ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE THACO KINGLONG KB120SE

Mã đồ án OTTN003021867
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe Thaco Kinglong, bản vẽ kết cấu hệ thống treo trước, bản vẽ kết cấu hệ thống treo sau, bản vẽ kết cấu giảm chấn, bản vẽ các hư hỏng thường gặp hệ thống treo xe Thaco Kinglong); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE THACO KINGLONG KB120SE.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ.. 2

1.1. Công dụng , yêu cầu và phân loại hệ thống treo. 2

1.1.1 Công dụng và yêu cầu của hệ thống treo. 2

1.1.2 Phân loại hệ thống treo:. 4

1.1.3. Cấu tạo, nguyên lý cơ bản các bộ phận trong hệ thống treo:. 4

1.1.3.1. Bộ phận đàn hồi:. 4

1.1.3.2. Bộ phận dẫn hướng:. 12

1.1.3.3. Bộ phận giảm chấn:. 15

1.1.3.4. Thanh ổn định ngang:. 18

1.1.3.5. Các bộ phận khác:. 18

1.2. Các loại hệ thống treo thông dụng:. 19

1.2.1. Hệ thống treo độc lập:. 19

1.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc:. 21

1.2.3. Hệ thống treo khí nén:. 22

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE THACO KINGLONG KB120SE.. 28

2.1 Giới thiệu chung. 28

2.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống treo khí nén trên xe KingLong KB120SE   29

2.3  Đặc điểm và nguyên lí làm việc các cụm chi tiết trong hệ thống treo khí 36

CHƯƠNG 3 : KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE KINGLONG KB120SE.. 43

3.1 Tính toán kiểm tra bộ phận đàn hồi 43

3.1.1 Kiểm nghiệm đàn hồi của hệ thống treo trước. 43

3.1.2. Kiểm nghiệm đàn hồi của hệ thống treo sau. 45

3.2 Tính toán kiểm tra giảm chấn. 46

3.2.1.  Các kích thước và thông số cho trước của giảm chấn:. 47

3.2.2 Tính toán nhiệt 50

3.3 Các hư hỏng , nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống treo khí nén trên xe THACO KINGLONG KB120SE. 51

3.3.1. Tất cả các túi hơi đều không có không khí bên trong. 51

3.3.2. Các túi hơi đều bị dẹp nhanh chóng khi vừa đậu xe. 51

3.3.3. Khoảng sáng gầm xe sai. 51

3.3.4. Hệ thống túi hơi bị thủng. 51

3.3.5. Hệ thống các túi hơi không hoạt động. 52

3.3.6. Hệ thống túi hơi không thể làm bẹp hoàn toàn khi tất cả tải trọng đã được loại bỏ khỏi hệ thống treo khí. 52

3.3.7. Hư hỏng giảm chấn. 53

3.3.8. Xe hoạt động không ổn định hoặc điều khiển kém. 53

3.3.9 Kẹt giảm chấn. 53

3.4 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo khí nén trên xe KINGLONG KB120SE.. 55

3.4.1. Bảo dưỡng hằng ngày. 55

3.4.2. Bảo dưỡng định kỳ. 55

3.4.3. Bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống treo khí nén. 56

3.4.4. Qui trình tháo lắp hệ thống treo khí 60

KẾT LUẬN.. 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 62

LỜI NÓI ĐẦU

Sau thời gian học tập tại Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải, kết thúc quá trình học và thực tập, với sự tò mò và muốn hiểu thêm nhiều kiến thức em đã lựa chọn đề tài về chuyên ngành ô tô để nghiên cứu và làm Đồ án tốt nghiệp cho mình.

Tên đề tài: KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE THACO KINGLONG KB120SE

Với những kiến thức đã học, kiến thức và các tài liệu thu thập được trong thời gian thực tập tốt nghiệp, cùng với sự hướng dẫn, chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo:TS…………….., cùng các thầy giáo trong khoa, qua sự nổ lực cố gắng của bản thân em đã hoàn thành báo cáo về đề tài của mình.

Tuy nhiên, sẽ không tránh khỏi những thiếu sót nhất định về mặt nội dung cũng như hình thức trình bày, rất mong được sự thông cảm, giúp đỡ, chỉ bảo của quý thầy giáo.

Một lần nữa em xin trân trọng gửi lời biết ơn sâu sắc đến sự giúp đỡ của thầy hướng dẫn :TS…………….., cùng quý thầy cô giáo trong Khoa.

                                                                               Hà Nội, ngày…..tháng…năm 20…

                                                                                 Sinh viên thực hiện

                                                                              ………………..

