ĐÒ ÁN KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8

Mã đồ án OTTN003024200
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ cấu tạo hệ thống điều hòa trên xe VF8, bản vẽ cấu tạo máy nén và ly hợp điện tử trên xe VF8, bản vẽ kết cấu két nước làm mát trên xe VF8, bản vẽ kết cấu bình chứa và hút ẩm trên xe VF8, bản vẽ quy trình kiểm tra hệ thống điều hòa trên xe VF8…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8.

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC……………………………………………………………….......................................…..…....1

LỜI MỞ ĐẦU………………………………………………………………...........................................…3

Chương 1: TỔNG QUAN..................................................................................................................4

1.1. Giới thiệu về đề tài:.....................................................................................................................4

1.2. Giới thiệu chung về xe:............................................................................................................... 4

1.2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản:....................................................................................................... 6

1.2.2. Thiết kế ngoại thất đến từ studio nổi tiếng Pininfarina:............................................................ 6

1.2.3. Pin và hệ thống truyền động mạnh mẽ:................................................................................... 8

1.2.4. Công nghệ hỗ trợ lái (ADAS) an toàn vượt trội:....................................................................... 9

1.2.5. Các tính năng thông minh, tối ưu trải nghiệm:......................................................................... 9

1.3. Hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8:................................................................................... 10

1.3.1. Sự quan trọng của hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8.................................................... 11

1.3.2. Cách sử dụng hệ thống điều hòa........................................................................................... 12

1.3.3. Cách sử dụng các chế độ điều hòa trên VF8......................................................................... 12

1.3.4. Lợi ích của hệ thống điều hòa trên xe Vinfast VF8................................................................ 13

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8....18

2.1. Phân tích kết cấu hệ thống điều hòa trên xe VF8..................................................................... 18

2.1.1. Các thành phần chính............................................................................................................ 18

2.1.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa.............................................................. 18

2.2. Tính toán kiểm nghiệm thông số hệ thống trên xe VF8:........................................................... 37

2.2.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần:.......................................................................................... 37

2.2.2. Bề dày lớp cách nhiệt............................................................................................................ 39

2.2.3. Tính nhiệt tổn thất:................................................................................................................ 40

2.2.4. Tính nhiệt qua kết cấu bao che:............................................................................................ 40

2.2.5. Tính nhiệt do người tỏa ra..................................................................................................... 43

2.2.6. Tính nhiệt do động cơ tạo ra................................................................................................ 43

2.2.7. Tính tổn thất nhiệt khi mở cửa.............................................................................................. 43

2.2.8. Tính tổn thất nhiệt do đèn tỏa ra:......................................................................................... 44

2.2.9. Tính chu trình và kiểm tra máy nén:..................................................................................... 44

2.2.10. Tính toán kiểm tra giàn ngưng:........................................................................................... 47

2.2.11. Tính toán kiểm tra giàn bốc hơi.......................................................................................... 49

Chương 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8 ............................... 50

3.1. Kiểm tra hiện tượng hư hỏng:................................................................................................. 50

3.1.1. Kiểm tra bằng quan sát:....................................................................................................... 50

3.1.2. Kiểm tra áp suất:.................................................................................................................. 52

3.2. Chẩn đoán:.............................................................................................................................. 56

3.2.1. Chẩn đoán, xử lý các hư hỏng thông thường:..................................................................... 56

3.2.2. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán:............................................................................ 59

3.3. Xây dựng quy trình bảo dưỡng:.............................................................................................. 61

3.3.1. Bảo dưỡng thường xuyên:.................................................................................................. 61

3.3.2. Bảo dưỡng định kỳ.............................................................................................................. 62

3.3.3. Bảo dưỡng:......................................................................................................................... 65

3.3.3.1. Xả ga hệ thống lạnh:.........................................................................................................66

3.3.3.2. Rút chân không hệ điện lạnh:...........................................................................................68

KẾT LUẬN....................................................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................................ 73

LỜI MỞ ĐẦU

Ngay từ khi ra đời, ô tô đã chứng tỏ được tầm quan trọng của mình trong cuộc sống của con người. Từ đó đến nay ngành công nghiệp ô tô không ngừng phát triển về số lượng cũng như chất lượng nhằm đáp ứng yêu cầu ngày một cao và khắt khe hơn của người sử dụng. Không còn đơn thuần là những chiếc xe chỉ được coi như một phương tiện phục vụ đi lại, vận chuyển. Những phiên bản xe mới lần lượt ra đời, kết hợp giữa những bước đột phá về công nghệ kỹ thuật và những nét sáng tạo thẩm mỹ tạo nên những chiếc xe đáp ứng được kỳ vọng của người tiêu dùng.

Ngày nay, một chiếc xe ô tô không những phải đảm bảo về tính năng an toàn cho người sử dụng mà nó còn phải đảm bảo cung cấp được các thiết bị tiện nghi nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Một trong số đó là hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô. Nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ mà hệ thống này ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Đem lại sự thoải mái, dễ chịu cho người ngồi trong xe dưới mọi điều kiện thời tiết.

Nghiên cứu hệ thống điều hòa nhiệt độ trên ô tô là việc tìm hiểu rõ về chức năng hoạt động của hệ thống điều hòa, tìm hiểu về kỹ thuật điện lạnh và những chi tiết cấu thành một hệ thống điều hòa hoàn chỉnh. Vì vậy việc tìm hiểu hệ thống điều hòa giúp cho ta hiểu rõ hơn về tính năng kỹ thuật của hệ thống, cũng như sử dụng hệ thống hiệu quả hơn. Và có thể chẩn đoán được một số bệnh của hệ thống khi tiếp xúc. Thông qua đề tài nghiên cứu này em có được thêm lượng kiến thức về điều hòa không khí trên ô tô.

