MỤC LỤC
Mục lục......................................................................................................... 1
Mở đầu......................................................................................................... 2
Chương 1. Giới thiệu chung về xe HYUNDAI COUNTY........................ 3
1.1. Giới thiệu chung về xe HYUNDAI COUNTY....................................... 3
1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe HYUNDAI COUNTY.................................... 4
1.3. Đặc tính các cụm và hệ thống chính của xe HYUNDAI COUNTY....... 7
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY......... 9
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.................... 9
2.1.1. Bố trí chung của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY...................... 9
2.1.2. Các phần tử chính của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY........... 10
2.2. Đặc điểm kết cấu các cụm, phần tử của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.....10
2.2.1. Vành tay lái....................................................................................... 10
2.2.2. Trục lái.............................................................................................. 11
2.2.3. Cơ cấu lái........................................................................................... 12
2.2.4. Dẫn động lái cơ khí............................................................................ 14
2.2.5. Trợ lực lái……...………………………………………………...………16
2.2. Nguyên lý làm việc của trợ lực lái xe HYUNDAI COUNTY............... 22
2.3.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.......... 22
2.3.2. Nguyên lý làm việc của phần trợ lực lái............................................. 22
Chương 3. Kiểm nghiệm động học hình thang lái xe HYUNDAI COUNTY…26
3.1. Điều kiện quay vòng lý tưởng.............................................................. 26
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm động học hình thang lái..................... 27
3.3. Kết quả kiểm nghiệm động học hình thang lái xe HYUNDAI COUNTY..29
Chương 4. Hướng dẫn sử dụng hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.. 33
4.1. Những vấn đề chung về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.................... 33
4.2. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY 37
4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY............... 37
4.2.2. Một số hướng dẫn khi sửa chữa hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY..46
Kết luận...................................................................................................... 54
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 55
MỞ ĐẦU
Sản xuất ô tô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ô tô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hóa. Ở nước ta, số ô tô cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ ô tô lưu thông trên đường ngày càng cao. Tính an toàn được đánh giá cao.
Trên ô tô, hệ thống lái là 1 trong 2 hệ thống điều khiển, với tính năng đó,hệ thống lái có những yêu cầu riêng. Qua quá trình phát triển, hệ thống này ngày càng được cải thiện cũng như có những phát minh mới đảm bảo được các yêu cầu, nâng cao tính năng sử dụng, góp phần vào sự thuận lợi và an toàn trong việc sử dụng ô tô.
Đồ án tốt nghiệp em được giao đề tài “Khai thác hệ thống lái trên xe Hyundai County”, nội dung của đề tài này giúp em hệ thống được những kiến thức đã học, tìm hiểu các hệ thống của ô tô nói chung và hệ thống lái của ôtô Hyundai County nói riêng, từ đây có thể đi sâu nghiên cứu về chuyên môn sau này. Đồ án tốt nghiệp gồm các nội dung chính như sau:
Mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Hyundai County.
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Chương 3: Kiểm nghiệm động học hình thang lái xe HYUNDAI COUNTY.
Chương 4: Hướng dẫn sử dụng hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Kết luận.
Trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp cùng với sự cố gắng của bản thân và sự hướng dẫn tận tình của thầy: Đại tá, TS ………… cùng các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân sự - Khoa Động Lực, em đã thực hiện xong đồ án tốt nghiệp này. Tuy nhiên do trình độ thực tế còn thiếu sót. Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy giáo và sự góp ý của các bạn để bản thân em tiếp tục hoàn thiện kiến thức.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN Ô TÔ HYUNDAI COUNTY
1.1. Giới thiệu chung về xe Hyundai County
Hyundai County là mẫu xe khách hạng trung được hãng Hyundai phát triển bắt đầu từ năm 1998. Và theo yêu cầu, mong muốn của khách hàng thì nhiều loại xe được ra đời, là sự lựa chọn hàng đầu của đại đa số khách hàng, đặc biệt là các công ty du lịch vận tải, các cá nhân muốn đầu tư chạy xe du lịch, mở rộng các tuyến đường dài liên tỉnh. Khi mà các loại hình du lịch phát triển rất mạnh và đang có xu hướng gia tăng như hiện nay, kéo theo đó là nhu cầu đi lại của khách du lịch ngày càng nhiều.
1.3 Các thông số kỹ thuật của hệ thống lái.
Cùng với hệ thống phanh hệ thống lái thuộc phần điều khiển của xe. Các thông số kỹ thuật của hệ thống lái được lấy theo bảng dưới.
Việc tuần hoàn dầu trợ lực trong hệ thống thuỷ lực của hệ thống lái được bảo đảm bởi bơm thuỷ lực lắp trên hộp truyền sau.
Lực từ trợ lực tay lái được truyền tới các bánh lái nhờ các cần và thanh kéo. Mối liên hệ cơ khí giữa cầu tđược thực hiện bởi các thanh kéo dọc trung gian.
