ĐỒ ÁN KHẢO SÁT BƠM LY TÂM VÀ HỆ THỐNG HÚT BÙN

Mã đồ án OTTN000000009
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

      Đồ án có dung lượng 300MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể, bản vẽ kết cấu buồng công tác, bẳn vẽ mặt cắt buồng xoắn, bản vẽ mặt cắt của bơm, bản vẽ nắp bơm, bản vẽ sơ đồ gá đặt, bản vẽ trục, bản vẽ đặc tính bơm); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu Powerpoint…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHẢO SÁT BƠM LY TÂM VÀ HỆ THỐNG HÚT BÙN.

Giá: 550,000 VND
Nội dung tóm tắt

  MỤC LỤC

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài                                                                           6

1.1. Mục đích                                                                                                      6

1.2. Yêu cầu                                                                                                        6

2. Tổng quan máy hút bùn                                                                                  6

2.1. Đặc điểm chung về máy hút bùn                                                                  6

2.1.1. Giới thiệu chung                                                                                        6

2.1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của máy                                                                      8

2.1.3. Điều kiện làm việc                                                                                      8

2.2. Các bộ phận chính của máy hút bùn                                                            9

2.2.1. Động cơ                                                                                                     9

2.2.2. Bơm hút bùn                                                                                           9

2.2.3. Bơm tạo hổn hơp                                                                                      10

2.2.4. Hệ thống đường ống                                                                                 10

2.2.5. Hệ thống điều khiển                                                                                  11

3. Khảo sát bơm hút bùn                                                                                     11

3.1. Cơ sở lý thuyết bơm ly tâm                                                                          11

3.1.1. Khái niệm và phân loại                                                                              11

3.1.2. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lí làm việc                                                         12

3.1.3. Các thông số đặc trưng của bơm ly tâm                                                   15

3.1.4. Đặc điểm thủy lực của bơm                                                                      15

3.1.5. Công suất và hiệu suất                                                                              17

3.1.6. Số vòng quay đặc trưng (ns)                                                                    17

3.1.7. Chiều cao đặt bơm an toàn                                                                       18

3.1.8. Ảnh hưởng của góc đặt cánh β2                                                             18

3.1.9. Đường đặc tính của bơm                                                                          18

3.1.10.  Đường đặc tính lí thuyết                                                                         19

3.1.11.  Các tổn thất xuất hiện khi không có điều kiện lí tưởng                           20

3.1.12.  Đường đặc tính thật của bơm (H – Q)                                                    20

3.1.13.  Các đường đặc tính của bơm                                                                 20

3.2. Các kích thước chính của bơm khảo sát                                                      20

3.3. Thông số của bơm khảo sát                                                                         22

3.3.1.  Lưu lượng, cột áp, số vòng quay của bơm                                              22

3.3.2. Số vòng quay đặc trưng ns                                                                     24

3.3.3. Hiệu suất, công suất của bơm                                                                  24

a.  Hiệu suất                                                                                                        24

b. Công suất của bơm                                                                                        25

3.4. Xây dựng các đường đặc tính làm việc của bơm khảo sát                         26

3.4.1. Đường đặc tính làm việc của máy bơm                                                   27

3.4.2. Đường đặc tính công suất của máy bơm                                                33

3.4.3. Đường đặc tính hiệu suất của máy bơm                                                 33

3.4.4. Đường đặc tính tổn thất của máy bơm                                                   34

