ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA CX5

Mã đồ án OTTN000000183
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe Mazda CX5, bản vẽ sơ đồ bố trí phanh, bản vẽ xy lanh chính, bản vẽ bầu trợ lực chân không, bản vẽ kết cấu phanh trước, bản vẽ kết cấu phanh sau…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng ........... KHAI THÁC HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA CX5.

Giá: 1,390,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...1

LỜI NÓI ĐẦU.. 2

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ  XE MAZDA CX-5....3

1.1. Giới thiệu chung về xe Mazda CX-5...3

1.2. Bảng thông số CX-5...6

1.2.1. Giới thiệu chung về các hệ thống của Mazda CX-5. 8

1.2.2. Động cơ Skyactiv-G.. 8

1.2.3. Hệ thống truyền lực. 10

1.2.4. Hệ thống lái 11

1.2.5. Hệ thống phanh. 11

1.2.6. Hệ thống treo. 12

1.2.7. Khung gầm.. 12

Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH.. 14

2.1. Công dụng, yêu cầu của hệ thống phanh. 14

2.1.1. Công dụng hệ thống phanh. 14

2.1.2. Yêu cầu của hệ thống phanh. 14

2.2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe  Mazda CX-5. 15

2.2.1. Giới thiệu chung hệ thống phanh trên xe  Mazda CX-5. 15

2.2.2. Nguyên lý làm việc chung. 17

2.2.3. Phân tích kết cấu các cụm cơ bản. 17

2.3.4. Cấu tạo nguyên lý làm việc của hệ thống BA (Brake Assist) trên xe Mazda CX-5  40

2.3.5. Cấu tạo nguyên lý làm việc của hệ thống EBD ( Elictric Brake force Distribution ) 42

2.2.6. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính xe Mazda CX-5. 45

2.2.7. Phân tích kết cấu hệ thống phanh dừng Mazda CX-5. 46

Chương 3.  TÍNH TOÁN  KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH  XE MAZDA CX-5 

3.1. Sơ đồ tính toán, kiểm nghiệm và các thông số ban đầu. 49

3.1.1. Sơ đồ tính toán, kiểm nghiệm.. 49

3.2. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát 51

3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh. 53

3.3.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra. 53

3.3.2. Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh. 54

3.4. Tính toán xác định công ma sát riêng. 56

3.5. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh. 57

3.6. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh. 58

Chương 4.  KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA CX-5

4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản trong điểm kiểm tra hiệu quả nhanh. 61

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật 63

4.2.1. Các dạng bảo dưỡng. 63

4.2.2. Nội dung một số công việc trong bảo dưỡng kỹ thuật 65

4.2.3. Quy trình bảo dưỡng một số chi tiết hệ thống phanh. 66

4.3. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục. 84

KẾT LUẬN.. 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 92

LỜI NÓI ĐẦU

   An toàn chuyển động của xe là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khai thác xe ô tô, nó được đánh giá cụ thể bằng hiệu quả hoạt động của hệ thống phanh.  Hệ thống phanh có đảm bảo độ tin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hình khác nhau.Trong thực tế việc khai thác sử dụng xe ô tô ở Việt Nam trong những năm qua cho thấy do điều kiện thời tiết khí hậu, địa hình và điều kiện chăm sóc bảo quản, bảo dưỡng còn nhiều hạn chế, do đó hệ thống phanh còn xảy ra một số hư hỏng mang tính chất đặc thù, dẫn đến việc sử dụng xe còn có những khó khăn nhất định.

   Trong quá trình học tập chuyên ngành xe dân sự tôi được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề bài: Khai thác hệ thống phanh trên xe Mazda CX-5. Mục đích của đồ án này là tìm hiểu phân tích kết cấu Hệ thống phanh, tính toán kiểm nghiệm hiệu quả của cơ cấu phanh ô tô Mazda CX-5. Từ đó đưa ra những nội dung và biện pháp cần thiết giúp cho việc khai thác sử dụng hệ thống phanh được tốt hơn, nâng cao hiệu quả và  tuổi thọ của nó, tăng được khả năng an toàn cho chuyển động của xe. Từ mục đích đó đồ án này tập trung giải quyết các vấn đề:

Chương 1. Giới thiệu chung về xe Mazda CX-5

Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh xe Mazda CX-5

Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe Mazda CX-5

Chương 4. Khai thác và bảo dưỡng hệ thống phanh xe Mazda CX5

                                                                       Hà nội, ngày … tháng … năm 20 …

                                                               Sinh viên thực hiện

                                                           ……………

Chương 1.  GIỚI THIỆU CHUNG VỀ  XE MAZDA CX-5

1.1. Giới thiệu chung về xe Mazda CX-5

Mazda CX-5 là chiếc xe tiên phong  trong việc ứng dụng công nghệ Skyactiv siêu tiết kiệm nhiên liệu, vận hành tối ưu và an toàn. ngay khi  giới thiệu. Mazda CX-5 trở thành sự kiện nổi bật của thị trương ô tô thế giới. Nghiên cứu từ Mazda cho thấy, nếu lượng khí sót trong xi-lanh cuối quá trình thải giảm từ 8 xuống 4% thì nhiệt độ cuối quá trình nén ở động có tỷ số nén 14:1 tương đương động cơ 11:1.

Trên động cơ nhiều xi-lanh có cổ xả ngắn, khí xả áp suất cao từ xi-lanh này có thể đi vào các xi-lanh khác làm tăng khí sót. Hệ thống xả 4-2-1 có cổ xả dài làm giảm ảnh hưởng của hiện tượng trên nhờ đó giảm khí sót trong mỗi. Bên cạnh đó, SkyActiv-G còn sử dụng piston hốc, chương trình phun nhiên liệu tối ưu.

Những nỗ lực từ Mazda giúp SkyActiv-G đạt hiệu suất nhiệt cao hơn 15% so với thế hệ trước. Được ra mắt lần đầu vào năm 2012, cho đến nay, mẫu crossover Mazda CX-5 đạt được nhiều thành công Tại Việt Nam, Mazda CX-5 2016 được giới thiệu gồm 3 phiên bản 2.0L 2WD và 2.5L (AWD, 2WD) đi kèm hộp số tự động 6 cấp.Động cơ dung tích 2.5L của Mazda CX-5 sản sinh công xuất tối đa lên đến 185 mã lực và momen xoắn tối đa đạt 250Nm.

1.2. Bảng thông số CX-5

Điểm đáng chú ý đó là động cơ của CX-5 đạt được các giá trị cực đại tại vòng tua rất thấp (lần lượt là 6000 vòng/phút đối với công suất và 4000 vòng/phút đối với momen xoắn) giúp động cơ luôn hoạt động ổn định và mạnh mẽ ở điều kiện sử dụng thông thường. Ở phiên bản CX-5 2016, chế độ lái thể thao Sport Mode và chức năng i-Stop được trang bị tiêu chuẩn trên cả 3 phiên bản, nâng cao sự tiện nghi và các trải nghiệm mới mẻ cho người sử dụng. 

Các số đo được giữ nguyên, Dài x Rộng x Cao lần lượt 4.540 x 1.840 x 1.670 (mm), chiều dài cơ sở 2.700 (mm), khoảng sáng gầm xe 210 (mm) và cả bán kính quay vòng 5,60 (m). Tất cả đủ giúp CX-5 xoay trở linh hoạt trong đô thị cũng như tự tin để lăn bánh ở những cung đường xa lộ nhiều khó khăn.

1.2.1. Giới thiệu chung về các hệ thống của Mazda CX-5

1.2.1.1. Động cơ Skyactiv-G

Động cơ Skyactiv-G  giúp cải thiện suất tiêu hao nhiên liệu bằng cách giảm tối đa các trở lực do ma sát sinh ra từ các chi tiết cơ khí, giảm tổn thất tối đa lực đẩy pistong, giảm tiêu hao nhiên liệu ở chế độ cầm chừng , pistong có thiết kế đỉnh lõm  hành trình pistong dài.

