ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XE KHÁCH HYUNDAI COUNTY 29 CHỔ NGỒI - PHẦN TỔNG QUAN

Mã đồ án OTTN000000095
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ khung xương tổng quan xe thiết kế, bản vẽ khung xương mảng nóc, bản vẽ khung xương mảng sàn, bản vẽ khung xương mảng thành trái, bản vẽ khung xương mảng thành phải, bản vẽ khung xương mảng đầu và mảng đuôi…); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ XE KHÁCH HYUNDAI COUNTY 29 CHỔ NGỒI- PHẦN TỔNG QUAN.

Giá: 1,150,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................2

CHƯƠNG 1: LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT…………....................3

1.1. Xu hướng phát triển ôtô khách............................................................3

1.2. Thực trạng công tác thiết kế và chế tạo ôtô khách ở Việt Nam............4

1.3. Giới thiệu các loại khung vỏ ôtô khách.................................................5

1.4. Giới thiệu chung về xe khách Hyundai 29 chỗ………………….....…...7

1.5. Lựa chọn phương án thiết kế...............................................................8

CHƯƠNG 2: THIẾT KẾ TUYẾN HÌNH………………………………....……12

2.1. Xây dựng các thông số hình học và bố trí trên xe……………............12

2.2. Tính toán trọng lượng và phân bố tải trọng…………………....…….....20

CHƯƠNG 3 : TÍNH ỔN ĐỊNH………………………………………......…..…24

3.1. Xác định tọa độ trọng tâm....................................................................24

3.2. Xác định bán kính quay vòng của ô tô..................................................26

3.3. Tính toán kiểm tra ổn định....................................................................28

CHƯƠNG 4 : TÍNH BỀN KHUNG XE………………………...............……..31

4.1.Kếtcấu…………………………………………………………............……31

4.2.Kiểm tra bền…………………………………………………............……33

KẾT LUẬN……………………………………………………................……49

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………...............….50

LỜI NÓI ĐẦU

Ngày nay cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế quốc dân nhu cầu vận tải chung và vận tải hành khách nói riêng của nước ta ngày càng tăng nhanh. Vận chuyển hành khách một mặt vừa đảm bảo về mặt thời gian và chất lượng phục vụ mặt khác phải đảm bảo an toàn, bền vững của xe.

Để đáp ứng nhu cầu hiện nay các phương tiện vận tải đều phát triển nhanh chóng, trong đó đường bộ phát triển chính là ngành công nghiệp ôtô Việt Nam. Ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đang dần dần chuyển từ xu thế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc sang việc chế tạo đóng mới xe ngay trong nước. Chính việc làm này đã và góp phần giảm chi phí vận tải.

Tuy nhiên do đặc thù của nền kinh tế sự phát triển của KHKT trong nước chúng ta mới chỉ tập chung chế tạo các chi tiết bộ phận tổng thành đơn giản. Do chính sách của chính phủ cho đến nay hầu hết các hãng ôtô nổi tiếng hàng đầu trên thế giới như: TOYOTA; FORD; MERCEDER-BENZ; NISSAN; HYUNDAI; GM …đều đã gián tiếp hoặc trực tiếp đầu tư hoặc chuyển giao công nghệ sản xuất lắp ráp các loại xe có chất lượng cao phù hợp với thị trường Việt Nam trong đó đặc biệt là xe khách .Chính vì thế trong việc thiết kế khung vỏ xe khách là phù hợp với trình độ kỹ thuật của ngành cơ khí Việt Nam .

Được sự giúp đỡ của Thầy giáo : ……………… em xin chọn đề tài : “thiết kế xe khách Hyundai  county 29 chỗ ngồi” nhằm góp một số phần nhỏ vào sự phát triển của ngành công nghiệp ôtô Việt Nam.

Sau một thời gian làm việc với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự chỉ bảo và giúp đỡ tận tình của thầy giáo : ……………… và các thầy giáo trong bộ môn và công ty cơ khí ôtô 3-2 đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế cho nên em không tránh khỏi được những sai xót. Rất mong được sự đóng góp của các thầy và các bạn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !                          

                                                                                                               ……,ngày ....  tháng …. năm 20…..