3.4.5. Xác định điểm làm việc của bơm                                                            38

3.5. Tính toán các lực trong bơm                                                                     40

3.5.1. Tính lực dọc trục                                                                                    40

3.5.2. Lực  khối lượng                                                                                      40

3.6. Tính kiểm nghiệm bền một số chi tiết                                                        43

3.6.1. Kiểm nghiệm bền trục                                                                             43

3.6.2. Kiểm nghiệm bền ổ lăn                                                                           52

3.6.3.  Khớp nối trục                                                                                         56

4. Qui trình lắp đặt, sử dụng và bảo dưỡng bơm hút bùn                                59

4.1.  Qui trình lắp đặt                                                                                        59

4.1.1. Công tác chuẩn bị                                                                                  59

4.1.2. Công tác kiểm tra                                                                                   60

4.1.3. Công tác lắp máy bơm                                                                           60

4.1.4. Công tác lắp ráp tuyến ống và thiết bị trên đường ống                         60

4.1.5. Công tác tổng kiểm tra                                                                           60

4.2. Khởi động máy                                                                                         60

4.3.  Vận hành và xử lý sự cố                                                                          61

4.3.1. Vận  hành bình thường                                                                          61

4.3.2. Vận hành khi có hỏng hóc, sự cố                                                          62

4.3.3.  Một số sự cố thường gặp                                                                     62

4.4. Quy tắc kiểm tra bảo dưỡng                                                                     65

4.4.1. Khái niệm chung về bảo dưỡng                                                            65

4.4.2. Các cấp bảo dưỡng                                                                               66

a. Bảo dưỡng hàng ngày                                                                                 66

b. Bảo dưỡng định kỳ                                                                                       67

5. Kết luận                                                                                                        68

TÀI LIỆU THAM KHẢO                                                                                    69

 

LỜI NÓI ĐẦU

   Ngành thuỷ lực ngày càng phát triển mạnh mẽ và được ứng dụng trong tất cả các lĩnh vực: công nghiệp, nông nghiệp, và cả trong sinh hoạt hàng ngày… giúp nâng cao năng suất và giải phóng sức lao động.

   Đề tài tốt nghiệp của em là khảo sát bơm và hệ thống hút bùn. Đề tài khảo sát là một đề tài thực tế và là cơ sở quan trọng đối với kỹ sư. Trong quá trình làm đồ án dưới sự hướng dẫn của thầy:…………… cùng với sự nổ lực của bản thân, em đã hoàn thành đề tài được giao. Do kiến thức còn hạn hẹp, đây là lần khảo sát đầu tiên nên chắc sẽ có nhiều sai sót.

   Cuối cùng, em chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn:…………… cùng các thầy cô đã giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành đồ án.            

                                      …….. ngày … tháng … năm 20…..

                                     Sinh viên thực hiện

                                     ………….......…

1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài:

1.1. Mục đích:

Khoa học càng phát triển thì càng nhận ra nhiều ưu điểm của chất lỏng nói riêng, thủy lực nói chung. Vấn đề liên quan tới thủy lực rất đa dạng và phong phú. Vì thế để có được những công trình ứng dụng có giá trị trong thực tế cần phải trải qua quá trình lâu dài và phức tạp, từ lí thuyết đến thực hành, từ thí nghiệm đến thực nghiệm rồi đến thực tế. Việc làm đồ án tốt nghiệp về đề tài này trước khi ra trường lần này không nằm ngoài mục đích đó:

+ Tìm hiểu cơ bản về máy hút bùn và khảo sát bơm hút bùn.

+ Nắm vững hơn về lỉnh vực hút bùn cát.

+ Tôi luyện khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và tổng hợp kiến thức để giải quyết một vấn đề của người lao động nói chung, của người kỹ sư nói riêng.

1.2. Yêu cầu:

         Làm việc có mục đích là yêu cầu của con người nói chung, của người tri thức nói riêng. Để đạt thực hiện được điều này phải có yêu cầu cụ thể cho mỗi vấn đề, mỗi công việc xắp được thực hiện. Yêu cầu tổng quát nhất của mọi vấn đề khoa học và đời sống nói chung, của đề tài lần này nói riêng là đáp ứng tốt hiệu quả về kỹ thuật và kinh tế, cụ thể là:

            + Cơ bản hoàn chỉnh việc khảo sát bơm và hệ thống hút bùn.

            + Nêu được những đặc điểm riêng của bơm hút bùn.

            + Cơ bản hoàn thành các bản vẽ quan trọng về bơm và hệ thống hút bùn.

            + Thực hiện theo đúng tiến độ, kế hoạch đã định ra.

            + Có những sáng kiến thiết thực để nâng cao năng suất làm việc của máy.

2. Tổng quan máy hút bùn:

2.1. Đặc điểm chung về máy hút bùn:

2.1.1. Giới thiệu chung:

         Máy hút bùn dùng để hút bùn cát ở đáy sông, hồ. Bùn cát ở đáy sông gồm những hạt khoáng chất, cát, sỏi cuội, đá dăm, đá tảng ... chuyển động trong dòng nước hay bồi lắng trên lòng sông. Bùn cát trên sông ngoài hình thành một phần là do phong hóa, bào mòn xâm thực trên bề mặt lưu vực và bị nước cuốn trôi vào lòng sông một phần do sự xói lở lòng sông như sạt lở bờ, xói lở ở đáy tạo thành.