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI COUNTY
2.1. Giới thiệu chung về hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Hệ thống lái là tập hợp các cơ cấu dùng để giữ cho ô tô chuyển động theo một hướng xác định nào đấy và để thay đổi hướng chuyển động khi cần thiết theo yêu cầu cơ động của xe.
2.1.1. Bố trí chung của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Hệ thống lái của ôtô dùng để giữ đúng hướng chuyển động hoặc thay đổi hướng chuyển động của ôtô khi cần thiết. Hệ thống lái xe Hyundai County bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái thủy lực. Cơ cấu lái loại vít- đai ốc- thanh răng-cung răng.
2.1.2. Các phần tử chính của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY gồm: Dẫn động lái cơ khí, cơ cấu lái và phần trợ lực lái bằng thuỷ lực (thùng dầu, bơm dầu, van phân phối, xi lanh lực bố trí trợ lực lái).
2.3. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
2.3.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Khi xe chuyển động thẳng người lái giữ nguyên vành lái, lúc này nhờ sự liên kết giữa các đòn kéo của dẫn động lái mà các bánh xe dẫn hướng chuyển động thẳng ổn định, hệ thống trợ lực lái chưa làm việc.
Khi thay đổi hướng chuyển động của xe, người lái sẽ quay vành tay lái, lực lái truyền từ vành tay lái qua trục lái đến trục chủ động thông qua chuyển động các đăng. Qua bộ truyền bánh răng côn chuyển động được truyền đến trục vít của cơ cấu lái, với bộ truyền đai ốc bi, thanh răng, cung răng của cơ cấu lái chuyển động được truyền đến đòn quay ngang.
2.3.3. Nguyên lý làm việc của phần trợ lực lái.
2.3.4.1. Nguyên lý làm việc.
a. Khi xe chuyển động thẳng.
Khi chuyển động thẳng (vị trí II hình 2.8.) van trượt 7 (hình 2.5.) ở vị trí trung gian dầu thủy lực được bơm đẩy theo các ống dẫn đến khoang vòng ngoài cùng của bộ phân phối và qua khe hở nhỏ giữa van và thân m, n, o và p (hình 2.4.) vào khoang dầu hồi theo ống dẫn dầu hồi trở về thùng.
b. Khi xe quay vòng.
Khi quay vòng vành tay lái về bên trái hay bên phải (hình 2.8.) vị trí I và III) lực qua hộp chuyển hướng tay lái, trục các đăng, cơ cấu lái truyền đến đòn quay ngang, đòn quay ngang dịch chuyển làm chốt cầu 2 (hình 2.5.) dịch chuyển sang phải hoặc trái đẩy con trượt 7 từ vị trí trung gian về phía trước hoặc phía sau.
c. Cảm giác về sức cản khi quay vòng.
Áp suất chất lỏng trong các khoang công tác của xy lanh trợ lực được tăng theo sự tăng lên của lực cản quay vòng bánh xe. Đồng thời qua rãnh trong van trượt áp suất chất lỏng truyền phù hợp với trong các khoang phản ứng, tạo nên lực có xu hướng đưa con trượt trở về vị trí trung gian. Lực này qua cơ cấu lái truyền lên vành tay lái và tạo cho lái xe có “cảm giác mặt đường”, có nghĩa là có cảm giác của việc quay vòng.
Chương 3
KIỂM NGHIỆM ĐỘNG HỌC HÌNH THANG LÁI XE HUYNDAI COUNTY
Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái bao gồm: tính toán kiểm tra động học dẫn động lái và tính toán kiểm bền cho các cụm chi tiết trong hệ thống lái và tính toán trợ lực lái. Trong đồ án này chỉ trình bày nội dung kiểm động học dẫn động lái xe HUYNDAI COUNTY.
Tính toán kiểm tra động học dẫn động lái cơ khí nhằm kiểm tra động học hình thang lái theo điều kiện trượt bên của các bánh xe dẫn hướng khi ôtô quay vòng.
3.1. Điều kiện quay vòng lý tưởng.
Điều kiện quay vòng lý tưởng của ô tô khi xe quay vòng là khi xe vào đường vòng các bánh xe không xảy ra hiện tượng trượt bên, khi đó đường vuông góc của với các véc tơ vận tốc chuyển động của tất cả các bánh xe phải gặp nhau tại một điểm và điểm đó chính là tâm quay vòng tức thời của xe.
Có hai phương pháp kiểm tra động học hình thang lái là phương pháp đại số và phương pháp hình học.
3.2. Các phương pháp kiểm nghiệm động học hình thang lái.
3.2.1. Kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp đại số.
Cho các góc quay của bánh xe bên trong những giá trị bi khác nhau. Bằng phương pháp đồ giải.
