MỤC LỤC
MỤC LỤC.. 1
LỜI NÓI ĐẦU.. 3
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ DU LỊCH 5
1.1 Công dụng, yêu cầu của hệ thống treo. 5
1.1.1 Công dụng của hệ thống treo. 5
1.1.2 Những yêu cầu của hệ thống treo. 6
1.2 Phân loại hệ thống treo. 7
1.2.1 Theo cấu tạo phần tử hướng. 7
1.2.2 Theo cấu tạo phần tử đàn hồi 9
1.2.3 Theo phương pháp dập tắt dao động. 9
1.3 Hệ thống treo cơ khí 9
1.3.1 Hệ thống treo độc lập hai đòn ngang. 9
1.3.2 Hệ thống treo MacPherson. 9
1.3.3 Hệ thống treo hai đòn dọc. 11
1.3.4 Hệ thống treo đòn dọc có thanh ngang liên kết 12
1.3.5 Hệ thống treo hai đòn chéo. 12
1.4 Hệ thống treo có điều khiển. 13
1.4.1 Khái quát chung về hệ thống treo có điều khiển. 13
1.4.2 Hệ thống treo tích cực. 14
1.4.3 Hệ thống treo bán tích cực. 16
1.5 Một số giảm chấn có điều khiển. 17
1.5.1 Giảm chấn ma sát 17
1.5.2 Giảm chấn thủy lực có van tiết lưu thay đổi liên tục. 18
1.5.3 Giảm chấn thủy lực có van tiết lưu thay đổi kiểu “ ON/OFF”. 19
1.5.4 Giảm chấn từ hóa MR (Magneto-Rheological) 19
1.6 Phần tử đàn hồi có điều khiển. 20
1.6.1 Phần tử đàn hồi đệm khí 20
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO CÓ GIẢM CHẤN TỪ BIẾN.. 22
2.1 Giới thiệu chung về xe Land Rover Discovery. 22
2.1.1 Các thông số cơ bản. 23
2.2 Hệ thống treo có giảm chấn từ biến trên xe Land Rover Discovery. 25
2.2.1 Kết cấu treo trước xe Land Rover Discovery 3. 25
2.2.2 Kết cấu treo sau xe Land Rover Discovery 3. 26
2.2.3 Sơ đồ bố trí các phần tử của hệ thống giảm chấn trên xe Land Rover Discovery 3 28
2.2.4 Kết cấu phần tử chấp hành. 28
2.2.5 Kết cấu hộp điều khiển điện tử hệ thống treo magneride (ECU) 37
2.2.6 Công tắc, điều khiển các chế độ, các cảm biến. 39
2.2.3 Nguyên lý làm việc hệ thống treo Magneride. 43
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM GHIỆM HỆ THỐNG TREO XE CÓ GIẢM CHẤN TỪ BIẾN.. 46
3.1 Kiểm nghiệm các bộ phần của hệ thống treo. 46
3.1.1 Các thống số kỹ thuật của xe Land Rover Discover 3. 47
3.1.2 Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước. 49
3.1.3 Các thống số hình học của hệ thống treo trước. 51
3.1.4 Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo sau. 51
3.1.5 Động lực học hệ thống treo trước. 52
3.1.6 Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo. 54
CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO CÓ GIẢM CHẤN TỪ BIẾN.. 57
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo. 57
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn. 57
4.1.2. Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE. 59
4.2. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo dưỡng hệ thống treo từ biến 60
4.2.1. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng xe. 60
4.2.2. Những vấn đề trong quá trình bảo dưỡng định kỳ. 61
4.3. Một số hư hỏng thường gặp của hệ thống treo từ biến và cách khắc phục. 62
4.4. Chẩn đoán hệ thống treo từ biến. 64
4.4.1 Chẩn đoán theo phương pháp tryền thống. 64
4.4.2 Chẩn đoán, kiểm tra bắng hệ thống điện tử. 66
4.5. Sửa chữa hệ thống treo từ biến. 68
4.5.1. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo trước. 68
4.5.2. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo sau. 71
KẾT LUẬN.. 73
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 74
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Từ lúc ra đời cho đến nay ô tô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...
Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó ngành công nghiệp ô tô luôn được chú trọng và trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế và tỷ lệ nội địa hóa cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong những bước đầu hình thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe sẵn có, chế tạo một số chi tiết đơn giản và sửa chữa. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong giai đoạn này là tìm hiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện đại, phục vụ quá trình khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước làm chủ công nghệ.
