ĐỒ ÁN THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU CÓ THÙNG LỬNG TRÊN XE CƠ SỞ HINO 500 FL8JT7A

Mã đồ án OTTN003025295
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể ô tô thiết kế, bản vẽ ô tô cơ sở, bản vẽ tổng thể thùng hàng, bản vẽ kết cấu sàn thùng, bản vẽ kết cấu thành bên, bản vẽ kết cấu thành trước và sau, bản vẽ tổng thể cần cẩu, bản vẽ lắp đặt bơm và ống thủy lực, bản vẽ lắp đặt cần cẩu, bản vẽ lắp đặt thùng hàng, bản vẽ cản hông, cản sau và vè chắn bùn, bản vẽ tính toán chèn thuyết minh ); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU CÓ THÙNG LỬNG TRÊN XE CƠ SỞ HINO 500 FL8JT7A.

Giá: 1,290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH..............................................................................................................................................................................iv

DANH MỤC BẢNG...........................................................................................................................................................................vii

MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................................................................viii

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CÁC TIÊU CHUẦN THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU..........................................................................1

1.1.Giới thiệu về đề tài và tiêu chuẩn thiết kế xe tải gắn cẩu.......................................................................................................1

1.1.1. Giới thiệu về đề tài....................................................................................................................................................................1

1.1.2.Tiêu chuẩn thiết kế xe tải gắn cẩu.............................................................................................................................................1

1.2. Tổng quan về dòng xe tải gắn cẩu...........................................................................................................................................1

1.3. Giới thiệu về đề tài thiết kế xe tải gắn cẩu..............................................................................................................................2

1.3.1. Giới thiệu xe cơ sở HINO 500 FL8JT7A...................................................................................................................................2

1.3.2. Kết cấu của xe tải gắn cẩu........................................................................................................................................................5

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU CÓ THÙNG LỬNG...................................................................................9

2.1. Tính toán thiết kế thùng lửng...................................................................................................................................................9

2.1.1. Khung phụ và sàn.....................................................................................................................................................................9

2.1.2. Kết cấu thành bên...................................................................................................................................................................11

2.1.3. Thành trước và thành sau của thùng lửng.............................................................................................................................12

2.1.4. Bảo hiểm và chắn bùn............................................................................................................................................................13

2.1.5. Tổng thể thùng lửng...............................................................................................................................................................15

2.2. Chọn cơ cấu cẩu thủy lực......................................................................................................................................................15

2.2.1. Chọn cẩu thủy lực..................................................................................................................................................................15

2.2.2. Bộ trích công suất (PTO: Power take off) và bơm thủy lực....................................................................................................17

2.2.3.    Nguyên lí hoạt động............................................................................................................................................................19

2.3. Tính toán trọng lượng và phân bố trọng lượng của xe.......................................................................................................21

2.3.1.Tính toán trọng lượng..............................................................................................................................................................21

2.3.2. Xác định khối lượng phân bố lên các trục của ô tô................................................................................................................21

2.3.3. Xác định tọa độ trọng tâm......................................................................................................................................................26

2.3.4. Xác định tọa độ trọng tâm khi không tải.................................................................................................................................28

2.3.5. Xác định tọa độ trọng tâm khi đầy tải:....................................................................................................................................28

2.4. Tính ổn định của xe................................................................................................................................................................29

2.4.1.Tính ổn định của xe khi không tải...........................................................................................................................................29

2.4.2.Tính ổn định của xe khi đầy tải: (Tính toán tương tự như trường hợp không tải) ………………………………………………29

2.5. Tính toán động lực học kéo..................................................................................................................................................33

2.5.1. Đường đặc tính ngoài của động cơ......................................................................................................................................35

2.5.2. Động lực học ô tô..................................................................................................................................................................36

2.5.3. Đánh giá khả năng tăng tốc khi ô tô đầy tải..........................................................................................................................39

2.6. Tính bền các chi tiết...............................................................................................................................................................41

2.6.1. Kiểm nghiệm bền dầm ngang thùng hàng............................................................................................................................41

2.6.2. Tính bền thành bên của thùng..............................................................................................................................................44

2.6.3. Tính bền thành trước thùng hàng.........................................................................................................................................48

2.6.4. Kiểm tra bền mối liên kết giữa khung ô tô và thùng.............................................................................................................51

CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO THÙNG LỬNG VÀ GẮN CẨU...................................................................................53

3.1. Chế tạo khung phụ................................................................................................................................................................53

3.2. Lắp đặt khung phụ lên ô tô cơ sở...................................................................................................................................... 54

3.3. Lắp đặt hệ thống bơm thủy lực...........................................................................................................................................58

3.4. Lắp đặt cần cẩu.....................................................................................................................................................................60

3.5. Lắp đặt thùng lửng...............................................................................................................................................................60

3.6. Lắp đặt bảo hiểm và chắn bùn............................................................................................................................................60

3.7. Ô tô tải gắn cẩu sau thiết kế................................................................................................................................................60

3.8. Kiểm tra tính phù hợp của ô tô thiết kế so với QCVN09:2015/BGTVT và thông tư số 42/2014/TT-BGTVT..................64

3.9. Hướng dẫn sử dụng ô tô tải gắn cẩu sau thiết kế............................................................................................................65

3.9.1. Vận hành ô tô tải gắn cẩu...................................................................................................................................................65

3.9.2. Bảo dưỡng ô tô tải gắn cẩu................................................................................................................................................66

KẾT LUẬN....................................................................................................................................................................................67

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................................................................68

PHỤ LỤC......................................................................................................................................................................................69

MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của nền kinh tế Việt Nam, nhu cầu giao lưu và hội nhập kinh tế ngày càng cao dẫn đến hoạt động của các phương tiện tham gia giao thông ngày càng tăng cả về chủng loại và số lượng. Đặc biệt là các loại xe tải và các loại xe chở hàng yêu cầu đảm bảo không chịu mưa, nắng. trong khi giá thành nhập khẩu các loại xe này rất cao, thì với cơ sở hạ tầng và trình độ sản xuất của các cơ sở sản xuất trong nước hoàn toàn có thể sản xuất được các loại xe này.