Trong phạm vi đồ án này, em chỉ giới hạn phạm vi tìm hiểu, giới thiệu một cách khái quát về "Hệ thống điều hòa không khí lắp trên xe Vinfast VF8". Do những hạn chế về kiến thức thực tế cũng như tài liệu tham khảo nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng đề tài của em vẫn không tránh khỏi khiếm khuyết và hạn chế. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các quý thầy cô và các bạn để đề tài của em hoàn thiện hơn. Em hy vọng đề tài có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các bạn sinh viên yêu thích nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống điều hòa.

Qua đây em xin gửi lời cảm ơn đến thầy: Ths…………… đã giúp đỡ, chỉ bảo tận tình để em hoàn thành được đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chương 1: TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu về đề tài.

Đồ án: “Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa trên xe VF8” được thực hiện nhằm mục đích:

- Tìm hiểu chung về hệ thống điều hòa trên ô tô nhằm cung cấp kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa cho người học.

- Tìm hiểu về hệ thống điều hòa tự động trên ô tô với nội dung tìm hiểu về các loại cảm biến được sử dụng trong hệ thống điều hòa tự động, cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các cụm thiết bị chính, phương pháp điều khiển điều hòa.

- Đưa ra và hướng dẫn phân tích một số sơ đồ mạch điện điều hòa của hãng xe mình tìm hiểu.

1.2 Giới thiệu chung về xe.

Ngay khi ra mắt mẫu ô tô điện đầu tiên VFe34, VinFast đã nhận được rất nhiều những phản hồi tích cực từ phía chuyên gia cũng như khách hàng Việt. Tiếp nối những thành công đó, VinFast tiếp tục giới thiệu thêm những sản phẩm mới và chính thức đưa ra thông tin mở bán 2 dòng SUV điện hạng D và hạng E tại sự kiện VinFast Global EV Day hồi đầu tháng 1 năm 2022. Ô tô điện VinFast VF8 – tên gọi mới của dòng xe VinFast VFe35 lần đầu tiên được giới thiệu tại Los Angeles Auto Show 2021 và được chính thức mở bán trên toàn cầu vào ngày 6/1/2022, trong thời gian diễn ra Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2022 (Las Vegas, Mỹ). 

1.2.1. Thông số kỹ thuật cơ bản.

Ô tô điện VinFast VF8 sở hữu các thông số kỹ thuật cơ bản:

- Kích thước (dài x rộng x cao): 4.750 x 1.900 x 1.660 (mm).

- Chiều dài cơ sở: 2.950mm.

- Khoảng sáng gầm xe không tải: 180mm.

1.2.2. Thiết kế ngoại thất đến từ studio nổi tiếng Pininfarina.

Để tạo nên mẫu xe ô tô điện VF8 với sự kết hợp hài hoà giữa nghệ thuật độc đáo, tính ứng dụng cao và mang hơi thở hiện đại của sản phẩm tương lai, VinFast đã hợp tác với studio Pininfarina danh tiếng đến từ nước Ý. Pininfarina nổi tiếng là “cha đẻ” của những thiết kế xe huyền thoại mang phong cách thể thao, phóng khoáng được ưa chuộng trong nhiều thập kỷ qua.

Ô tô điện VinFast VF8 vẫn giữ nguyên thiết kế dải đèn LED ôm trọn logo chữ “V” tương tự với dòng xe điện VFe34 và các mẫu xe xăng đã ra mắt. Nội thất tiện nghi, hiện đại.

Các phiên bản VF8 thể hiện như bảng 1.1.

1.2.3. Pin và hệ thống truyền động mạnh mẽ.

Đối với hệ truyền động, ô tô điện VinFast VF8 cung cấp hai tuỳ chọn pin cho khả năng hoạt động của xe có thể lên tới 460km hoặc 510km.

Xe lắp hai động cơ điện chia đều cho cả hai trục trước và sau với công suất tối đa lên đến 260 – 300 mã lực, mô-men xoắn cực đại 500 – 640 Nm. Chiếc SUV điện cỡ trung này dự kiến có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h chỉ trong khoảng 5,9 đến dưới 5,5 giây (tùy bản Eco hay Plus).

Các thông số truyền động phiên bản VF8 như bảng 1.2.

VinFast đã ký hợp tác với những đơn vị sản xuất pin xe điện hàng đầu thế giới như: Prologium - Đài Loan (sản xuất pin thế rắn giúp tăng thời gian di chuyển cho xe); Storedot -Israel (cung cấp các dòng pin sạc nhanh), … Dự kiến, hệ thống pin của mỗi xe ô tô điện VF8 đều đảm bảo quãng đường xe chạy được trong một lần sạc đầy đạt tiêu chuẩn châu Âu (WLTP).

1.2.4. Công nghệ hỗ trợ lái (ADAS) an toàn vượt trội.

Công nghệ ADAS (Advanced Driver Assistance Systems) – hệ thống hỗ trợ lái xe thông minh và an toàn, đã được tích hợp trên các dòng xe của VinFast, bao gồm cả dòng xe xăng và dòng xe điện VinFast VFe34. Các tính năng nổi bật của công nghệ này bao gồm giám sát hành trình thích ứng, hệ thống giám sát xung quanh 360 độ, và cảnh báo điểm mù.

