MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................1
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ.................................4
1.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái.....................................................4
1.1.1 Công dụng........................................................................................................4
1.1.2 Yêu cầu.............................................................................................................4
1.1.3 Phân loại đối với hệ thống lái............................................................................4
1.1.4 Yêu cầu của hệ thống lái trên ô tô....................................................................5
1.2 Cấu tạo chung của hệ thống lái...........................................................................5
1.2.1 Sơ đồ bố trí chung............................................................................................5
1.2.2 Các phần tử chính trong hệ thống lái...............................................................6
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU TRỢ LỰC LÁI TRÊN Ô TÔ.....15
2.1. Trợ lực lái..........................................................................................................15
2.1.1 Công dụng...................................................................................................... 15
2.1.2 Sơ đồ bố trí chung của trợ lực lái................................................................... 16
2.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm trong hệ thống trợ lực lái .................18
2.2.1. Bơm dầu cánh gạt .........................................................................................18
2.2.2 Van phân phối.................................................................................................20
2.2.3. Xi lanh lực......................................................................................................24
2.3 Nguyên lý làm việc của trợ lực lái:.....................................................................24
2.4 Trợ lực lái trên xe MZKT....................................................................................28
2.4.1 Cấu tạo trợ lực lái:..........................................................................................28
2.4.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái xe MZKT....................................32
2.5. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái.........................................................................34
2.5.1 Các bước bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái......................................................34
2.5.2 Tháo, lắp cơ cấu lái.......................................................................................36
CHƯƠNG 3 CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN TRỢ LỰC LÁI...........................44
3.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu....................................................................44
3.1.1. Tính cấp thiết...............................................................................................44
3.1.2. Mục tiêu của sáng kiến................................................................................44
3.1.3. Phương pháp tiếp cận và hướng nghiên cứu của sáng kiến......................44
3.1.4. Giới hạn của sáng kiến................................................................................45
3.2. Khái quát chung..............................................................................................45
3.2.1 Công dụng....................................................................................................46
3.2.2 Cấu tạo.........................................................................................................46
3.3. Nguyên lý làm việc.........................................................................................52
3.4. Quy trình kiểm tra cơ cấu lái..........................................................................52
3.4.1. Khi không có trợ lực lái...............................................................................52
3.4.2. Khi có trợ lực lái..........................................................................................53
3.5. Tỉ số truyền của thiết bị kiểm thử...................................................................54
KẾT LUẬN............................................................................................................55
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ..............................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................58
LỜI MỞ ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Ô tô được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân ở nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…
Trên nền tảng của đất nước đang trên đà phát triển lớn mạnh về kinh tế ngành công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển. Thể hiện bởi các liên doanh lắp ráp ô tô giữa nước ta với nước ngoài ngày càng phát triển rộng lớn trên hầu hết các tỉnh của cả nước như: FORD, TOYOTA, DAEWOO ... Một vấn đề lớn đặt ra đó là việc nắm vững lý thuyết, kết cấu của các loại xe hiện đại, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm.
Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống lái. Hệ thống này có chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Trong quá trình chuyển động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đối với xe có tốc độ cao. Do đó người ta không ngừng cải tiến hệ thống lái để nâng cao tính năng của nó.
Xuất phát từ những yêu cầu và đặc điểm đó, em đã được giao thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị chẩn đoán trợ lực lái trên xe ô tô du lịch”.
Nội dung phần thuyết minh đồ án bao gồm:
Lời mở đầu.
Chương 1 : Tổng quan về hệ thống lái trên xe ô tô
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu trợ lực lái trên ô tô
Chương 3 : Chế tạo thiết bị chẩn đoán trợ lực lái trên xe ô tô du lịch
Kết Luận
Tài liệu tham khảo
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ
1.1 Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái
1.1.1 Công dụng
Hệ thống lái nói chung là một hệ dẫn động điều khiển có phản hồi, đóng vai trò giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người lái, đảm bảo an toàn chuyển động.
Có rất nhiều phương pháp quay vòng xe khác nhau như: quay một phần thân xe, thay đổi tốc độ giữa hai dải bánh xe hoặc thay đổi mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng… Tuy nhiên, ô tô chỉ sử dụng phương pháp quay vòng bẳng cách thay đổi mặt phẳng lăn của các bánh xe dẫn hướng bố trí ở phía trước xe.
1.1.3 Phân loại đối với hệ thống lái
Có nhiều cách phân loại hệ thống lái trên xe ô tô
* Theo cách bố trí vành tay lái
- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên trái;
- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên phải.