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN Ô TÔ

1.1. Công dụng , yêu cầu và phân loại hệ thống treo.

1.1.1 Công dụng và yêu cầu của hệ thống treo.

Trên ôtô, hệ thống treo và cụm bánh xe được gọi là phần chuyển động của ôtô. Chức năng cơ bản của phần chuyển động là tạo điều kiện thực hiện “chuyển động bánh xe” của ôtô đảm bảo các bánh xe lăn và thân xe chuyển động tịnh tiến, thực hiện nhiệm vụ vận tải của ôtô. 

- Giảm chấn phải có hệ số dập tắt dao động thích hợp để dập tắt dao động được hiệu quả và êm dịu.

- Có khối lượng nhỏ, đặc biệt là các phần không được treo.

- Kết cấu đơn giản, dễ bố trí. Làm việc bền vững, tin cậy.

- Không gây nên tải trọng lớn tại các mối kiên kết với khung hoặc vỏ.

- Có độ bền cao, giá thành thấp và mức độ phức tạp kết cấu không lớn.

- Có độ tin cậy lớn, trong điều kiện sử dụng phù hợp với tính năng kỹ thuật, không gặp hư hỏng bất thường.

1.1.2 Phân loại hệ thống treo:

Theo dạng bộ phận dẫn hướng, hệ thống treo được chia làm các loại:

- Phụ thuộc.

- Độc lập.

Theo loại phần tử đàn hồi, gồm có:

- Loại kim loại, gồm: nhíp lá, lò xo xoắn, thanh xoắn.

- Loại cao su: chịu nén hoặc chịu xoắn.

- Loại khí nén và thuỷ khí.

1.1.3. Cấu tạo, nguyên lý cơ bản các bộ phận trong hệ thống treo:

1.1.3.1. Bộ phận đàn hồi:

Bộ phận đàn hồi nằm giữa thân xe và bánh xe (nằm giữa phần được treo và không được treo). Với phương pháp bố trí như vậy, khi bánh xe chuyển động trên đường mấp mô, hạn chế được các lực động lớn tác dụng lên thân xe, và giảm được tải trọng động tác dụng từ thân xe xuống mặt đường.

a. Nhíp lá:

Trên ôtô tải, ôtô buýt, rơmooc và bán rơmooc phần tử đàn hồi nhíp lá  thường được sử dụng.

Nếu coi bộ nhíp như là một dầm đàn hồi chịu tải ở giữa và tựa lên hai đầu, khi tác dụng tải trọng thẳng đứng lên bộ nhíp cả bộ nhíp sẽ biến dạng. Một số các lá nhíp có xu hướng bị căng ra, một số lá nhíp khác có xu hướng bị ép lại. Nhờ sự biến dạng của các lá nhíp cho phép các lá có thể trượt tương đối với nhau và toàn bộ nhíp biến dạng đàn hồi.

b. Lò xo trụ:

Lò xo trụ là loại được dùng nhiều ở ô tô du lịch với cả hệ thống treo độc lập và phụ thuộc. So với nhíp lá, phần tử đàn hồi dạng lò xo trụ có những ưu - nhược điểm sau:

- Kết cấu và chế tạo đơn giản.

- Trọng lượng nhỏ.

- Kích thước gọn, nhất là khi bố trí giảm chấn và bộ phận hạn chế hành trình ngay bên trong lò xo.

c. Thanh xoắn:

Thanh xoắn được dùng ở một số ô tô du lịch và tải nhỏ. Nó có những ưu - nhược điểm sau:

- Kết cấu đơn giản, khối lượng phần không được treo nhỏ.

- Tải trọng phân bố lên khung tốt hơn (khi thanh xoắn bố trí dọc) vì mômen của các lực thẳng đứng tác dụng lên khung không nằm trong vùng chịu tải, nơi lắp các đòn dẫn hướng mà ở đầu kia của thanh xoắn.

- Chế tạo khó khăn hơn.

- Bố trí lên xe khó hơn do thanh xoắn thường có chiều dài lớn.

e. Phần tử đàn hồi thuỷ khí:

Phần tử đàn hồi thuỷ khí được sử dụng trên các xe có tải trọng lớn hoặc rất lớn. Ngoài các ưu điểm tương tự như phần tử đàn hồi khí nén, phần tử đàn hồi thuỷ khí còn có các ưu - nhược điểm:

- Có đặc tính đàn hồi phi tuyến.

- Đồng thời làm được nhiệm vụ của bộ phận giảm chấn.

- Kích thước nhỏ gọn hơn vì áp suất làm việc cao hơn (đến 20 MPa).

- Kết cấu phức tạp, đắt tiền.