1.2.5. Các tính năng thông minh, tối ưu trải nghiệm.

Để mang đến sự thuận tiện và thú vị trên mọi chuyến đi, VinFast VF8 – mẫu xe điện hàng đầu đã tích hợp nhiều tiện ích và giải trí thông minh, bao gồm bộ ứng dụng Smart Home (Ngôi nhà thông minh), Mobile Office (Văn phòng di động), In-car Shopping (Mua sắm trên xe), và In-car Entertainment (Giải trí trên xe). Với chỉ vài thao tác đơn giản trên màn hình xe, người dùng có thể lựa chọn các dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ.

Nhờ vào những tiện ích thông minh và hiện đại này, dự kiến xe ô tô điện VinFast VF8 sẽ trở thành một người bạn đồng hành thân thiện và gần gũi với chủ nhân trong mọi chuyến đi trong tương lai.

1.3. Hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8.

Hệ thống điều hòa trên xe là tiện nghi không thể thiếu với mọi loại xe. Hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8 là một ví dụ xuất sắc về sự kết hợp giữa công nghệ và tiện nghi trong ngành công nghiệp ô tô. Với mục tiêu tạo ra một môi trường lái xe thoải mái và hiệu quả từ mùa hè nắng nóng đến mùa đông lạnh giá, hệ thống được trang bị nhiều tính năng như làm mát, sưởi ấm, lọc và hút ẩm trong khoang hành khách. Việc nắm rõ cách thức hoạt động và sử dụng hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8 có thể giúp tiết kiệm nhiên liệu, bảo vệ sức khỏe con người và kéo dài tuổi thọ của xe.

1.3.1. Sự quan trọng của hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8

Hệ thống điều hòa không khí trên ô tô là quá trình làm mát, lọc sạch và điều chỉnh độ ẩm của không khí trong khoang hành khách, mang lại cảm giác thoải mái cho người sử dụng xe. Để đạt hiệu suất tối ưu, hệ thống này cần hoạt động khi tất cả các cửa sổ đã được đóng lại.

Hệ thống điều hòa trên xe VinFast VF8 cho phép người dùng khả năng điều chỉnh nhiều tính năng của hệ thống điều hòa, bao gồm (Như hình 1.4):

1. Bật/tắt chế độ điều hòa tự động.

2. Bật/tắt chế độ điều hòa không khí;

3. Bật/tắt chế độ điều hòa không khí tối đa.

4. Điều chỉnh nhiệt độ.

5. Sấy kính hoặc khử sương kính chắn gió phía trước và sau.

6. Điều chỉnh tốc độ quạt.

7. Bật/tắt chức năng đồng bộ hệ thống.

1.3.3. Cách sử dụng các chế độ điều hòa trên VF8.

Để mở menu điều hòa không khí, người dùng có thể thực hiện bằng cách:

- Nhấn vào biểu tượng quạt (1) trên thanh điều hòa.

- Nhấn vào biểu tượng hình Ghế (2)

- Vuốt lên trên thanh điều hòa (3)

Để bật hoặc tắt chế độ làm mát, người dùng có thể thực hiện như sau:

- Nhấn vào nút A / C để bật điều hòa.

- Nhấn lại nút A / C một lần nữa để tắt điều hòa.

1.3.4. Lợi ích của hệ thống điều hòa trên xe Vinfast VF8.

a. Giới thiệu chung về các loại máy nén khí:

Hiện nay đang dùng phổ biến nhất là loại máy nén piston cam nghiêng (piston dọc trục) và máy nén quay dùng cánh gạt (cánh trượt).

* Máy nén loại piston trục khuỷu:

Loại này chỉ sử dụng cho môi chất lạnh R12, có thể được thiết kế nhiều xilanh bố trí thẳng hàng hoặc bố trí hình chữ V.

- Cấu tạo: Trong loại máy nén kiểu piston, thường sử dụng các van lưỡi gà để điều khiển dòng môi chất lạnh đi vào và đi ra xilanh. Lưỡi gà là một tấm kim loại mỏng, mềm, dẻo, gắn kín một phía của lỗ ở khuôn lưỡi gà. Áp suất ở phía dưới lưỡi gà sẽ ép lưỡi gà tựa chặt vào khuôn và đóng kín lỗ thông lại. Áp suất ở phía đối diện sẽ đẩy lưỡi gà.

* Máy nén kiểu cánh gạt:

Mỗi cánh gạt của máy nén cánh gạt được chế tạo liền với cánh đối diện của nó. Có hai cặp cánh gạt như vậy, mỗi cặp đặt vuông góc với nhau trong khe của rô to. Khi rô to quay cánh gạt dịch chuyển theo phương hướng kính trong khi hai đầu nó trượt trên mặt trong của xilanh.

* Máy nén kiểu đĩa lắc.

Trong máy nén piston dịch chuyển tịnh tiến trong xilanh, một đĩa chéo được liên kết với trục của máy nén và một van điều khiển lưu lượng môi chất.

Khi trục máy nén quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa với vấu được nối trực tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động của piston trong xilanh để thực hiện việc hút nén xả của môi chất.

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU VÀ KỂM NGHIỆM HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8

2.1. Các thành phần chính

Hệ thống điều hòa không khí nói chung và ô tô nói riêng bao gồm các bộ phận và thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Hệ thống điều hòa không khí luôn biến đổi môi chất từ thể lỏng sang thể khí và ngược lại vì vậy chúng cần có các thiết bị có thể thực hiện được yêu cầu như vậy. Thiết bị lạnh ô tô bao gồm các bộ phận: Máy nén, thiết bị ngưng tụ (giàn nóng), bình lọc và tách ẩm, thiết bị giãn nở (van tiết lưu), thiết bị bay hơi (giàn lạnh), …và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống hoạt động có hiệu quả nhất.

