tên thiết bị

Số lượng

Kích thước(m)

Diện tích(m²)

1

Giá kim loại

10

3 x 0,6

18

2

Tủ dụng cụ

3

1 x 0,6

1,8

3

Bàn làm việc

3

1,5 x 0,7

3,15

 

Lấy F8= 70 [m2]

Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau:

Phòng khí nén:                          F9 = 17 [m2].

Phòng pha dung dịch                 F10 = 20  [m2].

Phòng sửa chữa bánh xe                     F11 = 20  [m2]

Phòng sửa chữa động cơ                   F12 = 40 [m2]

Phòng vệ sinh:                           F13 = 20  [m2].

Phòng nghỉ trưa:                        F14 = 60 [m2].

Phòng thay đồ:                          F15 = 15 [m2].

Phòng họp:                                         F16 = 20 [m2].

Phòng hành chính                               F17 = 50 [m2].

Phòng khách                              F18 = 50 [m2].

Kho chứa đồ thải:                               F19 = 20 [m2].

Diện tích lối ra vào và hành lang F20 = 200[m2].

Tổng diện tích toàn bộ gara là:

..... = 504 + 32 + 21 + 40 + 80 + 52 + 20 + 18 + 70 + 17 + 20 + 20 + 40 + 20 + 60 + 15 + 20 + 50 + 50 + 20 + 200 = 1369 [m2]

3.2 Quy hoạch mặt bằng trung tâm

3.2.1 Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của trung tâm

Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng, sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.

Bố trí các bộ phận chính phải phù hợp với trình tự chung về bảo dưỡng kỹ thuật ô tô.

Bố trí các bộ phận phụ phải phù hợp về mặt công nghệ đối với các bộ phận chính.

Bố trí các bộ phận của trung tâm và đường đi lại trong gara phải phù hợp với luật giao thông đường bộ và đặc điểm kết cấu của xe.

Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió, các phòng chính mà nó phục vụ nhiều nhất. Bố trí sít xao các phòng trong gara để tận dụng diện tích một cách tốt nhất nhưng vẫn đảm bảo được khoảng cách chống cháy.

Đảm bảo số lần quay vòng, quay đầu xe và số lượng đường sá cắt nhau ít nhất.

3.2.2 Quy hoạch mặt bằng và quá trình công nghệ của trung tâm

a-  Bố trí mặt bằng của gara bảo dưỡng - sửa chữa

Xuất phát từ việc tính toán diện tích các khu vực, phòng của trung tâm,

căn cứ vào yêu cầu cũng như nguyên tắc cơ bản đã trình bày ở phần trên, ta bố trí mặt bằng trung tâm dịch bảo dưỡng - sửa chữa như hình 3.4 sau:

 

Hình 3.4 : Sơ đồ bố trí mặt bằng trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa

Các phòng và diện tích của từng phòng trong trung tâm được thống kê trong bảng 3.13:           

 

 

Bảng 3.13: Các vị trí trong trung tâm

STT

Tên các phòng

Diện tích [m2]

I

Khu vực bảo dưỡng sửa chữa

504

II

Phòng khách hàng

50

III

Phòng hành chính

50

IV

Phòng họp

20

V

Phòng nghỉ trưa

60

VI

Phòng thay đồ

15

VII

Phòng vệ sinh

20

VIII

Phòng vật tư

70

IX

Phòng xưởng trưởng – đốc công

18

X

Phòng sửa chữa thiết bị điện

21

XI

Phòng sửa chữa động cơ

40

XII

Phòng sửa chữa hệ thống nhiên liệu

48

XIII

Phòng sửa chữa bánh xe

20

XIV

Phòng pha dung dịch

20

XV

Phòng dụng cụ chuyên dung

21

XVI

Phòng chứa đồ thải

20

XVII

Phòng khí nén

17

XVIII

Phòng cơ nguội – sửa chữa khung vỏ

32

XIX

Phòng chuẩn bị bề mặt sơn

58

XX

Phòng sơn

40

Tổng diện tích toàn trung tâm

1369

 

b- Quá trình công nghệ của trung tâm

*  Xác định phương pháp bảo dưỡng – sửa chữa xe.

Tại trung tâm phương pháp bảo dưỡng cơ bản là phương pháp bảo dưỡng

cầu vạn năng.

