TÀI LIỆU THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TẢI ISUZU N-SERIES

Mã đồ án TLOT02023014
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tài liêu bao gồm đầy đủ file word như: Phần mở đầu, phần chương 1 (Giới thiệu chung), phần chương 2 (Tổ chức bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh), phần chương 3 (Kỹ thuật bảo dưỡng sửa chữa), phần kết luận, phần tài liệu tham khảo, bìa đồ án..Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đề tài.......... THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TẢI ISUZU N-SERIES.

Giá: 290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC........................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU .................................................................................................................2

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG ………......................................................................5

I. Giới thiệu chung về công nghệ sửa chữa bảo dưỡng-sửa chữa ô tô……...........5

1. Khái niệm chung về bảo dưỡng sửa chữa..................................................................5

2. Các hình thức tổ chức bảo dưỡng- sửa chữa ô tô......................................................5

II. Giới thiệu về hệ thống phanh dầu............................................................................6

1. Chức năng, phân loại, yêu cầu ………………………………………………..................6

1.1. Chức năng …………………......……………………………………………...................6

1.2.  phân loại..................................................................................................................7

1.3. Yêu cầu....................................................................................................................7

2. Hệ thống phanh dầu (Phanh thủy lực ).......................................................................7

2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của phanh dầu .............................................7

2.2. Cơ cấu phanh..........................................................................................................8

2.2.1. Cơ cấu phanh tang trống......................................................................................8

2.2.2. Cơ cấu phanh đĩa……………………………………………..…………..….............14

2.3. Các cụm của hệ thống dẫn động phanh và nguyên lý hoạt động..........................16

2.3.1. Xilanh phanh chính..............................................................................................16

2.3.2. Xilanh phanh bánh xe..........................................................................................18

2.3.3. Trợ lực phanh......................................................................................................19

2.3.4. Bộ điều hòa lực phanh ........................................................................................21

2.3.5. Cơ cấu phanh đỗ .................................................................................................23

III. Giới thiệu về xe tải ISUZU NRR-2009 ...................................................................24

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH……...........26

I. Nguồn nhân lực, nhà xưởng………………………………………………….…......….26

1. Quy mô nguồn nhân lực............................................................................................26

2. Quy mô trạm bảo dưỡng sửa chữa………………………………………….........…….26

II. Thiết bị phương tiện trạm bảo dưỡng sửa chữa……………………….……..……26

CHƯƠNG III: KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG SỮA CHỮA ………………………...........….29

I. Chuẩn đoán hệ thống phanh……………………………………………….........……..29

II. Kiểm tra, điều chỉnh sửa chữa hệ thống phanh…………………..………………..30

1. TRÌNH TỰ THÁO HỆ THỐNG PHANH DẦU XE ISUZU NQR-2009………..............30

1.1. TRÌNH TỰ THÁO XILANH PHANH CHÍNH……………………………….............…30

1.2. Trình tự tháo bộ trợ lực phanh chính…………………………………..…........……..31

1.3. Trình tự tháo cơ cấu phanh bánh trước…………………………………….......….…32

1.4. Trình tự tháo cơ cấu phanh bánh sau……………………………….…….......……...33

1.5. Trình tự tháo van điều hòa cảm biến tải……………………….…………........……..35

2. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh dầu ISUZU NQR-2009……………...……….35

3. Trình tự lắp hệ thống phanh dầu ISUZU NQR-2009…………………………........…..38

4. Trình tự xả khí hệ thống………………………………………………………..........…...38

5. Các thông số sửa chữa………………………………………..……………...........…….41

CHƯƠNG IV: KẾT LUẬN……………………………………………….….…..............…..42

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………....……..….43

LỜI NÓI ĐẦU

Xã hội đã có nhiều thay đổi kể từ lúc nó được hình thành, và càng ngày xã hội lại càng hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn. Trong nền công nghiêp ô tô cũng vậy kể từ lúc chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ...đến nay nó đã có nhiều thay đổi và tất nhiên là thay đổi có kế thừa và phát triển.

Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là nghành công ngiệp, trong đó có nghành công nghiệp ô tô cũng rất được chú trọng và phát triển. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như HINO, MITSHUBISHI, ISUZU ,TOYOTA, HONDA, FORD... Do đó vấn đề đặt ra ở đấy cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của  các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.

Ô tô là một tổng thể nhiều hệ thống. Một trong những hệ thống quan trọng nhất trên ô tô, cho dù ô tô cổ điển hay hiện đại đó là hệ thống phanh. Hệ thống phanh đảm bảo an toàn cho xe khi đi tốc độ cao, đảm bảo giảm tốc độ xe khi cần thiết

Vì vậy, trong quá trình học tập về chuyên nghành cơ khí ô tô tại Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Hồ Chí Minh em đã được giao nhiệm vụ đồ án môn công nghệ bảo dưỡng sữa chữa ô tô với đề tài “Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa hệ thống phanh trên xe tải ISUZU N-SERIES” và để có một quy trình cụ thể hơn em xin được làm quy trình sửa chữa của xe tải ISUZU NQR-2009.

Nhưng do thời gian và điều kiện thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những sai xót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo và đóng góp ý kiến của các thầy và các bạn để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến Sĩ …………….. các thầy trong bộ môn Cơ khí ôtô đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ em hoàn thành đồ án

                                                                                                                         TP HCM, ngày … tháng …năm 20…

                                                                                                                       Sinh viên thưc hiện

                                                                                                                  ………………

CHƯƠNG I. GIỚI THIỆU CHUNG

I. Giới thiệu chung về công nghệ bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

1. Khái niệm chung về bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

Những hoạt động về mặt kỹ thuật nhằm đảm bảo ô tô có đủ năng lực hoạt động trong quá trình sử dụng được gọi chung là hoạt động bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa ô tô. Sửa chữa ô tô là những hoạt động nhằm khôi phục lại khả năng  làm việc của của các tổng thành, các cơ cấu, chi tiết ô tô đã mất khả năng làm việc.

- Sửa chữa ô tô bao gồm các công việc : kiểm tra, chuẩn đoán, tháo lắp, điều chỉnh và phục hồi chi tiết, thay thế cụm chi tiết, tổng thành ô tô.

- Số lần sửa chữa tăng lên thì chất lượng và tính năng  kỹ thuật của xe giảm.

2. Các hình thức tổ chức bảo dưỡng - sửa chữa ô tô

- Sửa chữa theo vị trí cố định:

Công việc sửa chữa ô tô xe tải được giao cho một tổ hoặc một nhóm công nhân thực hiện từ khi xe vào xưởng đến lúc xe ra xưởng ở một vị trí nhất định. Phương pháp này chỉ áp dụng đối với cơ sở sản xuất nhỏ, số lượng xe ít, kế hoạch sửa chữa không ổn định. Một tổ hoặc một nhóm công nhân sửa chữa từ đầu đến cuối ( hay tất cả các công đoạn)

- Sửa chữa theo dây chuyền:

Công việc sửa chữa xe ô tô tải được thực hiện ở nhiều vị trí do nhiều tổ hoặc nhóm công nhân đảm nhận.Phương pháp này được áp dụng ở những cơ sở sửa chữa vừa và lớn có đủ trang thiết bị chuyên dùng kế hoạch sản xuất ổn định và nâng cao năng suất sửa chữa. giảm thời gian nằm sửa chữa, cho phép tự động hóa và cơ giới hóa dây chuyền sản xuất.

