ĐỒ ÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CÔNG TÁC CHO CÁC CƠ CẤU GOM, GẠT, ÉP, XẢ RÁC TRÊN NỀN XE TẢI HINO FG 8JJMB

Mã đồ án OTTN000000194
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 430MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ bố trí HT thủy lực, bản vẽ sơ đồ hoạt động của xe thiết kế, bản vẽ sơ đồ tổng thể mạch thủy lực, bản vẽ xy lanh, bản vẽ thanh đẩy piston, bản vẽ xy lanh xả rác, bản vẽ compa, bản vẽ thanh giằng compa, bản vẽ piston, bản vẽ nắp xylanh, bản vẽ đai ốc M42, bản vẽ ống chặn hành trình…); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu Powerpoint…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG ĐIỀU KHIỂN CÔNG TÁC CHO CÁC CƠ CẤU GOM, GẠT, ÉP, XẢ RÁC TRÊN NỀN XE TẢI HINO FG 8JJMB.

Giá: 1,850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU ....1

MỤC LỤC …...2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.. 4

1.1.Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở TP.Hồ Chí Minh. 4

1.1.1. Phân loại rác. 4

1.1.2. Tình hình các bãi xử lý rác ở TP. Hồ Chí Minh. 5

1.1.3. Quy trình kỹ thuật thu gom và xử lý từng loại chất thải 7

1.1.4. Tính chất của rác thải 9

1.2. Nhu cầu sử dụng ô tô chở rác. 9

1.3. Giới thiệu chung về các loại ô tô thu gom, ép, chở rác. 13

1.3.1. Công dụng ô tô chở rác. 13

1.3.2. Phân loại ô tô chở rác. 13

1.4.Tính cấp thiết của đề tài 16

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỰC.. 18

2.1.  Sơ lược hệ thống thủy lực. 18

2.2.  Tình hình sử dụng hệ thống thủy lực trên ô tô chở ép rác (xe ép rác) 22

2.2.1. Tình hình sử dụng hệ thống thủy lực chung trên xe chuyên dùng. 22

2.2.2. Hệ thống thủy lực trên xe ép rác. 23

CHƯƠNG 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN XE ÉP RÁC.. 24

3.1. Giới thiệu chung phương án xe ép rác từ ô tô chassis HINO FG8JJMB.. 24

3.2. Chọn phương án hệ thống thủy lực trên xe ép rác. 25

3.2.1. Phân tích các hệ thống thủy lực thường dùng trên  xe ép rác. 25

3.2.2. Lựa chon hệ thống thủy lực cho xe thiết kế. 30

3.3. Bố trí chung hệ thống thủy lực trên xe ép rác. 33

3.3.1.Các phương án bố trí xy lanh lật máng. 33

3.3.2.Phương án bố trí xy lanh xoay lưỡi cuốn. 34

3.3.3.Phương án bố trí xy lanh nâng hạ tấm ép. 35

3.3.4.Các phương án bố trí xy lanh nâng thùng phụ. 38

3.3.5.Các phương án bố trí xy lanh đẩy xả rác. 39

CHƯƠNG 4: THIẾT KẾ KỸ THUẬT HỆ THỐNG THỦY LỰC XE ÉP RÁC.. 41

4.1. Tính toán và chọn các thông số thủy lực theo chức năng cơ cấu công tác. 41

4.1.1 Tính toán và lựa chọn các thông số xy lanh lật máng. 41

4.1.2. Tính toán xác định thông số thủy lực của cơ cấu cuốn. 48

4.1.3. Tính toán xác định thông số thủy lực của cơ cấu ép. 57

4.1.4.Xác định thông số xy lanh nâng thùng phụ. 64

4.1.5 Tính toán các thông số của cơ cấu xả rác. 71

4.2. Tính toán chọn van phân phối 78

4.3. Chọn bơm thủy lực. 81

4.3.1. Xác định lượng dầu cung cấp cho các xy lanh. 82

4.3.2. Tính chọn bơm theo lưu lượng cần thiết. 82

4.4. Các thành phần khác của hệ thống thủy lực. 85

4.4.1. Xy lanh thủy lực. 85

4.4.2. Van an toàn. 86

4.4.3. Tính toán chọn đường ống. 87

4.4.4. Các thành phần phụ. 94

CHƯƠNG 5 : KẾT LUẬN  

LỜI NÓI ĐẦU

     Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, càng ngày có càng nhiều sản phẩm vật chất phục vụ cho đời sống xã hội và các nhu cầu thiết yếu của con người.

