TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE - MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SỮA CHỮA TỔNG HỢP SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8 - QUÂN KHU 9

Mã đồ án TLOT02023009
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tài liêu bao gồm đầy đủ file word như: Phần mở đầu, phần chương 1 (Cơ sở lý thuyết về công tác kỹ thuật xe - máy), phần chương 2 (Thực trạng công tác kỹ thuật xe - máy của đại đội sữa chữa tổng hợp sư đoàn bộ binh 8 - quân khu 9), phần chương 3 (Một số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT xe - máy của đại SCTH sử đoàn bộ binh 8 - quân khu 9), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài.......... NGHIÊN CỨU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE - MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SỮA CHỮA TỔNG HỢP SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8 - QUÂN KHU 9.

Giá: 290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT..................................................................................................................................................................................................................................-4-

LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................................................................................................................................................-5-

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE-MÁY..........................................................................................................................................................- 6 -

1.1. Khái quát về công tác kỹ thuật xe-máy................................................................................................................................................................................................- 6 -

1.1.1.Khái niệm trang bị xe-máy, công tác kỹ thuật xe-máy............................................................................................................................................................................- 6 -

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, mối quan hệ công tác của ngành kỹ thuật xe-máy .............................................................................................................- 7 -

1.2. Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy................................................................................................................................................................................- 13 -

1.2.1. Một số khái niệm..................................................................................................................................................................................................................................- 13 -

1.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy..................................................................................................................................................................................- 16 -

Kết luận chương 1.......................................................................................................................................................................................................................................- 20 -

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE-MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SỮA CHỮA TỔNG HỢP SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8-QUÂN KHU 9.....................................- 21 -

2.1. Tình hình công tác kỹ thuật xe-máy của Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9.......................................................................................................................................- 21 -

2.1.1. Tình hình hệ thống tổ chức biên chế ngành xe-máy Sư đoàn bộ binh 8-QK9.....................................................................................................................................- 21 -

2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất, trang bị và lực lượng kỹ thuật xe-máy.........................................................................................................................................................- 24 -

2.2. Thực trạng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội  sửa chữa tổng hợp sư đoàn bộ binh 8-quân khu 9.....................................................................................- 25 -

2.2.1. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, trang bị của Sư đoàn cho Đại đội SCTH.......................................................................................................................................- 25 -

2.2.2. Thực trạng công tác BĐKT cho trang bị xe-máy của Đại đội SCTH....................................................................................................................................................- 26 -

2.2.3. Thực trạng quản lý kỹ thuật, vật tư kỹ thuật xe-máy............................................................................................................................................................................- 29 -

2.2.4. Thực trạng huấn luyện kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp............................................................................................................................................- 30 -

2.2.5. Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường và thông tin  khoa học kỹ thuật quân sự ngành xe-máy ..............................................................................................- 31 -

2.3. Đánh giá chung.....................................................................................................................................................................................................................................- 31 -

2.3.1. Ưu điểm...............................................................................................................................................................................................................................................- 32 -

2.3.2. Khuyết điểm.........................................................................................................................................................................................................................................- 32 -

Kết luận chương 2.......................................................................................................................................................................................................................................- 34 -

CHƯƠNG 3:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CTKT XE-MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SCTH SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8-QUÂN KHU 9..........................................- 34 -

3.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy của Đại đội chữa tổng hợp.......................................................................................- 35 -

3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, nội dungBD,SC của Đại đội SCTH..................................................................................................................................- 35 -

3.1.2. Xây dựng kế hoạch chuyển trạng thái sẳn sàng chiến đấu của Đại đội sửa chữa tổng hợp và huấn luyện di chuyển khi có tình huống............................................ 38 -

3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý và qui hoạch trạm sửa chữa.......................................................................................................................................- 38 -

3.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý kỹ thuật của Đại đội sửa chữa tổng hợp...............................................................................................................................................- 38 -

3.2.2. Qui hoạch trạm sửa chữa tổng hợp.....................................................................................................................................................................................................- 40 -

3.3. Giải pháp về đổi mới quy trình công nghệ công tác BD, SC xe- máy.............................................................................................................................................- 40 -

3.3.1. Quy trình tiếp nhận, bàn giao xe-máy vào sửa chữa...........................................................................................................................................................................- 40 -

3.3.2. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe-máy ở trạm..................................................................................................................................................................................- 40 -

3.3.3. Tổ chức đi bảo dưỡng, sửa chữa cơ động cho các đơn vị .................................................................................................................................................................- 41 -

3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách đối với đội ngũ NVCMKT...............................................................................................................................................................- 41 -

3.4.1. Chăm lo tốt chính sách, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong đơn vị .................................................................................- 41 -

3.4.2. Làm tốt công tác bồi dưỡng, biểu dương khen thưởng kịp thời cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kỹ thuật xe-máy....- 42 -

3.5. Một số kiến nghị về thực hiện công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp...........................................................................................................- 42 -

Kết luận chương 3.......................................................................................................................................................................................................................................- 43 -

Kết luận chung.............................................................................................................................................................................................................................................- 44 -

LỜI MỞ ĐẦU

Ngành xe máy quân đội nhân dân Việt nam đã trải qua 40 năm xây dựng và trưởng thành, luôn không ngừng phát triển cả về số lượng, chất lượng, đặt biệt nó có vai trò hết sức quan trọng, góp phần quyết định thắng lợi của quân đội ta.