Bản chất của phương pháp cầu vạn năng là: mọi công việc thuộc một

dạng bảo dưỡng – sửa chữa nào đó được thực hiện trên một cầu và do một nhóm

kỹ thuật viên với những chuyên môn khác nhau đảm nhiệm.

Một trong những hình thức tổ chức bảo dưỡng – sửa chữa theo phương

pháp cầu vạn năng là thành lập những nhóm kỹ thuật viên chuyên môn di động. Bản chất của hình thức tổ chức này là song song với việc xây dựng các cầu vạn năng người ta tổ chức các nhóm kỹ thuật viên chuyên môn hóa một số công việc. Trong nội dung bảo dưỡng – sửa chữa  kỹ thuật khối lượng công việc của nhóm kỹ thuật viên được tính toán sao cho thời gian thực hiện công việc giữa

các nhóm kỹ thuật bằng nhau.

*  Tổ chức quá trình công nghệ:

Căn cứ vào số lượng và trình độ của kỹ thuật viên, và khả năng làm việc của các trang thiết bị trong trung tâm, phải xây dựng một quy trình công nghệ bảo đảm việc bảo dưỡng - sửa chữa theo một đường dây công nghệ hợp lý, thời gian xe dừng lại trong trung tâm là ngắn nhất, bảo đảm được chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa.

Trong quá trình bảo dưỡng - sửa chữa phải được thực hiện nội dung chẩn đoán kỹ thuật. Mục đích của việc chẩn đoán kỹ thuật là xác định tình trạng chung của xe và các cụm, tổng thành để xác định nội dụng cụ thể cho bảo dưỡng kỹ thuật, đồng thời chẩn đoán kỹ thuật còn để đánh giá kiểm tra chất lượng bảo dưỡng - sửa chữa. Việc chẩn đoán kỹ thuật được tiến hành trước, trong và sau bảo dưỡng - sửa chữa bằng các dụng cụ và được thực hiện ngay trên cầu bảo dưỡng.

Đối với những xe phải sửa chữa thì sau khi chẩn đoán kỹ thuật, xác định được những hư hỏng mà gara không có khả năng sửa chữa được thì tiến hành tháo cụm, chi tiết hư hỏng, kiểm tra xác định mức độ hư hỏng, khắc phục tại chỗ hoặc thay thế tại chỗ. Với các chi tiết, cụm không khắc phục được tại chỗ thì đưa đến các phòng chuyên môn để sửa chữa.

Sau khi sửa chữa hoặc thay thế xong tiến hành điều chỉnh, chạy thử và

đánh giá tình trạng kỹ thuật. Nếu chưa đạt yêu cầu thì sửa chữa đến khi đạt chất

lượng yêu cầu làm thủ tục giao về nhà xe. Đường dây công nghệ sửa chữa xe

theo sơ đồ hình 3.5.

Đối với những xe đến chu kỳ bảo dưỡng thì tùy theo cấp bảo dưỡng phải

thực hiện các chẩn đoán kỹ thuật, xác định nội dung công việc cụ thể và phải

thực hiện đầy đủ các nội dung yêu cầu đó.

Trong khi thực hiện các nội dung của bảo dưỡng kỹ thuật có thể triển khai song song các công việc chuyên môn theo từng nhóm kỹ thuật viên. Sau khi thực hiện đầy đủ các nội dung bảo dưỡng kỹ thuật cũng phải chạy thử, kiểm tra để đánh giá chất lượng. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải làm lại. Khi đạt yêu cầu thì làm thủ tục bàn giao xe cho khách hàng. Đường dây công nghệ bảo dưỡng trình bày theo sơ đồ hình 3.6.

Trong khi bảo dưỡng kỹ thuật nếu có hư hỏng thì phải tiến hành sửa chữa với quá trình công nghệ đã nêu trên và được tiến hành cùng với nội dung bảo dưỡng.

