TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO THIẾT BỊ KIỂM TRA CƠ CẤU LÁI TRÊN XE Ô TÔ DU LỊCH

Mã đồ án TLOT02023011
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tài liêu bao gồm đầy đủ file word như: Phần mở đầu, phần chương 1 (Tổng quan về hệ thống lái), phần chương 2 (Phân tích đặc điểm kết cấu cơ cấu lái), phần chương 3 (Thiết bị chẩn đoán cơ cấu lái), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài.......... NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO THIẾT BỊ KIỂM TRA CƠ CẤU LÁI TRÊN XE Ô TÔ DU LỊCH.

Giá: 290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................1

LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................................2

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI............................................................ 3

1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái........................................................ 3

1.2. Cấu tạo chung của hệ thống lái............................................................................... 4

1.2.1. Sơ đồ bố trí chung................................................................................................ 4

1.2.2. Các phần tử chính trong hệ thống lái................................................................... 6

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CƠ CẤU LÁI.................................... 14

2.1. Chức năng.............................................................................................................. 14

2.2. Kết cấu một số cơ cấu lái điển hình....................................................................... 14

2.2.1. Trục vít lõm  – con lăn......................................................................................... 14

2.2.2. Trục vít – cung răng............................................................................................. 15

2.2.3. Trục vít – chốt khớp............................................................................................. 15

2.2.4. Cơ cấu lái loại liên hợp........................................................................................ 16

2.2.5. Bánh răng – thanh răng....................................................................................... 18

2.3. Một số nội dung kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa.................................................... 19

2.4. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái............................................................................... 29

2.5. Một số hư hỏng thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục.......................... 32

2.6. Sửa chữa các chi tiết của hệ thống lái................................................................... 35

2.7. Tháo lắp cơ cấu lái................................................................................................. 36

CHƯƠNG 3 THIẾT BỊ CHUẨN ĐOÁN CƠ CẤU LÁI................................................... 46

3.1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu........................................................................... 46

3.1.1. Tính cấp thiết....................................................................................................... 46

3.1.2. Mục tiêu của sáng kiến........................................................................................ 46

3.1.3. Phương pháp tiếp cận và hướng nghiên cứu của sáng kiến.............................. 46

3.1.4. Giới hạn của sáng kiến........................................................................................ 46

3.2. Khái quát chung...................................................................................................... 47

3.2.1. Công dụng........................................................................................................... 47

3.2.2. Cấu tạo................................................................................................................ 47

3.3. Nguyên lý làm việc.................................................................................................. 54

3.4. Quy trình kiểm tra cơ cấu lái................................................................................... 55

3.4.1. Khi không có trợ lực lái........................................................................................ 55

3.4.2. Khi có trợ lực lái................................................................................................... 55

3.5. Tỉ số truyền của thiết bị kiểm thử............................................................................ 56

KẾT LUẬN..................................................................................................................... 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................. 58

LỜI MỞ ĐẦU

Ô tô hiện nay được dùng phổ biến trong nước và trong nhiều lĩnh vực khác nhau như công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, giao thông vận tải, quốc phòng an ninh…

Ngành công nghiệp ô tô ở nước ta ngày càng được chú trọng và phát triển. Các liên doanh lắp ráp ô tô ngày càng phát triển trên hầu hết các tỉnh của cả nước như hãng: FORD, TOYOTA, DAEWOO ... Nhưng hầu hết các hãng đều là lắp ráp chi tiết hay cụm chi tiết nên hầu hết các nhân viên lắp ráp không hiểu sâu về lý thuyết, cấu tạo nguyên lý làm việc, khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm vẫn còn hạn chế.

Và vấn đề là khi sửa chữa xong các chi tiết hay cụm chi tiết cần phải có thiết bị kiểm tra tình trạng kỹ thuật, đã đáp ứng yêu cầu kỹ thuật hay chưa vì vậy thầy Trần Đình Việt đã đưa ra một phương hướng khắc phục cho những vấn đề đó là làm rõ về kết cấu, cấu tạo, nguyên lý làm việc của  hệ thống, và cách khai thác sử dụng có hiệu quả, an toàn, tiết kiệm của hệ thống đó trên một thiết bị kiểm tra, chuẩn đoán.

