ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

Mã đồ án OTTN003024219
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ kết cấu hộp số AB60E trên xe toyota hilux 2.4E 4x2 AT 2019, bản vẽ kết cấu biến mô thủy lực trên xe toyota hilux 2.4E 4x2 AT 2019, bản vẽ sơ đồ động lực học hộp số AB60E trên xe toyota hilux 2.4E 4x2 AT 2019, bản vẽ đồ thị khảo sát truyền động); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019.

Giá: 1,290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC ............................................................................................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.......................................................................................................................................................................................3

Chương 1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019...............................5

1.1. Giới thiệu chung............................................................................................................................................................................5

1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019.....................................................................................................................8

1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019........................................................................................10

1.3.1. Động cơ.....................................................................................................................................................................................10

1.3.2. Hệ thống lái................................................................................................................................................................................11

1.3.3. Hệ thống phanh.........................................................................................................................................................................11

1.3.4. Hệ thống treo.............................................................................................................................................................................12

1.3.5. Hệ thống chống trộm.................................................................................................................................................................13

1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động.......................................................................................................................................................15

1.3.7. Hệ thống an toàn bị động..........................................................................................................................................................17

1.4.. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực trên xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 ..........................................................................19

1.4.1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ biến mô..........................................................................................................................19

1.4.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh............................................................................................23

1.4.3. Kết cấu phanh trong hộp số tự động AB60E..............................................................................................................................25

1.4.4. Kết cấu ly hợp trong hộp số tự động AB60E..............................................................................................................................26

1.4.5. Khớp một chiều trong hộp số tự động AB60E............................................................................................................................26

1.4.6. Trục các đăng.............................................................................................................................................................................26

1.4.7. Cầu chủ động.............................................................................................................................................................................29

1.4.8. Các chế độ làm việc trong hộp số tự động AB60E.....................................................................................................................33

1.4.9. Hệ thống điều khiển hộp số tự động AB60E...............................................................................................................................37

Chương 2. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019.......44

2.1. Thông số đầu vào..........................................................................................................................................................................44

2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm....................................................................................................................................................45

2.2.1. Tính toán đặc tính ngoài của động cơ........................................................................................................................................45

2.2.2. Tính toán cân bằng lực kéo........................................................................................................................................................48

2.2.3. Tính toán động lực học...............................................................................................................................................................52

2.2.4. Tính toán cân bằng công suất....................................................................................................................................................55

2.2.5. Tính toán gia tốc.........................................................................................................................................................................57

2.2.6. Tính toán thời gian tăng tốc........................................................................................................................................................61

2.2.7. Tính toán quãng đường tăng tốc................................................................................................................................................63

Chương 3. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019..................67

3.1. Quy trình tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng hộp số tự động AB60E.....................................................................................................67

3.1.1 Quy trình tháo hộp số:.................................................................................................................................................................67

3.1.2 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng.....................................................................................................................................................83

3.2. Hướng dẫn vận hành trên hộp số tự động AB60E........................................................................................................................95

3.3. Một số nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng khi sử dụng hộp số tự động AB60E.......................................................102

KẾT LUẬN..........................................................................................................................................................................................107

TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................................................................................108

LỜI NÓI ĐẦU

Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân nói chung và trong lĩnh vực quốc phòng nói riêng.

Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là nghành công ngiệp. Trong đó nghành công nghiệp ô tô rất được chú trọng và phát triển. Nó được thể hiện thông qua sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như TOYOTA, HONDA, FORD, MITSUBISHI, KIA... Do đó vấn đề đặt ra ở đây cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của  các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực quân sự.

Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực. Hệ thống này có chức năng truyền và phân phối mômen quay và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Vì những chức năng quan trọng của nó mà người ta không ngừng cải tiến hệ thống truyền lực để nâng cao tính năng của xe.

Với những lý do đó, tôi được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT  2019”. Nội dung chính của đồ án bao gồm các phần sau:

Chương 1. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

Chương 2. Tính toán kiểm nghiệm động lực học chuyển động thẳng xe TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

Chương 3. Hướng dẫn khai thác sử dụng hộp số tự động trên xe TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

Do thời gian nên các nội dung trong đồ án tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích kết cấu của xe, các nội dung chính khi mô phỏng và đánh giá hệ thống truyền lực, là cơ sở để xem xét và thực tế khai thác sử dụng hệ thống truyền lực trong thực tiễn. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn ít, nên trong đồ án không tránh khỏi các khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các đồng chí để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Thạc sĩ ………………  đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các thầy trong Khoa Ô tô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

                                                                                                                                        TP, Hồ Chí Mình, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                       Học viên thực hiện

                                                                                                                                      ……………….

Chương 1

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

1.1. Giới thiệu chung

Toyota Hilux (Hình 1.1) thế hệ thứ bảy được sản xuất từ năm 2005 đến nay. Những mẫu xe Hilux phân phối tại thị trường Úc, Trung Đông và châu Á đều được sản xuất tại Thái Lan, nơi mà mẫu xe này còn được gọi là Hilux Vigo hay đơn giản là Vigo. Hilux được thiết kế với động cơ đặt trước với hệ dẫn động cầu sau hoặc hệ dẫn động hai cầu. Chiều dài cơ sở xe là 3,085 mm và 2,750 mm (single cab).

Đường nét thiết kế mạnh mẽ với phần đầu xe mới sắc sảo đầy ấn tượng, dáng vẻ cứng cáp vững chắc với kích thước rộng rãi đầy năng động, Toyota Hilux 2019 xứng đáng là người bạn đồng hành đắc lực mang đến cho bạn những thành công mới. Với trang bị lưới tản nhiệt mạ crôm cùng những đường nét cứng cáp, kết hơp đồng nhất với hốc gió và đèn sương mù tạo ấn tượng mạnh mẽ cho xe. Cụm đèn trước thiết kế hài hòa, cụm đèn sau góc cạnh , cùng gương chiếu hậu tích hợp đèn báo rẽ mang lại vẻ đẹp tinh tế hiện đại cho xe. 