Em được giao đề tài “Thiết kế xe tải gắn cẩu có thùng lửng trên xe cơ sở HINO 500”. Đây là một đề tài rất thực tế, phù hợp  với điều kiện phát triển của nền công nghiệp ô tô nước ta hiện nay. Xe tải HINO 500 là loại phương tiện giao thông vận tải rất phổ biến ở Việt Nam với nhiều dòng xe, tải trọng trải dài và dòng xe cụ thể mà em sẽ thiết kế là HINO 500 FL8JT7A. Từ satxi xe tải HINO ta tiến hành thiết kế một ô tô tải gắn cẩu kèm thùng lửng.

Được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy giáo : TS…………….., cùng với sự cố gắng của bản thân bằng cách vận dụng những kiến thức đã học và tìm hiểu thêm ngoài thực tế em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp của mình. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, điều kiện tiếp xúc với thực tế còn ít nên khi làm đồ án này chắc chắn sẽ không tránh khỏi sai sót. Em xin các thầy cô và các bạn tận tình chỉ bảo thêm.

Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy hướng   dẫn: TS…………….., em xin thành thật cảm ơn thầy. Em cũng xin cảm ơn các thầy cô đã trang bị kiến thức cho em để em có thể hoàn thành đồ án này.

                                                                                                                                     TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20

                                                                                                                                  Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                …………………

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ CÁC TIÊU CHUẦN THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU

1.1. Giới thiệu về đề tài và tiêu chuẩn thiết kế xe tải gắn cẩu

1.1.1. Giới thiệu về đề tài

Trong đời sống xã hội ngày nay, ngành giao thông vận tải rất phát triển. Các phương tiện giao thông ngày càng đa dạng, phong phú để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Thực tế hiện nay, do sự phát triển của ngành sản xuất ngày càng cao, hoạt động thương mại ngày càng mạnh nên nhu cầu vận chuyển ngày càng tăng cao. Vận tải hàng hóa là hình thức vô cùng quan trọng giúp lưu thông hàng hóa giữa người nhận và người gửi ở khắp mọi miền của tổ quốc cũng như đáp ứng nhu cầu kinh doanh trong đời sống xã hội kèm theo đó không thể thiếu phương tiện hỗ trợ vận tải hàng hóa. Xe tải gắn cẩu là một trong số những phương tiện chuyên dùng, hỗ trợ đáp ứng được một phần nhu cầu vận tải ngày nay.

1.1.2. Tiêu chuẩn thiết kế xe tải gắn cẩu

Theo khoản 3 Điều 3 Thông tư 31/2019/TT-BGTVT: Quy định về tốc độ và khoản cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông đường bộ và khoản 4 Điều 3 Thông tư 21/2010/TT-BGTVT: Về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và ô tô chở người thì xe tải gắn cẩu là xe chuyên dùng.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 95/2009/NĐ-CP: Quy dịnh niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và xe ô tô chở người và Điều 5 Thông tư 21/2010/TT- BGTVT: Về việc hướng dẫn thực hiện nghị định số 95/2009/NĐ-CP ngày 30 tháng 10 năm 2009 của chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe ô tô chở hàng và ô tô chở người thì xe tải gắn cẩu có niên hạn sử dụng là 25 năm.

QCVN 09:2011/BGTVT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng an toàn và bảo vệ môi trường đối với ô tô.

Tiêu chuẩn thiết kế ô tô tải gắn cẩu giống thiết kế các dạng xe chuyên dùng và quy định sử dụng xe cơ giới của bộ giao thông vận tải.

1.2. Tổng quan về dòng xe tải gắn cẩu

Xe tải gắn cẩu có thùng lửng hay được gọi ngắn gọn là xe cẩu. Chúng được thiết kế với phần thùng lửng đằng sau và gắn cẩu thủy lực, để dễ dàng nâng hạ hàng hóa lên/xuống xe một cách tiện lợi dễ dàng hơn.

Trong tiếng anh, loại xe này còn được gọi với các tên khác là crane truck. Với từ crane được dịch ra là cần cẩu và truck được hiểu là xe tải.

1.3. Giới thiệu về đề tài thiết kế xe tải gắn cẩu

13.1. Giới thiệu xe cơ sở HINO 500 FL8JT7A

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại xe tải cẩu được nhập khẩu nguyên chiếc vào Việt Nam. Chất lượng của các xe này tốt, thuận lợi sử dụng nhưng giá thành lại khá cao. Do vậy, nhiều doanh nghiệp trong nước đã lựa chọn phương pháp sản xuất lắp ráp xe tải cẩu dựa trên việc sử dụng xe sat xi nhập khẩu nguyên chiếc và các thiết bị chuyên dùng. Điều này không chỉ làm giảm giá thành sản phẩm mà còn tận dụng được nguyên vật liệu, nhân công trong nước, đồng thời vẫn đáp ứng được chất lượng sử dụng tương đương với xe nhập khẩu nguyên chiếc, có nhiều loại xe sát-xi của các hãng như Huyndai, Dongfeng, Hino,... có thể đáp ứng được yêu cầu về kỹ thuật để thiết kế xe tải cẩu. 

- Kích thước của xe cơ sở HINO FL8JT7A:

+ Kích thước tổng thể: 9900 x 2490 x 2795mm

+ Chiều dài cơ sở: 6280 mm.

+ Chiều dài đầu xe/đuôi xe: 1275/2345 mm.

+ Vết bánh xe trước/sau: 2050/1855 mm.

+ Khoảng sáng gầm xe: 265 mm.

- Các thông số khối lượng của satxi xe HINO 500 FL8JT7A:

+ Khối lượng bản thân satxi (tự trọng): 7175 kg

+ Khối lượng khai thác (Tải trọng): 15000 kg

+ Khối lượng toàn bộ: 24000kg

- Các thông số về động cơ:

+ Tên động cơ: Hino J08E - WD

+ Kiểu động cơ: Động cơ diesel, 6 xi-lanh thẳng hàng, làm mát bằng nước, tuabin tăng áp và làm mát khí nạp với hệ thống xử lý khí thải bằng dung dịch Urê