     Cùng với sự phát triển của xã hội và sự đô thị hóa với tốc độ nhanh làm cho sự gia tăng về dân số, điều đó kéo theo sự gia tăng về số lượng lớn rác thải trong thành phố, rác thải là nguồn ô nhiễm môi trường và đây là vấn đề nhức nhối của các đô thị và thành phố lớn, đặc biệt là ở thành phố Hồ Chí Minh.

     Khi dân số tăng, đô thị càng phát triển thì số lượng khí thải và rác thải càng nhiều về chủng loại và số lượng, chúng là một trong những nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân.

     Trong gia đoạn này bộ mặt của thành phố, thị xã, thị trấn đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh ngày càng hiện đại và văn minh hơn, đòi hỏi tương ứng với nó là nhu cầu về vệ sinh môi trường cũng tăng lên, vì vậy vấn đề thu gom và xử lý rác thải là một vấn đề then chốt để đảm bảo cho một thành phố xanh, sạch, đẹp.

     Xuất phát từ những nhu cầu trên của xã hội, việc thiết kế xe chở và ép rác là nhu cầu cần thiết. Vì vậy em chọn đề tài “Thiết kế ô tô chở và ép rác trên nền xe tải HINO FG 8JJMB”. Với nhiệm vụ riêng là Thiết kế hệ thống dẫn động điều khiển công tác cho các cơ cấu gom, gạt, ép, xả rác để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

     Sau một thời gian thực hiện luận văn, mặc dù đã nỗ lực phấn đấu rất nhiều để vận dụng các kiến thức đã học được, cùng với sự hướng dẫn tận tình của thầy hướng dẫn và các cô chú/anh chị ở các Công ty chế, khai thác xe ép rác, song    luận văn không thể tránh khỏi những thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý giúp đỡ của quý  thầy để đề tài hoàn chỉnh hơn và em có bản lĩnh tốt hơn trước một vấn đề kỹ thuật cần giải quyết sau khi tốt nghiệp.

     Em xin chân thành cảm ơn thầy: PGS.TS …………… và Quý thầy/cô Khoa Cơ khí, Bộ môn Cơ khí ô tô đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện cho em được học hỏi trong  suốt thời gian học tập ở trường.

                                                      TP.Hồ Chí Minh … tháng … năm 20…

                                                      Sinh viên thực hiện

                                                     …………..

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1.Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải ở TP.Hồ Chí Minh

1.1.1. Phân loại rác

Tại khoản 10 Điều 3 của Luật bảo vệ môi trường 2005 thì: “Chất thải là vật chất ở thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc hoạt động khác". Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ dùng, chất phế thải sản xuất, dịch vụ, y tế, ... mà mọi người không dùng nữa và thải bỏ đi.

1.1.2. Tình hình các bãi xử lý rác ở TP. Hồ Chí Minh

TP HCM lúc đầu quy hoạch 2 khu liên hiệp xử lý rác thải là Đa Phước (huyện Bình Chánh) và Tây Bắc (khu Phước Hiệp, huyện Củ Chi).

Trong đó, Khu liên hợp xử lý rác thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) là khu dự trữ chiến lược và chỉ xử lý rác cho vùng phía Nam thành phố với công suất nhỏ, là địa điểm xử lý rác dự phòng. 

Dự án bãi chôn lấp số 3 (thuộc khu liên hiệp xử lý chất thải rắn Phước Hiệp) được làm theo chủ trương của thành phố với kinh phí hơn 976 tỷ đồng - do Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP HCM - làm chủ đầu tư và đơn vị thi công là liêndoanh nhà thầu KBEC (Hàn Quốc). 

