ĐỒ ÁN KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ XE TOYOTA INNOVA 2017

Mã đồ án OTTN003024195
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng phun xăng điện tử, bản vẽ kết cấu và mạch điều khiển các cảm biến hệ thống phun xăng điện tử EFI trên xe Toyota innova 2017, bản vẽ kết cấu và mạch điều khiển bơm nhiên liệu hệ thống phun xăng điện tử EFI trên xe Toyota innova 2017, ban vẽ phân loại hệ thống phun xăng điện tử, bản vẽ quy trình bảo dưỡng hệ thống phun xăng điện tử trên xe Toyota innova 2017…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ XE TOYOTA INNOVA 2017.

Giá: 1,090,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU.. ..........................................................................................................................................2

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG TRÊN Ô TÔ.. ................................................3

1.1 Lịch sử phát triển hệ thống phun xăng trên ô tô. .................................................................................3

1.2. Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu. ......................................................................................2

1.3. Yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu. ........................................................................................3

1.4. Phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng. ......................................................................3

1.4.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí ..........................................................................3

1.4.2  Hệ thống phun xăng điện tử (EFI). ..................................................................................................4

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ XE TOYOTA INNOVA 2017......................10

2.1. Thông số kĩ thuật xe toyota Innova 2017 ...........................................................................................10

2.2. Kết cấu hệ thống phun xăng điện tử trên xe Innova 2017. ................................................................13

2.2.1 Giới thiệu động cơ xe Innova 2017. .................................................................................................13

2.2.3 Kết cấu hệ thống cung cấp nhiên liệu trên xe Innova 2017. ............................................................22

2.2.4 Bơm nhiên liệu. ................................................................................................................................23

2.2.5 Bộ điều áp. .......................................................................................................................................27

2.2.6 Bộ giảm rung động. ..........................................................................................................................28

2.2.7 Vòi phun. ..........................................................................................................................................28

2.2.8 Bộ lọc nhiên liệu, lưới lọc của bơm nhiên liệu. .................................................................................29

2.2.9 Bầu lọc không khí .............................................................................................................................30

2.2.10 Các cảm biến. .................................................................................................................................31

2.2.11 Mô-đun điều khiển điện tử (ECU). ...................................................................................................41

CHƯƠNG III. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ TRÊN XE INNOVA 2017...43

3.1 Mục đích khai thác kỹ thuật .................................................................................................................44

3.2 Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống phun xăng điện tử EFI trên ô tô Innova 2017. ......................................44

3.2.1 Bảo dưỡng cấp một ..........................................................................................................................44

3.2.2 Bảo dưỡng cấp hai ...........................................................................................................................44

3.2.3 Các công việc khi bảo dưỡng kĩ thuật ..............................................................................................45

3.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thường gặp và các biện pháp khắc phục ....................................48

3.3.1 Các hư hỏng của bộ lọc nhiên liệu. ..................................................................................................48

3.3.2 Các hư hỏng của bơm cao áp. .........................................................................................................48

3.3.3 Các hư hỏng của vòi phun. ..............................................................................................................49

3.3.4 Các hư hỏng của đường ống dẫn nhiên liệu. ...................................................................................49

3.4 Giới thiệu về hệ thống chẩn đoán OBD.. .............................................................................................49

3.4.1 Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ. ..................................................................................................51

3.4.2 Kiểm tra DTC bằng máy chẩn đoán ..................................................................................................51

3.4.3 Một số mã lỗi liên quan đến hệ thống EFI trên Innova 2017 ............................................................53

3.4.4 Cách kiểm tra và giá trị tiêu chuẩn của các cảm biến. ......................................................................56

3.4.5 Xoá các mã chẩn đoán hư hỏng. ......................................................................................................61

KẾT LUẬN..................................................................................................................................................61

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................................................62

LỜI NÓI ĐẦU

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta đã đạt những thành tựu to lớn, diện mạo đất nước đã có nhiều thay đổi. Hiện nay, rất  nhiều loại xe hiện đại đã và đang được sản xuất và lắp ráp tại Việt Nam, với các thông số kỹ thuật phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình Việt Nam. Chính vì vậy việc tìm hiểu, đánh giá, kiểm nghiệm các hệ thống, cụm, cơ cấu cho xe là hết sức cần thiết nhằm đưa ra phương thức khai thác và sử dụng xe tối ưu.

Đồ án tốt nghiệp là một nội dung quan trọng cho việc củng cố, hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị trong suốt quá trình học, từ đó nâng cao khả năng áp dụng lý thuyết vào thực tế công việc, khả năng tư duy khoa học, khả năng làm việc đòi hỏi cường độ cao, có kế hoạch. Qua đó giúp sinh viên hệ thống lại các kiến thức chuyên ngành đã học, đồng thời bổ sung những kiến thức mà bản thân còn thiếu sót trong quá trình học.

