MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................................................2
DANH MỤC HÌNH ẢNH...........................................................................................................................................................................3
LỜI NÓI ĐẦU...........................................................................................................................................................................................6
Chương 1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022................................8
1.1.Giới thiệu chung xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022.........................................................................................................................8
1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022......................................................................................................................10
1.3. Một số hệ thống chính trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022......................................................................................................14
1.3.1. Động cơ........................................................................................................................................................................................14
1.3.2. Hệ thống truyền lực......................................................................................................................................................................15
1.3.3. Hệ thống lái...................................................................................................................................................................................17
1.3.4. Hệ thống treo................................................................................................................................................................................19
1.3.5. Hệ thống chống trộm.....................................................................................................................................................................20
1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động...........................................................................................................................................................21
1.3.7. Hệ thống an toàn bị động..............................................................................................................................................................27
1.4. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Cross......................................................................................................28
1.4.1. Cơ cấu phanh................................................................................................................................................................................29
1.4.2. Dẫn động phanh............................................................................................................................................................................30
1.4.3. Trợ lực phanh................................................................................................................................................................................35
1.4.4. Phanh đỗ/ phanh tay......................................................................................................................................................................41
1.4.5. Hệ thống chống bó cứng bánh xe ABS trên xe Toyota Corolla Cross...........................................................................................41
1.4.6. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA.......................................................................................................................................46
1.4.7. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD.................................................................................................................................48
1.4.8. Hệ thống cân bằng điện tử VSC....................................................................................................................................................49
1.4.9. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC..................................................................................................................................50
Chương 2. MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022.............................53
2.1. Giới thiệu về phần mềm Carsim 8.02 pro.........................................................................................................................................53
2.1.1. Cách khởi động..............................................................................................................................................................................53
2.1.2. Cách tạo một cơ sở dữ liệu mới...................................................................................................................................................54
2.1.3 Một số nút chức năng trên màn hình làm việc................................................................................................................................56
2.1.4. Cấu trúc xây dựng phương pháp mô phỏng................................................................................................................................56
2.2. Mô hình dao động của ô tô...............................................................................................................................................................57
2.3. Cơ sở lý thuyết về phanh ABS.........................................................................................................................................................58
2.4. Mô phỏng và đánh giá......................................................................................................................................................................60
2.4.1. Thông số đầu vào..........................................................................................................................................................................60
2.4.2. Mô phỏng quá trình phanh của xe ô tô sử dụng hệ thống phanh có ABS và hệ thống phanh không có ABS...............................61
2.4.3. Xét tính ổn định của xe có phanh ABS và không có phanh ABS với những điều kiện cho trước.................................................69
2.5. Kết luận.............................................................................................................................................................................................76
Chương 3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022............78
3.1. Những công việc bảo dưỡng cần thiết đối với hệ thống phanh dẫn động thủy lực xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022..................78
3.2. Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng các bộ phận chính trên hệ thống phanh xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022....................78
3.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh..............................................................................................................................................78
3.2.2. Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh công tác.................................................................82
3.2.3 Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh đỗ ..........................................................................84
3.3. Kiểm tra hệ thống ABS xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022..............................................................................................................85
3.4. Kiểm tra hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022.....................................................................87
3.5. Kiểm tra hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022 ..............................................................87
3.6. Kiểm tra hệ thống cân bằng điện tử VSC xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022 ................................................................................87
3.7. Kiểm tra hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022 ..............................................................88
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................................................90
LỜI NÓI ĐẦU
Lịch sử ngành công nghiệp ô tô đã trải qua hơn một trăm năm, nó không ngừng đánh dấu bước phát triển từ những dòng xe sơ khai nhất chạy bằng hơi nước đến những loại xe hiện đại như ngày nay, nhằm đáp ứng và phục vụ nhu cầu ngày càng phát triển của đời sống con người trong cuộc sống hiện đại.
Ngày nay ôtô được các hãng sản xuất hàng đầu trên thế giới quan tâm, trong đó sự an toàn cho người và xe bao giờ cũng được quan tâm và chú trọng hàng đầu trong công việc nghiên cứu và chế tạo, do đó việc phát triển ôtô ngày càng an toàn, tiện dụng, cho phép lái xe điều chỉnh được tốc độ chuyển động hoặc dừng xe theo ý muốn. Nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển.
Do sự phát triển của ngành ôtô dẫn đến hệ thống phanh ngày càng hoàn thiện để đảm bảo tính năng an toàn cho người sử dụng ôtô. Do đó sự phát triển từ hệ thống phanh guốc dẫn đến sự ra đời của hệ thống phanh đĩa, hệ thống chống bó cứng bánh xe (hệ thống ABS) . ... Các hệ thống phanh đó đã trở thành một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cấu tạo ô tô và ngày nay nó cũng trở thành một trong những tiêu chuẩn để đánh giá về đời ôtô.
Xuất phát từ vai trò quan trọng của hệ thống phanh, chúng ta cần khai thác tốt các thiết bị hiện có đồng thời đánh giá được thực trạng chất lượng của chúng để có biện pháp sử dụng thích hợp. Trong điều kiện hiện nay chúng ta cần nắm chắc kết cấu và phương pháp sử dụng chúng sao cho hiệu quả cao nhất.
Đề tài tốt nghiệp Tôi được giao là:
Khai thác hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022
Nội dung chính của đồ án bao gồm các phần sau:
Chương I. Phân tích kết cấu hệ hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022.
Chương 2. Mô phỏng và đánh giá hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla
cross 1.8V 2022.
Chương 3. Hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống phanh trên xe Toyota
Corolla cross 1.8V 2022.
Đồ án tập trung vào việc tìm hiểu Khai thác hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022 làm cơ sở để nghên cứu vào thực tế khai thác sử dụng hệ thống phanh sau này. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế nên đồ án không tránh khỏi các khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của Quý Thầy trong Khoa ô tô cùng các đồng chí để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Thạc sĩ ……………. đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các Thầy giáo trong Khoa Ô tô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập để hoàn thiện đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TP. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………….