Hình vẽ dưới đây giới thiệu một cách trực quan và cơ bản nhất về các bộ phận chính của hệ thống điều hòa không khí trên xe ô tô.

2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động hệ thống điều hòa

a. Máy nén

- Công dụng:

Máy nén hoạt động như một cái bơm để hút hơi môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100PSI; 7-17,5kg/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất trong hệ thống.

- Vị trí lắp đặt của máy nén:

Khi thực hiện quá trình nén, không khí được đưa vào khoảng trống giữa 2 đĩa xoắn tạo ra. Khoảng trống giữa 2 đĩa xoắn hình thành khi 2 đĩa xoắn được đặt ăn khớp vào nhau, hình thành lên các túi dạng hình lưỡi liềm. Hai đĩa này khép dần từng nấc và dần đi vào tâm của hình xoắn ốc làm giảm thể tích, tạo áp suất lớn. Khi tới tâm thì không khí đạt được áp suất đẩy và được nén qua cổng đẩy ở tâm của đĩa xoắn cố định. 

b. Máy nén điều hòa:

- Máy nén điều hòa không khí là loại xoáy lốc dẫn động bằng nguồn điện áp cao (EAC - Electric Air Compressor)

- Chức năng cơ bản của EAC: nén môi chất làm lạnh dạng khí ở nhiệt độ/áp suất thấp đến trạng thái nhiệt độ/áp suất cao hơn và tuần hoàn môi chất trong hệ.

d. Bộ sưởi điện áp cao:

Hoạt động bằng nguồn điện từ pin điện áp cao

- Chức năng: Nó được dùng để làm nóng nguồn nước tuần trong hệ thống làm mát. Nguồn nước nóng này sử dụng để làm ấm khoang hành khách và tăng cường hiệu quả làm tan băng trên cửa sổ trong thời tiết lạnh; ngoài ra nguồn nước nóng được dùng để làm ấm pin HV trong điều kiện thời tiết lạnh, nhằm làm tăng hiệu suất pin.

- Bộ điều khiển tốc độ quạt:

Nhận yêu cầu về tốc độ từ CCU sau đó điều chỉnh điện áp đến quạt bằng cách thay đổi độ rộng xung (PWM)

- Quạt gió:

Là nguồn động lực tạo ra nguồn gió cho hệ thống điều hòa tùy vào điên áp cao đến từ bộ điều khiển quạt

g. Bộ lốc hơi (giàn lạnh):

- Công dụng:

Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương (hỗn hợp lỏng-khí) sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ thấp và áp suất thấp để làm lạnh không khí xung quanh nó.

- Cấu tạo:

Bộ bốc hơi (giàn lạnh) được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi. Với kiểu thiết kế này bộ bốc hơi có diện tích hấp thụ nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu.

- Nguyên lý hoạt động:

+ Đường kính và chiều dài ống dẩn môi chất lạnh.

+ Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.

+ Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.

+ Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.

+ Tốc độ của quạt gió.

h. Bình lọc và hút ẩm:

- Cấu tạo:

Bình lọc và hút ẩm môi chất lạnh (hay còn gọi là phin sấy lọc, bình chứa môi chất) là một bình kim loại, bên trong có lưới lọc và túi đựng chất hút ẩm. Chất khử ẩm là vật liệu có đặt tính hút ẩm lẫn trong môi chất lạnh, cụ thể như ôxit nhôm và chất sillicagel. Bên trong bầu lọc hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi khử ẩm riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay tự do trong bầu lọc. Khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào nhiệt độ.

- Chức năng:

Bình lọc là thiết bị để chứa môi chất được hóa lỏng tạm thời bởi giàn nóng và cung cấp một lượng môi chất theo yêu cầu tới giàn lạnh.

Bộ hút ẩm có chất hút ẩm và lưới lọc dùng để loại trừ các tạp chất hoặc hơi ẩm trong chu trình làm lạnh. Nếu có hơi ẩm trong chu trình làm lạnh, thì các chi tiết ở đó sẽ bị mài mòn hoặc đóng băng ở bên trong van giãn nở dẫn đến bị kẹt.

j. Van tiết lưu:

- Chức năng:

Thiết bị giãn nở này hay van giãn nở nhiệt là một loại van biến đổi, nó có thể thay đổi độ mở của van để đáp ứng với các chế độ tải trọng làm lạnh của bộ bốc hơi. Thiết bị này được điều khiển bằng áp suất vào của bộ bốc hơi, van sẽ mở để lưu thông nhiều môi chất lạnh hơn khi cần làm lạnh nhiều hay chế độ tải lạnh yêu cầu ít hơn thì van giãn nở giảm dòng chảy của chất lạnh xuống. Trên ô tô, van giãn nở được lắp tại ống vào của bộ bốc hơi, sau giàn ngưng tụ.

- Phân loại:

Có hai kiểu van giãn nở được sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ô tô: kiểu van giãn nở áp suất không đổi (ống định cỡ OT) và kiểu van giãn nở nhiệt, đối với kiểu giãn nở nhiệt có hai loại là van giãn nở có bầu cảm biến nhiệt cân bằng trong (loại hộp) và loại van giãn nở nhiệt có bầu cảm biến cân bằng ngoài (loại râu). 

k. Van giãn nở nhiệt:

- Van giãn nở nhiệt loại hộp.