Khi ô tô ngày cành hoàn thiện thì tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của các kết cấu ngày càng được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu để hoàn thiện các kết cấu của ô tô nhằm nâng cao độ êm dịu chuyển động, an toàn chuyển động và thân thiện với môi trường là một nhu cầu cấp thiết. Trong đó đánh giá đúng về chất lượng động học hệ thống treo là một vấn đề quan trọng, nhất là với điều kiện đường xá ở Việt Nam. Hệ thống treo là một trong các hệ thống rất quan trọng trên ô tô, nó góp phần tạo nên độ êm dịu, ổn định và tính tiện nghi của xe, giúp người ngồi có cảm giác thoải mái dễ chịu.
Xuất phát từ những phân tích trên và được sự phân công của Bộ môn Ô tô Quân sự, em đã thực hiện nhiệm vụ đồ án với đề tài “Khai thác hệ thống treo có giảm chấn từ biến trên ôtô”. Nội dung đồ án gồm 4 bản vẽ A0 và bản thuyết minh gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về hệ thống treo trên ôtô du lịch
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống treo có giảm chấn từ biến
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo có giảm chấn từ biến
Chương 4: Hướng dẫn khai thác và sử dụng hệ thống treo có giảm chấn từ biến
Qua việc nghiên cứu trên một xe cụ thể như vậy giúp em rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng tính toán, tra cứu tài liệu và tiếp cận dần với công việc cụ thể của một người kỹ sư trong tương lai.
Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn là thầy: TS .................... và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô Quân Sự, em đã hoàn thành đồ án, đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian quy định. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do năng lực bản thân có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, và sự góp ý của các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày ... tháng ... năm 20 ....
Học viên thực hiện
.....................
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG TREO TRÊN ÔTÔ DU LỊCH
1.1 Công dụng, yêu cầu của hệ thống treo
1.1.1 Công dụng của hệ thống treo
Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thực hiện liên kết các bánh với khung xe (hoặc vỏ xe) để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo các dao động của than xe và của các bánh xe theo ý muốn, giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dung để truyền các lực và moomen tác động giữa bánh xe và khung xe (vỏ xe).
- Phần tử đàn hồi: là phần tử biến dao động tần số cao của mấp mô mặt đường về tần số thấp của dao động thân xe. Dùng để truyền các lực theo phương thẳng đứng lên khung xe, giảm tai trọng động và bảo đảm độ êm dịu chuyển động cho ôtô khi chuyển động trên các loại đường khác nhau
- Phần tử hướng: là phần tử dùng để truyền lực ngang, lực dọc và mômen từ mặt đường lên khung (vỏ xe) và ngược lại. Động học của các phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tới tính ổn định, tính quay vòng của ôtô. Nó có thể có những chi tiết khác nhau tùy thuộc hệ thống treo độc lập hay phụ thuộc, phần tử đàn hồi là nhíp, lò xo hay thanh xoắn.
- Phần tử ổn định: là phần tử chống xoắn cho khung ô tô
1.1.2 Những yêu cầu của hệ thống treo
- Hệ thống treo phải phù hợp với điều kiện sử dụng theo tính năng kỹ thuật của xe như chạy trên nền đường tốt hoặc xe có khả năng chạy trên nhiều địa hình.
- Bánh xe có khả năng dịch chuyển trong một giới hạn không gian hạn chế.
- Quan hệ động học của bánh xe phải hợp lý thoả mãn mục đích chính của hệ thống treo là làm mềm theo phương thẳng đứng nhưng không phá huỷ các quan hệ động lực học và động học của truyền động bánh xe.
1.2 Phân loại hệ thống treo
1.2.1 Theo cấu tạo phần tử hướng
- Hệ thống treo phụ thuộc: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải của một cầu được liên kết cứng với nhau bằng dầm cầu liền hoặc vỏ cầu cứng. Khi đó dao động hoặc chuyển dịch (trong mặt phẳng ngang hoặc mặt phẳng thẳng đứng) của bánh xe bên này làm ảnh hưởng, tác động đến bánh xe bên kia và ngược lại.
- Hệ thống treo độc lập: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng với nhau, chúng chỉ được nối gián tiếp với nhau thông qua khung xe hoặc vỏ xe.