Có 2 loại động cơ được trang bị cho Hilux gồm động cơ xăng 2.0L I4 1TR-FE, 2.7L I4 2TR-FE, 4.0L V6 1GR-FE và động cơ diesel 2.4L I4 2KD-FTV Turbo, 2.4L I4 2KD-FTV Intercooled Turbo, 2.4L I4 2KD-FTV Intercooled VN Turbo và 3.0L I4 1KD-FTV Intercooled VN Turbo. Các loại hộp số được sử dụng là hộp số tay 5 cấp và hộp số tự động 5 cấp, 6 cấp.

Xe sở hữu động cơ dầu dung tích 2,4 lít, sản sinh công suất 147 mã lực trên 3400 vòng/phút và mô-men xoắn 400 Nm trên 1600-2000 vòng/phút.

Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 (Hình 1.4) có hệ dẫn động cầu sau (RWD) và hộp số tự động 6 cấp. Khả năng tăng tốc lên 100 km/h trong 12,8 giây. Tốc độ tối đa của chiếc xe này là 170 km/h. Mức tiêu hao nhiên liệu của phiên bản này ở chế độ kết hợp (kết hợp lái xe trong đô thị và đường cao tốc) là 7,3 lít/100km, mức tiêu hao nhiên liệu trong thành phố - 8,6lít/100km, mức tiêu thụ nhiên liệu trên đường cao tốc – 6,6lít/100km.

1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019

Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 được trình bày trong Bảng 1.1

1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019

1.3.1. Động cơ

Xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 sử dụng động cơ 2.4L I4 2GD-FTV. Động cơ này sử dụng nhiên liệu diesel với 4 xilanh thẳng hàng, Hệ thống van điều khiển với cam đôi trên thân máy (DOHC),  Hệ thống nhiên liệu phun trực tiếp điều khiển điện tử với đường dẫn chung (common rail, electronic direct injection), tăng áp biến thiên.

Với các thông số chính sau đây:

- Thể tích thực của xilanh: 2393 (cm3)

- Đường kính xilanh/hành trình công tác: 92/93,8 (mm)

- Tỉ số nén của động cơ là: 15,6

Đặc điểm của động cơ:

- Đó là loại động cơ DOHC 16 van, bao gồm 4 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-4-2.

- Hệ thống nhiên liệu: Hệ thống nhiên liệu phun trực tiếp điều khiển điện tử với đường dẫn chung, tăng áp biến thiên.

1.3.3. Hệ thống phanh

- Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực: Hệ thống này sử dụng dầu để truyền lực tác động từ người lái qua hệ thống điều khiển đến các bố phanh. Hệ thống phanh thuỷ lực có kích thước nhỏ và có giá thành thấp hơn so với hệ thống phanh khí nén.

- Phanh trước dùng đĩa tản nhiệt: Đĩa phanh làm rỗng với các cánh ghép giữa hai bề mặt đĩa. Nhiệt lượng cao có thể làm chai lỳ bề mặt má phanh và làm giảm ma sát, đĩa phanh tản nhiệt được thiết kế giúp giảm bớt tích tụ nhiệt lượng sinh ra do ma sát trong quá trình phanh giúp phanh hiệu quả hơn.

1.3.4. Hệ thống treo

- Hệ thống treo trước độc lập, cơ cấu tay đòn đôi (double wishbone) và thanh cân bằng: Hệ thống treo độc lập này sử dụng tay đòn trên và dưới hình chạc xương đòn để định vị bánh xe và kiểm soát dao động. Góc camber, thông số về độ nghiêng vào và ra của bánh xe, có thể được điều khiển chính xác. Hệ thống treo này đem lại các đặc tính vượt trội về lái và điều khiển. Đây là hệ thống treo độc lập mà sự dao động của các bánh xe theo mặt đường hoàn toàn độc lập với nhau.

- Hệ thống treo sau phụ thuộc, cơ cấu trục cố định: Hệ thống treo phụ thuộc đơn giản này bao gồm một trục nằm ngang với nhũng moay-ơ bánh xe được chốt cố định. Trục bánh xe có thể được gắn liền vào thân xe bởi lò xo dạng nhíp lá hoặc nhờ sự nối liền của các tay đòn và liên kết của hệ thống treo.

1.3.5. Hệ thống chống trộm

1.3.5.1. Hệ thống báo động

Hệ thống chống trộm bố trí trên  xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 giữ vai trò như bộ phận giám sát an ninh. Chức năng chính của bộ phận này là giám sát, cảnh báo tình trạng phương tiện bị xâm nhập, tác động vật lý từ bên ngoài. Theo đó, ngay khi nhận thấy dấu hiệu bị tác động, xâm nhập, bộ phận chống trộm lập tức phát ra còi báo hoặc nháy đèn tín hiệu. 

1.3.5.2. Hệ thống mã hóa khóa động cơ

Hệ thống mã hoá khóa động cơ là một hệ thống chống trộm cho xe.

Hệ thống này ngăn không cho động cơ khởi động bằng cách ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi bất kỳ một chìa khoá có mã ID (mã chìa khoá điện) đã được đăng ký trước.

Khi đặt chế độ cho hệ thống mã hoá khoá động cơ, thì đèn chỉ báo an ninh nháy để cho biết hệ thống đã được xác nhập.