+ Công suất cực đại: 206 kW tại 2500v/p

+ Momen xoắn cực đại: 824N.m tại 1500v/p

+ Thể tích làm việc: 7684 cc

+ Tỉ số truyền lực cuối cùng: 4,625

+ Tên hộp số: HINO M009

1.3.2. Kết cấu của xe tải gắn cẩu

Giới thiệu đặc điểm và kết cấu của xe tải gắn cẩu có thùng lửng: Ô tô tải gắn cẩu có thùng lửng được hiểu đơn giản là gắn thêm cẩu và thùng lửng trên khung sàn của xe tải. Tuy nhiên khi sử dụng cần cẩu để kéo vật hay nâng hạ hàng hóa thì lực tác dụng lên khung xe sẽ lớn hơn nhiều nên ta bắt buộc phải gia cố thêm lên khung xe của xe cơ sở.Việc gia cố thêm lên khung xe một khung phụ nữa sẽ giúp khung xe chịu được lực lớn tác dụng khi cẩu đang làm việc và chịu tải trọng tốt hơn. Loại xe tải gắn cẩu này còn có thùng lửng để tiện cho việc chở các loại hàng hóa khác nhau. Ô tô tải gắn cẩu có thùng thửng gồm 4 phần chính:

- Ô tô cơ sở: Được sản xuất và lắp ráp tại công ty liên doanh HINO MOTOR VIỆT NAM, là phần chịu toàn bộ tải trọng của xe và giúp xe duy chuyển.

- Thùng hàng: Là phần chứa hàng hóa chuyên chở và được lắp đặt trên khung xe và được cố định trên khung. Thùng tải có 2 phần chính:

+ Phần khung phụ: (còn được gọi là sàn xe) là phần dưới đáy của thùng hàng, được thiết kế chắc chắn, chịu được va đập, thùng hàng sẽ được gia cố chắc chắn hơn, chịu tải trọng tốt hơn, Ngoài ra phần khung phụ này sẽ được thiết kế dài hơn so với thùng hàng, nhằm gác cẩu và đảm bảo tính an toàn, khả năng vận hành của cẩu.

+ Phần thùng hàng: (thùng lửng) là thùng hở không có mui che phủ và thường có các tấm bửng (thành thùng) có thể đóng mở linh hoạt.

Bố trí hệ thống cẩu thủy lực: Bơm thủy được trích công suất từ động cơ chính của ô tô, hệ thống điều kiển và thùng dầu thủy lực được bố trí như (Hình 1.7). Và sơ đồ mạch điều khiển của hệ thống thủy lực thể hiện như (Hình 1.10).

CHƯƠNG 2: TÍNH TOÁN THIẾT KẾ XE TẢI GẮN CẨU CÓ THÙNG LỬNG

2.1. Tính toán thiết kế thùng lửng

Trước khi thiết kế, ta tìm hiểu và tuân thủ theo các bộ luật, thông tư hiện hành về quy chuẩn thiết kế xe chuyên dùng, cụ thể là xe tải gắn cẩu có thùng lửng:

- Chiều dài thùng: Dựa vào chiều dài sacxi và tính phù hợp của thông tư đường bộ bộ QCVN 09: 2015/BGTVT, đuôi thùng hàng cách đuôi sacxi về chiều dài không lớn hơn 300[mm]; Đối với xe tải hoặc xe chuyên dùng thì chiều dài đuôi xe tính toán ROH ≤ 60%Lcs (chiều dài cơ sở)

- Chiều rộng thùng: Theo luật giao thông đường bộ QCVN 09: 2015/BGTVT, chiều rộng của xe không được vượt quá 10% chiều rộng của toàn bộ cabin xe.

- Chiều cao thùng: Đối với xe tải trên 5 tấn: luật giao thông đường bộ QCVN 09: 2015/BGTVT quy định chiều cao tối đa Hmax < 4000mm

2.1.1. Khung phụ và sàn

Bao gồm 14 dầm ngang bằng thép CT3 tiết diện [100x45x5; 6 dầm ngang gỗ tiết diện []100x60; đặt trên 02 dầm dọc I150x80x5x8 kéo dài thêm về phía cabin xe thêm 800mm để gác cẩu tự hành. Liên kết giữa các dầm ngang thép với dầm dọc bằng phương pháp hàn hồ quang điện; phía đầu các dầm ngang có hàn các bao sàn ngang và bao sàn dọc bằng thép CT3 dập định hình dày 3mm. Sàn thùng được trải thép dày 3mm, liên kết giữa tôn sàn và khung xương bằng phương pháp hàn hồ quang điện.

2.1.2. Kết cấu thành bên

Ta chọn những cánh bửng xung quanh thùng, được gắn với khung xe và có bản lề để tiện dụng cho việc đóng/mở ra sắp xếp hàng hóa lên xe, thiết kế này làm thùng lửng trở nên linh hoạt hơn cho việc xếp dỡ vật liệu, hàng hóa.

Cánh bửng ta chọn cánh bửng thép hộp 1 lớp. Gồm có: khung bửng thép CT3 tiết diện []50x50x2, xương bửng thép CT3 tiết diện []40x40x2, vách được hàn phía trong, là thép tấm dày 1mm.

Lựa chọn tổng cộng 4 cánh bửng bên phía trước và 2 cánh bửng bên phía sau (Hình 2.2), 1 cánh bửng sau (Hình 2.3).

Ta linh hoạt lắp thêm tay khóa lò xo để giữ các cánh bửng được đóng lại 1 cách chắc chắn hơn.

2.1.4. Bảo hiểm và chắn bùn

Bảo hiểm hay còn gọi là cản (cản hông và cản sau) giúp bảo vệ phần dưới của thân xe, ngoài ra còn tăng tính thẩm mỹ cho xe.

Bảo hiểm được lắp vào khung phụ và sàn xe bằng bu lông hoặc bằng phương pháp hàn hồ quang điện, kết cấu của bảo hiểm được thể hiện ở (Hình 2.6 và Hình 2.7)

Chắn bùn lắp đặt cho trục II và trục III của xe, vì xe cơ sở chỉ có sẵn chắn bùn trục I. Giúp ngăn chặn và loại bỏ bùn dính lên khung xe làm nặng xe khi xe di chuyển trên đường bùn lầy, ngoài ra còn tăng một chút về độ thẩm mỹ cho xe. Kết cấu của chắn bùn được thể hiện như (Hình 2.8)

2.2. Chọn cơ cấu cẩu thủy lực

2.2.1. Chọn cẩu thủy lực

Với thông số tải trọng của xe HINO 500 FL8JT7A là 24 tấn, ta có thể thấy đây là loại xe tải cỡ nặng, vậy nên ta sẽ tập trung vào những dòng cẩu thủy lực chuyên dùng phù hợp với xe tải nặng.