Sau 4 năm học tập tại trường Đại học công nghệ GTVT, em đã được giao đồ án tốt nghiệp đại học với đề tài :

“Khai thác kỹ thuật hệ thống phun xăng điện tử trên Toyota Innova 2017”.

Với điều kiện thời gian có hạn và cả những khó khăn trong việc tìm kiếm tài liệu nên bản đồ án của em chắc chắn vẫn còn nhiều thiếu sót.

Qua đây em xin được bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy giáo trong Khoa cơ khí và đặc biệt là thầy giáo : TS…………….. đã tận tình hướng dẫn giúp em hoàn thành đồ án. Em rất mong nhận được những đóng góp và chỉ bảo của các thầy giáo cùng toàn thể các bạn học viên để đồ án của em hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

                                                                                                                                            Hà Nội, ngày …. tháng ….năm 20…

                                                                                                                                              Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                               ………………..

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHUN XĂNG TRÊN Ô TÔ

1.1 Lịch sử phát triển hệ thống phun xăng trên ô tô

Lịch sử phát triển của các hệ thống phun xăng đã kéo dài khoảng hơn 100 năm, kể từ khi bơm piston được ứng dụng vào phun nhiên liệu năm 1898 trên một số dòng sản phẩm, và đến nay, các hệ thống phun xăng tiên tiến như EFI, GDI đang được ứng dụng rộng rãi trên ô tô hiện đại.

1.2. Nhiệm vụ của hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Hệ thống nhiên liệu cấp cho động cơ xăng, có nhiệm vụ cung cấp xăng và không khí, tạo thành môi chất đưa vào xylanh, phù hợp với chế độ tải và tốc độ làm việc của động cơ

- Thành phần cung cấp vào động cơ ngoài việc đảm bảo sự làm việc tối ưu về công suất và tiêu hao nhiên liệu, còn phải đảm bảo khí thải ít độc hại với môi trường nhất

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu cho động cơ đầy đủ và chín xác cho động cơ hoạt động.

1.3. Yêu cầu của hệ thống cung cấp nhiên liệu

- Kết cấu đơn giản, chi phí thấp, dễ thay thế, bảo dưỡng và sửa chữa

- Mang đến cảm giác về độ giật, độ bốc của động cơ.

- Có thể điều chỉnh linh hoạt trong nhiều trường hợp, dễ căn chỉnh.

- Tiết kiệm nhiên liệu tối đa: Tại hệ thống phun xăng điện tử, từng xilanh sẽ có riêng một vòi phun và điều khiển thông qua bộ xử lý trung tâm bởi các xilanh nên sẽ cung cấp lượng xăng ổn định, đủ đều ở mọi chế độ.

- Không xảy ra hiện tượng ngộp xăng, nếu xe bị đổ , nghiêng hay chết máy thì động cơ vẫn làm việc bình thường .

1.4. Phân loại hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ xăng

1.4.1 Hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng bộ chế hòa khí.

Việc dẫn động điều khiển, và điểu chỉnh thành phần hỗn hợp khí – nhiên liệu phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống cơ khí.

* Chức năng của một số bộ phận chính:

+ Thùng xăng: chứa xăng

+ Bơm xăng: hút xăng từ thùng xăng lên bộ chế hòa khí

+ Bình lọc xăng: lọc sạch cặn bẩn trong xăng

1.4.2.1 Phun xăng gián tiếp đơn điểm:

- Hệ thống phun xăng gián tiếp, đơn điểm có cấu tạo gồm một vòi phun nhiên liệu được đặt trước bướm ga trên cổ góp đường ống nạp. Khi bướm ga mở, luồng khí nạp đi vào hòa trộn với lượng nhiên liệu được phun ra từ vòi phun tạo thành hòa khí. Hỗn hợp hòa khí này được chia nhỏ đến các đường ống nạp khác nhau và đi vào xylanh của động cơ.

- Ngoài ra, việc điểm phun nằm xa xylanh của động cơ sẽ khiến cho lượng hòa khí đưa vào không giống với tính toán của ECU. Nhiên liệu được vòi phun phun ra dưới dạng các hạt nhỏ. Một phần nhiên liệu được phun ra sẽ không bay hơi và hòa trộn với khí nạp ngay mà đọng bám trên thành của đường ống nạp. 

1.4.2.2 Phun xăng gián tiếp đa điểm

- Hệ thống phun xăng gián tiếp đa điểm có nhiều vòi phun hơn và tương ứng với số lượng xylanh của động cơ. Vị trí vòi phun được đặt nằm trước xupap nạp. Khi xupap nạp mở, vòi phun sẽ được điều khiển phun nhiên liệu vào trong xylanh. Quá trình hòa trộn nhiên liệu với khí nạp diễn ra sau khi phun nhiên liệu và trong xylanh của động cơ.