- Van giãn nở nhiệt loại râu.

w. Thông gió tự nhiên:

Việc hút không khí bên ngoài vào trong xe do áp suất không khí tạo ra bởi chuyển động của xe được gọi là thông gió tự nhiên.

Sự phân bố áp suất không khí bên ngoài xe khi chuyển động được chỉ ra như hình 1.26 áp suất (+) sinh ra ở một vài vùng và áp suất (-) sinh ra ở các vùng khác. Vì vậy các cách hút phải đặt ở vùng có áp suất không khí (+) còn các cửa thoát phải đặt ở vùng không khí áp suất không khí (-).

2.2. Tính toán kiểm nghiệm thông số hệ thống trên xe VF8.

2.2.1. Xác định lớp cách nhiệt của trần.

a. Kết cấu lớp cách nhiệt:

Dòng ẩm có tác dụng xấu đến vật liệu và lớp cách nhiệt như làm giảm tuổi thọ vật liệu và mất khả năng cách nhiệt, do vậy kết cấu lớp cách nhiệt phải đáp ứng yêu cầu sau:

- Cách nhiệt, cách ẩm, phải có độ vững bền, chắc chắn chịu được va đập và khả năng dẫn nhiệt và dẫn ẩm nhỏ nhất.

- Chịu được tải trọng bản thân.

- Phải chống được ẩm xâm nhập từ ngoài vào và bề mặt bên ngoài xe không được đọng sương.

- Phải đảm bảo cách nhiệt tốt, giảm chi phí đầu tư cho máy lạnh và vận hành

- Phải chóng được cháy nổ và bảo đảm an toàn.

Trần xe có lớp thép tán kẽm tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, bên trong có lớp cách nhiệt bằng bông khoáng ép bọc da.

Kết cấu bao che trần xe như bảng 2.1.

b. Các thông số:

- Nhiệt độ phía ngoài: tng = 37,70C (Lấy theo nhiệt độ mùa hè tại Đà Nẵng).

- Nhiệt độ trong xe: ttr = 250C

- Độ ẩm tương đối của không khí phía ngoài: φng = 77%

- Độ ẩm tương đối của không khí phía trong: φtr = 70%

- Tra đồ thị (I-d) ta có nhiệt độ đọng sương là: ts=330C

2.2.2. Bề dày lớp cách nhiệt

λCN = 0,06 (W/m.độ) : Hệ số dẫn nhiệt.

K : Hệ số truyền nhiệt qua kết cấu. Chọn K = 1,35 (W/m2.độ): Nhiệt truyền qua trần.

λ = 45 (W/m.độ): Hệ số dẫn nhiệt của lớp thép tán kẽm.

αt: Hệ số trao đổi nhiệt bên trong của trần (W/m2.độ)

αng: Hệ số trao đổi nhiệt bên ngoài của trần, αng = 23,3 (W/m2.độ)

αt = 7 (W/m2.độ): Không khí đối lưu tự nhiên.

⇒δCN = 0,06x = 0,033 (m).

Thực tế lớp cách nhiệt theo quy chuẩn δTT = 0,035 (m).

* Tính kiểm tra đọng sương trên bề mặt ngoài lớp cách nhiệt:

Điều kiện để bề mặt ngoài không động sương là: KTT ≤ KS .

Vậy KTT < KS, không có hiện tượng đọng sương trên bề mặt kết cấu.

2.2.3. Tính nhiệt tổn thất:

Tính nhiệt tổn thất là tính toán các dòng nhiệt từ môi trường đi vào phòng điều hòa kho lạnh, đây chính là dòng nhiệt tổn thất mà máy lạnh phải cung cấp đầy đủ công suất để thải nó lại môi trường bên ngoài, đảm bảo sự chênh lệch nhiệt độ ổn định giữa phòng điều hòa và không khí bên ngoài.

Tổng lượng nhiệt tổn thất của phòng được xác định bởi công thức sau:

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 + Q5.

2.2.4. Tính nhiệt qua kết cấu bao che:

Dòng nhiệt đi qua kết cấu bao che là tổng các dòng nhiệt tổn thất qua tường bao, trần, và nền do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong xe cộng với các dòng nhiệt tổn thất do bức xạ mặt trời qua bao tường và trần. Để xác định nhiệt lượng qua kết cấu bao che ta sử dụng biểu thức:

Q1 = QBX + Qt + Qtr + Qs (W).

a. Nhiệt lượng bức xạ mặt trời qua kính (QBX):

Nhiệt bức xạ mặt trời là lượng nhiệt sinh ra do năng lượng ánh mặt trời tác động trực tiếp lên bề mặt tường, trần, kính, … làm tăng nhiệt độ của khoang xe. Mái che, kính, tường bao xe được chọn để làm giảm đáng kể năng lượng mặt trời. Ta tính nhiệt bức xa mặt trời bằng công thức:

QBX = Fk.R”.εcds. εmm. εkhm  (W).

Suy ra QBX = 1,3 x 339 x 1,0023 x 0,831 x 1 x 1 x 1,17x0,94 = 403,6 (W).

b. Nhiệt lượng truyền qua tường (Qt):

Nhiệt lượng truyền qua tường là dòng nhiệt tổn thất qua tường do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và môi trường bên trong xe.

Ta có thể tính toán nhiệt lượng truyền qua tường vào xe theo công thức:

Qt = Kt.Ft.Δt, (W).