1.1.3. Quy trình kỹ thuật thu gom và xử lý từng loại chất thải

a.Quy trình kỹ thuật thu gom, xử lý chất thải rắn sinh hoạt

Rác sinh hoạt từ hộ dân, doanh nghiệp, trường học, chợ… được lưu chứa trong các thiết bị lưu chứa chuyển đến các điểm tập kết chuyển lên các xe ép rác chuyên dùng chuyển về các trạm trung chuyển kín sau đó rác được máy ép rác nạp vào các contener kín và được xe chuyên dùng chuyển đổ tại các công trường xử lý rác tập trung của thành phố. 

d. Phương tiện chuyên dùng thu gom rác

Các loại thùng lưu chứa từ 240 – 660 lít

Xe ép rác trọng tải từ 2 – 10 tấn

e. Quy trình vận hành trạm ép rác kín

Rác sinh hoạt được các xe ép rác, xe thô sơ chở đến trạm đổ vào máng nạp của máy ép rác và được máy ép vào các container kín lớn nhằm giảm thể tích, khi đầy rác container được các đầu kéo hooklift kéo ra bãi container chờ các đầu kéo kéo đến công trường xử lý theo giờ qui định.

1.1.4. Tính chất của rác thải

Những tính chất vật lý quan trọng nhất của rác thải đô thị là khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước, khả năng giữ ẩm thực tế và độ xốp của chất thải rắn. Trong bài luận văn, tính chất liên quan đến việc thiết kế ô tô chở ép rác là khối lượng riêng.

Khối lượng riêng của chất thải rắn được định nghĩa là trọng lượng của một đơn vị vật chất trên một đơn vị thể tích chất thải (kg/m3). Bởi vì khối lượng riêng của chất thải rắn thay đổi tùy thuộc vào những trạng thái của nó như: xốp, chứa trong các thùng chứa container, không nén, nén,…

1.2. Nhu cầu sử dụng ô tô chở rác

Theo Công văn số 10631/STNMT-CTR ngày 11/10/2016 của Sở Tài nguyên và Môi trường, việc nghiên cứu thiết kế mẫu xe chuyên chở chất thải rắn sinh hoạt cho lực lượng thu gom, UBND TPHCM giải quyết như sau:

 Giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Giao thông vận tải, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, UBND các quận/huyện, Tổng Công ty Cơ khí Giao thông vận tải Sài Gòn (SAMCO), Đơn vị thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt để xây dựng Kế hoạch chuẩn hóa phương tiện thu gom, vận chuyển.

Một xu hướng khác là đa dạng hóa tải trọng xe đang dùng để tận dụng tải trọng tối đa hay nâng cao hệ số sử dụng tải trọng, do có nhiều thiết bị chuyên dùng nên tự trọng của xe chuyên dùng lớn hơn tự trọng của xe phổ thông cùng loại.

Để nâng cao tải trọng của ô tô chuyên dùng ta phải sử dụng vật liệu thùng xe nhẹ, tăng kích thước của thùng xe, tăng chất lượng động lực kéo nhưng vẫn đảm bảo độ tin cậy và độ bền khi xe vận chuyển.

1.4.Tính cấp thiết của đề tài

[Theo báo cáo của Hội Bảo Vệ Thiên Nhiên Và Môi Trường Việt Nam tháng 8/2015]

Cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng dân số và sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinh hoạt của con người, lượng rác thải ngày một tăng, thành phần ngày càng phức tạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khỏe con người.

Chương 2: TỔNG QUAN HỆ THỐNG THỦY LỰC

2.1. Sơ lược hệ thống thủy lực

Hệ thống thuỷ lực (Hydraulic systems) được sử dụng nhiều trong ngành chế tạo máy hiện đại và trong công nghiệp. Ngoài ra, công nghệ thuỷ lực còn được ứng dụng trong một số lĩnh vực đặc biệt khác như hàng hải, khai thác hầm mỏ, hàng không…

Trong hệ thống thuỷ lực, chất lỏng có áp suất đóng vai trò trung gian truyền lực và chuyển động cho máy công nghệ

2.2.  Tình hình sử dụng hệ thống thủy lực trên ô tô chở ép rác (xe ép rác)

2.2.1. Tình hình sử dụng hệ thống thủy lực chung trên xe chuyên dùng

Hầu hết ngày nay các xe chuyên dùng (ô tô tự đổ, xe ép rác, ô tô làm việc trên cao, ô tô tải cẩu, ô tô bồn….) điều dùng hệ thống điều khiển thủy lực để làm việcvì nó có ưu điểm thích hợp với môi trường, công việc và tiện ích hơn so với các loại truyền động khác.