Có nhiều hãng sản xuất cẩu thủy lực trên thị trường, ta chọn cẩu từ hãng UNIC đến từ Nhật Bản, vì độ phổ biến và khả năng làm việc linh hoạt, độ bền cao. Các sản phẩm từ UNIC trải dài, dành cho xe tải nhẹ đến tải trung và tải nặng.

Cẩu mà ta chọn là cẩu UNIC UR-V550 5 tấn, cần trượt hình lục giác có thiết kế 4 đoạn, vươn cần và thu cần bằng xilanh thủy lực, 2 chân trước, thùng dầu thủy lực được tích hợp sẵn trên cẩu.

2.2.2. Bộ trích công suất (PTO: Power take off) và bơm thủy lực

Bộ trích công suất (PTO - Power Take Off) là một thành phần quan trọng trên xe tải gắn cẩu, đóng vai trò trung gian truyền động lực từ động cơ xe tải sang hệ thống thủy lực của cẩu. Hiểu một cách đơn giản, PTO "trích" một phần công suất từ động cơ để vận hành các thiết bị phụ trợ, trong trường hợp này là cẩu.

Vai trò chính của PTO trên xe tải gắn cẩu:

- Cung cấp năng lượng cho hệ thống thủy lực: Cẩu hoạt động dựa trên hệ thống thủy lực, bao gồm bơm thủy lực, xi lanh thủy lực và hệ thống ống dẫn dầu. PTO kết nối với bơm thủy lực, biến đổi năng lượng cơ học từ động cơ thành năng lượng thủy lực để vận hành cẩu.

- Điều khiển hoạt động của cẩu: PTO cho phép người vận hành bật/tắt hệ thống thủy lực của cẩu một cách độc lập với hoạt động của xe tải. Điều này rất quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình cẩu hàng.

Các loại PTO phổ biến trên xe tải gắn cẩu:

+ PTO gắn hộp số: Loại này được lắp trực tiếp vào hộp số của xe tải và thường được sử dụng cho các loại cẩu có công suất trung bình đến lớn.

+ PTO gắn động cơ: Loại này được lắp trực tiếp vào động cơ và thường được sử dụng cho các loại cẩu có công suất nhỏ.

+ PTO dẫn động bằng điện: Loại này sử dụng động cơ điện để vận hành bơm thủy lực và thường được sử dụng cho các ứng dụng đặc biệt.

- Chọn Bộ trích công suất phù hợp: Xe cơ sở HINO 500 FL8JT7A là xe tải nặng (16-40 tấn), có hộp số HINO M009 (có tùy chọn bộ trích công suất - bên trái đuôi hộp số). Ta linh hoạt chọn hộp số của hãng HINO - Model: HN.09.M009 với tùy chọn đầu ra của bộ trích công suất là đầu ra mặt bích gắn trục các-đăng. Dưới đây là các thông số cơ bản về hiệu năng của bộ trích công suất HINO 09.M009:

+ Công suất: 42kW tại 1000v/ph

+ Momen xoắn cực đại: 400N.m

+ Khối lượng: 14kg (đã kèm trục các đăng)

+ Tỉ số truyền từ động cơ đến bộ trích công suất: 1/0,64

+ Kiểu loại: Bộ trích công suất bên trái đuôi hộp số.

2.2.3. Nguyên lí hoạt động

- Cấu tạo của hệ thống dẫn động cẩu gồm hai phần. Phần thứ nhất là hệ thống điện và khí nén để điều khiển hoạt động của bộ trích công suất được lắp trên hộp số. Phần thứ hai là hệ thống thuỷ lực bao gồm bơm, bình chứa dầu, tổng van phân phối, lọc dầu, các động cơ thuỷ lực và các đường dầu dùng để điều khiển hoạt động của các bộ phận trên cần cẩu. Trục của bánh bơm được nối với trục ra của bộ trích công suất qua trục các đăng.

- Nguyên lý làm việc của hệ thống dẫn động cẩu như sau:

+ Lúc đầu công tắc ở vị trí tắt thì bộ trích công suất cũng chưa hoạt động.

+ Khi muốn gài bộ trích công suất hoạt động, ta ngắt ly hợp hoàn toàn và bật bộ trích công suất, lúc này đèn tín hiệu sẽ được bật sáng, dòng điện qua cầu chì vào cuộn dây rơle làm cho rơle mở van khí nén, khí nén từ bình chứa và buồng chứa khí nén của bộ trích công suất, khí nén sẽ ép màng và đẩy trục gài khớp cho bánh răng nối trục ra của bộ trích công suất ăn khớp với bánh răng trên trục trung gian của hộp số. Khi đó làm cho bơm hoạt động, nó lấy dầu từ thùng chứa cung cấp cho tổng van phân phối, rồi dầu từ tổng van phân phối đi đến điều khiển dẫn động các động cơ thuỷ lực để dẫn động các cơ cấu chấp hành để thực hiện công việc cẩu hàng hoá.

2.3. Tính toán trọng lượng và phân bố trọng lượng của xe

2.3.1. Tính toán trọng lượng

- Khối lượng xe cơ sở: Gsatxi= 7175 kg

- Khối lượng khung phụ và sàn: Gp=1395 kg

- Khối lượng bảo hiểm và chắn bùn:  G(bh+cb) = 89,5 kg

- Khối lượng cánh bửng : Gb = 332 kg

- Khối lượng thành trước và sau: G(tt+ts) = 78,5 kg

- Khối lượng thùng hàng:  G th=Gp+Gb+G(bh+cb)+ G(tt+ts )=1895 kg

- Khối lượng cẩu thủy lực : Gcc=1635 kg

2.3.2. Xác định khối lượng phân bố lên các trục của ô tô

Sơ đồ phân bố trọng lượng của cụm thùng hàng, kíp lái, cẩn cẩu như hình 2.15.