Hiện nay quân đội ta đang quản lý, sử dụng số lượng xe-máy khá lớn đa số là xe của Liên Xô và các nước XHCN cũ viện trợ, gồm nhiều nguồn khác nhau, một phần thu được của Mỹ trong chiến tranh, thời gian cất giữ lâu dài, chủng loại phong phú, chất lượng không đồng đều, sự đồng bộ phức tạp, mặt khác điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta phức tạp, có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng xe-máy. Trong điều kiện hiện nay, đất nước ta vẫn còn nghèo chưa đủ điều kiện để mua sắm, đổi mới các trang thiết bị hiện đại. Quân đội ta vẫn phải thực hành tiết kiệm, khai thác, sử dụng có hiệu quả trang bị kỹ thuật hiện có. Do đó công tác kỹ thuật xe-máy là một nội dung quan trọng của CTKT nhằm bảo đảm xe máy luôn tốt, kéo dài tuổi thọ của trang bị kỹ thuật xe-máy và thông qua CTKT xe-máy, có thể nâng cao được tính năng khai thác, quản lý và sử dụng.

Trong những năm qua tình hình thực hiện nhiệm vụ CTKT xe-máy ở Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9 cũng đạt một số kết quả quan trọng. Song vẫn còn một số hạn chế đó là mặt bằng trạm xưởng chưa được đầu tư cơ bản, chưa đủ các hạng mục công trình, phân khu chức năng phục vụ công tác bảo đảm kỹ thuật xe-máy, trang thiết bị phục vụ cho công tác bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa còn thiếu, vật tư thay thế khan hiếm, ý thức trong khai thác, sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, niêm cất xe-máy chưa đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy còn hạn chế. Mặc dù các cấp các ngành đã có nhiều cố gắng trong việc hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý, tăng cường cơ sở vật chất và có nhiều biện pháp đưa CTKT xe-máy vào nề nếp, nhưng do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, đến nay chất lượng, hiệu quả CTKT xe-máy chưa cao.        

Từ những lý do trên, đồ án “ Nghiên cứu nâng cao chất lượng CTKT xe-máy ở Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9” là yêu cầu khách quan và rất cần thiết hiện nay, nhằm đưa ra một số giải pháp cơ bản, góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao CTKT xe-máy ở đơn vị, hoàn thành tốt nhiệm vụ CTKT, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, xây dựng quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Mục tiêu của đồ án đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng CTKT xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9 trong thời bình.

Phạm vi nghiên cứu đố án toàn bộ nhiệm vụ CTKT xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp bộ binh 8-Quân khu 9 ở thời bình. Trong điều kiện tổ chức biên chế của Đại đội sửa chữa tổng hợp như hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu đồ án trên cơ sở phư­ơng pháp luận chủ nghĩa duy vật biện chứng, tư­ tưởng quân sự Hồ Chí Minh, đồ án sử dụng kết hợp các phương pháp: Hệ thống-cấu trúc; Lý luận gắn với thực tiễn; Khảo sát thực tế công tác ở đơn vị.

Kết cấu của đồ án gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.

Chương 2: Thực trạng CTKT xe-máy ở Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9.

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng CTKT xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn 8-Quân khu 9.

Tác giả đồ án xin chân thành cảm ơn các thầy giáo Khoa chỉ huy-Tham mưu kỹ thuật và cán bộ giáo viên Trường SQKT Quân sự đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp đại học này.

CHƯƠNG 1

 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE-MÁY

1.1. Khái quát về công tác kỹ thuật xe-máy

1.1.1. Khái niệm trang bị xe-máy, công tác kỹ thuật xe-máy

1. Khái niệm trang bị xe-máy

Trang bị xe-máy là chỉ các loại trang bị kỹ thuật do ngành xe-máy quản lí. Trang bị xe, máy quân sự (gọi tắt là xe -máy) bao gồm: 

- Xe ô tô (xe con, xe vận tải, xe chuyên dùng);

- Xe xích (kéo pháo, kéo khí tài);

- Trạm nguồn điện;

- Mô tô 2 bánh, 3 bánh;

- Rơ moóc, bán rơ moóc.

3. Phân công quản lý và bảo đảm kỹ thuật theo chuyên ngành thì trang bị kỹ thuật xe-máy gồm: 

- Xe ô tô: ngành xe-máy quản lý và bảo đảm kỹ thuật cho hoạt động của xe con, xe vận tải và xe chuyên dùng (trừ một số xe chuyên dùng quân sự có quyết định riêng do ngành xe-máy quản lý thực lực nhưng không bảo đảm kỹ thuật). Đối với xe chuyên dùng quân sự và xe công trình của các chuyên ngành kỹ thuật ngành xe-máy quản lý và bảo đảm kỹ thuật phần xe cơ sở; các chuyên ngành kỹ thuật quản lý và bảo đảm kỹ thuật phần thiết bị và khí tài đặc chủng trên xe;

- Xe xích: ngành xe-máy quản lý và bảo đảm kỹ thuật đối với xe xích phục vụ kéo pháo, kéo khí tài; Cục xe-máy chỉ quản lý và bảo đảm kỹ thuật các xe bánh xích (K60, ATL, ATC55, ATC59, 59G) dùng để kéo pháo, kéo khí tài. Các loại xe bánh xích khác do các chuyên ngành quân binh chủng quản lý và bảo đảm;

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, hệ thống tổ chức, mối quan hệ công tác của ngành kỹ thuật xe-máy

1. Chức năng, nhiệm vụ, nội dung công tác kỹ thuật xe-máy

 a. Chức năng

- Bảo đảm kỹ thuật cho các hoạt động quân sự của các lực lượng vũ trang;

