ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018

Mã đồ án OTTN003024184
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể tuyến hình xe Toyota vios E 2018, bản vẽ các phương án dẫn động, bản vẽ sơ đồ dẫn động trên xe Toyota vios E 2018, bản vẽ kết cấu ly hợp trên xe Toyota vios E 2018, bản vẽ khai thác kỹ thuật hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018, bản vẽ quy trình bảo dưỡng hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018.

Giá: 1,190,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU..:..................................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU..:..................................................................................................................................3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LY HỢP.:......................................................................4

1.1. Nhiệm vụ.:...................................................................................................................................4

1.2. Yêu cầu.:.....................................................................................................................................5

1.3. Phân loại:....................................................................................................................................5

1.3.1.Theo phương pháp truyền mômen.:.........................................................................................5

1.3.2. Theo trạng thái làm việc::.......................................................................................................12

1.3.3. Theo dạng lò xo ép của đĩa ép: :............................................................................................12

1.3.4 Phân loại theo phương án dẫn động.:.....................................................................................13

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018. :........................23

2.1. Giới thiệu thông só kĩ thuật xe Toyota vios E 2018.:.................................................................23

2.2. Kết cấu hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018.:...............................................................25

2.2.1. Bánh đà.:..................................................................................................................,.............26

2.2.2. Đĩa ma sát :.................................................................................................................,..........27

2.2.3. Mâm ép ly hợp.:............................................................................................................,.........30

2.2.4. Khớp ngắt ly hợp.:..................................................................................................................31

2.2.5. Đòn mở.:.................................................................................................................................32

2.2.6. Trục ly hợp.:............................................................................................................................33

2.2.7. Bàn đạp ly hợp.:......................................................................................................................33

2.2.8. Xi lanh chính.:.........................................................................................................................34

2.3. Dẫn động ly hợp trên xe Toyota vios E 2018.:...........................................................................35

2.4 Tính toán kiểm nghiệm hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018.:........................................36

2.4.1. Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết :................................................................................................37

2.4.2. Kiểm tra lại áp suất tác dụng lên bề mặt ma sát :..................................................................38

2.4.3. Tính sức bền đĩa bị động.:.....................................................................................................39

2.4.4. Tính toán kiểm nghiệm điều kiện làm việc của moay ơ.:.......................................................40

2.4.5. Kiểm bền lò xo ép ly hợp.:.....................................................................................................41

2.4.6. Kiểm bền lò xo giảm chấn của ly hợp.:.................................................................................42

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018.....43

3.1. Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống ly hợp xe TOYOTA VIOS E 2018..............................44

3.1.1. Bảo dưỡng hàng ngày:.........................................................................................................44

3.1.2. Bảo dưỡng định kỳ::.............................................................................................................45

3.2. Hiện tượng, nguyên nhân và và biện pháp khắc phục::..........................................................49

3.2.1.Ly hợp bị trượt :.....................................................................................................................49

3.2.2.Ly hợp ngắt không hoàn toàn.:..............................................................................................50

3.2.3. Ly hợp đóng đột ngột :..........................................................................................................51

3.2.4. Ly hợp phát ra tiếng kêu.:.....................................................................................................52

3.2.5. Bàn đạp ly hợp bị rung.:.......................................................................................................52

3.2.6. Đĩa ép bị mòn nhanh.:..........................................................................................................53

3.2.7. Bàn đạp ly hợp nặng.:..........................................................................................................53

3.2.8. Hỏng hệ thống dẫn động thuỷ lực.:......................................................................................53

KẾT LUẬN..:..................................................................................................................................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO..:..............................................................................................................60

LỜI NÓI ĐẦU

Đất nước Việt Nam đang trên chặn đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa mạnh mẽ. Như chúng ta đã biết, trong quá trình đó, lĩnh vực cơ khí nói chung và công nghiệp ô tô nói riêng là 1 trọng tâm của công nghiệp nặng. Ô tô không những là một ngành quan trọng của nền kinh tế quốc dân mà ô tô cón xuất hiện trong mọi mặt của đời sống: Thể thao (đua xe F1), Y tế (xe cứu thương), Giáo dục (xe Bus trường học), Quân sự (xe bọc thép)… Vì vậy có thể nói những kiến thức về ô tô là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Cũng vì thế mà mỗi sinh viên chuyên ngành Công nghệ Kỹ thuật Ô tô của trường Đại học Công Nghệ GTVT đều được đào tạo đầy đủ về cả lý thuyết lẫn thực hành thông qua các môn học như: Lý thuyết ô tô, Kết cấu tính toán ô tô, Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô… cùng với các học phần thực hành và đồ án môn học tương ứng.