- So với hệ thống phun xăng đơn điểm đã trình bày ở trên. Hệ thống phun xăng gián tiếp, đa điểm có khả năng kiểm soát lượng nhiên liệu đi vào xylanh chính xác hơn vì vị trí của điểm phun lúc này gần xylanh hơn. Lượng nhiên liệu cung cấp vào mỗi xylanh cũng đồng đều hơn vì mỗi xylanh được trang bị một vòi phun độc lập với nhau. Bù lại thì chi phí của hệ thống này lại đắt hơn vì cần phải sử dụng nhiều vòi phun hơn.

1.4.2.3 Phun xăng trực tiếp

- Hệ thống phun xăng trực tiếp có điểm tương đồng so với hệ thống phun gián tiếp đa điểm (có số vòi phun tương ứng với số xylanh, nhiên liệu phun vào mỗi xylanh độc lập và đồng đều). Điểm khác nhau giữa hai loại hệ thống đó là vị trí đặt vòi phun. Đối với hệ thống phun xăng trực tiếp thì vòi phun được lắp đặt trên nắp quylat để có thể phun trực tiếp nhiên liệu vào trong xylanh của động cơ. 

- Nhiên liệu sau khi được phun vào sẽ nhanh chóng bay hơi dưới môi trường áp suất và nhiệt độ cao trong xylanh, hòa trộn cùng với khí nạp mới và phần khí sót nóng còn lại từ chu trình trước đó tạo thành hỗn hợp hòa khí chuẩn bị cho quá trình cháy tiếp theo. 

- Nhược điểm của hệ thống phun xăng trực tiếp đó là chi phí cao. Nắp quylat chứa thêm vòi phun nên có kết cấu phức tạp, khó chế tạo và chi phí chế tạo cao hơn.

CHƯƠNG 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ XE TOYOTA INNOVA 2017

2.1. Thông số kĩ thuật xe toyota Innova 2017

Bảng thông số kỹ thuật xe Innova 2017 như bảng 2.1.

2.2. Kết cấu hệ thống phun xăng điện tử trên xe Innova 2017

2.2.1 Giới thiệu động cơ xe Innova 2017

* Xe sử dụng động cơ VVT-i 16 van DOHC

+ Động cơ VVT-i

- Động cơ sử dụng cơ cấu phân phối khí thông minh VVT-i.

- Hệ thống VVT-i (Variable valve timing with Intelligence) hoạt động theo nguyên lý điện- thủy lực, sử dụng áp suất thủy lực để xoay trục cam nạp và làm thay đổi thời điểm phân phối khí. Điều này có thể làm tăng công suất, cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và giảm khí xả ô nhiễm.

* Hoạt động của VVT-i:

Hoạt động của VVT-i ở các chế độ như sau:

- Khi nhiệt độ thấp, khi tốc độ thấp ở tải nhẹ: Thời điểm phối khí của trục cam nạp được làm trễ lại và độ trùng lặp xupap giảm đi để giảm khí xả chạy ngược lại phía nạp. Điều này làm ổn định chế độ không tải và cải thiện tính kinh tế nhiên liệu và tính khởi động.

- Khi tải trung bình, hay khi tốc độ thấp và trung bình ở tải nặng: Thời điểm phối khí được làm sớm lên và độ trùng lặp xupap tăng lên để tăng EGR nội bộ và giảm mất mát do bơm. Điều này cải thiện ô nhiễm khí và tính kinh tế nhiên liệu. Ngoài ra, cùng lúc đó thời điểm đóng xupap nạp được đẩy sớm lên để giảm hiện tượng quay ngược khí nạp lại đường nạp và cải thiện hiệu quả nạp.

* Cấu tạo và nguyên lý làm việc:

- Bộ điều khiển bao gồm một vỏ được dẫn động bởi xích cam và các cánh gạt từ phía làm sớm hay làm muộn. Trục cam nạp sẽ xoay các cánh gạt của bộ điều khiển VVT-i theo hướng chu vi để thay đổi liên tục thời điểm phối khí của trục cam nạp.

- Khi động cơ ngừng, trục cam nạp chuyển động đến trạng thái muộn nhất để duy trì khả năng khởi động. Khi áp suất dầu không đến bộ điều khiển VVT-i ngay lập tức sau khi động cơ khởi động, chốt hãm sẽ hãm các cơ cấu hoạt động của bộ điều khiển VVT-i để tránh tiếng gõ.

a, Làm sớm thời điểm phối khí:

Khi van điều khiển dầu phối khí trục cam được đặt ở vị trí như hình 2.7 bằng ECU động cơ, áp suất dầu tác động lên khoang cánh gạt phía làm sớm thời điểm dầu phối khí để quay trục cam nạp về chiều làm sớm thời điểm phối khí.

b, Làm muộn thời điểm phối khí

- Khi ECU đặt van điều khiển thời điểm phối khí trục cam ở vị trí như hình 2.8, áp suất dầu tác dụng lên khoang cánh gạt phía làm muộn thời điểm phối khí để làm quay trục cam nạp theo chiều quay làm muộn thời điểm phối khí.