Hệ thống mã hoá khoá động cơ bao gồm có một chip mã chìa khoá, một cuộn dây thu phát tín hiệu, ECU khoá động cơ và ECU động cơ,…

1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động

1.3.6.1. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA

Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp là hệ thống giúp người lái xe kịp thời tạo xung lực tối đa lên hệ thống phanh trong khoảnh khắc đầu tiên của tình huống khẩn cấp. Hệ thống phanh BA này được nghiên cứu và lắp đặt lần đầu trên xe vào năm 1997 và giờ đây BA đã có mặt trên hầu hết các xe hơi hiện đại.

1.3.6.2. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD

Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD phân bổ lực phanh hợp lý lên các bánh xe, giúp nâng cao hiệu quả phanh, đặc biệt khi xe đang chất tải vào cua.

1.3.6.4. Hệ thống kiểm soát lực kéo A-TRC

Hệ thống kiểm soát lực kéo được viết tắt là TRC (Traction Control sytTôi) là một tính năng an toàn chủ động được trang bị trên xe. Nó giúp cho xe ổn định khi tăng tốc và khởi hành hành trên đường trơn trượt.

Với xe không có hệ thống TRC thì phần đuôi hoặc đầu xe tương ứng với dẫn động cầu sau và cầu trước sẽ lắc gây đảo xe. Đặc biệt là khi vừa tăng tốc lại vừa đánh lái thì càng mất ổn định.

1.3.6.5. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC

Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC sẽ phanh giữ xe trong vòng 3 giây để người lái có thể chuyển từ bàn đạp phanh sang bàn đạp ga mà xe không bị trôi về phía sau.

1.3.7. Hệ thống an toàn bị động

1.3.7.1. Túi khí

Phiên bản Toyota Hilux 4x2 AT 2019 được trang bị 3 túi khí ( 2 túi khí phía trước, 1 túi khí đầu gối cho người lái), giúp giảm thiểu tối đa chấn thương cho người lái và hành khách nếu không may xảy ra va chạm.

1.3.7.2. Dây đai an toàn

Dây đai Toyota Hilux 4x2 AT 2019 hay còn gọi là seat belt (xích beo) Hilux, nằm trong hệ thống phụ tùng thân ô tô Hilux.

Cũng giống như tên gọi của nó dây seat belt được thiết kế nhằm đảm bảo an toàn cho chúng ta. Khi có va chạm mạnh xảy ra, nhất là cú tung trực diện. Chiếc xe sẽ dừng đột ngột, tuy nhiều các vật trong xe có xu hướng lao về phía trước. 

1.4. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực trên xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019

1.4.1. Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ biến mô

Xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 sử dụng loại biến mô thủy lực.

Cấu tạo biến mô thủy lực:

Biến mô thủy lực có 3 bộ phận chính :

* Bộ bánh bơm / Bơm (Impeller):

Các cánh bơm được gắn trực tiếp lên vỏ biến mô và vỏ biến mô kết nối với trục động cơ. Nó là các cánh quạt cong và có góc cạnh. Bộ bánh bơm bao gồm dầu hộp số quay cùng với tốc độ động cơ. Khi nó quay cùng với động cơ, lực ly tâm khiến cho dầu di chuyển ra phía ngoài.

* Stator:

Chức năng chính của stator là định hướng đường hồi về cho môi chất từ tuabin để chất lỏng đi vào bánh bơm theo hướng quay của bánh bơm. Khi chất lỏng đi vào theo hướng quay của bánh bơm, nó sẽ làm tăng mô-men xoắn lên nhiều lần.

Stator thay đổi hướng của môi chất lên đến gần 90 độ. Nó được gắn với khớp một chiều nên chỉ xoay được theo 1 hướng. Tuabin được kết nối với hệ thống truyền lực còn Stator nằm ở giữa bánh bơm và tuabin.

* Dừng xe:

Trong khi dừng xe, động cơ vẫn dẫn động bánh bơm nhưng tuabin không thể hoạt động. Điều này xảy ra khi xe đứng yên & tài xế giữ bàn đạp phanh để ngăn xe di chuyển. Trong trường hợp này, sự khuếch đại của mô-men là tối đa. Khi tài xế rời chân phanh và tác động vào chân ga, bánh bơm bắt đầu di chuyển nhanh hơn và dẫn động tuabin hoạt động, xe di chuyển. Giai đoạn này có sự chênh lệch lớn giữa tốc độ bánh bơm và tuabin.

* Tăng tốc:

Trong quá trình tăng tốc, tốc độ tuabin liên tục tăng nhưng vẫn có sự khác biệt giữa bánh bơm và tuabin. Khi tốc độ tuabin tăng thì sự khuếch đại momen xoắn giảm (nhỏ hơn trong điều kiện dừng xe / tuabin không quay).

1.4.2. Kết cấu và nguyên lý làm việc của bộ truyền bánh răng hành tinh

Bộ truyền bánh răng hành tinh gồm các bánh răng hành tinh, các li hợp và phanh.
Bộ truyền bánh răng hành tinh trước và bộ truyền bánh răng hành tinh sau được nối với các li hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt công suất. Những cụm bánh răng này chuyển đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác nhau và vị trí số trung gian.

Với bộ các bánh răng nối với nhau kiểu này thì các bánh răng hành tinh giống như các hành tinh quay xung quanh mặt trời, và do đó chúng được gọi là các bánh răng hành tinh.

Thông thường nhiều bánh răng hành tinh được phối hợp với nhau trong bộ truyền bánh răng hành tinh.

1.4.3. Kết cấu phanh trong hộp số tự động AB60E

Phanh gồm có 2 loại:

- Phanh dải

- Phanh kiểu nhiều đĩa ướt

Nguyên lý hoạt động của phanh dải:

Khi áp suất thủy lực tác dụng lên piston thì piston di chuyển sang phía trái trong xi lanh và nén các lò xo lại. Cần đẩy piston chuyển sang bên trái cùng với piston và đẩy một đầu của dải phanh. Do đầu kia của dải phanh cố định trên vỏ hộp số nên đường kính của dải phanh giảm xuống và dải phanh xiết chặt vào trống làm cho nó không chuyển động được.