                                                                                                               Sinh viên thực hiện

                                                                                                             ……………..

CHƯƠNG 1: LUẬN CHỨNG KINH TẾ KỸ THUẬT

1.1. Xu hướng phát triển ôtô khách

1.1.1. Tình hình phát triển xe khách trên thế giới

Sự ra đời từ đầu thế kỷ 18 ngành công nghiệp ôtô phát triển khá nhanh và không ngừng được cải tiến về phương diện kỹ thuật lẫn thẩm mỹ phù hợp với yêu cầu của xã hội hiện đại.

Với mức độ tăng dân số và nhu cầu đi lại của hành khách tăng khá nhanh dẫn đến sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông, trong khi cơ sở hạ tầng như đường xá bến bãi không thể đáp ứng được gây ra ùn tắc. Do đó việc sử dụng xe khách có ý nghĩa rất lớn trong việc giải quyết tình trang hiện nay.

1.1.2. Tình hình phát triển ôtô khách ở Việt Nam

Việc vận chuyển bằng xe khách ở nước ta đã có từ lâu, chủ yếu là của các cơ quan, doanh nghiệp Nhà nước. Xe của các doanh nghiệp vận tải chủ yếu là vận tải hành khách từ tỉnh này sang tỉnh khác, còn xe của các cơ quan thì dùng để đưa đón cán bộ công nhân viên của mình.

Ngoài ra các công ty cũng cải tiến cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam. nhưng tỷ lệ nội địa hoá chưa cao.Thực tế đòi hỏi các nhà chế tạo phải cải tiến xe sao cho phù hợp với điều kiện thực tế trong nước và bắt kịp với sự phát triển ngành công nghiệp ô tô trên thế giới.

1.2. Thực trạng công tác thiết kế và chế tạo ôtô khách của VN

Đối với Việt Nam nền công nghiệp ôtô nước ta phát triển chưa mạnh, chúng ta chưa thể sản xuất  ôtô nguyên chiếc mà chỉ dừng lại ở việc sản suất, lắp ráp trên cơ sở sát xi nhập ngoại và nội địa hoá một phần.

1.3. Sơ lược về khung vỏ ôtô khách

Khung vỏ ôtô nói chung và khung vỏ xe khách nói riêng là hệ thống chịu lực , nhận và truyền đến tất cả các lực cũng như phản lực trong quá trình chuyển động , là nơi lắp đặt các cụm chi tiết , tổng thành , các hệ thống của ôtô như động cơ , hệ thống truyền lực , hệ thống treo , hệ thống lái và các thiết bị phụ trợ chuyên dùng. Ca bin, thùng xe, giá để hành lý …. Giữ cho các cụm chi tiết này có một vị trí nhất định với nhau.

Các kết cấu khung vỏ ôtô khách thường gặp:

Chủ yếu chia ra làm 2 loại chính :

1) Loại khung vỏ kết hợp.

Khung vỏ vừa chịu tự trọng, tải trọng và toàn bộ lực tác dụng lên xe trong quá trình chuyển động. Loại này có ưu điểm là rất cứng vững tự trọng giảm, tuy nhiên do công nghệ chế tạo phức tạp đòi hỏi chi phí lớn cho đầu tư sản xuất. 

2) Loại khung vỏ độc lập

 Loại khung vỏ độc lập : khung chịu tất cả các lực tác động đến là lực cản của không khí và khả năng gia tốc của xe, trọng lực bản thân. Loại này vỏ nối với khung bằng các khớp nối mềm, độ cứng của khung rất lớn so với độ cứng của vỏ do đó vỏ không chịu tác dụng của ngoại lực khi khung bị biến dạng. 

1.4. Giới thiệu chung về ôtô khách county 29 chỗ

Ô tô với đặc điểm là có tính cơ động và linh hoạt cao đã trở thành phương tiện rất cần thiết trong ngành giao thông vận tải. Ô tô đã đóng góp một vai trò chính trong phát triển công nghiệp và kinh tế, đồng thời nó còn là phương tiện nâng cao tiện nghi đời sống con người và hỗ trợ giao lưu, phát triển văn hóa xã hội.