2.2.3 Kết cấu hệ thống cung cấp nhiên liệu trên xe Innova 2017

Sơ đồ hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng phun xăng điện tử như hình 2.1.2.

2.2.4. Bơm nhiên liệu

a, Cấu tạo

- Bơm nhiên liệu được lắp trong bình nhiên liệu và được kết hợp với bộ lọc nhiên liệu, bộ điều áp, bộ đo nhiên liệu,... Cánh bơm được mô tơ quay để nén nhiên liệu.

- Van một chiều đóng lại khi bơm nhiên liệu dừng để duy trì áp suất trong đường ống nhiên liệu và làm cho việc khởi động động cơ dễ dàng hơn.

- Nếu không có áp suất dư, dễ xảy ra hiện tượng khóa hơi ở nhiệt độ cao, làm cho việc khởi động lại khó khăn.

b, Điều khiển bơm nhiên liệu

* Hoạt động cơ bản:

- Bơm nhiên liệu chỉ hoạt động khi động cơ đang chạy. Thậm chí khí khóa điện được bật đến vị trí ON, nếu động cơ chưa nổ máy thì bơm nhiên liệu sẽ không làm việc.

* Khóa điện ở vị trí START

- Khi động cơ quay khởi động, một tín hiệu STA (tín hiệu khởi máy khởi động) được truyền đến ECU động cơ từ cực ST của khóa điện.

- Khi tín hiệu STA được đưa vào ECU động cơ, động cơ bật ON tranzito này và rơle mở mạch được bật ON. Sau đó, dòng điện được chạy vào bơm nhiên liệu để vận hành bơm.

* Động cơ quay khởi động/ nổ máy:

Cùng một lúc khi động cơ quay khởi động, ECU động cơ nhận tín hiệu NE từ cảm biến từ vị trí của trục khuỷu, làm cho tranzito này tiếp tục duy trì hoạt động của bơm nhiên liệu.

2.2.5 Bộ điều áp

- Bộ điều áp này điều chỉnh áp suất nhiên liệu vào vòi phun ở 324 kPa (3,3 kgf/cm2). (Các giá trị nà có thể thay đổi tùy theo kiểu động cơ).

- Ngoài ra, bộ điều áp còn duy trì áp suất dư trong đường ống nhiên liệu cũng như cách thức duy trì ở van một chiều của bơm nhiên liệu.

2.2.7 Vòi phun

- Vòi phun phun nhiên liệu vào các cửa nạp của các xylanh theo tín hiệu từ ECU động cơ.

- Các tín hiệu từ ECU động cơ làm cho dòng điện chạy vào cuộn dây điện từ, làm cho pittong bơm bị kéo, mở van để phun nhiên liệu.

* Bộ lọc nhiên liệu:

Bộ lọc nhiên liệu khử bui bẩn và các tạp chất trong nhiên liệu đươc bơm lên bởi bơm nhiên liệu.

* Lưới lọc của bơm nhiên liệu:

Lưới lọc của bơm nhiên liệu khử bụi bẩn và các tạp chất ra khỏi nhiên liệu trước khi đi vào bơm nhiên liệu.

2.2.9 Bầu lọc không khí

Bầu lọc không khí là một bộ phận quan trọng trong hệ thống nạp của một động cơ nó có nhiệm vụ ngăn không cho bụi bẩn và các hạt có trong không khí xâm nhập vào đường nạp gây nên các hư hại cho động cơ.

* Phần tử lọc

- Thường được chế tạo theo nhiều hình dạng khác nhau, dạng tấm, dạng trụ (lọc tròn), tùy theo từng loại xe khác nhau mà hình dạng cũng khác nhau.

- Vật liệu chế tạo thường được làm bằng giấy, bằng vải, bằng các sợi cước giối nén lại thành từng lớp.

- Nhiệm vụ là ngăn cản bụi bẩn lọt vào đường nạp và vào xy lanh động cơ.

* Vỏ lọc không khí

- Tùy vào từng xe mà kết cấu của vỏ lọc cũng khác nhau.

- Vật liệu thường được sử dụng để sản xuất vỏ lọc không khí thường là nhựa có một số xe vỏ lọc được làm bằng tôn dập.

2.2.10 Các cảm biến

2.2.10.1. Cảm biến lưu lượng khí nạp

Cảm biến lưu lượng khí nạp là một trong những cảm biến quan trọng nhất vì nó được sử dụng trong EFI kiểu L để phát hiện khối lượng hoặc thể tích không khí nạp. Tín hiệu của khối lượng hoặc thể tích của không khí nạp được dùng để tính thời gian phun cơ bản và góc đánh lửa sớm cơ bản. Xe sử dụng cảm biến lưu lowng khí nạp kiểu dây sấy.