Chương 1
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022
1.1.Giới thiệu chung xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022
Về thiết kế, SUV đô thị Toyota Corolla Cross sở hữu ngoại thất mang phong cách thể thao, linh hoạt. Mẫu xe được trang bị cửa sổ trời chỉnh điện, thanh giá nóc, cụm đèn trước và cụm đèn sau công nghệ LED, mâm xe hợp kim thể thao 18 inch. Toyota Corolla Cross có chiều dài, rộng, cao lần lượt là: 4.460 x 1.825 x 1.620 (mm). Xe có chiều dài cơ sở 2.640 mm tương tự như mẫu C-HR và khoảng sáng gầm là 161 mm.
Khoang nội thất của Corolla Cross có các tấm ốp mạ satin và bọc da (xuất hiện trên bảng điều khiển trung tâm, ghế ngồi, vô lăng, ốp cửa). Xe được trang bị hệ thống điều hòa tự động hai vùng độc lập, ghế sau có thể ngả tới 6 độ, tựa tay hàng ghế sau với giá đỡ cốc, cùng với cửa gió điều hòa và cổng USB cho hành khách phía sau, màn hình cảm ứng 9 inch lớn nhất phân khúc kết nối Apple Carplay và Android Auto.
Cabin của xe được thiết kế với cửa lớn dễ dàng ra vào cũng như khoảng trần xe rộng rãi (khoảng 105mm cho ghế trước, 87mm cho ghế sau) giúp người ngồi cảm thấy thư giãn và thoải mái.
1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022
Đặc tính kỹ thuật như bảng 1.1.
1.3. Một số hệ thống chính trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022
1.3.1. Động cơ
2ZR-FE là động cơ xăng bốn xi-lanh 1,8 lít là một thành viên thuộc dòng động cơ 'ZR' của Toyota. Các tính năng chính cho động cơ 2ZR-FE bao gồm khối và đầu xi lanh hợp kim nhôm của nó, trục khuỷu bù, đôi trục cam trên cao, bốn van trên mỗi xi lanh được kích hoạt bởi cánh tay rocker con lăn và VVT-i kép. Không giống như động cơ 2AZ-FAE, động cơ 2ZR-FE không được trang bị với hệ thống nâng van nạp biến thiên 'Valvematic' của Toyota.
* Khối 2ZR-FE:
Động cơ 2ZR-FE 1798 cc có khối hợp kim nhôm đúc với 80,5 mm lỗ khoan và hành rình 88,3 mm; đối với kích thước nhỏ gọn, động cơ 2ZR-FE có 7 mm giữa các lỗ xi lanh của nó cho kích thước nhỏ gọn.
* VVT-i kép Hệ thống có bốn kịch bản hoạt động chính:
• Nhiệt độ động cơ thấp, khởi động động cơ, chạy không tải hoặc tải nhẹ: đầu vào trục cam trên trục cam chậm hoàn toàn và trục cam xả khi tiến lên hoàn toàn - điều này loại bỏ sự chồng chéo van và giảm thể tích thổi ngược khí thải vào các cổng xi lanh và đầu vào;
• Phạm vi tải trung bình: thời gian đầu vào được nâng cao và thời gian xả là chậm phát triển (để tăng chồng chéo). Các cài đặt này tăng nội bộ tuần hoàn khí thải (EGR) để giảm oxit nitơ và giảm tổn thất bơm;
• Phạm vi tải cao, tốc độ động cơ cao: thời gian trục cam đầu vào là chậm phát triển và thời gian xả tiên tiến. Bằng cách làm chậm thời gian đầu vào Theo lực quán tính của không khí đầu vào, hiệu suất thể tích và sức mạnh đã được cải thiện.
Động cơ 2ZR-FE có tỷ số nén 10,0:1 và bắn Thứ tự 1-3-4-2.
1.3.2. Hệ thống truyền lực
1.3.2.1. Hộp số
Hộp số vô cấp (tiếng Anh là Continuously Variable Transmission, viết tắt CVT) là một loại hộp số có thể thay đổi tỷ số truyền liên tục mà không phân theo từng cấp số. Bởi hộp số này tạo nên các tỷ số truyền bằng dây đai và 2 hệ pulley, không phải bằng các bánh răng như các loại hộp số ô tô khác.
Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe chủ động của xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
Thay đổi chiều chuyển động của xe (tiến và lùi).
Cấu tạo hộp số vô cấp CVT gồm có:
- Dây đai truyền động bằng thép
- Bánh đai chủ động (pulley đầu vào) kết nối để nhận mô men từ động cơ
- Bánh đai bị động (pulley đầu ra) kết nối đầu ra hộp số
1.3.2.3. Cầu chủ động
Dẫn động cầu trước (Front Wheel Drive), viết tắt là FWD, là dạng bố trí động cơ và hộp số lên phía trước xe. Sự bố trí này giúp cho toàn bộ sức mạnh, khả năng vận hành của xe được dồn trực tiếp lên bánh xe trước, từ đó kéo theo 2 bánh sau tạo sự chuyển động cho xe.
Cầu dẫn hướng chủ động: dùng cho xe có cầu chủ động phía trước vừa làm nhiệm vụ truyền momen xoắn, vừa dẫn hướng chuyển động của xe.
1.3.3. Hệ thống lái
Hệ thống lái xe Toyota Corolla Cross 1.8V bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
Cơ cấu lái loại trục vít - bánh vít: Bộ trợ lực sử dụng cơ cấu trục vít- bánh vít trong đó, trục vít được lắp ở trục động cơ của động cơ điện, bánh vít gắn trên trục lái. Giới hạn về bánh răng trục vít nên không thể truyền mô men xoắn lớn.
Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.
1.3.4. Hệ thống treo
* Công dụng:
Hệ thống treo ở đây được hiểu là hệ thống liên kết mềm giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên kết treo của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng chính sau đây:
Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe hoặc vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu”, hạn chế tới mức thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe (như lắc ngang, lắc dọc).