* Theo số lượng cầu dẫn hướng
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu trước;
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở cầu sau;
- Hệ thống lái với các bánh dẫn hướng ở tất cả các cầu.
* Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của trợ lực
- Hệ thống lái có trợ lực thủy lực;
- Hệ thống lái có trợ lực khí nén;
- Hệ thống lái có trợ lực điện.
1.1.4 Yêu cầu của hệ thống lái trên ô tô
Hệ thống lại trên xe ô tô cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :
- Đảm bảo quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rất bé.
- Đảm bảo lực đặt lên vành tay lái bé.
- Đảm bảo động học quay vòng đúng trong đó các bánh xe của tất cả các cầu phải lăn theo những vòng tròn đồng tâm.
- Đảm bảo ô tô chuyển động thẳng ổn định.
1.2 Cấu tạo chung của hệ thống lái
1.2.1 Sơ đồ bố trí chung
Trên hình 1.1.a là sơ đồ bố trí chung của một hệ thống lái cơ khí đơn giản nhất sử dụng trên các xe có treo trước kiểu phụ thuộc. Lực điều khiển của người lái tác dụng lên vành tay lái (1), qua trục lái (2) đến cơ cấu lái (3). Cơ cấu lái có nhiệm vụ biến chuyển động quay tròn của vành tay lái thành chuyển động lắc của đòn quay đứng (4) với tỷ số truyền hợp lý.
a. Xe có treo trước phụ thuộc.
1.Vành tay lái; 2.Trục lái; 3.Cơ cấu lái; 4.Đòn quay đứng; 5.Thanh kéo dọc; 6.Đòn quay ngang; 7.Đòn quay bên hình thang lái; 8.Thanh kéo ngang hình thang lái; 9.Ngõng quay; 10.Trụ đứng; 11.Dầm cầu; 12.Bánh dẫn hướng.
b. Xe có treo trước độc lập.
1.Vành tay lái; 2.Trục lái; 3.Cơ cấu lái; 4.Đòn quay chính; 5. Thanh kéo ngang hình thang lái; 6.Đòn quay phụ; 7.Thanh kéo bên hình thang lái; 8. Đòn quay bên hình thang lái; 9.Ngõng quay; 10.Trụ đứng; 11.Đòn treo dưới; 12.Bánh dẫn hướng.
1.2.2 Các phần tử chính trong hệ thống lái.
1.2.2.1 Vành tay lái và trục lái.
Vành tay lái là phần trực tiếp nhận lực điều khiển truyền qua trục lái tới cơ cấu lái, gồm hai loại có cấu tạo chung như hình 1.2.
Vành tay lái nói chung là một vòng kim loại tròn được bọc các vật liệu phi kim (nhựa, da, gỗ…), đường kính 25÷50 cm tùy theo từng loại xe, có các nan liên kết với phần then hoa ở giữa, đồng thời được bố trí nút bấm của còi điện và một số hệ thống khác trên xe hiện đại.
1.2.2.3 Dẫn động lái
Dẫn động lái trên xe ôtô gồm các cụm chi tiết cơ bản sau:
* Đòn quay dứng.
Đòn quay có nhiệm vụ truyền mômen từ trục đòn quay của cơ cấu lái tới các đòn kéo dọc hoặc kéo ngang được nối với ngõng quay bánh xe dẫn hướng.
* Thanh kéo và khớp nối.
Thanh kéo được dùng để truyền lực từ đầu đòn quay của cơ cấu lái đến ngõng quay bánh xe dẫn hướng. Tuỳ theo phương đặt thanh kéo mà người ta có thể gọi thanh kéo dọc hoặc thanh kéo ngang. Thanh kéo cũng được sử dụng nối và truyền lực giữa ngõng quay của hai bánh xe trên cầu dẫn hướng.
* Trợ lực lái
Trên ô tô hiện nay sử dụng phổ biến trợ lực lái thủy lực gồm ba phần: nguồn trợ lực, van phân phối và xy-lanh lực. Nguồn trợ lực là một bơm dầu được trích công suất trực tiếp từ động cơ. Van phân phối, xy-lanh lực và cơ cấu lái được bố trí theo các sơ đồ trên hình 1.10.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU TRỢ LỰC LÁI TRÊN Ô TÔ
2.1. Trợ lực lái.
2.1.1 Công dụng
Để cải thiện tính êm dịu chuyển động, phần lớn các xe đều dùng lốp bản rộng, áp suất thấp để tăng diện tích tiếp xúc với mặt đường, kết quả là cần một lực lái lớn. Lực lái có thể giảm bằng cách tăng tỷ số truyền của cơ cấu lái. Tuy nhiên việc đó đòi hỏi phải quay vô lăng nhiều hơn, thời gian quay vòng kéo dài.