* Hoạt động:

Như thể hiện trong hình minh hoạ, dòng điện chạy vào dây sấy (bộ sấy) làm cho nó nóng lên. Khi không khí chay quanh dây này, dây sấy được làm nguội tương ứng với khối không khí nạp. Bằng cách điều chỉnh dòng điện chạy vào dây sấy này để giữ cho nhiệt độ của dây sấy không đổi, dòng điện đó sẽ tỷ lệ thuận với khối không khí nạp. Sau đó có thể đo khối lượng không khí nạp bằng cách phát hiện dòng điện đó. 

2.2.10.3 Cảm biến vị trí bàn đạp ga

Cảm biến vị trí của bàn đạp ga biến đổi mức đạp xuống của bàn đạp ga (góc) thành một tín hiệu điện được chuyển đến ECU động cơ. Ngoài ra, để đảm bảo độ tin cậy, cảm biến này truyền các tín hiệu từ hai hệ thống có các đặc điểm đầu ra khác nhau. Có hai loại cảm biến vị trí bàn đạp ga, loại tuyến tính và loại phần tử Hall.

* Loại phần tử Hall:

- Cấu tạo và hoạt động của cảm biến này cơ bản giống như cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall. Để đảm bảo độ tin cậy cao hơn, phải cung cấp một mạch điện độc lập cho từng một hệ thống.

- Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga loại phần tử Hall: có cấu tạo và nguyên lý hoạt động về cơ bản giống như cảm biến vị trí bướm ga loại phần tử Hall. Cảm biến vị trí bàn đạp chân ga loại phần tử Hall gồm có các mạch IC Hall làm bằng các phần tử Hall và các nam châm quay quanh chúng. Các nam châm được lắp trên trục của bàn đạp chân ga và quay cùng trục bàn đạp chân ga.

2.2.10.4. Cảm biến vị trí trục cam (bộ tạo tín hiệu G)

Trên trục cam đối diện với cảm biến vị trí trục cam là đĩa tín hiệu G có các răng. Số răng là 1, 3 hoặc một số khác tuỳ theo kiểu động cơ. (Trong hình vẽ có 3 răng). Khi trục cam quay, khe hở không khí giữa các vấu nhô ra trên trục cam và cảm biến này sẽ thay đổi. Sự thay đổi khe hở tạo ra một điện áp trong cuốn nhận tín hiệu được gắn vào cảm biến này, sinh ra tín hiệu G. 

2.2.10.6. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát

-  Cảm biến nhiệt độ nước đã được gắn các nhiệt điện trở bên trong, mà nhiệt độ càng thấp, trị số điện trở càng lớn, ngược lại, nhiệt độ càng cao, trị số điện càng thấp. Và sự thay đổi về giá trị điện trở của nhiệt điện trở này được sử dụng để phát hiện các thay đổi về nhiệt độ của nước làm mát và không khí nạp.

- Cảm biến nhiệt độ nước đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ. Khi nhiệt độ của nước làm mát động Cơ thấp, phải tăng tốc độ chạy không tải, tăng thời gian phun, góc đánh lửa sớm nhằm cải thiện khả năng làm việc và để hâm nóng. 

2.2.10.8. Cảm biến tốc độ xe

Cảm biến tốc độ của xe phát hiện tốc độ thực của xe đang chay. Cảm biến này truyền tín hiệu SPD và ECU động cơ sử dụng tín hiệu này chủ yếu để điều khiển hệ thống ISC và tỷ lệ không khí - nhiên liệu trong lúc tăng tốc hoặc giảm tốc cũng như các sử dụng khác.

2.2.10.9. Cảm biến tiếng gõ

Cảm biến tiếng gõ Cảm biến tiếng gõ được gắn vào thân máy, và truyền tín hiệu KNK tới ECU động cơ khi phát hiện tiếng gõ động cơ. ECU động cơ nhận tín hiệu KNK và làm trễ thời điểm đánh lửa để giảm tiếng gõ. Cảm biến này có một phần tử áp điện, tạo ra một điện áp AC khi tiếng gõ gây ra rung động trong thân máy và làm biến dạng phần tử này. Tần số tiếng gõ của động cơ nằm trong giới hạn từ 6 đến 13 kHz tuỳ theo kiểu động cơ. Mỗi động cơ dùng một cảm biến tiếng gõ thích hợp theo tiếng gõ sinh ra bởi động cơ. Có hai loại cảm biến tiếng gõ.

2.2.11 Mô-đun điều khiển điện tử (ECU)

* Nhiệm vụ:

- ECU (Electronic Control Unit) có nhiệm vụ tính toán và cung cấp lượng nhiên liệu cần thiết để đáp ứng được yêu cầu làm việc của động cơ ở mọi  chế độ hoạt động. Xác định được góc đánh lửa sớm và điều khiển hệ thống đánh lửa bán dẫn hoạt động ở thời điểm thích hợp. Và các chức năng khác như điều khiển động cơ chạy không tải, chức năng chẩn đoán, chức năng an toàn và dự phòng khi gặp sự cố. Và các chức năng khác.

