MỤC LỤC
MỤC LỤC...............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU.................................................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE CON..........................................3
1.1. Tổng quan.......................................................................................................................3
1.1.1. Công dụng....................................................................................................................3
1.1.2. Phân loại.......................................................................................................................3
1.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống lái.........................................................................................3
1.1.4. Các góc đặt bánh xe dẫn hướng..................................................................................4
1.2. Cấu tạo của hệ thống lái...............................................................................................5
1.2.1. Trục lái:.........................................................................................................................5
1.2.2. Cơ cấu lái:....................................................................................................................6
1.2.3. Dẫn động lái:................................................................................................................6
1.2.4. Trợ lực lái.....................................................................................................................7
1.3. Giới thiệu chung về xe Lexxus LX570.......................................................................10
1.3.1. Động cơ......................................................................................................................12
1.3.2. Hệ thống truyền lực....................................................................................................13
1.3.3. Hệ thống lái.................................................................................................................13
1.3.4. Hệ thống phanh..........................................................................................................13
1.3.5. Hệ thống treo..............................................................................................................13
1.3.6. Hệ thống điện.............................................................................................................14
CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI TRÊN LEXUS 570..............................................14
2.1. Cấu tạo chung của hệ thống lái của Lexus lx570 2018...........................................14
2.2. Vành tay lái..................................................................................................................15
2.3. Cột lái...........................................................................................................................15
2.4. Cơ cấu lái.....................................................................................................................16
2.5. Rotuyn lái.....................................................................................................................17
2.6. Trợ lực lái.....................................................................................................................19
2.6.1. Đường dầu trợ lực......................................................................................................19
2.6.2. Bơm trợ lực lái thuỷ lực..............................................................................................20
2.6.3. Vận hành của trợ lực lái.............................................................................................20
2.7. Nguyên lý hoạt động hệ thống lái ô tô...........................................................................24
2.7.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái có trợ lực thủy lực.............................................24
2.7.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái điện........................................................25
CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE LEXUS LX570.............26
3.1. Một số nội dung bảo dưỡng và kiểm tra chính.........................................................26
3.1.1. Kiểm tra hành trình tự do vành lái...............................................................................27
3.1.2. Hiệu chỉnh độ lệch tâm vô lăng...................................................................................28
3.1.3. Kiểm tra áp suất và độ mòn của lốp...........................................................................29
3.1.4. Kiểm tra góc đánh lái..................................................................................................30
3.1.5. Kiểm tra góc Camber và góc Kingpin.........................................................................30
3.1.6. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái................................................................................34
3.1.7. Kiểm tra và điều chỉnh trợ lực lái................................................................................36
3.2. Tháo lắp một số chi tiết hệ thống lái.........................................................................38
3.2.1. Tháo lắp rotuyn lái ngoài............................................................................................38
3.2.2. Tháo lắp trục trung giam............................................................................................43
KẾT LUẬN...........................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................60
PHỤ LỤC.............................................................................................................................62
MỞ ĐẦU
Ngay từ khi ra đời, ôtô đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Sản xuất ôtô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ôtô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Từ đó đến nay ngành công nghiệp ôtô không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao và khắt khe hơn của người sử dụng.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa rất mạnh mẽ, ngành công nghiệp ôtô Việt Nam mới ra đời còn non trẻ khi mới chỉ dừng lại ở quy mô lắp ráp, sửa chữa, chế tạo một số chi tiết nhỏ với tỷ lệ nội địa hóa tăng dần theo thời gian nhưng tương lai hứa hẹn có nhiều khởi sắc. Hiện nay các loại xe được khai thác sử dụng trong nước bao gồm nhập khẩu từ nước ngoài và một phần lắp ráp trong nước, các loại xe này có các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam. Do đặc thù khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, địa hình nhiều đồi núi, độ ẩm cao nên nhìn chung là điều kiện khai thác tương đối khắc nghiệt. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá và kiểm nghiệm các hệ thống, các cụm trên xe là việc hết sức cần thiết để đảm bảo khai thác sử dụng xe có hiệu quả cao góp phần nâng cao tuổi thọ xe cũng như tính kinh tế.
Hệ thống lái của ôtô là một hệ thống quan trọng dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ôtô chuyển động theo một quỹ đạo xác định nào đó. Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên các xe ôtô du lịch và xe tải nhỏ, xe SUV và Lexus lx570 cũng nằm trong số đó.