Khi dầu có áp suất được xả ra khỏi xi lanh thì piston bị lò xo phản hồi đẩy về vị trí ban đầu của nó và làm nhả phanh.

1.4.5. Khớp một chiều trong hộp số tự động AB60E

Khớp một chiều cho phép Stato quay theo chiều quay của trục khuỷu động cơ. Tuy nhiên nếu Stato định bắt đầu quay ngược lại thì khớp một chiều sẽ khóa stato để ngăn không cho quay ngược chiều.

1.4.7. Cầu chủ động

1.4.7.1. Truyền lực chính

Chuyển hướng đường truyền lực, động cơ lắp theo phương dọc trục xe, đường truyền lực phải được chuyển hướng 90° bằng cặp bánh răng côn của bộ truyền lực chính, vì các bán trục của xe luôn nằm ngang Hình 1.28

Truyền và tăng momen xoắn: Momen xoắn đã được biến đổi bởi hộp số nhiều cấp phải được tăng thêm ở truyền lực chính để đáp ứng đủ momen xoắn tại bánh xe chủ động trong mọi tình huống khi chạy xe trên đường.

1.4.7.2. Bộ vi sai

Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng (Hình 1.29) được dùng phổ biến trên ô tô làm vi sai giữa các bánh xe trên một cầu để đảm bảo cho chúng quay với tốc độ khác nhau tùy theo lực cản của mặt đường tại vị trí các bánh xe.

Bánh răng quả dứa được nhận mômen xoắn từ trục các đăng thông qua một bích nối. Bánh răng quả dứa này được lắp trong vỏ hộp vi sai và lăn trên 2 ổ bi côn có tác dụng hạn chế lực dọc trục phát sinh khi bánh răng quả dứa làm việc. Người ta lắp bánh răng vành chậu liền với vỏ hộp vi sai vào giá đỡ vi sai qua hai vòng bi bán trục. Các bánh răng quả dứa và bánh răng vành chậu là các bánh răng côn xoắn có đường tâm trục lệch nhau vì vậy người ta phải sử dụng loại dầu bánh răng hypoit đặc biệt để bôi trơn cho chúng.

 - Khi xe chạy thẳng (Hình 1.31): do lực cản tác động như nhau lên cả hai bánh xe dẫn động bên trái và bên phải nên các bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục ăn khớp với nhau thành một khối liền để truyền lực dẫn động đến các bánh xe. 

- Khi xe đi vào đường vòng (Hình 1.32): do lực cản tác động lên hai bánh dẫn động khác nhau, chẳng hạn như lực cản tác động lên lốp A lớn hơn tác động lên lốp B khiến cho tốc độ quay của lốp A nhỏ hơn tốc độ quay của lốp B. Hay nói khác đi, bên trong bộ vi sai, bánh răng bán trục A quay chậm và bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục B phía ngoài quay nhanh hơn. Đó chính là cách mà bộ vi sai giúp cho xe chạy êm qua đường vòng.

1.4.7.3. Bán trục

- Công dụng

Bán trục có tác dụng tiếp nhận tải trọng uốn do lực tác động lên bánh xe. Tải trọng này là do một phần ôtô truyền lên các bán trục và cả đường gồ ghề (xe bị xóc), lực li tâm xuất hiện khi ôtô đi vào đường vòng hay đường nghiêng.

- Yêu cầu

+ Đảm bảo khi truyền mô men không có những dao động, va đập, không có tải trọng động lớn do mô men quán tính gây ra.

+ Các trục phải đảm bảo quay đều, không sinh ra tải trọng động và không có hiện tượng cộng hưởng.

1.4.8. Các chế độ làm việc trong hộp số tự động AB60E

- Trường hợp xe di chuyển về phía trước: Ly hợp số hoặc ly hợp tiến tương ứng với tốc độ xe sẽ được đóng lại.

- Trường hợp xe giữ ở số trung gian (N): Chỉ ly hợp số 2 đóng lại, ly hợp tiến phải được mở. Đây chính là lý do khiến momen xoắn không thể truyền tới trục ra của hộp số.

- Trường hợp xe di chuyển lùi về sau: Với loại hộp số tự động 6 cấp gồm 5 số tiến và 1 số lùi thì ly hợp số 2 và 5 sẽ đóng lại.

* Ở số 1(số D hoặc S):

Quá trình vào số 1 của xe sử dụng hộp số tự động được thực hiện bằng cách đóng ly hợp số 1 và ly hợp số tiến. Khi ly hợp số 1 đóng lại lực momen xoắn truyền sang bộ bánh răng hành tinh số 1, số 2… 

* Ở số 3 (số D hoặc S):

Quá trình vào số 3 cũng tương tự như quá trình vào số 2. Trong khi ly hợp tiến đóng cho phép momen xoắn truyền từ trục biến mô thủy lực vào hộp số. Ly hợp số 3 đóng tạo truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 1, số 2 và số 3, qua đó chuyển tới trục ra của hộp số.

* Ở số 5 (số D hoặc S):

Quá trình vào số 5 cũng tương tự như quá trình vào số 4. Trong khi ly hợp tiến đóng cho phép momen xoắn truyền từ trục biến mô thủy lực vào hộp số. Ly hợp số 2, số 3 đóng tạo truyền động cho bộ bánh răng hành tinh số 1, số 2, số 3, qua đó chuyển tới trục ra của hộp số.