1.2.1.3. Hệ thống truyền lực

a. Hộp số

Mazda CX-5 sử sụng hộp số tự động 6 cấp SKYACTIV-DRIVE .Kết hợp tất cả những ưu điểm của hộp số tự động thông thường, truyền biến đổi liên tục, và hộp truyền động ly hợp kép là 1 thế hệ hộp số tự động  mới đạt được hiệu suất cao và tỷ số truyền ổn định . tiết kiệm nhiên liệu lên tới 6% đến 8% .

c. Bộ điều khiển điện tử-thuỷ lực

Trong quá trình vận hành, công việc chuyển số được thực hiện hoàn toàn tự động nhờ vào việc tính toán và xử lý của bộ điều khiển điện tử hộp số. Bộ điều khiển điện tử của hộp số là nơi tiếp nhận các thông tin đầu vào từ các cảm biến, xử lý thông tin và cung cấp dòng điện điều khiển đến các van điện từ thực hiện công việc đóng mở đường dầu đến các ly hợp.

1.2.1.5. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh của xe Mazda CX-5 gồm có phần phanh chân (phanh công tác) có trợ lực thủy lực và phanh tay (phanh dừng). Ngoài ra các trang bị an toàn tiêu chuẩn đều được trang bị đầy đủ như hệ thống chống bó cứng phanh ABS, phân bổ lực phanh điện tử EBD, hỗ trợ phanh khẩn cấp EBA, cảnh báo phanh khẩn cấp ESS, cân bằng điện tử DSC.

1.2.1.7. Khung gầm

Công nghệ SkyActiv còn liên quan đến thiết kế thân xe và khung gầm, cụ thể là công nghệ Thân xe thế hệ mới - SkyActiv-Body và công nghệ Khung gầm thế hệ mới.

Chương 2.  PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH

2.1. Công dụng, yêu cầu của hệ thống phanh

2.1.1. Công dụng hệ thống phanh

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái, giữ cho ô tô dừng ở ngang dốc trong thời gian dài, hoặc cố định xe trong thời gian dừng tùy ý. 

2.1.2. Yêu cầu của hệ thống phanh

Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm.

- Phanh êm dịu trong mọi trường hợp xảy ra để đảm bảo sự ổn định chuyển động của ô tô.

- Điều khiển nhẹ nhàng, nghĩa là lực tác dụng lên đòn điều khiển không lớn.

2.2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe  Mazda CX-5

2.2.1. Giới thiệu chung hệ thống phanh trên xe  Mazda CX-5

Hệ thống phanh xe  Mazda CX-5  gồm có hai phần chính: dẫn động phanh và cơ cấu phanh.

- Dẫn động phanh bố trí trên khung xe gồm: Xy lanh chính, các ống dẫn dầu đến các cơ cấu phanh và trợ lực phanh sử dụng trợ lực chân không gồm: Bầu trợ lực, thanh đẩy, lò xo, màng ngăn, pít tông, thanh nối, thân van…

- Cơ cấu phanh đặt ở bánh xe gồm:

+ Cơ cấu phanh bánh trước: sử dụng phanh đĩa.

+ Cơ cấu phanh bánh sau: sử dụng phanh đĩa.

- Dẫn động phanh bố trí trên khung xe gồm: Xy lanh phanh chính, các ống dẫn dầu đến các cơ cấu phanh và trợ lực phanh sử dụng trợ lực chân không bao gồm: Bầu trợ lực, thanh đẩy, là xo, màng ngăn, pít tông, thanh nối, thân van...

2.2.3. Phân tích kết cấu các cụm cơ bản.

2.2.3.1. Cơ cấu phanh.

Phanh đĩa được dùng phổ biến trên ô tô con và du lịch có vận tốc cao và nó cũng được sử dụng trên xe Mazda CX-5. Cơ cấu phanh đĩa được dùng cho cả cơ cấu phanh ở cầu trước và cầu sau thuộc loại cơ cấu phanh có giá di động, kết cấu gọn nhẹ mà vẫn đem lại hiệu quả phanh tối đa.

- Đĩa phanh: Được chế tạo từ gang xám, bề mặt làm việc được mài phẳng trên đĩa phanh có các rãnh xuyên tâm để tạo thành bề mặt có các lỗ thoát nhiệt và được đặt sát ổ bi moay ơ.