* Hệ thống treo độc lập
Trên hệ thống treo độc lập dầm cầu được chế tạo rời, giữa chúng liên kết với nhau bằng khớp nối, bộ phận đàn hồi là lò xo trụ, bộ giảm chấn là giảm chấn ống. Trong hệ thống treo độc lập hai bánh xe tráI và phảI không quan hệ trực tiếp với nhau vì vậy khi chúng ta dịch chuyển bánh xe này trong mặt phẳng ngang bánh xe còn lại vẫn giữ nguyên.
1.3.5. Hệ thống chống trộm
1.3.5.1. Hệ thống báo động
Hệ thống chống trộm trên ô tô sản xuất bởi hãng Toyota cấu tạo từ 4 thành phần chính. Bao gồm bộ phận cảm biến, công tắc, bộ phận điều khiển và bộ phận báo động. Mỗi bộ phận lại đảm nhận một chức năng riêng.
Bộ phận cảm biến: Làm nhiệm vụ phát hiện sớm dấu hiệu cho biết xe bị xâm nhập bên ngoài vào. Sau đó, phát tín hiệu đến cabin, truyền đến bộ phận điều khiển chống trộm.
1.3.5.2. Hệ thống mã hóa khóa động cơ
Là hệ thống ngăn không cho động cơ khởi động bằng cách ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi bất kỳ một chìa khoá nào không phải là chìa khoá có mã ID(mã chìa khoá điện) đã được đăng ký trước. Khi đặt chế độ cho hệ thống mã hoá khoá động cơ động, thì đèn chỉ báo an ninh nháy để cho biết hệ thống đã được xác lập.
Có hai loại hệ thống mã hoá khoá động cơ, một loại điều khiển bằng ECU độc lập (ECU khoá động cơ) và loại kia thì điều khiển bằng ECU động cơ có ECU khoá động cơ ở bên trong.
1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động
1.3.6.1. Cảnh báo tiền va chạm
Hệ thống cảnh báo tiền va chạm (PCS - Pre-Collision System) đảm bảo an
toàn cho xe và người lái để không xảy ra va chạm phía trước xe. Hệ thống sẽ cảnh báo và tự động dừng xe khi người lái không có hành động khi có phương tiện cản phía trước.
* Hệ thống cảnh báo tiền va chạm hoạt động ở dãy tốc độ từ 10-180km.
Hệ thống cảnh báo tiền va chạm hoạt động theo 3 giai đoạn sau:
- Khi phát hiện xe có thể va chạm xe phía trước mà người lái không đạp phanh hoặc có đạp phanh thì nó sẽ cảnh báo bằng âm thanh.
- Nếu người lái không đạp phanh thì hệ thống sẽ kích hoạt phanh để ngăn va chạm xãy ra.
- Nếu người lái đạp phanh thì hệ thống hỗ trợ thêm lực phanh làm tăng hiệu quả phanh để ngăn xãy ra va chạm.
1.3.6.2. Cảnh báo chệch làn đường
Cảnh báo chệch làn đường LDWS (Lane Departure Warning System) là một công nghệ an toàn trên xe ô tô giúp cảnh báo cho người lái khi xe bắt đầu di chuyển ra khỏi làn đường đang đi. Hệ thống sẽ cảnh báo bằng cách hiển thị hình ảnh trên bảng đồng hồ, phát tín hiệu âm thanh và rung vô lăng.
1.3.6.3. Hỗ trợ giữ làn đường
Hệ thống cảnh báo lệch làn và hỗ trợ giữ làn đường ( LDA & LTA - Lane Departure Alert & Lane Tracing Assist) là các tính năng an toàn cho người lái nên có ở các xe hiện đại.
Hệ thống này cũng hoạt động dựa vào camera phía trước kính chắn gió và ra đa đặt ở logo lưới tản nhiệt xe.
Hệ thống cảnh báo lệch làn và hỗ trợ giữ làn đường hoạt động ở dãy tốc độ từ 50km trở lên.
Hệ thống cảnh báo lệch làn – LDA cảnh báo người lái khi đi lệch làn đường bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình hiển thị đa thông tin và rung vô lăng để xử lý kịp thời tránh tai nạn xãy ra.
1.3.6.5. Đèn chiếu xa tự động
Tính năng đèn tự động bật tắt theo ánh sáng thường được trang bị ở các mẫu xe cao cấp. Tính năng này đem lại sự tiện lợi khi xe đi vào những cung đường thiếu ánh sáng thì hệ thống sẽ kích hoạt đèn trước bật sáng để giúp cho người lái qua sát dễ dàng hơn mà không cần phải chủ động thao tác bật đèn. Tính năng này cũng khắc phục tính chủ quan của nhiều lái xe khi vào đường tối.
Để kích hoạt hệ thống đèn tự động bật tắt người lái xe cần xoay núm điều khiển đèn về vị trí “AUTO”, khi đó xe gặp điều kiện thiếu ánh sáng thì đèn sẽ được bật tự động.
1.3.6.7. Hệ thống cảnh báo phương tiện cắt ngang phía sau
Hệ thống cảnh báo người và phương tiện cắt ngang (RCTA) là một hệ thống hỗ trợ lái xe tiên tiến tối ưu hóa công nghệ radar và sự kết hợp của âm thanh, hình ảnh và âm thanh cảnh báo để hỗ trợ người lái xe khi lùi ra khỏi điểm đỗ. Tính năng này đang trở thành phổ biến hơn trên các phương tiện mới.
1.3.7. Hệ thống an toàn bị động
1.3.7.1. Túi khí
Cảm biến túi khí trung tâm Cross được cấu tạo bao gồm: mạch điều khiển kích nổ, mạch chẩn đoán, cảm biến giảm tốc và cảm biến an toàn. Đây là cấu tạo chính và cơ bản nhất của cảm biến túi khí trung tâm. Mạch chẩn đoán sẽ là hệ thống kiểm tra các bất thường của toàn hệ thống, nếu có vấn đề thì nó sẽ báo hiệu đến cho người tài xế và đồng thời mạch điều khiển kích nổ sẽ tính toán, nếu giá trị tính toán này nằm ngoài giới hạn thì nó sẽ kích nổ.