1.1.3.2. Bộ phận dẫn hướng:

Hệ thống treo cho phép các bánh xe dịch chuyển thẳng đứng, ở mỗi vị trí của nó so với thân xe, bánh xe phải đảm nhận khả năng truyền lực đầy đủ, thực hiện nhiệm vụ “chuyển động bánh xe” của ôtô. Bộ phận dẫn hướng phải làm tốt chức năng này. Với mỗi hệ thống treo, bộ phận dẫn hướng có cấu tạo khác nhau và chúng tạo nên các quan hệ: động học (quy luật dịch chuyển vị trí bánh xe), động lực học (quy luật truyền lực và mômen ở các vị trí của bánh xe đối với khung xe).

1.1.3.3. Bộ phận giảm chấn:

Trên ôtô ngày nay thường sử dụng giảm chấn ống thuỷ lực có tác dụng hai chiều (trả và nén). Ở hành trình bánh xe dịch chuyển đến gần khung vỏ (gọi là hành trình nén của giảm chấn), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập truyền từ bánh xe lên khung. Ở hành trình bánh xe đi xa khung vỏ (gọi là hành trình trả của giảm chấn), giảm chấn giảm bớt xung lực va đập của bánh xe trên nền đường, tạo điều kiện đặt êm bánh xe trên nền và giảm bớt phản lực truyền ngược từ mặt đường tới thân xe. Các giảm chấn ống hiện đang dùng bao gồm:

- Theo kết cấu, có: giảm chấn loại đòn và loại ống.

- Theo tỷ số giữa các hệ số cản nén Kn và hệ số cản trả Kt, giảm chấn được chia ra các loại: tác dụng một chiều, tác dụng hai chiều đối xứng, tác dụng hai chiều không đối xứng.

1.1.3.4. Thanh ổn định ngang:

Thanh ổn định ngang có tác dụng làm giảm góc nghiêng ngang thân xe, tức là làm tăng tính chất chuyển động ổn định của ôtô. Trong ôtô, thanh ổn định ngang thường thấy trên cả hai đầu của ôtô buýt, cầu trước (đôi khi cả trên cầu sau) của ôtô tải.

Cấu tạo chung thanh ổn định có dạng chữ U, làm việc giống như một thanh xoắn đàn hồi. Có hai dạng bố trí:

- Các đầu chữ U nối với bánh xe (dầm cầu), còn thân thanh ổn định nối với thân xe nhờ các ổ đỡ bằng cao su.

- Trên một số ôtô có dạng bắt ngược lại: hai đầu của chữ U nối với thân xe, thân thanh ổn định ngang nối với dầm cầu cứng.

1.2. Các loại hệ thống treo thông dụng:

1.2.1. Hệ thống treo độc lập:

Đặc điểm của cơ cấu treo độc lập là hai bánh trước không nối liền bằng một dầm cứng mà bằng dầm cầu cắt, bánh này không phụ thuộc vào bánh kia, cho phép các bánh xe dịch chuyển độc lập. Bộ phận hướng trong trường hợp này có thể là loại đòn, loại đòn - ống hay còn gọi là Makferxon. Loại đòn lại có loại: 1 đòn, 2 đòn, loại đòn lắc trong mặt phẳng ngang, lắc trong mặt phẳng dọc và lắc trong mặt phẳng chéo.

1.2.2. Hệ thống treo phụ thuộc:

Đặc trưng cấu tạo của hệ thống treo phụ thuộc là dầm cầu liền liên kết cứng giữa hai bánh xe. Bởi vậy, dịch chuyển của các bánh xe trên một cầu phụ thuộc lẫn nhau. Việc truyền lực và mômen từ bánh xe lên khung có thể thực hiện trực tiếp qua các phần tử đàn hồi dạng nhíp hay nhờ các thanh đòn. Trên cầu bị động, dầm cầu cứng thường làm bằng thép định hình liên kết dịch chuyển của hai bánh xe. 

1.2.3. Hệ thống treo khí nén:

Hệ thống treo khí nén, thuỷ lực – khí nén được sử dụng như một khả năng hoàn thiện kết cấu ôtô. Tuy vậy với các loại ôtô khác nhau: ôtô con, ôtô tải, ôtô buýt cũng được ứng dụng với những mức độ khác nhau. Phổ biến nhất trong các kết cấu là áp dụng cho ôtô buýt tiên tiến. Với hệ thống treo này cho phép giữ chiều cao thân xe ổn định so với mặt đường với các chế độ tải trọng khác nhau.