- Bảo đảm an toàn về mặt kỹ thuật và hiệu quả sử dụng VKTBKT;

- Yêu cầu cơ bản đối với ngành kỹ thuật quân đội khi thực hiện các chức năng này là phải luôn sẵn sàng bảo đảm VKTBKT cho các nhiệm vụ một cách kịp thời, đủ số lượng, đúng chủng loại, đồng bộ, chất lượng tốt, đúng ý định của người chỉ huy.

b. Nhiệm vụ

- Về tình trạng kỹ thuật tốt, đồng bộ và sẵn sàng chiến đấu của VKTBKT;

- Về trình độ sử dụng VKTBKT của cán bộ, chiến sĩ;

- Trình độ khai thác VKTBKT của đội ngũ cán bộ nhân viên kỹ thuật.

2. Hệ thống tổ chức, mối quan hệ của ngành kỹ thuật xe-máy

Ngành xe-máy được tổ chức theo cấp gồm cơ quan, cơ sở kỹ thuật xe-máy cấp chiến lược, cấp chiến dịch và cấp chiến thuật tương ứng với hệ thống tổ chức của Quân đội.

Tổ chức chung ngành xe-máy Quân đội do Cục xe-máy đề xuất với Tổng cục Kỹ thuật, Bộ Tổng Tham mưu để báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định. Tổ chức, biên chế của cơ quan xe-máy các đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng khác do đơn vị đề xuất; Tổng cục Kỹ thuật, Cục Quân lực/BTTM thẩm định và báo cáo Tổng Tham mưu trưởng quyết định.

1.2. Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy

1.2.1. Một số khái niệm

1. Khái niệm chất lượng

“Chất lượng” là một phạm trù phức tạp và có nhiều định nghĩa khác nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. Hiện nay có một số định nghĩa về chất lượng đã được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:

“Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (theo Juran - một Giáo sư người Mỹ);

“Chất lượng là sự phù hợp với các yêu cầu hay đặc tính nhất định” Theo Giáo sư Crosby;

“Chất lượng là sự sự thoả mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất” Theo Giáo sư người Nhật – Ishikawa.

Theo TCVN 8402 : Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể (đối tượng) tạo cho thực thể (đối tượng) đó khả năng thoả mãn những nhu cầu đã nêu ra hoặc nhu cầu tiềm ẩn.

Theo khái niệm trên thì chất lượng công việc có giá trị về mặt lợi ích, nó phản ánh mức độ hoàn thiện các yếu tố lao động, là tổng thể những thuộc tính các công việc được xác định bằng các thông số có thể đo, đếm hoặc so sánh được, phù hợp với những điều kịên kỹ thuật hiện có và có khả năng thoả mãn những nhu cầu của xã hội và của cá nhân trong những điều kiện về sản xuất và tiêu dùng. Chất lượng công việc được thể hiện thông qua các chỉ tiêu đặc trưng cho tính chất của công việc như độ chính xác, thời gian, chi phí, tỉ lệ phần trăm... 

2. Khái niệm chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy

Chất lượng công tác kỹ thuật cho trang bị xe-máy” là mức độ đáp ứng các yêu cầu sau khi tổng hợp các phương thức, biện pháp duy trì, phục hồi tính năng kỹ, chiến thuật độ tin cậy của xe-máy trong quá trình sử dụng, hạn chế tác hại của các yếu tố khí hậu, môi trường và điều kiện sử dụng bất lợi; phục hồi tuổi thọ (hạn sử dụng) của trang bị kỹ thuật xe-máy.

1.2.2. Nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy

1. Tham gia bảo đảm trang bị xe-máy

a. Khái niệm

Bảo đảm trang bị xe-máy là tổng hợp các phương thức, biện pháp về bảo đảm số lượng, chất lượng, chủng loại xe-máy theo mệnh lệnh của chủ nhiệm kỹ thuật và người chỉ huy đáp ứng yêu cầu đúng, đủ, đồng bộ theo đơn vị, kịp thời, vững chắc cho mọi hoạt động sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu, huấn luyện, công tác của các đơn vị trong mọi tình huống.

2. Bảo đảm kỹ thuật cho trang bị xe-máy

a. Khái niệm

Bảo đảm kỹ thuật cho trang bị xe-máy là tổng hợp các phương thức, biện pháp để duy trì, phục hồi tính năng kỹ, chiến thuật độ tin cậy của xe-máy trong quá trình sử dụng, hạn chế tác hại của các yếu tố khí hậu, môi trường và điều kiện sử dụng bất lợi; phục hồi tuổi thọ (hạn sử dụng) của trang bị kỹ thuật xe-máy.

b. Nội dung bảo đảm kỹ thuật cho trang bị xe-máy gồm các nội dung sau:

- Chuẩn bị sử dụng xe-máy;

- Bảo quản xe-máy, vật tư  kỹ thuật xe-máy;

4. Hoạt động khoa học công nghệ mội trường và thông tin khoa học kỹ thuật quân sự ngành xe-máy      

a. Khái niệm

Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường ngành xe-máy do cơ quan xe-máy tổ chức và tiến hành trên cơ sở chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan khoa học, công nghệ, môi trường cùng cấp và cơ quan xe-máy cấp trên. Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường ngành xe-máy gồm: Hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự; hoạt động khoa học quân sự kỹ thuật.

b. Nội dung hoạt động gồm:    

- Hoạt động khoa học kỹ thuật quân sự xe-máy;

