ĐỒ ÁN THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHUN VỮA DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG

Mã đồ án CKTN00000073
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể máy thiết kế, bản vẽ tách toàn bộ các chi tiết máy thiết kế…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn........... THIẾT KẾ VÀ CHẾ TẠO MÁY PHUN VỮA DÙNG TRONG CÔNG NGHIỆP XÂY DỰNG.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.. 6

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG.. 7

1.1 Xác định nhu cầu và đề ra mục tiêu cho máy phun vữa: 7

1.1.1 Nhu cầu và phân tích nhu cầu: 7

1.1.2 Các tác động của điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật: 8

1.1.3 Mục tiêu đề ra: 9

1.2 Sơ lược về vữa xây dựng: 9

1.2.1 Khái niệm vữa xây dựng: 9

1.2.2 Phân loại vữa xây dựng: 10

1.2.3 Thành phần vữa xây dựng: 11

1.2.4 Các tính chất cơ bản của vữa xây dựng: 13

1.2.5 Tính cấp phối vữa xây dựng: 15

1.3 Một số phương pháp thi công vữa ở công trình xây dựng: 18

1.3.1 Phương pháp thi công vữa thủ công: 18

1.3.2 Phương pháp thi công vữa bằng máy: 18

Chương 2: NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU MÁY PHUN VỮA.. 20

2.1  Phân tích theo cách vận chuyển hỗn hợp vữa: 20

2.2  Phân tích theo kiểu định lượng: 22

2.3 Chọn nguyên lý và kết cấu của máy phun vữa: 29

Chương 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÍT TẢI MÁNG VÍT VÀ THÙNG CẤP LIỆU.

3.1 Phân tích yêu cầu đặt ra: 31

3.2 Vít tải: 32

3.3 Tính toán, thiết kế thùng cấp liệu: 38

Chương 4: TÍNH TOÁN HỆ DẪN ĐỘNG.. 40

4.1 Chọn động loại hộp giảm tốc: 40

4.2 Chọn động cơ điện: 42

4.3Chọn công suất động cơ: 42

Chương 5: TÍNH TOÁN CÁC PHẦN TỬ CỦA HỘP GIẢM TỐC.. 47

5.1Tính chọn hộp giảm tốc theo tiêu chuẩn có sẵn: 47

5.2 Phân phối tỷ số truyền: 48

5.3 Tính các thông số trên trục: 50

Chương 6: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM NGHIỆM CHI TIẾT TRONG HỘP GIẢM TỐC   59

6.1 Bộ truyền bánh răng: 59

6.1.1 Tính toán , kiểm nghiêm bộ truyền bánh răng cấp nhanh: 59

6.1.2Tính toán , kiểm nghiệm bộ truyền bánh răng cấp chậm: 63

6.2 Chi tiết trục: 67

6.2.1 Định kết cấu cho các trục và tính toán kiểm nghiệm trục: 67

6.2.2 Vật liệu chế tạo trục: 67

6.2.3 Tải trọng tác dụng lên trục: 70

6.2.4 Xác định đường kính và chiều dài các đoạn trục: 70

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN.. 78

7.1 Kết luận: 78

7.2 Định hướng phát triển: 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 80

PHỤ LỤC.. 81

MỞ ĐẦU

  Nước ta là một nước đang phát triển và đang trong thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2020 sẽ cơ bản trở thành một nước công nghiệp. Cho nên vấn đề đầu tư phát triển công nghiệp là một vấn đề cấp bách được đặt lên hàng đầu.

  Cùng với sự phát triển của thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế, đất nước ta đang đổi mới và bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa; vừa xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật, vừa phát triển nền kinh tế đất nước. Hiện nay nước ta đang xây dựng và phát triển các khu công nghiệp, khu đô thị, văn phòng và nhiều công trình xây dựng khác. Do đó, ngành xây dựng đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.

  Trong xu thế phát triển của ngành xây dựng thì việc ứng dụng máy móc kỹ thuật vào các công trình là không thể thiếu.Các công ty xây dựng đã đẩy mạnh đầu tư máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng xuất và chất lượng cũng như rút ngắn thời gian thi công các hạn mục trong xây dựng. Trong đó, việc thi công vữa như trát tường, sửa chữa kết cấu, xây đường hầm, hồ bơi, trang trí là một  trong những khâu hết sức quan trọng, nó trực tiếp ảnh hưởng đến chất lượng cũng như về mặt thẩm mỹ trong xây dựng.