Để góp phần thực hiện công việc trên và cũng là đúc rút lại những kiến thức sau 4 năm học tập trên ghế giảng đường “Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Phân Hiệu tại TP. Hồ Chí Minh” em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:
"Khai thác kỹ thuật hệ thống lái trên xe Lexus lx570 2018".
Với đề tài như trên, nội dung đồ án được thể hiện qua các phần sau:
Chương 1: Tổng quan về hệ thống lái trên ô tô con
Chương 2: Kết cấu hệ thống lái trên xe Lexus lx570.
Chương 3: Khai thác kỹ thuật hệ thống lái trên xe Lexus lx570.
Với sự hướng dẫn của thầy: PGS. TS……………….. em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE CON
1.1. Tổng quan
1.1.1. Công dụng
Hệ thống lái là hệ thống điều khiển hướng chuyển động của ô tô nhờ quay vòng các bánh xe dẫn hướng, với nhiệm vụ thay đổi hoặc giữ nguyên hướng chuyển động theo ý muốn của người lái.
Hệ thống lái có ảnh hưởng rất lớn đến an toàn chuyển động của xe nhất là ở tốc độ cao, do đó chúng không ngừng được hoàn thiện theo thời gian.
Việc điều khiển hướng chuyển động của xe được thực hiện nhờ vô lăng (vành lái), trục lái (truyền chuyển động quay từ vô lăng tới cơ cấu lái), cơ cấu lái (tăng lực quay của vô lăng để truyền mô men lớn hơn tới các thanh dẫn động lái), và các thanh dẫn động lái (truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng).
1.1.2. Phân loại
1.1.2. 1. Phân loại theo phương pháp chuyển hướng
- Chuyển hướng hai bánh xe cầu trước
- Chuyển hướng tất cả các bánh xe
1.1.2. 3. Phân loại theo kết cấu cơ cấu lái
- Cơ cấu lái kiểu trục vít lõm - con lăn
- Cơ cấu lái kiểu trục vít - răng rẻ quạt và trục vít đai ốc
- Cơ cấu lái kiểu trục vít - thanh răng
- Cơ cấu lái kiểu bánh rang - thanh răng
1.1.2. 6. Phân loại theo kết cấu đòn dẫn động
- Dẫn động lái một cầu
- Dẫn động lái hai cầu
1.1.3. Yêu cầu đối với hệ thống lái
An toàn chuyển động trong giao thông vận tải bằng ô tô là chỉ tiêu hàng đầu trong việc đánh giá chất lượng thiết kế và sử dụng phương tiện hiện nay. Một trong các hệ thống quyết định đến tính toán và ổn định chuyển động của ô tô là hệ thống lái. Để đảm bảo tính êm dịu chuyển động, hệ thống lái cần đảm bảo các yêu cầu sau.
- Hệ thống lái phải đảm bảo dễ dàng điều khiển, nhanh chóng và an toàn
- Đảm bảo ổn định bánh xe dẫn hướng.
- Đảm bảo khả năng quay vòng hẹp dễ dàng.
- Đảm bảo lực lái thích hợp.
- Hệ thống lái không được có độ rơ lớn.
1.1.4. Các góc đặt bánh xe dẫn hướng
Mặt phẳng quay của bánh xe dẫn hướng của ô tô thường không nằm trong mặt phẳng góc với mặt đường, mà được bố trí lệch ra phía ngoài một góc α, gọi là góc nghiêng ngang của bánh xe dẫn hướng.
Góc này có tác dụng sau:
+ Tránh cho các bánh xe dẫn hướng nghiêng vào trong, do đó tác dụng của tải trọng phần trước ô tô, khi các ổ đỡ của trụ quay đứng và vòng bi moay ơ bánh xe dẫn hướng bị mòn
+ Giảm cánh tay đòn a của phản lực tiếp tuyến đối với trụ quay, do đó giảm được tải trọng của hệ thống truyền động lái và lực điều khiển vành lái của người lái xe khi quay vòng ô tô.