1.2.2 Theo cấu tạo phần tử đàn hồi
- Phần tử đàn hồi là kim loại gồm: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn. Đây là loại phổ biến nhất ở các ô tô quân sự và xe bọc thép bánh hơi.
- Phần tử đàn hồi là khí nén gồm: phần tử đàn hồi khí nén có bình chứa là cao su kết hợp sợi vải bọc cao su làm cốt, dạng màng phân chia và dạng liên hợp.
1.3 Hệ thống treo có điều khiển
1.3.1 Khái quát chung về hệ thống treo có điều khiển
Khi xe ô tô chuyển động trên mặt đường không bằng phẳng, xe phải chịu tải trọng dao động do mặt đường mấp mô gây ra. Những dao động này ảnh hưởng xấu đến tuổi thọ của xe và đặc biệt là gây ra cảm giác không thoải mái cho hành khách trên xe. Các kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của dao động ô tô tới cơ thể con người đều đi tới kết luận nếu con người phải chịu đựng lâu trong môi trường dao động ô tô sẽ mắc những bệnh thần kinh và não.
1.4.2 Hệ thống treo tích cực
Hệ thống treo tích cực hay còn gọi là treo thích ứng, là một công nghệ trên ô tô, nó điều khiển sự chuyển động thẳng đứng của bánh xe thông qua hệ thống vi mạch, thay vì chuyển động của bánh xe được xác định hoàn toàn bởi mặt đường. Do đó hệ thống này hầu như loại bỏ được vấn đề nghiêng ngang, sự chúi đầu hay đuôi xe trong những trường hợp xe vào cua, phanh hoặc tăng tốc.
1.5 Một số giảm chấn có điều khiển
1.5.1 Giảm chấn ma sát
Với hệ thống điều khiển phản hồi dải tần thấp, giảm chấn này có thể triệt tiêu dao động, duy trì khả năng cách ly dao động rất tốt. Giảm chấn ma sát tích cực có thể sinh ra lực giảm chấn đáng kể khi có chuyển động tương đối giữa hai đầu giảm chấn nhỏ, điều này không thể có đối với các giảm chấn sử dụng chất lỏng.
1.5.3 Giảm chấn thủy lực có van tiết lưu thay đổi kiểu “ON/OFF”
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của giảm chấn thủy lực có van tiết lưu thay đổi kiểu “ON/OFF” về cơ bản giống như giảm chấn bị động, chỉ khác ở chỗ lực giảm chấn có thể điều chỉnh được bằng cách đóng mở các lỗ tiết lưu phụ. Trên (hình 1.12) là kết cấu giảm chấn tích cực của hãng TOYOTA.
1.6 Phần tử đàn hồi có điều khiển
Phần tử đàn hồi sử dụng đệm khí dựa trên nguyên tắc không khí đàn hồi khi bị nén. Trong hệ thống treo sử dụng phần tử đàn hồi là đệm khí thường được kết hợp với giảm chấn thủy lực trong một kết cấu.
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO CÓ GIẢM CHẤN TỪ BIẾN
2.1 Giới thiệu chung về xe Land Rover Discovery 3
Land rover là hãng xe danh tiếng có xuất xứ từ Anh quốc được thiết kể bởi anh em nhà Wilks, Spencer và Maurice với những chiếc xe đầu tiên được sản xuất vào năm 1948. Hơn 59 năm qua những dòng xe Land Rover đã phát triển thành một thương hiệu của sự mạnh mẽ, bền bỉ, tiện nghi, phong cách và chiếc Discovery là một trong số đó.
Nối tiếp thành công năm 2010 chiếc Discovery 4 ra đời với hang loạt sự cải tiến với động cơ lên 3.0L và hộp số tự động ZF8 giúp tiết kiệm nhiên liệu hơn.
2.2 Hệ thống treo có giảm chấn từ biến trên xe Land Rover Discovery
2.2.1 Kết cấu treo trước xe Land Rover Discovery 3
Hệ thống treo trước xe Discovery 3 là hệ thống treo độc lập kiểu McPherson được dùng rộng rãi trên các xe du lịch hiện đại và có xu hướng áp dụng cho xe tải hạng nhỏ.
Nó là biến thể của hệ thống treo hai đòn ngang, trong trường hợp này độ dài đòn trên được thu nhỏ lại bằng không.