Sau khi học xong kết hợp cùng chuyến thực tập tốt nghiệp, sinh viên được giao thực hiện Đồ án tốt nghiệp trong 25 tuần. Với đề tài được giao là “Khai thác kĩ thuật hệ thống ly hợp trên xe cơ sở Toyota vios E 2018”. Với  nổ lực của bản thân và được giúp đỡ hết sức tận tình của Thầy hướng dẫn Thầy : TS…………….. em đã hoàn thành được đề tài được giao. Tuy nhiên do điều kiện thời gian và kiến thức của em có giới hạn nên không tránh khỏi nhiều điều thiếu sót mong Quý thầy cô và mọi người thông cảm bỏ qua.

Và một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thầy: TS…………….. đã hướng dẫn và chỉ bảo tận tình, giả đáp các thắc mắc giúp em có thể hoàn thành đồ án trong thời gian quy định.

Em mong nhận được thêm những ý kiến đóng góp quý báu của Quý thầy cô và các bạn để hoàn thiện kiến thức và rút kinh nghiệm cho bản thân.

                                                                                                                                       Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 20…

                                                                                                                                         Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                        ………......……

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LY HỢP

1.1. Nhiệm vụ

- Ly hợp là một trong những cụm chính trong hệ thống truyền lực của ôtô. Ly hợp trên ôtô là bộ phận liên kết giữa động cơ và hệ thống truyền lực,nó được bố trí ngay sau động cơ và trước hộp số.Do đó nó có các nhiệm vụ sau:

+ Nối động cơ với hệ thống truyền lực để truyền mômen từ động cơ đến hệ thống truyền lực trong hầu hết quá trình xe chuyển động.

+ Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực để cắt dòng truyền công suất tới hệ thống truyền lực trong trường hợp cần thiết như khi xe khởi động,khi chuyển số, khi phanh xe.

1.2. Yêu cầu

Ly hợp trên ôtô là một trong những cụm chi tiết quan trọng nó cần đảm bảo được các yêu cầu sau đây:

- Truyền hết được mômen của động cơ xuống hệ thống truyền lực mà không bị trượt.

- Ngắt dứt khoát, đóng êm dịu để giảm tải trọng động tác động lên hệ thống truyền lực.

- Mômen quán tính của phần bị động của ly hợp phải nhỏ để giảm tải trọng động tác dụng lên các bánh răng và bộ đồng tốc khi sang số.

1.3.Phân loại

1.3.1.Theo phương pháp truyền mômen

1.3.1.1. Ly hợp ma sát

* Ly hợp ma sát một đĩa:

a. Sơ đồ cấu tạo:

Phần chủ động

Bao gồm vỏ ly hợp (4) được bắt cố định với bánh đà (1) bằng các bu lông, đĩa ép (3) cùng các chi tiết trên vỏ ly hợp (lò xo ép, đòn mở ) đĩa ép (3) nối với vỏ ly hợp bằng thanh mỏng đàn hồi. đảm bảo truyền được mômen từ vỏ lên đĩa ép và dịch chuyển dọc trục khi đóng, ngắt ly hợp. Lực ép lò xo ép truyền tới đĩa ép có tác dụng  kẹp chặt đĩa bị động với bánh đà.

Phần bị động:

Đĩa bị động (2) ( gồm cả chi tiết xương đĩa bị động, các tấm ma sát, moay ơ, bộ phận giảm chấn (13) và trục ly hợp

b. Nguyên lý hoạt động:

- Khi ly hợp ở trạng thái đóng:Dưới tác dụng của lò xo ép 5 làm đĩa ép 3 ép đĩa bị động với bánh đà, nhờ vậy tạo được sự ma sát giữa đĩa ép và bánh đà với đĩa bị động và làm cho chúng ép sát vào nhau. Do đó khi động cơ quay thì mô men của động cơ được truyền từ bánh đà và đĩa ép qua đĩa bị động tới trục ly hợp và đến các hệ thống truyền động.