1.2. Cấu tạo của hệ thống lái
Cấu tạo hệ thống lái gồm 3 thành phần chính là cơ cấu vận hành, cơ cấu lái và cơ cấu dẫn động lái
Cả đòn kéo bên và đòn kéo ngang cùng với dầm cầu tạo thành hình thang được gọi là hình thang lái. Khi muốn thay đổi hướng chuyển động của xe, người lái tác dụng lực vào vô lăng (sang trái hoặc sang phải), qua cơ cấu lái làm quay đòn quay đứng.
1.2.1. Trục lái:
Có nhiệm vụ truyền mô men lái xuống cơ cấu lái. Trục lái gồm có trục lái chính, có thể truyền chuyển động quay vô lăng xuống cơ cấu lái. Đầu phía trên của trục lái chính được gia công ren và lỗ lắp then hoa để lắp then hoa lên đó và được giữ chặt bằng một đai ốc.
1.2.3. Dẫn động lái:
Bao gồm tất cả các chi tiết truyền lực từ cơ cấu lái đến trục đứng của bánh xe. Vì vậy nó cần đảm bảo các chức năng sau:
+ Nhận chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng.
+ Đảm bảo quay vòng các bánh xe dẫn hướng sao cho không xảy ra hiện tượng trượt ở tất cả các bánh xe dẫn hướng, đồng thời tạo liên kết giữa các bánh xe dẫn hướng.
+ Phần cơ bản của dẫn động lái là hình thang lái được tạo bởi cấu trước, đòn ngang và đòn dọc. Nhờ hình thang lái nên khi quay vô lăng đi một góc, các bánh xe dẫn động cũng sẽ quay đi một góc nhất định. Hình thang lái có thể bố trí sau cầu dẫn hướng, tùy theo bố trí chung của từng xe.
1.3. Giới thiệu chung về xe Lexxus LX570
Lexus lx570 2018 là xe hai cầu. có 5 chỗ (tính cả ghế lái) nó là một thương hiệu xe sang của Toyota, Toyota còn trang bị cho xe Radio vệ tinh, MP3 Player, HD Radio, CD Player, AM/FM, AUX, khóa cửa điện và mở cửa không cần chìa. Vô-lăng chỉnh điện bọc da cao cấp và tích hợp các nút điều khiển chức năng.
Kích thước tiêu chuẩn của xe Lexus lx570 như bảng 1.2.
1.3.1. Động cơ
- Lexus LX570 2018 được trang bị động cơ diesel V8 5,7 lít kết hợp với 32 van trục cam kép, sản sinh công suất là 367 mã lực và 546Nm mô-men xoắn cực đại, đi kèm là hộp số 8 cấp, Khả năng tăng tốc từ 0-100km với tốc độ tối đa lên đến 210km/h trong 7.5 giây. Dung tích thùng nhiên liệu 138 lít, trung bình tiêu hao khoảng 12 lít/100km.
- Hệ thống dẫn động 4 bánh chủ động 4WD có trang bị khóa vi sai trung tâm Torsen.
1.3.3. Hệ thống lái
Hệ thống lái xe Lexus lx570 2018 bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng, dẫn động lái và trợ lực lái. Cơ cấu lái loại bố trí trên thanh lái ngang. Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, các khớp nối.
Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một ống kim loại. Một thanh nối nối với hai đầu mút của thanh răng.
1.3.5. Hệ thống treo
Hệ thống treo trên xe:
+ Trước: Hệ thống treo trước xương đòn kép được gắn trên cao
+ Sau: Treo sau trục cứng 4 liên kết tăng cường khả năng xử lý tay lái, độ ổn định và phản hồi tay lái, nâng cao cảm giác lái
Lốp xe gồm 4 lốp Vành (mâm) đúc hợp kim, cỡ lốp/áp suất lốp (kg/cm3): 275/50R21.
1.3.6. Hệ thống điện
Thiết bị đo đạc: Sau vô lăng là cụm đồng hồ hiển thị các thông tin chi tiết liên quan đến thông số kỹ thuật của xe như: Đồng hồ đa tầng, đồng hồ đo tốc độ, đồng hồ báo mức nhiên liệu, đồng hồ hiển thị vòng tua động cơ. Cùng với đó là trang bị nhiều chế độ vận hành như Normal, Eco, Comfort, Sports và Sports +…
Hệ thống đèn: đèn khu vực chính bên trong, đèn xi nhan, đèn phanh, đèn báo đi thẳng, đèn sương mù, đèn pha tự động tắt mở... Lexus lx570 được trang bị hệ thống điều hoà 4 vùng độc lập, tích hợp những công nghệ tiên tiến như chức năng quản lý nâng cao dòng khí ghế trước, chức năng tự động bật/ tắt chế độ sưởi hàng ghế sau, vì thế nên người dùng ngồi đâu trên xe cũng thấy mát mẻ, dễ chịu và xe cũng được trang bị máy lọc không khí trong xe.