1.5 . Lựa chọn phương án thiết kế

Từ những ưu nhược điểm và thực trạng thiết kế, sản xuất và lắp ráp ô tô ở nước ta em đã chọn phương án thiết kế xe khách Hyundai County 29 chỗ trên cơ sở sát xi  HUYNDAI COUNTYLONG BODY nhập khẩu từ Hàn Quốc.Với các yêu cầu chính khi thiết kế là:

- Giữ nguyên toàn bộ động cơ, hệ thống truyền động và các cơ cấu điều khiển của ô tô sát xi như: Sát xi, động cơ, hộp số, cát đăng, trục trước, cầu sau, các hệ thống phanh, treo, lái.

- Không làm ảnh hưởng đến chất lượng, độ bền của sát xi.

- Đảm bảo các thông số về bước ghế, khoảng cách từ sàn xe đến trần xe, chiều cao cửa xe, chiều rộng ghế khách theo quy định của tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) và các tiêu chuẩn hiện hành có liên quan.

- Đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, mỹ thuật, kinh tế và yêu cầu sử dụng của ô tô.

- Phù hợp với yêu cầu vật tư và công nghệ trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay.

Thông số kỹ thuật của xe ôtô săt xi HUYNDAI COUNTYLONG BODY như bảng 1.1.

CHƯƠNG  2: THIẾT KẾ TUYẾN HÌNH

2.1. Xây dựng các thông số hình học,bố trí trên xe

Khi chọn đề tài mục tiêu thiết kế khung vỏ xe khách dựa trên sătxi có sẵn bằng việc nhập khẩu sắt xi.Việc thiết kế khung vỏ là kết hợp khung vỏ để đảm bảo trong quá trình chuyển động cả khung và vỏ đều chịu được tất cả các lực. Chính vì vậy, đề tài của em đáp ứng được nhu cầu cần thiết hiện nay dần dần cải tiến được hệ thống xe khách của mình và dần dần các linh kiện trong ôtô mang thương hiệu của Việt Nam.

2.1.1. Các thông số hình học

2.1.1.1. Những kích thước tổng thể của ôtô khách

1)  Chiều dài đầu xe ( lđầu) :

Không vượt quá (3035)%L

Trong đó : L là chiều dài cơ sở.

Do ôtô cơ sở là(County long body) nên có L = 4085(mm)

Suy ra chọn lđầu = 1220(mm)

3)  Chiều dài toàn bộ

ZLtb=lđầu+L+lđuôi

Trong đó : 

Ltb : Là chiều dài toàn bộ

Lđầu  : Là chiều dài đầu

Lđuôi : Là chiều dài đuôi

åLtb = 1220 + 4085 + 1795= 7100(mm)

5) Chiều rộng toàn bộ (Btb)

 Btb= Bghế + Blối đi dọc + B ghế thành xe + Bthành xe

Chiều dày thành xe thay đổi thành trong phạm vi 40-70 mm theo tài liệu[1]

Ta chọn 50 mm

B tb ­=800 x2+330+50x2+10x2=2050 (mm)

2.1.1.2. Thiết kế tạo hình dáng ôtô

Những phần trên ta đã xác định được sơ bộ khả năng chất tải của ôtô thiết kế (số hành khách và hành lý) theo các tiêu chuẩn diện tích chỗ ngồi, diện tích lối đi

Sơ bộ ta đã xác định được những kích thước sau :

+ Tổng chiều dài toàn xe 7100 (mm)

+ Tổng chiều cao toàn xe : 2750 (mm)

+ Mặt cắt ngang xe : 2050 (mm)

+ Chiều cao từ mặt sàn tới đất : 950(mm)

2.1.2. Bố trí trên xe

2.1.2.1. Phương án bố trí cửa lên xuống

Thiết kế 1 cửa lên xuống để dễ kiểm xoát phù hợp với loại xe chở khách trung bình và đường ngắn 

Với quãng đường ngắn em chọn một cửa lên phù hợp với địa hình và đường phố ở nước ta là nhỏ và hẹp không thuận tiên cho xe có nhiều chỗ nên lựa chọn xe vừa đảm bảo không bị ách tách giao thông.