Suy ra: Qt = 1,3x (2 x 2,5 x 1,2 + 2 x 1, 4 x 1,2 ) x (37,7-25) = 154,53 (W).

c. Nhiệt lượng truyền qua trần xe (Qtr):

Nhiệt lượng truyền qua trần xe là dòng nhiệt tổn thất qua trần xe do sự chênh lệch nhiệt độ giưa môi trường bên ngoài và bên trong xe.

Suy ra: Qtr = 1,9 x (2,7 x 1,4) x (37,7-25) = 91,21 (W).

d. Nhiệt lượng truyền qua sàn xe (QS):

Nhiệt lượng truyền qua sàn xe là dòng nhiệt tổn thất qua sàn do do sự chênh lệch nhiệt độ giữa môi trường bên ngoài và bên trong xe.

Ta có thể tính toán nhiệt lượng truyền qua sàn vào xe theo công thức:

QS = KS.FS.Δt (kcal/h).

Vậy nhiệt lượng qua kết cấu bao che là:

Q1 = QBX + Qt + Qtr + Qs.

=> Q1= 403,6 + 154,53 + 91,21 + 30,72 = 680,06 (W).

2.2.5. Tính nhiệt do người tỏa ra

Nhiệt do người tỏa ra là lượng nhiệt từ người tỏa ra phòng bằng quá trình đối lưu bức xạ nhiệt. Lượng nhiệt này được xác định:

Q2 = N.qh (W).

Suy ra:  Q2 = 7 x 63 = 441 (W).

2.2.8. Tính tổn thất nhiệt do đèn tỏa ra.

Trên xe sử dụng các đèn dây tóc chiếu sáng, phần lớn điện năng đầu vào biến thành nhiệt, chỉ có phần nhỏ biến thành ánh sáng…nhưng ánh sáng sau quá trình phản chiếu bởi các bề mặt cuối cùng cũng biến thành nhiệt, vậy ta có công thức tính nhiệt tỏa ra từ các bóng đèn dây tóc:

Q5 = N (W).

Vậy tổng nhiệt lượng tổn thất của khoang xe là:

Q = Q1+Q2+Q3+Q4+Q5 = 680,06 + 441 + 7098 + 81 +17 = 8317,06 (W).

2.2.9. Tính chu trình và kiểm tra máy nén.

Hệ thống xe sử dụng chu trình máy nén hơi một cấp sử dụng ga R-134a.

a. Sơ đồ nhiệt của chu trình lạnh R-134a một cấp:

Chu trình máy lạnh R-134a một cấp như hình 2.27.

b. Các quá trình của chu trình:

1-2: Nén đoạn nhiệt từ áp suất bay hơi đến áp suất ngưng tụ.

2-3: Quá trình ngưng tụ môi chất đẳng áp thải nhiệt cho môi thường không khí.

3-4: Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi áp suất ngưng tụ PK xuống áp suất bay hơi P0

4-1: Quá trình bay hơi đẳng áp thu nhiệt của môi trường lạnh

Thông số trạng thái tại các điểm nút cơ bản như bảng 2.2.

d. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh R-134a: (t0)

Nhiệt độ sôi của môi chất chất lạnh t0 phụ thuộc vào nhiệt độ trong buồng lạnh và được xác định bởi công thức:

t0 = ttr - Δt0 = ttr - (8÷13).

Suy ra :  t0 = 25 - 9 = 160C.

Tra đồ thị (lgP_i) của môi chất lạnh R-134a ta có áp P0 = 0,5042bar

f. Tính chu trình :

- Tính năng suất lạnh riêng khối lượng :

q0 = i1- i4 (kj/kg).

=> q0= 706 – 556,2 = 149,8 (kj/kg).

- Năng suất lạnh riêng thể tích:

qv = q0/v1 = 149,8 /40,529 = 3,696 (kj/m3).

Với: v1: Thể tích hơi hút về máy nén.

- Năng suất nhiệt riêng ngưng tụ

qk = i2 - i3 = 727 - 556,2 = 170,8 (kj/kg).

- Công nén riêng:

l = i2 - i1 = 727 - 706 = 21 (kj/kg).

- Năng suất lạnh:

Q0 = m.q0 = 0,06.149,8 = 8,988 (kW).

- Công nén lý thuyết:

Nlt = m.l = 0,06.21 = 1,26 (kW).

- Công nén thực tế:

Thay số được: Ncl = 1,575 (kW)

Từ đây ta có thể thấy loại máy nén 10S17C có tốc độ tối đa cho phép là 10.500 (vòng/ phút) và năng suất lạnh là Q0 = 8,988 kW và động cơ phải mất 1,575 KW cho hệ thống điều hoà không khí là phù hợp với xe VF8 đang khảo sát.

2.2.10. Tính toán kiểm tra giàn ngưng.

Giàn ngưng không khí có hai loại: giàn ngưng không khí đối lưu tự nhiên (tủ lạnh, ...) giàn ngưng không khí đối lưu cưỡng bức (máy điều hoà nhiệt độ)

Giàn ngưng tụ có không khí lưu đọng cưỡng bức dùng cho hệ thống lạnh trên xe ôtô VF8 là các ống gắn các lá tản nhiệt và có dùng quạt tạo không khí lưu động cưỡng bức.

* Tải nhiệt của giàn ngưng Qk = 4,44 KW đặt tại Đà Nẵng.

Khi dùng không khí làm mát giàn ngưng, nhiệt độ ngưng tụ:

tk = tkk + Δtk.

Nhiệt độ trung bình không khí:

tkk = 0,5.(37,7+42,5) = 40,10C.

Nhiệt độ ngưng tụ:

tk = tkk + Δtk = 37,5 + 7 = 44,50C.

