MỤC LỤC
MỤC LỤC.
LỜI NÓI ĐẦU.
Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE HYUNDAI SANTA FE 2012.
1.1. Giới thiệu chung về xe Hyundai Santa fe 2012.
1.2. Hình dáng, thông số kỹ thuật xe Hyundai Santa fe 2012.
1.2.1. Hình dáng và kích thước bao ngoài xe Hyundai Santa fe 2012.
1.2.2. Thông số kỹ thuật xe Hyundai Santafe 2012.
Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012.
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống lái.
2.1.1. Công dụng.
2.1.2. Yêu cầu.
2.1.3. Phân loại.
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
2.2.1. Khái quát chung về hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
2.2.2. Vành tay lái.
2.2.3. Trục lái và trục các đăng của hệ thống lái Hyundai Santa fe 2012.
2.2.4. Cơ cấu lái..
2.2.5. Hình thang lái.
2.2.6. Trợ lực lái.
2.3. Nguyên lý làm việc trợ lực lái xe Hyundai Santa fe 2012.
2.3.1. Trường hợp xe đi thẳng .
2.3.2. Trường hợp xe rẽ phải.
2.3.3. Trường hợp xe rẽ trái.
2.3.4. Cảm giác mặt đường và tính tùy động.
Chương 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012.
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm.
3.2. Các thông số đầu vào.
3.3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái.
3.3.1. Kiểm nghiệm động học hình thang lái.
3.3.2. Xác định momen cản quay vòng.
3.3.3. Tính bền hệ thống lái.
3.3.4. Tính bền trục lái.
3.3.5. Tính bền đòn kéo ngang.
3.3.6. Tính bền đòn kéo dọc.
3.3.7. Tính bền thanh nối bên của dẫn động lái.
3.3.8. Tính bền khớp cầu.
Chương 4: HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012.
4.1. Những hư hỏng thường gặp của hệ thống lái và biện pháp khắc phục.
4.2 Bảo dưỡng hệ thống lái.
4.2.1 Nội dung bảo dưỡng.
4.2.2. Một số nội dung bảo dưỡng, kiểm tra chính.
4.3. Tháo lắp hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
4.3.1 Dụng cụ cần thiết trong quá trình tháo, lắp hệ thống lái.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
LỜI NÓI ĐẦU
Ngay từ khi ra đời, ô tô đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Sản xuất ôtô trên thế giới ngày nay tăng vượt bậc, ôtô trở thành phương tiện vận chuyển quan trọng về hành khách và hàng hoá cho các ngành kinh tế quốc dân, đồng thời đã trở thành phương tiện giao thông tư nhân ở các nước có nền kinh tế phát triển. Ngay ở nước ta số ô tô cũng đang phát triển cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế, mật độ xe trên đường ngày càng cao. Từ đó đến nay ngành công nghiệp ô tô không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao và khắt khe hơn của người sử dụng. Ngành công nghiệp ô tô đóng vai trò rất quan trọng trong sự tăng trưởng của nền kinh tế ở các quốc gia, đặc biệt ở một số nước phát triển đã chọn ngành công nghiệp ô tô là ngành mũi nhọn.
Đất nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa rất mạnh mẽ, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam mới ra đời còn non trẻ khi mới chỉ dừng lại ở quy mô lắp ráp, sửa chữa, chế tạo một số chi tiết nhỏ với tỷ lệ nội địa hóa tăng dần theo thời gian nhưng tương lai hứa hẹn có nhiều khởi sắc. Hiện nay các loại xe được khai thác sử dụng trong nước bao gồm nhập khẩu từ nước ngoài và một phần lắp ráp trong nước, các loại xe này có các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam. Do đặc thù khí hậu nước ta là nhiệt đới gió mùa ẩm, địa hình nhiều đồi núi, độ ẩm cao nên nhìn chung là điều kiện khai thác tương đối khắc nghiệt. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá và kiểm nghiệm các hệ thống, các cụm trên xe là việc hết sức cần thiết để đảm bảo khai thác sử dụng xe có hiệu quả cao góp phần nâng cao tuổi thọ xe cũng như tính kinh tế.