- Khi ngắt ly hợp:Dưới tác dụng của lực bàn đạp kéo đòn kéo 9 thông qua càng mở 10 đẩy bạc mở 6 làm bi T dịch chuyển sang trái khắc phục hết khe hở d và ép vào đầu trên của đòn mở 12, đầu dưới của các đòn mở đi sang phải và tách đĩa ép 3 khỏi đĩa bị động làm cho đĩa bị động tách rời khỏi bánh đà và đĩa ép ngắt dòng công suất từ động cơ sang hệ thống truyền lực.

* Ly hợp ma sát hai đĩa:

a. Sơ đồ cấu tạo:

Nguyên lý cấu tạo và hoạt động của ly hợp ma sát hai đĩa cũng tương tự như ly hợp ma sát một đĩa chỉ khác là có hai đĩa bị động nên có hai mayơ ở đĩa bị động.

b. Nguyên lý hoạt động:

Để đảm bảo khe hở cần thiết giữa các bề mặt ma sát của ly hợp khi mở ly hợp, đồng thời đảm bảo cho đĩa ép trung gian, đĩa ép ngoài và bánh đà thành một khối mà vẫn đảm bảo đĩa ép trung gian và đĩa ép ngoài có thể di trượt được thì người ta dùng một cơ cấu gồm có đai ốc điều chỉnh 4 được kẹp chặt vào đĩa ép trung gian. Khi các bề mặt ma sát của tấm ma sát của đĩa bị động bị mòn nhiều, nhờ có cơ cấu đó sẽ làm cho đĩa ép trung gian di chuyển đến gần bánh đà hơn. Đai ốc 4 có vòng cách tỳ lên vỏ ly hợp, đẩy cho bulông hạn chế di chuyển dọc trục của nó, nên duy trì được khe hở cần thiết giữa các bề mặt ma sát khi mở ly hợp.

1.3.1.2. Ly hợp thuỷ lực

a. Cấu tạo

Ly hợp thuỷ lực truyền mômen thông qua chất lỏng.

Cấu tạo của ly hợp thuỷ lực gồm 2 phần:

- Phần chủ động là phần bánh bơm, bánh đà.

- Phần bị động là bánh tuốc bin nối với trục sơ cấp của hộp giảm tốc.

b. Nguyên lý hoạt động

Ly hợp thủy lực gồm có 2 bánh công tác: Bánh bơm ly tâm và bánh tua bin hướng tâm, tất cả được đặt trong hộp kín điền đầy chất lỏng công tác. Trục của bánh bơm được nối với động cơ và trục của bánh tua bin nối với hộp số.

Ly hợp thủy lực không có khả năng biến đổi mômen, nó chỉ làm việc như một khớp nối thuần túy nên còn gọi là khớp nối thủy lực.

1.3.1.3. Ly hợp điện từ

Ly hợp điện từ hình thành với 2 dạng kết cấu:

+ Ly hợp ma sát sử dụng lực ép điện từ

+ Ly hợp điện tử làm việc theo nguyên lý nam châm điện bột.

a. Cấu tạo

- Phần chủ động: bao gồm bánh đà (1), vỏ ly hợp, cuộn dây( 3), khung từ (2).

- Phần bị động: bao gồm lõi thép bị động (5), nối với trục chủ động của hộp số(6).

b. Nguyên lý hoạt động

Khi có dòng điện qua cuộn dây (3). Xung quanh nó sẽ xuất hiện từ thông có dạng vòng tròn khép kín đi qua không gian khe hở từ (4) có chứa bột kim loại đặc biệt. Từ thông đi qua bột kim loại này sẽ tập trung dọc theo chiều lực nam châm, tạo thành những sợi cứng. Nối phần chủ động và phần bị động với nhau truyền mômen từ động cơ tới hệ thống truyền lực.

1.3.3. Theo dạng lò xo ép của đĩa ép:

- Ly hợp sử dụng lò xo trụ bố trí theo vòng tròn.

- Ly hợp sử dụng lò xo dạng côn xuắn.