2.2.2. Hệ thống thủy lực trên xe ép rác

Xe chở rác là loại xe chuyên dùng thu gom rác (rác sinh hoạt, rác thải xây dựng, rác y tế, rác công nghiệp) từ điểm tập trung rác tới các bãi trung chuyển hoặc các bãi xử lý rác thải) sao cho lượng rác thải vận chuyển là lớn nhất và đảm bảo vệ sinh trong suốt quá trình thu gom và chuyển rác. Đối với loại xe thu gom, vận chuyển rác không ép (dạng xe ben, dạng xe xuồng, dạng xe container..) thì hệ thống thủy lực dùng xy lanh thủy lực để nâng hạ  thùng chứa rác, đổ rác ngoài tại các bãi tập kết rác, việc đưa rác lên thùng thì phải nhớ phương tiện chuyên dùng khác như xe xúc đưa rác lên, hay thủ công nhờ người xúc lên

Chương 3: THIẾT KẾ BỐ TRÍ CHUNG HỆ THỐNG THỦY LỰC TRÊN XE CHỞ ÉP RÁC

3.1. Giới thiệu chung phương án xe ép rác từ ô tô chassis HINO FG8JJMB

Xe ép rác từ ô tô chassis HINO FG8JJMB sẽ được thiết kế là loại xe thu gom, vận chuyển rác có ép, gồm máng đưa rác từ điểm tập kết rác vào thùng phụ, lưỡi cuốn tấm ép sẽ đưa rác và ép từ thùng phụ vào thùng chính , bàn đẩy được sử dụng để đưa rác từ thùng chính xả ra bãi xử lý rác hay điểm trung chuyển. 

3.2. Chọn phương án hệ thống thủy lực trên xe ép rác

3.2.1. Phân tích các hệ thống thủy lực thường dùng trên  xe ép rác

Để có thể chọn phương án hệ thống thủy lực phù hợp cho xe thiết kế, em tham khảo các hệ thống thủy lực trên một số xe ép chở rác sau đây:

a. Hệ thống thủy lực trên xe ép rác cặp thùng ECHI 065 15m³

Để lật nắp thùng phụ làm việc công nhân sẽ tác động vào cần điều khiển , điều khiển van phân phối dầu số 9 dầu được bơm từ  thùng chứa dầu số 1 qua van cấp dầu số 2 nhờ bơm số 3, sau đó dầu sẽ qua van điều khiển dầu số 4, 8(lúc này 2 van này điều đóng) rồi đến đầu vào van điều khiển dầu số 9. Khi cần gạt đi lên dầu sẽ đi từ P đến A đẩy xy lanh quay nắp thùng mở ra và dầu bị đẩy ở xy lanh sẽ đi từ B đến T qua lọc dầu quay lại thùng chứa, khi cần gạt đi xuống thì P nối B vầ dầu hồi về thùng chứa từ van A đến T.

b. Hệ thống thủy lực trên xe ép rác máng 15m³

Khi không làm việc dầu sẽ được đưa đến các van như đường trên và về đường dầu hồi qua lọc dầu số 1 trở về thùng dầu.

Khi làm việc muốn đưa rác vào thùng từ bãi chứa rác công nhân sẽ tác động vào tay gạt điều khiển van số 7 đi lên lúc này cửa P và A, B và T van số 7 thông với nhau, dầu sẽ được qua và từ P đến A đẩy xy lanh mở máng xúc rác vào và dầu được đẩy ra xy lanh hồi về từ B đến T trở về thùng dầu, muốn máng đi lên trở lại vị trí ban đầu lúc này ta gạt vào cần đi xuống dưới lúc này cửa P và B, A và T thông với nhau dầu sẽ vào xy lanh từ P đến B và hồi về từ A đến T về thùng dầu.

3.2.2. Lựa chon hệ thống thủy lực cho xe thiết kế

Vì xe thiết kế là xe chở rác ở các điểm tập trung rác nhiều mà không có đặt thùng chứa rác công cộng như chợ… và xe ép rác dạng máng nạp rác nên sơ đồ thủy lực trên xe được chọn.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống thủy lực xe ép rác thiết kế:

Khi xe bắt đầu làm việc thu gom rác, bơm(số 3) sẽ nhận dầu từ thùng dầu qua van cấp dầu đến tất cả các van phân phối nếu chưa tác dụng vào các tay gạt điều khiển dầu sẽ hồi về qua đường dầu hồi, qua lọc dầu đến thùng chứa dầu.