Hệ thống lái của ô tô là một hệ thống quan trọng dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô chuyển động theo một quỹ đạo xác định nào đó. Cơ cấu lái bánh răng – thanh răng được sử dụng phổ biến trên các xe ô tô du lịch và xe tải nhỏ, xe SUV và Hyundai Santafe cũng nằm trong số đó. Nó là một cơ cấu cơ khí khá đơn giản. Một bánh răng được nối với một ống kim loại, một thanh răng được gắn trên một ống kim loại, một thanh nối nối với hai đầu mút của thanh răng.
Để góp phần thực hiện công việc trên và cũng là đúc rút lại những kiến thức sau 5 năm học tập trên ghế giảng đường “Học viện Kỹ thuật Quân sự” em đã được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:"Khai thác hệ thống lái trên xe Hyundai Santa Fe 2012 ".
Nội dung đồ án được thể hiện qua các phần sau:
+ Chương 1: Giới thiệu chung về xe Hyundai Santa Fe 2012.
+ Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống lái xe Hyundai Santa Fe 2012.
+ Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái xe Hyundai Santa Fe 2012.
+ Chương 4: Hướng dẫn bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái xe Hyundai SantaFe 2012.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy Thạc Sỹ:………….., cùng các thầy giáo bộ môn ô tô quân sự - Khoa Động lực. em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
…., Ngày…tháng…năm 20….
Sinh viên thực hiện
………………..
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE HYUNDAI SANTA FE 2012
1.1. Giới thiệu chung về xe Hyundai Santa fe 2012.
Hyundai là hãng xe Hàn Quốc xuất hiện rất lâu với các dòng xe tải, xe du lịch. Xe du lịch của Hyundai có các dòng như: Santa Fe, Tucson, Sonata, Accent, Elantra…Với kiểu dáng hiện đại, mới mẻ, nội thất rộng rãi với 5 hoặc 7 chỗ ngồi. Trong giới hạn của đồ án chỉ nghiên cứu dòng xe Santa Fe 2012 phiên bản 2.2 4WD.
Tại Việt Nam đối thủ cạnh tranh chính trong cùng phân khúc SUV 7 chỗ là gã khổng lồ Toyota Fortuner. Cùng với đó là các hãng xe khác như: Ford Everest, Mitsubishi Pajero, Kia Sorento …
Santafe 2012 không thay đổi về động cơ, xe chỉ thay đổi nhỏ ở mâm xe mới và cản trước sau và hệ thống đổ đèo. Hyundai Santafe 2012 gồm 2 phiên bản động cơ Turbo diesel 2.2AT và động cơ xăng Theta II 2.4AT.
Cơ cấu phanh trước đĩa loại giá di động có 2 ống xylanh, cơ cấu phanh sau là phanh đĩa có điểm đặt cố định riêng rẽ về một phía lực dẫn động bằng nhau. Để tăng tính nhanh, nhạy khi phanh xe sử dụng hệ thống dẫn động thủy lực có trợ lực chân không và bộ điều hòa lực phanh một thông số loại kép. Giảm sóc trước là loại độc lập kiểu MacPherson và giảm sóc sau là loại độc lập giúp xe chạy êm ái trên đường phố nhưng chạy trên đường trường ôm cua tốc độ cao không phải ưu điểm của loại treo này.
1.2. Hình dáng, thông số kỹ thuật xe Hyundai Santa fe 2012.
1.2.2. Thông số kỹ thuật xe Hyundai Santafe 2012.
a. Động cơ.
Sử dụng động cơ turbo diesel 2.2l tích hợp công nghệ VGT. Dẫn động mômen xoắn bằng đai.
- Công suất cực đại: 194 mã lực, tại 3800 vòng/phút.
- Mômen xoắn cực đại: 392 Nm, tại 1800-2500 vòng/phút.
- Mức tiêu hao nhiên liệu: 6,7l/100 Km.
- Dẫn động 4 bánh chủ động.
d. Hệ thống lái.
Hệ thống lái trên xe Hyundai Santa fe 2012 là hệ thống lái có trợ lực lái kiểu bánh răng thanh răng nên giúp giảm nhẹ lao động cho người lái và tăng tính an toàn. Dẫn động hệ thống lái thông qua trục lái, khớp các đăng và các khâu khớp trong hình thang lái, cơ cấu lái và bơm trợ lực lái được bố trí riêng.
g. Thiết bị phụ.