  Hiện tại máy phun vữa là một loại máy móc hết sức mới mẻ trong thị trường Việt Nam, nên việc nghiên cứu thiết kế máy phun vữa hứa hẹn sẽ là một tài liệu chuyên môn hữu ích cho việc phát triển máy phun vữa đáp ứng nhu cầu hiện nay, cũng như các đề tài nghiên cứu sau này.

  Đề tài này nhằm mục đích: “Thiết kế và chế tạo máy phun vữa dùng trong các công trình xây dựng”. Với đề tài này chúng em nghiên cứu hy vọng sẽ đóng góp chút ít công sức của mình cho việc cơ khí hóa khâu phun vữa trong các công trình xây dựng.

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG

1.1  Xác định nhu cầu và đề ra mục tiêu cho máy phun vữa

1.1.1 Nhu cầu và phân tích nhu cầu

1.1.1.1Nhu cầu:

Trong thời kì công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước thì ngành xây dựng có vai trò rất quan trọng.Trong đó khâu thi công vữa bằng phương pháp phun đang là một nhu cầu thiết thực nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cũng như rút ngắn thời gian thi công.

1.1.1.1Phân tích nhu cầu :

Các công trình xây dựng cần sử dụng vữa ở nhiều khâu nên có thiết bị phun vữa sẽ mang lại nhiều thuận lợi.

Nhu cầu này xuất hiện ở các công trình có yêu cầu nhanh chóng, đảm bảo chất lượng.

Nhu cầu này đang và sẽ tồn tại lâu dài.

1.1.2  Các tác động của điều kiện xã hội, kinh tế, kỹ thuật

1.1.2.1 Điều kiện xã hội:

Trong khâu thi công vữa bằng phương pháp thủ công ở các công trình xây dựng còn gặp nhiều vấn đề như:

Công việc nặng nhọc, hầu hết các công việc được thực hiện bằng tay từ khâu trộn vữa, vận chuyển vữa lên cao để trát tường, đặc biệt người công nhân trát tường phải thực hiện các động tác thường xuyên và liên tục nên rất nặng nhọc.

1.1.2.2Điều kiện kỹ thuật:

Về kỹ thuật thì các nhà thiết kế chế tạo có thể giải quyết vấn đề này.

Việc áp dụng cơ khí hóa, tự động hóa trong ngành xây dựng đang là xu hướng chung.

1.1.3 Mục tiêu đề ra

    Đề tài này nhằm mục tiêu: Giúp con người giảm bớt những công việc nặng nhọc, tránh tai nạn lao động, nâng cao năng suất lao động và chất lượng thi công, tăng tính thẩm mỹ

1.2  Sơ lược về vữa xây dựng

1.2.1 Khái niệm vữa xây dựng

Vữa xây dựng là một loại vật liệu kết dính hỗn hợp mác thấp (M3 đến M10) gồm có xi măng porland, cát mịn có hàm lượng oxit - silic (SiO2 = 90 đến 95%) và vôi tôi - Ca(OH)2. Các thành phần này được nhào trộn theo tỷ lệ thích hợp, khi mới nhào trộn hỗn hợp có tính dẻo gọi là hỗn hợp vữa, sau khi cứng rắn có khả năng chịu lực gọi là vữa. Tùy theo yêu cầu sử dụng và khả năng đáp ứng của xi măng portland mà thành phần của vữa xây dựng có thể như sau:

-  Xi măng portland (0 đến 20%).

-  Vôi tôi – Ca(OH)2 (0 đến 20%).

-  Cát đen hoặc cát vàng loại mịn (60 đến 80%).

1.2.2 Phân loại vữa xây dựng

Vữa xây dựng có thể phân ra thành 4 loại chính là: vữa xây, vữa trát, vữa chống thấm, và vữa trang trí.

Vữa xây là loại vữa được sử dụng nhiều nhất. Trong vữa xây có thể chia làm 2 loại là vữa xây gạch và vữa xây đá bao gồm cả vữa xây đá hộc và gạch block không nung từ xi măng – cát vàng – sỏi cuội loại nhỏ hoặc gạch block từ tro xỉ nhiệt điện và vôi tôi.