1.3.7.2. Dây đai an toàn
Hiện tại các mẫu xe Toyota đều được trang bị dây đai an toàn 3 điểm cho tất cả các ghế. Vì vậy tất cả các hành khách nên được cài đai khi lưu thông bằng ô tô.
Dây đai có chức năng khóa đai khẩn cấp (ELR : Emergency Locking Retractor). Ở điều kiện bình thường, dây đai có thể co giản để hành khách thoải mái cử động. Khi có tình huống khẩn cấp, dây đai an toàn sẽ tự khóa lại ngăn không cho hành khách bị va chạm về phía trước giúp giảm tổn thất cao nhất. Loại dây đai này thường được trang bị cho các ghế hành khách phía sau.
1.4. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Cross
1.4.1. Cơ cấu phanh
Phanh đĩa gồm các bộ phận sau:
(1). Càng phanh đĩa
(2). Má phanh đĩa
(3). Roto phanh đĩa
(4). Pittong
(5). Dầu
* Ngàm phanh (Caliper): còn gọi là cùm kịp phanh, chúng giúp giữ các má phanh và ép chúng tỳ sát mặt đĩa phanh để tạo ra lực phanh. Về thiết kế thì cùm kẹp phanh có 2 dạng là cùm kẹp phanh cố định và cùm kẹp phanh dạng trôi.
* Đĩa phanh (roto): Được gắn cố định trực tiếp trên cụm may-ơ bánh xe. Đĩa phanh thường được xẻ rãnh hoặc đục lỗ chứ không phải là một bề mặt phẳng. Mục đích chính là để tối ưu khả năng tản nhiệt cho hệ thống phanh.
* Pittong điều khiển dầu: Phanh đĩa xe ô tô sử dụng pittong (dầu) để truyền lực tới má phanh. Dầu phanh đĩa thường là loại chuyên dụng. Khi có lực tác động, pittong sẽ ép má phanh tỳ sát mặt đĩa và tác động trực tiếp giúp xe dừng lại. Ngoài 4 bộ phận chính trên còn có một số bộ phận khác như bộ lọc khí, lò xo…
1.4.2. Dẫn động phanh
1.4.2.1 Đặc điểm cấu tạo
Xi lanh chính là một cơ cấu chuyển đổi lực tác động của bàn đạp phanh thành áp suất thuỷ lực. Hiện nay, xi lanh chính kiểu hai buồng có hai pit tông tạo ra áp suất thuỷ lực trong đường ống phanh của hai hệ thống. Sau đó áp suất thuỷ lực này tác động lên các càng phanh đĩa.
Xi lanh chính có các bộ phận sau:
(1). Pittong số 1
(2). Lò xo hồi số 1
(3). Pittong số 2
(4). Lò xo hồi số 2
(5). Các cuppen
Cấu tạo của xylanh phanh công tác được thể hiện trong hình 1.18
Xylanh phanh công tác là xylanh kép, tức là trong xylanh phanh có hai piston, tương ứng với chúng là hai khoang chứa dầu riêng biệt.
Thân xylanh được đúc bằng gang, trên thân có gia công các lỗ bù, lỗ thông qua, đồng thời đây cũng là chi tiết để gá đặt các chi tiết khác.
Piston: Mỗi buồng của xylanh công tác có một piston. Mỗi piston có một lò xo hồi vị riêng. Piston được chế tạo bằng nhôm đúc, phía đầu làm việc có gờ cố định gioăng làm kín, trên mỗi piston có khoan lỗ và có khoang chứa dầu để bù dầu trong hành trình trả. Phía đuôi của piston khoang thứ nhất có hốc để chứa đầu cần đẩy.
1.4.2.2 Nguyên lý làm việc
Khi ta đạp lên bàn đạp phanh, xi lanh chính sẽ biến đổi lực đạp này thành áp suất thuỷ lực. Vận hành của bàn đạp dựa vào nguyên lý đòn bẩy, và biến đổi một lực nhỏ của bàn đạp thành một lực lớn tác động vào xi lanh chính. Theo định luật Pascal, lực thuỷ lực phát sinh trong xi lanh chính được truyền qua đường ống dẫn dầu phanh đến các xi lanh phanh riêng biệt. Nó tác động lên các má phanh để tạo ra lực phanh.
* Các chế độ vận hành:
Khi không tác động vào phanh: Các cúppen của piston số 1 và số 2 được đặt giữa cửa vào và cửa bù tạo ra một đường đi giữa xylanh chính và bình chứa.
Piston số 2 được lò xo hồi vị đẩy sang bên phải, nhưng bu lông chặn không
cho nó đi xa hơn.
* Nếu dầu bị rò rỉ ở hệ thống phanh:
Rò rỉ dầu ở đường dầu tới xylanh phanh bánh sau: Khi đạp phanh, piston số 1 sẽ dịch chuyển sang trái nhưng dầu không tới được xylanh bánh sau, đồng thời khi dịch chuyển nó sẽ tiếp xúc với piston số 2 và đẩy piston số 2 dịch chuyển sang trái, quá trình dịch chuyển này sẽ tạo ra áp suất tới xylanh bánh trước để tác động hãm phanh trong trường hợp đường dầu đến bánh sau hỏng.
1.4.3. Trợ lực phanh
Bộ trợ lực chân không dùng để giảm nhẹ lực tác động của người lái trong quá trình sử dụng phanh, đồng thời tăng hiệu quả sử dụng phanh trong trường hợp phanh gấp ở hệ thống phanh. Bộ trợ lực chân không là một cơ cấu sử dụng độ chênh lệch giữa chân không và áp suất khí quyển để tạo ra một lực mạnh tỷ lệ thuận với lực ấn của bàn đạp để điều khiển các phanh.