- Ly hợp sử dụng lò xo dạng đĩa.

1.3.4 Phân loại theo phương án dẫn động

1.3.4.1. Dẫn động ly hợp bằng cơ khí

Đây là hệ thống dẫn động điều khiển ly hợp bằng các đòn, khớp nối và được lắp theo nguyên lý đòn bẩy. Loại dẫn động điều khiển ly hợp đơn thuần này có kết cấu đơn giản, dễ chế tạo và có độ tin cậy làm việc cao. Hệ thống dẫn động này được sử dụng phổ biến ở các ô tô quân sự như xe ZIL-130, ZIL-131.

- Nguyên lý làm việc:

Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp ly hợp (7) sẽ làm cho cần của trục bàn đạp ly hợp quay quanh tâm O1 kéo đòn dẫn động của ly hợp (9) dịch chuyển sang phải (theo chiều mũi tên). Làm cho càng mở ly hợp (6) quay quanh O2. Càng mở gạt bạc mở (4) sang trái (theo chiều mũi tên) tác động vào đầu đòn mở của ly hợp, kéo đĩa ép tách ra khỏi đĩa ma sát.

Khi người lái nhả bàn đạp (7) thì dưới tác dụng của lò xo hồi vị (8), bàn đạp trở về vị trí ban đầu duy trì khe hở   giữa bạc mở với đầu đòn mở. Nhờ có các lò xo ép để ép đĩa ép tiếp xúc với đĩa ma sát, ly hợp được đóng lại.

1.3.4.3. Dẫn động ly hợp bằng cơ khí có trợ lực khí nén

Đây là hệ thống dẫn động điều khiển ly hợp bằng các thanh đòn, khớp nối. Đồng thời kết hợp với các lực đẩy của khí nén sơ đồ.

- Nguyên lý làm việc :

Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp ly hợp (1), làm cho đòn dẫn động (2) quay quanh O1, thông qua thanh kéo (3) làm đòn (4) quay quanh O2 và qua thanh kéo (5) làm đòn dẫn động (7) quay quanh O3. Nhờ có đòn dẫn động (8) cùng với mặt bích của xilanh phân phối (9) và đẩy thân van phân phối (10) sang phải (theo chiều mũi tên). Khi mặt phải của thân van phân phối chạm vào đai ốc hạn chế hành trình trên cần piston (15) thì làm cho càng mở ly hợp (16) quay quanh O4  và đẩy bạc mở ly hợp (19) sang trái (theo chiều mũi tên). Ly hợp được mở.

1.3.4.5. Dẫn động thủy lực có trợ lực chân không

- Nguyên lý hoạt động:

Sơ đồ cấu tạo bộ trợ lực chân không

Khi mở ly hợp: Khi người lái đạp bàn đạp làm đẩy van khí (4) mở ra đồng thời van điều khiển (1) (bằng cao su) đóng van chân không (2) lại. Lúc này khoang B được nối với khoang khí trời C và khoang B không thông với khoang chân không A, tạo ra sự chênh lệch áp suất giữa hai khoang A và B, làm van chân không chuyển động sang trái đẩy pittông của xy lanh chính (13) sang trái làm dầu trong xy lanh chính theo ống (1) sang xy lanh công tác (2) đẩy pittông của xy lanh công tác sang phải qua càng mở (3) đẩy bi T (4) ép vào đòn mở (5) làm mở ly hợp.

Khi đóng ly hợp: Khi người lái thôi tác dụng vào bàn đạp, nhờ các lò xo hồi vị làm van khí (4) trở về vị trí ban đầu, lúc này van khí (4) ép chặt làm mở van chân không (2) ra. Kết quả là khoang A thông với khoang B và khoang B không thông với khoang C nữa. Hai khoang A và B không có sự chênh lệch áp suất nên không sinh ra trợ lực nữa và các chi tiết cũng trở về vị trí ban đầu.

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018

2.1 Giới thiệu thông só kĩ thuật xe Toyota vios E 2018

Toyota đã thay đổi thiết kế cho hốc hút gió, kiểu dáng hình thang với kích thước lớn gia tăng sự tự tin mỗi khi xe lăn bánh. Cụm đèn với thiết kế vuốt dài sang hai hướng, gia tăng độ năng động cho xe. Xe được sử dụng cộng nghệ halogen dạng bóng chiếu cho hệ thống đèn, mạ bên ngoài là lớp kim loại ấn tượng.