1.2.4   Các tính chất cơ bản của vữa xây dựng

1.2.4.1Tính bám dính:

Tính bám dính của vữa biểu thị khả năng liên kết của nó với vật liệu xây, trát, v.v… Nếu vữa bám dính kém sẽ ảnh hưởng đến độ bền của sản phẩm và năng suất thi công.

Tính bám dính của vữa phụ thuộc vào số lượng, chất lượng của chất kết dính và tỷ lệ pha trộn, khi trộn vữa phải cân đong đủ liều lượng vật liệu thành phần, phẩm chất của vật liệu phải đảm bảo tốt đồng thời vữa phải được trộn đồng đều, kỹ.

Ngoài ra tính bám dính của vữa còn phụ thuộc vào độ nhám, độ sạch, độ ẩm của vật liệu xây, mặt trát, láng, lát, ốp.

1.2.4.2Tính chống thấm:

Vữa trát ở mặt ngoài khối xây của công trình chịu áp lực nước cần phải có tính chống thấm tương ứng.

Tính chống thấm được xác định bằng cách cho mẫu vữa dày 2cm chịu áp lực nước lúc đầu 0,5 atm, sau 1 giờ tăng lên 1 atm, sau 2 giờ tăng 1,5 atm, sau 3 giờ tăng 2 atm rồi để 24 giờ mà nước không thấm qua thì coi là vữa có tính chống thấm.

Chương 2: NGUYÊN LÝ VÀ KẾT CẤU MÁY PHUN VỮA

2.1  Phân tích theo cách vận chuyển hỗn hợp vữa

2.1.1  Vận chuyển bằng khí động

Nguyên tắc hoạt động của máy vận chuyển bằng khí nén (Hình 2.1) là dùng dòng khí để vận chuyển vật liệu trong ống ở trạng thái lơ lửng.Hệ thống vận chuyển bằng khí có thể chuyển vật liệu lên cao tới 100m và có thể vận chuyển xa tới 2000m.

2.1.2   Vận chuyển bằng nguyên tắc ép nén\

Nguyên tắc hoạt động của máy vận chuyển bằng nguyên tắc ép nén (Hình 2.2) là sử dụng áp suất lớn đẩy vật liệu di chuyển trong đường ống tới nơi công tác.

2.2.5 Kiểu piston tay quay – thanh truyền

Máy phun vữa định lượng theo kiểu piston tay quay – thanh truyền (Hình 2.5) hoạt động theo nguyên tắc nén ép bằng áp suất cao được tạo ra do nhiều cặp pittong xilanh bơm liên tục khi chúng tịnh tiến nhờ tay quay – thanh truyền. Piston và xi lanh có nhiệm vụ nạp vữa ướt và tạo ra áp suất đẩy. Nên loại máy này rất thích hợp khi nạp liệu ban đầu là hỗn hợp vữa ướt và thường sử dụng ở các công trình lớn.

2.3 Chọn nguyên lý và kết cấu của máy phun vữa

 Qua quá trình phân tích chúng tôi thấy cấu tạo của máy phun vữa kiểu trục vít sẽ phù hợp với thực trạng ở Việt Nam hơn so với các loại máy khác, do nó có các ưu điểm sau:

-  Cấu tạo của máy đơn giản nên dễ gia công chế tạo trong nước cũng như mua phụ tùng thay thế.

- Nhờ máy có cấu tạo đơn giản nên giá thành cũng thấp so với các loại khác.

- Đường kính cốt liệu được sử dụng có kích thước nhỏ nên dùng kiểu trục vít thì rất phù hợp.

Sử dụng máy phun vữa trục vít sẽ ít thất thoát vữa cũng như ít bụi nên môi trường làm việc cũng đảm bảo hơn.

Chương 3: TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ VÍT TẢI MÁNG VÍT VÀ THÙNG CẤP LIỆU

3.1 Phân tích yêu cầu đặt ra

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều dòng máy và kết cấu phun vữa khác nhau. Nhưng đều đựa trên một nguyên lý chung là dựa trên năng suất (hay còn gọi là lưu lượng) của vữa xây dựng và cùng với dòng áp suất của khí nén để tạo dòng liên kết, để bắn vữa xây bám dính lên tường.