 

Hình 3.6: Sơ đồ quá trình công nghệ bảo dưỡng xe

 

Chương 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ

4.1. Một số quy định trong trung tâm

4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị

Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:

- Khi thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng;

- Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gang;

- Không được phép vận hành thiết bị khi chưa nắm được quy trình sử dụng;

- Không làm việc khi thiết bị đang bị hư hỏng;

- Trong quá trình sử dụng trang thiết bị nếu có sự cố xảy ra thì phải nhanh chóng dừng công việc, tìm hiểu nguyên nhân, khắc phục sự cố;

- Hết giờ làm việc các thiết bị di chuyển phải đưa về đúng vị trí cũ.

4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén

- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;

- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất;

- Kiểm tra, bổ sung dầu vào các te máy nén theo vạch đầu tiên của thước đo dầu;

- Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động máy nén không để dính dầu mỡ vào dây đai và bánh đai.

4.1.3. Quy định về phòng cháy

* Để bảo đảm an toàn về phòng cháy trong gara mọi người phải thực hiện các quy định sau:

+ Không hút thuốc lá và đốt lửa ở nơi đã có quy định cấm;

+ Không để gần xe các vật dễ cháy, đặc biệt là các thùng chứa xăng, dầu,

mỡ và các loại vật liệu dễ cháy. Không để nhiên liệu ngoài khu vực quy định;

+ Chỉ được hàn ở những nơi đã được quy định;

+ Dụng cụ và vật liệu cứu hỏa phải được trang bị đầy đủ, đúng vị trí thuận tiện cho sử dụng, thường xuyên duy trì các chế độ trực, canh gác bảo vệ; phải có phương án chữa cháy và phải được luyện tập thường xuyên;

+ Khi xảy ra cháy phải sử dụng mọi lực lượng và phương tiện tại chỗ để chữa cháy, nếu hỏa hoạn lớn vượt quá khả năng chữa cháy của trung tâm thì phải kịp thời báo cho cơ quan chữa cháy nơi gần nhất.

* Khi xảy ra mất an toàn trong quá trình làm việc thì nguyên tắc xử lý chung là:

+  Phải giữ nguyên hiện trường, lập biên bản, tìm nguyên nhân. Trong trường hợp cần thiết phải cấp cứu người có nguy cơ bị tử vong, phương tiện có nguy cơ bị phá hủy, phải nhanh chóng cứu chữa, sau đó báo cáo lên cấp trên có trách nhiệm đến điều tra, xác minh, giải quyết hậu quả;

+ Xử lý tai nạn chảy máu: Phải nhanh chóng ga-rô, băng cầm máu, sau đó xử lý theo nghiệp vụ chuyên môn;

+ Khi bị gãy xương phải cố định phần bị gãy, sau đó mới tổ chức đưa nạn nhân đi cứu chữa;

+ Khi bị điện giật thì nhanh chóng tìm cách ngắt nguồn điện (khi gỡ người bị giật phải dùng vật cách điện) và thực hiện hô hấp nhân tạo đối với người bị nạn;

+ Trong mọi trường hợp xảy ra mất an toàn đối với người làm việc trong trung tâm đều phải nhanh chóng báo cho y tế để xử lý theo chuyên môn nghiệp vụ.

4.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong trung tâm

4.2.1. Cầu nâng 2 trụ ROTARY LIFT SPOA10

4.2.1.1. Giới thiệu chung về cầu nâng ROTARY SPOA10

Cầu nâng  ROTARY SPOA10 có xuất xứ từ Mỹ, là loại cầu nâng 2 trụ

được dùng phổ biến hiện nay tại các trung tâm dịch vụ, gara bảo dưỡng – sửa

chữa ở nước ta do nó có các tính năng nổi bật như:

 

Hình 4.1: Cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10

+ Điều chỉnh chiều cao và chiều rộng theo 3 nấc;

+ Tùy chọn càng nâng 2 hoặc 3 đốt;

+ Thân trụ xoay góc nghiêng 30 độ cho phép đạt được góc mở cửa tối đa, dễ dàng ra vào xe;

+ Để kê xe, có thể điều chỉnh chiều cao, thấp theo vị trí định vị trên xe.