- Hoạt động khoa học quân sự kỹ thuật xe-máy;

- Hoạt động bảo vệ môi trường trong CTKT xe-máy

6. Động viên kỹ thuật xe-máy    

a. Khái niệm

Động viên kỹ thuật xe-máy là một mặt của động viên kỹ thuật Quân đội, đáp ứng yêu cầu chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Động viên kỹ thuật xe-máy cho nhu cầu quốc phòng là động viên và huy động nhân lực kỹ thuật xe-máy, phương tiện, vật chất kỹ thuật, huy động năng lực sản xuất, sửa chữa xe-máy của nền kinh tế quốc dân cho công tác bảo đảm trang bị xe-máy, bảo đảm kỹ thuật xe-máy của Quân đội.

b. Nội dung động viên kỹ thuật xe-máy

- Động viên nhân lực kỹ thuật xe-máy (cán bộ, nhân viên);

- Động viên ph­ương tiện, trang bị kỹ thuật  xe-máy;      

- Động viên công nghiệp cho bảo đảm kỹ thuật xe-máy.

Kết luận chương 1

Từ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy đã trình bày ở trên, có thể khẳng định công tác kỹ thuật xe-máy đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động kỹ thuật của lực lượng vũ trang nói chung và của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9 nói riêng. Công tác kỹ thuật xe-máy là nội dung thiết yếu trong hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Đại đội sửa chữa tổng hợp.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE-MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SỮA CHỮA TỔNG HỢP

SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8-QUÂN KHU 9

2.1. Tình hình công tác kỹ thuật xe-máy của Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9

2.1.1. Tình hình hệ thống tổ chức biên chế ngành xe-máy Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9

1. Đặc điểm tình hình

Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9 (trước đây trực thuộc Quân khu 8) ra đời vào ngày 22 tháng 10 năm 1974, là Sư đoàn chủ lực đầu tiên trong lịch sử xây dựng và phát triển lực lượng vũ trang cách mạng miền Trung Nam Bộ (khu 8 cũ).

a. Về tham gia bảo đảm trang bị xe-máy

Bảo đảm đầy đủ số lượng, chất lượng, đồng bộ của trang bị xe-máy theo yêu cầu nhiệm vụ của Sư đoàn. Cấp phát, thu hồi và điều chuyển xe-máy và vật tư xe-máy theo đúng mệnh lệnh của người chỉ huy, bảo đảm an toàn đúng nguyên tắc và đúng qui định của ngành xe.

c. Về huấn luyện kỹ thuật xe-máy

Tổ chức huấn luyện kỹ thuật xe-máy cho các đối tượng theo kế hoạch, bảo đảm nội dung, thời gian nâng cao chất lượng huấn luyện trong quản lý, khai thác cho đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật. Tập huấn kỹ thuật cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật, lái xe các nội dung mới trong công tác quản lý khai thác VKTBKT, xây dựng chính quy ngành kỹ thuật, bảo đảm sự thống nhất và nâng cao chất lượng trong thực hiện công tác kỹ thuật tại đơn vị.

Tổ chức bồi dưỡng, đưa đi dự thi nâng bậc thợ kỹ thuật, lái xe theo đúng kế hoạch. Tích cực tham gia tập huấn nghiệp vụ ngành.

d. Về hoạt động khoa học công nghệ môi trường và thông tin khoa học kỹ thuật quân sự

Đẩy mạnh phong trào sáng kiến cải tiến kỹ thuật, ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý kỹ thuật, khuyến khích, động viên các hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật tập trung bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa, ngăn ngừa sự xuống cấp xe-máy trong điều kiện tác động của khí hậu tại đơn vị. Kịp thời thông tin tài liệu và tạp chí kỹ thuật cho các đơn vị để nghiên cứu, học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật.

f. Về động viên kỹ thuật xe-máy

Phối hợp với địa phương tổ chức phúc tra nắm chắc số lượng, chất lượng phương tiện kỹ thuật động viện và đăng ký quản lý theo quy định.

2. Hệ thống tổ chức biên chế ngành kỹ thuật Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9

Tổ chức biên chế ngành kỹ thuật Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9; là đơn vị cấp Sư đoàn có Phòng kỹ thuật; Phòng kỹ thuật Sư đoàn có cơ quan kỹ thuật và cơ sở kỹ thuật:

Về cơ quan kỹ thuật gồm hai ban và các bộ phận: Ban xe-máy, ban quân khí và bộ phận kế hoạch.

 Về cơ sở kỹ thuật gồm: Đại đội Sửa chữa tổng hợp (c26), Đại đội kho (c29) và bộ phận bếp ăn, kho đạn, kho vũ khí, trạm nạp, trạm bảo dưỡng, xưởng sửa chữa, khu nhà xe làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu A2 và doanh trại bộ đội.

Cấp trung đoàn có ban kỹ thuật: ban kỹ thuật các trung đoàn có cơ quan (trợ lý) kỹ thuật và tiểu đội sửa chữa tổng hợp, kho kỹ thuật.

2.1.2. Tình hình cơ sở vật chất, trang bị và lực lượng kỹ thuật xe-máy

1. Về cơ sở vật chất

- Sư đoàn có 01 kho đạn diện tích = 870m2.

-Trạm sữa chữa sư đoàn có: Một nhà cấp 4 diện tích 17,6m2 dùng để để các trang thiết bị máy móc, đồ nghề phục vụ cho công tác sửa chữa xe máy; trạm nạp diện tích 16,2m2, nhà để xe, cầu rửa xe, láng cứu hỏa, bể nước, bể cát….