Hệ thống treo khí nén dùng trên ôtô được hình thành trên cơ sở khả năng điều chỉnh độ cứng của buồng đàn hồi khí nén (ballon) theo chuyển dịch của thân xe. Sơ đồ nguyên lý kết cấu của một hệ thống đơn giản được trình bày trên hình 1-18.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE THACO KINGLONG KB120SE

2.1 Giới thiệu chung

Xe KB120SH là xe bus giường nằm cao cấp, thích hợp cho dịch vụ du lịch chất lượng cao và tiêu chuẩn, phù hợp với khách chất lượng loại một, khoang lái rộng rãi tiện nghi, xe có tủ để hành lí cá nhân khoang hành lí rộng 7,5 m3 giường nằm cao cấp có điều chỉnh tựa lưng khi ngồi, toilet hiện đại vệ sinh động cơ HINO common–rail sản xuất tại Nhật Bản, hệ thống phanh hơi ABS sản xuất tại Đức, phanh khí nén tác động 2 dòng, cơ cấu phanh loại tang trống + ABS, hệ thống treo bằng túi hơi tự cân bằng sản xuất tại Mỹ.

Các thông số kỹ thuật của xe THACO KINGLONG KB120SE như bảng 2.1.

2.2 Cấu tạo và nguyên lí hoạt động của hệ thống treo khí nén trên xe KingLong KB120SE

Hệ thống treo khí nén trên ô tô được hình thành trên cơ sở khả năng điều chỉnh độ cứng của bầu khí theo dịch chuyển của thân xe. Các bầu khí nén được bố trí nằm giữa thân xe và bánh xe thông qua giá đỡ bánh xe. Trên thân xe bố trí bộ van trượt cơ khí, van trượt gắn liền với bộ chia khí nén.

Hệ thống treo trên xe KB120SH  sử dụng 4 túi hơi 2 túi hơi trước và 2 túi hơi sau.

- Hai túi hơi trước có kí hiệu: W01-675-9534. Hai túi trước có đường kính d = 280mm.

- Hai túi hơi sau có ký hiệu: W01-675-9141. Hai túi sau có đường kính d = 312 mm.

Sơ đồ chung của hệ thống treo khí nén trên xe THACO KINGLONG KB120SE được thể hiện qua hình.

a. Hệ thống treo trước

Hệ thống treo trước có:

+ Bộ phận đàn hồi: Sử dụng hai túi hơi 2 có kí hiệu: W01-675-9534. Hai túi trước có đường kính d=280 mm. Mỗi túi hơi được điều chỉnh bởi một van tải trọng, hoạt động độc lập nhau.

+ Bộ phận hướng: Thanh dẫn hướng dọc 1 và thanh giằng 3 làm nhiệm vụ dẫn hướng cho hệ thống treo trước.

+ Bộ phận giảm chấn: Gồm hai giảm chấn 4.

b. Hệ thống treo sau

Hình vẽ của hệ thống treo sau được thể hiện qua các hình.

Hệ thống treo sau sử dụng hai túi hơi có đường kính d =312mm. Hai túi hơi sau được điều chỉnh bởi một van tải trọng nên khoảng cách gầm xe hai bên trái và phải luôn luôn bằng nhau tạo sự cứng vững cho xe.

2.3  Đặc điểm và nguyên lí làm việc các cụm chi tiết trong hệ thống treo khí

a. Van tải trọng

Phần tử đàn hồi khí nén thường dùng kết hợp với bộ phận điều chỉnh tự động chiều cao thùng xe theo tải trọng tĩnh là van tải trọng.

Khi tải trọng tăng lên, thùng xe hạ xuống và khoảng cách giữa nó với cầu giảm đi. Lúc này đòn dẫn động sẽ tác dụng lên van phân phối của bộ điều chỉnh cho khí nén từ bình chứa đi thêm vào phần tử đàn hồi cho đến khi thùng xe được nâng lên độ cao ban đầu. Khi giảm tải trọng thì quá trình xảy ra ngược lại.

b. Túi hơi

Công dụng: Dùng để tiếp nhận và truyền các tải trọng thẳng đứng làm giảm va đập và tải trọng động tác dụng lên khung vỏ và hệ thống chuyển động, đảm bảo độ êm dịu cần thiết cho ô tô máy kéo khi chuyển động.

Kết cấu túi hơi như hình 2-14.

Mặt cắt của túi hơi được thể hiện như hình 1-15.

Cấu tạo : Outer cover - Vỏ ở phía ngoài; Second ply - Lớp thứ hai; First ply - Lớp đầu tiên; Inner liner- Lớp xương bọc cứng.

c. Bộ phận giảm chấn

Giảm chấn sử dụng trên xe là loại giảm chấn ống.