- Hình dạng bên ngoài của bộ điều khiển trung tâm (ECU), là một hộp kim loại có khả năng tản nhiệt tốt,vật liệu thường dùng là hợp kim nhôm. Tùy từng loại xe mà ECU được đặt ở các vị trí khác nhau. Các linh kiện điện tử của  ECU được bố trí trên một mạch in. Nhờ ứng dụng công nghệ cao nên  kích thước của ECU được thu nhỏ tối đa.Với ECU thế hệ cũ do chức năng còn hạn chế và các đầu ra còn ít nên phía trong tại vị trí các chân ra còn có ghi tên từng chân một trên mạch in. Hiện nay các chân này không còn được ghi  tên nữa mà thay vào đó là mỗi ECU đều có sơ đồ tên chân giắc trong cẩm nang hưỡng dẫn sửa chữa.

CHƯƠNG III. KHAI THÁC KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHUN XĂNG ĐIỆN TỬ TRÊN XE INNOVA 2017

3.1 Mục đích khai thác kỹ thuật

- Việc bảo quản, bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên, liên tục của người lái xe và thợ, nhất là đối với người sử dụng xe đó. Bảo quản, bảo dưỡng xe thường xuyên để kịp phát hiện và khắc phục được những hư hỏng của xe đồng thời đảm bảo tốt các yêu cầu làm việc của các chi tiết, cụm chi tiết trên xe, đảm bảo cho xe có thể hoạt động luôn tốt trong mọi điều kiện. Đồng thời, nâng cao tính kinh tế, khả năng đảm bảo an toàn cho người và hàng hóa, phương tiện.

- Hệ thống cung cấp nhiên liệu  điều khiển bằng điện tử thông thường ít phải bảo dưỡng sửa chữa ngoài việc thay rửa các bầu lọc xăng. Tuy nhiên , đôi khi hệ thống cũng có những trục trặc như bơm bị mòn không cung cấp đủ nhiên liệu và không đảm bảo áp suất cho hệ thống vòi phun, bộ điều chỉnh áp suất hỏng hoặc làm việc không đúng yêu cầu, vòi phun bẩn , bị kẹt hoặc rò rỉ xăng, các cảm biến hỏng. Các hư hỏng trên sẽ làm cho động cơ hoạt động không bình thường.

3.2 Bảo dưỡng kĩ thuật hệ thống phun xăng điện tử EFI trên ô tô Innova 2017

3.2.1 Bảo dưỡng cấp một

- Dùng mắt kiểm tra tình trạng các bộ phận thuộc hệ thống cung cấp nhiên liệu, độ kín khít các mối nối, và nếu cần thì khắc phục những hư hỏng.

- Kiểm tra sự làm việc của van tắt máy bằng điện mà dẫn động cơ cấu dẫn động bàn đạp ga điều chỉnh lưu lượng nhiên liệu bằng máy chuẩn đoán.

3.2.3 Các công việc khi bảo dưỡng kĩ thuật

a, Lọc nhiên liệu

- Lọc nhiên liệu tách các tạp chất ra khỏi nhiên liệu và tránh không để xảy ra những hư hỏng kể trên. Tuy nhiên, nếu các chất bẩn tích tụ trong lọc nhiên liệu, tính năng lọc của bộ lọc sẽ giảm. Vì vậy, lọc nhiên liệu phải được thay thế định kỳ.

- Các thao tác chính:

+ Mở nắp bình xăng.

+ Đặt khay hứng phía dưới lọc nhiêu liệu.

+ Tháo lọc nhiên liệu.

b, Lọc gió

Nếu lọc gió bị tắc bởi bụi bẩn, luồng khí sẽ bị ngăn cả, làm giảm tính năng của động cơ. Vì vậy, phải kiểm tra lại lọc gió thường xuyên.

- Kiểm tra phần tử lọc gió: nếu lọc quá nhiều bẩn hay bụi thì phải thay thế, nếu phần tử lọc bị thấm nước hay dầu cũng phải thay, nếu làm sạch không được cũng phải thay.

- Làm sạch phần tử lọc (nếu có thể) bằng khí nén.

- Làm sạch vỏ bầu lọc.

d, Ống xả và giá treo

- Kiểm tra ống xả và ống giảm thanh định kỳ bao gồm:

+ Kiểm tra sự ăn mòn hay hư hỏng, biến dạng quá mức trên thân ống xả.

+ Kiểm tra sự lắp của ống xả và ống giảm thanh, trong quá trình hoạt động, do sự rung sóc mà có thể làm các bu lông lắp ghép bị nới lỏng hoặc tuột các giá treo ống xả.

f, Kiểm tra áp suất nhiên liệu

- Giải phóng áp suất nhiên liệu.