- Má phanh: Có dạng phẳng được chế tạo bằng vật liệu ma sát, má phanh và xương đĩa được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt. Pít tông  tác dụng vào xương của má phanh thông qua một tấm lót. 

2.2.3.2. Dẫn động phanh

Dẫn động phanh cần phải đảm bảo nhẹ nhàng, nhanh chóng và tính đồng thời làm việc của các cơ cấu phanh. Đồng thời, đảm bảo sự phân bố lực phanh cần thiết giữa các bánh xe. Mặt khác dẫn động phanh còn phải đảm bảo sự tỷ lệ giữa lực tác dụng lên bàn đạp phanh và các lực dẫn động cho các cơ cấu phanh làm việc, đảm bảo hiệu suất làm việc cao.

Dẫn động của hệ thống phanh chính bao gồm bàn đạp phanh, xy lanh phanh chính, cơ cấu tín hiệu, các đường ống dẫn và các ống mềm nối ghép giữa xy lanh phanh chính và các xy lanh bánh xe.

2.2.3.4. Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS)

Hệ thống hãm cứng phanh xe (ABS) là hệ thống điều khiển áp suất dầu xi lanh phanh của tất cả 4 bánh xe để ngăn việc hãm cứng các bánh xe khi phanh.

Chức năng của ABS giúp xe đảm bảo đuợc tính ổn định về hướng và khả năng lái trong hầu hết điều kiện đường xá. Tuy nhiên ABS không thể chống lại sự truợt của bánh xe khi vận tốc quay vòng vượt quá giới hạn cho phép.

- Cấu tạo: Cảm biến tốc độ bánh xe trước và sau bao gồm một nam châm vĩnh cửu gắn với một lõi thép từ, trên lõi có cuộn dây tín hiệu, một rôto cảm biến dạng bánh răng số lượng của các vấu răng trên bánh xe tuỳ thuộc vào từng kiểu xe.

- Nguyên lý làm việc: Giữa lõi thép từ và các vấu răng của rôto có khoảng cách A. Khi rôto cảm biến gắn cùng bánh xe ôtô quay sẽ làm cho mạch từ của nam châm vĩnh cửu khép kín qua lõi thép và cuộn dây luôn thay đổi về chiều và giá trị. Vì vậy phát sinh trong cuộn dây một sức điện động xoay chiều có đặc tính như hình 2.16d. Tín hiệu điện áp này sẽ được gửi về ABS-ECU để phân tích và xác định trạng thái của bánh xe ô tô khi phanh.

2.3.4. Cấu tạo nguyên lý làm việc của hệ thống BA (Brake Assist) trên xe Mazda CX-5

a. Cấu tạo:

Các thiết bị quan trọng của hệ thống bao gồm: Cảm biến kiểm soát trạng thái pê-đan phanh, bộ phận khuếch đại lực phanh bằng khí nén và các van điện được điều khiển bằng máy tính trung tâm.

b. Nguyên tắc hoạt động:

- Hệ thống BA (Brake Assist) thường trang bị cùng trên xe có sử dụng ABS nó giúp cải thiện và nâng cao tính tối ưu của hệ thống phanh trên xe.

- Trong tình huống phanh khẩn cấp ECU phát hiện tình trạng đạp phanh bất thường (đột ngột) của lái xe thông qua sự tăng áp suất trong buồng xi lanh phanh chính nhờ cảm biến áp suất đặt tại đây. 

2.2.6. Nguyên lý làm việc của hệ thống phanh chính xe Mazda CX-5

- Khi chưa phanh: Do không có lực phanh nên hai má phanh tách đều, không ép sát vào đĩa phanh.

- Khi phanh xe: Người lái tác dụng lực vào bàn đạp phanh thông qua cơ cấu dẫn động tác động vào píttông xi lanh chính làm hai píttông dịch chuyển sang trái, khi hai píttông đi qua lỗ bù thì thể tích bên trái píttông giảm, áp suất tăng làm van hoa thị đóng các lỗ trên píttông, dầu có áp suất cao chuyển đến xi lanh công tác làm cho píttông xi lanh công tác dịch chuyển ép tấm ma sát vào đĩa phanh thực hiện quá trình phanh.