2.1.2.3. Ghế hành khách

Theo tài liệu[2]:

Chiều rộng mặt ghế cho 01 chỗ ngồi của các loại ghế đảm bảo tiêu chuẩn

400x400 (mm)

- Chiều cao từ sàn ôtô đến mặt đệm ngồi khoảng 400 - 500 (mm)  => chọn 420(mm)

- Bước ghế không nhỏ hơn 630mm chọn 687 (mm)

- Lối đi dọc đối với ôtô khách cỡ nhỏ trung bình không nhỏ hơn 300 (mm)

=> chọn 330 (mm)

Ô tô khách 29 chổ bố trí các hàng ghế theo chiều dọc xe, phương án bố trí ghế như sau: 

+ Dãy bên trái gồm 05 hàng ghế 02 chỗ ngồi + 01 ghế ghập, 01 hàng ghế 1 chỗ ngồi + 01 ghế ghập và 01 ghế lái xe.

+ Dãy bên phải gồm 05 hàng ghế đơn, 01 hàng ghế 01 chỗ ngồi + 01 ghế ghập.

+ Dãy ghế cuối cùng gồm 04 chỗ ngồi.

2.1.2.5. Số lượng cửa ra vào và cửa sổ (cửa thoát hiểm). Vị trí và kích thước cơ bản của cửa

1) Cửa ra vào

Ôtô thiết kế có 01 cửa dành cho hành khách và 01 cửa bên trái dành cho lái xe.

- Cửa dành cho hành khách là loại hai cánh gập về một phía.

- Chiều rộng lòng cửa không được nhỏ hơn 650 (mm).

- Chiều cao lòng cửa (từ bậc lên xuống đến mép trên cửa ra vào khoang hành khách) đối với các ôtô khách có số chỗ ngồi từ 16 chỗ trở lên không nhỏ hơn 1700 (mm).

2) Cửa sự cố (cửa thoát hiểm)

Để đảm bảo an toàn khi có sự cố ôtô khách kiên tỉnh có số chỗ ngồi từ 17 chỗ đến 30 chỗ thì số cửa tối thiểu là 4 cửa => chọn 4 cửa.

Cửa sự cố được phân làm hai loại : Cửa sự cố đóng mở được và cửa sự cố phá vỡ được. ở đây em chọn cửa sự cố phá vỡ được.

Bên cạnh cửa sự cố có đặt dụng cụ phá vỡ.

2.2. Tính toán trọng lượng và phân bố tải trong

2.2.1. Phân bố trọng lượng khi xe không tải

- Trọng lượng bản thân Ôtô sátxi khách HUYNDAI COUNTY LONG BODY: Gsx= 2025  [KG]

-  Ô tô thiết kế tham khảo phần khung vỏ của xe ô tô khách COUNTY HD 29 E3 do Công ty cổ phần cơ khí ô tô 3-2 Sản xuất.Trọng lượng của khung vỏ - điều hòa lấy từ ô tô tham khảo: GKV-DH = 1965 [KG]

- Trọng lượng bản thân của Ôtô khách 29 chỗ

 G = Gsx  + Gkvs + Ggh  = 2025 + 1965+232 = 4222(KG)

-  Trọng tải của Ôtô khách:

Ta có: Q = n( Ghk-hl + Ghl )  (KG)

-  Trọng lượng toàn bộ của Ôtô buýt.

Go = G + Q = 4222 + 2030 = 6252 (KG)

Chọn trọng tâm tương đối của ghế ngồi cách mép trước của ghế là 310 [mm]. ta có sơ đồ phân bố trọng lượng của xe khi không tải ở hình 2.8

Thế số vào ta được:

Z2 =1287 (KG) => Z1=910(KG)

2.2.2. Phân bố trọng lượng khi xe đầy tải.

Trọng lượng hành khách-hành lý phân bố lên cầu trước và cầu sau.