Về nội thất: Bảng đồng hồ của xe được thiết kế 3D nổi bật và chia làm 3 khu vực riêng biệt rõ ràng, giúp cho thông tin hiện thị được rõ ràng. Vòng đồng hồ trung tâm còn được mạ viền Crôm, tích hợp màn hình hiển thị đa thông tin giúp người lái có được sự thuận tiện và dễ dàng khi quan sát thông tin.

Thông số kỹ thuật ô tô Toyota Vios E 2018 như hình 2.1.

2.2 Kết cấu hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018

Ly hợp sử dụng trên xe Toyota vios E 2018 là loại ly hợp ma sát 1 đĩa dẫn động thủy lực

- Cấu tạo của ly hợp trên xe Toyota vios E 2018 bao gồm 3 phần chính:

+ Phần chủ động bao gồm: bánh đà, vỏ ly hợp, đĩa ép và giá đỡ lên vỏ ly hợp.

+ Phần bị động bao gồm:  đĩa ma sát và trục bị động

2.2.1. Bánh đà

- Bánh đà được thêm vào nhằm tạo ra momen quán tính khối lượng giúp động cơ hoạt động, trên bánh đà có vòng răng khởi động để khởi động động cơ. Trên bánh đà động có có các lỗ khoan xiên nhằm mục đích lưu thông không khí mang theo nhiệt độ, bụi, dầu mỡ (nếu có ) ra ngoài. Trong trường hợp bị tắc khả năng tản nhiệt sẽ kém đi chút ít, ngoài ra bánh đà được làm dày để hấp thụ  nhiệt lượng lớn toả ra từ hoạt động của ly hợp.

- Có bề mặt được gia công nhẵn để tạo ra bề mặt ma sát. Trên bề mặt bánh đà được khoan các lỗ để gắn các bộ phận ly hợp. Mỗi lỗ được khoan vào giữa bánh đà để lắp bạc đạn đỡ trục sơ cấp của hộp số.

2.2.3. Mâm ép ly hợp

Là loại đĩa mâm ép lò xo mặt trời. Chế tạo bằng vật liệu chịu tải. Mâm ép phải được chuyển động tịnh tiến theo chiều trục. Có ba loại: kiểu lò xo cuộn – kiểu lò xo lá – kiểu bán ly tâm

- Nguyên lý hoạt động :

Đĩa ép mặt trời hoạt động khi trung tâm của đĩa được đẩy vào động cơ, thì cạnh ngoài của nó đi ngược lại phía động cơ. Điều này sẽ tách đĩa ly hợp và đĩa ép trượt ra xa so với bánh đà. Khi trung tâm của lò xo được nhả ra thì lò xo sẽ trở lại trạng thái bình thường. Lúc đó cạnh ngoài của đĩa ép mặt trời sẽ đẩy bề mặt mâm ép vào trong đĩa ly hợp.

2.2.4. Khớp ngắt ly hợp

Khớp ngắt ly hợp thường sử dụng bạc đạn cầu và bộ vòng, có tác dụng làm giảm ma sát giữa cần đẩy và càng mở ly hợp, tránh sự mài mòn. Khớp ngắt ly hợp là bộ phận kín trong đó chứa mỡ bò, nó trượt trên trục hoặc trong ống bao lồng bên ngoài trục từ phía trước của hộp số.

Ở một vài loại xe sử dụng khớp ngắt ly hợp bằng than chì. Nó là một khối tròn bằng than chì chống ma sát, ép lên trên đĩa phẳng và cần đẩy ly hợp.

2.2.6. Trục ly hợp

Là trục sơ cấp của hộp số, một đầu được gối lên vòng bi ở tâm bánh đà, đầu còn lại được gối lên vòng bi đặt ở hộp số có bánh răng luôn ăn khớp với trục trung gian của hộp số thân có rãnh then lắp ghép với moay ơ đĩa bị động để nhận và truyền lực từ đĩa bị động tới hộp số phía sau.