Tiếp thu ý tưởng của thầy, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài tốt nghiệp bằng một thiết bị kiểm tra, chuẩn đoán. Và hệ thống lái là mục tiêu lựa chọn hàng đầu của tôi.

Hệ thống này có chức năng điều khiển hướng chuyển động của ô tô, đảm bảo tính năng ổn định chuyển động thẳng cũng như quay vòng của bánh xe dẫn hướng. Trong quá trình chuyển động hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động và quỹ đạo chuyển động của ô tô, đặc biệt đối với việc tháo lắp để kiểm tra sau khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thông lái gặp rất nhiều khó khăn.

Và từ thực tiễn về việc kiểm tra cơ cấu lái trước khi sửa chữa, và sau khi sửa chữa gặp nhiều khó khăn. Thực tế hiện tại ở một số cơ sở sửa chữa chưa có trang bị những thiết bị kiểm tra cơ cấu lái sau khi sửa chữa.

Từ yêu cầu và đặc điểm đó, tôi thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu, chế tạo thiết bị kiểm tra cơ cấu lái trên xe ô tô du lịch”.

Nội dung đề tài  gồm:

Lời mở đầu.

Chương 1 : Tổng quan về hệ thống lái trên xe ô tô.

Chương 2:  Phân tích đặc điểm kết cấu cơ cấu lái.

Chương 3 : Thiết bị kiểm tra cơ cấu lái

Kết Luận

Tài liệu tham khảo

                                                                                                                                          TPHCM, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                             Học viên thực hiện

                                                                                                                                             ………………..

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN Ô TÔ

1.1. Công dụng, yêu cầu và phân loại hệ thống lái

1.1.1. Công dụng

Hệ thống lái là một hệ dẫn động điều khiển có phản hồi, đóng vai trò giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe theo ý muốn của người lái, đảm bảo an toàn chuyển động.

Có rất nhiều phương pháp quay vòng xe khác nhau như: quay một phần thân xe, thay đổi tốc độ giữa hai dải bánh xe hoặc thay đổi mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng… Tuy nhiên, ô tô chỉ sử dụng phương pháp quay vòng bẳng cách thay đổi mặt phẳng lăn của các bánh xe dẫn hướng bố trí ở phía trước xe.

1.1.2. Yêu cầu

Hệ thống lái trên ô tô cần phải đảm bảo được các yêu cầu sau :

- Điều khiển dễ dàng, nhanh chóng và an toàn, có tính tùy động.

- Đảm bảo khả năng quay vòng dễ dàng khi xe đi trên đường hẹp, đường gấp khúc.

- Đảm bảo lực lái thích hợp nhưng vẫn gây được cảm giác về trạng thái mặt đường.

- Hiệu suất thuận phải lớn hơn hiệu suất nghịch để giảm tác động từ mặt đường qua kết cấu lái lên vô lăng.

1.1.3. Phân loại đối với hệ thống lái.

Có nhiều cách phân loại hệ thống lái trên xe ô tô

a. Theo cách bố trí vành tay lái

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên trái;

- Hệ thống lái với vành tay lái bố trí bên phải.

d. Theo kết cấu và nguyên lý làm việc của trợ lực

- Hệ thống lái có trợ lực thủy lực;

- Hệ thống lái có trợ lực khí nén;

- Hệ thống lái có trợ lực điện.

1.1.4. Yêu cầu của hệ thống lái trên ô tô

Hệ thống lại trên xe ô tô cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Đảm bảo quay vòng ô tô thật ngoặt trong một thời gian rất ngắn trên một diện tích rất bé.

- Đảm bảo lực đặt lên vành tay lái bé.

- Đảm bảo động học quay vòng đúng trong đó các bánh xe của tất cả các cầu phải lăn theo những vòng tròn đồng tâm.

- Đảm bảo ô tô chuyển động thẳng ổn định.