Ta xây dựng được bảng thông số kỹ thuật của xe cơ sở và xe thiết kế như (Bảng 2.8)

2.3.3. Xác định tọa độ trọng tâm

Vị trí trọng tâm của ô tô ảnh hưởng nhiều đến tính ổn định của ô tô và nó được đặc trưng bằng ba thông số sau:

𝑎: Khoảng cách từ trọng tâm đến trục trước theo phương nằm ngang

𝑏: khoảng cách từ trọng tâm đến trục sau theo phương nằm ngang

g: chiều cao trọng tâm, tức là chiều cao từ trọng tâm đến mặt đường

Vì vậy cần xác định tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc, ngang, cao ngay cả khi không tải và đầy tải. Để xác định được tọa độ trọng tâm theo ba chiều (dọc, ngang, cao) ta cần biết tọa độ trọng tâm của các cụm chi tiết, tải trọng của người, của thùng hàng, hàng hóa.

2.3.5. Xác định tọa độ trọng tâm khi đầy tải

- Tọa độ trọng tâm xe theo chiều dọc:

+ Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu trước:

a =  (Z_2.L)/G=17750.5605/24000=4145(mm)

+ Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến tâm cầu sau:

b= L-a=5605-4145=1460(mm)

- Từ phương trình trên suy ra:

hg = (G0.h+ Ghh.hhh+Gkl.hkl)/G=1993(mm)

2.4.Tính ổn định của xe

2.3.1. Tính ổn định của xe khi không tải

- Khi xe lên dốc: Tất cả tải trọng của xe tác dụng lên các bánh xe sau và phản lực của mặt đường tác dụng lên các bánh xe khi lên dốc lúc này là  được thể hiện như (Hính 2.17):

+ Trường hợp khi xe lên dốc với tốc độ nhỏ và chuyển động ổn định thì ta xem như  Pj = 0,P= 1,Pω=0 và lực cản lăn nhỏ có thể bỏ qua.

+ Ta xác định được góc dốc giới hạn khi xe lên dốc bị lật đổ là:

tgα = b/hg =>α = arctg 2540/1488 =59,6°

Trong đó:

a: Góc dốc giới hạn

b: Khoảng cách từ trọng tâm đến bánh sau của xe

hg: Chiều cao trọng tâm của xe:

- Khi xe xuống dốc: Tất cả tải trọng của xe tác dụng lên các bánh trước và phản lực của mặt đường tác dụng lên các bánh xe khi xuống dốc lúc này là  được thể hiện như (Hình 2.18)

+ Trường hợp khi xe chuyển động xuống dốc với tốc độ nhỏ và chuyển động ổn định ta cùng xác định được góc dốc giới hạn là:

tgα=a/hg =>α =arctg 3065/1488 = 64,1°

- Vận tốc chuyển động giới hạn của ô tô: Bán kính quay vòng nhỏ nhất khi qua vòng ô tô được thể hiện như (Hình 2.15)

+ Bán kính quay vòng nhỏ nhất lả khoảng cách từ tâm quay vòng đến điểm giữa của bề mặt tỳ của bánh xe dẫn hướng phía ngoài khi góc quay của nó là lớn nhất  và được tính theo công thức sau:

Rmin = L/tanθ = 5605/tan33 = 8630mm = 8,63m

2.4.2. Tính ổn định của xe khi đầy tải: (Tính toán tương tự như trường hợp không tải)

- Khi lên dốc: α = arctg b/hg = arctg 1460/1993 = 36,2°

- Khi xuống dốc:α = arctg a/hg =arctg 4145/1993=64,3°

- Tính ổn định ngang: β=arctg B/2hg =arctg 1855/2.1993=25°

- Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.12 và bảng 2.13.

Nhận xét: Các giá trị về giới hạn ổn định của ô tô thiết kế phù hợp với quy chuẩn ngành QCVN09: 2015/BGTVT và điều kiện giao thông thực tế, đảm bảo ô tô hoạt động ổn định.

2.5. Tính toán động lực học kéo

2.5.1. Đường đặc tính ngoài của động cơ

Đường đặc tính ngoài của động cơ được xây dựng từ thực nghiệm, từ đường đặc tính ngoài của động cơ, ta xác định được công suất lớn nhất/momen xoắn lớn nhất mà động cơ có thể chạy được nhằm mục đích tính toán và đánh giá, sử dụng động cơ.

Đường đặc tính ngoài của động cơ được xây dựng gần đúng theo phương pháp của S.R.Lây Đécman.

Ne : Công suất động cơ ở tốc độ quay ne

Nmax : Công suất lớn nhất của động cơ

nN : Tốc độ quay động cơ ở công suất Nmax

a, b, c : Hệ số thực nghiệm kể đến sự ảnh hưởng của buồng cháy

Ta lập được bảng đặc tính ngoài của động cơ, từ bảng đặc tính ngoài ta vẽ đường đặc tính ngoài của động cơ như bảng 2.15.

2.5.2. Động lực học ô tô

- Số liệu tính ban đầu:

+ Khối lượng toàn bộ xe: G

+ Đặc tính động cơ    

+ Tỉ số truyền hộp số

+ Tỉ số truyền của truyền lực chính

+ Hiệu suất hệ thống truyền lực: h = 0,85

+ Diện tích cản chính diện: F = B1 . H

+ Hệ số cản không khí: K = 0,6

+  Hệ số cản lăn (đường tốt): f = 0,02

- Các thông số tính toán:

+ Vận tốc ô tô: Va = 0,377 . rbx . ne / (ih . i0) (km/h)

+ Lực kéo tiếp tuyến của bánh xe chủ động: Pk = (Me . ih . i0 . hMB2) / rbx (kG)

+ Lực cản không khí:     PW = (k . F . V ) / 9,81 (kG)

+  Lực cản lăn:                Pf = f.G (kG)

+ Nhân tố động lực học: D = (PK - PW) / G

+ Độ vượt dốc:               i = (D - f).100%

* Nhận xét: Ô tô chạy ở loại đường bằng phẳng có phủ cứng (có hệ số cản f = 0,02), Có thể chuyển động với vận tốc lớn nhất 72,07 (Km/h), Độ dốc lớn nhất mà xe có thể khắc phục được xác định theo công thức: imax = Dmax - f = 0,369. Vậy độ dốc lớn nhất mà ô tô có thể khắc phục được là 36,9 %.

2.6. Tính bền các chi tiết

2.6.1. Kiểm nghiệm bền dầm ngang thùng hàng

Ta thực hiện tính toán trên phần mềm RDM6 Flexion, các bước thực hiện như sau:

- Nhập số nút (nodes) là 4 và vị trí các nút.