Cấu tạo: Trên piston có hai dãy lỗ khoan theo các vòng tròn đồng tâm, dãy lỗ ngoài được đậy phía trên bởi đĩa của van thông 9, dãy lỗ trong được đậy phía dưới bởi van trả 10. Trên piston có một lỗ tiết lưu 17 thường xuyên mở, trên đáy xilanh cũng được làm các dãy lỗ, dãy lỗ ngoài được che phía trên bởi đĩa của van hút 12, dãy lỗ trong che phía dưới bởi van nén 13. 

d. Thanh ổn định ngang

Thanh ổn định ngang có tác dụng làm giảm góc nghiêng ngang thân xe, tức là làm tăng tính chất chuyển động ổn định của ôtô. Trong ôtô, thanh ổn định ngang thường thấy trên cả hai đầu của ôtô buýt, cầu trước (đôi khi cả trên cầu sau) của ôtô tải.

Cấu tạo chung thanh ổn định có dạng chữ U, làm việc giống như một thanh xoắn đàn hồi. Có hai dạng bố trí:

- Các đầu chữ U nối với bánh xe (dầm cầu) còn thân thanh ổn định nối với thân xe nhờ các ổ đỡ bằng cao su.

- Trên một số ôtô có dạng bắt ngược lại: Hai đầu của chữ U nối với thân xe, thân thanh ổn định ngang nối với dầm cầu cứng.

CHƯƠNG 3 : KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG TREO KHÍ NÉN TRÊN XE KINGLONG KB120SE

3.1 Tính toán kiểm tra bộ phận đàn hồi

3.1.1 Kiểm nghiệm đàn hồi của hệ thống treo trước.

Bảng thông số tính toán từ Công Ty ô tô Chu Lai Trường Hải như bảng 3.1.

Tính toán dao động riêng độc lập của hệ thống treo trước và hệ thống treo sau:

Với các thông số thực nghiệm của các túi khí trước mang số hiệu W01-675-9534 với d = 280mm và túi hơi sau W01-675-9141 có đường kính d = 312 mm , ta tiến hành kiểm tra sự đàn hồi

Số lần dao động trong một phút của khối lượng được treo ở cầu trước và cầu sau đều phải nằm trong giới hạn cho phép đối với ô tô khách (không lớn hơn 90 lần / phút). Với tần só như vậy con người có thể chịu được đồng thời hệ treo đủ cứng cáp , ta có công thức tính toán tần số dao động của hệ thống treo.

3.1.2. Kiểm nghiệm đàn hồi của hệ thống treo sau.

Vậy ta có: p= 1,5p1   

Ta lại có: P = p1+ p2      

P: Trọng lượng đặt lên hệ thống treo sau (KG)

p1+ p2 = 3707,5 (KG)      

Thế vào phương trình 7 ta có p2 = 2224,5 (KG)

Ta có giá trị P từ không tải đến đầy tải lần lượt là: 3707,5 (KG); 3838 (KG); 3968 (KG); 4098 (KG); 4228 (KG); 4357,5 (KG).

Tính tương tự như trên ta có giá trị p2 lần lượt là: 2224,5 (KG); 2302,8 (KG); 2380 (KG); 2458,8 (KG); 2536,8 (KG); 2614,5 (KG) .

3.2 Tính toán kiểm tra giảm chấn.

Do trên xe KB 120 SE  sử dụng giảm chấn trước và giảm chấn sau giống nhau nên ta kiểm tra chung cho cả giảm chấn trước và sau.

Để xây dựng đường đặc tính của giảm chấn ta lần lượt tính toán xác định các giá trị Pgn , Pgn max ,  Pgt , Pgt max , Kgn , Kgn' , Kgt , Kgt' với:

+ Pgn , Pgt  - lực cản của giảm chấn ở hành trình nén và trả (N)    

+ Pgn max , Pgt max  - lực cản lớn nhất của giảm chấn hành trình nén và trả (N)

+ Kgn , Kgt  - hệ số cản của giảm chấn khi van giảm tải đóng ở hành trình nén và trả (Ns/m)     

+ Kgn' , Kgt'  - hệ số cản của giảm chấn khi van giảm tải mở ở hành trình nén  và trả (Ns/m)  

Để tính toán các giá trị Pgn , Pgn max ,  Pgt , Pgt max , Kgn , Kgn' , Kgt , Kgt'  trước hết ta cần tiến hành xác định các thông số và kích thước cơ bản của giảm chấn.    

