ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH

Mã đồ án OTTN000000213
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 360MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ đồ hệ thống cung cấp nhiên liêu common rail, bản vẽ bơm cao áp, bản vẽ vòi phun, bản vẽ lọc nhiên liệu, ống phân phối, bản vẽ kết cấu van an toàn, van điều khiển áp suất SCV, cảm biến áp suất…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU.. 3

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ 5

1.1.Lịch sử phát triển của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail 5

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail 8

1.3. Cấu tạo chung. 8

1.4. Nguyên lý hoạt động. 9

1.5. Ưu, nhược điểm.. 9

1.6. Một số sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu commnon rail trên ô tô du lịch. 11

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH.. 14

2.1. Mạch nhiên liệu thấp áp. 14

2.1.1. Thùng chứa nhiên liệu. 14

2.1.2. Lọc nhiên liệu. 15

2.1.3. Đường ống nhiên liệu áp suất thấp. 16

2.2. Mạch nhiên liệu cao áp 16

2.2.1. Bơm cao áp. 17

2.2.2. Ống phân phối 24

2.2.3. Van an toàn. 25

2.2.4. Cảm biến áp suất nhiên liệu. 26

2.2.5. Đường ống dẫn nhiên liệu áp suất cao. 27

2.2.6. Vòi phun. 27

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH.. 31

3.1. Tính toán kiểm nhiệt 31

3.1.1. Các thông số ban đầu. 31

3.1.2. Tính toán các quá trình của chu trình công tác. 33

3.1.3. Tính toán các thông số đánh giá chu trình công tác. 38

3.1.4. Xây dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác. 40

3.2. Tính toán kiểm nghiệm đường kính bơm cao áp. 45

CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH.. 46

4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch...... 46

4.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên. 46

4.1.2. Bảo dưỡng định kỳ. 47

4.1.3. Các công việc khi bảo dưỡng kỹ thuật 47

4.2. Các hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch......48

4.2.1. Các hư hỏng của bộ lọc nhiên liệu. 48

4.2.2. Các hư hỏng bơm cao áp. 48

4.2.3. Các hư hỏng của vòi phun. 49

4.2.4. Các hư hỏng của đường ống dẫn nhiên liệu. 49

4.2.5. Hiện tượng có khói đen. 49

4.2.6. Hiện tượng có khói trắng. 51

4.3. Giới thiệu về máy chẩn đoán. 52

KẾT LUẬN.. 54

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 55

LỜI NÓI ĐẦU

Đi lại, vận chuyển hàng hóa là nhu cầu khổng lồ và ngày càng tăng của con người trên toàn thế giới. Ô tô gần như là phương tiện chủ lực đáp ứng nhu cầu đó. Công nghệ ô tô là một ngành khoa học kỹ thuật phát triển rất nhanh trên phạm vi toàn thế giới, để đáp ứng nhu cầu trên đã làm cho tốc độ gia tăng số lượng ô tô trên thế giới rất nhanh. Do đó, tình hình giao thông ngày càng phức tạp và nảy sinh ra các vấn đề cấp bách cần phải giải quyết tính kinh tế khi sử dụng, khí thải gây ô nhiễm môi trường, khủng hoảng nhiên liệu… Để giải quyết các vấn đề đó, đòi hỏi ngành công nghệ ô tô phải áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong thiết kế, ứng dụng các nguyên vật liệu và công nghệ hiện đại để cho ra đời những chiếc xe ngày càng tiết kiệm nhiên liệu khi sử dụng và ngày càng thân thiện với môi trường.

Một trong những hệ thống rất mới liên quan đến tính kinh tế nhiên liệu, sự giảm thiểu khí thải gây ô nhiễm môi trường đó là hệ thống cung cấp nhiên liệu Common rail trên động cơ diesel. Hệ thống nhiên liệu common rail là một cải tiến trong động cơ diesel và là một trong số những hệ thống được khách hàng quan tâm hiện nay khi mua xe ô tô vì những lợi ích mà nó mang lại khi sử dụng như: tiết kiệm nhiên liệu, giảm ô nhiễm môi trường, công suất lớn, giảm tiếng ồn trong động cơ. Và trong quá trình học tập em đã được tiếp xúc, tìm hiểu về hệ thống nhiên liệu này và nhận thấy đây là đề tài rất mới liên quan đến chuyên nghành cơ khí động lực của mình. Chính vì vậy em đã chọn đề tài tốt nghiệp: Khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