Các thông số kỹ thuật của cầu nâng được mô tả trong bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1:Thông số kỹ thuật của cầu nâng cầu nâng ROTARY SPOA10

STT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Giá trị

(1)

(2)

(3)

(4)

01

Tải trọng nâng

Kg

4536

02

Thời gian nâng

s

45

03

Tải trọng lớn nhất cho mỗi tay nâng

Kg

1134

 

(1)

(2)

(3)

(4)

04

Mô tơ/ Điện áp

 

3ph380V/509Hz,

Tùy chọn 1ph230V/50Hz

05

Chiều cao nâng

mm

1867

06

Chiều cao tiêu chuẩn

Min

mm

3569

Max

mm

4788

07

Chiều rộng tổng cộng

mm

3493

08

Chiều rộng trong lòng

mm

2416

09

Chiều cao từ sàn đến cần giới hạn

mm

3423

10

Chiều dài tay nâng trước

Min

mm

550

Max

1106

11

Chiều dài tay nâng sau

Min

mm

322

Max

878

12

Chiều cao từ sàn đến tấm kê xe

Min

mm

121

TB

178

Max

327

13

Chiều cao khi xy lanh nâng hết

mm

3626

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2.1.2. Nguyên lý hoạt động cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10

* Cấu tạo cầu nâng:

+ Tay nâng;

+Xy lanh thủy lực;

+ Cáp nâng;

+ Hộp điều khiển;

+ Bình dầu thủy lực;

+ Mô tơ điện;

+ Trụ đứng của cầu nâng;

+ Hạn chế hành trình;

+ Chốt khóa hãm an toàn.

* Nguyên lý hoạt động:

+ Khi nâng cầu: Ấn nút điều khiển nâng cầu ở hộp điều khiển, sẽ làm quay mô tơ điện, làm mở van một chiều, dòng dầu thủy lực sẽ chảy xuống xy lanh làm cho xy lanh nâng lên đồng thời dây cáp cuốn lên kéo theo tay nâng đi lên. Khi đã đến vị trí cần thiết thì dừng ấn nút điều khiển, khi đó van một chiều đóng lại, khóa chốt an toàn hoạt động.

+ Khi hạ cầu: Kéo khóa chốt an toàn đồng thời ấn nút hạ dầu sẽ từ xy lanh lực từ từ hồi về bình chứa và dây cáp cũng nhả ra, từ từ hạ cầu xuống vị trí cần thiết hoặc xuống hẳn.

4.2.1.3. Hướng dẫn khai thác sử dụng cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10

a- Các thao tác khi nâng hạ cầu

          * Khi nâng cầu

Bước 1: Di chuyển xe vào vị trí giữa 2 trụ cầu;

Bước 2: Đặt tay cầu vào vị trí nâng;

Bước 3: Nâng tay cầu lên chiều cao đủ chạm vào xe, kiểm tra lại bằng mắt vị trí tay cầu và khả năng tải của cầu;

Bước 4: Từ từ nâng cầu lên khỏi mặt đất để đạt độ thăng bằng tải;

Bước 5: Bỏ tay ra khỏi nút nâng cầu khi cầu đến độ cao mong muốn.

* Khi hạ cầu

Bước 1: Tháo chốt an toàn đồng thời hạ cầu xuống mức thấp nhất;

Bước 2: Xoay tay cầu về vị trí ban đầu(song song với xe hơi);

Bước 3: Lái xe ra khỏi cầu nâng.

 

b- Bảo dưỡng định kỳ cho cầu nâng:

* Định kỳ hàng tháng:

+ Kiểm tra và xiết lại các vít cố định vào nền bê tông;

+ Bôi mỡ bôi trơn lên cáp;

+ Kiểm tra toàn bộ chỗ kết nối, bu lông và đinh tán và bảo đảm còn nguyên hiện trạng ban đầu ( đủ số lượng, không bị hư hỏng hoặc han gỉ);

+ Kiểm tra bằng mắt thường tình trạng mài mòn của tất cả các đường ống dẫn dầu thủy lực;

+ Kiểm tra các puli được đặt bên trong trụ đứng của cầu, sử dụng các loại mỡ bôi trơn chất lượng tốt để bôi trơn định kỳ.                                         

* Định kỳ 6 tháng:

+ Kiểm tra tình trạng mài mòn của tất cả các bộ phận hoạt động;

+ Kiểm tra chất lượng mỡ bôi trơn trên cáp, nếu không đảm bảo về chất lượng hoặc số lượng nên thay thế hoặc bổ sung ngay;

+ Kiểm tra điều chỉnh sức căng của cáp;

+ Kiểm tra độ nghiêng của trụ cầu.