         Căn cứ vào kích thước đường kính của bùn cát có thể phân thành: Đá tảng, đá cuội sỏi, cát, bùn sét ...(như bảng 2 – 1)

Bảng 2 – 1   Bảng phân loại bùn cát theo đường kính hạt

Bùn cát

Loại

Đường kính hạt

(mm)

 

 

Chất lơ lửng

 

 

Sét

Bùn hạt nhỏ

Bụn hạt lớn

Bụi nhỏ

Bụi lớn

Cát mịn

0,001

0,005 - 0,001

0,010 – 0,005

0,050 – 0,010

0,100 –  0,050

0,200 – 0,100

 

Chất vừa lơ lửng vừa di đáy

 

Cát trung bình

Cát thô

Sỏi nhỏ

Sỏi trung bình

0,500 – 0,200

1,000 – 0,500

2,000 – 1,000

2,000 – 5,000

Chất di đáy

Sỏi lớn

Đá cuội loại nhỏ

Đá cuội trung bình

Cuội lớn

Đá tảng nhỏ

Đá tảng lớn

5,000 – 10,00

10,00 – 20,00

20,00 – 50,00

50,00 – 100

100 – 500

> 500

 

         Ở khu vực hạ lưu sông Năm Ô bùn cát ở dạng các hạt cát trung bình và cát thô.

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

         Động cơ IAMZ 238 có các thông số kỷ thuật như bảng 2 – 2

Bảng 2 – 2   Bảng thông số kỷ thuật của động cơ IAMZ

Thứ tự nổ của :

1 – 5 – 4 – 2 – 6 – 3 – 7 – 8

Đường kính xy lanh:

130 (mm)

Hành trình Pittông:

140 (mm)

Thể tích xy lanh động cơ:

11,15 ( lít )

Tỉ số nén:

16,5

Công suất động cơ:

186 (KW)

Số vòng quay ứng với công suất lớn nhất:

1450 (vòng / phút)

Mômen cực đại / số vòng quay:

883 /450 ( N.m / vòng/phút)

Số vòng quay khi không tải:

Lớn nhất: 2275(vòng / phút)

Bé nhất:550 – 600(vòng/phút)

Suất tiêu hao nhiên liệu:

225 ( g / kw.h)

 

2.2.2. Bơm hút bùn:

         Bơm hút bùn là loại bơm ly tâm có lưu lượng lớn. Đường ống hút và đẩy thường có đường kính khá lớn phụ thuộc vào lưu lượng yêu cầu của máy (thường lớn hơn  150 mm).

         Bánh công tác của bơm có ít cánh để tránh bị kẹt bùn, thông thường có từ 3 đến 5 cánh.

         Ở bơm khảo sát lưu lượng là 450 m3 / h, đường kính ống hút và đẩy đều bằng 220 mm, bánh công tác có 3 cánh.

2.2.3. Bơm tạo hổn hơp:

         Là một loại bơm hút nước cỡ trung, được dẫn động bằng động cơ qua bộ truyền dây đai. Dùng để tao hổn hợp bùn nước và làm mát động cơ cũng như làm mát phớt làm kín trục của bơm hút bùn.

2.2.4. Hệ thống đường ống:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

         Bơm làm việc theo nguyên lý cánh dẫn: Khi bánh công tác quay làm cho chất lỏng trong rãnh cánh quay theo, lực ly tâm làm cho chất lỏng văng ra theo hướng bán kính. Do cấu tạo của rãnh cánh của bánh công tác hướng chất lỏng thành dòng đưa chất lỏng từ tâm vào buồng xoắn nhờ đó làm giảm áp suất (hoặc tạo độ chân không) ở đầu vào bánh công tác do thiếu chất lỏng và làm tăng áp suất (hoặc tạo áp suất dư) ở đầu ra bánh công tác. Do quá trình đó diễn ra liên tục nên chất lỏng từ bể hút luôn luôn chuyển động vào bánh công tác theo ống hút và ra khỏi bánh công tác vào bể đẩy theo ống đẩy tạo thành dòng liên tục khi bơm hoạt động.

.......................................................................................................

Hình 3 – 3   Sơ đồ cấu tạo bơm ly tâm một cấp một cửa vào.