Nội dung đồ án được thể hiện qua các phần sau:

- Phần thuyết minh:

+ Chương 1. Giới thiệu chung về hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

+ Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

+ Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

+ Chương 4. Hướng dẫn khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch

- Phần bản vẽ:

+ Sơ đồ cấu tạo hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch - A0         

+ Kết cấu bơm cao áp - A0     

+ Kết cấu vòi phun - A0

+ Kết cấu lọc nhiên liệu, ống phân phối - A0       

+ Kết cấu van an toàn, van điều khiển áp suất, cảm biến áp suất – A0

          Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều và thời gian có hạn nên đồ án này của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong thầy giáo hướng dẫn và các thầy cô trong bộ môn tận tình chỉ bảo thêm để đồ án của em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

 

CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆ
U COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ

1.1.    Lịch sử phát triển của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail

Ra đời sớm nhưng động cơ diesel không phát triển như động cơ xăng do gây ra nhiều tiếng ồn, khí thải bẩn. Tuy nhiên cùng với sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, các vấn đề được giải quyết và diesel ngày càng trở nên phổ biến và hữu dụng hơn.

          Khí thải động cơ diesel là một trong những thủ phạm gây ô nhiễm môi trường. Động cơ diesel với tình hiệu quả kinh tế hơn là động cơ xăng, tuy nhiên vấn đề về tiếng ồn và khí thải vẫn là những hạn chế trong sử dụng động cơ diesel.

Với các ứng dụng mạnh mẽ về điều khiển tự động trong hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel nhờ sự phát triển về công nghệ. Năm 1986 Bosch đã đưa ra thị trường việc điều khiển điện tử cho hệ thống cung cấp nhiên liệu diesel được gọi là hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail diesel. Cho đến ngày nay hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail diesel đã được hoàn thiện. Trong động cơ diesel hiện đại áp suất phun được thực hiện cho mỗi vòi phun một cách riêng rẽ, nhiên liệu áp suất cao được chứa trong ống phân phối (Rail) hay còn gọi là “bình tích áp” và được phân phối đến từng vòi phun theo yêu cầu.

1.2. Nhiệm vụ, yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail

a. Nhiệm vụ:

- Điều khiển phun nhiên liệu đúng thời điểm, đúng lượng, đúng áp suất phù hợp từng chế độ làm việc của động cơ.

- Lượng nhiên liệu cung cấp cho mỗi chu trình phải phù hợp với chế độ làm việc của động cơ.

b. Yêu cầu:

- Tăng tốc độ phun để làm giảm nồng độ bồ hóng do tăng tốc hòa trộn nhiên liệu không khí.

- Tăng áp suất phun.

- Điều chỉnh dạng quy luật phun theo khuynh hướng kết thúc nhanh quá trình phun để làm giảm hành trình.

- Tiêu hao nhiên liệu thấp.

1.4. Nguyên lý hoạt động

Nhiên liệu từ thùng chứa 1 được bơm qua bơm chuyển nhiên liệu nằm trong bơm cao áp và đi vào bộ lọc 2 qua bơm chuyển qua van điều khiển hút 10 (Suction Control Valve - SCV) vào bơm cao áp 3. Nhiên liệu áp suất cao được nén bởi bơm cao áp sau đó bơm vào ống phân phối 4. Trên ống phân phối 4 sẽ có các đường ống cao áp 8 nối tới vòi phun 5 để phun nhiên liệu vào buồng đốt và quá trình phun nhiên liệu được điều khiển bởi EDU 13 và ECU 14.

ECU nhận các tín hiệu từ các cảm biến (cảm biến tốc độ trục khuỷu, cảm biến vị trí trục cam, cảm biến nhiệt độ nhiên liệu, cảm biến vị trí bàn đạp ga, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến áp suất…) sau khi xử lý các tín hiệu đầu vào này ECU sẽ đưa ra tín hiệu điều khiển vòi phun.

1.5. Ưu, nhược điểm

Hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch có những ưu điểm sau:

- Độ tin cậy cao.

- Thay đổi thời điểm phun theo chế độ hoạt động của động cơ.

- Tiêu hao nhiên liệu thấp do việc phun nhiên liệu dựa trên tín hiệu đầu vào của các cảm biến và thời gian phun, áp suất phun được tính toán, điều khiển bằng điện tử.

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH

2.1. Mạch nhiên liệu thấp áp

2.1.1. Thùng chứa nhiên liệu

Thùng chứa nhiên liệu dùng để chứa dầu đủ cho động cơ làm việc trong một thời gian, dung tích 70 lít.