- Đặt ngàm vào vị trí của 2 dầm dọc (vì thùng hàng được gắn chặt với khung xe nên ta chọn ngàm thay vì gối di động)

- Chọn loại vật liệu và tiết diện của vật liệu (Thép [100x45x4)

- Chọn (nodal force) để biểu diễn lực tác dụng lên 2 đầu dầm ngang

- Chọn lực phân bố đều tác dụng lên dầm ngang (uniformly distributed force)

Khối lượng phân bố của thùng và hàng lên một dầm sàn thùng:

qd = Ghh /( l. i) = 3,7 (kg/cm)

Trong đó:

l: Chiều dài dầm ngang; l= 2360mm

G: Khối lượng hàng hóa; G= 13100kg

i: Số dầm ngang; i= 15

Khối lượng thùng hàng tác dụng lên 1 đầu dầm ngang sàn thùng:

Ptb = Gtb/(2.i) = 15,1 kg

Trong đó:

Gtb: Khối lượng các thành bên thùng hàng; Gtb= 455,5 kg

Nhập các thông số trên vào RDM6 Flexion ta được kết quả như hình dưới.

- Theo sơ đồ trên hình 2.26 ta thấy ứng suất uốn lớn nhất tác dụng lên đà ngang là Mu =130500 [Nmm] = 13050 [Ncm]

- Mô men chống uốn Wx của dầm ngang tại mặt cắt nguy hiểm có tiết diện như hình vẽ: δ = 0.3 (cm)   ;  b = 4.5 (cm)  ;;h = 10 (cm)

Wx = 16,86 (cm3)

σu: Ứng suất uốn phát sinh tại mặt cắt có mô men lớn nhất là:

σ= Mumax/Wx = 774 (kG/cm2)

* Kết luận: Do dầm ngang làm bằng thép có ứng suất uốn cho phép ở chế độ tải trọng động [σu] =1200 kG/cm²  nên các loại dầm đều đủ điều kiện bền.

2.6.2. Tính bền thành bên của thùng

- Khi tính bền thành bên ta xét trường hợp ô tô xếp hàng hóa bằng chiều cao lòng thùng là 620 mm.

- Theo điều 18 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT. Thành bên chịu tác dụng lực lớn nhất khi ô tô quay vòng với bán kính quay vòng nhỏ nhất.

- Plth: Lực quán tính li tâm do khối lượng thành thùng hàng và hàng hóa sinh ra khi quay vòng với bán kính quay vòng nhỏ nhất: Plth =6198 (kg)

- Pms : Lực ma sát giữa khối lượng hàng hóa chuyên chở và sàn thùng hàng khi xe quay vòng với bán kính quay vòng nhỏ nhất: Pms = Ghh.Fms = 3275 (kg)

- Ứng suất cho phép được tính: [s ] = s n / n = 2050/2 = 1025 kg/cm2 (n: hệ số an toàn)

- Thành bên được chế tạo bằng thép hộp []50 x 50 x 1,1; 40x40x1,1 và cột trụ bằng thép [120x 50x5. Xem các cột bị ngàm tại vị trí sàn thùng.

- Ta sử dụng phần mềm mô phỏng RDM6 Ossatures để tính bền. Các bước thực hiện như sau:

+ Dựa trên kết cấu và kích thước thùng, dựng các khung xương thùng.

+ Chọn tiết diện, vật liệu cho từng khung xương thùng.

+ Đặt ngàm cho khung tại các vị trí thành thùng

+ Chọn lực phân bố là lực phân bố đều (uniformly distributed force) tác dụng lên các trụ đứng của thùng

+ Nhập các thông số đã tính toán ở trên và chọn vào mục kết quả (Result) ta được các kết quả về chuyển vị, momen và ứng suất như bên dưới.

Sau khi nhập đầy đủ các thông số cần thiết và thực hiện các mô phỏng về tính bền vật liệu của thùng, ta được kết quả tính toán ở bảng sau.

Theo phương pháp RDM6 ta có ứng suất uốn max là 86,62 N/mm2

Vậy  nên thành bên thùng hàng của ô tô đủ bền.

2.6.3. Tính bền thành trước thùng hàng

Khi tính bền thành trước ta xét trường hợp ô tô xếp hàng hóa bằng chiều cao thành trước là 1420. Thành trước chịu tác dụng lực lớn nhất khi ô tô phanh gấp với gia tốc cực đại, coi như thanh đứng chịu toàn bộ lực còn thanh ngang là kết cấu gia cường.

Khi phanh gấp thành trước thùng hàng chịu tác dụng của các lực:

+ Lực quán tính của khối lượng thành trước: Plt = (Qtt.) Jpmax)/9,81 = 74,5.6,5/9,81=49,3 kg

+ Lực quán tính tổng cộng:

Pj = Pjt + Pjphh = 49,3 + 5405= 5454,3 (Kg)

+ Lực tác dụng lên vách trước thùng hàng: qp = Pj/(L.K) = 5454,3/(1420*5) = 0,76(kg/cm)

Ta tiếp tục với thông số về lực tác dụng lên thành trước bằng phần mềm RDM6.16.

Sau khi nhập đầy đủ các thông số cần thiết và thực hiện các mô phỏng về tính bền vật liệu của thùng, ta được kết quả tính toán ở bảng 2.23.

Theo phương pháp RDM6 ta có ứng suất uốn max là 93,52 N/mm2

Vậy  σu < [σ] nên thành trước thùng hàng của ô tô đủ bền.

2.6.4. Kiểm tra bền mối liên kết giữa khung ô tô và thùng

Thùng chở hàng được bắt chặt với khung ô tô bằng 8 bu lông quang và 04 bích chống xô (mỗi bích chống xô gồm 02 bu lông).

Khi ôtô quay vòng lực quán tính ly tâm là:

Plt = ((Gth+Ghh)×V2)/(9,81.Rmin ) = 6963 (kg)

Lực ma sát giữa khung ô tô và dầm dọc sinh ra do lực ép của các bulông quang, bu lông chống xô, trọng lượng thùng hàng và hàng hoá:

Pms = (2.pe1.nq+Gth+Ghh ).fms = 10149(kg)

Bảng kết quả tính toán như bảng 2.2.5.

Nhận xét: Ta nhận thấy Pms > Pj , Pms > Plt  nên mối ghép giữa khung ô tô và dầm dọc thùng hàng đảm bảo ổn dịnh không bị dịch chuyển trong mọi quá  trình chuyển động của ô tô.