- Số lượng nhà để xe-máy toàn Sư đoàn 04 nhà (eBB9 01 nhà, Sư đoàn 03 nhà) tổng diện tích 144m2

2. Về trang bị kỹ thuật xe-máy

Xe-máy của Sư đoàn đã qua sử dụng nhiều năm ở chiến trường, đa dạng về chủng loại, do nhiều nước sản xuất. Hằng năm, Sư đoàn tổ chức huấn luyện, tham gia diễn tập có bắn đạn thật, cường độ hoạt động của xe-máy rất cao. Do chịu sự tác động của khí hậu môi trường thời tiết khắc nghiệt nên xe-máy ngày càng xuống cấp nhanh, phát sinh hư hỏng nhiều, công tác bảo đảm vật tư có hạn, đã ảnh hưởng đến hoạt động CTKT xe-máy của Sư đoàn. Một số cơ sơ kỹ thuật như nhà kho, trạm sửa chữa của Sư đoàn đến nay vẫn chưa được xây dựng cơ bản nên việc duy trì các nề nếp, chế độ thực hiện CTKT xe-máy có những khó khăn nhất định. 

Thời bình = 39/63 xe, K = 0,61, Kt = 0,84. Trong đó:

+ Nhóm xe tác chiến = 05 xe, K= 1, Kt= 1.

+ Nhóm xe bảo đảm = 34 xe, K= 0,56; Kt= 0.82.

Thời chiến = 39/71 xe, K = 0,54, Kt= 0,84

3. Về trang thiết bị sửa chữa xe-máy

Từ năm 2007 đến 2014 trạm sữa chữa được đầu tư nâng cấp về cơ sở hạ tầng cũng như về trang thiết bị công nghệ. Hệ thống các nhà xe phục vụ cho công tác sửa chữa được xây dựng mới, qui hoạch lại mặt bằng sửa chữa, đồng thời mua sắm thêm nhiều thiết bị máy móc phục vụ công tác sửa chữa.

Một số trang thiết bị chính của trạm sửa chữa chính (phụ lục 8)

2.2. Thực trạng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp sư đoàn bộ binh 8-quân khu 9

2.2.1. Thực trạng đầu tư cơ sở vật chất, trang bị của Sư đoàn cho Đại đội sửa chữa tổng hợp

Hiện nay xe-máy được biên chế của Sư đoàn phần lớn có niên hạn sử dụng lâu năm, có loại đã qua chiến đấu, nhiều nhãn hiệu, chủng loại và nhiều nước sản xuất, hoạt động trong điều kiện khí hậu nóng, ẩm ở đồng bằng sông Cửu Long, khả năng bảo đảm kỹ thuật, bảo đảm vật tư còn hạn chế nên xuống cấp rất nhanh. Mặt khác, do việc đan xen giữa xe thế hệ cũ, thế hệ mới, việc khai thác vật tư kỹ thuật bảo đảm cho sửa chữa cũng đa dạng, nhiều chủng loại, từ đó kinh phí cho sửa chữa đòi hỏi cao. Hiện tại, với lượng xe vào trạm bảo quản, bảo dưỡng sửa chữa mỗi năm, trong khi kinh phí sửa chữa hạn hẹp, vật tư phụ tùng do trên đảm bảo chưa đầy đủ, số còn lại phải khai thác ở thị trường bên ngoài giá cả luôn biến động, gặp nhiều khó khăn trong quá trình sửa chữa

2.2.2. Thực trạng công tác bảo đảm kỹ thuật cho trang bị xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp

Đơn vị thực hiện nghiêm các chế độ bảo quản, bảo dưỡng, hàng ngày cho các loại xe niêm cất cho các nhiệm vụ SSCĐ. Tiến hành bảo dưỡng định kì cho các xe hết hạn kiểm định. Phối hợp với cơ quan tham mưu, hậu cần tiến hành bảo dưỡng, sửa chữa hết hư hỏng của xe. Tổ chức cơ động sữa chữa khi có lệnh cấp trên giao và bảo đảm an toàn trong cơ động sửa chữa. Cụ thể trong năm 2014 đơn vị đã bảo quản 100 lượt xe ô tô; bảo dưỡng 1: 104 lượt xe ôtô; bảo dưỡng 2: 52 lượt xe ô tô; sửa chữa nhỏ tại đơn vị:170 lượt xe ô tô; Sửa chữa lớn tại Xí nghiệp Liên hợp Z751/TCKT: 03 xe; Xưởng 201CKT/QK9: 01 xe; Kiểm định ATKT = 66 lượt xe.

2.2.3. Thực trạng quản lý kỹ thuật, vật tư kỹ thuật xe-máy

1. Thực trạng công tác quản lý trang bị, cơ sở vật chất xe-máy

Ở trạng thái thời bình công tác quản lý trang thiết bị cơ sở vật chất công nghệ sửa chữa hiện nay ở các trạm sửa chữa tương đối thuận lợi, vì trạm chủ yếu hoạt động tĩnh tại đơn vị, trang thiết bị công nghệ ít bị phân tán, phạm vi quản lý hẹp. Việc thống kê nắm bắt số lượng từng chủng loại trang thiết bị tương đối tốt, quản lý số lượng bằng hệ thống sổ sách mẫu biểu và báo cáo theo đúng qui định.