Các trang thiết bị an toàn cao cấp gồm có: dây đai an toàn, hai túi khí bảo vệ. Gương chiếu hậu tự động chống chói và là la bàn định hướng điện tử, tạo tầm quan sát tối đa cho người ngồi lái, nhất là ở hai phía trái, phải của đầu xe. Trang thiết bị của Hyundai Santafe gồm khoá cửa điều khiển từ xa, gương kính điều khiển điện, đèn sương mù…
Hệ thống âm thanh giải trí cao, được bố trí trên vô lăng vừa dễ sử dụng vừa tăng tính an toàn cho người điều khiển. Ghế điều khiển điện có thể điều chỉnh 10 hướng.
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012
2.1. Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống lái.
2.1.1. Công dụng.
Hệ thống lái là hệ thống điều khiển hướng chuyển động của xe, công dụng của hệ thống lái là dùng để thay đổi hướng chuyển động hoặc giữ cho ô tô duy trì theo một quỹ đạo xác định nào đó.
Hệ thống lái bao gồm các bộ phận chính sau:
- Cơ cấu lái: dùng để tăng và truyền mômen do người lái tác dụng lên vô lăng đến dẫn động lái.
- Dẫn động lái: dùng để truyền chuyển động từ cơ cấu lái đến các bánh xe dẫn hướng và để đảm bảo động học quay vòng cần thiết của chúng.
- Trợ lực lái: Có tác dụng cải thiện sự điều khiển xe, giảm sức mệt nhọc trong quá trình điều khiển, nâng cao độ an toàn chuyển động (nhất là khi bánh xe bị hư hỏng), tăng khả năng cơ động của xe, giảm tải trọng động tác dụng từ mặt đường lên vành tay lái.
2.1.2. Yêu cầu.
Hệ thống lái phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Đảm bảo chuyển động thẳng ổn định:
+ Để đảm bảo yêu cầu này thì hành trình tự do của vô lăng tức là khe hở trong hệ thống lái khi vô lăng ở vị trí trung gian tương ứng với chuyển động thẳng phải nhỏ (không lớn hơn 150 khi có trợ lực và không lớn hơn 50 khi không có trợ lực).
+ Các bánh dẫn hướng phải có tính ổn định tốt.
+ Không có hiện tượng tự dao động các bánh dẫn hướng trong mọi điều kiện làm việc và mọi chế độ chuyển động.
- Đảm bảo động học quay vòng đúng: để các bánh xe không bị trượt lê gây mòn lốp, tiêu hao công suất vô ích và giảm tính ổn định của xe.
2.1.3. Phân loại.
- Theo vị trí bố trí vô lăng, chia ra:
+ Vô lăng bố trí bên trái (tính theo chiều chuyển động) dùng cho những nước xã hội chủ nghĩa trước đây, Pháp, Mỹ,...
+ Vô lăng bố trí bên phải: dùng cho các nước thừa nhận luật đi đường bên trái như: Anh, Thuỵ Điển ...
Sở dĩ được bố trí như vậy là để đảm bảo tầm quan sát của người lái, đặt biệt là khi vượt xe.
- Theo kết cấu cơ cấu lái, chia ra:
+ Trục vít - Cung răng;
+ Trục vít - Chốt quay;
2.2. Đặc điểm kết cấu hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
2.2.1. Khái quát chung về hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
Hệ thống lái trên xe Hyundai Santa fe 2012 là hệ thống lái có trợ lực lái kiểu bánh răng thanh răng nên giúp giảm nhẹ lao động cho người lái và tăng tính an toàn lao động.
2.2.2. Vành tay lái.
- Chức năng: có chức năng tiếp nhận mômen quay từ người lái rồi truyền cho trục lái.
- Cấu tạo: vành tay lái ô tô Hyudai Santafe 2012 có dạng hình tròn, với bốn nan hoa được bố trí xung quanh vành trong của vành tay lái. Bán kính ngoài của vành tay lái là 195 mm.