Chương 4: THIẾT KẾ KỸ THUẬT HỆ THỐNG THỦY LỰC XE CHỞ ÉP RÁC

4.1. Tính toán và chọn các thông số thủy lực theo chức năng cơ cấu công tác

4.1.1 Tính toán và lựa chọn các thông số xy lanh lật máng

a. Xác định hành trình xy lanh lật máng

Máng được liên kết với thùng phụ bằng chốt bản lề. Khi làm việc máng được mở ra để đưa rác vào máng và được nâng lên quay quanh chốt bản lề để đưa rác vào thùng phụ.

Với:A là điểm đặt bát đuôi xy lanh

O là vị trí chốt quay của máng

B là điểm đạt bát đầu xy lanh với bát nối giữa máng và chốt.

B1B2  là quỹ đạo chuyển động của điểm B

Từ bản thiết kế thùng xe trên ta có : 

Khi B tại vị trí B2 thì:

Góc  = 20o

OB = 0,45 (m)

OA = 1,62 (m)

Từ sơ đồ ta có dựa vào định lý hàm số cos ứng với tam giác AOB

AB22 = OA2 + OB22 – 2.OA.OB2.Cos =1,622 + 0,45 2 – 2.0,45.1,62.Cos20=  1,457 (m)

b. Xác định đường kính xy lanh 

Thể tích của máng Vm = S.L

S là diện tính vách bên máng và được tính gần đúng như sau

 Ta có : S = SABD - SAEF -SIBH -SIHD

Mặt khác:

Chiều dài máng  L =1,96 (m)

Suy ra : Vm = S.L = 0,39.1,96 = 0,7644 (m3)

Khối lượng riêng của rác ta chon là g = 400 (kg/m3)

Vậy G = V.g + Gm = (400.0,7644 +176).10= 481,76 N

Gm là trọng lượng máng khi không có rác

G trọng lượng của máng khi có rác

Từ bảng giá trị tính trên ta thấy lực tác dụng lớn nhất của xy lanh

Fxlm = 9114,327 N để an toàn ta chon hệ số an toàn n = 1,5

Fxlm = 9114,327.1,5 = 13671,49 N

4.1.2. Tính toán xác định thông số thủy lực của cơ cấu cuốn rác

a. Xác định quy luật chuyển động và hành trình làm việc của cơ cấu cuốn rác

Quy luật chuyển động của các chi khâu trong cơ cấu cuốn.

Đối với hệ thống cuốn ép sử dụng bàn trượt như xe thiết kế thì hoạt động theo nguyên lý cuốn trực tiếp thông qua lưỡi cuốn và tấm ép đi động. Chu kỳ cuốn rác của cơ cấu cuốn thông qua hai thao tác như sau:

- Thứ nhất mở lưỡi cuốn.

- Thứ hai cuốn rác.   

lmax=1,654( m) ứng với vị trí của góc quay α=120o.

lmin=0,995 (m) ứng với vị trí của góc quay α=0o.           

Như vậy ta đã xác định hành trình công tác của xy lanh thông qua bán kính của máng cuốn.

b. Xác định đường kính xy lanh cấu cuốn rác

Giả sử trong hành trình cuốn thì dưới tác dụng của lực do khối lượng rác thải tạo ra tại máng cuốn và khối lượng rác thải chứa trong thùng chứa chính là nhiều lực thành phần và có phương tác dụng luôn vuông góc với lưỡi cuốn.

Bỏ qua khối lượng của lưỡi cuốn vì khối lượng của nó rất nhỏ so với khối lượng rác mà xe chở được. 

Với  Fxlc= 66875,99(N) là  lực của xy lanh cần tạo ra.

Để đảm bảo an toàn ta chọn đường kính cuốn Dxlc = 0,085 (m )

4.1.3. Tính toán xác định thông số thủy lực của cơ cấu ép rác

a. Xác định hành trình xy lanh ép

Cơ cấu ép làm việc trên cơ sở tấm ép di động. Vậy cơ cấu ép chi có chuyển động duy nhất đó là chuyển động tịnh tiến, tấm ép được điều khiển bởi cặp xy lanh tác dụng kép. Nó chuyển động lên khi cơ cấu thực hiện ép rác, chuyển động xuống khi cơ cấu thực hiện thực hiện thao tác nhận rác.

b. Xác định đường kính xy lanh ép

Giả sử trong quá trình ép cơ cấu ép phải chịu 3 lực tác dụng như sau. Lực ma sát do khối lượng rác gây ra (Pms), áp lực P do khối lượng rác sinh ra và lực ma sát do khối lượng của cơ cấu cuốn ép gây ra.