2. Thực trạng công tác quản lý đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật xe-máy

Trong những thời gian qua đơn vị đã cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý đội ngũ CB, NVCMKT. Tuy nhiên quá trình thực hiện vẫn còn bộc lộ một số hạn chế:

 - Tình hình cơ cấu biên chế chưa thật ổn định và phù hợp yêu cầu nhiệm vụ.

 - Việc bố trí sử dụng CB, NVCMKT có nơi làm chưa tốt, bố trí chưa đúng người đúng việc do đó chưa phát huy hết năng lực, vai trò trách nhiệm; Một số cán bộ chỉ huy chưa qua đào tạo về quản lý nên nhận thức về công tác quản lý kỹ thuật còn yếu, trong công tác quản lý chủ yếu theo kinh nghiệm, ít năng động sáng tạo; Đội ngũ thợ trình độ chưa đồng đều, một số còn ngại học tập, trình độ tay nghề chưa vững chắc; Việc phát hiện nắm chất lượng của đội ngũ CB, NVCMKT để có kế hoạch bồi dưỡng huấn luyện nâng cao trình độ thực hiện chưa tốt.

 - Quân số Đại đội thiếu theo biên chế 17/28đc, thiếu 1 trung đội trưởng sửa chữa xe-máy, 1 tiểu đội sửa chữa pháo cối, 01 tiểu đội sửa chữa khí tài quang học, 1 thợ cơ khí và 1 thợ hàn. Tổ chức biên chế của Đại đội sửa chữa chưa phù hợp cụ thể là quân số của trung đội sửa chữa vũ khí do Đại đội sửa chữa quản lý, nhưng thực tế thì số thợ này đang thực hiện nhiệm vụ ở Đại đội kho (c29), Đại đội sửa chữa chỉ quản lý quân số trên mặt giấy tờ gây khó khăn trong công tác quản lý.

Sơ đồ tổ chức biên chế hiện tại của Đại đội sửa chữa tổng hợp (phụ lục 6)

2.2.5. Hoạt động khoa học, công nghệ, môi trường và thông tin khoa học kỹ thuật quân sự ngành xe-máy

 Về hoạt động nghiên cứu khoa học đơn vị đã tích cực đẩy mạnh việc áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật. Quan tâm, khuyến khích cán bộ, nhân viên tìm tòi, nghiên cứu để có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật, giúp giảm thời gian, kinh phí, nâng cao chất lượng hiệu quả CTKT xe-máy. Đơn vị đã có những sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị sử dụng cao, được áp dụng hiệu quả trong thực hiện các nhiệm vụ. Giai đoạn 2007 -2012 có 2 mô hình: Mô hình hệ thống điện trên xe ôtô, Van tháo lốp xe Zil 130, vam tháo bơm nước xe UAZ (trong đó Vam tháo lốp xe Zil 130 đạt giải nhì trong hội thi sáng tạo kỹ thuật năm 2008 do Quân khu tổ chức).

2.3. Đánh giá thực trạng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9

Qua khảo sát thực trạng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp trên các nội dung, nhiệm vụ. Rút ra được điểm mạnh, yếu trong thực hiện công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9 như sau:

2.3.1. Ưu điểm

Cán bộ, NVCMKT chấp hành nghiêm các chỉ thị các văn bản hướng dẫn của ngành kỹ thuật cấp trên, triển khai toàn diện các nội dung CTKT xe-máy trong từng giai đoạn xây dựng kế hoạch và tổ chức huấn luyện kỹ thuật sát với thực tế đơn vị.

2.3.2. Khuyết điểm

- Hệ thống các nhà kho, trạm sửa chữa từng bước được cũng cố nhưng vẫn còn tận dụng, chưa đủ các phân khu chức năng phục vụ công tác sửa chữa.  

 - Trang thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa ở đơn vị, mặc dù cấp trên có bổ sung nhưng vẫn còn thiếu như máy ra vào lốp, máy tiện, xe công trình xa, xe cứu kéo… chưa đáp ứng yêu cầu cho thực hiện nhiệm vụ.

Kết luận chương 2

 Trong chương 2 đã nghiên cứu tình hình công tác kỹ thuật xe-máy của Sư đoàn bộ binh 8 và khảo sát thực trạng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp. Qua khảo sát thực trạng đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu của công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa, những điểm yếu đó tập trung vào công tác bảo đảm kỹ thuật cho trang bị xe-máy và công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy tại đơn vị. 

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KỸ THUẬT XE-MÁY CỦA ĐẠI ĐỘI SỬA CHỮA

TỔNG HỢP SƯ ĐOÀN BỘ BINH 8-QUÂN KHU 9.

3.1. Giải pháp về nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp

3.1.1. Nâng cao chất lượng công tác huấn luyện, nội dung bảo dưỡng, sửa chữa của Đại đội tổng hợp

1. Hình thức tổ chức huấn luyện kỹ thuật xe-máy

Thực hiện nghiêm các kế hoạch huấn luyện xe-máy ở trên cũng như chương trình, nội dung và thời gian huấn luyện, nội dung huấn luyện xe-máy phải sát từng đối tượng và thực tế nhiệm vụ của đơn vị, thường xuyên cập nhật các xe mới để đưa vào nội dung huấn luyện, cần chú trọng huấn luyện thực hành, qua các buổi huấn luyện phải kiểm tra đánh giá kết quả huấn luyện. Các cơ quan thường xuyên kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch huấn luyện của các đơn vị.