1.4.3.1. Đặc điểm cấu tạo
Cấu tạo của bộ trợ lực chân không được thể hiện trong hình 1.25
Bên trong bộ trợ lực phanh được nối với đường ống góp nạp qua van một chiều (2). Van một chiều (2) được thiết kế chỉ cho không khí đi từ trợ lực vào động cơ chứ không thể đi ngược lại được. Vì vậy nó đảm bảo độ chân không lớn nhất sinh ra trong bộ trợ lực phanh nhờ động cơ.
1.4.3.2 Nguyên lý hoạt động
* Khi chưa đạp phanh (cửa A mở, cửa B đóng)
Van khí được nối với cần điều khiển van và bị kéo sang phải bởi lò xo đàn hồi van khí. Van điều khiển bị đẩy sang trái bởi lò xo van điều khiển. Nó làm cho van khí tiếp xúc với van điều khiển, vì vậy không khí ở bên ngoài sau khi đi qua lọc khí bị chặn lại không vào được buồng áp suất thay đổi.
* Khi giữ chân phanh (cửa A đóng, cửa B đóng)
Khi giữ chân phanh ở một vị trí nhất định thì cần điều khiển van và van khí sẽ không chuyển động nhưng piston tiếp tục dịch chuyển sang trái do sự chênh áp. Lúc này van điều khiển vẫn tiếp xúc với van chân không nhờ lò xo van điều khiển nhưng nó di chuyển cùng piston. Do van điều khiển dịch sang trái và tiếp xúc với van khí nên không khí bị ngăn không cho vào buồng áp suất thay đổi. Vì vậy áp suất trong buồng áp suất thay đổi được giữ ổn định.
* Khi nhả phanh (cửa A mở, cửa B đóng)
Khi nhả bàn đạp phanh, cần điều khiển van và van khí bị đẩy sang phải nhờ
lò xo hồi van khí và phản lực của xylanh phanh chính. Nó làm cho van khí tiếp xúc với van điều khiển, cửa B đóng, đường thông giữa khí trời với buồng áp suất thay đổi bị bịt lại. Cùng lúc đó van khí cũng nén lò xo van điều khiển lại. Vì vậy van điều khiển bị tách ra khỏi van chân không làm mở cửa A. Khí từ buồng áp suất thay đổi tràn sang buồng áp suất không đổi.
1.4.4. Phanh đỗ/ phanh tay
Phanh tay xe toyota corolla cross 1.8V 2022 loại bàn đạp.
1.4.6. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA tự động gia tăng thêm lực phanh trong trường hợp khẩn cấp, giúp người lái tự tin xử lý các tình huống bất ngờ. Hệ thống tác động lên công suất động cơ và lực phanh ở mỗi bánh xe, nhờ đó giúp chiếc xe có thể dễ dàng tăng tốc và khởi hành trên đường trơn trượt.
* Nguyên lý hoạt động phanh BA như sau: ngay khi xảy ra tình huống bất ngờ, bộ cảm biến nhận thông tin, lúc này bộ xử lý trung tâm lập tức kích hoạt van điện cấp khí vào bộ khuếch đại lực phanh, giúp xe phanh gấp kịp thời và đủ lực mạnh.
Phanh BA là hệ thống phanh an toàn chủ động trên xe TOYOTA có tác dụng giúp hỗ trợ thêm lực phanh cần thiết khi có những tình huống phanh gấp mà người lái xe chưa đạp đủ lực phanh cần thiết. Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA còn giúp rút ngắn quãng đường phanh từ 10-30% so với không có hệ thống hỗ trợ phanh này.
1.4.8. Hệ thống cân bằng điện tử VSC
Hệ thống cân bằng điện tử (VSC): Hệ thống VSC kiểm soát công suất động cơ và phân bổ lực phanh hợp lý tới từng bánh xe, nhờ đó giảm thiểu nguy cơ mất lái và trượt bánh xe, đặc biệt trên các cung đường trơn trượt hay khi vào cuả gấp.
1.4.9. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC của mỗi hàng xe sẽ có tích hợp thêm các công nghệ khác nhau, nhưng cảm biến phát hiện góc nghiêng là một phần không thể thiếu trong hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc. Cảm biến phát hiện góc nghiêng kết hợp với một số cảm biến khác, từ đó truyền tính hiệu đến ECU và ECU tính toán để điều khiển hoạt động của ly hợp, hệ thống phanh và phân bố momen xoắn của động cơ đến các bánh xe sao cho phù hợp.
* Cảm biến phát hiện độ nghiêng:
Khi ô tô dừng ở khu vực dốc từ 5 độ trở lên mà động cơ vẫn hoạt động thì cảm biến phát hiện độ nghiêng sẽ làm việc, nó gửi tín hiệu về ECU và ECU sẽ tính toán xem xe bạn có khả năng bị tuột dốc hay không. Nhược điểm của cảm biến này là khi xe bị sụp ổ gà, thân xe nghiêng thì nó vẫn hiểu rằng xe đang trên một con dốc nào đó.
* Cảm biến áp suất giảm chấn:
Đây là một bộ phận của hệ thống treo nhằm xác định trọng lượng của xe, bao gồm cả trọng lượng hành khách và hàng hóa. Những cảm biến này tạo ra một tín hiệu để ECU có thể tính toán hoạt động của hệ thống phù hợp với trọng lượng của xe.
* Kiểm soát mô-men-xoắn:
Hệ thống này kiểm soát lực kéo của chiếc xe đủ lực để chiếc xe không bị trôi hoặc trượt bánh trong lúc xe bắt đầu chạy, sau khi xe được tăng tốc thì hệ thống này tự động tắt. Các cảm biến này có thể xác định được bao nhiêu mô-men-xoắn truyền tới các bánh xe qua hệ thống truyền lực.
Chương 2
MÔ PHỎNG VÀ ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022
2.1. Giới thiệu về phần mềm Carsim 8.02 pro
2.1.1. Cách khởi động
Start à Apps à CarSim 8.02 à CarSim hoặc dùng chuột double - click vào biểu tượng trên màn hình Desktop, tiếp tục chọn theo ô màu đỏ.