* Ở số lùi (số R):

Đối với số lùi, ly hợp số 5 đóng giúp momen xoắn truyền động từ trục biến mô thủy lực qua trục bánh răng mặt trời của bộ bánh răng hành tinh. Đồng thời, ly hợp số 2 đóng để giữ cố định bánh răng bao của bộ bánh răng hành tinh số 2. Lúc này, momen xoắn sẽ đổi chiều khi truyền từ trục bánh răng mặt trời qua bộ bánh răng hành tinh số 2 và số 3 sau đó chuyển tới trục ra của hộp số.

* Hệ thống điều khiển điện tử:

Hệ thống điều khiển điện tử là một hệ thống điều khiển bằng máy tính. Nó kiểm soát thời điểm chuyển số, thời điểm khóa biến mô thích hợp và điều khiển hộp số.

Các cảm biến và công tắc:

Các cảm biến đóng vai trò thu thập các dữ liệu khác nhau để xác định thời điểm chuyển số và khóa biến mô thích hợp, và biến nó thành các tín hiệu điện rồi truyền đến ECU.

- Cảm biến chức năng:

Công tắc chọn chế độ hoạt động: Xác định thời điểm chuyển số và khóa biến mô sẽ áp dụng trong chế độ bình thường hay tải nặng

Công tắc khởi động trung gian: Phát hiện vị trí số (“L”, ”2”, và”N”)

Cảm biến vị trí bướm ga: Phát hiện góc mở của bướm ga

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Phát hiện nhiệt độ nước làm mát

Cảm biến tốc độ: Phát hiện tốc độ xe

Các van điện: Các van điện đóng hay mở đường dầu bên trong thân van theo tín hiệu ON (mở)/OFF (đóng) từ ECU để điều khiển van chuyển số và van khóa biến mô. Về cơ bản, ECT có ba van điện: Van điện 1 và 2 điều khiển thời đểm chuyển số (số 1,2,3 và số truyền tăng), trong khi van điện 3 điều khiển ly hợp khóa biến mô.

1.4.10. Kết luận

Qua tìm hiểu nghiên cứu về đặc điểm kết cấu, nguyên lý làm việc hệ thống truyền lực trên xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019 để thấy được những ưu điểm và hạn chế của hệ thống. Sự liên quan chặt chẽ của hệ thống truyền lực với các hệ thống an toàn khác của xe hơi như: BA, EBD, HAC… Việc bố trí các bộ phận truyền lực như: Ly hợp, hộp số, các đăng, cầu xe sẽ phức tạp hơn. Cần phải có thêm vi sai, hộp số hoạt động dựa trên tín hiệu từ các cảm biến. Mô men sẽ được truyền từ động cơ đến hộp số , nhờ hộp số truyền mô men được phân phối đến cầu sau thông qua khớp nối và trục các đăng.

Chương 2

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

2.1. Thông số đầu vào

Các thông số vào cho tính toán gồm có các thông số khối lượng xe, Mô men xoắn lớn nhất động cơ, công suất có ích lớn nhất, số vòng quay ứng với Nemax và  Memax các tỷ số truyền của hệ thống truyền lực, bán kính bánh xe và một vài thông số khác.

Thông số đầu vào như bảng 2.1.

2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm

2.2.1. Tính toán đặc tính ngoài của động cơ

* Định nghĩa đặc tính ngoài động cơ.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mô men xoắn Me, công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge của động cơ với số vòng quay ne hoặc vận tốc góc we của trục khuỷu khi cung cấp nhiên liệu ở mức tối đa được gọi là đặc tính vận tốc ngoài của động cơ (gọi tắt là đặc tính ngoài).

* Lốp xe

Kích thước lốp: P265/65R17

Bán kính tính toán của lốp xe là: rk = 0,294 (mm)

* Xác định các tỷ số truyền

- Truyền lực chính: io = 3,73

- Tỷ số truyền hộp số : 4,17 - 2,34 – 1,52 – 1,14 – 0,87 – 0,69

- Ta có công thức: itl = ihs.io

* Cơ sở lý thuyết xây dựng đặc tính ngoài động cơ

Để xác định các thông số đánh giá chất lượng vận tốc kéo đặc biệt là khi giải trên máy tính, chúng ta cần có các quan hệ giải tích  Me = f(ne) hoặc Ne = f(ne).

Thay các thông số a, b, c trên vào phương trình tính Me, Ne ta được đường đặc tính ngoài của động cơ  cần kiểm nghiệm.

Giá trị Ne và Me theo số vòng quay thể hiện như bảng 2.2.

2.2.2. Tính toán cân bằng lực kéo

2.2.2.1. Định nghĩa đặc tính kéo.

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tiếp tuyến (tính theo động cơ) ở các tay số khác nhau tương ứng với vận tốc chuyển động của xe ở từng số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô.

Pk = P(v)                                                     (2.3)

Vận tốc vi được xác định như sau:

ne : tốc độ vòng quay trục khuỷu động cơ (v/p);

rk : bán kính tính toán của bánh xe (m);

i0 : tỷ số truyền lực chính;

itli : tỷ số truyền của hệ thống truyền lực ở số truyền i.

2.2.2.2. Phương pháp xây dựng đặc tính kéo

Dựa vào công thức trên ta lập được bảng số liệu để xây dựng đường đặc tính kéo của động cơ.

2.2.2.3. Xác định các giá trị lực cản, lực bám của bánh xe chủ động

a) Lực bám

Ta có công thức bánh xe là: 4 x 4

Từ đó giả thiết rằng trọng lượng của xe phân bố lên cầu trước chiếm 3/5 tổng trọng lượng.

Thay số được Po = 9504 (N)

b) Lực cản Pc

K = 0,15 : hệ số cản không khí

F = rộng x cao = 1,82 x 1,655 = 3,0121(m2 ) : tiết diện cản gió

v : vận tốc ở số truyền thứ i

Ta xét Pc ở vận tốc cao nhất của từng tay số.