Thùng được dập bằng thép lá bên trong có các tấm ngăn để nhiên liệu bớt dao động. Nắp thùng có lỗ thông hơi. Phần lõm của bình để lắng cặn, đáy thùng có nút xả.

2.1.2. Lọc nhiên liệu

Sự làm việc lâu dài làm cho hiệu quả của bơm cung cấp nhiên liệu cũng như vòi phun và bơm phân phối phụ thuộc vào chất lượng lọc của lọc nhiên liệu.

Bầu lọc có nhiệm vụ lọc tạp chất cơ học, nước ra khỏi nhiên liệu nên bầu lọc đảm bảo cho hệ thống làm việc tốt.

2.1.3. Đường ống nhiên liệu áp suất thấp

Đường ống nhiên liệu mềm được bọc thép thay thế cho đường ống bằng thép và được dùng trong đường ống áp suất thấp, như đường ống nhiên liệu từ bình chứa nhiên liệu tới bơm cao áp.

Tất cả các bộ phận mang nhiên liệu đều được bảo vệ khỏi tác động của nhiệt độ.

2.2. Mạch nhiên liệu cao áp

Vùng áp suất cao của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch có nhiệm vụ tạo ra một áp suất cao không đổi trong ống phân phối và phun nhiên liệu vào buồng cháy động cơ, bao gồm:

- Bơm cao áp với van điều khiển hút SCV.

- Đường ống nhiên liệu áp suất cao

2.2.1. Bơm cao áp

a. Chức năng:

Bơm cao áp chính là “điểm nối” giữa mạch áp suất thấp và mạch áp suất cao. Chức năng của nó là đảm bảo luôn có đủ nhiên liệu dưới một áp suất nhất định trong mọi chế độ hoạt động của động cơ. 

b. Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

Bơm cao áp tạo áp lực nhiên liệu đến một áp suất lên đến 184 MPa. Bơm cao áp được lắp đặt ngay trên động cơ như ở hệ thống nhiên liệu của bơm phân phối loại cũ. Nó được dẫn động bằng động cơ (tốc độ quay bằng 1/2 tốc độ động cơ) thông qua khớp nối bằng bánh răng với động cơ và được bôi trơn bằng chính nhiên liệu nó bơm. Van điều khiển hút SCV được lắp trên bơm.

Khi van SCV mở nhỏ lượng nhiên liệu đi vào khoảng trống phía trên pít tông ít vì vậy khi pít tông đi lên thực hiện hành trình nén khi đó áp suất nhiên liệu không đủ lớn để mở van bơm và van nạp vẫn còn mở nên hành trình hút kéo dài đến khi pít tông lên gần đến điểm chết trên nhiên liệu mới được nén và thực hiện quá trình bơm .

2.2.2. Ống phân phối

a. Chức năng:

Ống phân phối có nhiệm vụ tích trữ nhiên liệu áp suất cao và phân phối đến vòi phun. Ngoài ra, ống phân phối còn dập dao động áo suất (nhằm đảm bảo áp suất phun không đổi trong suốt quá trình phun) sinh ra bởi quá trình cung cấp của bơm cao áp và quá trình phun nhiên liệu.

b. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động:

Bình tích áp có dạng hình ống và có thể nhiều dạng thiết kế cụ thể khác nhau; được lắp với cảm biến áp suất, van an toàn. Nhiên liệu cao áp được cung cấp bởi bơm cao áp, qua 1 đoạn đường ống cao áp tới cửa vào của bình tích áp. Từ bình tích áp chung này nhiên liệu được phân phối tới các vòi phun riêng biệt (chính vì vậy, xuất hiện thuật ngữ common rail). Áp suất nhiên liệu được đo bởi cảm biến áp suất 2 để đưa tín hiệu về ECU.

2.2.4. Cảm biến áp suất nhiên liệu

a. Cấu tạo:

Cảm biến áp suất nhiên liệu trong ống phân phối đo giá trị áp suất tức thời trong ống phân phối và đưa tín hiệu với độ chính xác thích hợp và tốc độ đủ nhanh về ECU.

b. Nguyên lý hoạt động:

Nhiên liệu chảy vào cảm biến áp suất nhiên liệu thông qua một đầu mở và phần cuối được bịt kín bởi màng cảm biến.