1.2. Cấu tạo chung của hệ thống lái.

1.2.1. Sơ đồ bố trí chung

Trên hình 1.1.a là sơ đồ bố trí chung của một hệ thống lái cơ khí đơn giản nhất sử dụng trên các xe có treo trước kiểu phụ thuộc. Lực điều khiển của người lái tác dụng lên vành tay lái (1), qua trục lái (2) đến cơ cấu lái (3). Cơ cấu lái có nhiệm vụ biến chuyển động quay tròn của vành tay lái thành chuyển động lắc của đòn quay đứng (4) với tỷ số truyền hợp lý. Chuyển động lắc của đòn quay (4) trong mặt phẳng thẳng đứng làm xoay một bánh xe dẫn hướng quanh trụ đứng (10) thông qua thanh kéo dọc (5) và đòn quay ngang (6). 

1.2.2. Các phần tử chính trong hệ thống lái.

1.2.2.1. Vành tay lái và trục lái.

Vành tay lái là phần trực tiếp nhận lực điều khiển truyền qua trục lái tới cơ cấu lái, gồm hai loại có cấu tạo chung như hình 1.2.

1.2.2.2. Cơ cấu lái

Cơ cấu lái là một thành phần quan trọng trong hệ thống lái với vai trò biến đổi mô-men quay vành tay lái cả về phương, chiều và độ lớn một cách thích hợp để điều khiển phần dẫn động lái.

1.2.2.3. Dẫn động lái.

Dẫn động lái trên xe ôtô gồm các cụm chi tiết cơ bản sau:

a) Đòn quay đứng.

Đòn quay có nhiệm vụ truyền mômen từ trục đòn quay của cơ cấu lái tới các đòn kéo dọc hoặc kéo ngang được nối với ngõng quay bánh xe dẫn hướng.

c) Trụ đứng và góc đặt bánh xe.

Trụ đứng là trục của ngõng quay bánh xe dẫn hướng trên dầm cầu hay đòn treo của hệ thống treo. Để ổn định chuyển động thẳng và giảm lực cản quay vòng đối với bánh xe dẫn hướng, trụ đứng được đặt nghiêng về phía sau trên mặt phẳng dọc xe và nghiêng vào phía trong trên mặt phẳng ngang xe, gọi là góc nghiêng sau và góc nghiêng trong của trụ đứng. Ngoài ra, trục của bánh xe dẫn hướng lại nghiêng ra ngoài trong mặt phẳng ngang xe, gọi là góc nghiêng ngoài bánh xe dẫn hướng. Ba góc đặt trên được tính toán và định sẵn khi chế tạo, không điều chỉnh trong quá trình sửa dụng.

1.2.2.4. Trợ lực lái

Trợ lực  lái trên ô tô làm giảm nhẹ lao động của người lái, giảm sự mệt nhọc trong quá trình điều khiển, nâng cao an toàn chuyển động (nhất là khi có một bánh xe bị hư hỏng); tăng khả năng cơ động, giảm tải trọng động tác động từ mặt đường lên vành lái (nhất là đoạn đường gồ ghề). Do vậy mà nâng cao được vận tốc trung bình và tính kinh tế của xe.

Bất kì một hệ thống trợ lực lái nào cũng được bố trí các bộ phận sau: Nguồn năng lượng, bộ phận phân phối và cơ cấu sinh lực.

- Nguồn năng lượng: Thường là bơm dầu cùng bình chứa dầu  (hoặc máy nén khí cùng bình chứa khí nén), đảm bảo cung cấp dòng dầu có áp suát cao (hoặc khí nén) trong toàn bộ khoảng số vòng quay của động cơ. Ngoài ra còn các bộ phận phụ như bầu lọc, van an toàn.

- Bộ phận phân phối: Thường van phân phối (van chia dầu) đặt cùng khối hoặc đặt gần với cơ cấu lái nhằm phân phối dầu có áp suất cao đến xi lanh lực.

- Bộ phận sinh lực: Thường là các xi lanh lực tạo ra lực đẩy cần thiết tác dụng trợ lực lên dẫn động lái.