- Vành tay lái còn là nơi bố trí một số bộ phận khác của ô tô như: nút điều khiển còi, túi khí an toàn ...
2.2.4. Cơ cấu lái.
Cơ cấu lái sử dụng trên xe Hyundai Santafe 2012 là loại bánh răng trụ - thanh răng. Cơ cấu lái bánh răng trụ - thanh răng sử dụng chủ yếu trên các xe công suất bé. Vỏ của cơ cấu lái được làm bằng gang, trong vỏ có các bộ phận làm việc của cơ cấu lái, gồm trục răng ở phía dưới trục lái chính ăn khớp với thanh răng, vỏ của cơ cấu lái bánh răng trụ - thanh răng kết hợp làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
2.2.5. Hình thang lái.
Là bộ phận quan trọng nhất của dẫn động lái. Hình thang lái có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe dẫn hướng. Mục đích làm cho các bánh xe khỏi trượt lê khi quay vòng, dẫn đến giảm sự mài mòn lốp, giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định.
2.3. Nguyên lý làm việc trợ lực lái xe Hyundai Santa fe 2012.
2.3.1. Trường hợp xe đi thẳng.
Khi xe đi thẳng thì trục van phân phối sẽ không quay mà nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay. Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D". Các buồng trái và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng không thay đổi áp suất nên không có trợ lực lái.
2.3.4. Cảm giác mặt đường và tính tùy động.
2.3.4.1. Cảm giác mặt đường.
Trong quá trình quay vòng, áp suất trong khoang làm việc của xi lanh lực tăng tỉ lệ với momen cản quay vòng bánh xe và sự dịch chuyển tương đối giữa trục van điều khiển và van quay, hay nói cách khác là độ biến dạng của thanh xoắn. Khi momen cản quay vòng tăng đòi hỏi áp suất trong khoang làm việc của xi lanh lực cũng phải tăng và độ biến dạng của thanh xoắn ngày càng lớn.
2.3.4.2. Tính tùy động.
Khi đang đánh tay lái, người lái xe dừng lại (không quay tiếp tục) xu hướng của momen cản đang gia tăng sẽ tác động lên pít tông của cụm xi lanh lực theo chiều ngược lại với chiều điều khiển của người lái. Đồng thời khi người lái không đánh tay lái nữa cũng có nghĩa là áp suất dầu trong khoang xi lanh lực sẽ không tăng lên nữa và thanh xoắn được giữ ở một góc xoắn nhất định.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm.
Như chúng ta đã biết, hệ thống lái có nhiệm vụ giữ xe chuyển động ổn định theo yêu cầu của người lái, đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa trên xe trong quá trình vận chuyển. Vì vậy để đảm bảo điều kiện động học, kiểm tra khả năng quay vòng đúng của hệ thống lái ta tiến hành tính toán kiểm nghiệm các cụm, cơ cấu của hệ thống.
3.3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái.
3.3.1. Kiểm nghiệm động học hình thang lái.
3.3.1.1. Điều kiện quay vòng đúng.
Ta có:
βi: là góc quay của bánh xe dẫn hướng bên ngoài (độ).
B: là khoảng cách giữa hai đường tâm trụ đứng (mm).
L : là chiều dài cơ sở của ôtô (mm).
Như vậy, ta có thể thấy để đảm bảo cho các bánh xe dẫn hướng lăn không trượt khi vào đường cong thì hiệu cotg các góc quay vòng bánh xe dẫn hướng bên trong và bên ngoài phải luôn luôn bằng một hằng số B0/L.
3.3.1.2. Động học hình thang lái 6 khâu.
Khi bánh xe bên trái quay đi một góc a và bên phải quay đi một góc b, lúc này đòn bên của bánh xe bên phải hợp với phương ngang một góc (q-b) và bánh xe bên trái là (q +a).
+ Xác định các giá trị của hệ số di tương ứng với từng cặp góc (ai, bi) khác nhau theo công thức (3.16).
+ Các giá trị di càng gần bằng 1 thì khi ôtô quay vòng với các bán kính khác nhau, các bánh xe dẫn hướng không bị trượt bên hoặc có trượt bên không đáng kể.