Chương 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI TRÊN LEXUS LX 570
2.1. Cấu tạo chung của hệ thống lái của Lexus lx570 2018
Hệ thống lái xe Lexus lx570 2018 bao gồm cơ cấu lái bánh răng - thanh răng, dẫn động lái và trợ lực lái thuỷ lực. Cơ cấu lái loại bố trí trên thanh lái ngang. Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang và các khớp nối.
Cơ cấu lái bánh răng - thanh răng được sử dụng phổ biến trên các xe ôtô du lịch và xe tải nhỏ, xe đa dụng SUV. Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một ống kim loại. Một thanh nối (tie rod) nối với hai đầu mút của thanh răng.
2.2. Vành tay lái
Vành tay lái được đặt trong buồng lái và có tác dụng điều hướng di chuyển của xe theo ý muốn của người lái.
Thông số:
+ Độ dịch chuyển volang: 0 ÷ 30 mm.
+ Lực tác dụng lên volang: 7,8 N.m.
2.4. Cơ cấu lái
Cơ cấu lái sử dụng trên xe Lexus lx570 2018 là loại bánh răng trụ - thanh răng. Cơ cấu lái bánh răng trụ - thanh răng sử dụng chủ yếu trên các xe công suất bé. Vỏ của cơ cấu lái được làm bằng gang, trong vỏ có các bộ phận làm việc của cơ cấu lái, gồm trục răng ở phía dưới trục lái chính ăn khớp với thanh răng, vỏ của cơ cấu lái bánh răng trụ - thanh răng kết hợp làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
Trục răng được chế tạo bằng thép, trục răng quay trơn nhờ 2 ổ bi đặt trong vỏ của cơ cấu lái. Điều chỉnh các ổ này dùng một êcu lớn ép chặt các ổ bi, trên vỏ êcu có phớt che bụi. Để đảm bảo trục răng quay nhẹ nhàng thanh răng có cấu tạo răng nghiêng, phần cắt răng của thanh răng nằm ở phía trái, phần thanh còn lại có tiết diện tròn. Khi vô lăng quay, trục răng quay làm thanh răng chuyển động tịnh tiến sang phải hoặc sang trái trên hai bạc trượt. Sự dịch chuyển của thanh răng được truyền xuống thanh cam quay qua các đầu thanh răng và đầu thanh lái.
2.5. Rotuyn lái
Gồm Rotuyn lái ngoài và rotuyn lái trong. Một trong hai đầu lái trong sẽ gắn vào thước lái, đầu còn lại sẽ gắn với rotuyn lái ngoài.
Khi thước lái bắt đầu hoạt động, các hệ thống truyền động sẽ truyền đến Rotuyn lái trong và tiếp tục di chuyển đến chi tiết lái ngoài. hệ thống này hoạt động cực kỳ nhuần nhuyễn và chặt chẽ, giúp xe ô tô của bạn vận hành tốt, bánh xe di chuyển dễ dàng hơn.
Thông số rotuyn lái ngoài:
- Đường kính đầu ren 1: 14mm x 1,5 .
- Độ nghiêng côn: 1:8.
- Đường kính côn: 13,6mm.
- Đường kính đầu ren 2: 12mm x 1,25.
2.6. Trợ lực lái
2.6.1. Đường dầu trợ lực
Hệ thống lái có trợ lực sử dụng công suất của động cơ để dẫn động bơm trợ lực lái tạo áp suất thuỷ lực.
Khi dầu được bơm trợ lực từ bình chứa đến van sẽ chuyển hướng. Lúc này, tùy thuộc vào vị trí đánh vô lăng mà dầu sẽ được dẫn đến bên phải hoặc bên trái của servo xylanh thước lái. Sau đó, dầu trợ lực bên trong xylanh thước lái sẽ có nhiệm vụ tác động lên pít-tông của thanh răng với một lực nhất định.