Nhược điểm của phương pháp này là đối với những góc quay nhỏ thì sin của ai , bi coi như bằng 1 nên việc đánh giá trở nên không chính xác.
3.2.2. Kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp hình học.
Cơ sở của kiểm nghiệm bằng phương pháp hình học như sau:
Cho các góc quay của bánh xe bên trong những giá trị bi khác nhau. Bằng phương pháp đồ giải như trên hình 3.1 ta xác định được các góc quay ai tương ứng của bánh xe bên ngoài.
Theo hình vẽ trên thì ta nối điểm giữa G của cầu trước với điểm C. Khoảng cách từ C đến điểm giữa của trục cân bằng cầu sau là G, bằng CD/2 = AB/2 . Nối điểm E là giao điểm của trục bánh xe ngoài (bánh xe xa tâm quay vòng ) kéo dài với đoạn GC với điểm B (là tâm quay vòng của bánh xe trong ) ta sẽ chứng minh góc GBE =õ1. Muốn vậy ta hạ EF vuông góc với AB.
Do số liệu chưa thật chính xác nên các kết quả của đồ án chưa cho phép đánh giá đầy đủ hơn. Có thể thấy trên đồ thị sự trượt bên ở các cầu là nhỏ tuy nhiên mức độ trượt ở cầu trước lớn hơn và có xu hướng giảm dần khi giảm bán kính quay vòng.
Chương 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI COUNTY
4.1. Những vấn đề chung về bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
Sự giảm khả năng làm việc của máy trong khai thác là quá trình phụ thuộc vào kết cấu máy và điều kiện khai thác chúng với những cường độ khác nhau. Không một cụm máy nào bỏ qua được bảo dưỡng kỹ thuật (BDKT) và sửa chữa (SC).
Hệ thống BDKT và SC là tổ hợp tác động qua lại giữa các trang thiết bị, vật tư, người thực hiện cùng hồ sơ BDKT và SC để duy trì, phục hồi chất lượng chi tiết hay máy thuộc hệ thống này.
BDKT là tổ hợp các biện pháp nhằm giảm sự hao mòn (rơ) của các chi tiết và các mối lắp ghép, đảm bảo các tiêu chuẩn kĩ thuật qui định, bằng cách thực hiện việc lau chùi, kiểm tra, điều chỉnh, bôi trơn, xiết chặt, phát hiện các hư hỏng và khắc phục các hư hỏng đó.
Bảo dưỡng KT theo mùa ở Việt Nam cần chú ý cho các vùng đổi mùa với sự thay đổi nhiệt độ lớn như vùng núi, ngoài biển...Khối lượng công việc chủ yếu bao gồm: thay nhiên liệu, vật liệu bôi trơn, nồng độ chất điện phân trong ác qui, rửa hệ thống làm mát, bôi trơn và cấp nhiên liệu…
Hệ thống lái trên xe luôn có thể xảy ra hư hỏng làm mất khả năng điều khiển của xe. Do đó có thể gây ra nhiều tai nạn bất ngờ gây thiệt hại đến tính mạng và tài sản của mọi người. Chính vì vậy mà việc thường xuyên kiểm tra phát hiện những hư hỏng của hệ thống lái là một việc làm rất cần thiết, đảm bảo tính an toàn sử dụng cho xe.
4.2. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Mục đích của bảo dưỡng là giữ gìn bề ngoài của hệ thống, làm giảm sự hao mòn nhanh chóng của các chi tiết, phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra do đó có thể kéo dài thời gian phục vụ của xe nói chung, hệ thống lái nói riêng. Các công việc bảo dưỡng được thực hiện theo định kỳ, theo một biểu đồ kế hoạch đã được lập trước.
4.2.2.1 Bảo dưỡng cấp I hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Sau 5000 km ta tiến hành bảo dưỡng cấp I đối với hệ thống lái, làm đầy đủ các nội dung của bảo dưỡng thường xuyên và làm thêm một số công việc sau đây:
- Kiểm tra và xiết chặt lại các đai ốc, thanh lái dọc, thanh lái ngang và các khớp nối. Kiểm tra các chốt chẻ.
- Kiểm tra độ rơ vành tay lái và độ rơ của các khớp thanh lái dọc, thanh lái ngang và trợ lực lái.
4.2.2.4 Kiểm tra điều chỉnh hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
a. Kiểm tra mức dầu trong thùng và bổ xung dầu vào thùng dầu trợ lực lái.