3.2.1.  Các kích thước và thông số cho trước của giảm chấn:

- Đường kính piston giảm chấn dp = 42 (mm)                               

- Đường kính cần piston giảm chấn dc = 21 (mm)

- Đường kính ngoài của giảm chấn D =76 (mm)

- dt = 2,5 (mm) - chiều dày thành giảm chấn

+ Vgmax - vận tốc dịch chuyển lớn nhất của piston giảm chấn: Vgmax = (50¸60) cm/s;  chọn  Vgmax = 50 cm/s    

+ Vg - vận tốc dịch chuyển của piston giảm chấn lúc van giảm tải mở: Vg = 20 cm/s;

3.2.2 Tính toán nhiệt

Tính toán nhiệt nhằm mục đích xác định nhiệt độ tối đa của chất lỏng khi giảm chấn làm việc. Các kích thước ngoài của giảm chấn phải đảm bảo cho nhiệt độ này không vượt quá giới hạn cho phép.

- Phương trình cân bằng nhiệt của chất lỏng trong giảm chấn:

=> Nt = 365,163 Nm/s

+ at - hệ số truyền nhiệt từ thành giảm chấn vào không khí (W/m2.độ)

Nếu coi tốc độ không khí gần bằng tốc độ ô tô thì at = (58 - 81), chọn at = 75  

+ Sg - diện tích mặt ngoài của giảm chấn (m2)

+ tm - nhiệt độ môi trường (oC), tm= 30oC

Vậy từ phương trình cân bằng nhiệt trên ta có: tg = 890C

- Nhiệt độ cho phép của thành giảm chấn: [tg] < 100 - 1200C

Vì  t< [tg], vậy thanh giảm chấn đảm bảo điều kiện làm việc.

3.3 Các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống treo khí nén trên xe THACO KINGLONG KB120SE.

Các hư hỏng của hệ thống treo khí nén có thể nhận biết bằng trực quan hoặc thông qua các hiện tượng bất thường. Sau đây là các hư hỏng của hệ thống treo khí nén thường gặp.

3.3.1. Tất cả các túi hơi đều không có không khí bên trong.

Các túi hơi đều không có không khí bên trong có thể do các nguyên nhân sau, biện pháp khắc phục.

a. Không đủ khí trong hệ thống treo của xe.

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra đồng hồ đo áp suất khi trên tap lô. Nếu áp suất khí thấp, khởi động động cơ cho đến khi đạt áp suất nhỏ nhất là 5kg/cm2 trên đồng hồ đo áp suất.

b. Rò rỉ khí tại các túi hơi hoặc hệ thống phanh hơi.

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra rò rỉ khí xem có phải là do lỏng hoặc hư hỏng hệ thống ống dẫn khí, túi hơi, bộ chấp hành phanh hoặc van tải trọng không. Xiết chặt các chi tiết nhỏ bị lỏng để ngăn chặn hiện tượng rò rỉ khí hoặc thay thế các chi tiết bị hư hỏng hoặc bị mòn.

3.3.2. Các túi hơi đều bị dẹp nhanh chóng khi vừa đậu xe.

Khi vừa đậu xe mà các túi hơi bị dẹp nhanh chóng có thể do nguyên nhân sau. Nguyên nhân: Rò rỉ khí từ hệ thống treo bằng khí.

3.3.5. Hệ thống các túi hơi không hoạt động.

Hệ thống các túi hơi không hoạt động có thể do các nguyên nhân sau, biện pháp khắc phục.

a. Các túi hơi thường xuyên hoặc lặp đi lặp lại hiện tượng quá căng.

Biện pháp khắc phục: Kiểm tra bằng mắt xem giảm chấn hoặc giá lắp giảm chấn có bị hư hỏng hoặc bị lỏng không => nén túi hơi. Xiết lại các bộ phận bị lỏng và thay thế bất cứ chi tiết nào bị hư hỏng. Kiểm tra điều chỉnh lại van tải trọng ( do van có thể đang bị lỗi).

b. Hệ thống giảm chấn bị mòn.

Biện pháp khắc phục: Khi hệ thống giảm chấn bị mòn thì chúng ta không nên tìm cách sửa chữa mà cần phải thay thế bằng một cái mới để đảm cho sự hoạt động của hệ thống treo khí.

Hướng đẫn thay thế giảm chấn

Nên khi xe không tải. Chần xe lại nhằm tránh xe bị trôi. Xe phải có đúng khoảng sáng gầm xe thích hợp để đảm bảo độ căng khi tháo giảm xóc ra.

3.3.8. Xe hoạt động không ổn định hoặc điều khiển kém.

Khi xảy ra hiện tượng trên thì có thể do các nguyên nhân sau, biện pháp khắc phục.

a. Các bulông khung xe bị lỏng.

Biện pháp khắc phục: Xiết chặt các bulông khung xe và các bộ phận gắn vào theo thông số thích hợp.

b. Các thanh ngang của khung xe bị lỏng hoặc gãy.