- Trong trường hợp lực phanh chưa đủ, người lái cần đạp phanh lần thứ hai. Khi đó người lái bỏ chân phanh, do sự chênh lệch áp suất, píttông xi lanh phanh chính dịch chuyển sang phải, do lực cản cửa dầu phanh ở phía trái píttông xi lanh phanh chính, dầu phanh sẽ qua lỗ bù mở van hoa thị bổ sung sang bên phải píttông xi lanh phanh chính. 

2.2.7. Phân tích kết cấu hệ thống phanh dừng Mazda CX-5

Hệ thống phanh dừng xe Mazda CX-5 dùng để dừng, hãm ô tô trên địa hình mặt đường phẳng, dốc… giữ xe cố định trong thời gian tuỳ ý. Ngoài ra còn sử dụng khi ngặp sự cố hỏng phanh chính.

Hệ thống phanh dừng gồm hai phần: cơ cấu phanh và dẫn động phanh. Cơ cấu phanh dừng được bố trí kết hợp với cơ cấu phanh của các bánh xe phía sau.

Chương 3. TÍNH TOÁN  KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG PHANH  XE MAZDA CX-5

Chương này đồ án sẽ đi sâu vào tính toán và kiểm nghiệm hệ thống phanh. Từ đó đưa ra các thông số chính xác về mức độ an toàn, điều kiện bền, điều kiện làm việc khi sử dụng các cơ cấu trong hệ thống phanh dựa vào các thông số ban đầu của xe Mazda-CX5.

3.1. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát

-  Cơ cấu phanh trước:

 Với Q : Lực của người lái tác dụng lên bàn đạp phanh Q = 300 [ N ]

        D : Đường kính xi lanh phanh chính  [ cm ]

        Q’ : Lực của trợ lực phanh  [ N ]

         p : Độ chênh lệch áp suất giữa không khí với độ chân không

Lực tác dụng lên tấm ma sát phanh trước là: 19121,62  [N]

3.3. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh.

3.3.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra

Mp1= 0,42.19121,62.0,12.2 = 1927.46  [ N.m ]

Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh trước là: 1927.46  [ N.m ]

Với: Rtb2 = 0,1205  [ m ]

Mp2  = 0,42.19121,62.0,11575.2 =  1935.5  [ N.m ]

=> Mô men ở cơ cấu phanh bánh sau là: 1935.5  [ N.m ]

Vậy mô men phanh thực tế ở toàn xe là: N = 1927.46 + 1935.5  = 3862.96 [ N.m ]  

3.4. Tính toán xác định công ma sát riêng  

Công ma sát riêng được xác định trên cơ sở má phanh thu toàn bộ động năng  của ô tô ở vận tốc nào đó.

Theo tài liệu [2], trị số cho phép công ma sát riêng đối với cơ cấu phanh như sau:

Ô tô du lịch: [Lms ] = 4000 ÷ 15000   [ KN.m/m2 ]

Do vậy công ma sát riêng tính trên thoả mãn điều kiện cho phép.

Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công ma sát càng lớn thì nhiệt độ phát ra càng lớn má phanh chóng bị hỏng.

3.5. Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh

Giá trị cho phép áp suất trên bề mặt má phanh theo tài liệu [ 2 ] thì:

q ≤ [q] = 1,2÷2,0     [ MN/m2 ]

Do đó áp suất trên bề mặt tính toán các má phanh thoả mãn.

3.6. Tính toán nhiệt trong quá trình phanh

Trong quá trình phanh, động năng của ô tô chuyển thành nhiệt năng của đĩa phanh và các chi tiết khác một phần thoát ra môi trường không khí. 

Số hạng thứ nhất ở vế phải phương trình là năng lượng nung nóng đĩa phanh. Còn số hạng thứ hai là phần năng lượng truyền ra không khí. Khi phanh ngặt với thời gian ngắn năng lượng truyền ra môi trường coi như không đáng kể, cho nên số hạng thứ hai có thể bỏ qua. 