Ta được màn hình như hình 2.3.
2.1.2. Cách tạo một cơ sở dữ liệu mới
Carsim sẽ bắt đầu với một cửa sổ có tên là CarSim Run Control. Chọn mục menu File như hình 2.4. Sau đó chọn continue.
Cửa sổ chuyển hướng tập tin Windows sẽ xuất hiện (Hình 2.5). Điều hướng đến CarSim80_Progfolder cài đặt trên máy tính của bạn (thường là C: \ Program
Files) và tiếp tục vào Resources \ Import_Examples để tìm tập tin Quick_Start.cpar. Chọn tập tin này và nhấn vào nút Load.
Carsim sẽ yêu cầu bạn duyệt một cơ sở dữ liệu, hình 2.6, hãy chọn một thư mục để chứa, chọn Make New Folder gõ tên carsim_data_ qs, sau đó nhấn ok.
2.1.4. Cấu trúc xây dựng phương pháp mô phỏng
Xây dựng nghiên cứu và mô hình hoá để mô phỏng, tính toán thử nghiệm. Phân tích lựa chọn mô hình vật lý đã tích hợp sẵn phương pháp mô hình hoá tính toán phù hợp.
Đây là phần mềm kiểm định và hiệu chỉnh trên cơ sở so sánh với các kết quả tính toán số liệu thí nghiệm, số liệu công bố của các dòng sản phẩm ô tô khác nhau.
2.2. Mô hình dao động của ô tô
Bất kỳ một cơ hệ vật rắn nào chuyển động tự do trong không gian cũng đều cần đến 6 bậc tự do để có thể mô tả hoàn toàn chuyển động của nó.
Ô tô có 3 thành phần khối lượng tiêu biểu (thân xe, khối lượng không được treo phía trước, khối lượng không được treo phía sau) và 8 bộ phận lò xo (4 bánh xe và 4 lò xo của hệ thống treo) tiêu biểu cho một hệ dao động với nhiều bậc tự do.
2.3. Cơ sở lý thuyết về phanh ABS
Trong tính toán động lực học quá trình phanh ô tô thường sử dụng giá trị hệ số bám cho trong các bảng. Hệ số bám này được xác định bằng thực nghiệm bánh xe đang chuyển động bị hãm cứng hoàn toàn, nghĩa là khi bánh xe bị trượt lết 100%.
V : là vận tốc chuyển động của ô tô.
wK : là vận tốc góc của bánh đang phanh.
rK : là bán kính bánh xe.
Với khái niệm như trên thì hệ số bám dọc bằng không khi lực phanh tiếp tuyến bằng không, nghĩa là lúc chưa phanh. Từ hình 5.12 ta thấy rằng hệ số bám dọc có giá trị cực đại jXmax ở giá trị độ trượt tối ưu l0 . Thực nghiệm chứng tỏ rằng giá trị l0 thường nằm trong giới hạn 15 ¸ 25 %. ở giá trị độ trượt tối ưu không những đảm bảo hệ số bám dọc có giá trị cực đại mà hệ sóo bám ngang jY cũng có giá trị khá cao. Do vậy nếu giữ cho quá trình phanh xảy ra ở độ trượt tối ưu thì sẽ đạt được lực phanh cực đại PPmax = jXmax .GK, nghĩa là hiệu quả phanh sẽ cao nhất và đảm bảo độ ổn định tốt khi phanh.
- Theo gia tốc chậm dần của bánh xe được phanh;
- Theo giá trị độ trượt cho trước;
- Theo giá trị tỷ số vận tốc góc của bánh xe với gia tốc chậm dần của nó.
Sự phát triển mạnh mẽ của ngành tin học, ngành điện tử và ngành tự động hoá đã tạo điều kiện cho ngành ô tô thiết kế chế tạo thành công các hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh và hiện nay đã được dùng nhiều trên các ô tô của các nước phát triển.
2.4. Mô phỏng và đánh giá
2.4.1. Thông số đầu vào
Thông số đầu vào xe như hình 2.11.
Khởi động carsim.
Từ cửa sổ Carsim Run Control (Cửa sổ chính) vào menu Datasets à Brake Testing như hình 2.12. Click chọn Braking – Split Mu: B-Class, Hatch., ABS sẽ xuất hiện màn hình như hình 2.13.
Vào menu File -> New Dataset Plus All Linked Sets… như hình 2.14.
Quá trình hoàn tất sẽ xuất hiện cửa sổ hình 2.17
Tiếp theo, đổi một vài thông số theo mục đích mô phỏng. Ở đây, ta đã giữ nguyên các thông số về xe và chỉ đặt lại tốc độ mô phỏng không đổi là 150km/h. Bằng cách:
Từ cửa số chính, check vào ô Show more options on this screen -> check vào ô Override driver controls. Trong thanh Speed control is not specified click chọn Constanst target speed và đặt tốc độ là 150 km/h.
Tương tự ta tạo cho xe thứ 2 là phanh khong co ABS.
Vào menu Datasets à Compare_ABS_Hien -> Braking – Split Mu: B-Class, Hatch., No ABS -> New. Trong ô Title đổi tên thành phanh khong ABS, rồi nhấn Set. Ta sẽ có datasets mới có tên là Phanh khong ABS
Trong khu vực Results Post Processing chọn màu xe là màu Blue Sky.
Đánh dấu Overlay và chọn xe phanh co ABS, nhấn chạy mô phỏng.
* Phân tích kết quả mô phỏng:
Đồ thị vận tốc của các bánh xe theo phương dọc, nhìn vào ta thấy khi phanh cả 2 xe đều giao động tắt dần, xe không ABS dao động theo hình sin có biên độ lớn từ đó tính ổn định không cao.
Đồ thị thể hiện áp suất tại các xilanh bánh xe, áp suất đặt tại các xilanh bánh xe không có ABS lớn rất nhiều so với có ABS.