Chương 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CƠ CẤU LÁI

2.1. Chức năng

Cơ cấu lái là một thành phần quan trọng trong hệ thống lái với vai trò biến đổi mô-men quay vành tay lái cả về phương, chiều và độ lớn một cách thích hợp để điều khiển phần dẫn động lái. Về cơ bản, cơ cấu lái là một bộ truyền cơ khí với tỷ số truyền từ 15-20 đối với các xe có tải trọng nhỏ và 20-27 đối với các xe có tải trọng lớn.

2.2. Kết cấu một số cơ cấu lái điển hình

2.2.1. Trục vít lõm  - con lăn.

Loại cơ cấu lái này được sử dụng rộng rãi trên các xe có tải trọng bé và trung bình.

Trục vít lõm (1) ăn khớp với con lăn (2) đặt trên ổ bi kim của trục đòn quay đứng (3). Số lượng ren của con lăn có thể là một, hai hoặc ba tùy theo lực truyền qua cơ cấu lái. Trong quá trình sử dụng, khe hở ăn khớp giữa trục vít và con lăn được điều chỉnh thông qua việc dịch dọc trục (3) bằng vít điều chỉnh (4).

2.2.3. Trục vít - chốt khớp.

Cơ cấu lái kiểu trục vít chốt khớp thực hiện quá trình truyền động lái thông qua sự ăn khớp của chốt khớp và trục vít. Các chi tiết tháo rời của cơ cấu này được thể hiện trên hình.

2.2.5. Bánh răng - thanh răng.

Cơ cấu lái kiểu thanh răng bánh răng được dùng phổ biến trên ôtô du lịch ngày nay, nhờ các ưu điểm:

- Kết cấu đơn giản

- Gọn nhẹ

- Động tác xoay vành lái được dẫn động trực tiếp hơn đối với các loại trên.

2.3. Một số nội dung kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa

Độ an toàn chuyển động của ô tô phụ thuộc vào nhiều hành trình tự do của vành tay lái. Việc kiểm tra hệ thống lái được bắt đầu từ việc xác định áp suất dầu trợ lực và hành trình tự do vành tay lái sau đó kiểm tra và điều chỉnh cấu lái.

2.3.1. Kiểm tra và điều chỉnh độ rơ tổng hợp trên vành tay lái:

Độ rơ vành tay lái là góc quay (hay độ dài cung quay tự do) của vành tay lái từ vị trí tác động làm bánh xe bắt đầu chuyển hướng về một phía đến vị trí tác động làm bánh xe chuyển hướng về phía ngược lại. Độ rơ vành tay lái lớn là do hiện tượng mòn hoặc chỉnh sai cơ cấu lái và các thanh, đòn dẫn động lái. Do đó cần kiểm tra và điều chỉnh lại các bộ phận này.

Thực chất độ rơ của vành tay lái là tổng các độ rơ bao gồm: độ rơ dọc trục lái, độ rơ ngang của cơ cấu lái, độ rơ của các khớp liên động trong các đòn dẫn động lái và độ rơ của khớp chuyển hướng được qui về tương ứng trên vành tay lái khi ô tô ở trạng thái chuyển động thẳng.

2.3.2. Kiểm tra lực đặt lên vành tay lái lớn nhất:

Việc cần thiết điều chỉnh cơ cấu lái phụ thuộc vào lực đặt lên vành lái. Do vậy trước tiên cần phải kiểm tra lực đặt lên vành lái, để đo giá trị này dùng lực kế.

2.3.3. Kiểm tra và điều chỉnh khớp cầu đòn kéo dọc:

- Kiểm tra: Đỗ xe trên nền cứng, kéo chặt phanh tay, đánh tay lái đưa hai bánh xe dẫn hướng về vị trí tương ứng chuyển động thẳng của ô tô. Người kiểm tra tay phải cầm chắc đầu đòn kéo dọc, hộ khẩu tay tiếp giáp đầu dưới của đòn quay đứng. Một người trong buồng lái đánh tay lái đột ngột, tay người kiểm tra sẽ xác định được độ rơ của khớp cầu thanh lái dọc.