1. Ống hút; 2. Phần dẫn dòng vào;   3. Buồng xoắn (bộ phận dẫn dòng ra);   4. Bánh công tác;   5. Phớt làm kín;  6. Trục bơm;

7. Phần dẫn dòng ra;  8. Ống đẩy

3.1.3. Các thông số đặc trưng của bơm ly tâm:

         - Trong nghiên cứu lí thuyết và xây dựng các công thức, để đơn giản người ta đưa ra 3 giả thuyết và sau đó thêm vào các hệ số hiệu chỉnh:

                     + Giả thuyết về số cánh dẫn nhiều vô cùng     :  Z → ∞ .

                     + Giả thuyết về cánh dẫn mõng vô cùng     :  s →  0 .

                     + Giả thuyết về chất lỏng không có độ nhớt:  ν → 0 .

3.1.4. Đặc điểm thủy lực của bơm:

          Lưu lượng (Q): Q = ....................................................................                      

Trong đó: D, b, C lần lượt là đường kính bánh công tác, chiều dày tiết diện rãnh cánh và vận tốc ly tâm của chất lỏng.

         Cột áp (H): Sự chuyển động của mỗi phần tử chất lỏng trong rãnh cánh của bánh công tác không khác gì chuyển động trong ống quay mà mỗi rãnh cánh là một ống quay. Để tính cột áp ta xét một phần tử chất lỏng chuyển động từ 0 →1 → 2 → 3 trong một mô hình (Hình 3 – 4)

.......................................................................................................

Hình 3 – 4  Mô hình ống quay

0(C0, p0). Vận tốc, áp suất của chất lỏng trước mép vào bánh công tác

1(U1,W1,C1, p1). Vận tốc vòng, vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, áp suất của chất lỏng tại mép vào bánh công tác

2(U2,W2,C2, p2). Vận tốc vòng, vận tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối, áp suất của chất lỏng tại mép ra bánh công tác

3(C3, p3). Vận tốc, áp suất của chất lỏng sau mép ra bánh công tác

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

         Trong đó:           n = 1450 (vòng/phút). Số vòng quay của trục bơm.

                                 H = 50 (m). Cột áp của bơm.

                                 Q = 450 (m3/h). Lưu lượng của bơm.

                                 rhh : Khối lượng riêng của hổn hợp bùn nước.

         Trong tính toán có thể lấy: rhh = 2,65.rnước = 2,65.1000 =2650 (KG/m3).

         Vậy ta có:      ...................................................................(vòng/phút).

         Theo bảng phân loại bơm cánh dẩn theo ns ta thấy với kết cấu của bơm và số vòng quay đặc trưng ns = 162 là hợp lí, bơm khảo sát thuộc loại bơm cánh dẩn có ns cao.      

3.3.3. Hiệu suất, công suất của bơm:

               a.  Hiệu suất:

·        Hiệu suất thủy lực của bơm ( htl ):

         Tổn thất cột áp của dòng chảy qua máy gọi là tổn thất thủy lực, được đánh  bằng hiệu suất thủy lực.

         Hiệu suất thủy lực của bơm phụ thuộc vào sự hoàn thiện hình dáng phần dẩn dòng của bơm, chất lượng gia công phần dẩn dòng và kích thước của bơm.

         Theo [ 1 ].

                     .........................................................................

         Trong đó:  D1td – đường kính đổi mép tại mép vào bánh xe.

                     D1td = 210 mm .

            =>..............................................................................

         Vậy        htl = 0,90.

·  Hiệu suất lưu lượng ( hQ ):

         Tổn thất rò rỉ chất lỏng làm giảm lưu lượng làm việc của máy gọi là tổn thất lưu lượng, được đánh giá bằng hiệu suất lưu lượng.

         Theo [ 1 ]  ta có:

                     ...............................................................

                     .................................................................

                     =>  hQ =1/1,013 = 0,98.

·  Hiệu suất cơ khí ( hc ):

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

         Do đó:   Hlt = 0,78 .Hlt∞

         Khi đó trên đồ thị cột áp của bơm khi kể đến số cánh hữu hạn là đường nghịch biến CD.