2.6.3. Vận hành của trợ lực lái
2.6.3.1. Sơ đồ cấu tạo chung:
Hệ thống lái cường hoá loại van điều khiển kiểu xoay gồm các bộ phận cơ bản: bơm dầu, van điều khiển và xi lanh lực (hình 2.12).
Van điều khiển được bố trí trong cơ cấu lái cùng với trục răng. Pít tông-Xi lanh lực được bố trí kết hợp với thanh răng.
2.6.3.2. Cấu tạo của van điều khiển
Cấu tạo của van điều khiển kiểu xoay được mô tả trên hình 2.
Van điều khiển nhận tín hiệu điều khiển từ vành lái và mở van cấp dầu tới xi lanh thực hiện trợ lực lái. Trên hình 2a cho thấy trục van điều khiển (trục van phân phối) và trục vít được nối với nhau qua một thanh xoắn bằng hai chốt ở hai đầu. Thanh xoắn có vai trò như lò xo định tâm trong van phân phối kiểu tịnh tiến. Van quay (Ống van phân phối) được nối với trục vít bằng một chốt, có nghĩa là van quay và trục vít luôn chuyển động cùng với nhau.
2.6.3.3. Nguyên lý hoạt động
a. Trường hợp xe đi thẳng:
Khi xe đi thẳng thì trục van phân phối sẽ không quay mà nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay. Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D". Các buồng trái và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có lực trợ lái.
c. Trường hợp xe rẽ trái:
Khi xe quay vòng sang trái thanh xoắn bị xoắn và trục van phân phối cũng quay sang trái. Các lỗ X' và Y' hạn chế dầu từ bơm để chặn dòng chảy dầu vào các cổng "B" và"C". Do vậy, dầu chảy từ cổng "C" tới ống nối "C" và sau đó tới buồng xi lanh trái làm thanh răng dịch chuyển sang phải và tạo lực trợ lái. Lúc này, dầu trong buồng xi lanh phải chảy về bình chứa qua ống nối "B"→ cổng " B"→ cổng "D"→ buồng "D".
2.7. Nguyên lý hoạt động hệ thống lái ô tô
Nguyên lý hoạt động của hệ thống lái khá phức tạp và bao gồm một số nguyên lý cơ bản, hoạt động dựa trên vị trí hoạt động.
2.7.1. Nguyên lý làm việc của hệ thống lái có trợ lực thủy lực
Hệ thống lái có trợ lực thủy lực sẽ sử dụng một bơm thủy lực để tạo ra áp suất dầu cao, đẩy piston trong hộp cơ cấu lái để giúp quay bánh răng hoặc bánh vít.
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống::
- Khi người lái quay vô lăng, trục lái sẽ quay theo và làm cho bơm thủy lực hoạt động, tạo ra áp suất dầu cao.
- Áp suất dầu cao sẽ được chuyển đến một van điều khiển, có chức năng phân phối áp suất dầu đến hai ống dẫn khác nhau, tùy thuộc vào chiều quay của vô lăng.
- Hai ống dẫn này sẽ kết nối với hai mặt của một piston trong hộp cơ cấu lái. Khi áp suất dầu cao đẩy piston sang một bên, piston sẽ quay bánh răng hoặc bánh vít trong hộp cơ cấu lái theo chiều ngang.
2.7.2. Nguyên lý làm việc của hệ thống trợ lực lái điện
Hệ thống lái có trợ lực điện là loại hệ thống sử dụng một động cơ điện để tạo ra mô men xoắn, quay một bánh răng hoặc một trục vít để giúp quay bánh răng hoặc bánh vít trong hộp cơ cấu lái.
* Nguyên lý hoạt động của hệ thống:
- Khi người lái quay vô lăng, một cảm biến góc quay sẽ phát hiện và gửi tín hiệu điện tử đến một vi xử lý, có chức năng điều khiển động cơ điện. Vi xử lý sẽ tính toán và gửi tín hiệu điện tử đến động cơ điện, để quyết định mức độ và chiều quay của động cơ điện, tùy thuộc vào góc quay của vô lăng.
- Động cơ điện sẽ quay một bánh răng hoặc một trục vít, làm cho bánh răng hoặc bánh vít trong hộp cơ cấu lái quay theo chiều ngang.
- Bánh răng hoặc bánh vít sẽ kéo hoặc đẩy thanh răng di chuyển theo chiều dọc, làm cho thanh dẫn động di chuyển theo chiều dọc.