- Điều chỉnh: Tháo chốt chẻ, dùng cờ lê chữ Z vặn ốc điều chỉnh vào đến chặt, sau đó nới ra từ 1/8÷1/4 vòng ren đến vị trí đầu tiên có thể lắp được chốt chẻ và lắp chốt chẻ. Kiểm tra lại độ rơ nếu đã đạt yêu cầu thì lắp chốt chẻ.

2.3.6. Điều chỉnh góc quay vôlăng

* Các bước tiến hành

- Vẽ một đường thẳng trên thanh nối và đầu thanh răng ở chỗ có thể nhìn thấy dễ dàng.

- Dùng thước dây, đo khoảng cách giữa đầu thanh nối và ren đầu thanh răng.

- Tháo 2 kẹp cao su chắn bụi bên trái và bên phải ra khỏi thanh răng.

- Nới lỏng các đai ốc hãm bên trái và bên phải.

2.3.8. Kiểm tra góc quay bánh xe

Quá trình kiểm tra góc quay bánh xe được biểu diễn trên, với các bước sau:

- Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải, và đo góc quay.

- Nếu các góc bánh xe phía trong bên phải và bên trái khác với giá trị tiêu chuẩn, phải kiểm tra chiều dài đầu thanh răng bên trái và bên phải.

2.3.10. Kiểm tra, điều chỉnh độ chụm

Kiểm tra độ chụm tiêu chuẩn theo bảng. Nếu độ chụm không như tiêu chuẩn, phải điều chỉnh các đầu thanh nối.

- Đo các độ dài ren của các đầu thanh răng bên phải và bên trái. Tiêu chuẩn chiều dài ren chênh lệch 1.5 mm hay nhỏ hơn.

- Tháo các kẹp bắt cao su chắn bụi thước lái.

- Nới lỏng các đai ốc hãm đầu thanh nối.

- Điều chỉnh các đầu thanh răng nếu sự chênh lệch về chiều dài ren giữa các đầu thanh răng bên phải và bên trái không nằm trong phạm vi tiêu chuẩn.

- Kéo dài đầu thanh răng ngắn hơn nếu độ chụm đo được lệch về hướng ra ngoài.

2.4. Bảo dưỡng bộ phận trợ lực lái

2.4.1. Kiểm tra điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái.

Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3.5 KG vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.

2.4.3. Thay dầu trợ lực lái

Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần 1 năm nếu xe hoạt động liên tục.

* Các bước tiến hành:

- Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe không chạm đất.

- Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay.

- Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xả dầu.

2.4.7. Kiểm tra rô to bơm

- Dùng pan me đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt

+ Độ dày nhỏ nhất: 1,77 mm.

+ Độ cao nhỏ nhất: 8,00 mm.

+ Độ dài nhỏ nhất: 14,97 mm.

- Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt bên của rãnh rôto và cánh gạt của bơm.

+ Khe hở lớn nhất: 0,03 mm.

2.4.8. Kiểm tra van điều khiển lưu lượng

- Bôi dầu trợ lực lên van điều khiển lưu lượng và kiểm tra rằng nó rơi vào lỗ lắp van một cách êm dịu bằng chính trọng lượng của nó.

- Kiểm tra rò rỉ của van bằng cách bịt 1 trong các lỗ và cấp khí nén khoảng 4÷5 kgf/cm vào lỗ phía đối diện và chắc chắn rằng khí không lọt ra khỏi các lỗ ở đầu van.

- Kiểm tra lò xo nén của van diều khiển lưu lượng: dùng thước cặp đo chiều dài tự do của lò xo nén van điều khiển lưu lượng, chiều dài tự do nhỏ nhất: 35,8 mm.

2.5. Một số hư hỏng thông thường, nguyên nhân và cách khắc phục

Những hư hỏng thường gặp ở hệ thống lái là: độ rơ vánh tay lái lớn hơn mức cho phép; hệ thống lái bị chảy dầu; tay lái nặng; các chi tiết của hệ thống lái bị mòn nhiều; các ốc vít tự nới lỏng; bộ phận trợ lực không làm việc; điều khiển ô tô bị láng; tay lái bị hẫng,...