         Ta lập bảng số liệu Hlt∞ và Hlt theo Q:

Bảng 3 - 1

Q(lít/s)

Hlt∞(m)

Hlt(m)

0

85.70

66.85

25

84.03

65.54

50

82.35

64.23

75

80.68

62.93

100

79.00

61.62

125

77.33

60.31

150

75.65

59.01

175

73.98

57.70

200

72.30

56.39

 

         Đồ thị Hl ¥ t , Hl t – Q

.......................................................................................................

Hình 3 – 14   Đồ thị Hl¥ t , Hl t– Q khi tính đến số cánh hữu hạn

         Bây giờ ta xét đến ảnh hưởng của các loại tổn thất: Tổn thất ma sát Htmx và tổn thất va đập H .

·  Tổn thất ma sát (Htmx):

         Khi chất lỏng chảy vào bánh công tác thì một phần cột áp của bơm bị tổn thất do lực ma sát trên các cánh dẩn của bánh công tác, đây gọi là tổn thất ma sát Htmx.   

         Ta xét chuyển động của chất lỏng trong bánh công tác tương tự như chuyển động của chất lỏng trong 3 ống hình loe có chiều rộng của lối vào, lối ra và chiều dài lần lượt là:        A’B’ = chiều dài cung AB =  205 mm

         C’D’= chiều dài cung DC =   385 mm

         A’D’= chiều dài cung AD =  300 mm

.......................................................................................................

Hình 3 – 15  Sơ đồ tính toán htms

            Ta xác định trạng thái của dòng chảy trong ống A’B’C’D’:

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

Ta có bảng số liệu:

Bảng 3 – 2

Q(lít/s)

Hlt(m)

hms(m)

Hms(m)

0

66.85

0.00

66.85

25

65.54

0.30

65.24

50

64.23

1.20

63.03

75

62.93

2.70

60.23

100

61.62

4.80

56.82

125

60.31

7.50

52.81

150

59.01

10.80

48.21

175

57.70

14.70

43.00

200

56.39

19.20

37.19

 

            Đồ thị Hlt – Q khi tính đến tổn thất ma sát trong bánh công tác

.......................................................................................................

Hình 3 – 16  Đồ thị Hlt – Q khi tính đến tổn thất ma sát trong bánh công tác

·  Tổn thất va đập (H):

         Tổn thất va đập là một hàm bậc 2 của Q có dạng: h = A.Q2 + B.Q + C

         Trong đó: C » 1/3.66,85 = 23

         Parabon qua điểm có cực tiểu là điểm làm việc H = 0 m, Q = Qlv = 125 lít/s và đi qua điểm  H = 23 m, Q = 0 lít/s

H » 1/3.66,85 = 23 , Q = 0.

ð ...........................................................

ð h = 1,47.10-3.Q2 – 0,368.Q + 23

         Ta có bảng số liệu:

Bảng 3 – 3

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

Hình 3 – 21  Đồ thị tổn thất ht – Q

3.4.5. Xác định điểm làm việc của bơm:

Bảng số liệu:

Bảng 3 – 5

Q

0

25

50

75

100

125

150

175

200

H

43.85

50.83

55.38

57.48

57.15

54.37

49.16

41.50

31.41

ht

5.65

7.46

12.90

21.96

34.65

50.96

70.90

94.46

121.65

 

Vẽ đồ thị xác định điểm làm việc:

.................................................................................................................................

................................................................................................................................

.........................................................

            Vậy:                RB = 51,2 ( N )

            Xác định RA:

            Ta có:             RA + RB – P1 – P2 – P3 – P4 – P5 – P6 = 0.

                                    RA = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 – RB

                                          = 178,25 + 73 + 30,38 + 177 + 30,38 + 46,13 – 51,2

                                          = 483,94 ( N )

            Vậy phản lực tại các gối đỡ:

                                    RA = 483,94 ( N )

                                    RB = 51,2 ( N )

§  Xây dựng biểu đồ mômen trên trục bơm:

         Để vẽ được biểu đồ mô men ta xem như:

               Trọng lượng phân bố đều trên chiều dài mỗi đoạn.

               Trọng lượng bánh công tác phân bố đều trên đoạn trục lắp nó.

               Phản lực ở các gối đỡ  tập ở tâm đoạn trục chứa gối đỡ.

Các số liệu để vẽ biểu đồ mômen:

               Mômen xoắn của động cơ:

                           Mx = 1159 (N.m)

              lực phân bố, và chiều dài đoạn 1.1

                           q1 = 0,43 N/mm.