- Đối với các đối tượng là cán bộ quản lý đang công tác tại đơn vị, hàng năm phải có kế hoạch huấn luyện tại chức, tập huấn, huấn luyện bổ sung. Nội dung chương trình huấn luyện phải sát với chức năng, nhiệm vụ, tình hình thực tế, sát với từng đối tượng của đơn vị. Nội dung huấn luyện bao gồm:

+ Huấn luyện nắm chắc việc sử dụng các loại sổ sách mẫu biểu quản lý, phương tiện quản lý hiện có;

+ Qui trình công nghệ sửa chữa các loại xe-máy mới. Khai thác sử dụng các trang thiết bị công nghệ hiện có;

+ Huấn luyện nghiệp vụ công tác kỹ thuật, phổ biến điều lệ, qui định, chế độ công tác của ngành kỹ thuật và chuyên ngành kỹ thuật, công tác chỉ huy tham mưu kỹ thuật...

-  Nội dung huấn luyện tại chức đối với đội ngũ thợ kỹ thuật bao gồm :

+ Nguyên lý cấu tạo hoạt động của các loại xe-máy hiện có;

+ Qui trình công nghệ sửa chữa, các nguyên công sửa chữa các loại xe-máy. Khai thác, sử dụng thành thạo các trang thiết bị công nghệ hiện có;

+ Những qui định, chế độ của ngành kỹ thuật, các chỉ tiêu định mức trong bảo dưỡng, sửa chữa xe-máy…

2. Phương pháp huấn luyện kỹ thuật xe-máy

Người làm công tác HLKT xe-máy được chọn lọc từ đội ngũ CB, NVKT phải là những người có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ CTKT xe-máy và HLKT xe-máy. Cần chú trọng nội dung huấn luyện thực hành.

 Khi huấn luyện các nội dung lý thuyết nên chọn những người làm công tác HLKT từ đội ngũ cán bộ được đào tạo cơ bản tại các học viện, nhà trường.

3.1.2. Xây dựng kế hoạch chuyển trạng thái sẵn sàng chiến đấu của Đại đội sửa chữa tổng hợp và huấn luyện di chuyển khi có tình huống

Ngoài các kế hoạch công tác kỹ thuật xe-máy hàng năm của đơn vị. Đại đội phải thường xuyên xây dựng các văn kiện sẵn sàng chiến đấu, tổ chức luyện tập thành thạo các phương án sẵn sàng chiến đấu để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi có tình huống xảy ra.

Bản đồ và thuyết minh kế hoạch cơ động chuyển trạng thái sẵn sàng của Đại đội sửa chữa tổng hợp (phụ lục 11).

3.2. Giải pháp về nâng cao chất lượng quản lý và qui hoạch trạm sửa chữa

3.2.1. Nâng cao chất lượng quản lý kỹ thuật của Đại đội sửa chữa tổng hợp

Để đảm bảo cho công tác quản lý kỹ thuật của Đại đội có chất lượng, hiệu quả, cần phải sử dụng các biện pháp về tổ chức như sắp xếp, bố trí sử dụng đội ngũ CB, NVCMKT hợp lý, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh, đúng sở trường và năng lực của từng cá nhân. Từ đó mới phát huy hết năng lực của mỗi người trong việc tổ chức điều hành và thực hiện nhiệm vụ. Đây là nghệ thuật quản lý của người chỉ huy.

3.2.2. Qui hoạch trạm sửa chữa tổng hợp

Qui hoạch trạm sữa chữa thì phải có đầy đủ các phân khu chức năng như: Nhà trực ban kỹ thuật, khu vực để các dụng cụ máy móc trang thiết bị sửa chữa, cầu rửa xe, khu vực bảo dưỡng, sửa chữa xe-máy, khu vực gia công cơ khí, trạm nạp, nhà để xe-máy, phòng giao ban điều hành, kho vật tư xe-máy…để thuận lợi cho công tác sửa chữa ở đơn vị, từ đó có thể nâng cao chất lượng trong công tác sữa chữa ở đơn vị có thể tham khảo sơ đồ sau:

Sơ đồ đề xuất quy hoạch lại trạm Sửa chữa của Đại đội SCTH (phụ lục 5).

3.3. Giải pháp về đổi mới quy trình công nghệ công tác bảo dưỡng, sửa chữa xe-máy

3.3.1. Quy trình tiếp nhận, bàn giao xe-máy vào sửa chữa

Phải thực hiện các qui trình các thủ tục khi đưa xe-máy vào trạm sửa chữa, tổ chức quán triệt thực hiện nghiêm các kế hoạch sửa chữa của trên, xe-máy hư hỏng khi đưa vào trạm sửa chữa phải có biên bản kiểm tra tình trạng hư hỏng của xe, biên bản giao xe, thực hiện đầy đủ các thủ tục khi xe ra vào trạm.

3.3.2. Quy trình bảo dưỡng, sửa chữa xe-máy ở trạm

Trong thời gian tới trạm cần được đầu tư trang thiết bị công nghệ mới, nhằm nâng cao năng lực sửa chữa, giải quyết tốt khâu kiểm tra, chẩn đoán, sửa chữa, tập trung khai thác có hiệu quả trang thiết bị được đầu tư. Đầu tư trang thiết bị tiên tiến, hiện đại sát với yêu cầu nhiệm vụ hiện tại và trong tương lai.