2.7. Tháo lắp cơ cấu lái

* Dụng cụ cần thiết:

- Kìm tháo phanh.

- Đế từ của đồng hồ đo.

- Panme ngoài 25 – 50 mm.

- Đồng hồ đo đường kính xi lanh.

- Bộ dụng cụ tháo vít.

* Dụng cụ đo:

- Cờ lê lực 200 kgf.cm (20 Nm).

- Cờ kê lực loại nhỏ 8 – 13 kgf.cm (0,8 – 1,3 Nm).

* Bôi trơn và keo làm kín - Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080, hay loại tương đương.

CHƯƠNG 3

THIẾT BỊ KIỂM TRA CƠ CẤU LÁI

3.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

3.1.1. Tính cấp thiết.

Khi bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái và đặc biệt là cơ cấu lái gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình kiểm tra sau bảo dưỡng , hiện tại ở một số cơ sở sửa chữa chưa có thiết bị kiểm tra cơ cấu lái, vì muốn biết cơ cấu lái có đạt tình trạng kỹ thuật tốt hay không ta phải lắp cơ cấu lái lên xe để kiểm tra, nếu không đạt ta phải tháo cơ cấu lái để sửa chữa, mỗi lần làm như vậy là một việc tương đối khó khăn, vì vậy cần kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái trước khi lắp lên xe để giảm bớt khó khăn trong quá trình bảo dưỡng, sửa chữa.

3.1.3. Phương pháp tiếp cận và hướng nghiên cứu của sáng kiến.

Trên cơ sở phân tích của hệ thống lái nói trên, sáng kiến đã đưa ra phương án cải tiến để khắc phục những khuyết điểm và thuận tiện trong quá trình khai thác sử dụng. Thiết bị sau khi chế tạo có khả năng:

- Kiểm tra được tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái.

- Xác định được lực tác dụng của cơ cấu lái.

- Kiểm tra áp suất của bơm trợ lực lái.

3.2. Khái quát chung

Mô hình thiết bị kiểm tra cơ lái được thực hiện dựa trên ý tưởng kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái trước khi bảo dưỡng, sửa chữa và sau khi bảo dưỡng, sửa chữa và trước khi lắp lên xe.

3.2.1. Công dụng

Thiết bị kiểm tra cơ cấu lái dùng để kiểm thử, kiểm tra tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái, tình trạng kỹ thuật bơm trợ lực lái, van phân phối trên các dòng xe du lịch.

3.2.2. Cấu tạo

Thiết bị kiểm tra cơ cấu lái có kích thước 1,2m x 0,8m x 1,2m. Được làm từ các loại thép mạ kẽm như thép vuông 50x50, thép tấm 1.5mm, 3mm, 6mm…

3.2.2.1. Động cơ 3 pha

- Được gá đặt trên khung của thiết bị bằng bu lông đai ốc.

- Sử dụng nguồn điện 3 pha có chức năng dẫn động bơm trợ lực lái thông qua hệ thống dẫn động buli dây đai.

- Động cơ 3 pha này sử dụng thêm bộ điều khiển VS 2. Có thể tùy chỉnh tốc độ động cơ phù hợp với quá trình làm việc thực tế trên ô tô.

3.2.2.4. Van điều chỉnh áp suất bơm trợ lực

- Van có cấu tạo gồm các chế độ mở hoàn toàn hay không hoàn toàn.

- Dùng để điều chỉnh áp suất dầu phù hợp với từng chế độ làm việc.

3.2.2.5. Đồng hồ áp suất

- Sử dụng đồng hồ thủy lực có áp suất tối đa 400kg/cm2.

- Có chức năng báo biệu áp suất dầu ở cửa ra của bơm trợ lực lái.

3.2.2.8. Cân lực

- Đây là một loại cân lực cơ khí.

- Có chức năng đo lực của cơ cấu lái tác động lên cụm tạo tải khi có trợ lực lái, và khi không có trợ lực lái.

3.2.2.10. Cụm tạo lực cản

- Cấu tạo:

+ Sử dụng ly hợp 01 đĩa ma sát tạo mô men cản.