                           Gbx = 147,5 N.

                           L1 = 80 mm.

              lực phân bố, và chiều dài đoạn 2.2

                           q2 = 0,38 N/mm.

                           L2 = 190 mm.

              lực phân bố, và chiều dài đoạn 3.3

                           q3 = 0,43 N/mm.

                           RA = 483,94 N.

                           L3 = 70 mm.

              lực phân bố, và chiều dài đoạn 4.4

                           q4 = 0,55 N/mm

                           L4 = 320 mm.

              lực phân bố, và chiều dài đoạn 5.5

                           q5 = 0,43 N/mm

                           RB = 51,2 N.

                           L5 = 70 mm.

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

§ Nắp ổ:

         Nắp ổ nhằm mục đích che kín ổ lăn khỏi bụi bặm hoặc vật rắn từ ngoài lọt vào ổ, làm hỏng bề mặt ổ.

         Nắp ổ được chế tạo bằng gang Cկ15 – 32  

§ Lót kín bộ phận ổ:

         Mục đích bảo vệ ổ khỏi bụi bặm, chất bẩn, phôi kim loại và các tạp chất khác xâm nhập vào ổ, vì những chất này làm cho ổ chóng mòn và bị hoen rỉ, nhằm mục đích tăng tuổi thọ cho ổ lăn. Và không cho dầu từ trong ổ chảy ra ngoài cũng như nước từ bơm chảy vào ổ.

         Vòng phớt có cấu tạo đơn giản, nhưng có nhược điểm là chóng mòn vì hệ số ma sát lớn, nhất là khi bề mặt trục có độ nhẵn kém. Để tăng độ tin cậy làm việc của vòng phớt nên gia công bề mặt trục đạt độ bóng cao.

3.6.3.  Khớp nối trục:

§  Giới thiệu khớp nối.

       Khớp nối dùng để truyền mômen xoắn từ trục của động cơ sang trục của bơm và nối hai trục với nhau. Theo công dụng có thể chia khớp nối ra làm 3 loại chính:

                 Nối trục: được dùng để nối cố định các trục lại.

                 Ly hợp: dùng để nối hoặc tác trục bất cứ lúc nào

                 Ly hợp tự động : có thể tự động nối hoặc tách các trục.

Tại máy khảo sát dùng loại khớp nối là ly hợp.

§  Giới thiệu chung về ly hợp:

               Công dụng:

..................................................................................................................................

...................................................................................................................................

.........................................................

 Sửa chữa lớn định kỳ yêu cầu dừng máy, tháo rời chi tiết máy, làm công tác bảo dưỡng toàn bộ, nếu cần thì thay thế chi tiết hoặc bộ phận. Thông thường sau một vài năm vận hành phải dừng máy để sửa chữa lớn.

 Cuối cùng khi máy đã làm việc đạt tuổi thọ thiết kế, lúc này cần tổng kiểm tra lần cuối và ghi vào lý lịch máy đã hết thời gian làm việc, giá trị sử dụng đã hết. Có hai tình huống sẽ xảy ra: Hoặc thanh lý và thay máy mới, hoặc nếu máy còn sử dụng được thì tận dụng sử dụng thêm một thời gian nào đó nữa mà không phải tính khấu hao. Tuy nhiên, thời gian tận dụng này sẽ không quá lâu, máy hay hư hỏng và làm việc với hiệu suất thấp.

4.3.2. Vận hành khi có hỏng hóc, sự cố.

       Trong vận hành máy, sự cố và hỏng hóc cũng thường xảy ra. Lúc đó chi phí về tiền và chi phí về thời gian sẽ nằm ngoài phần (1) trên đây. Nói chung sự cố và hỏng hóc thường xảy ra nhất với các thiết bị về cơ khí, rồi đến các thiết bị về thủy lực.

Hỏng hóc và sự cố nảy sinh có thể do nguyên nhân khách quan và chủ quan. Để giảm sự cố cần tuân thủ triệt để hướng dẫn quản lý vận hành, cần đào tạo công nhân kỹ thuật có trình độ và tay nghề cao.

        Về kỹ thuật bơm hay xảy ra các sự cố như rung động, ồn, xâm thực, rò rỉ. Khi gặp các sự cố như vậy cần nghiên cứu để tìm ra nguyên nhân chính, sau đó đề ra biện pháp khắc phục. Nếu cần thì phải mời chuyên gia trong ngành hoặc chuyên gia của hãng sản xuất bơm phối hợp khắc phục. Tuyệt đối không được cố sử dụng thêm khi đã phát hiện có sự cố.