 Năng suất (lưu lượng), tấn/h, thường được mọi người sử dụng nhiều nhất vào khoảng 6 đến 10 tấn/h. Trên cơ sở đó, nhóm đã lựa chọn và chọn ra năng suất Q = 6 tấn/h để bắt đầu tính toán.

3.2  Vít tải

Khái niệm:

Vít tải là vít xoắn dùng để đẩy vật liệu chuyển động dọc theo máng. Hình dạng và kết cấu của cánh xoắn phụ thuộc vào mục đích sử dụng để vận chuyển các loại vật liệu khác nhau.

Vít tải xoắn gồm nhiều đoạn vít nối với nhau, chiều dài mỗi đoạn không quá 3m.Mỗi đoạn vít xoắn gồm có trục và cánh xoắn hàn với trục.Cánh xoắn gồm nhiều đoạn hàn với nhau, chiều dài mỗi đoạn bằng 1 bước xoắn.Người ta chế tạo cánh xoắn bằng cách dập.Trục vít tải xoắn được chế tạo bằng thép ống, đầu mỗi đoạn ống có hàn một mặt bích bằng thép có các lỗi để bắt các mặt bích của ổ treo trung gian.

Phân loại:

Khi vận chuyển các loại vật liệu có dạng bột, hạt nhỏ và trung bình rời khô mịn như: xi măng, tro, bột, cát khô thì dùng vít có cánh xoắn liền trục (hình 3.2 – a). Loại này cho năng suất vận chuyển cao. Hệ số điền đầy  và tốc độ quay của vít từ .

3.1.2 Tính toán, thiết kế thùng cấp liệu

 Để máy phun làm việc liên tục thì phải đảm bảo cung cấp đầy đủ vật liệu cho máy phun. Do đó thùng cấp liệu của vít tải có thể tính cho khoảng 10 phút ta mới cấp liệu 1 lần trong trường hợp vít tải định lượng năng suất 6T/h.

Chương 4: TÍNH TOÁN HỆ DẪN ĐỘNG

4.1  Chọn động loại hộp giảm tốc

Trong các hệ dẫn động cơ khí thường sử dụng các bộ truyền bánh rang hoặc trục vít dưới dạng một tổ hợp biệt lập được gọi là hộp giảm tốc. Hộp giảm tốc là cơ cấu truyền động bằng ăn khớp trực tiếp, có tỷ số truyền không đổi và được dùng để giảm vận tốc góc và tăng momen xoắn.

Tùy theo loại truyền động trong hộp giảm tốc, người ta phân ra: hộp giảm tốc bánh răng trụ; hộp giảm tốc bánh răng côn hoặc côn – trụ; hộp giảm tốc trục vít; trục vít – bánh răng hoặc bánh răng – trục vít; hộp giảm tốc bánh răng hành tinh … So với các loại hộp giảm tốc khác thì hộp giảm tốc bánh răng trụ có các ưu điểm: tuổi thọ và hiệu suất cao; kết cấu đơn giản; có thể sử dụng trong một phạm vi rộng của vận tốc. Vì vậy sử dụng hộp giảm tốc bánh răng trụ được coi là phương án tối ưu nhất.

4.3  Chọn công suất động cơ

4.3.1 Các thông số ban đầu

- Lực dọc trục: F = 435,7 (N)

- Công suất trên vít tải :

- Momen xoắn trên vít tải

- Số vòng quay: ( vg/ph)

- Đường kính vít tải : D = 200 (mm)

4.3.5 Kiểm tra điều kiện mở máy của động cơ

Khi khởi động, động cơ sinh ra cần 1 công suất đủ lớn để thắng sức ỳ của hệ thống.Vì vậy cần kiểm tra điều kiện mở máy cho động cơ.

=> Như vậy động cơ 4A71B6Y3 thỏa mãn điều kiện làm việc đã đặt ra.

Chương 5: TÍNH TOÁN CÁC PHẦN TỬ CỦA HỘP GIẢM TỐC

5.1  Tính chọn hộp giảm tốc theo tiêu chuẩn có sẵn

Căn cứ vào momen xoắn trên trục ra của hệ thống vít tải đã tính toán có  = 47365,5 (N.mm) để ta chọn hộp giảm tốc cho hệ thống vít tải trên.