3.3.2. Xác định momen cản quay vòng.
3.3.2.1. Xác định momen cản quay vòng.
Trạng thái nặng nề nhất khi quay vòng xe là khi xe đứng yên tại chỗ. Lúc đó momen cản quay vòng tác dụng lên một bánh xe dẫn hướng được tính theo công thức: sẽ bằng tổng momen cản lăn của bánh xe dẫn hướng M1, momen cản do bánh xe trượt lết trên đường M2, và momen do tính ổn định chuyển động thẳng M3.
Khi có lực ngang Y tác dụng lên bánh xe thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp và đường sẽ bị lệch đi đối với trục bánh xe. Nguyên nhân lệch này là do sự đàn hồi bên của lốp.
Vậy điều kiện được thoả mãn Þ Bộ truyền bánh răng - thanh răng đảm bảo đủ bền trong quá trình làm việc.
3.3.6. Tính bền đòn kéo dọc.
Để đảm bảo an toàn và tính ổn định trong quá trình làm việc, đòn bên được làm bằng thép 20X. Đòn bên của dẫn động lái chủ yếu chịu ứng suất uốn.
3.3.8. Tính bền khớp cầu.
Khớp cầu được bố trí trên đòn kéo dọc, đòn ngang hệ thống lái. Chúng là khâu quan trọng của dẫn động lái. Khớp cầu có lò xo nén đặt hướng kính.Vật liệu chế tạo khớp cầu là thép 20XH có cơ tính.
Với điều kiện là khớp làm việc ở chế độ tải trọng động và chịu va đập. Khớp cầu được kiểm nghiệm độ bền theo ứng suất chèn dập tại vị trí làm việc và kiểm tra độ bền cắt tại vị trí có tiết diện nguy hiểm.
3.3.8.1 Tính ứng suất chèn dập tại bề mặt làm việc của khớp cầu.
Ta có:
F: là diện tích tiếp xúc giữa mặt cầu và đệm rô tuyn.
d: là đường kính khớp cầu. D = 20 (mm).
Như vậy khớp cầu thoả mãn điều kiện chèn dập tại bề mặt làm việc.
Chương 4
HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI XE HYUNDAI SANTA FE 2012
4.1 Bảo dưỡng hệ thống lái.
4.1.1 Nội dung bảo dưỡng.
4.1.1.1. Bảo dưỡng thường xuyên.
Thường xuyên kiểm tra các chỗ nối, các ổ có bị lỏng ra không và còn chốt chẻ không. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và xem có bị kẹt không.
4.1.1.2. Bảo dưỡng 1 (Sau 6500 km)
Kiểm tra và xiết lại ổ, các khớp nối, kiểm tra các chốt chẻ. Kiểm tra độ rơ vành tay lái và của các khớp thanh lái ngang. Kiểm tra và bổ xung dầu trợ lực lái, bơm mỡ các khớp. Kiểm tra độ căng dây đai bơm dầu.
4.1.1.3 Bảo dưỡng 2 (Sau 12500 km)
Kiểm tra dầu trợ lực lái, nếu cần thiết thì thay dầu. kiểm tra điều chỉnh độ rơ ở các khớp cầu của thanh lái dọc, ngang. Bơm mỡ đầy đủ vào các vú mỡ.
Thông rửa các phần tử lọc của bơm dầu, kiểm tra áp suất trong hệ thống trợ lực, điều chỉnh độ căng dây đai. Kiểm tra xiết chặt vỏ của cơ cấu lái với khung xe, trục lái với giá đỡ trong buồng lái.
4.1.2. Một số nội dung bảo dưỡng, kiểm tra chính.
4.1.2.1. Kiểm tra hành trình tự do vành lái.
Độ an toàn chuyển động của xe phụ thuộc vào hành trình tự do của vành tay lái. Hành trình tự do của vành tay lái được kiểm tra bằng thước khi động cơ làm việc ở chế độ không tải và bánh trước ở vị trí thẳng.
4.1.2.2.Hiệu chỉnh lệch tâm vô lăng.
+ Kiểm tra xem vô lăng có bị lệch tâm hay không.