Chính vì vậy trợ lực lái được sử dụng phổ biến trên ôtô.
- Tác dụng của trợ lực lái.
+ Trợ lực lái của hệ thống lái có tác dụng giúp cho người lái điều khiển ô tô nhẹ nhàng hơn giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, giảm mệt mỏi
+ Trợ lực lái làm tăng độ tin cậy của hệ thống lái. Đặc biệt trên xe có tốc độ cao, trợ lực lái còn nâng cao tính an toàn chuyển động khi xe có sự cố bánh xe như nổ lốp, hết khí nén trong lốp và giảm va đập truyền từ bánh xe lên vành tay lái, cho phép giữ
2.1.2 Sơ đồ bố trí chung của trợ lực lái
2.1.2.1. Sơ đồ chức năng (hình 2.1)
Bất kì một hệ thống trợ lực lái nào cũng được bố trí các bộ phận sau: Nguồn năng lượng, bộ phận phân phối và cơ cấu sinh lực
Nguồn năng lượng: Thường là bơm dầu cùng bình chứa dầu (hoặc máy nén khí cùng bình chứa khí nén), đảm bảo cung cấp dòng dầu có áp suát cao (hoặc khí nén) trong tồn bộ khoảng số vòng quay của động cơ. Ngồi ra còn các bộ phận phụ như bầu lọc, van an tồn
2.1.2.2. Sơ đồ bố trí một số trợ lực lái trên ô tô quân sự (hình 2.2)
Hình 2.2a: Van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái được bố trí chung một khối. Loại này hệ thống lái có kích thước nhỏ gọn, ít đường ống dẫn và có độ nhạy cao. Tuy nhiên kết cấu hệ thống phức tạp, các chi tiết của dẫn động lái chịu tải lớn. Sử dụng trên xe Zil 130, Zil 131, KAMAZ.
Hình 2.2b: Van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái bố trí riêng rẽ. Loại này đảm bảo giảm được tải trọng cho đa số các chi tiết của hệ thống lái. Tuy nhiên số lượng các khâu liên kết tăng lên, chiều dài các đường ống tăng và giảm độ nhạy của hệ thống lái. Dùng trên xe Gaz-66.
2.2 Cấu tạo, nguyên lý làm việc của các cụm trong hệ thống trợ lực lái
2.2.1. Bơm dầu cánh gạt (hình 2.3)
(*) Kết cấu
Bơm dầu trợ lực lái trong các ôtô hiện nay thường sử dụng loại bơm cánh gạt tác dụng kép, được dẫn động từ trục khuỷu động cơ bằng bộ truyền đai hoặc từ trục cam bằng bộ truyền bánh răng.
Thân trước đặt ổ đỡ của trục bơm, bên trong có lỗ nối thông với bầu chứa dầu.
Thân giữa được gia công lỗ hình ô van tạo thành stato, trên thân có 6 lỗ dọc trục (a) với 3 lỗ về một phía, có đường kính nhỏ dần theo chiều quay của rôto để dẫn dầu, phía ngồi thân có mũi tên chỉ chiều lắp ghép (khi lắp ghép, mũi tên trùng với chiều quay của rôto).
2.2.2 Van phân phối
Van phân phối trong trợ lực lái thủy lực thường là van trượt cùng với cơ cấu phản xạ loại pít tông – lò xo hoặc loại buồng / loại xoay.
(*) Kết cấu:
Thân van có 3 rãnh vòng: rãnh ở giữa nối với bầu chứa dầu, 2 rãnh hai bên nối với nhau và nối với bơm dầu (ngược với van phân phối kiểu pít tông – lo xo). Hai gờ cao của thân van được nối với 2 khoang của xi lanh lực. Con trượt có hình dạng trụ bậc được nối với đòn quay đứng của cơ cấu lái bằng cần kéo dọc, hai đầu của con trượt có các lỗ dọc trục nối thông với không gian A và B là các buồng phản xạ được tạo bởi thân van và con trượt. Trong các buồng phản xạ có các lò xo (7).
2.4 Trợ lực lái trên xe MZKT
2.4.1 Cấu tạo trợ lực lái:
Trợ lực lái ôtô MZKT là trợ lực lái thuỷ lực có áp suất cao 80 KG/cm2 nên hiệu quả trợ lực cao, thời gian chậm tác dụng ngắn song yêu cầu độ chính xác và công nghệ chế tạo cao.