Thay tất cả thông số trên vào công thức (4-11) ta được:  Pc = Gc. kms =2800.0,3=840(N)     

Trong quá trình ép xy lanh ép luôn đi từ dưới lên nên lực do xy lanh tạo ra cũng theo hướng từ C đến A. Lực do khối lượng cơ cấu cuốn sinh ra được chia làm hai thành phần là Gc1 và Gc2.

Xác định OE:

Trọng tâm thùng phụ cách cầu trước athp : 5,3(m)

Trọng tâm thùng phụ cách cầu sau bthp: 1,02 (m)

Trọng tâm thùng phụ cách mặt đất hthp: 1,3 (m)

Điểm O cách cầu sau :0,2 (m)

Từ đó suy ra:

OE2 = OI2 + EI2 = ( 0,2+1,02)2 + (2,85-1.3)= 3,9 (m)

OE = 1,97 (m)

Như vậy, ta đã tính chọn được xy lanh lật thùng với các thông số như sau:

Hành trình xy lanh:660 (mm).                  

Đường kính xy lanh phía không có cần: 70  (mm).

Chọn đường kính cần: 40mm.

4.2. Tính toán chọn van phân phối

Theo sơ đồ thủy lực được chọn cho xe thiết kế (hình 3.6) ô tô cuốn ép rác được thiết kế bao gồm 5 cụm xy lanh làm việc độc lập với nhau. Ta chia các van phân phối của 5 cụm xy lanh này làm 2 hộp phân phối để có thể dễ dàng điều khiển.

- Một hộp van phân phối gồm 1 cụm 2 van bốn cửa 3 vị trí lắp đặt tại trước thùng chính của ô tô cuốn ép rác để điều khiển các cụm xy lanh :

+ Xy lanh nâng thùng phụ cuốn ép.

+ Xy lanh đẩy xả rác.

- Một hộp van phân phối gồm 3 van bốn cửa 3 vị trí lắp đặt sau thùng chính của ô tô cuốn ép rác để điều khiển các cụm xy lanh :

+ Xy lanh máng.

+ Xy lanh cuốn lưỡi ép.

+ Xy lanh ép.

Ban đầu khi người điều khiển  chưa điều khiển cần thì con trượt (5) sẽ ở vị trí trung gian và được định vị bởi hai lò xo (6) và cơ cấu định vị (8). Lúc này các đường dẫn chất lỏng không được đưa qua van.Giả sử người công nhân gạt cần sang phải tạo áp lực thắng được áp lực của lò xo (6) bên trái làm cho con trượt (5) dịch chuyển sang trái lúc này đường cấp Psẽ được nối thông với đường A để đưa chất lỏng đến cơ cấu chấp hành, đường B sẽ được nối thông với đường hồi T để đưa chất lỏng về thùng chứa.

Để chọn van thì van được lựa chọn phải có lưu lượng đi qua bằng hoặc lớn hơn lưu lượng cần thiết cho xy lanh

Lưu lượng cần thiết của xy lanh lật máng là                    

Qxlm= 4,23.10-4 (m3/s)= 25,22(lít/phút)

Lưu lượng cần thiết của xy lanh xoay lưỡi cuôn là:

Qxlc=4,99.10-4  (m3/s) = 29,94 (lít/phút)

Lưu lượng cần thiết của xy lanh ép là:

Qxle= 4,2.10-4 (m3/s) = 25,2 (lít/phút)

4.4. Các thành phần khác của hệ thống thủy lực.

4.4.1. Xy lanh thủy lực.

Cấu tạo của xy lanh thủy lực trong xe cuốn ép rác là loại xy lanh thủy lực 1 cán tác dụng 2 chiều, chúng tương đối giống nhau về mặt kết cấu, nó chỉ khác nhau về đường kính và hành trình xy lanh.

Chất lỏng công tác được cấp vào khoang pittông và khoang cần đẩy của xy lanh thuỷ lực qua lỗ tương ứng bêtông và A. Sự ngăn cách kín khoang pittông với khoan cần đẩy và sự truyền lực do áp lực trong khoan công tác lên cần đẩy (14) là do pittông (10) có phớt (9) tạo ra.