2.2.3. Tính toán động lực học

2.2.3.1. Định nghĩa đặc tính động lực học,

Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học.

D = D(v)                                           (2.9)

2.2.3.3. Nhân tố động lực học theo điều kiện bám

Cơ bản giống với nhân tố động lực học D chỉ khác.

Với j là hệ số bám: Chọn j = 0,8

Ta xét  Do tại vận tốc cao nhất của từng tay số.

Ta được đồ thị sau nhân tố động lực học và nhân tố động lực học theo điều kiện bám như hỉnh 2.4.

2.2.5. Tính toán gia tốc

2.2.5.1. Xây dựng đồ thị gia tốc của xe

* Hệ số khối lượng quay: 

ihi : tỷ số truyền của hộp số ở số truyền thứ i

Gd: trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải định mức

Gb: trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải bất kỳ

Ở đây ta xét: Gd = Gb

* Xác định hệ số cản tổng cộng:

Khi đi trên đường bằng ta có α = 0

* Gia tốc của xe ở số truyền thứ i

di: hệ số khối lượng quay ở số truyền thứ i

Di: nhân tố động lực học ở số truyền thứ i

* Kết quả tính toán:

Các giá trị gia tốc như bảng 2.9.

Ta có đồ thị gia tốc như hình 2.10.

2.2.5.2. Đồ thị gia tốc ngược:

Số liệu gia tốc ngược như bảng 2.11.

Ta có đồ thị gia tốc ngược như hình 2.7.

2.2.7. Tính toán quãng đường tăng tốc

Cách xây dựng như sau: Trên đồ thị thời gian tăng tốc ta lấy tổng các diện tích bé (v,dt) này lại ta được quãng đường tăng tốc tử v1 đến v2.

Với giới hạn bởi các đường t = f(v); t = t1; t = t2 và trục Ot (trục tung).

Số liệu quãng đường tăng tốc thể hiện như bảng 2.12.

Từ bảng số liệu này vẽ được đồ thị quãng đường tăng tốc như hình 2.8.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Bằng cách tính toán và phân tích các đồ thị đặc tính ngoài, đặc tính kéo, đặc tính công suất và khả năng tăng tốc của xe, chúng ta có thể đánh giá hiệu suất tổng thể của xe ô tô. Điều này bao gồm cả khả năng tăng tốc, hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu, và khả năng vận hành ở các điều kiện khác nhau. Qua quá trình tính toán kiểm nghiệm cho thấy số liệu nhà chế tạo đưa ra là hoàn toàn đúng với xe. Xe Hyudai Tucson MT 4WD 2019 có tính năng thông qua cao, phù hợp với nhu cầu di chuyển ở điều kiện đường phức tạp, khắc nghiệt. Mang lại cảm giác lái tốt và hiệu quả an toàn cao.

Chương 3

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN XE TOYOTA HILUX 2.4E 4x2 AT 2019

3.1. Quy trình tháo lắp kiểm tra bảo dưỡng hộp số tự động AB60E

3.1.1 Quy trình tháo hộp số:

- Bước 1: Dùng dụng cụ gá hộp số vào vị trí lắp.

- Bước 3: Sử dụng cờ lê tháo cảm biến tốc độ.

- Bước 4: Sử dụng dụng cụ để tháo bệ phía sau.

- Bước 5: Tháo vòng chặn nắp. Dùng tua vít kéo vòng đệm dây làm kín và xoay nắp trong lúc kéo. Nếu vòng đệm dây bị đứt hãy tháo nó ra và xoay nắp như bình thường, cẩn thận có lò xo bật lên từ bên trong.

- Bước 7: Lật ngược các te lên. Tháo các te và đệm các te.

- Bước 9: Rút các giắt cấm từ các van điện từ và bộ công tắc áp suất.

- Bước 11: Tháo bộ công tắc áp suất. Quan sát sự nhiễm bẩn hoặc đệm làm kín có bị đứt hay không bên dưới bộ công tắc. Thay thế bất kỳ vấn đề nào tìm thấy.

- Bước 13: Tháo bảy van bi một chiều từ tấm cách ly.

- Bước 15: Tháo bộ tích năng 1-2, pít tông và lò xo. Chú ý là lò xò làm pít tông bung lên từ phía dưới với bệ đẩy là tấm cách ly và nhớ đánh dấu trước khi tháo pít tông ra khỏi vị trí của nó.

- Bước 17: Tháo van bi một chiều ở gần vị trí của van tích năng 3-4, tháo lò xo van tích năng 3-4, pít tông và chốt pít tông.

- Bước 20: Tháo cần dẫn số P.

- Bước 22: Tháo vòng đệm trục tua bin.

- Bước 24: Tháo các bu lông bơm dầu.

- Bước 26: Dùng tay nắm lấy trục tua bin và kéo tang đầu vào và tang đầu vào đảo chiều ra khỏi hộp số. Tách 2 tang, đệm chặn và đệm định vị ra khỏi tang đầu vào.

- Bước 28: Tháo bánh răng mặt trời trước ra khỏi hộp số.

- Bước 30: Dùng tay nắm lấy bên ngoài moay ơ và nâng bánh răng hành tinh lên ra khỏi hộp số. Tách bánh răng hành tinh ra khỏi đệm bánh răng và phục hồi vòng chặn bằng cách đặt nó giữa bánh răng mặt hành tinh và vòng bánh răng.

- Bước 32: Tháo bánh răng mặt trời phía sau.

- Bước 34: Trượt trục đầu ra trờ lại vào bên trong phía sau hộp số, sử dụng búa gỗ, sau đó tháo trục đầu ra ra khỏi hộp số.