Thành phần chính của cảm biến là một thiết bị bán dẫn gắn trên màng cảm biến, dùng để chuyển áp suất thành tín hiệu điện. Tín hiệu do cảm biến tạo ra được đưa vào mạch khuếch đại tín hiệu và đưa đến ECU.

2.2.5. Đường ống dẫn nhiên liệu áp suất cao

Đường ống nhiên liệu này mang nhiên liệu áp suất cao. Do đó, chúng thường xuyên chịu áp suất cực đại của hệ thống và trong suốt quá trình ngưng phun nên chúng được chế tạo từ thép ống. Các đường ống nối từ ống phân phối tới vòi phun có chiều dài như nhau. Sự khác biệt chiều dài giữa ống phân phối và vòi phun được bù bằng cách uốn cong ở các đường ống nối.

CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH

3.1. Tính toán kiểm nhiệt

Công suất, tính kinh tế, độ tin cậy khi làm việc và tuổi thọ của động cơ phụ thuộc vào mức độ hoàn thiện của chu trình công tác. Vì vậy, việc nghiên cứu các quá trình tạo nên chu trình công tác của động cơ là rất cần thiết để tìm ra các quy luật diễn biến của chúng, phát hiện những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình ấy, trên cơ sở đó xác định phương hướng nâng cao tính hiệu quả và kinh tế của động cơ.

3.1.1. Tính toán các quá trình của chu trình công tác

a. Tính toán quá trình nạp:

Xác định áp suất pa và nhiệt độ Ta cuối quá trình nạp.

- Áp suất cuối quá trình nạp.

pa = 0,9.pk = 0,9. 0,15 = 0,135         [MPa]    

b. Tính toán quá trình nén:

Xác định áp suất pc và nhiệt độ Tc cuối quá trình nén.

- Áp suất cuối quá trình nén.

pc = pa.  = 0,135.18,51,38 7,57               [MPa]          

- Nhiệt độ cuối quá trình nén.

Tc = Ta. = 362,4.18,51,38-1 1098                           [0K]

Sau khi giải phương trình nhiệt động lấy giá trị dương: Tz  2190 [0K]. Vậy nhiệt độ cuối quá trình cháy Tz 2190 [0K]

3.1.3.Tính toán các thông số đánh giá chu trình công tác

  - Áp suất tổn hao cơ khí trung bình

p = 0,09 + 0,012.C TB                                                   [3.29]

=> p= 0,09 + 0,012.11,26 = 0,225   [Mpa]  

3.1.4. Xây dựng đồ thị công chỉ thị của chu trình công tác

a. Khái quát:

Đồ thị công chỉ thị là đồ thị biểu diễn các quá trình của chu trình công tác xảy ra trong xy lanh động cơ trên hệ toạ độ p-V. Việc dựng đồ thị đư­ợc chia làm hai b­ước: dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết và hiệu chỉnh đồ thị đó để đ­ợc đồ thị công chỉ thị thực tế.

b. Dựng đồ thị công chỉ thị lý thuyết:

Ở đồ thị công chỉ thị lý thuyết, ta thấy là chu trình kín a-c-z-b-a. Trong đó quá trình nén đoạn nhiệt a-c, quá trình cấp nhiệt đẳng tích c-z, quá trình giãn nở đoạn nhiệt z-b và quá trình thải nhiệt đẳng tích b-a.

- Dựng hệ toạ độ p-V với gốc toạ độ 0 trên giấy kẻ ly (hình 1) và theo một tỷ lệ xích đ­ược chọn trư­ớc của thể tích và áp suất, ta xác định các điểm a, (pa, Va), c (pc, Vc), z (pz, Vz) và b (pb, Va) trên hệ toạ độ đó.

- Nối các điểm c và z, b và a bằng các đoạn thẳng, ta đư­ợc các đ­ường biểu diễn quá trình cấp nhiệt và thải nhiệt.

- Dựng các đ­ường nén đa biến a-c và dãn nở đa biến z-b. Để dựng các đ­ường ấy, ta có thể dùng ph­ương pháp lập bảng.

c. Hiệu chỉnh đồ thị công chỉ thị lý thuyết thành đồ thị công thực tế:

- Nối liền các điểm trong bảng số liệu trên bằng 1 đường cong đều ta có 1 đồ thị công tính toán của động cơ. Để xây dựng được đố thị công chỉ thị của động cơ, ta cần hiệu chỉnh lại.

- Dựng phía dưới đồ thị công nữa đường tròn bán kính R, tâm O là trung điểm đoạn Vh.