2.2.8. Xi lanh chính

Xi lanh chính là bộ phận không thể thiếu được của cơ cấu dẫn động nó là nguồn tạo và cung cấp chất lỏng cao áp cho toàn bộ cơ cấu.

Kết cấu của xi lanh chính gồm các bộ phận như: bình chứa dầu (1) là nơi cung cấp dầu cho hệ thống. Thanh đẩy (2) có tác dụng nhận và truyền lực điều khiển từ bàn đạp ly hợp, xi lanh chính 3 là nơi tạo áp suất cần thiết cho dẫn động. Lỗ cung cấp dầu (4) nối thông với bình chứa xi lanh chính nhằm cung cấp dầu cho hệ thống. lò xo van ngược (6) dùng để đóng kín van và đẩy piston của xi lanh chính về vị trí ban đầu khi nhả bàn đạp ly hợp.

2.3. Dẫn động ly hợp trên xe Toyota vios E 2018

- Nguyên lý làm việc:

Khi người lái tác dụng một lực Q lên bàn đạp ly hợp 1, nhờ thanh đẩy, đẩy piston 4 của xilanh chính 3 sang trái, bịt lỗ bù dầu b, làm dầu trong khoang D bị nén lại. Khi áp lực dầu trong khoang D thắng lực ép của lò xo van một chiều 11 ở van một chiều 10 thì van một chiều mở ra. Lúc này dầu từ khoang D theo đường ống dẫn dầu 5 vào xilanh công tác 6 đẩy piston sang phải, làm cho càng mở ly hợp 7 quay quanh O, đồng thời đẩy bạc mở 8 sang trái (theo chiều mũi tên). Bạc mở tác động nên đầu dưới của đòn mở ly hợp tách đĩa ép ra khỏi bề mặt ma sát. Ly hợp được mở.

- Ưu, nhược điểm:

+ Ưu điểm: Kết cấu gọn, việc bố trí hệ thống dẫn động thủy lực đơn giản và thuận tiện. Có thể đảm bảo việc đóng ly hợp êm dịu hơn so với hệ thống dẫn động ly hợp bằng cơ khí. Ống dẫn dầu không có biến dạng lớn, nên hệ thống dẫn động thủy lực có độ cứng cao. Đồng thời hệ thống dẫn động bằng thủy lực có thể dùng đóng mở hai ly hợp.

+ Nhược điểm: Loại hệ thống dẫn động bằng thủy lực không phù hợp với những xe có máy nén khí. Yêu cầu hệ thống dẫn động ly hợp bằng thủy lực cần có độ chính xác cao.

2.4 Tính toán kiểm nghiệm hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018

2.4.1. Kiểm tra nhiệt độ các chi tiết

Công trượt sinh nhiệt làm nung nóng các chi tiết như đĩa ép, lò xo

L : Công trượt sinh ra khi ly hợp bị trượt (J);

c : Tỉ nhiệt chi tiết bị nung nóng. c = (482-500) J/kg.độ chọn c=500J/kg.độ

Dựa theo kích thước của tấm ma sát, chọn sơ bộ kích thước đĩa ép như sau:

Bán kính trong: r=65(mm)

Bán kính ngoài: R=100(mm)

Chiều dày đĩa ép: 45 (mm)

Khối lượng riêng của thép: 7850kg/m3

=> Khối lượng đĩa ép: m = 6,4 (kg)

Thay vào ta được: [DT] =9,880C.

Vậy độ tăng nhiệt độ thoả mãn giới hạn cho phép, [DT] =80 – 100C.

Khi đĩa ép ngoài bị nung nóng thì lò xo ép cũng bị nung nóng nhưng độ tăng nhiệt độ này nhỏ hơn độ tăng nhiệt độ của đĩa ép ngoài (do có đệm cách nhiệt). Do vậy ta không cần kiểm tra nhiệt độ của lò xo.

2.4.2.Kiểm tra lại áp suất tác dụng lên bề mặt ma sát

Mms : Momen ma sát của ly hợp, (Nm);

µ : Hệ số ma sát trượt, vật liệu làm tấm ma sát là phê ra đô µ = 0,3

Rtb : Bán kính ma sát trung bình, Rtb = 83,7 (mm)

b : Bề rộng tấm ma sát gắn trên đĩa bị động ; b = 35(mm) ;

i : Số đôi bề mặt ma sát, i = 2 (một đĩa bị động).