- Kiểm tra điện áp ắc quy trên 12V, ngắt cáp âm khỏi ắc quy

- Tháo kẹp của ống nhiên liệu ra khỏi cút nối nhiên liệu. Ngắt ống vào nhiên liệu (ống mềm) ra khỏi ống nhiên liệu (ống thép).

- Lắp đồng hồ đo áp suất vào cút nối ống nhiên liệu.

3.3 Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng thường gặp và các biện pháp khắc phục

3.3.1 Các hư hỏng của bộ lọc nhiên liệu

Bộ lọc dùng để khử tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệu vào bơm chuyển nhiên liệu. Lõi lọc quá cũ, bẩn do sử dụng lâu ngày gây mất chức năng lọc dẫn đến tắc lọc. Cặn bẩn, tạp chất nhiều trong cốc lọc gây tắc lọc giảm tính thông qua của lọc. Bộ lọc bị tắc sẽ làm nhiên liệu đi vào bơm cao áp không đủ, công suất của động cơ giảm và động cơ bắt đầu nổ không đều, đứt quãng.

3.3.2 Các hư hỏng của bơm cao áp

- Cặp pít tông - xy lanh bơm cao áp bị mòn: do có lẫn tạp chất cơ học có trong nhiên liệu tạo ra các hạt mài, khi pít tông chuyển động trong xy lanh các hạt mài này gây mòn pít tông - xy lanh. Trong quá trình làm việc cặp pít tông - xy lanh bơm cao áp thường bị mòn và cào xước bề mặt ở các khu vực cửa nạp, cửa xả của xy lanh và cạnh đỉnh pít tông. Do điều kiện làm việc của pittông - xy lanh bơm cao áp chịu áp lực cao, mài mòn … 

- Khi pittông - xy lanh mòn làm áp suất nhiên liệu trong thời kỳ nén nhiên liệu giảm, áp suất nhiên liệu đưa đến vòi phun không đúng giá trị qui định gây ảnh hưởng đến chất lượng phun nhiên liệu.

3.3.4 Các hư hỏng của đường ống dẫn nhiên liệu

Các đường ống hở dẫn đến có không khí lọt vào làm động cơ không nổ. Tại các điểm nối bị hở, ống bị vỡ, thủng. Làm rò rỉ nhiên liệu, nhiên liệu không cung cấp đến bơm cao áp hay vòi phun, nhiên liệu cung cấp không đủ áp suất làm động cơ không nổ. Các đường ống bị va đập làm dẹp, các chỗ uốn bị gập gây lực cản lớn trong đường ống hoặc bị tắc ống dẫn.

3.4 Giới thiệu về hệ thống chẩn đoán OBD

- ECU động cơ được trang bị hệ thống chẩn đoán có cả chế độ bình thường và cả chế độ thử.

- Chế độ bình thường là chế độ gọi lấy mã hư hỏng ra khỏi bộ nhớ ECU động cơ bằng cách dùng đèn báo hư hỏng. Các loại đèn chớp là biểu hiện của mã hư hỏng  và nó được giải mã thành các con số hiển thị nhấp nháy lên trên màn hình để cho người điều khiển phát hiện và biếtđộng cơ đang bị hư hỏng ở bộ phận nào. 

- Phương thức đọc mã chẩn đoán trong chế độ thử và chế độ bình thường là giống nhau.

3.4.1 Kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ

Đèn báo kiểm tra động cơ sẽ sáng lên khi bật khoá điện đến vị trí ON và động cơ không chạy. Khi động cơ chạy thì đèn báo kiểm tra động cơ phải tắt. Nếu đèn này vẫn còn sáng thì hệ thống chẩn đoán đã tìm thấy hư hỏng hay sự bất bình thường trong hệ thống.

3.4.3 Một số mã lỗi liên quan đến hệ thống EFI trên Innova 2017

Một số mã lỗi liên quan đến hệ thống EFI trên Innova 2017 như bảng 3.2.

3.4.4 Cách kiểm tra và giá trị tiêu chuẩn của các cảm biến

3.4.4.1 Kiểm tra bơm nhiên liệu

Kiểm tra bơm nhiên liệu như bảng 3.3.

3.4.4.2 Kiểm tra cụm vòi phun

a, Kiểm tra điện trở của vòi phun

- Dùng một Ohm kế, đo điện trở giữa các cực.

- Điện trở tiêu chuẩn: 11.6 đến 12.4 Ohm tại 20oC.

- Nếu điện trở không như tiêu chuẩn, hãy thay thế vòi phun.

c, Kiểm tra rò rỉ nhiên liệu

- Trong điều kiện trên, hãy tháo đầu đo của SST (dây điện) ra khỏi ắc quy và kiểm tra rò rỉ nhiên liệu từ vòi phun.

- Nhỏ giọt nhiên liệu: 1 giọt trở xuống trong vòng 16 phút.