Thay các giá trị vào công thức (3.33) ta được: τ = 4,26  [ 0C ]

Theo tài liệu [ 2 ] đối với xe con phanh ở 30 km/h thì độ tăng nhiệt độ cho phép không lớn hơn 150C. Do đó nhiệt độ tính ở trên là thoả mãn yêu cầu.

Kết luận chung: Sau khi tính toán kiểm nghiệm cho thấy xe hoạt động tốt trong điều kiện ở Việt Nam.

CHƯƠNG 4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG PHANH XE MAZDA CX-5

4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản trong điểm kiểm tra hiệu quả nhanh.

Các quốc gia khác nhau đều có tiêu chuẩn riêng cho phù hợp với mức độ phát triển kinh tế, chính vì vậy các tiêu chuẩn sử dụng đều không giống nhau. Tiêu chuẩn cơ bản trong kiểm tra hiệu quả phanh cho trong bảng 4.2 của ECE R13 Châu Âu, và của TCVN 6919-2001 Việt Nam trong trường hợp lắp ráp, xuất xưởng ô tô.

+ Khi phanh xe trên đường quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 80 so với phương chuyển động thẳng và không bị lệch bên 3,50 m.

+ Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng phanh chân dùng trong kiểm định lưu hành của Việt Nam do bộ GTVT ban hành trong bảng 4.1. Tiêu chuẩn ngành 224-2000. 

4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật

4.2.1. Các dạng bảo dưỡng

4.2.1.1. Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên

Công tác kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên do người sử dụng thực hiện hàng ngày hay sau mỗi hành trình dài của xe. Thông thường, đối với xe du lịch, khối lượng công việc bảo dưỡng thường xuyên được giảm tối thiểu cho người sử dụng và có nội dung chi tiết trong sách hướng dẫn sử dụng đi kèm theo xe.

Trong quá trình sử dụng, cần tạo thói quen kéo phanh tay mỗi khi dừng xe, đạp thử phanh chân trước khi hạ phanh tay và cho xe khởi hành. 

4.2.1.2. Bảo dưỡng cấp 1

Bảo dưỡng cấp 1 được tiến hành tại trạm bảo dưỡng sau 10.000 km hoạt động của xe hoặc 6 tháng sử dụng, tùy theo điều kiện nào đến trước. Đối với hệ thống phanh, công tác bảo dưỡng cấp 1 bao gồm các nội dung sau:

Bằng cách lái thử xe trên đường kiểm tra, chẩn đoán tình trạng kỹ thuật của cả hệ thống phanh thông qua lực bàn đạp, thời gian phanh, quãng đường phanh, quỹ đạo phanh của xe.

4.2.1.3. Bảo dưỡng cấp 2

  Bảo dưỡng cấp 2 được tiến hành sau 30.000 km hoạt động của xe. Ngoài các nội dung như trong bảo dưỡng cấp 1, bảo dưỡng cấp 2 cần tiến hành các công    việc sau:

 + Tháo xi lanh chính khỏi xe để tiến hành bảo dưỡng. Tháo rời, làm vệ sinh và kiểm tra tình trạng kỹ thuật từ chi tiết, thay mới cupen.

  + Tháo và làm vệ sinh các cơ cấu phanh, thay thế má phanh, bôi trơn cho các chốt quay, kiểm tra sức kéo của lò xo hồi vị, thay thế cupen của xy-lanh công tác 

4.2.3. Quy trình bảo dưỡng một số chi tiết hệ thống phanh.

4.2.3.1. Bảo dưỡng xy lanh phanh chính.

a. Chuẩn bị

Bộ dụng cụ đo cần đẩy trợ lực, cờ lê vặn đai ốc nối dầu phanh 10-12 mm, dầu phanh, khay hứng dầu, ống tiêm và ống nhựa, kìm phanh, mỡ Glycol gốc xà phòng Liti, bộ chi tiết của xy lanh phanh chính .

b. Qui trình thực hiện

- Xả dầu trong xy lanh

+ Dải một miêng giẻ bên dưới xy lanh phanh chính sao cho dầu phanh không dính vào bất cứ chi tiết hay bề mặt sơn nào thậm trí nó bắn ra.