 Thay số được: q = ,12.105 (N/m2)

q = 2,12.105 (N/m2) < [q] = 2,5.105 (N/m2). Vậy với một đĩa ma sát thì ly hợp vẫn đảm bảo bền khi làm việc.

2.4.3.Tính sức bền đĩa bị động

Để giảm kích thước của ly hợp, khi ly hợp làm việc trong điều kiện ma sát khô thì chọn vật liệu có hệ số ma sát cao.

Đĩa bị động gồm các tấm ma sát và xương đĩa.

Chọn vật liệu làm xương đĩa là thép các bon C50, chiều dày xương đĩa chọn là 3,0 mm

Tấm ma sát được gắn với xương đĩa bị động bằng đinh tán. Vật liệu của đinh tán được chế tạo bằng đồng. Đinh tán được bố trí 1 dãy trên đĩa.

tc : Ứng suất cắt của đinh tán ở từng dãy

scd : Ứng suất chèn dập của đinh tán ở từng dãy

F :Lực tác dụng lên đinh tán

n : Số lượng đinh tán, chọn n = 16 đinh

d : Đường kính đinh tán, d = 4 (mm) = 0,004 (m)

l : Chiều dài bị chèn dập của đinh tán, l=5 (mm) = 0,005 (m)

[tc] : Ứng suất cắt cho phép của đinh tán, [tc] = 1,2.107 N/m2

hay số được: t= 2,42.107 N/m2

tc < [tc] =1,2.107 N/m2

Thay số được: scd = 2,65.107 N/m2

scd < [scd] =2,5.107 N/m2

Vậy các đinh tán đảm bảo độ bền cho phép.

2.4.5.Kiểm bền lò xo ép ly hợp

Lò xo đĩa được tính bền bằng cách xác định ứng suất tại điểm chịu tải nhất là tâm của phần nối giữa các thành mở với vòng đặc của hình nón.

Ứng suất cho phép với vật liệu chế tạo lò xo đĩa:

Thay số được: e = 916,5 (N/mm2)

Vật liệu chế tạo lò xo đĩa là thép 65 ứng suất giới hạn là: [e]= 1400 (N/mm2)

2.4.6.Kiểm bền lò xo giảm chấn của ly hợp

D : Đường kính trung bình của vòng lò xo

d : Đường kính dây lò xo

K : Hệ số tập trung ứng suất.

P1: Lực ép của một lò xo giảm trấn.

Hệ số đường kính c = D/d = 17/3 = 5,67

Thay vào ta được: t = 2,83.106 (N/m2)

[τ] : Ứng suất cắt cho phép, với vật liệu làm lò xo giảm chấn là thép 60T, ta  có: [τ] = 9.108 (N/m2)

Vậy lò xo giảm chấn đảm bảo điều kiện bền.

CHƯƠNG 3: KHAI THÁC KĨ THUẬT HỆ THỐNG LY HỢP TRÊN XE TOYOTA VIOS E 2018

3.1.Quy trình bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống ly hợp xe TOYOTA VIOS E 2018

3.1.1.Bảo dưỡng hàng ngày:

Được thực hiện chủ yếu do người lái xe. Kiểm tra sự hoạt động của cơ cấu ly hợp bằng cách cho ô tô chuyển động sang số lúc đang chạy.

3.1.2 Bảo dưỡng định kỳ:

Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện sau một khoảng hành trình hoạt động nhất định của xe bởi  các kỹ thuật viên tại các trạm sửa chữa bảo dưỡng, nhằm kiểm tra, bảo dưỡng các cụm cơ cấu trên xe nói chung và hệ thống ly hợp nói riêng, phát hiện kịp thời những hư hỏng hay những biến xấu của các chi tiết có thể dẫn tới hư hỏng hoặc giảm hiệu quả làm việc của xe.

Quy trình bảo dưỡng hệ thống ly hợp như bảng 3.1.

3.2. Hiện tượng, nguyên nhân và và biện pháp khắc phục:

3.2.1.Ly hợp bị trượt

a. Biểu hiện:

- Khi tăng ga vận tốc của xe không tăng theo tương ứng.