Chương 3: KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI TRÊN XE LEXUS LX570
3.1. Một số nội dung bảo dưỡng và kiểm tra chính
3.1.1. Kiểm tra hành trình tự do vành tay lái
Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.
Các bước tiến hành để đo hành trình vành tay lái:
+ Kẹp thước đo hành trình tự do vành tay lái vào vỏ trục lái.
+ Đánh tay lái sang trái cho đến khi bánh trước của xe bắt đầu dịch chuyển thì dừng lại, đánh dấu vị trí lên thước.
+ Quay vành tay lái theo hướng ngược lại cho đến khi bánh xe dịch chuyển.
Các bước tiến hành kiểm tra:
+ Dừng xe, đặt vô lăng ở vị trí trung tâm với các lốp xe hướng thẳng về trước.
+ Quay nhẹ vô lăng xang trái và sang phải để kiểm tra độ rơ của vô lăng
+ Độ rơ lớn nhất: 30mm (1.18in).
3.1.3. Kiểm tra áp suất và độ mòn của lốp
+ Kiểm tra độ mòn của lốp bằng mắt, quan sát rãnh lốp đã mòn đến mức đánh dấu trên rãnh lốp hay chưa.
+ Kiểm tra áp suất lốp dùng đầu bơm có gắn đồ hồ áp suất để đo áp suất trong lốp.
Bánh phía trước: 2.4 Bar.
Bánh phía sau: 2.3 Bar.
Độ đảo lốp: 1,4 mm (0,055 inch) hoặc nhỏ hơn.
3.1.5. Kiểm tra góc Camber, Caster và góc Kingpin
Do đó, các bánh xe được lắp đặt với những góc độ nhất định so với mặt đất và với những hệ thống treo riêng. Những góc này được gọi chung là góc đặt bánh xe.
Góc đặt bánh xe gồm 5 yếu tố sau đây:
- Góc camber (Góc nghiêng ngang bánh xe).
- Góc Caster (Góc nghiêng ngang trụ đứng).
- Góc Kingpin (Góc nghiêng dọc trụ đứng).
- Độ chụm (Góc chụm của các bánh xe: Toe-in).
* Kiểm tra và điều chỉnh độ chụm bánh xe dẫn hướng :
Do ảnh hưởng của góc nghiêng ngoài nên hai bánh xe có xu hướng quay theo tâm của nó khi chuyển động, nghĩa là bánh xe bên phải sẽ lăn về phía phải và bánh xe bên trái sẽ lăn về bên trái, do đó làm bánh xe chuyển động đi ra ngoài phương chuyển động của ô tô.
Hiện tượng này sẽ gây nên sự hao mòn của lốp và hư hỏng các chi tiết của cụm bánh xe dẫn hướng. Để khắc phục hiện tượng này, các bánh xe dẫn hướng đều được đặt với độ chụm nhất định.
- Độ chụm dương: nếu hai bánh xe chụm về phía trước .
- Độ chụm âm: nếu hai bánh xe loe về phía sau.
- Công việc kiểm tra và điều chỉnh độ chụm được thực hiện sau khi đã sửa chữa cơ cấu hình thang lái , chốt chuyển hướng , chỉnh moay –ơ.
3.1.6. Kiểm tra và điều chỉnh cơ cấu lái
Tháo rời các chi tiết để quan sát,sử dụng đồng hồ so,panme,thước căn lá để đo kiểm tra xác định độ hư hỏng.
* Dùng đồng hồ so để kiểm tra độ cong của thanh răng như hình vẽ.
+ Gá đồng hồ so lên giá, đặt thanh răng lên khối chữ V cho đầu to của đồng hồ tiếp xúc với răng tại vị trí giữa. Quan sát trị số sau đó di chuyển đồng hồ về hai đầu của thanh răng và đọc trị số.
+ Độ dao động của kim đồng hồ là chỉ độ cong của thanh răng.
+ Nếu độ cong 0,3mm thì uốn lại thanh răng trên máy ép thuỷ lực.
* Dùng đồng hồ so đo trong và panme để đo độ mòn côn và ô van, khe hở của xi lanh.
+ Để đo đường kính trong của xi lanh tại vị trí cách đầu xi lanh 20 30 mm và tại vị trí giữa xi lanh.
+ Độ mòn côn bằng hiệu hai đường kính trên cùng một đường sinh.