Hộp trợ lực lái cấu tạo gồm : xi lanh lực và hộp phân phối. Pít tông có các vòng găng bằng gang chuyển dịch bên trong xi lanh.Pít tông được cố định chặt trên đầu cần pít tông nhờ đai ốc. Thân ổ cùng với chốt pít cầu được định vị chặt vào đầu cần pít tông, nhờ đó mà trợ lực thủy lực được cố định vào giá đỡ trên khung xe theo kiểu khớp xoay. Cần pít tông được bảo vệ để tránh lọt bụi và các chất bẩn nhờ ống bọc bằng cao su.
Xi lanh trợ lực của cầu thứ nhất được lắp kiểu khớp nối với giá đỡ từ phía trong sàn bên của dầm dọc bên trái, trợ lực của cầu thứ nhất nối với cần gạt của hình thang lái.
Xi lanh trợ lực (hình 2.11) là xi lanh 3, mặt đầu của nó được đậy bằng nắp 2 và 6. Bên trong xy lanh có đặt piston 4 và vòng làm khí 5. Piston được gắn chặt vào cuối của cần 9 bằng đai ốc 10, ở đầu cuối của cần trên đầu ren có đấu nối với chốt cần 8. Đầu nối cuối được giữ chặt với cần piston bằng các bu lông kéo. Khoang công tác của trợ lực được bọc bằng chụp cao su để chống bụi bẩn vào cần piston.
Chốt cầu 1 và 8 đặt trong ổ chặn, chúng được ép chặt vào mặt cầu của chốt bằng lò xo và đai ốc.
2.4.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái xe MZKT
(*) Sơ đồ nguyên lý
Để giảm lực đánh tay lái trong qua trình điều khiển xe, trên xe MZKT được lắp hệ thống trợ lực được thể hiện như hình 2.13 bên dưới
(*) Nguyên lý làm việc
Hệ thống lái cho phép điều khiển xe dễ dàng. Van phân phối đưa chất lỏng từ bơm tới các xy lanh lực. Khi bơm làm việc chất lỏng thường xuyên tuần hoàn theo vòng khép kín: Bơm- van phân phối- thùng dầu- bơm.
Khi chuyển động thẳng (hình 2.14 và vị trí II) khi van trượt ở vị trí trung gian chất lỏng được bơm đẩy theo các ống dẫn đến khoang vòng ngoài cùng của bộ phân phối và qua khe hở nhỏ giữa van và thân M, H, O và P (hình 2.4) vào khoang hồi, ống dẫn dầu hồi trở về thùng.
2.5. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái
2.5.1 Các bước bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái
* Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái.
Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.
* Kiểm tra dầu trợ lực
Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉ dẫn. Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt.
* Kiểm tra áp suất dầu trợ lực lái
- Tháo ống cấp dầu cao áp ra khỏi hộp cơ cấu lái.
- Xả khí hệ thống trợ lực lái.
- Khởi động động cơ và để hệ thống chạy không tải.
- Đánh tay lái hết cỡ từ bên này sang bên kia vài lần để làm nóng dầu.
- Áp suất dầu nhỏ nhất: 60 kgf/cm2.
* Kiểm tra lực lái
- Để vô lăng ở vị trí trung tâm.
- Tháo cụm nút nhấn còi.
- Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.
- Đo lực lái ở cả hai phía.
- Lực lái: 60 kgf.cm hay nhỏ hơn.
2.5.2 Tháo, lắp cơ cấu lái
* Dụng cụ cần thiết:
- Kìm tháo phanh.
- Đế từ của đồng hồ đo.
- Panme ngoài 25 – 50 mm.
- Đồng hồ đo đường kính xi lanh.
* Bôi trơn và keo làm kín - Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080,hay loại tương đương.
Nội dung tháo cơ cấu lái được thể hiện trong bảng 2.1
Nội dung công việc lắp cơ cấu lái được chỉ ra trong bảng 2.2
CHƯƠNG 3
CHẾ TẠO THIẾT BỊ CHẨN ĐOÁN TRỢ LỰC LÁI
3.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
3.1.1. Tính cấp thiết
Trong quá trình động cơ làm việc vận hành trên đường, hệ thống lái bị tác động nhiều bởi lực ma sát mặt đường tác động vào bánh xe làm tay lái đánh lái tạo lực cản, chính quá trình ấy sẽ làm cho việc đánh tay lái chuyển hướng khó khăn, mà khi đang vận hành với tốc độ cao sẽ gây nguy hiểm khi đánh tay lái gấp.