4.2.1.4. Những hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục

Những hư hỏng thường gặp ở cầu nâng 2 trụ ROTARY SPOA10 và biện pháp khắc phục được chỉ ra ở bảng 4.2.

Bảng 4.2: Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục

HƯ HỎNG

NGUYÊN NHÂN

BIỆN PHÁP

(1)

(2)

(3)

Mô tơ không chạy

1. Kiểm tra điện áp của động cơ

2. Kiểm tra kết nối dây dẫn điện

3. Cháy cầu chì

1. Sử dụng nguồn điện đáp ứng yêu cầu của mô tơ

2. Sửa chữa và bọc cách điện tất cả dây dẫn

3. Thay cầu chì

Mô tơ hoạt động nhưng không thể nâng hạ cầu

1. Mô tơ quay ngược

2. Van xả đang hở

3. Bơm hút không khí

4. Ống hút của bơm bị tắc

5. Mức dầu thủy lực quá thấp

1. Đảo dây pha mô tơ để thay đổi chiều quay

2. Sửa chữa hoặc thay van xả

3. Xiết chặt và làm kín tất cả vị trí kết nối

4. Thay ống hút

5. Bổ sung dầu vào bình.

(1)

(2)

(3)

Mô tơ hoạt động, chỉ nâng được cầu khi không tải, ở trạng thái có tải không thể nâng cầu

1. Mô tơ hoạt động ở điện áp thấp

2. Có vật cản trong van xả

3. Hiệu chỉnh độ mở van không chính xác

4. Cầu nâng bị quá tải

1. Cấp điện áp chính xác với yêu cầu của mô tơ

2. Loại bỏ vật cản trong van xả

3. Thay đổi độ mở  của van

4. Kiểm tra trọng lượng của xe hơi

Cầu nâng xuống chậm khi hạ cầu

1. Có vật cản (dị vật) trong van

2. Có vật cản trong van xả

3. Rò rỉ đường ống

1. Làm sạch

2. Làm sạch

3. Sửa chữa rò rỉ

Cầu nâng lên từ từ khi nâng cầu hoặc bị rò rỉ dầu

1. Dầu thủy lực bị lẫn khí

2. Dầu lẫn khí và hút khí

3. Ống dầu hồi bị hở

1. Thay dầu

2. Xiết lại các đầu kết nối thật chặt và kín

3. Lắp lại ống dầu hồi

Cầu nâng không đều

1. Điều chỉnh độ cân bằng cáp không tốt

2. Nền lắp cầu nâng không phẳng

1. Căn chỉnh lại độ cân bằng cho cáp

2. Nền lắp đặt cầu nâng hải phẳng, xem hướng dẫn lắp đặt

Chốt khóa an toàn của tay cầu không hoạt động.

1. Gỉ

2. Lò xo bị hỏng

1. Dùng dầu bôi trơn bôi lên cơ cấu, sau đó cọ xát nhiều lần để làm sạch gỉ

2. Thay lò xo

 

 

4.2.2. Máy cân bằng lốp Heshbon

Hình 4.2: Máy cân bằng lốp Heshbon

a - Kết cấu chung của máy cân bằng động lốp xe

Máy cân bằng động lốp xe có kết cấu chung bao gồm các bộ phận chính như sau:

+ Động cơ điện dẫn động trục gá lốp.

+ Trục gá lốp.

+ Mạch điện tử.

+ Màn hình hiển thị.

+ Bảng điều khiển.

b- Đặc điểm kỹ thuật

+ Chức năng phân tách khối lượng cho các bánh xe vành nhôm;

+ Vòng la-ze chỉ báo vị trí khối lượng hiệu chỉnh;

+ Đo đường kính, bề rộng và khoảng cách vành bánh xe tự động;

+ Trục gá chính xác.

c- Thông số kỹ thuật

Thông số kỹ thuật của máy cân bằng động bánh xe Heshbon được chỉ ra ở bảng 4.3.