CHƯƠNG 3: LẬP QUY TRÌNH CHẾ TẠO THÙNG LỬNG VÀ GẮN CẨU

Trên thực tế việc lắp đặt theo quy trình bắt buộc phải được thực hiện tại những nơi chuyên sản xuất lắp ráp ô tô/xe cơ giới, có đầy đủ trang thiết bị chuyên dung cho chế tạo và lắp ráp, đàm bảo an toàn lao động và tính chính xác khi lắp ráp.

Để tiện cho việc lắp đặt các cơ cấu chuyên dùng lên xe cơ sở, ta sẽ thực hiện từng bước như sau

3.1. Chế tạo khung phụ

- Kết cấu khung phụ gồm 2 dầm dọc bằng thép CT3 tiết diện I150x80x5x8, đặt lên trên dầm dọc là 16 dầm ngang thép CT3 tiết diện [100x45x4, 6 dầm ngang bằng gỗ tiết diện []100x60.

- Khoảng cách bố trí các dầm dọc, dầm ngang được bố trí như hình 3.1 bên dưới.

- Dầm ngang thép được liên kết với dầm dọc bằng phương pháp hàn hồ quang điện và ke liên kết; dầm ngang gỗ được liên kết với dầm dọc bằng bulong quang như hình 3.2.

- Ngoài ra, ta hàn thêm các thanh trụ đứng là thép CT3 tiết diện [120x50x5 tại các vị trí khoanh tròn trong hình 3.1.

3.2. Lắp đặt khung phụ lên ô tô cơ sở

Trước khi lắp đặt khung xe lên ô tô cơ sở, ta cần:

- Lắp đặt gia cường khung xe tại vị trí gắn cẩu: để khung xe được chắc chắn hơn và đảm bảo an toàn khi vận hành cẩu.

- Đặt đệm cao su và đệm thép lên khung ô tô: Đặt đệm thép lên khung xe ở đoạn gắn thanh gia cường (dài 2250mm); Đặt đệm cao su lên khung xe từ sau khung gia cường kéo dài đến hết khung xe như hình 3.6.

+ Đệm thép là thép CT3, dày 12mm đặt tại vị trí gắn cần cẩu

+ Đệm cao su loại I, dày 20mm tại vị trí gắn thùng hàng (thùng lửng)

- Đặt khung phụ lên khung xe

- Lắp đặt bích chống xô: Là thép CT3, tiết diện [100x45x3

+ Nhằm tạo ra các điểm tựa vững chắc, giúp định vị thùng xe trên khung xe, ngăn chặn sự di chuyển ngang (xô ngang) và dọc (trượt dọc) của thùng xe.

+ Bích chống xô được đặt chéo, bắt bulong vào khung xe và hàn chặt với tấm ốp trụ đứng như hình 3.7

3.4. Lắp đặt cần cẩu

- Lắp đặt cần cẩu tại vị trí cách tâm trục I của xe 1150mm về phía đuôi xe, vị trí đã được bố trí sẵn thanh gia cường khung xe và khung phụ với dầm dọc đã được tăng cứng (như hình 3.18).

- Liên kết cẩu với ô tô bằng gu giông; tăng cứng thêm cho khung xe bằng 2 thanh thép [120x50x5, được lắp ở mặt trong của khung xe, ở giữa thanh gu giông phía trong. Lắp thêm thanh liên kết cho gu giông phía trong và hàn vào thanh thép [120x50x5, được bố trí như hình.

- Ta bố trí ống dẫn dầu thủy lực từ hệ thống bơm thủy lực đã lắp trước đó.

- Cần lưu ý lắp đúng ống dẫn dầu từ thùng dầu xuống bơm và từ bơm lên điều khiển cẩu

- Bố trí ống dẫn dầu gọn gàng, ngay ngắn.

3.5. Lắp đặt thùng lửng

Lắp thành trước: Kết cấu của thành trước gồm 2 trụ đứng thép CT3 tiết diện [120x50x5 dài 1420mm được hàn chặt vào thanh dầm ngang đầu thùng như hình (3.21); 2 thanh ngang thép CT3 tiết diện []80x40x1,1; 12 thanh dọc thép CT3 []40x40x1.1, thanh ngang đỉnh thành là thép [80x40x2, được biểu diễn như (hình 3.22).

Hàn bản lề và lắp các cánh bửng:

- Kết cấu cánh bửng: khung bửng thép CT3 tiết diện []50x50x2, xương bửng thép CT3 tiết diện []40x40x2, vách được hàn phía trong, là thép tấm dày 1mm. như hình 3.24.

- Lắp cụm khóa cánh bửng và tấm ốp trụ đứng:

+ Để linh hoạt hơn trong việc xếp dỡ hàng hóa, ta lắp thêm các cụm chốt khóa cánh bửng, giúp cố định chặt cánh bửng và tiện hơn trong việc đóng mở cánh bửng (như hình 3.26 và 3.27)

+ Tấm ốp trụ đứng được hàn vào các vị trí trụ đứng của thùng hàng, giúp tăng độ cứng của trụ đứng và một phần giúp tăng thẩm mỹ cho thùng ô tô (như hình 3.26 và 3.27).

3.7. Ô tô tải gắn cẩu sau thiết kế

Tổng thể ô tô tải gắn cẩu có thùng lửng sau khi thiết kế như hình 3.32; các thông số kỹ thuật sau thiết kế được thể hiện ở bảng 3.1.

3.8. Kiểm tra tính phù hợp của ô tô thiết kế so với QCVN09:2015/BGTVT và thông tư số 42/2014/TT-BGTVT

- Kiểm tra tính phù hợp của ô tô so với QCVN09:2015/BGTVT  Như bảng 3.2.

- Kiểm tra tính phù hợp với thông tư số 42/2014/TT-BGTVT: Như bảng 3.3.

Kết luận: Ô tô thiết kế phù hợp với quy chuẩn QCVN09:2015/BGTVT và thông tư số 42/2014/TT-BGTVT.

3.9. Hướng dẫn sử dụng ô tô tải gắn cẩu sau thiết kế

3.9.1. Vận hành ô tô tải gắn cẩu

- Trước khi vận hành ô tô trên đường phải lưu ý:

+ Kiểm tra xe có an toàn khi lưu thông (đèn, phanh, lốp,…).