Biện pháp khắc phục: Sửa chữa hoặc thay thế các thanh ngang khung xe bị hư hỏng, tiến hành xiết các đai ốc và bulông theo thông số lực xiết thích hợp.

c. Khoảng sáng gầm xe không đúng.

Biện pháp khắc phục: Điều chỉnh lại khoảng sáng gầm xe bằng cách điều chỉnh van điều chỉnh.

3.3.9 Kẹt giảm chấn.

Kẹt giảm chấn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của hệ thống treo khí nén. Nguyên nhân cơ bản là do sự quá tải trong quá trình làm việc dẫn đến cần giảm chấn bị cong từ đó gây kẹt giảm chấn.

Biện pháp khắc phục: Cần thay thế giảm chấn mới để đảm bảo khả năng làm việc của hệ thống treo khí.

3.4 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống treo khí nén trên xe KINGLONG KB120SE

Việc bảo dưỡng các bộ phận(chi tiết) của hệ thống treo khí cũng như toàn bộ hệ thống treo khí  một cách hợp lý sẽ giúp cho phương tiện được hoạt động an toàn,  đảm bảo hơn giúp tăng tuổi thọ phương tiện và giúp nó hoạt động kinh tế hơn. Điều này cũng giúp tăng tuổi thọ của hệ thống treo khí và tránh được các hư hỏng không đáng có.

3.4.1. Bảo dưỡng hằng ngày

Công việc bảo dưỡng hằng ngày đối với hệ thống treo khí nén:

- Kiểm tra bằng mắt các chỉ số áp suất (5kg/cm2  không tải – 7kg/cm2 ), các chỉ số nhiệt độ. Và các đồng hồ đo áp suất, nhiệt độ…hằng ngày để đảm bảo nó hoạt động tốt.

- Kiểm tra độ kín khít của các túi hơi.

3.4.3. Bảo dưỡng một số chi tiết của hệ thống treo khí nén

1. Màng ngăn.

a. Qui trình tháo:

- Tháo các ống và các khớp nối trên hệ thống treo khí trước, tiếp theo tháo ống dẫn khí từ van tải trọng. Tiếp tục tháo đai ốc ở cuối miếng đệm và vành bánh xe, tháo chốt trước và piston. Sau đó xả khí cho hệ thống

- Tháo đai ốc hãm ở dưới piston, sau đó tháo màng ngăn ra.

c. Lắp ráp:

- Lắp các vòng màng ngăn, vòng kẹp và nút hãm, miếng đệm và piston theo thứ tự ngược lại với qui trình tháo.

- Lắp van điều tiết, sau đó lắp các bulong và đai ốc vào đúng vị trí trước khi tháo ra.

2. Thanh ổn định và thanh giằng.

Thanh ổn định và thanh giằng được thể hiện ở hình vẽ sau.

a. Qui trình tháo:

- Nới lỏng đai ốc chỗ nối trục ở phía dưới và phía trên của thanh ổn định, tiếp theo tháo các đai ốc trên khung sát si và tháo thanh giằng ra khỏi hệ thống.

- Để tháo thanh ổn định, ta tiến hành nới lỏng các đai ốc phía bên trái và bên phải của dầm cầu, sau đó tháo giá đỡ thanh và cuối cùng là tháo thanh ổn định ra.

b. Kiểm tra và bảo dưỡng:

- Kiểm tra cẩn thận các chỉ tiêu như độ cong của thanh ổn định, sau đó kiểm tra xem thanh ổn định có bị nứt hay hư hỏng gì không. Tiến hành nắn lại khi bị cong và thay thế nếu hư hỏng không thể khắc phục được. Thanh ổn định cùng với tay đòn của nó được gắn sẵn với nhau bởi các mối hàn nên khi kiểm tra không được tháo rời chúng.

- Kiểm tra các giá đỡ thanh ổn định, nếu bị nứt hoặc mòn thì tiến hành thay thế.

5. Thanh ngang.

a. Quy trình tháo:

- Kích xe lên và kê chắc lại, tháo đai ốc lắp thanh ngang với thân xe.

- Tháo các bu lông giữ thanh ngang với dầm xe, sau đó đưa thanh ngang ra ngoài.

b. Kiểm tra: Kiểm tra xem thang ngang có bị rạn nứt, cong, gãy, lõm và sai kích thước lắp ghép không. Nếu thanh ngang bị cong hoặc bị các biến dạng khác thì tiến hành điều chỉnh nó phù hợp với các kích thước cho phép hoặc thay thế thanh ngang trong trường hợp cụ thể.