Để kiểm tra mức dầu trong thùng dầu trợ lực lái cần phải rút que thăm dầu, lau sạch và lắp lại vào lỗ của thùng nhưng không được quay. Que thăm dầu có dấu xác định mức dầu cho phép lớn và nhỏ nhất trong thùng dầu. Nếu mức dầu trong thùng ít hơn mức cho phép thì phải bổ xung dầu vào thùng dầu.
c. Kiểm tra góc lái
Đặt bánh xe trước lên máy đo tốc độ quay và đo góc lái
Giá trị chuẩn :
Góc độ bánh xe
Mặt trong bánh xe: 31.50 ~ 33.50
Mặt ngoài bánh xe: 420 ~ 440
Nếu số đo không đúng giá trị tiêu chuẩn thì phải điều chỉnh thanh nối.
f. Kiểm tra áp suất bơm dầu
Nối công cụ chuyên dụng vào bơm dầu và ống áp suất
Xả hơi và sau đó khởi động động cơ và quay bánh lái nhiều lần, dùng đồng hồ đo nhiệt độ đo nhiệt độ dầu vì nhiệt độ dầu có thể tăng lên xấp xỉ 50~600C
Ngừng đo áp suất dầu. Đóng van đừng của đồng hồ đo áp suất trong khi động cơ chạy không và đo áp suất dầu để chắc chắn rằng nó vẫn đúng giá trị tiêu chuẩn
4.2.2. Một số hướng dẫn khi sửa chữa hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
4.2.2.1. Tháo và kiểm tra trục lái và trụ lái
Tháo cáp cực của ắc quy
Tháo tấm ấn còi ra khỏi vô lăng
Thao đai ốc vô lăng ra
4.2.2.2.Tháo và kiểm tra hệ thông lái.
- Trước khi tháo hệ thống lái phải chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết như: nhân lực, dụng cụ và thiết bị, vật liệu và mặt bằng, đồng thời cần chú ý một số điểm sau:
+ Làm sạch mặt ngoài chi tiết, cụm chi tiết không còn đất bụi dầu mỡ
bằng các dụng cụ bàn chải sắt, dầu diezen và khí nén…
4.2.2.4. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp và điều chỉnh lại hệ thống lái sau khi tiến hành sửa chữa phục hồi các chi tiết.
Cụm chi tiết của hệ thống lái thì tiến hành lắp ráp theo thứ tự ngược lại với khi tháo và phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật sau:
a. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp và điều chỉnh hộp tay lái, cơ cấu lái.
- Tất cả các chi tiết trước khi lắp phải làm sạch bằng khí nén.
- Trình tự ráp:
- Chú ý:
+ Khi ráp vòng phốt thì không được kéo dãn quá.
+ Khi ráp vào, phải cẩn thận tránh làm hỏng vòng đệm chữ O và phốt dầu.
b. Yêu cầu kỹ thuật khi lắp ráp và điều chỉnh dẫn động lái.
- Các đòn kéo dẫn động lái:
+ Các bề mặt chốt cầu của các đòn kéo hình thang lái: trước khi lắp phải dùng mỡ bôi trơn, còn các ổ chốt cầu phải được nạp đầy mỡ bôi trơn.
+ Sau khi lắp các chốt cầu, chúng phải quay được trong ổ của nó.
+ Các chốt cầu được cố định chặt vào các đòn điều khiển. Nút ren ở đầu đòn kéo phải vặn chặt, sau đó nới ra đến các vị trí có thể lắp được chốt chẻ để cố định lại.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tập trung nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tính toán, tìm hiểu thực tế cũng như kết hợp với kiến thức thu nhận được qua 5 năm trên giảng đường Học viện Kỹ thuật Quân sự. Cùng với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân đó còn là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: TS ……………cũng như tập thể các thầy giáo trong Bộ môn ôtô quân sự cùng các bạn đồng môn, em đã hoàn thành đồ án: “Khai thác hệ thống lái trên xe Hyundai County” đủ khối lượng, đúng tiến độ và thời gian.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã đi sâu vào bốn nội dung chính, tương ứng với bốn chương thuyết minh:
Mở đầu.
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Hyundai County.
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Chương 3: Kiểm nghiệm động học hình thang lái xe HYUNDAI COUNTY.
Chương 4: Hướng dẫn sử dụng hệ thống lái xe HYUNDAI COUNTY.
Kết luận.
Vì điều kiện thời gian làm đồ án tốt nghiệp có hạn, trình độ và kinh nghiệm chưa thật nhiều cho nên chất lượng đồ án còn chứa đựng hạn chế, còn nhiều thiếu sót trong phần tính toán và kết cấu có thể chưa hợp lý. Vậy em kính mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày ... tháng ... năm 20...
Học viên thực hiện
...................
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. PGS.TS Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô quân sự. Học viện kỹ thuật quân sự - Hà Nội 2002.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh. Lý thuyết ôtô máy kéo. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - Hà Nội 1996.
[3]. Nguyễn Trường Sinh. Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí. Nhà xuất bản quân đội nhân dân - Hà Nội 2002.
[4]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô - máy kéo(Tập 2). Nhà xuất bản ĐH &THCN - Hà Nội 2005.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"