4.4.2. Van an toàn.

Van an toàn được bố trí ngay sau bơm để có thể khống chế được áp lực dầu làm việc của từng cụm xy lanh.

Nếu áp lực của chất lỏng đủ lớn thắng được ứng lực của lò xo, lúc này van an toàn hoạt động cho phép chất lỏng chảy qua van (4) thông với đường tháo chất lỏng tránh được quá tải cho hệ thống.

4.4.4. Các thành phần phụ.

Ngoài ra hệ thống thủy lực còn 1 số thành phần khác như:

- Van 1 chiều có điều khiển.

Bố trí 1 cụm van 1 chiều có điều khiển để tránh hiện tượng rơi của thùng phụ khi nâng thùng phụ lên. 

Van 1 chiều : van 1 chiều dùng để ngăn không cho dầu tự động chảy về bơm khi bơm ngưng làm việc, giúp cho piston ở vị trí cố định trong xy lanh (làm cho các xy lanh không bị tụt áp suất dầu). Ở đây ta bố trí một van 1 chiều ngay tại của ra của bơm.

- Van tiết lưu.

Đảm bảo lưu lượng dầu vào các xy lanh đúng yêu cầu tránh hiện tượng các cơ cấu làm việc với vận tốc quá lớn gây hỏng các chi tiết

Chương 5: KẾT LUẬN

     Qua hơn 4 năm học tập ở trường, đợt làm luận văn tốt nghiệp là dịp để chúng em cũng cố kiến thức đã học và thực tập công việc của một kỹ sư trong tương lai. Với nhiệm vụ được giao “Thiết kế ô tô ép chở rác trên cơ sở ô tô chassis HINO FG8JJMB”. Với nhiệm vụ riêng là Thiết kế hệ thống dẫn động điều khiển công tác cho các cơ cấu gom, gạt, ép, xả rác đã thực hiện được các nội dung sau đây:

1. Lựa chọn sơ đồ thủy lực cho xe ép rác thiết kế

2. Lựa chọn , bố trí , thiết kế xy lanh thực hiện việc gom- gạ - ép, xả rác

3. Lựa chọn, bố trí van phân phối dầu

4. Lựa chọn, bố trí bơm thủy lực

5. Lập được 13 sơ đồ bản vẽ thể hiện các nội dung thiết kế ở trên.

     Luận văn được hoàn thành với tập thuyết minh 99 trang và 13 sơ đồ bản vẽ.Từ luận văn tốt nghiệp này chúng em đã tìm hiểu chuyên sâu hơn về phần thiết kế. Trong quá trình làm chúng em đã nắm được phương pháp thiết kế ô tô nói chung và thiết kế ô tô chở ép rác nói riêng. Tìm tòi các tài liệu về thiết kế, tiêu chuẩn thiết kế.

     Tuy nhiên, do thời gian hạn chế, kiến thức thực tế còn có hạng nên mặc dù chúng em đã hết sức cố gắng tìm hiểu thông tin từ tài liệu cũng như học hỏi thực tế nhưng kết quả vẫn chưa được như mong muốn ban đầu. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến của quý thầy để chúng em hoàn thiện đề tài được tốt hơn.Nếu được tiếp tục làm để tài của luận văn, chúng em sẽ làm chi tiết hơn về mặt thiết kế, kiểm tra và kiểm nghiệm xe sau khi hoàn thành thiết kế.

      Em xin chân thành cảm ơn thầy: PGS.TS …………… đã trực tiếp hướng dẫn chỉ bảo tận tình chu đáo, giúp chúng em nắm được kiến thức và hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp của mình.

      Em xin cảm ơn quý thầy cô bộ môn cũng như trong khoa đã giúp đỡ chúng em trong thời gian qua./

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài, Lê Thị Vàng, Lý thuyết ô tô máy kéo, NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, 2008.

[2] Đặng Quý,Tính toán thiết kế ô tô, Trường ĐH Sư Phạm Kỹ Thuật

TP HCM 2011.

[3] Đỗ SanhCơ Học Tập Một, Nhà xuất bản giáo dục Hà Nội - Năm 2008.

[4] Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, Nguyên lý máy, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật. Hà Nội - Năm 1999.

[5] Ninh Đức Tốn, Sổ tay dung sai lắp ghép, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.- Năm 2012

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"