3.4.4. Qui trình tháo lắp hệ thống treo khí

a. Tháo gỡ

- Hệ thống treo khí trước:

+ Xả khí, sau đó nâng cao trục xe lên bằng cách sử dụng dụng cụ có sẵn trong khu sửa chữa bảo dưỡng.

+ Tháo các bánh xe, tháo van cân bằng, tháo ống cao su, tháo giảm chấn sau đó tháo màng ngăn và cuối cùng là tháo thanh xoắn và tay đòn.

- Hệ thống treo khí sau:

+ Xả khí, nâng cao trục xe lên sau đó tháo các bánh xe ra.

+ Tháo thanh ổn định,tháo van cân bằng ra, tháo giảm chấn, tháo màng ngăn ra, 

b. Lắp ráp

- Hệ thống treo khí trước:

+ Lắp trục trước đến vị trí yêu cầu bằng cách sử dụng kích nâng trong gara hoặc thiết bị tương tự và lắp thanh xoắn cùng các trục.

+ Lắp màng ngăn, vặn chặt các bu long, lắp các van cân bằng, lắp các bộ phận liên kết, lắp ống dẫn khí, lắp giảm chấn, lắp các bánh xe. Điều chỉnh chiều cao xe và kiểm tra xem không khí có bị rò rỉ không .

- Hệ thống treo khí sau.

+ Làm sạch các bộ phận của hệ thống treo sau, lắp các van cân bằng và lắp thanh xoắn.

+ Lắp thanh ổn định, lắp giảm chấn và lắp các màng ngăn.

KẾT LUẬN

Sau thời gian tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống treo khí nén trên xe THACO KINGLONG KB120SE  đến nay đồ án của em đã hoàn thành. Hệ thống treo sử dụng khí nén là hệ thống treo có nhiều ưu điểm so với các hệ thống treo khác. Tương lai hệ thống treo sử dụng túi hơi sẽ đươc sử dụng rộng rãi trên các loại xe. Hiện nay hãng xe Honda đã đưa hệ thống treo sử dụng khí nén vào xe con.

 Đồ án tập trung vào tìm hiểu nguyên lý và đặc điểm kết cấu của hệ thống treo khí nén trên xe THACO KINGLONG KB120SE. Từ đó đưa ra các hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục hay gặp trên hệ thống cũng như công việc bảo dưỡng hằng ngày và định kỳ với hệ thống. Về cơ bản đồ án đã hoàn thành những mục tiêu đề ra. Tuy nhiên do kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế vì vậy kết quả đạt được còn nhiều thiếu sót. Vậy kính mong sự chỉ bảo của quý thầy cô để đồ án hoàn thiện hơn.

Kết quả đạt được đồ án cung cấp những thông tin cần thiết về xe THACO KINGLONG KB120SE cũng như hệ thống treo khí nén trên xe. Trang bị cho nhà khai thác hiểu biết hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục và quá trình bảo dưỡng hệ thống treo khí nén thường gặp.Từ đó giúp quá trình khai thác hệ thống treo khí nén hiệu quả nhất.

Để hoàn thành được đồ án này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể các thầy cô giáo của khoa Cơ Khí đặc biệt là các thầy cô giáo trong bộ môn Ô Tô - Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành, cảm ơn thầy: TS…………… đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện đồ án này. Tuy nhiên do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên đồ án không tránh khỏi sai sót rất mong các thầy cô quan tâm góp ý để kiến thức của em ngày một hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS Đào Mạnh Hùng, THS. Đỗ Khắc Sơn, Bài Giảng Các Thiết Bị Cơ Điện Tử Trên Ô Tô, NXB Bộ Môn Cơ Khí Ô Tô Hà Nội, 2012.

2. Tập Thể Giảng Viên Bộ Môn Cơ Khí Ô Tô, Bảo Dưỡng Kỹ Thuật Và Chuẩn Đoán Ô Tô, NXB Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 1992.

3. PGS.TS Nguyễn Khắc Trai, Kỹ Thuật Chuẩn Đoán Ô Tô, NXB Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 2007.

4. PGS.TS Nguyễn Văn Bang, Kết Cấu Và Tính Toán Ô Tô, NXB Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 1984.

5. KS.Nguyễn Hùng Mạnh, Cấu Tạo Gầm Xe – Hệ Thống Truyền Lực, NXB Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 2009.

6. THS.Trịnh Chí Thiện, THS.Dương Văn Tiệm, PGS.TS Đào Mạnh Hùng, Bảo Dưỡng Kĩ Thuật Và Chẩn Đoán, NXB Đại Học Giao Thông Vận Tải Hà Nội, 1992.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"