3.4.4.4 Kiểm tra cần đẩy bàn đạp ga

- Thực hiện kiểm tra cần đẩy bàn đạp ga bằng cách đo điện áp theo quy trình sau:

+ Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3

+ Bật công tắc động cơ ON (IG)

+ Bật máy chẩn đoán ON

+ Chọn các hạng mục menu: Powertrain/Engine and ECT/Read Data Stream/Throttle Pos #1 và Throttle Pos #2

3.4.5 Xoá các mã chẩn đoán hư hỏng

3.4.5.1 Dùng máy chẩn đoán

- Nối máy chẩn đoán với giắc DLC3.

- Bật khóa điện đến vị trí ON và bật máy chẩn đoán ON.

- Chọn các mục sau: Powertrain/Engine and ECT/DTC/Clear Fault Memory

3.4.5.2 Không dùng máy chẩn đoán

- Thực hiện một trong hai thao tác:

+ Ngắt cáp ra khỏi cực âm ắc quy lâu hơn 1 phút.

+ Tháo các cầu chì EFI No.1 và ETCS ra khỏi khoang động cơ (nằm trong khoang động cơ) lâu hơn một phút.

- Sau khi xoá mã, chạy thử xe để kiểm tra đèn báo kiểm tra động cơ báo hiệu mã bình thường. Nếu mã hư hỏng như trước vẫn còn xuất hiện, tức là hư hỏng vẫn chưa được sửa chữa hoàn chỉnh.

KẾT LUẬN

Sau gần 2 tháng làm đồ án với đề tài “Khai thác kỹ thuật hệ thống phun xăng điện tử trên xe Innova 2017” em đã cơ bản hoàn thành với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo hướng dẫn: TS…………….., đến nay em đã hoàn thành nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp được giao.

Trong đề tài này em đi sâu tìm hiểu đặc điểm kết cấu động cơ, các nguyên lý làm việc của các loại cảm biến và khai thác kĩ thuật hệ thống phun xăng điện tử trên xe Toyota Innova 2017.

Đồ án gồm 3 phần và 5 bản vẽ A0. Phần đầu đồ án trình bày tổng quan về hệ thống cung cấp nhiên liệu động cơ, tìm hiểu về lịch sử, nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại các hệ thống cung cấp nhiên liệu  cùng với ưu nhược điểm của hệ thống phun xăng điện tử. Phần trung tâm của đồ án trình bày kết cấu hệ thống cung cấp nhiên liệu dùng phun xăng điện tử, đi sâu tìm hiểu phần hệ thống nhiên liệu bao gồm các thiết bị điện tử, các thiết bị chính cung cấp nhiên liệu, không khí nạp, ECU, các cảm biến. Phần cuối của đồ án trình bày về khai thác kĩ thuật của hệ thống phun xăng điện tử trên xe Innova 2017, gồm mục đích khai thác, quy trình bảo dưỡng, hiện tượng nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục cùng với hướng dẫn áp dụng máy chẩn đoán vào bảo dưỡng, sửa chữa.

Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường, tài liệu tham khảo hạn chế và chưa cập nhật đủ nên cần phải hoàn thiện thêm. Qua đề tài này đã bổ sung cho em thêm nhiều kiến thức chuyên ngành động cơ đốt trong và đặc biệt là hệ thống phun xăng điều khiển bằng điện tử hiện đại. Qua thời gian làm đồ án tốt nghiệp em cũng nâng cao được những kiến thức về công nghệ thông tin như: Word, Excel, CAD phục vụ cho công tác sau này. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm hiểu hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật cơ khí ô tô.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa Cơ Khíi, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy : TS…………….. đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn em hoàn thành đồ án này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Oanh, (2008), Ô tô thế hệ mới – Phun xăng điện tử EFI, Nhà xuất bản tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh.

[2]. Phạm Minh Hiếu, (2018), Hệ thống nhiên liệu động cơ đốt trong, Hà Nội.

[3]. Cẩm nang sửa chữa xe TOYOTA INNOVA 2017.

[4]. Lê Văn Anh - Nguyễn Huy Chiến - Phạm Việt Thành, (2017), Giáo trình kĩ thuật bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[5]. Nguyễn Tuấn Nghĩa - Lê Hồng Quân - Phạm Minh Hiếu, (2014), Giáo trình Kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[6]. Nguyễn Thành Bắc - Chu Đức Hùng - Thân Quốc Việt - Phạm Việt Thành - Nguyễn Tiến Hán, (2017), Hệ thống điện – điện tử ô tô cơ bản, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.

[7]. Nguyễn Khắc Trai, (2004), Kỹ thuật chẩn đoán ô tô, Nhà xuất bản giao thông vận tải.

[8]. Trương Văn Toản, (2011), Hệ thống phun nhiên liệu, Uông Bí.

[9] Tài liệu động cơ 1NZ-FE của hãng Toyota.

[10]. http://www.oto-hui.com/forum/.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"