Đồ thị thể hiện gia tốc phương dọc và gia tốc phương ngang đồ thị 2.25 và 2.26
Gia tốc xe không ABS lớn thay đổi liên tục kéo theo sự mất ổn định của xe.
2.4.3. Xét tính ổn định của xe có phanh ABS và không có phanh ABS với những điều kiện cho trước
+ Các thông số kỹ thuật cho trước:
+ Kiểu xe dùng để kiểm tra: A-Class.
+ Hệ thống lái 4 bánh dẫn hướng có trợ lực lái.
+ Xe cầu trước chủ động.
+ Hệ thống phanh: phanh 4 bánh xe.
+ Hệ thống treo bán phụ thuộc .
+ Hộp số tự động 4 cấp.
+ Loại đường: đường cao tốc.
- Khởi động carsim và làm như các hình dưới đây.
- Tiếp tục chọn New và gõ tên là with ABS. Làm giống hình bên dưới sau đó nhấn lần lượt vào 2 ô đó.
- Chọ n màu trắng.
Tiếp tục tạo xe không có ABS.
- Chọ n xe màu vàng, sau đó đánh dấu chọn with ABS và thực hiện mô phỏng 2 xe cùng một lúc.
* Phân tích kết quả mô phỏng:
Đồ thị biểu diễn tốc độ của xe, ở thời điểm khoảng 6,5 s, 2 xe giảm tốc độ xuống còn 100 km/h. Đây chính là góc cua, nhìn vào đồ thị thì ta thấy tốc độ của xe có phanh ABS lớn hơn xe không có phanh ABS, như trong mô phỏng ta cũng thấy điều này.
Điều này nói lên khi tới góc cua xe có phanh ABS bám đường tốt hơn, ổn định hơn nên dễ dàng tăng tốc khi qua góc cua, còn xe không phanh ABS thì ngược lại.
2.5. Kết luận
Qua những nghiên cứu về các đặc tính trên ô tô bằng sự mô phỏng của phần mềm này, tôi đã được làm quen và có được cái nhìn khá tổng quát, cơ bản nhất về phần mềm CarSim phiên bản 2017. Đây có thể xem như là một tài liệu hướng dẫn sử dụng trong việc nghiên cứu thiết kế và tính toán ôtô. Để tiện việc tra cứu và sử dụng, đồ án được chia ra nhiều phần với từng hệ thống riêng biệt như: cầu chủ động, hệ thống phanh, hệ thống treo...
Phần mềm rất đa dạng tạo điều kiện cho ta có nhiều biên dạng để chọn lựa, khả năng mô hình hoá nhanh, mạnh và chính xác, giải quyết được nhiều vấn đề trên máy tính trước khi ra thực tế kiểm nghiệm, có thư viện phần tử lớn dễ dàng truy cập tham khảo, xuất đồ thị chính xác và cho phép xử lý tối ưu. Từ đó giúp cho công việc thiết kế và kiểm nghiệm rút ngắn thời gian sản xuất.
Bên cạnh các ưu điểm trên chúng ta cũng thấy rằng vẫn còn nhiều thiếu sót để hoàn thiện cho đầy đủ 1 quá trình kiểm nghiệm: Chưa tính đến độ bền, tuổi thọ, giới hạn cho phép chịu bền của hệ thống, sản phẩm, chưa tính đến độ xử lý tiếng ồn, sản phẩm của động cơ (khí thải), theo điều kiện để bảo vệ môi trường, phần này cũng rất quan trọng và cấp thiết để kiểm kiệm cho 1 chiếc xe mà hầu như các nhà sản xuất và khách hàng đều quan tâm đến.
Chương 3
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE TOYOTA COROLLA CROSS 1.8V 2022
3.1. Những công việc bảo dưỡng cần thiết đối với hệ thống phanh dẫn động thủy lực xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022
Như đã biết hệ thống phanh là 1 hệ thống quyết định đến sự an toàn của người lái cũng như hành khách và hàng hóa trên xe. Do đó người lái xe cần chú ý kiểm tra sơ bộ hệ thống phanh trước khi cho xe hoạt động, bằng mắt thường có thể kiểm tra đường ống dẫn, cơ cấu phanh, hoặc mức dầu thông qua đèn báo…
Người lái xe cần nắm rõ lịch trình bảo dưỡng xe và hệ thống phanh do nhà sản xuất quy định, tuy nhiên nên chú ý mức độ sử dụng hệ thống phanh thực tế của xe mà có chế độ và thời gian bảo dưỡng hợp lý.
Trong quá trình sử dụng, khi có chi tiết bị hư hỏng phải thay thế bằng các chi tiết tương tự do nhà máy chế tạo ô tô đó sản xuất, không được thay thế bằng các chi tiết chế tạo tùy tiện.
Dầu phanh phải dùng đúng chủng loại hoặc theo tiêu chuẩn kỹ thuật do nhà sản xuất yêu cầu.
3.2. Bảo dưỡng, sửa chữa một số hư hỏng các bộ phận chính trên hệ thống phanh xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022
3.2.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh
3.2.1.1 Mục đích, hình thức và chu kỳ bảo dưỡng
a) Mục đích bảo dưỡng kỹ thuật
Bảo dưỡng kỹ thuật là những công việc cần phải thực hiện để xe có thể hoạt động một cách ổn định và bền bỉ nhất. Bằng cách tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật, ta
có thể đạt được những kết quả sau:
+ Phát hiện và xử lý các hư hỏng tiềm ẩn.
+ Duy trì được trạng thái kỹ thuật tốt của xe.
c) Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật
Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật là quy định về thời gian (hoặc km) hoạt động để thực hiện “lặp lại” một hoặc một số nội dung công việc chăm sóc, bảo dưỡng đối với ô tô.
Đối với hệ thống phanh của xe SUV thì chu kỳ bảo dưỡng được quy định theo yêu cầu của nhà sản xuất, thường theo chu kỳ như bảng 3.1.
3.2.1.2 Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên
* Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên :
+ Kiểm tra hệ thống phanh ô tô trước khi đi
- Kiểm tra và làm sạch bên ngoài các bộ phận thuộc hệ thống phanh.