3.2. Tính toán kiểm nghiệm đường kính bơm cao áp

Ta thấy ∆dpt = 1,8% < 3%

So sánh giữa giá trị vừa tính toán được và giá trị thực của đường kính pít tông bơm cao áp, ta thấy quá trình tính toán trên là đảm bảo.

CHƯƠNG 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU COMMON RAIL TRÊN Ô TÔ DU LỊCH

4.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch

4.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên

Dùng mắt kiểm tra tình trạng các bộ phận thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu xem có dấu hiệu của móp méo, nứt vỡ, rò rỉ nhiên liệu, kiểm tra độ kín khít các mối nối, và nếu cần thiết thì cần đưa xe đến xưởng dịch vụ để kịp thời hắc phục những hư hỏng.

4.1.2. Bảo dưỡng định kỳ

Kiểm tra độ kẹp chặt và độ kín khít của thùng chứa nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu, bơm cao áp, vòi phun, bầu lọc.

Kiểm tra dòng chảy nhiên liệu nếu cần thì xả không khí trong hệ thống ra ngoài để động cơ hoạt động hiệu quả.

4.2. Các hư hỏng của hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch

Bộ lọc dùng để khử tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu vào bơm chuyển nhiên liệu. Lõi lọc quá cũ, bẩn do sử dụng lâu ngày gây mất chức năng lọc dẫn đến tắc lọc, giảm tính thông qua của lọc. Bộ lọc bị tắc sẽ làm nhiên liệu đi vào bơm cao áp không đủ, công suất của động cơ giảm và động cơ bắt đầu nổ không đều, đứt quãng. Cần thay thế lọc nhiên liệu theo định kỳ 20.000 km hoặc 2 năm.

4.3. Giới thiệu về máy chẩn đoán

- Nguyên lý hoạt động của máy chẩn đoán: Dòng điện từ ắc quy được truyền tới ECU qua cực IG1. Cực W điều khiển phát sáng đèn chẩn đoán. Thiết bị yêu cầu dữ liệu và ECU truyền dữ liệu tới thiết bị qua cực SDL.

- Ký tự thứ nhất: Thể hiện bộ phận được chẩn đoán.

- Ký tự thứ 2:

Nếu là số 0: Thể hiện lỗi đó được thống nhất giữa các loại xe.

Nếu là số 1 hoặc số 2: Thể hiện lỗi đó chỉ có của nhà sản xuất.

- Ký tự thứ 3:

0, 9: Sử dụng riêng cho hiệp hội kỹ sư ôtô Mỹ SAE

1: Tín hiệu điều khiển.

2: Mạch kim phun.

3. Đánh lửa hoặc bỏ máy.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo:Ths ……...……., cùng các thầy trong bộ môn Ô tô Quân sự khoa Động Lực Học viện Kỹ thuật Quân sự và các bạn cùng lớp em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với các nội dung chinh sau:

- Giới thiệu chung về hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

- Nghiên cứu, phân tích các đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của các chi tiết trên hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

- Tính toán kiểm nghiệm hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch.

- Tìm hiểu về chế độ bảo dưỡng của hệ thống, một số hư hỏng và cách khắc phục hư hỏng các chi tiết trên hệ thống cung cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên trong quá trình nghiên cứu, do thời gian và khả năng hiểu biết và tài liệu về hệ thống cũng cấp nhiên liệu common rail trên ô tô du lịch còn hạn chế nên trong quá trình hoàn thành không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những đóng góp ý kiến bổ sung của các thầy, cô giáo.

Cuối cùng em chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân sự khoa Động lực – Học viện Kỹ thuật Quân sự, đặc biệt em chân thành cảm ơn thầy giáo:Ths ……..……., đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                     Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                 Họcviên thực hiện

                                                                                   ……………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Lại Văn Định - Đại cương động cơ đốt trong Học viện Kỹ thuật Quân sự. Hà Nội năm 2006.

 [2]. Hà Quan Minh - “Lý thuyết động cơ đót trong” Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội năm 2002.

[3]. Hà Quang Minh, Nguyễn Hoàng Vũ. “Phun nhiên liệu điều khiển điện tử trên động cơ đốt trong”. Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội năm 2010.

[4]. Vy Hữu Thành, Vũ Anh Tuấn – “Hướng dẫn đồ án môn học động cơ đốt trong” Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Hà Nội năm 2003.

[5]. Konrad Reif – “Diesel Engine Management” Nhà xuất bản Springer Vieweg 2014.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"