Tra bảng 3 (Hộp giảm tốc tiêu chuẩn – Vũ Ngọc Pi) với momen trên trục ra  = 47365,5 (N.mm) , ta chọn hộp giảm tốc có ký hiệu HGT Ц2У - 100, momen xoắn trên trục  = 250 (N.m) = 250000 (N.mm)

5.3.4 Thiết kế bộ truyền ngoài hộp

Với bộ truyền ngoài hộp ta có thể sử dụng bộ truyền đai hoặc bộ truyền xích

5.3.4.1 Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền đai:

Ưu điểm:

- Làm việc êm và không ồn.

- Giữ được an toàn cho các chi tiết máy và động cơ khi bị quá tải nhờ hiện tượng trượt trơn.

- Có thể truyền chuyển động cho nhiều trục.

- Kết cấu đơn giản, dễ bảo quản, giá thành hạ.

Nhược điểm:

- Khuôn khổ và kích thước lớn.

- Tỉ số truyền không ổn định, hiệu suất thấp vì có trượt đàn hồi .

-  Lực tác dụng lên trục và ổ lớn do phải căng đai.

5.3.4.2 Ưu, nhược điểm và phạm vi sử dụng của bộ truyền xích:

Ưu điểm:

- Có thể truyền chuyển động giữa các trục cách nhau tương đối lớn

- Khuôn khổ kích thước nhỏ hơn bộ truyền đai

-  Không có hiện tượng trượt như truyền động đai.

- Có thể cùng một lúc truyền chuyển động cho nhiều trục.

- Lực tác dụng lên trục nhỏ hơn truyền động đai vì không cần căng xích với lực căn ban đầu.

Nhược điểm:

- Do có sự va đập khi vào khớp nên có tiếng ồn khi làm việc, vì vậy không thích hợp với vận tốc cao.

- Đòi hỏi chế tạo, lắp ráp chính xác hơn so với bộ truyền đai. Yêu cầu chăm sóc và bảo quản thường xuyên.

- Vận tốc và tỉ số truyền tức thời không ổn định.

Chương 6: TÍNH TOÁN VÀ KIỂM NGHIỆM CHI TIẾT TRONG HỘP GIẢM TỐC

6.2 Chi tiết trục

6.2.1 Định kết cấu cho các trục và tính toán kiểm nghiệm trục

Cơ sở định kết cấu cho trục:

Lý lịch hộp giảm tốc tiêu chuẩn đã cho kích thước đường kính trục I tại vị trí lắp ổ lăn là Þ20 , trục II là Þ25 , trục III là  Þ35 , dựa trên thông số kích thước chiều rộng hộp giảm tốc đã cho, kích thước đường kính trục được xác định như sau .

Kết cấu trục được xác định theo dạng trục bậc , các đường kính nhỏ dần về hai đầu , khởi đầu từ đường kính tại vị trí lắp ổ bi , và các đường kính tiếp theo được lấy tăng lên (về phía trong) hoặc giảm (nếu về phía ngoài), các giá trị đường kính được lấy theo giá trị tiêu chuẩn .

Chiều dài các đoạn trục được xác định căn cứ vào khoảng cách giữa 2 gối đỡ, chiều rộng bánh răng , chiều rộng ổ, khoảng cách giữa các chi tiết quay với nhau , khoảng cách giữa các chi tiết quay với chi tiết cố định …

6.2.2 Vật liệu chế tạo trục

Với chế độ chịu tải trọng trung bình , trục trong hộp giảm tốc được làm bằng vật liệu thép 45 thường hóa hoặc tôi cải thiện , hoặc thép 40X  tôi cải thiện. Ở đây ta chọn vật liệu để chế tạo trục là thép 45 tôi cải thiện có:

Độ rắn: HB 192…240

Giới hạn bền:

Giới hạn chảy:

Dựa theo đường kính các trục, tra bảng 10.2 (Thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1) để xác định gần đúng được chiều rộng ổ lăn.

d1=20 mm => b01=15 mm

d2=25mm =>  b02= 17 mm

d3=35mm =>  b03 = 19 mm

Chiều dài các mayơ.