II. HỆ THỐNG PHANH DẦU

1. Chức năng, phân loại, yêu cầu.

1.1. Chức năng.

Hệ thống phanh có nhiệm vụ làm giảm tốc độ của ôtô hoặc làm dừng hẳn sự chuyển động của ôtô. Hệ thống phanh còn đảm bảo giữ cố định xe trong thời gian dừng.  Đối với ôtô hệ thống phanh là một trong những hệ thống quan trọng nhất vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở chế độ cao, cho phép người lái có thể điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm.

1.3. Yêu cầu

- Phải nhanh chóng dừng xe trong bất khì tình huống nào, khi phanh đột ngột xe phải được dừng sau quãng đường phanh ngắn nhất, tức là có gia tốc phanh cực đại.

- Hiệu quả phanh cao kèm theo sự phanh êm dịu để đảm bảo phanh chuyển động với gia tốc chậm dần đều giữ ổn định chuyển động của xe.

- Lực điều khiển không quá lớn, điều khiển nhẹ nhàng, dễ dàng cả bằng chân và tay.

- Hệ thống phanh cần có độ nhạy cao, hiệu quả phanh không thay đổi giữa các lần phanh.

2. Hệ thống phanh dầu (Phanh thủy lực)

2.1. Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý làm việc của phanh dầu.

+ Cấu tạo

Sơ đồ cấu tạo hệ thống phanh thủy lực dẫn động hai dòng như hình 2.7.

+ Hoạt động

- Khi đạp phanh, lực đạp được truyền từ bàn đạp qua cần đẩy vào xilanh chính để đẩy piston trong xilanh.

- Lực của áp suất thuỷ lực bên trong xilanh chính được truyền qua các đường ống dẫn dầu đến các xilanh bánh xe thực hiện quá trình phanh.

 2.2. Cơ cấu phanh.

 2.2.1. Cơ cấu phanh tang trống.

+ Cấu tạo

Cơ cấu phanh trống gồm có trống phanh quay cùng với các bánh xe, các guốc phanh lắp với phần không quay là mâm phanh, trên guốc có lắp các má phanh, một đầu của guốc phanh quay quanh chốt tựa, đầu còn lại tỳ vào piston của xilanh công tác nếu là dẫn động thuỷ lực, hoặc là cam ép nếu là dẫn động khí nén. Trong trường hợp dẫn động thuỷ lực áp suất chất lỏng trong xilanh tác dụng lên các piston và đẩy các guốc phanh ép vào tang trống thực hiện quá trình phanh. Đối với dẫn động khí nén, áp suất khí tạo nên lực trên ty đẩy và thông qua đòn dẫn động làm quay cam đẩy các guốc phanh ép vào tang trống. 

* Cơ cấu phanh guốc dạng bơi

Đặc điểm cấu tạo và nguyên lý hoạt động: Đặc điểm của loại cơ cấu phanh này là guốc phanh có 2 bậc tự do và không có điểm tựa cố định. Cơ cấu phanh dạng bơi hai xy lanh làm việc đều tác dụng lên đầu trên và đầu dưới của guốc phanh, khi phanh các guốc phanh sẽ dịch chuyển theo chiều ngang và ép sát vào trống phanh. Nhờ sự áp sát giữa trống phanh và má phanh cho nên khi ép sát vào trống phanh thì má phanh bị cuốn theo chiều quay của trống phanh. Mỗi má phanh lúc đó sẽ tác dụng vào piston và đẩy ống xy lanh làm việc tỳ sát vào điểm tựa cố định, lúc đó hiệu quả phanh sẽ tốt hơn và lực tác dụng lên bàn đạp giảm đi nhiều.

*  Cơ cấu phanh tự cường hoá

Cơ cấu phanh tự cường hoá có hai guốc tựa trên hai xilanh công tác, khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứ nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai làm tăng hiệu quả phanh vì lực ép từ dầu có áp suất đẩy cả hai đầu ép sát vào tang trống. Tuy nhiên do sử dụng hai xilanh công tác và piston có khả năng tự dịch chuyển lên piston này có khả năng ảnh hưởng đến piston bên kia.