+ Độ ôvan bằng hiệu hai đường kính vuông góc trên cùng một mặt phẳng.
+ Độ côn, ô van cho phép: 0,003 0,007 mm.
+ Nếu trị số đo được lớn hơn giá trị cho phép ta doa lại xi lanh trên máy chuyên dùng và thay piston mới phải thoả mãn khe hở giữa piston và xi lanh là:0,025÷0,075mm.
* Sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng.
+ Vòng bi bị tróc rỗ, vỡ ta thay vòng bi mới.
+ Bạc đỡ bị mòn nhiều, phớt chắn dầu bị rách phải thay thế.
+ Piston xi lanh mòn nhiều có thể hàn đắp rồi gia công lại.
3.1.7. Kiểm tra và điều chỉnh trợ lực lái
* Kiểm tra, điều chỉnh độ võng dây đai của bơm dầu trợ lực lái :
Kiểm tra bằng cách dùng một ngón tay ấn một lực từ 3÷3,5 Kg vào dây đai (khoảng cách độ võng phải đạt tới 8÷13 mm). Nếu không đúng điều chỉnh lại bằng cách thay đổi vị trí bơm hoặc vành căng dây đai.
* Kiểm tra dầu trợ lực :
Để nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái, trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra mức dầu trong bình dầu một cách định kỳ theo chỉ dẫn. Việc kiểm tra thường xuyên đảm bảo hệ thống trợ lực làm việc tốt.
Các bước tiến hành:
+ Đỗ xe ở nơi bằng phẳng.
+ Tắt máy kiểm tra mức dầu trong bình chứa.
+ Kiểm tra mức dầu nằm trong vùng HOT LEVEL trên vỏ bình chứa. Nếu dầu nguội thì kiểm tra mức dầu nằm trong vùng COLD LEVEL.
* Thay dầu trợ lực lái :
Tiến hành thay dầu trợ lực lái: việc thay dầu trợ lực lái có thể tiến hành 2 lần 1 năm nếu xe hoạt động liên tục.
Các bước tiến hành:
+ Khi thay dầu phải kích bánh trước của xe lên và đỡ bằng giá để xe không chạm đất.
+ Tháo ống dầu hồi ra khỏi bình chứa rồi xả dầu vào khay.
+ Cho động cơ chạy không tải, đánh lái hết cỡ sang hai bên trong khi đang xả dầu.
+ Tắt máy, đổ dầu sạch vào bình
+ Nổ máy và chạy ở 1000 v/p. Sau 1÷2 (s) thì tắt máy.
* Kiểm tra lực lái :
+ Để vô lăng ở vị trí trung tâm.
+ Tháo cụm nút nhấn còi.
+ Khởi động động cơ và để động cơ chạy không tải.
+ Đo lực lái ở cả hai phía.
* Kiểm tra Roto bơm :
+ Dùng panme đo chiều cao độ dày và chiều dài cánh gạt.
- Độ dày nhỏ nhất: 1,77 mm.
- Độ cao nhỏ nhất: 8,00 mm.
- Độ dài nhỏ nhất: 14,97 mm.
+ Dùng thước lá đo khe hở giữa mặt bên của rãnh rôto và cánh gạt của bơm.
- Khe hở lớn nhất: 0,03 mm.48
3.2. Tháo lắp một số chi tiết hệ thống lái
3.2.1. Tháo lắp rotuyn lái ngoài
- Bước 1: Quay vô lăng làm cho bánh xe thẳng về phía trước
- Bước 2: Tháo bánh trước
- Bước 3: Tháo 2 bu lông của giá đỡ ổn định phía trước bên trái
- Bước 5: Tháo liên kết bộ ổn định trước bên trái
- Bước 7: tháo khung không có thanh ổn định phía trước bên trái và phải
- Bước 9: Ngắt kết nối đầu thanh giằng bên trái và phải ra khỏi khớp lái
- Bước 11: Tháo Rotuyn lái ngoài trái và phải
+ Vẽ dấu vị trí của đại ốc để sau sẽ lắp lại vị trí đó
+ Tháo Rotuyn lái ngoài
- Bước 13: Tháo 3 bu lông nút chặn đàn hồi bên trái hệ thống treo bên
- Bước 15: Tháo 3 bu lông, 3 đai ốc của thanh trợ lực lái
3.2.2. Tháo lắp trục trung gian
- Bước 1: Tháo giắc điện của bình ác quy.