- Bước 36: Tháo vòng răng ra khỏi hộp số, bất kỳ tấm ép ly hợp số lùi giảm tốc nào có thể không nảy ra, với bánh răng hành tinh thì sẽ nảy ra với vòng răng của nó. Định vị và đánh dấu vị trí các vòng chặn bánh răng vòng răng.

- Bước 38: Sử dụng dụng cụ thích hợp để nén lò xo lại, tháo và giữ lại vòng chặn.

3.1.2 Quy trình kiểm tra bảo dưỡng

3.1.2.1 Trống ly hợp số lùi:

- Bước 1: Tháo vòng hãm và đĩa ép

- Bước 3: Đặt trống vào một máy ép để nén cụm lò xo. Nén cụm lò xo sau đó tháo vòng hãm. lấy trống ra khỏi máy ép.

- Bước 5: Làm sạch tất cả các bộ phận và kiểm tra hư hỏng. Kiểm tra:

+ Bề mặt bị xước hoặc cháy dải phanh. Các vết trầy xước nhìn thấy ở đây là điều bình thường, nhưng không thể cảm thấy sự mài mòn nào trên bề mặt bằng tay.

+ Bất kỳ vết trầy xước hoặc hư hỏng cho vòng đệm làm kín.

Đặt một lực ép thích hợp vào giá đỡ cố định, và đặt trống ly hợp trên giá đỡ. Kiểm tra khe hở bạc lót. Không được có khoảng trống lớn hơn 0.0763mm giữu bạc lót và cổ trục. Kiểm tra trống xTôi có bất kỳ chuyển động song song hoặc chuyển động lắc lư không. 

- Bước 6: Tiến hành bôi trơn lắp ghép các bề mặt làm kín của trống

- Bước 7: Lắp đặt các siu làm kín mới trên piston, sau đó lắp piston vào trống. Sử dụng một căn lá mỏng hoặc công cụ phù hợp khác để hỗ trợ các siu làm kín vào khoang piston.

- Bước 10: Lắp các đĩa ly hợp vào trống, bắt đầu bằng một tấm đĩa ép, kết thúc là một đĩa ma sát.

- Bước 12: Đo khe hở ly hợp giữa đĩa ép và vòng hãm. Độ hở này phải nằm trong khoảng (1,02mm – 1,94mm). Nếu độ hở không nằm trong các thông số kỹ thuật này, hãy điều chỉnh khe hở bằng cách lắp đĩa ép cục bộ hiệu chỉnh.

Độ dày các đĩa ép cục bộ có sẵn là:

5.787mm - 5.947mm

6.519mm - 6.678mm

7.249mm - 7.409mm

3.1.2.2 Bộ bánh răng hành tinh

- Bước 1: Sau khi tháo rời, bắt đầu kiểm tra bộ truyền bánh răng bằng cách nhìn vào các răng xoắn trên tất cả bộ bánh răng hành tinh. Nếu có bất cứ hư hỏng nào có thể nhìn thấy, thành phần đó phải được thay thế, cùng với hai thành phần ăn khớp còn lại.

- Bước 3: Mặc dù tất cả các bạc lót cổ trục phải được kiểm tra hao mong và làm lại bề mặt, chỉ có một bạc lót cần được thay thế trong bất kì lần bảo dưỡng nào, bạc lót trong bánh răng mặt trời số 2. 

- Bước 4: Kiểm tra sự hao mòn và vết xước các bề mặt chịu lực hướng trục. Các bề mặt này cũng được phục hồi bằng vải nhám.

- Bước 5: Kiểm tra vòng bi và đệm lót chịu lực hướng trục xTôi có bị đổi màu do nhiệt không. Nếu có dấu hiệu màu đen hoặc tím bất thường ở trên vòng bi và đệm lót, chúng phải được thay thế. Tất cả các vòng bi phải quay trơn tru khi quay bằng tay. Vì ổ trục hành tinh phía trước kẹt trong cụm hành tinh và ta không thể kiểm tra trực tiếp nó. 

- Bước 7: Tháo vòng trong của khớp một chiều số 2 và kiểm tra hao mòn và vết xước. Nếu thấy bề mặt phẳng mịn, hãy làm lại bề mặt bằng vải nhám.

- Bước 10: Nhấc vòng ngoài ly hợp khớp một chiều lên. Tách khớp một chiều và vòng đệm khỏi vòng trong. Kiểm tra hao mòn và vết xước của cả hai vòng khớp một chiều. Kiểm tra mài mòn bề mặt các khớp một chiều.

- Bước 13: Gắn vòng ngoài vào khớp một chiều ở một góc, xoay vòng ngoài ngược chiều kim đồng hồ đến khi nhìn thấy vòng ngoài nằm hoàn toàn trên khớp một chiều. Ta sẽ cần đẩy vài chiếc răng cuối cùng vào vòng ngoài bằng ngón tay khi xoay vòng ngoài.

- Bước 16: Xác định hướng quay chính xác. Trong khi giữ cố định moay ơ ly hợp vượt tốc với moay ơ ly hợp vượt tốc hướng xuống dưới, vòng ngoài phải xoay theo chiều kim đồng hồ và khóa ngược chiều kim đồng hồ.

3.2. Hướng dẫn vận hành trên hộp số tự động AB60E

3.2.1 Cơ chế giảm áp suất chất lỏng ly tâm

Vì lý do sau đây, cơ cấu triệt tiêu áp suất chất lỏng ly tâm được sử dụng trên ly hợp C1,C2,C3 và C4.