2.2.2. Cơ cấu phanh đĩa

Phanh đĩa thường được sử dụng phổ biến trên các xe có vận tốc cao, đặc biệt hay gặp ở cầu trước. Phanh đĩa ngày nay được sử dụng rộng dãi cho cả cầu trước và cầu sau .

2.3. Các cụm của hệ thống dẫn động phanh và nguyên lý hoạt động.

2.3.1. Xilanh phanh chính

Xilanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa hoặc xilanh phanh của kiểu phanh tang trống thực hiện quá trình phanh. Xilanh phanh chính bao gồm một số kiểu cơ bản là:

- Xilanh kiểu đơn

- Xilanh kiểu kép

- Xilanh kiểu bậc

 2.3.2Xilanh bánh xe

Xilanh bánh xe được bắt chặt trên mâm phanh, nó có nhiệm vụ tạo ra lực điều khiển để ép guốc phanh vào tang trống. Hầu hết các xilanh bánh xe đều sử dụng nòng phẳng với cuppen làm kín và piston ở hai đầu, mỗi piston tác dụng lực như nhau lên mỗi guốc phanh. Tuỳ theo loại kết cấu phanh mà xilanh bánh xe sử dụng có thể là kiểu xilanh đơn nghĩa là chỉ có một piston và một cuppen được sử dụng ở một đầu còn đầu kia hàn kín hoặc có một số ít xe sử dụng xilanh bánh xe có đường kính bậc tức là hai piston và hai cuppen có đường kính khác nhau được dùng ở hai đầu xilanh, nó sẽ tạo ra lực tác động khác nhau lên guốc phanh.

2.3.4. Bộ điều hòa lực phanh

+ Bộ điều hòa lực phanh (ĐHLP) có tác dụng hạn chế bớt lực phanh ra cầu sau, nhằm tránh cho các bánh xe sau bị bó cứng và gây trượt lết bánh xe khi phanh ngặt, nâng cao khả năng ổn định khi phanh của ô tô.

+ ĐHLP có cấu trúc tùy thuộc vào hệ thống phanh được lắp đặt trên xe: phanh thủy lực, phanh khí nén, phổ biến chúng có mặt trên ô tô con giá rẻ không có ABS. Cấu trúc nói ở đây là hệ thống phanh dầu (thủy lực), chúng được chia làm các loại cơ bản:

- Điều hòa áp suất dầu phanh sau xy lanh chính tới các xy lanh bánh xe sau theo mức độ gia tăng áp suất dầu.

- Điều hòa áp suất dầu phanh sau xy lanh chính tới các xy lanh bánh xe sau theo mức độ gia tăng áp suất dầu và quán tính chuyển động của ô tô,

2.3.5. Cơ cấu phanh đỗ

Phanh đỗ xe (còn gọi là phanh tay) có chức năng giữ cho xe đứng yên không bị trôi về phía trước hay phía sau khi xe dừng hẳn và người lái thực hiện việc kéo phanh.
Hiện nay, trên ô tô thưởng sử dụng một trong 3 loại phanh đỗ như trên hình minh họa.

III. GIỚI THIỆU VỀ XE TẢI ISUZU NQR-2009

- ISUZU là một hãng  xe nổi tiếng của Nhật Bản, ở Việt Nam thì hãng xe có nhà máy lắp ráp được đặt tại Thành Phố Hồ Chí Minh và có rất nhiều đại lý phân phôi xe trên cả nước ta

- Ở Việt Nam thì hãng xe này cung cấp ra thị trường một số dòng xe tải như Q-series, N-series, F-series, xe ô tô con MUX và bán tải D-MAX.

CHƯƠNG II: TỔ CHỨC BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA HỆ THỐNG PHANH

I. Nguồn nhận lực, nhà xưởng

1. Quy mô nguồn nhân lực

- Quản đốc 1 người.