Bảng 4.3: Thông số kỹ thuật của máy cân bằng động Heshbon

STT

Thông số kỹ thuật

Đơn vị

Giá trị

01

Nguồn điện

 

1pha,  AC 110/230V,50/60Hz

02

Tốc độ cân chỉnh

rpm

200

03

Thời gian đo

s

5÷ 15

04

Bề rộng mâm bánh xe

inch

1,5 ÷  20

05

Đường kính mâm bánh xe

inch

10 ÷ 24

06

Đường kính bánh xe Max

mm

1000

07

Trọng lượng bánh xe tối đa

Kg

65

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

d - Chú ý trong khai thác, sử dụng máy cân bằng động lốp xe

* Hướng dẫn sử dụng:

         + Lắp bánh xe lên trục của máy đo;

          + Sử dụng các dưỡng đo và nhập số liệu các thông số cơ bản của bánh xe

như đường kính, bề rộng vành xe,…vào máy;

       + Chọn các chế độ hoạt động của máy, chọn vùng gắn các khối lượng chì vào ở hai mép vành hay bên trong vành qua bảng điều khiển;

        + Đậy nắp chắn bánh xe lại, mô tơ sẽ dẫn động bánh xe quay trong khoảng 5- 10 giây. Bộ xử lý các tín hiệu từ các cảm biến đo và báo vị trí cũng như khối lượng chì cần thiết phải gắn và vành bánh xe, cả hai phía bên trong và bên ngoài;

        + Có hai phương pháp gắn chì lên vành bánh xe: đối với vành làm bằng thép thường bấm( móc) chì vào các mép vành, đối với vành làm bằng hợp kim nhôm, nên dán chì vào thân vành trong sẽ thẩm mỹ hơn;

        + Sau khi gắn chì vào, cần tiến hành kiểm tra lại xem kết quả đã cân bằng chưa.

* Chú ý trong khai thác:

+ Luôn luôn chú ý và đảm bảo an toàn khi vận hành máy cân bằng động lốp xe;

+ Chọn dưỡng định tâm cho phù hợp với từng loại lốp xe;

+ Trước khi cân bằng phải bơm lốp xe tới áp suất tiêu chuẩn, cạy hết đá dăm hay bất cứ vật gì mắc kẹt trên lốp xe;

+ Chọn chế độ dán, đóng cho phù hợp;

+ Thao tác dán, đóng phải chính xác, chắc chắn.

e- Nội dung bảo dưỡng máy cân bằng động lốp xe

Máy cân bằng động lốp xe được bảo dưỡng kỹ thuật hàng tuần với những nội dung sau

+ Kiểm tra bộ điện;

+ Kiểm tra độ đồng tâm của trục gá lốp;

+ Chạy không tải để kiểm tra.

4.2.3. Máy tháo lốp Corghi A2000

 

Hình 4.3: Máy ra lốp Corghi A2000

a - Kết cấu chung của máy ra lốp

+ Khung dọc;

+ Cần điều chỉnh; 

+ Chắn an toàn;   

+ Công cụ hạt nâng hạ;

+ Chân điều khiển bàn xoay ;

+ Chân điều khiển di chuyển các chấu;

+ Chân điều khiển bàn kẹp khóa hãm bánh xe;

+ Chân điều khiển bàn kẹp mở khóa bánh xe;

+ Bàn xoay ;

+ Kẹp bánh xe;

+Đầu móc lốp;

+ Trục dọc điều chỉnh lên xuống ;

+  Ống đo áp suất lốp ;

+ Trục vít điều dọc chỉnh lên xuống;

+ Khóa trục dọc;

+ Đường dẫn dầu.

b- Đặc điểm kỹ thuật

Corghi A2000 là máy ra vào lốp bán tự động được dùng cho xe du lịch và xe máy.