2.2.11. Tính toán kiểm tra giàn bốc hơi

Bề mặt truyền nhiệt của giàn lạnh có cấu tạo là các ống đồng, bố trí song song có cánh phẳng bằng nhôm lồng vào nhau:

- Đường kính ngoài của ống: dng = 0,012 (m).

- Đường kính trong của ống: dtr = 0,010 (m).

- Bước cánh: Sc = 0,004 (m).

- Bề dày cánh: δc = 0,0004 (m).

- Bước ống đứng: S1 = 0,045 (m).

Tổng diện tích mặt ngoài có cánh của một mét ống:

F = Fc + F0 = 0,956 + 0,0339 = 0,9899 (m2).

Diện tích bề mặt trong của một mét ống:

Ftr = π.dtr = 3,14x0,01 = 0,0314 (m2).

Hệ số làm cánh:

Thay số được: β  = 31,5

Như vậy, diện tích khoảng giữa các cánh của một mét ống F0 = 0,0339 (m2), tổng diện tích mặt ngoài có cánh của một mét ống F = 0,9899 (m2), diện tích bề mặt trong của một mét ống Ftr = 0,0314 (m2). Đảm bảo tỏa nhiệt tốt cho 7 người ngồi trên xe cảm thấy thỏa mái, dễ chịu. Do đó phù hợp với khảo sát tính toán là xe ô tô VF8.

Chương 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA TRÊN XE VF8

3.1. Kiểm tra hiện tượng hư hỏng:

3.1.1. Kiểm tra bằng quan sát:

a. Lượng khí thổi không đủ:

Kiểm tra bụi bân tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.

b. Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí:

Kiểm tra bu lông bắt nén khí và các bu lông bắt giá đỡ.

e. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối:

 Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu tìm thấy vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất.

f. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt giàn lạnh:

Quay motor quạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của motor không bình thường, thì phải thay thế motor quạt giàn lạnh.

h .Rò rì nước làm mát:

Một trong những vấn đề phổ biến nhất trong hệ thống làm mát là rò rỉ nước làm mát, gây mất chất làm lạnh và giảm hiệu suất làm mát của hệ thống. Rò rỉ có thể xuất phát từ các ống dẫn, bộ kẹp hoặc các phần kín khác của hệ thống.

3.1.2. Kiểm tra áp suất,

a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất:

 Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hoà làm việc cho phép bạn có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp và để chân đoán sự cố. Điều kiện đo:

- Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng

- Núm chọn luồng không khí: "FACE"

b. Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất:

 Khi thực hiện chuân đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện sau đây.

* Hệ thống làm việc bình thường:

Nếu hệ thống làm việc bình thường, thì giá trị áp suất đồng hồ được chỉ ra như sau:

- Phía áp suất thấp : Từ 0,15 đến 0,25 MPa (1,5 đến 2,5 kgf/cm2).

- Phía áp suất cao: 1,37 đến 1,57 MPa (14 đến 16 kgf/cm2).

* Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ:
  Nếu thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường.

* Sụt áp trong máy nén:
  Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn gi trị bình thường. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường.

3.2. Chẩn đoán.

3.2.1. Chẩn đoán, xử lý các hư hỏng thông thường.

Muốn chẩn đoán chính xác các hỏng hóc thông thường của hệ thống điện lạnh ô tô, ta phải đo Kiểm và ghi nhận áp suất bên phía thấp áp và bên phía cao áp của hệ thống điện lạnh ô tô. Số liệu đo được sẽ làm cơ sở cho công tác chân đoán như đã hướng dẫn trước đây, thao tác đo kiểm áp suất của một hệ thống điện lạnh ô tô được thực hiện như sau:

 - Khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ.

 - Cho động cơ nổ ở vận tốc trục khuỷu 2000 vòng/phút.

- Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “MAXCOLD”.

- Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất.

3.2.2. Chẩn đoán bằng hệ thống tự chẩn đoán.

a. Mô tả:

Trong hệ thống tự chẩn đoán, ECU truyền bất kỳ thông tin sự cố nào xảy ra trong đèn chỉ báo, các cảm biến và bộ chấp hành tới bảng điều khiển để hiển thị và thông báo cho kỹ thuật viên biết. Hệ thống này rất có ích cho việc chẩn đoán vì các kết quả tự chẩn đoán được lưu trong bộ nhớ ngay cả sau khi tắt khóa điện.

* Kiểm tra tín hiệu chỉ báo:

Các tín hiệu chỉ báo như các công tắc, hiển thị đặt nhiệt độ và kích hoạt tiếng kêu bíp có thể được kiểm tra. Các chỉ báo của công tắc và hiển thị đặt nhiệt độ hiện lên 4 lần rồi tắt.

* Kiểm tra bộ chấp hành:

Một tín hiệu đầu ra theo mẫu được chuyển tới bộ chấp hành để kiểm tra sự hoạt động của nó.

b. Ví dụ quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe VF8.

* Quy trình đọc mã lỗi:

- Bật công tắc máy ON.

- Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R.

- Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra.

* Quy trình xóa mã lỗi:

Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau:

- Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR DEF.

- Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ của hộp.

3.3. Xây dựng quy trình bảo dưỡng:

3.3.1. Bảo dưỡng thường xuyên:

a. Kiểm tra sơ bộ:

Quan sát kiểm tra hệ thống điện máy lạnh, các đầu nối, đường ống.

d. Nhiệt độ cửa gió lạnh:

e. Kiểm tra sự rũ rỉ mụi chất lạnh:

3.3.2. Bảo dưỡng định kỳ

a. Công tác chuẩn bị:

Trước khi tiến hành chuân đoán hệ thống điều hòa không khí chúng ta cần phải kiểm tra chắc chắn một số vị trí, bao gồm:

Đảm bảo các cánh tản nhiệt của két nóng không:

- Máy tắt vị trí lạnh đầy bị tắc, nghẹt bởi rác, lá cây hay côn trùng.