- Nhân viên kho vật tư 1 người.

- Thợ đứng xưởng 1 người.

- Kỹ thuât viên 4 người.

- Thợ phụ 4 người

2. Quy mô trạm bảo dưỡng sửa chữa

- Trạm bảo dưỡng sửa chữa cần có quy mô đủ để thực hiện các công việc kỹ thuật sữa chữa nhiều hạng mục của dòng  xe ISUZU N…

- Trạm bảo dưỡng cần phải đủ diện tích để có thể sửa chữa được nhiều xe cùng một lúc, cần phải có mái xe cũng như hệ thống điện phục vụ chiếu sáng và hoạt động của các thiết bị điện hỗ trợ khác, nhằm đảm bảo khi sửa chữa thì sẽ tránh được ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như nắng nóng , mưa làm ảnh hưởng đến năng suất và tiến độ của công việc

II. Thiết bị phương tiện trạm bảo dưỡng sửa chữa.

- Xưởng sửa chữa cần được trang bị rất nhiều thiết bị công cụ phục vụ công tác sửa chữa nhưng có thể do điều kiện kinh tế thì vẫn phải trang bị các công cụ cơ bản như sau.

+ Đội cá sấu, đội đứng, các loại chân kê, ván hoặc tấm chèn kê bánh xe.

+ Hệ thống khí nén,sung bắn bu-lông, đồ thổi gió.

+ Máy xịt nước áp suất

+ Bộ đồ nghề phục vụ sửa chữa xe (khẩu, cờ-lê, kềm , tua-vít, búa , dầm để nạy)

CHƯƠNG III:   KỸ THUẬT BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA

I. Chẩn đoán hệ thống phanh.

Bảng chuẩn đoán hệ thống phanh

II. Kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa hệ thống phanh

1. Trình tự tháo hệ thống phanh dầu xe ISUZU NQR.

1.1 Trình tự tháo xilanh phanh chính.

Trình tự tháo xilanh phanh chính như bảng dưới.

1.3 Trình tự tháo cơ cấu phanh bánh trước.

- Dùng quy trình tương tự cho phía bên trái đối với bên phải.

- Quy trình liệt kê sau đây là cho phía bên trái

1.4 Trình tự tháo cơ cấu phanh bánh sau.

- Dùng quy trình tương tự cho phía bên trái đối với bên phải.

- Quy trình liệt kê sau đây là cho phía bên trái

3. Trình tự lắp hệ thống phanh dầu xe ISUZU NQR.

Sau khi tháo rã kiểm tra thay thế các chi tiết hư hỏng thì ta tiến hành lắp ráp lại các cơ cấu. Trình tự lắp ráp thì ngược lại với trình tự tháo, các bộ phân chi tiết nào tháo ra sau thì lắp ráp vào trước, các bộ phận chi tiết nào tháo ra trước thì lắp ráp vào sau.

4. Trình tự xả khí hệ thống.

Trình tự xả khí hệ thống như hình dưới.

CHƯƠNG IV. KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy : TS……………. và các thầy cô trong “ Viện Cơ Khí” cùng với sự nỗ lực của bản thân và sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp, đồ án của em đã hoàn thành đúng thời gian .

Đồ án của em được giao với đề tài “Thiết kế quy trình công nghệ sửa chữa hệ thống phanh trên xe ISUZU N-SERIES 2009 Do còn nhiều hạn chế về tài liệu tham khảo ,thời gian và do trình độ có hạn  nên đồ án còn nhiều thiếu sót mong các thầy cô góp ý để đề tài của em được hoàn thiện hơn .

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bài giảng “Giáo trình Công nghệ sửa chữa ô tô ” - Đại học GTVT TP.HCM.

2. Bài giảng “Giáo trình công nghệ sửa chữa ô tô ” - Đại học SPKT TP.HCM.

3. Tài liệu đào tạo của hãng ô tô ISUZU.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"