- Bước 2: Để xe đứng yên và giữ thẳng lái.
- Bước 3: Tháo vỏ vô lăng phía dưới
- Bước 5: Tháo bảng điều khiển
+ Sử dụng cờ lê T30 để nới lỏng 2 vít
+ Ngắt kết nối còi và ngắt kết nói hai đầu nối
- Bước 7: Tháo cột điều khiển
+ Tháo 3 ốc vít
+ Tháo 2 càng để tháo ốp cột lái phía dưới
- Bước 9: Tháo bộ công tắc thủ công nghiêng
- Bước 11: Tháo vách cảu bảng điều khiển bên trái
+ Tháo 8 móng vuốt
+ Ngắt kết nối đầu nối và tháo bảng điều khiển
- Bước 13: Tháo vách bên trái
+ Dán băng bảo vệ như hình minh họa
+ Dùng dụng cụ tẩy khuôn, tháo 6 chốt và tháo tấm bên
- Bước 15 : Tháo vỏ ngoài của điều hòa bên phải vô lăng
- Bước 18: Tháo bảng dụng cụ bên dưới dưới
- Bước 20 : Tháo bảng công cụ bên dưới
+ Dùng tuốc nơ vít tháo 2 càng ra
+ Mở nắp lỗ
+ Tháo 2 bu lông
+ Tháo 2 càng
+ Tháo bảng hoàng thiện và sau đó ngắt kết nối các đầu nối
- Bước 22 : Tháo túy khí bên người lái
+ Tháo 4 bu lông và tháo 4 càng
+ Ngắt kết nối đầu nối
- Bước 23 : Ngắt kết nối bộ bảo vệ
- Bước 25 : Tháo lắp cột chỉ đạo
+ Dánh dấu trên bộ truyền động lái và cột lái
+ Tháo bu lông
- Bước 27 : Tháo giá đỡ trục
- Bước 28 : Tháo trục trung gian chỉ đạo
KẾT LUẬN
Sau thời gian nỗ lực tìm hiểu và nghiên cứu, cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn : PGS.TS.………………, đến nay em đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đề tài Tốt nghiệp “Khai thác kỹ thuật hệ thống lái trên xe Lexus lx570 2018”.
Giải quyết được mục đích chính của Đồ án tốt nghiệp là nghiên cứu, hiểu biết sâu về cơ sở lý thuyết của hệ thống lái trên xe Lexus lx570 2018, đồng thời áp dụng những lý thuyết đã nghiên cứu được đó để tiến hành mô phỏng và lập quy trình kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa.
Ngoài việc nắm bắt những kiến thức chuyên ngành đã được học, qua quá trình hoàn thành đồ án còn giúp bổ sung các kỹ năng thực tế như: Tìm kiếm các tài liệu, các cẩm nang sửa chữa các loại xe, tra mã phụ tùng của các chi tiết trên hệ thống.
Tuy nhiên, với khả năng còn hạn chế và do thời gian không cho phép, đồ án tốt nghiệp này không thể tránh khỏi hạn chế và sai sót trong quá trình làm bài. Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: PGS.TS.………………, đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Vậy, một lần nữa em kính mong sự đóng góp của các thầy và các bạn nhằm giúp cho đồ án tốt nghiệp hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô quân sự. Học viện kỹ thuật quân sự - Hà Nội 2002.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh. Lý thuyết ôtô máy kéo. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - Hà Nội 1996.
[3]. Nguyễn Trường Sinh. Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí. Nhà xuất bản quân đội nhân dân - Hà Nội 2002.
[4]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô- máy kéo (Tập 2). Nhà xuất bản ĐH &THCN - Hà Nội 2005.
[5]. TS. Hoàng Đình Long. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô. NXB Giáo Dục - Hà Nội 2008.
[6]. Nguyễn Thành Trí, Châu Ngọc Thạch. Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sữa chữa xe ôtô đời mới. Nhà xuất bản trẻ - 1997.
[7]. Nguyễn Trọng Hiệp. Chi tiết máy (Tập 1,2). NXB Giáo dục - Hà Nội 2006.
[8]. Công ty Ford Việt Nam. Catalog xe Ford Ranger 2015.
[9]. Ford Ranger workshop manual 2015.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"