Ngoài những ưu điểm của hệ thống treo hai đòn ngang nó còn có những ưu điểm là cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ, do đó giải phóng được khoảng không gian dành cho hệ thống truyền lực hoặc khoang hành lý của xe.
2.2.2 Kết cấu treo sau xe Land Rover Discovery 3
Hệ thống treo đa liên kết được coi là hệ thống treo độc lập lý tưởng nhất cho một chiếc xe thành phẩm bởi nó kết hợp giữa khả năng điều khiển và tiết kiệm không gian, giữa cảm giác thoải mái và khả năng điều khiển.
2.2.5 Kết cấu hộp điều khiển điện tử hệ thống treo Magneride (ECU)
+ Nhận thông tin về độ cao của xe, cảm biến gia tốc kế, từ đó tính toán ra sự dao động của của
+ Cung cấp tín hiệu điều khiển đến bộ chấp hành ở từng giảm chấn.
+ Thực hiện chế độ kiểm tra, chẩn đoán, lưu giữ mã code hỏng và chế độ an toàn.
Cấu tạo ECU là một tổ hợp các vi xử lí, được chia thành 4 cụm chính đảm nhận các vai trò khác nhau.
+ Phần xử lí tín hiệu
+ Phần logic
+ Bộ phận an toàn
a. Phần xử lý tín hiệu
Trong phần này các tín hiệu được cung cấp đến bởi các cảm biến sẽ được biến đổi thành dạng thích hợp để sử dụng cho phần logic điều khiển.
Để ngăn ngừa sự trục trặc trong quá trình thiết kế hay vận hành xe, thì các tín hiệu vào được lọc trước khi sử dụng. Các tín hiệu được xử lý xông được chuyển qua phần logic điều khiển.
b. Phần logic điều khiển
Dựa trên các tín hiệu đầu vào, phần logic tiến hành tính toán để xác định các thông số cơ bản.
2.2.6 Công tắc, điều khiển các chế độ, các cảm biến
Hệ thống ECU điều khiển hệ thống treo trên xe trên xe cung cấp 4 chế độ khác nhau:
+ Standar: chế độ tiêu chuẩn
+ Off road: chế độ địa hình
+ Motorway: chế độ đi đường cao tốc
+ Access: chế độ tùy chọn
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE CÓ GIẢM CHẤN TỪ BIẾN
3.1 Kiểm nghiệm các bộ phần của hệ thống treo
Các thông số kĩ thuật của hệ thống treo được lấy dựa trên cơ sở từ bảng thông số kỹ thuật của xe Land Rover Discovery 3 (bảng 2.1).
- Tải trọng của toàn xe khi không tải G0: G0 = 1515 (kg).
- Tải trọng của toàn xe khi đầy tải GT: GT =1986 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi không tải G01: G01 = 640 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu sau khi không tải G02: G02 = 660 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi đầy tải GT1: GT1 = 959 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu sau khi đầy tải GT2: GT2 = 991 (kg).
3.1.1 Các thống số kỹ thuật của xe Land Rover Discover 3
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ôtô như tần số dao động, gia tốc dao động, vận tốc dao động, trong đồ án này đánh giá độ êm dịu của ôtô thông qua tần số dao động n. Đối với xe con và xe minibus thì tần số dao động nằm trong khoảng n = 60 90 (dđ/ph) nhằm đảm bảo không gây mệt mỏi cho người lái cũng như hành khách trên xe. Do đó chọn n = 80 (dd/ph).
Khối lượng không được treo của cầu trước,
Mkt1 = mkt1 + 2mbx = 50 + 2.15 = 80 (kg)
Vậy suy ra: Mt01 = 640 - 80 = 560 (kg).
Khi xe ở trạng thái đầy tải thì khối lượng của phần được treo là:
MtT1 = GT1 - Mkt1 = 959 - 80 =879 (kg).
3.1.2 Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ôtô như tần số dao động, gia tốc dao động, vận tốc dao động, trong đồ án này đánh giá độ êm dịu của ôtô thông qua tần số dao động n. Đối với xe con và xe minibus thì tần số dao động nằm trong khoảng n = 60 - 90 (dđ/ph) nhằm đảm bảo không gây mệt mỏi cho người lái cũng như hành khách trên xe.
Vậy theo công thức 3.7 thì lấy: fđ = 0,85ft = 0,85.140 = 119 (mm).