+ Kiểm tra các thiết bị liên quan, các phụ kiện trên xe phải được chèn chống kỹ để đảm bảo không bị rơi xuống đường khi xe đang di chuyển.

+ Kiểm tra thùng dầu không bị rò rỉ và phải được đậy kín.

+ Tắt bộ ngắt công suất bơm (tắt hệ thống bơm).

- Khi vận hành cẩu thủy lực:

+ Đỗ xe ở vị trí bằng phẳng, chắc chắn, gần vị trí cần cẩu hàng, sử dụng phanh tay và chèn bánh xe để cố định xe; đảm bảo khoảng cách an toàn giữa xe và các vật cản xung quanh.

+ Cần chỉnh tốc độ động cơ khoàng 1000 – 1200 v/p để đảm bảo cho bơm thủy lực hoạt động hiệu quả.

+ Sau khi vận hành xong phải thu cần và chân cẩu về vị trí ban đầu

+ Sau khi vận hành xong cần khóa hệ thống thủy lực, ngắt bộ trích công suất bơm khỏi hệ thống truyền lực của xe.

3.9.2. Bảo dưỡng ô tô tải gắn cẩu:

Việc bảo dưỡng ô tô tải gắn cẩu bao gồm bảo dưỡng cả phần xe tải và phần cẩu

- Bảo dưỡng ô tô tải: Các hạng mục bảo dưỡng tương tự như ô tô tải thông thường, bao gồm:

+ Kiểm tra và thay dầu nhớt động cơ: Kiểm tra mức dầu nhớt thường xuyên và thay dầu nhớt định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất (thường là sau mỗi 5.000 - 10.000 km).

+ Kiểm tra và thay lọc gió động cơ: Lọc gió động cơ cần được vệ sinh hoặc thay thế định kỳ để đảm bảo không khí sạch vào động cơ.

+ Kiểm tra và thay lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu cần được thay thế định kỳ để đảm bảo nhiên liệu sạch cung cấp cho động cơ.

+ Kiểm tra hệ thống treo: Kiểm tra giảm xóc, lò xo, các khớp nối…

+ Kiểm tra lốp xe: Kiểm tra áp suất lốp, độ mòn lốp, đảo lốp…

+ Kiểm tra hệ thống điện: Kiểm tra ắc quy, đèn chiếu sáng, còi, hệ thống dây điện…

+ Kiểm tra gầm xe: Kiểm tra các chi tiết gầm xe, các khớp nối, hệ thống xả…

- Bảo dưỡng cẩu: Bên cạnh việc bảo dưỡng ô tô tải, cần đặc biệt chú ý bảo dưỡng cẩu:

+  Kiểm tra dầu thủy lực: Kiểm tra mức dầu thủy lực thường xuyên và thay dầu định kỳ theo khuyến cáo của nhà sản xuất cẩu; ngoài ra cần chú ý mức dầu nếu hao hụt phải đổ đầy dầu đến mức MAX trên vạch báo của thước thăm dầu.

+ Kiểm tra hệ thống thủy lực: Kiểm tra các đường ống dẫn dầu, van, xi lanh thủy lực… để đảm bảo không bị rò rỉ hoặc hư hỏng.

KẾT LUẬN

Đồ án thiết kế ô tô tải gắn cẩu này đã hoàn thành mục tiêu đề ra là thiết kế một mẫu xe tải có khả năng cẩu hàng hóa hiệu quả và an toàn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường vận tải và xây dựng. Trong quá trình thực hiện, em đã tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng về các loại xe tải gắn cẩu hiện có trên thực tế, phân tích các yêu cầu kỹ thuật, tính toán thiết kế và lựa chọn các thông số phù hợp.

Cụ thể, đồ án đã đạt được những kết quả sau:

- Lựa chọn xe cơ sở phù hợp: Lựa chọn xe HINO 500 FL8JT7A làm ô tô cơ sở để lắp đặt cẩu, dựa trên các tiêu chí về tải trọng, kích thước, khả năng vận hành và độ bền.

- Tính toán và lựa chọn cẩu: Đã tính toán và lựa chọn cẩu UNIC UR-V554 với sức nâng 5 tấn và tầm với đến 12m, phù hợp với ô tô satxi tải đã chọn

- Thiết kế hệ thống khung gầm và lắp đặt cẩu: Đã thiết kế hệ thống khung gầm gia cường để chịu lực tác động của cẩu, đồng thời tính toán vị trí lắp đặt cẩu tối ưu để đảm bảo tính ổn định và cân bằng của xe.

- Tính toán kiểm tra độ bền: Đã tiến hành tính toán kiểm tra độ bền của các chi tiết chịu lực chính, đảm bảo xe hoạt động an toàn trong điều kiện tải trọng cho phép.

- Tuân thủ các quy chuẩn hiện hành: Ô tô được thiết kế đã phù hợp với các quy chuẩn và các thông tư của bộ Giao Thông Vận Tải, đảm bảo khả năng vận hành an toàn và hợp lệ.

Bằng những kiến thức đã học em có thể tính toán, mô phỏng, giải thích những đặc tính của ô tô tải gắn cẩu. Tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế do chưa tiếp xúc cọ xát nhiều trên thực tế và do thời gian không cho phép, Đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi hạn chế và thiếu sót cũng như những sai sót trong quá trình làm bài. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: TS……………. đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Vậy một lần nữa em kính mong sự đóng góp của các thầy và bạn bè nhằm giúp cho đồ án tốt nghiệp hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Tập bài giảng Thiết kế tính toán ô tô. Hà Nội 2011 - Nguyễn Trọng Hoan.

[2]. Sổ tay thép thế giới. NXB khoa học kỹ thuật, Trần Văn Địch và Ngô Trí Phúc.

[3]. Kết cấu ô tô. NXB Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội 2010 - Nguyễn Khắc Trai, Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hường, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng.

[4] .Lý Thuyết ô tô máy kéo. Nxb Khoa học và kỹ thuật 2008 - Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng.

[5]. Phần mềm phần tử hữu hạn RDM.

[6]. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. NXB giáo dục - Trịnh Chất, Lê Văn Uyển.

[7]. Thông số kỹ thuật xe HINO FL8JT7A-H - Công ty liên doanh TNHH HINO MOTOR VIỆT NAM sản xuất.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"