- Đóng hoàn toàn cửa trộn không khí.

- Quạt làm mát hoạt động và quay đúng chiều       .

b. Quy trình bảo dưỡng định kỳ:

Muốn kiểm tra xem môi chất lạnh có được nạp đầy đủ vào hệ thống không, ta thao tác như sau:

- Khởi động cho động cơ nổ ở vận tốc 1.500 vòng/phút.

- Bật công tắc máy lạnh A/C đến vị trí vận hành ON

- Chỉnh núm nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa.

3.4. Bảo dưỡng

Quy trình tổng quan cho việc bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Vinfast VF8:

- Kiểm tra mức chất làm lạnh: Đảm bảo kiểm tra mức chất làm lạnh trong bồn chứa chất làm lạnh của hệ thống làm mát. Nếu mức chất làm lạnh thấp hơn mức yêu cầu, cần bổ sung chất làm lạnh mới.

- Kiểm tra và làm sạch bộ tản nhiệt: Kiểm tra bộ tản nhiệt chất lỏng để đảm bảo không có bất kỳ cặn hoặc bụi bẩn nào gây cản trở lưu thông của chất làm lạnh. Nếu cần, làm sạch bộ tản nhiệt để tăng hiệu suất làm mát.

3.4.1. Xả ga hệ thống lạnh.

Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Ga môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.

Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ
môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga. Trạm này được đặt trên một xe đây tay gồm một bơm, một bình thu hồi ga đặc biệt. Bình thu hồi ga có khả năng lọc sạch tạp chất trong ga xả, tinh khiết lượng ga xả ra để có thể dùng lại được.

- Bơm sẽ hút môi chất lạnh trong hệ thống, bơm môi chất lạnh này xuyên qua
bộ tách dầu nhờn. Sau đó môi chất lạnh sẽ được đây tiếp đến bầu lọc hút âm để loại chất âm và nạp vào bình chứa thu hồi ga.

- Cho bơm hút xả ga hoạt động cho đến lúc áp kế chỉ cho biết đã có chút ít chân không trong hệ thống.

- Tắt máy hút xả ga, đợi trong năm phút.

* Xả ga với bô áp kế thông thường:

- Tắt máy động cơ, máy nén không hoạt động, lắp ráp bộ đồng hồ đo vào hệ thống điện lạnh ôtô cần được xả ga.

- Đặt đầu cuối giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ áp suất lên một khăn hay giẻ lau sạch.

- Mở nhẹ van đồng hồ phía cao áp cho môi chất lạnh thoát ra theo ống giữa bộ đồng hồ đo.

3.4.2, Rút chân không hệ điện lạnh,

 Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống điện
lạnh, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất lạnh mới vào hệ thống. Công việc này nhằm mục đích hút sạch không khí và chất âm ra khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại.

 Ở gần mực nước biển hay ngay tại mực nước biển, một bơm hút chân không loại tốt phải có khả năng hút (710 mmHg) hay cao hơn.

* Thao tác việc rút chân không như sau:

- Sau khi đã xả sạch môi chất lạnh trong hệ thống, ta khóa kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp trên bộ đồng hồ gắn trên hệ thống điện lạnh oto

- Trước khi tiến hành rút chân không, nên quan sát các áp kế để biết chắc chắn môi chất lạnh đã đc xả hết ra ngoài

- Ráp nối ống giữa ống màu vàng của bộ đồng hồ vào cửa hút của bơm chân không như trình bày trên

- Mở cả hai van đồng hồ , số đo chân không phải đạt được (710÷740) mmHg.

- Sau khi đồng hồ phía thấp áp chỉ xấp xỉ (710÷740) mmHg tiếp tục rút chân
không trong vòng 15 phút nữa.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian nghiên cứu, thu thập tài liệu, cùng với đó là sứ hướng dẫn tận tình của Thầy: Ths…………… và các thầy cô giáo trong Bộ môn ô tô khoa Cơ khí, đến nay em đã hoàn thành các nội dung sau của đồ an tốt nghiệp.

1. Tìm hiểu về hệ thống điều hòa trên xe VF8.

2. Giới thiệu về xe VF8.

3. Tính toán thiết kế hệ thống điều hòa trên xe VF8.

4. Khai thác kỹ thuật hệ thống điều hòa trên xe VF8.

Đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót, kính mong nhận đươc góp ý của thầy cô và các bạn.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                                            Hà Nội, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                       Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                        …………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Trọng Hoan, Thiết kế tính toán Ô tô, 2021.

[2]. Đặng Quý, Tính toán thiết kế Ô tô, 2001.

[3]. Nguyễn Ngọc Linh (Chủ biên); Vũ Đức Lập, Kiều Đức Thịnh; Phạm Vũ Nam, Nguyễn Văn Kựu và Dương Thị Hiện, Giáo trình thiết kế các hệ thống trên Ô tô http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/13001, 2023.

[4]. Nguyễn Đức Ngọc (Chủ biên); Bùi Đức Tiến và Đặng Ngọc Duyên; Nguyễn Tuấn Anh, Giáo trình cấu tạo Ô tô - Tập 2. http://tailieuso.tlu.edu.vn/handle/DHTL/12980, 2023.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"