3.1.3 Các thống số hình học của hệ thống treo trước
- Góc nghiêng dọc trụ đứng 0: 0 = 3o30’
- Góc nghiêng ngang bánh trước 0: 0 = 0o45’.
- Bán kính bánh xe quay quanh trụ đứng r0: r0 = 25 (mm).
- Độ võng động fđ: fđ = 119 (mm).
- Khoảng cách từ tâm quay bánh xe tới đòn dưới kc: kc = 85 (mm).
- Khoảng cách từ mặt đường tới tâm quay trụ đứng hO2: hO2=880(mm).
Do đặc điểm kết cấu hệ thống treo trước (kiểu Mc.pherson) nên trụ xoay đứng của bánh xe cũng đồng thời là thân của giảm chấn, đầu trên B của nó ăn khớp gối tựa với thân (khung vỏ) xe còn đầu dưới A thì bắt khớp cầu với đầu ngoài C của đòn ngang, đầu trong D của đòn ngang được liên kết bản lề với thân xe.
- Xác định các phản lực tác dụng lên giảm chấn và đòn ngang:
Phản lực tác dụng vào đầu dưới của giảm chấn ZA:
ZA = Z1/cos( 0) = 8657,8/cos(3o30’) = 8674 (N)
Như vậy lực tác dụng lên giảm chấn là: ZB = ZA = 8674 (N).
Và lực tác dụng lên đòn ngang: YC = YA =813,33 (N).
3.1.1 Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo
Tính toán kiểm nghiệm bền cho lò xo trụ
Trong hệ thống treo, lò xo trụ là phần tử đàn hồi có nhiệm vụ làm êm dịu chuyển động. Trong quá trình làm việc lò xo chỉ chịu tải trọng thẳng đứng mà không truyền lực dọc hay lực ngang.
Với hệ thống treo trươc (kiểu Macpherson) thì lò xo trụ được đặt lồng bên ngoài giảm chấn, đầu trên tỳ lên khung xe còn đầu dưới được bắt cố định vào vỏ của giảm chấn. Do đó lực dọc tác dụng lên giảm chấn (trụ đứng) cũng chính là lực tác dụng lên lò xo. Từ quả tính toán động lực học suy ra lực lớn nhất tác dụng lên lò xo là: Flxmax = 8674 (N)
Từ hành trình làm việc của hệ thống treo:
f = fđ + ft = 0,119 + 0,140 = 0,259 (m).
Suy ra hành trình làm việc của lò xo:
flx = f/cos( 0) = 0,259/ cos(3o30’) = 0,26 (m).
CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO CÓ
GIẢM CHẤN TỪ BIẾN
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo
Trong quá trình vận hành, hệ thống treo là một trong những hệ thống được sử dụng với tần suất cao nhất. Bên cạnh đó, hệ thống treo còn là hệ thống treo còn là hệ thống đảm bảo chuyển động một cách êm dịu khi lưu thông trên đường. Nhất là đối với các loại xe du lịch và xe chở khách yêu cầu em dịu càng khắt khe hơn. Do vậy, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống treo là hết sức khắt khe, nghiêm ngặt.
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn
Độ ồn trên ô tô do nhiều nguyên nhân. Các chỉ tiêu dưới đây là do độ ồn tổng hợp: độ ồn do hệ thống treo, hệ thống truyền lực, động cơ qua khí thải và do tạo nên nguồn rung động từ động cơ, do cấu trúc thùng, vỏ xe gây nên... Khi tiến hành kiểm tra hệ thống treo có thể đo đạt xác định một số lần để kết luận nguyên nhân.
4.1.2. Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE
Trong khoảng tần số kích động từ thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên nền không nhỏ hơn 70%.
4.2. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo dưỡng hệ thống treo từ biến
4.2.1. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng xe
Trong quá trình khai thác, sử dụng xe, người lái xe là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng làm việc của hệ thống treo, cũng như tiến hành các công việc bảo dưỡng thường xuyên đối với toàn bộ xe nói chung và đối với hệ thống treo nói riêng, để đảm bảo hệ thống treo làm việc ổn định, tin cậy và bền lâu.
4.2.2. Những vấn đề trong quá trình bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện sau một khoảng hành trình hoạt động nhất định của xe bởi các kỹ thuật viên tại các tram bảo dưỡng sửa chữa, nhằm kiểm tra, bảo dưỡng các cụm cơ cấu trên xe nói chung và hệ thống treo nói riêng, phát hiện kịp thời những hư hỏng hay những biến xấu của các chi tiết có thể dẫn tới hư hỏng hoặc giảm hiệu quả làm việc của xe.