Ta lấy trọng tâm một người cách mép trước của đệm ghế là 300 [mm], trọng tâm tương đối của khoang hành lý sau xe cách cầu sau 1110 [mm],ta có sơ đồ phân bố trọng lượng của hành khách-hành lý ở hình 2.9

CHƯƠNG 3: CÁC TÍNH TOÁN ỔN ĐỊNH

3.1. Xác định tọa độ  trọng tâm ô tô

Tọa độ trọng tâm ôtô là thông số quan trọng ảnh hưởng tới khả năng ổn định của ôtô. Vì vậy cần xác định vị trí trọng tâm ôtô theo chiều dọc và chiều cao cả khi không tải và đầy tải. Theo chiều ngang ta coi ôtô đối xứng dọc và trọng tâm ôtô nằm trong mặt phẳng đối xứng dọc của ôtô.

3.1.1. Toạ độ trọng tâm theo chiều dọc

Ta xác định toạ độ trọng tâm của ôtô theo sơ đồ tính toán như hình 4-4

+ Không tải G0

Ta có phương trình cân bằng mômen đối với cầu trước:

G02 . L = G0 .a0

→ b0 = L - a0 = 4085 - 2063 = 2022 [mm]

+ Đầy tải Ga

Ta có phương trình cân bằng mômen đối với cầu trước:

G2 . L = Ga . a

→ b = L - a = 4085 - 2444 = 1641 [mm]

3.2. Xác định bán kính quay vòng của ô tô

Từ sơ đồ động học quay vòng của ô tô (hình 4-5), ta có:

+ R0 - Bán kính quay vòng theo điểm O, là giao điểm giữa tâm đối xứng dọc của ôtô và tâm trục sau

R0 = L.cotgq

→ Bán kính quay vòng nhỏ nhất của ô tô Rmin

Rmin = RC = 5,515 [m]

+ Hành lang quay vòng của ô tô, được xác định từ  bán kính quay vòng của điểm bên ngoài cùng ở đầu xe (điểm A) và bán kính quay vòng của điểm trong cùng nằm trên đường vuông góc của tâm trục bánh xe sau (điểm C):

→ Ta có hành lang quay vòng là: HV [m]

HV = RA - RC = 9,23 - 5,515 = 3,719 [m]

3.3 Tính toán kiểm tra ổn định

3.3.1 Tính ổn định dọc ô tô

+ Khi ô tô lên dốc

Khi ôtô lên dốc chuyển động ổn định với tốc độ thấp do vậy các lực cản gió, lực quán tính có thể bỏ qua và ảnh hưởng của lực cản lăn coi như không đáng kể.

- Không tải

tgaL0 = 2,16 → aL0 = 65o21’

- Đầy tải

tgaL = 1,62 → aL = 58o24’

+ Khi ô tô xuống dốc

- Không tải: tgaX0 → aX0 = 65o64’

- Đầy tải: tgaX  → aX = 67o43’

3.3.2 Tính ổn định ngang ô tô

+ Tính ổn định ngang khi xe chuyển động trên đường nghiêng ngang

Giả thiết trị số mômen của các lực quán tính tiếp tuyến Mjn tác dụng trong mặt phẳng ngang khi xe chuyển động không ổn định là nhỏ, có thể bỏ qua Mjn » 0.

tgb = 0,837 => b = 39o91’

+ Tính ổn định ngang khi xe chuyển động quay vòng trên đường nghiêng ngang

Điều kiện để ôtô bị trượt trước khi bị lật đổ là:

 Vj  <  Vn                                                                      (4.2)

jy - Hệ số bám ngang của đường và bánh xe:  jy < 0,837

Nhận xét: Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô thiết kế phù hợp với tiêu chuẩn và điều kiện đường xá thực tế,bảo đảm ô tô hoạt động ổn định trong các điều kiện chuyển động

CHƯƠNG 4: TÍNH BỀN KHUNG XE

4.1. Kết cấu

4.1.1.Kết cấu khung xe

Khung xương ô tô khách được tạo bởi 6 mảng:mảng nóc,mảng sàn,mảng thành trái,mảng thành phải,mảng đầu và mảng đuôi.

Ta có bảng quy cách vật liệu chế tạo khung vỏ xe như bảng.