- Có mùi khét.

c. Khắc phục:

- Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do cho đúng.

- Kiểm tra và thay thế lò xo nếu lò xo giảm lực ép quá mức cho phép.

- Kiểm tra bề mặt làm việc của tấm ma sát, nếu dính dầu phải rửa sạch dầu.

3.2.2.Ly hợp ngắt không hoàn toàn

a. Biểu hiện:

Sang số khó, gây va đập ở hộp số khi chuyển số.

b. Nguyên nhân:

- Hành trình tự do bàn đạp quá lớn.

- Các đầu đòn mở không nằm trong cùng mặt phẳng do đĩa bị động và đĩa ép bị cong vênh. Do khe hở đầu đòn mở lớn quá nên không mở được đĩa ép làm đĩa ép bị cong vênh.

c. Khắc phục:

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp

- Kiểm tra các ổ bi T, ổ bi kim, nếu bị kẹt hoặc rơ cần điều chỉnh lại.

3.2.4. Ly hợp phát ra tiếng kêu

- Nếu có tiếng gõ lớn: Do rơ lỏng bánh đà, bàn ép, hỏng bi đầu trục.

- Khi thay đổi đột ngột số vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở giữa then hoa quá lớn (then hoa bị rơ ).

- Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: Đĩa bị động bị cong vênh.

3.2.7.Bàn đạp ly hợp nặng

a. Nguyên nhân:

- Các thanh nối và đòn dẫn động bị cong vênh hoặc khô dầu.

- Bàn đạp bị kẹt hoặc cong vênh.

- Hỏng lò xo hồi vị.

- Do hỏng bộ phận trợ lực.

b. Khắc phục:

- Kiểm tra điều chỉnh các thanh nối và đòn dẫn động, tra dầu mỡ cho các khớp nối.

- Kiểm tra điều chỉnh bàn đạp.

KẾT LUẬN

Sau một thời gian được sự giúp đỡ tận tình của Thầy hướng dẫn: TS……………., cùng với sự tập trung nghiên cứu tài liệu, khảo sát, tính toán, tìm hiểu thực tế tại xe, em đã hoàn thành đồ án: Khai thác kĩ thuật hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018 ”, đủ khối lượng, đúng tiến độ và thời gian.

Đồ án bao gồm:

Chương 1: Tổng quan hệ thống ly hợp

Chương 2: Kết cấu hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018

Chương 3: Khai thác kĩ thuật hệ thống ly hợp trên xe Toyota vios E 2018

Các nội dung trên được trình bày theo các mục, nhằm mục đích nghiên cứu kết cấu và nguyên lí làm việc cũng như công dụng, phân loại, yêu cầu chung của các chi tiết cũng như từng cụm chi tiết. Sự ảnh hưởng của các chi tiết  hay từng cụm chi tiết đến quá trình làm việc cũng như các thông số kỹ thuật, để đảm bảo cho ôtô vận hành an toàn trên đường. Ngoài ra đề tài này còn đề cập đến vấn đề bảo dưỡng sửa chữa một số hiện tượng hư hỏng thường xuyên xảy ra của hệ thống ly hợp.

Vì điều kiện thời gian có hạn, trình độ và kinh nghiệm còn bị hạn chế, cho nên chất lượng đồ án còn hạn chế, còn nhiều thiếu sót trong phần tính toán và kết cấu có thể chưa hợp lý. Rất mong sự đóng góp ý kiến của các thầy để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Ngô Hắc Hùng, Kết cấu tính toán ô tô, Đại học Công nghệ GTVT, 2010, NXB GTVT.

[2]. Nguyễn Hữu Cần, Phan Đình Kiên, Thiết kế tính toán ô tô máy kéo, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1978.

[3]. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy, NXB Giáo dục.

[4]. Nguyễn Văn Lịch, Trần Ngọc Hiền, Vật liệu cơ khí, NXB KHTN&CN.

[5]. Nguyễn Khắc Trai (Chủ biên), Nguyễn Trọng Hoan, Hồ Hữu Hải, Phạm Huy Hưởng, Nguyễn Văn Chưởng, Trịnh Minh Hoàng, Kết cấu ô tô, NXB Bách Khoa, Hà Nội, 2009.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"