4.3.3.  Một số sự cố thường gặp.

* Nước không lên khi khởi động máy bơm:

Nguyên nhân:

Kiểm tra độ rơ của trục bơm nước; buli dẫn động....

Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pittông và xi lanh.

Kiểm tra độ rơ của bạc lót thanh truyền, trục khủyu nếu cần.

Kiểm tra hệ thống cung cấp nhiên liệu; Kiểm tra các đường ống dẫn; thùng chứa nhiên liệu; xiết chặt các đầu nối, giá đỡ; kiểm tra sự rò rỉ của toàn hệ thống; kiểm tra sự liên kết và tình trạng hoạt động của các cơ cấu  điều khiển hệ thống cung cấp nhiên liệu; kiểm tra áp suất làm việc của bơm cung cấp nhiên liệu...

Kiểm tra, xiết chặt giá đỡ bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc nhiên liệu, các đường ống cấp dẫn nhiên liệu, giá đỡ bàn đạp ga.

Kiểm tra vòi phun, bom cao áp nếu cần thiết đưa lên thiết bị chuyên dùng để hiệu chỉnh.

Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu  điều khiển thanh răng bom cao áp, bộ  điều tốc, nếu cần hiệu chỉnh điểm bắt đầu cấp nhiên liệu của bơm cao áp.

Cho động cơ nổ máy, kiểm tra khí thải của động cơ, hiệu chỉnh tốc độ chạy không tải theo tiêu chuẩn cho phép, chống ô nhiễm môi trường.

c. Bảo dưỡng theo mùa:

Tiến hành hai lần trong năm, làm những công việc liên quan chuyển điều kiện làm việc mùa này sang mùa khác. Thường bố trí sao cho bảo dưỡng mùa trùng với bảo dưỡng cấp hai:

    - Xúc rửa hệ thống làm mát.

    - Thay dầu nhờn, mỡ.

5. Kết luận:

   Sau hơn ba tháng làm việc liên tục, ban đầu có nhiều bối rối vì đây là đề tài mà bản thân chưa có điều kiện nghiên cứu và tìm hiểu trong quá trình thực tập. Một phần, do lúc đầu phải mất khá nhiều thời gian trong việc tìm số liệu thực tế tại nhà máy, tìm tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ, yêu cầu của đồ án. Trong quá trình khảo sát, bản thân vừa tìm hiểu về lý thuyết, vừa tìm hiểu và tham khảo các tính toán và thiết kế của các thế hệ đàn anh đi trước mà trong thực tế đã được vận hành. Với sự cố gắng của bản thân, cùng với sự hướng dẫn tận tình, cũng như việc cung cấp các tài liệu có liên quan đến đồ án của thầy:…………., em đã hoàn thành được đề tài.

   Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng và nổ lực nhưng do khả năng có hạn, tài liệu chuyên môn về Bơm ly tâm hạn chế nên trong quá trình khảo sát chắc chắn sẽ có nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự góp ý, bổ sung của quý thầy cô cùng các bạn để đồ án này được hoàn thiện hơn.

   Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các thầy cô và đặc biệt là thầy hướng dẫn:…………., đã giúp em hoàn thành đồ án này.                                

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1].  A.A. Lômakin.”Bơm ly tâm và bơm hướng trục”. Hà Nội: NXB Khoa học và Kỹ thuật; 1975.

[2]. Lê Dung, Trần Đức Hạ. “Máy bơm và các thiết bị cấp thoát nước”. Hà Nội: NXB Xây dựng; 2002.

[3]. Lê Viết Giảng, Phan Kỳ Phùng. “Sức bền vật liệu 2”. Đà Nẵng: NXB Giáo dục; 1997.

[4]. Nguyễn Trọng Hiệp. “Thiết kế chi tiết máy”. Hà Nội : NXB Giáo dục; 1993.

[5]. Nguyễn Sung. “Sổ tay thiết kế trạm bơm vừa và nhỏ”. Hà Nội: NXB Nông nghiệp; 1987.

[6]. Đinh Ngọc Ái. “Thủy lực và máy thủy lực, tập 2”. Hà Nội: NXB Đại Học Trung học; 1975.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"