- Chỉ tiến hành tháo giảm chấn trong các trường hợp:
+ Xuất hiện sự chảy dầu không khắc phục được.
+ Mất lực ở hành trình nén và trả.
+ Cần thay chất lỏng công tác.
4.4. Chẩn đoán hệ thống treo từ biến
4.4.1 Chẩn đoán theo phương pháp tryền thống
Hệ thống treo được chẩn đoán thông qua những biểu hiện chung khi xác định toàn xe.
Bằng mắt quan sát:
- Thấy các hiện tượng dập vỡ ụ cao su, thanh xoắn, lò xo,... Sự chảy dầu giảm chấn,...
- Mòn lốp do sai lệch các thông số cấu trúc.
- Xe chuyển động trên đường xấu bị rung xóc mạnh, mất độ êm dịu, khả năng bám dính kém. Kiểm tra các lò xo, thanh xoắn.
- Trong quá trình hoạt động độ êm dịu của xe xấu, vỏ giảm chấn nóng. Cần kiểm tra giảm chấn.
4.4.2 Chẩn đoán, kiểm tra bắng hệ thống điện tử
Nếu ECU của hệ thống treo từ biến phát hiện ra một sự cố trong hệ thống, nó sẽ làm nhấp nháy đèn báo chế độ giảm chấn hoặc đèn báo chiều cao của xe để báo động cho người lái biết rằng đã có sự cố. Đồng thời ECU lưu giữ những mã sự cố này.
- Đọc mã chẩn đoán hư hỏng (DTC):
Có thể đọc các mã DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC3 để liên hệ trực tiếp với ECU, hoặc bằng cách nối tắt giữa cực TC và cực CG của DLC3 và quan sát kiểu nhấp nháy của đèn.
- Xóa mã chẩn đoán hư hỏng (DTC):
Có thể xóa các DTC bằng cách nối máy chẩn đoán với DLC3 hoặc nối tắt các cực TC và CG của giắc kiểm tra và nắp bàn đạp phanh 8 lần hoặc nhiều hơn trong vòng 5 giây.
KẾT LUẬN
Qua việc nghiên cứu, có thể khẳng định hệ thống treo có giảm chấn từ biến sẽ nâng cao chất lượng, độ êm dịu, an toàn chuyển động của xe và các loại hàng hoá khi vận chuyển trên đường. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nói chung và ngành công nghiệp sản xuất chế tạo ô tô nói riêng, các xe du lịch hiện đại ngày nay đã ngày càng đáp ứng được các yêu cầu về độ êm dịu chuyển động đem lại sự thoải mái và an toàn cho hành khách cũng như hàng hóa khi di chuyển. Việc khai thác hệ thống treo có giảm chấn từ biến là rất cần thiết cho sự phát triển của hệ thống treo hiện đại.
Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp ²Khai thác hệ thống treo có giảm chấn từ biến trên ôtô² đã giúp em có được phương pháp nghiên cứu một cách khoa học, đồng thời có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về hệ thống treo, thấy được những ưu nhược điểm của từng bộ phận trên hệ thống và khả năng áp dụng trong thực tế của hệ thống treo điều khiển.
Trong quá trình làm đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, do vậy em rất mong nhận được sự đóng góp, giúp đỡ của các thầy và bạn đọc để đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy: TS ...................., các thầy trong bộ môn Ô tô quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự cùng toàn thể các bạn sinh viên đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá trình làm đồ án.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tăng Cường, Nguyễn Ngọc Bích, Lê Chung, Nguyễn Hữu Thung “Lý thuyết điều khiển tự động” tập 1, HVKTQS – 1998.
2. Nguyễn Tăng Cường, Lê Chung, Phạm Ngọc Phúc “Phân tích và tổng hợp điều khiển trong không gian trạng thái”, HVKTQS - 1999.
3. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập “Lý thuyết ôtô quân sự” NXB QĐND 2002.
4. Vũ Đức Lập “Dao động ôtô” HVKTQS 1994.
5. Trần Thành Lam “Nghiên cứu giải pháp điều khiển hệ thống treo để nâng cao độ êm dịu chuyển động của ôtô hai cầu”, ĐATN HVKTQS - 2011.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"