3.1.2. Mục tiêu của sáng kiến
Nghiên cứu chế tạo ra thiết bị chẩn đoán cơ cấu lái nhằm đạt được những mục tiêu sau:
- Đo được lực đánh tay của vành tay lái khi không có trợ lực lái và có trợ lực lái
- Cân bằng lực dẫn hướng của thước lái
- Kiểm tra chế độ làm việc của bơm trợ lực lái
3.1.4. Giới hạn của sáng kiến.
Sáng kiến chỉ tập trung và nghiên cứu chế tạo thiết bị chẩn đoán cơ cấu lái trực tiếp trên mô hình (cần tháo thước lái và bơm trợ lực lái ra khỏi động cơ); không đo trực tiếp trên xe.
3.2. Khái quát chung
Mô hình thiết bị chuẩn đoán trợ lực lái được thực hiện dựa trên ý tưởng
3.2.1 Công dụng
Thiết bị chuẩn đoán trợ lực lái dùng để kiểm thử chuẩn đoán trợ lực lái của các dòng xe du lịch
3.2.2 Cấu tạo
Thiết bị kiểm tra có kích thước 1,2m x 0,8m x 1,2m bao gồm các chi tiết chính như sau:
* Động cơ 3 pha
Sử dụng nguồn điện 3 pha có chức năng dẫn động bơm trợ lực lái thông qua hệ thống dẫn động buli dây đai.
* Bơm trợ lực: Bơm dầu dẫn tới cơ cấu lái
* Vành tay lái
Dùng để đánh tay lái dẫn động hướng của thước lái
* Ly hợp
Là bộ phận đóng vai trò là lực cản ma sát mặt đường
3.4. Quy trình kiểm tra cơ cấu lái
3.4.1. Khi không có trợ lực lái
- Bước 1: Lắp cơ cấu lái lên thiết bị kiểm tra. Xiết chặt đai ốc của các chi tiết, cụm chi tiết.
- Bước 2: Điều chỉnh lực cản phù hợp.
- Bước 3: Quay hết vành tay lái sang trái hoặc sang phải, đọc lực tác dụng trên cân lực.
- Bước 4: Quay hết vành tay lái theo chiều ngược lại ở bước 3, đọc lực tác dụng trên cân lực.
- Bước 5: So sánh kết quả ở bước 3 và bước 4.
+ Nếu kết quả bằng nhau, thì lực tác dụng về 2 phía của cơ cấu lái tốt, chứng minh tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái tốt.
3.4.2. Khi có trợ lực lái
- Bước 1: Lắp cơ cấu lái, bơm trợ lực lên thiết bị kiểm tra. Xiết chặt đai ốc của các chi tiết, cụm chi tiết.
- Bước 2: Điều chỉnh lực cản phù hợp.
- Bước 3: Lắp nguồn 3 pha, bật CB nguồn 3 pha, điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp, mở van áp suất.
3.5. Tỉ số truyền của thiết bị kiểm thử
Dựa vào các thông số đo được trên thiết bị, ta tính được tỉ số truyền của thiết bị như sau:
- Tỉ số truyền của cơ cấu lái: i1
- Tỉ số truyền của đòn quay ngang lắp với cơ cấu lái: i2 = 1
- Tỉ số truyền của ly hợp: i3 = 14,5/ 16,5 = 0,88
- Tỉ số truyền của đòn bẩy: i4 = 19/ 11= 1,73
- Tỉ số truyền của đòn quay đứng: i5 = 8/ 11 = 0,73
KẾT LUẬN
Sau 15 tuần làm đồ án với đề tài " Nghiên cứu, chế tạo thiết bị chẩn đoán trợ lực lái trên xe ô tô du lịch”, đến nay đồ án của em đã cơ bản hoàn thành.
Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao hơn. Em đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống lái. Biết được các kết cấu mới và nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Em cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái nói chung, và hệ thống lái xe du lịch nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành cốt lõi.
Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy trong khoa Ô tô - Trường Sĩ Quan Kỹ Thuật Quân Sự, đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy : Ths……………. đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy cô góp ý để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Phan Minh Đức. “Bài giảng môn học lý thuyết ô tô”. Đà Nẵng; 2007.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, và Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ô tô máy kéo”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1996.
[3]. Nguyễn Hửu Cẩn, Trần Đình Kiên. “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo tập III”. Hà Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp; 1985.
[4]. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2005). “ Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô”. Đà Nẵng: Đại học bách khoa.
[5]. Nguyễn Hoàng Việt. “Kết cấu và tính toán ô tô”. Đà Nẵng: Trường Đại học bách khoa; 2007.
[6]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm. “Thiết kế chi tiết máy”. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2004.
[7]. Phan Tiến Bé. “Hệ thống điều khiển ô tô”. Đà Nẵng; 2007.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"