+ Mô men cản được thay đổi thông qua cơ cấu trục vít- bánh vít. Bánh vít có lỗ lắp then hoa để dẫn động làm quay trục. Phía dưới trục là cơ cấu chuyển đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến làm cần tách ly hợp chuyển động dọc trục để tăng hoặc giảm ma sát trong ly hợp.

3.3. Nguyên lý làm việc

Kiểm tra cơ cấu lái khi không có trợ lực lái: Khi lắp cơ cấu lái lên thiết bị kiểm tra, xiết chặt các đai ốc. Điều chỉnh lực cản phù hợp, đánh lái hết hành trình sang trái hoặc phải, thiết bị sẽ đo được lực của cơ cấu lái tác dụng lên cụm tao lực cản.

3.4. Quy trình kiểm tra cơ cấu lái

3.4.1. Khi không có trợ lực lái

* Bước 1: Lắp cơ cấu lái lên thiết bị kiểm tra. Xiết chặt đai ốc của các chi tiết, cụm chi tiết.

* Bước 2: Điều chỉnh lực cản phù hợp.

* Bước 3: Quay hết vành tay lái sang trái hoặc sang phải, đọc lực tác dụng trên cân lực.

3.4.2. Khi có trợ lực lái

* Bước 1: Lắp cơ cấu lái, bơm trợ lực lên thiết bị kiểm tra. Xiết chặt đai ốc của các chi tiết, cụm chi tiết.

* Bước 2: Điều chỉnh lực cản phù hợp.

* Bước 3: Lắp nguồn 3 pha, bật CB nguồn 3 pha, điều chỉnh tốc độ động cơ phù hợp, mở van áp suất.

* Bước 6: So sánh kết quả ở bước 3 và bước 4.

- Nếu kết quả bằng nhau, thì lực tác dụng về 2 phía của cơ cấu lái tốt, chứng minh tình trạng kỹ thuật của cơ cấu lái tốt.

- Nếu kết quả không bằng nhau thì cơ cấu lái này hỏng cần bảo dưỡng, sửa chữa.

3.5. Tỉ số truyền của thiết bị kiểm thử

- Tỉ số truyền của cơ cấu lái: i1

- Tỉ số truyền của đòn quay ngang lắp với cơ cấu lái: i2 = 1

- Tỉ số truyền của ly hợp: i3 = 16,5/ 14,5 = 1,14

- Tỉ số truyền của đòn bẫy: i4 = 11/ 19 = 0,58

- Tỉ số truyền của đòn quay đứng: i5 = 11/ 8 = 1,38

- Tỉ số truyền của đòn quay cân lực: i6 = 8

KẾT LUẬN

Sau 15 tuần làm đồ án với đề tài "Nghiên cứu, chế tạo thiết bị kiểm tra cơ cấu lái trên xe du lịch" đến nay đồ án của em đã cơ bản hoàn thành.

Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện đồ án, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao hơn. Em đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống lái, đặc biệt là về cơ cấu lái. Biết được các kết cấu mới và nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Em cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong công tác thiết kế, chế tạo thiết bị kiểm tra hệ thống lái nói chung, và cơ cấu lái xe nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành cốt lõi.

Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy trong khoa Ô tô- trường Sĩ quan Kỹ Thuật Quân Sự, đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy : Ths…………… đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót. Em rất mong các thầy cô góp ý để đồ án tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Phan Minh Đức. “Bài giảng môn học lý thuyết ô tô”. Đà Nẵng; 2007.

[2].  Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, và Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ô tô máy kéo”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1996.

[3]. Nguyễn Hửu Cẩn, Trần Đình Kiên. “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo tập III”. Hà Nội: NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp; 1985.

[4]. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2005). “ Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô”. Đà Nẵng: Đại học bách khoa.

[5]. Nguyễn Hoàng Việt. “Kết cấu và tính toán ô tô”. Đà Nẵng: Trường Đại học bách khoa; 2007.

[6]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm. “Thiết kế chi tiết máy”. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2004.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"