- Kiểm tra sự làm việc linh hoạt của cơ cấu dẫn động điều khiển phanh
- Kiểm tra nhiệt độ má phanh.
- Làm sạch đèn phanh.
- Kiểm tra bắt chặt các mối ghép, sự làm việc của dẫn động phanh.
3.2.1.3. Nội dung bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ
a) Bảo dưỡng định kỳ cấp 1
Khi thực hiện bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ cấp 1 phải làm đầy đủ các công việc của bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên và làm thêm:
+ Kiểm tra điều chỉnh khe hở đĩa phanh - ngàm phanh (phanh chân và phanh tay) theo đúng tiêu chuẩn từ 0,2 ÷ 0,25mm;
+ Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh theo đúng tiêu chuẩn từ 8 ÷ 20mm;
3.2.3 Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh đỗ
Một số hư hỏng, nguyên nhân và biện pháp khắc phục của hệ thống phanh đỗ như bảng 3.3.
3.3. Kiểm tra hệ thống ABS xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022
a) Lỗi trên cầu chì của hệ thống ABS
Cũng giống như tất cả các hệ thống điện khác, hệ thống điều khiển phanh ABS cũng được bảo vệ bởi cầu chì. Và cầu chì này sẽ gặp vấn đề hoặc hư hỏng do cháy nếu như có dòng điện chạy qua vượt mức cho phép hoặc đã quá cũ.
b) Lỗi cảm biến tốc độ bánh xe
Là bộ phận tiếp nhận vận tốc của bánh xe đồng thời gửi tín hiệu tốc độ này cho bộ điều khiển hệ thống ABS. Nếu xe ô tô thường xuyên chạy trong vùng đường xá không tốt như sình lầy hoặc rung lắc mạnh có thể khiến cho cảm biến bị hỏng hoặc rơi ra ngoài.
e) Nguyên nhân do bộ chấp hành thủy lực đang gặp sự cố
Bộ chấp hành thủy lực đang gặp sự cố bao gồm:
- Sự cố trên các van điện từ điều khiển áp suất dầu phanh tới từng bánh xe
- Sự cố của motor điện bơm dầu hồi về thùng chứa
3.4. Kiểm tra hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022
Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA (Brake Assist) là một tính năng an toàn trên các xe Toyota. Nó được thiết kế để giúp tăng cường lực phanh trong trường hợp khẩn cấp, như khi bạn phải phanh gấp để tránh va chạm. Để kiểm tra hệ thống BA trên xe Toyota của bạn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Khởi động xe và đợi cho đến khi đèn báo hệ thống kiểm tra động cơ tắt.
- Nhấn đạp chân phanh mạnh và nhanh để kiểm tra hệ thống BA. Nếu hệ thống hoạt động bình thường, bạn sẽ cảm thấy lực phanh tăng lên đột ngột khi bạn đạp chân phanh mạnh.
3.6. Kiểm tra hệ thống cân bằng điện tử VSC xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022
Hệ thống cân bằng điện tử (VSC) là một tính năng an toàn trên các xe Toyota. Nó được thiết kế để giúp giữ cho xe ổn định trên đường, đặc biệt là trong các tình
- Khởi động xe và đợi cho đến khi đèn bảo hệ thống kiểm tra động cơ tắt.
- Điều chỉnh tốc độ xe và lái xe trên đường thẳng.
- Đột ngột đánh lái sang trái hoặc sang phải để kiểm tra hệ thống VSC. Nếu hệ thống hoạt động bình thường, bạn sẽ cảm thấy xe ổn định và không bị mất kiểm soát.
3.7. Kiểm tra hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC xe Toyota Corolla cross 1.8V 2022
Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc (HAC) là một tính năng an toàn trên các xe Toyota. Nó được thiết kế để giúp giữ cho xe ổn định khi khởi hành trên địa hình dốc.
Để kiểm tra hệ thống HAC trên xe Toyota của bạn, bạn có thể thực hiện các bước sau:
- Khởi động xe và đợi cho đến khi đèn báo hệ thống kiểm tra động cơ tắt.
- Điều chỉnh tốc độ xe và lái xe đến một địa hình dốc.
- Dừng xe và giữ chân phanh.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : Thạc sĩ ……………. cùng các thầy trong Bộ môn Nguyên lý - Kết cấu, Khoa ô tô và các học viên cùng lớp Tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao với các nội dung cơ bản.
Hệ thống phanh trên xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022 được bố trí theo một sơ đồ bố trí tương đối phổ biến, được sử dụng trên nhiều loại xe. Trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Để tiện cho việc khai thác, sử dụng hệ thống phanh đề tài đã nêu ra một số chú ý trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng hệ thống phanh của xe xe Toyota Corolla Cross 1.8V 2022. Bản thân Tôi đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo sát các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng có hạn nên đồ án tốt nghiệp của Tôi không tránh khỏi được thiếu sót. Rất mong các thầy chỉ bảo và các học viên đóng góp ý kiến.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Đức Lập và Nguyễn Phúc Hiểu (2002), Lý thuyết ô tô quân sự, NXB QĐND;
[2]. Nguyễn Văn Trà, Kết cấu tính toán ô tô, tập 1, Học Viện Kỹ thuật Quân Sự,
[3]. Nguyễn Khắc Trai (1996),Cấu tạo gầm xe con, Nhà xuất bản Giao thông vận tải;
[4]. Reza N. Jazar (2017), Vehicle Dynamics Theory and Application, Third Edition, ISBN 978-3-3-319-53440-4;
[5]. “CarSim Quick Start” Tài liệu sử dụng phần mềm carsim;
[6]. Lê Văn Anh, Nguyễn Thanh Quang, Phạm Văn Thoan, Trần Phúc Hòa (2017) “Giáo trình lý thuyết ô tô” Nhà xuất bản Khoa học và Kĩ thuật;
[7]. https://axeoto.com/forums/tai-lieu-hang-toyota.69.html./.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"