4.1.2 Mô hình khung xe 3D

Trên cơ sở hình dáng và kích thước khung xe thực tế xây dựng được mô hình khung xe 3D bằng phần mềm Catia. Các thành phần khung xe được xây dựng trong môi trường Part Design, sau đó được lắp ráp thành khung xe hoàn chỉnh.

4.2. Kiểm tra bền khung xe

4.2.1. Giới thiệu phần mền  ANSYS và phương pháp phần tử hữu hạn.

Để giải bài toán kiểm tra bền khung xương xe ta có thể sử dụng phương pháp lực hoặc phương pháp phần tử hữu hạn.

Phương pháp phần tử hữu hạn quan niệm vật thể và kết cấu có thể phân chia thành các phần tử nhỏ hơn, có kích thước hữu hạn và được gọi là các “phần tử hữu hạn”. Vật thể hay hệ kết cấu ban đầu được coi là tập thể nhiều phần tử, được nối với nhau tại một số hữu hạn các điểm “nút”.

4.2.2. Cơ sở lý thuyết tính toán bền khung xe

Khung xe được kiểm nghiệm độ bền trong 3 trường hợp:

-Trường hợp tải trọng thẳng đứng:

Lực thẳng đứng tác dụng lên khung xe do trọng lượng của khung xương, mảng vỏ, ghế, hành khách.

-Phanh trên đường thẳng:

Khung xe ôtô được tính toán bền trong trường hợp bánh xe bó cứng hoàn toàn, đồng thời khi phanh. Do đó, lực phanh tác dụng lên ôtô bằng lực bám, có chiều ngược chiều chuyển động, phương song song với trục dọc ôtô.

Pp = Pφ = G. φ = m.g. φ                                                        

4.2.3. Ứng dụng Ansys kiểm tra bền trong từng trường hợp

4.2.3.1.Trường hợp tải trọng thẳng đứng

4.2.3.1.1. Sơ đồ lực

Lực thẳng đứng tác dụng lên khung xương ôtô do trọng lượng bản thân của khung xương, mảng vỏ, hệ thống điều hòa, đèn trần xe

+ Trọng lượng của vỏ - điều hòa lấy từ ô tô tham khảo là: GV-DH = 465 [kg]

4.2.3.1.2. Ứng dụng ANSYS để kiểm tra

Ta sẽ dùng phần mềm ANSYS để kiểm tra và tính toán lại khả năng làm việc của các chi tiết trong cơ cấu. ta khởi động ANSYS 14.0, sau khi khởi động ta có giao diện chương trình như hình.

a. Xây dựng thư viện vật liệu.

Đây là modul tìm và xây dựng thư viện vật liệu cho chương trình tính. Để xây dựng thư viện cho chương trình tính ta click đúp vào mục Engineering Data ở cửa sổ bên khi đó chương trình sẽ chuyển sang cửa sổ mới như hình.

Sau đó lựa chọn những đặc tính của vật liệu bằng cách chọn trên thanh Toolbox và click đúp và điền thông số cho các đặc tính của vật liệu.

Ở đây với thép CT3 ta có các đặc tính như bảng.

b. Xây dựng mô hình tính

Do ANSYS là phần mềm CAE có liên kết với rất nhiều các phần mềm CAD trong đo có cả CATIA nên ta không cần xây dựng lại mô hình trong ANSYS mà có thể truyền trực tiếp mô hình trong CATIA đã xây dựng ở trên vào môi trường phân tích trong ansys bằng cách khởi động Modul Geometry trong Toolbox.

Sau khi ANSYS đã nhận lệnh ta click đúp vào geometry một lần nữa để bắt đầu vào giao diện chính của DM.

e. Đặt lực

- Trọng lực cho cơ cấu: Bài toán này có tính đến yêu cầu đặt trọng lực của các thanh tuy nhiên trong Ansys ta tiến hành đặt trọng lực cho cả cơ cấu bằng công cụ Insert/Standard Earth Gravity. Sau khi đặt lệnh này Ansys sẽ tự tính cho ta trọng lượng của các khâu trong cơ cấu nhờ mô hình và vật liệu của mô hình.

- Các gối cố định: ta sẽ chọn các gối cố định tại vị trí tiếp xúc với sàn xe như hình vẽ.