+ Dán băng dính che lên tâm bên trên của vô lăng và nắp trên của trục lái.
+ Lái xe theo đường thẳng trong 100 m với tốc độ không đổi 56 km/h, giữ vô lăng để duy trì hướng chạy.
+ Quay vô lăng đến vị trí thẳng.
4.1.2.2.Kiểm tra góc quay bánh xe.
+ Quay vô lăng hoàn toàn sang trái và phải, và đo góc quay.
+ Góc quay bánh xe:
- Bánh Bên Trong 41°01’ +/- 2°.
- Bánh xe bên ngoài 35°21’.
4.1.2.6 Kiểm tra góc camber, caster và góc kingpin.
Đôi khi chúng ta thấy nhiều xe có bánh không hề đặt thẳng góc với các mặt đường mà hơi nghiêng một chút. Đó là vì yêu cầu tối thiểu đối với một chiếc xe là phải có các tính năng vận hành ổn định trên đường thẳng, chạy theo đường vòng và khả năng phục hồi để chạy trên đường thẳng.
4.3. Tháo lắp hệ thống lái xe Hyundai Santa fe 2012.
4.3.1 Dụng cụ cần thiết trong quá trình tháo, lắp hệ thống lái.
+ Kìm tháo phanh.
+ Đế từ của đồng hồ đo.
+ Panme ngoài 25 – 50 mm.
4.3.1.1 Dụng cụ đo:
+ Cờ lê lực 200 kgf.cm (20 Nm).
+ Cờ kê lực loại nhỏ 8 – 13 kgf.cm (0,8 – 1,3 Nm).
4.3.1.2 Bôi trơn và keo làm kín
- Dầu trợ lực lái, keo có mã số 08833 – 00080, THREE BOND 1344, LOCTITE 242 hay loại tương đương.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian tập trung nghiên cứu, tham khảo tài liệu, tính toán, tìm hiểu thực tế cũng như kết hợp với kiến thức thu nhận được qua 5 năm trên giảng đường. Cùng với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân đó còn là sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy Thạc Sỹ:…………..,.. cũng như tập thể các thầy giáo trong Bộ môn ô tô quân sự cùng các bạn đồng môn, em đã hoàn thành đồ án: “ Khai thác hệ thống lái trên xe Hyundai Santa fe 2012” đủ khối lượng, đúng tiến độ và thời gian.
Trong quá trình thực hiện đồ án em đã đi sâu vào 4 nội dung chính, tương ứng với 4 chương thuyết minh:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về xe Hyundai Santafe 2012, trình bày tóm tắt các hệ thống trên xe, tính năng kỹ thuật của xe.
Chương 2: Đồ án đi vào giới thiệu về hệ thống lái của xe Santafe 2012, phân tích đặc điểm cấu tạo của cơ cấu lái, dẫn động lái và hệ thống trợ lực lái của xe.
Chương 3: Tiến hành tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái của xe Santafe 2012, với các bước kiểm nghiệm động học hình thang lái, tính bền cho một số chi tiết chính của cơ cấu lái.
Chương 4: Đi sâu vào các vấn đề liên quan tới nâng cao độ tin cậy của hệ thống lái của xe Santafe 2012 , hướng dẫn bảo dưỡng, một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục. Tháo lắp một số cơ cấu chính của hệ thống lái.
Vì điều kiện thời gian làm đồ án tốt nghiệp có hạn, trình độ và kinh nghiệm chưa thật nhiều cho nên chất lượng đồ án còn chứa đựng hạn chế, còn nhiều thiếu sót trong phần tính toán và kết cấu có thể chưa hợp lý. Vậy em kính mong có được sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô quân sự. Học viện kỹ thuật quân sự - Hà Nội 2002.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh. Lý thuyết ôtô máy kéo. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật - Hà Nội 1996.
[3]. Nguyễn Trường Sinh. Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí. Nhà xuất bản quân đội nhân dân - Hà Nội 2002.
[4]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô- máy kéo (Tập 2). Nhà xuất bản ĐH &THCN - Hà Nội 2005.
[5]. TS. Hoàng Đình Long. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa ôtô. NXB Giáo Dục - Hà Nội 2008.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"