Chiều dài mayơ nửa khớp nối, chọn trục vòng đàn hồi. (Thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1)

lm12= (1,4...2,5)d1 = 28...50 mm, chọn: lm12=30mm

- Chiều dài mayơ bánh răng nhỏ cấp nhanh.(ct10.10tr189_1).

lm13= (1,2...1,5)d1 = 24...30 mm, chọn: lm13=30 mm

- Chiều dài mayơ bánh răng lớn cấp nhanh.

lm22= (1,2...1,5)d2 = 30...37,5 mm, chọn: lm22=30 mm

- Chiều dài mayơ bánh răng nhỏ cấp chậm.

6.2.4 Xác định đường kính và chiều dài các đoạn trục

Trục I:

Lực tác dụng lên trục 1:  

-  Lực từ khớp nối:  Fx12  = 408  N

-  Lực từ bánh răng 1 tác dụng

Fy1 = 182,6  N 

Fx1 =74,9 N

Fz1  =59,9 N

- Mômen uốn : Ma1=(Fa1.d1)/2 =(59,9.53)/2 =1587,35 Nmm

Trục II:

Lực tác dụng lên trục 2

Fy22 = 182,6  N ,Fy23  = 573,1 N

Fx22 = 74,9 N; Fx23  = 234,6 N

Fz22 = 59,9 N; Fz23= 197,7 N

-  Mômen uốn:

Ma22 = (Fa22.d1)/2 =(59,9.107)/2 =3204,65Nmm

Ma23=(Fa23.d2)/2=(197,7.34)/2=6721,8 Nmm

Trục III:

Lực tác dụng lên trục 3

Fy3  = 573,1 N

Fx3  = 234,6 N

Fz3= 197,7 N

- Mômen uốn: Ma3=(Fa3.d2)/2=(197,7.170)/2 = 16804,5 Nmm

Chương 7: KẾT LUẬN VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

7.1  Kết luận

Vít tải được ứng dụng trong vận chuyển vữa xây dựng đã làm giảm rất nhiều sức lao động trong việc vận chuyển cũng như định lượng vữa xây dựng. Máy vừa làm chức năng vận chuyển vừa là thiết bị định lượng liên tục phù hợp với yêu cầu công nghệ.

Vít tải có cấu tạo đơn giản, lắp đặt dễ dàng, các bộ phận hợp thành có khối lượng không lớn, kết cấu gọn nhẹ nên vận chuyển nhẹ nhàng thuận tiện.

Việc đinh lượng cấp liệu của vít tải được thực hiện nhờ vào cửa nạp liệu và cửa xả liệu trên máng vít.

Với những kết quả thực tế hoạt động cho thấy sự phù hợp của những thông số tính toán và thông số làm việc thực tế. Vậy vít tải nằm ngang được thiết kế ứng dụng trong vận chuyển vữa xây dựng đã đạt kết quả rất tốt, đáp ứng được nhu cầu thay thế sức laođộng chân tay của doanh nghiệp.

7.2  Định hướng phát triển

Với những kết quả đạt được ban đầu của đề tài là đưa vít tải vào ứng dụng trong dây truyền vận chuyển vữa xây dựng. Đề nghị tiếp tục theo dõi bổ sung hoàn chỉnh từ thiết kế, chế tạo đến vận hành.

Trong quá trình vận hành khai thác sử dụng hệ thống cần lưu ý một số điểm quan trọng sau:

Vận hành hệ thống đúng qui định, tránh để hệ thống bị quá tải.

Quá trình bảo dưỡng phải được tiến hành đúng thời gian qui định và thay thế nếu cần.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trịnh Chất, Lê Văn Uyển - Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí tập 1, 2–Nhà xuất bản giáo dục.(1)

2. PGS.TS Phạm Duy Hữu, TS. Ngô Xuân Quảng, Mai Đình Lộc - Vật liệu xây dựng –Nhà xuất bản giao thông vận tải, 2007. (2)

3. PGS.TS Hoàng Văn Phong - Công nghệ chế tạo xi măng, bê tông, bê tông cốt thép và vữa xây dựng –Nhà xuất bản giáo dục.(3)

4. TS. Vũ Ngọc Pi - Hộp giảm tốc tiêu chuẩn –Thái Nguyên, 07/2011.(4)

5. Phạm Huy Chính -Tính toán sử dụng các thiết bị nâng chuyển –Nhà xuất bản xây dựng, Hà Nội - 2008.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"