3.2.2. Cảm biến nhiệt độ ATF số 1 và số 2

Cảm biến nhiệt độ ATF số 1 (THO1) được sử dụng để điều khiển áp suất thủy lực. Cảm biến này được sử dụng để sửa đổi áp suất được sử dụng để tác dụng ly  hợp và phanh trong hộp số. Điều này giúp đảm bảo chuyển số suôn sẻ chất lượng.

3.2.4. Công tắc đỗ xe/ vị trí trung gian

Công tắc vị trí đỗ xe / trung gian gửi tín hiệu vị trí P, R, N, D và NSW đến ECM. Nó cũng gửi tín hiệu cho đèn báo vị trí chuyển số (P, R, N và D).

3.2.6. Công tắc chọn kiểu TOW/HAUL

Công tắc chọn mẫu TOW/HAUL là một công tắc loại nhất thời.

 Nếu cần số ở vị trí D khi nhấn công tắc một lần, việc điều khiển kéo/kéo sẽ được thực hiện.Nếu công tắc chọn kiểu TOW/HAUL được vận hành trở lại hoặc công tắc đánh lửa tắt, thì đường kéo điều khiển sẽ bị hủy bỏ.

 Công tắc chọn mẫu TOW/HAUL và đèn báo TOW/HAUL được cung cấp để kéo bưu kiện.

3.2.8. Chế độ điều khiển thông minh AI-SHIFT

3.2.8.1. Tổng quan

Ngoài những thay đổi về kiểu thay đổi do điều khiển kéo/vận chuyển, điều khiển AI-SHIFT xác định mức tối ưu điều khiển truyền dẫn dựa trên tín hiệu đầu vào và tự động thay đổi kiểu chuyển số. Kết quả là, một mức cao tầm cỡ của hoạt động truyền tải đạt được.

Điều khiển AI-SHIFT bao gồm điều khiển hỗ trợ tình trạng đường và điều khiển hỗ trợ ý định của người lái xe.

3.2.8.2. Kiểm soát hỗ trợ tình trạng đường

Trong điều khiển hỗ trợ tình trạng đường, ECM xác định góc mở bướm ga và xe tốc độ cho dù chiếc xe đang được lái lên dốc hoặc xuống dốc.

a) Khi một chiếc xe kéo không được kéo

Để đạt được lực truyền động tối ưu khi lái xe lên dốc, hệ thống điều khiển này giúp hộp số không bị trượt.chuyển sang số 4, 5 hoặc 6.

b) Khi một chiếc xe kéo được kéo

Để đạt được lực truyền động tối ưu khi lái xe lên dốc, hệ thống điều khiển này giúp hộp số không bị trượt chuyển lên.

Để đạt được hiệu quả phanh động cơ tối ưu khi lái xe xuống dốc, hệ thống điều khiển này sẽ tự động giảm số hộp số.

3.3. Một số nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng khi sử dụng hộp số tự động AB60E

Nguyên nhân và cách khắc phục các hư hỏng khi sử dụng hộp số tự động AB60E được trình bày trong bảng 3.1.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hệ thống truyền lực là một phần quan trọng của bất kỳ chiếc xe nào, bao gồm cả Toyota Hilux, đảm bảo việc truyền tải công suất từ động cơ đến các bánh xe để xe có thể di chuyển một cách hiệu quả và an toàn.

Khai thác (khảo sát) tính năng, đặc tính kết cấu của hệ thống trên xe ô tô làm cơ sở kỹ thuật để khai thác, vận hành xe. Giúp công tác sử dụng xe đúng tính năng kỹ thuật, bảo quản, bảo dưỡng xe đúng định kỳ nhằm cho xe luôn ở trong tình trạng kỹ thuật tốt, kéo dài tuổi thọ của xe. Hệ thống truyền lực là một trong những hệ thống quan trọng trên xe ô tô, nhờ có hệ thống này mà ô tô mới có thể di chuyển được.

Với việc khai thác hệ thống truyền lực và sử dụng hộp số của xe Toyota Hilux ngoài mục đích làm tài liệu để học tập, còn tìm hiểu đặc tính kỹ thuật của hệ thống, kết cấu của nó là cơ sở để so sánh hệ thống truyền lực của xe với các xe khác. Từ đó chọn phương pháp cải tiến, đặc biệt đưa ra các biện pháp cần thiết để giúp cho sử dụng hệ thống truyền lực đạt hiệu quả cao, hiệu suất lớn, kéo dài tuổi thọ của xe giúp xe vận hành an toàn.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo : Thạc sĩ ……………  cùng các thầy trong Bộ môn Nguyên lý - Kết cấu, Khoa ô tô và các học viên cùng lớp Tôi đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao với các nội dung cơ bản.

Hệ thống truyền lực trên xe Toyota Hilux 2.4E AT 4x2 2019 được bố trí theo một sơ đồ bố trí tương đối phổ biến, được sử dụng trên nhiều loại xe. Trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Để tiện cho việc khai thác, sử dụng hệ thống truyền lực đề tài đã nêu ra một số chú ý trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng hệ thống truyền lực của xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019. Bản thân Tôi đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo sát các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng có hạn nên đồ án tốt nghiệp của Tôi không tránh khỏi được thiếu sót. Rất mong Quý thầy trên Khoa và các học viên đóng góp để Tôi hoàn thiện Đồ án tốt nghiệp của mình..

 Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2; Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập; Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự; 1995.

2. Hướng dẫn sửa chữa và bảo dưỡng xe Toyota Hilux 2.4E 4x2 AT 2019.

3. Lý thuyết ôtô quân sự; Nguyễn Phúc Hiểu, Võ Văn Hường; Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự; 1983.

4. Thiết kế tính toán ô tô máy kéo; Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh; Nhà NXB Khoa học và Kỹ thuật; 2005.

5. Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự; Vũ Đức Lập; NXB Quân đội nhân dân; 2001.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"