+ Trụ đứng xoay được với trợ lực khí nén có độ ổn định cao, có thể xoay đến bất kỳ vị trí làm việc mong muốn nào;

+ Các chấu kẹp đúc cao và cứng vững cho khả năng kẹp tốt hơn, ngoài ra các chấu kẹp này còn được bọc nhựa giúp bảo vệ vành xe không bị xước;

+ Cơ cấu ép lốp được chế tạo từ thép không rỉ với lực ép lớn;

+ Các pedal điều khiển bố trí hợp lý giúp thao tác nhanh và an toàn;

+ Bàn quay với hai xy lanh khí có thể kẹp an toàn bất kỳ kiểu vành nào;

+ Tay thẳng đứng với cơ cấu trượt lục lăng giúp định vị vị trí của đầu kẹp với vành nhanh hơn;

+ Khóa khí nén đồng thời của tay nằm ngang và đầu thao tác của tay thẳng đứng với khả năng định vị tự động đến vị trí làm việc lý tưởng.

d - Chú ý trong khai thác, sử dụng

* Hướng dẫn sử dụng

+ Tháo lốp:

- Xả hết khí trong bánh xe;

- Tháo tất cả các miếng chì được gắn ở mặt ngoài của vành;

- Đặt lốp vào giữa mặt ép và miếng cao su, sao cho má ép với vành bánh xe phải cân đối, dẫm chân lên bàn đạp ép lốp để tách mép lốp ra khỏi vành bánh xe;

- Bôi trơn mép lốp bằng lớp xà phòng trước khi tháo lốp, nhằm tránh gây hư hỏng và tạo thuận lợi cho việc tháo lốp ;

- Lặp lại các thao tác trên ở các phần khác của lốp để hoàn toàn được tách ra khỏi mép trên của vành bánh xe;

- Đặt trục dọc ở vị trí làm việc để đầu ra vào lốp gần vành bánh xe, con lăn ở đầu ra vào nên cách 2mm so với vành bánh xe để chống làm xước;

- Sau đó kéo tay khóa chặt lại;

- Góc của đầu tháo lắp được xác định cỡ theo vành bánh xe chuẩn

- Lấy Lơ-via móc mép lốp đặt lên đầu ra vào lốp, sau đó đạp chân lên bàn đạp điều khiển mâm quay, quay theo chiều cùng chiều kim đồng hồ, cho đến khi mép lốp ra khỏi vành trên;

- Lấy xăm ra khỏi lốp (nếu có). Quay bánh xe để cho mặt dưới lên phía đầu tháo lắp, và lặp lại các bước trên để tháo mặt còn lại của lốp sau đó khóa hãm, gạt cần ngang ra, kết thúc quá trình tháo lốp.

+ Lắp lốp:

- Thao tác lắp lốp vào thì ta làm ngược lại với thao tác tháo lốp. Chắc chắn rằng: Cỡ vành bánh xe và lốp phải bằng nhau trước khi lắp. Đặt vành bánh xe lên mâm quay và hãm lại;

- Bôi trơn mép lốp bằng dung dịch trơn (nước xà phòng, dầu ăn…);

- Đặt mép lốp lên đầu trên của đầu ra vào, nhấn mặt lốp ở phía gần người sử dụng xuống, cùng lúc đó  đạp bàn đạp cho mâm xoay quay theo chiều kim

đồng hồ để cho mép lốp dưới vào vành bánh xe;

- Lắp xăm vào trong bánh xe (nếu có) và lặp lại các bước tương tự như trên để vào mép lốp trên vào vành bánh xe.

KẾT LUẬN

Thiết kế trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa là một đòi hỏi mà thực tế đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống trung tâm dịch vụ với mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hang và tạo niềm tin đối với khách hàng của hãng Ford Việt Nam. Đồ án tốt nghiệp này sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.

Về lý thuyết đồ án đã nêu lên cơ sở khoa học của việc thiết kế trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, dựa trên tình hình thực tế của thị trường, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa của khu vực, và các yêu cầu đối với việc thiết kế trung tâm dich vụ.

Trong phần tính toán, đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán công nghệ đối với trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa, đảm bảo cho trung tâm không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đối với bảo dưỡng – sửa chữa.

Đồ án cũng đưa ra sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong trung tâm.

Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu, kết hợp với khảo sát thực tế tại các trung tâm dịch vụ ủy quyền của Ford tại Hà Nội như Thăng Long Ford, Thanh Xuân Ford…, với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: ………….., cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực, các anh tại trung tâm dịch vụ Thăng Long Ford, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.

Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian của đồ án có hạn nên em không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một trung tâm dịch vụ bảo dưỡng – sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban, Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003.

2. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1995.

3. Trịnh Minh Quang, Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 1977.

4. Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp,  Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp, năm 2003.

5. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế, Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Năm 1989.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"