Tiếp theo ta đi đặt lực sau:

+ Trọng lượng của vỏ - điều hòa lấy từ ô tô tham khảo là: GKV-DH = 465 [kg]

f. Tính toán và xuất kết quả

Sau khi tính toán ta được các biểu đồ ứng suất và biến dạng của khung.

Kết quả biến dạng

Khi tăng kết quả lên 19000 lần ta có thể thấy cơ cấu bị biến dạng:

4.2.3.2. Trường hợp phanh trên đường thẳng

Ta sẽ sử dụng sơ đồ của trường hợp 1 và thêm vào gia tốc khi phanh,sau đó nhập chiều và độ lớn của gia tốc

Ta tăng kết quả lên 15000 lần để thấy cơ cấu bị biến dạng như hình vẽ.

Quá trình thêm gia tốc phanh,nhập chiều và độ lớn của gia tốc,sơ đồ lực và quá trình tính toán được thể hiện chi tiết ở phụ lục

4.2.3.3. Trường hợp xoay vòng trên đường bằng

Ta sẽ sử dụng sơ đồ của trường hợp 1 và thêm vào vận tốc góc trên đường bằng,sau đó nhập chiều, trục xoay và độ lớn của vận tốc.

Kết quả ứng suất: Ta tăng kết quả lên 25000 lần để thấy cơ cấu bị biền dạng

Nhận xét: Ứng suất lớn nhất trong cả 3 trường hợp là: e = 6,7322.106Pa < [e]

Như vậy khung xe hoàn toàn đảm bảo độ bền khi đứng yên,khi phanh trên đường và khi quay vòng trên đường bằng.

=> Đảm bảo yêu cầu thiết kế.

 KẾT LUẬN

Sau ba tháng làm việc nghiêm túc, được sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô giáo, bằng việc sử dụng những kiến thức đã được trang bị trong quá trình học tập tại trường về chuyên ngành Cơ khí ôtô, cùng với việc tham khảo các kết cấu thực tế của một số ôtô của các hãng ôtô nổi tiếng cũng như của các cơ sở tư nhân trong nước, đến nay đề tài của em đã được hoàn thành.

 Đề tài đã thực hiện được các nội dung là:

 - Thiết kế,tính toán tổng quan xe khách county 29 chỗ, kiểm tra khẳng định ô tô thiết kế đảm bảo đáp ứng đầy đủ các quy chuẩn, quy định của Bộ GTBVT, được phép lưu thông trên đường giao thông công cộng.

- Xây dựng mô hình khung xe 3D bằng phần mềm Catia. Giải quyết bài toán tính bền khung xe trong ba trường hợp làm việc bằng phần mềm Ansys Workbench

Bản thân đề tài là một thiết kế hoàn chỉnh về ôtô chở khách Tuy nhiên để áp dụng thiết kế này vào thực tế sản xuất với quy mô hàng loạt ở nước ta sẽ gặp phải một số khó khăn về nguyên vật liệu và thiết bị….do đó cần phải có những tính toán và điều chỉnh lại sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của nước ta.

Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo : ………………. đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian thực hiện đồ án. Em xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo trong bộ môn Cơ khí ô tô, bộ môn Thiết kế máy Trường Đại Học Giao Thông vận tải, công ty Cơ khí ôtô 3-2 đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn tất đề tài.Em xin chân thành cảm ơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tiêu chuẩn ngành 22 TCN 307- 06 (Yêu cầu kỹ thuật)

[2]. Sổ tay thiết kế ôtô khách ,Ngô Thành Bắc Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải  Hà Nội,1984.

[3]. Lý thuyết ô tô,PGS.TS.Cao Trọng Hiền (Chủ biên),TS.Đào Mạnh Hùng Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải Hà Nội,2010.

[4]. Sức bền vật liệu,Vũ Đình Lai,Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 1995.

[5]. Kết cấu tính toán ô tô, Ngô Hắc Hùng, nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải,2008.

[6]. Lý thuyết ô tô máy kéo, Nguyễn Hữu Cẩn Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật,2003.

[7]. Thiết kế sản phẩm với Catia P3V5,Nguyễn Trọng Hữu,Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải,2006.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"