+ Dùng xy lanh rút dầu phanh ra khỏi bình chứa của bộ xy lanh phanh chính.

- Tháo rời các chi tiết của xy lanh phanh chính

+ Kẹp phần lắp bộ trợ lực của xy lanh phanh chính lên ê tô giữa các tấm nhôm mềm

+ Ấn pít tông và tháo bu lông hãm pít tông và phanh hãm. Chú ý che đầu ra bằng giẻ và ấn chậm  píttông vào để giữ cho dầu khỏi bắn ra trong khi pít tông đang được ấn vào.

-  Xả  khí ra khỏi xy lanh phanh chính :

+ Đặt một miếng giẻ phía dưới xy lanh phanh chính, hãy xả một ít dầu phanh sao cho dầu phanh rớt ra dinh vào các bộ phận hay bề mặt sơn xung quanh.

+Khi lắp bộ thay dầu phanh lên bình chứa xy lanh phanh chính, hãy xả một ít dầu phanh sao cho dầu phanh không tràn ra.

+ Lắp bộ thay dầu phanh vào bình chứa xy lanh phanh chính.

*Gợi ý: Hãy tham khảo một số hướng dẫn sửa chữa để biết thêm chi tiết về một số hệ thống phanh như hệ thống có bộ trợ lực thủy lực hay ABS có thể có yêu cầu quy trình đặc biệt. Cẩn thận không để dầu phanh trong bình chứa xi lanh phanh chính bị hết, hoặc dưới mức min.

4.2.3.2. Thay má phanh

Kích xe lên, tháo lốp, tháo càng phanh.

+ Dùng cờ lê, giữ bạc trượt của càng phanh và tháo bulông.

+ Tháo càng phanh đĩa và dùng sợi dây treo vào lò xo hoặc thanh đòn.

Không kéo hay bẻ cong ống cao su mềm. Ống cao su mềm không cần phải tháo ra khi thay thế .

- Kiểm tra và vệ sinh :

+ Kiểm tra bằng quan sát xem tấm chống ồ và tấm đỡ má phanh có thể sử dụng lại được hay không và kiểm tra mòn cũng như hư hỏng.

+ Làm sạch phần lắp của càng phanh đĩa

* Ráp má phanh:

+ Lắp tấm đỡ má phanh lên càng phanh đĩa.

+ Lắp tấm chồng ồn lên tấm má phanh mới. Bôi mỡ của phanh đĩa lên cả hai mặt của tấm chống ồn.

4.3. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục.

Các hư hỏng thường gặp đối với hệ thống phanh xe Mazda CX-5, nguyên nhân và cách khác phục được trình bày trong bảng.

KẾT LUẬN

   Sau một thời gian nghiên cứu thu thập tài liệu, vận dụng những kiến thức đã học và tính toán nội dung của đồ án, được sự hướng dẫn kiểm tra tận tình, chu đáo, tỉ mỉ của Thầy giáo Thạc sỹ:………..…. và sự giúp đỡ của các thầy trong Bộ môn Ô tô quân sự cùng sự nỗ lực của bản thân, đến nay đồ án của em đã hoàn thành được các nội dung sau:

1. Nghiên cứu cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh xe Mazda CX-5

2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Mazda CX-5

3. Nghiên cứu đánh giá kiểm nghiệm hệ thống phanh xe Mazda CX-5.

4. Lập nội dung bảo dưỡng và quy trình sửa chữa một số cụm của hệ thống phanh trên xe Mazda-CX5.

   Đồ án còn nhiều thiếu sót , mong các thầy và các bạn  bổ sung ý kiến để đồ án hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Vũ Đức Lập - Nguyễn Sĩ Đỉnh. Cấu tạo ô tô (tập 2) - HVKTQS - 2015.

2. Vũ Đức Lập. Hướng dẫn đồ án môn học kết cấu tính toán ô tô quân sự -Tập V hệ thống phanh - HVKTQS-1998.

3. Sổ tay ô tô. Nhà xuất bản KHKT - 1987.

4. Tài liệu hướng dẫn khai thác xe Mazda CX5

5. Trang wed: http://mazdamotors.vn/, https://www.oto-hui.com/forum/.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"