3.4. Giải pháp về cơ chế chính sách đối với đội ngũ nhân viên chuyên môn kỹ thuật

3.4.1. Chăm lo tốt chính sách, đời sống vật chất tinh thần cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật trong đơn vị

Chế độ chính sách là đòn bẩy quan trọng để đạt được mục tiêu xây dựng cơ quan đơn vị VMTD hoàn thành được mọi nhiệm vụ CTKT xe-máy ở đơn vị. Phải thường xuyên kịp thời nắm chắc tình hình tư tưởng các bộ, thăm hỏi động viên vật chất, tinh thần cho những gia đình cán bộ, NVCMKT có hoàn cảnh khó khăn của đơn vị mình, quan tâm chăm lo tốt đời sống vật chất tinh thần cán bộ, NVCMKT, để họ yên tâm công tác, yêu ngành, yêu nghề. Bên cạnh đó kịp thời bồi dưỡng, đề bạt, giúp đở, khen thưởng đúng mức những nhân viên chuyên môn kỹ thuật có thành tích cao trong thực hiện nhiệm vụ, đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm minh những nhân viên vi phạm pháp luật nhà nước và điều lệnh của Quân đội.

3.4.2. Làm tốt công tác bồi dưỡng, biểu dương khen thưởng kịp thời cho cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác kỹ thuật xe-máy

Cần có chính sách, khuyến khích, bồi dưỡng nhân tài, thu hút những thanh niên ngoài quân đội có năng khiếu, được đào tạo cơ bản phục vụ Quân đội lâu dài. Chăm lo giữ gìn, phát triển những NVCMKT có trình độ, năng lực chuyên môn tốt, nhiều kinh nghiệm. Bồi dưỡng những nhân viên có trình độ tay nghề yếu.

3.5. Một số kiến nghị về thực hiện công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp

Một là, hiện tại Sư đoàn BB8 có 39 xe ô tô, hàng ngàn vũ khí các loại. Trong đó xe hệ 1 (Xe do các nước XHCN sản xuất) có 30 xe, xe đời mới 09 xe; vũ khí các loại đa số do các nước XHCN sản xuất. Tuy nhiên trong tương lai thì xe hệ 2 sẽ dần thay thế xe hệ 1, đặt biệt là xe chỉ huy cao cấp, vũ khí trang bị ngày càng hiện đại hơn. Nhìn chung về tiềm năng trong tương lai, nhu cầu sửa chữa của xe hệ 2 đối với trạm ngày càng tăng. 

Bốn là, đề nghị lắp các bình cứu hỏa mini trên các xe-máy để bảo đảm an toàn khi có tình huống xấu xảy ra.

Năm là, đề nghị bổ sung xe công trình xa và xe kéo phục vụ cho công tác cơ động khi sửa chữa.

Kết luận chương 3

Nội dung chính của chương 3 là đưa ra một số giải pháp cơ bản, nhằm nâng cao chất lượng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn bộ binh 8-Quân khu 9. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, đồ án đã đưa ra được các giải pháp đó là: giải pháp về nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy; giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và qui hoạch trạm sửa chữa; giải pháp về đổi mới quy trình công nghệ công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang bị xe-máy và giải pháp về cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, NVCMKT ở đơn vị..

Kết luận chung

Đồ án : “Nghiên cứu nâng cao chất l­ượng công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn 8-Quân khu 9”, để hoàn thành nhiệm vụ trong thời bình có chất lượng, hiệu quả là vấn đề cấp thiết phù hợp với mục đích và nhiệm vụ của đồ án đề ra. Đồ án đã tập trung nghiên cứu, giải quyết những vấn đề sau:

- Trên cơ sở lý luận chung về công tác kỹ thuật xe-máy, phân tích những yếu tố ảnh hưởng và nghiên cứu về thực trạng thực hiện nhiệm vụ công tác kỹ thuật xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp Sư đoàn 8-Quân khu 9. Đồ án đã đưa ra một số mặt còn tồn tại trong công tác kỹ thuật xe-máy đó là chất lượng trong huấn luyện kỹ thuật xe máy và nhiệm vụ bảo đảm kỹ thuật xe-máy, có ảnh h­ưởng tới chất lượng, hiệu quả công tác kỹ thuật xe-máy của đơn vị.

- Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, đồ án đã đề ra các giải pháp để nâng cao chất lượng CTKT xe-máy đó là: giải pháp về nâng cao chất lượng công tác huấn luyện kỹ thuật xe-máy; giải pháp nâng cao chất lượng quản lý và qui hoạch trạm sửa chữa; giải pháp về đổi mới quy trình công nghệ công tác bảo dưỡng, sửa chữa trang bị xe-máy và giải pháp về cơ chế chính sách đối với đội ngũ cán bộ, NVCMKT ở đơn vị.

- Để gắn lý luận và thực tiễn, đồ án đã cũng đã tham mưu đề xuất một số nội dung như: đề xuất về hoàn thiện lại cơ cấu tổ chức, biên chế của Đại đội; quy hoạch lại trạm sửa chữa tổng hợp; nội dung, hình thức huấn luyện kỹ thuật xe-máy cho cán bộ, NVCMKT.

Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đồ án, cũng nh­ư khả năng của bản thân, nên đồ án thực sự chư­a phân tích sâu các nội dung về công tác kỹ thuật xe-máy, các tiêu chí đánh giá chất l­ượng CTKT xe-máy và các giải pháp nâng cao chất l­ượng CTKT xe-máy của Đại đội sửa chữa tổng hợp vẫn còn hạn chế. Đồ án cũng thấy rằng đòi hỏi phải có sự bổ sung, hoàn thiện dần trong thực tế, nhất là đưa thêm các giải pháp để nâng cao chất lượng CTKT xe-máy. Tóm lại, đồ án đã hoàn thành được yêu cầu, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"