MỤC LỤC
MỤC LỤC.....1
LỜI NÓI ĐẦU.. 2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÔTÔ KAMAZ - 53212. 3
1.1.Giới thiệu chung về ôtô. 3
1.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của ôtô KAMAZ – 53212. 6
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU LY HỢP ÔTÔ KAMAZ – 53212. 8
2.1.Công dụng của ly hợp. 8
2.2.Yêu cầu của ly hợp. 8
2.3. Đặc điểm kết cấu ly hợp ôtô KAMAZ – 53212. 9
2.3.1. Kết cấu ly hợp ôtô KAMAZ – 53212. 9
2.3.2. Đặc điểm kết cấu của ly hợp ôtô KAMAZ-53212. 11
2.3.3.Nguyên lý làm việc của ly hợp ôtô KAMAZ - 53212. 12
2.3.4.Đặc điểm kết cấu của một số chi tiết điển hình của ly hợp. 13
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP ÔTÔ KAMAZ-53212. 23
3.1 Đặt vấn đề. 23
3.2. Nội dung tính toán : 25
3.2.1. Xác định hệ số dự trữ momen của ly hợp. 25
3.2.2. Kiểm nghiệm ly hợp theo công trượt riêng và nhiệt độ đốt nóng các chi tiết của ly hợp. 27
3.3.Tính toán kiểm tra bền các chi tiết 31
3.4 Tính toán kiểm nghiệm dẫn động ly hợp. 35
CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LY HỢP. 39
4.1 Yêu cầu chung. 39
4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật ly hợp. 40
4.2.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng ly hợp. 40
4.2.2. Kỹ thuật bảo dưỡng bộ ly hợp. 41
4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng bộ ly hợp. 42
4.3. Những hư hỏng chủ yếu của ly hợp và cách khắc phục 42
4.4. Một số chú ý trong khai thác sử dụng ly hợp. 56
4.4.1. Một số chú ý. 56
4.4.2 Quy trình kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp. 57
KẾT LUẬN.. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 60
LỜI NÓI ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đang phát triển như vũ bão và thu được rất nhiêu thành tựu tác dụng to lớn đến nền kinh tế và quốc phòng. Đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng nền kinh tế phát triển nền quốc phòng vững mạnh điều này đòi hỏi cần có một nền khoa học kỹ thuật phát triển. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hết sức khó khăn của đất nước Việt Nam ta hiện nay, việc khai thác, sử dụng các trang thiết bị hiện có trong quân đội là một yêu cầu rất cấp bách, thiết yếu nhất là các phương tiện xe máy, các trang thiết bị trong quân đội đều là các trang thiết bị chuyên dụng rất đắt tiền ít có khả năng mua mới. Mặt khác xe máy trong quân đội ta đều sản xuất tại Liên Xô cũ. Do đó để khai thác và sử dụng tốt ly hợp ôtô KAMAZ-53212, trong quân đội ở điều kiện địa hình Việt Nam đòi hỏi mỗi cán bộ kỹ thuật ngành xe phải nắm chắc đặc tính kết cấu ôtô KAMAZ-53212 để biết cách khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa, phục hồi các chi tiết có trong ly hợp tốt.Theo sự phân công của bộ môn Xe Quân Sự-Khoa Động Lực. Đồ án tốt nghiệp của tôi được đã được giao với nhiệm vụ:
“Khai thác ly hợp ôtô KAMAZ-53212”
Với tên đề tài như trên, nội dung đồ án được thể hiện qua các phần sau:
- Phần thuyết minh:
Chương 1: Giới thiệu chung về ôtô KAMAZ-53212.
Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu của ly hợp ôtô KAMAZ-53212.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm ly hợp ôtô KAMAZ-53212.
Chương 4: Hướng dẫn sử dụng ly hợp ôtô KAMAZ-53212.
- Phần bản vẽ:
+ Hình dáng ô tô KAMAZ-53212 (A0).
+ Kết cấu ly hợp ô tô KAMAZ-53212 (A0).
+ Kết cấu dẫn động điều khiển ly hợp (A0)
+ Kết cấu đĩa ma sát (A0).
Trong quá trình làm đồ án em nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: GS, TS: …………., cùng các thầy giáo trong bộ môn. Nhưng do trình độ bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy để đồ án được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ÔTÔ KAMAZ - 53212
1.1.Giới thiệu chung về ôtô
KAMAZ – 53212 là ôtô vận tải, công thức bánh xe 6x4, được thiết kế để chuyên chở hàng hoá do nhà máy ôtô Kamaxki (thuộc Liên Xô cũ) bắt đầu sản xuất từ năm 1980.
Ôtô KAMAZ - 53212 đặt động cơ diesel Kamaz 740 ở phía trước, trong buồng lái, vì vậy hệ số sử dụng chiều dài tăng lên, người lái nhìn thoáng hơn, tầm quan sát rộng hơn, động cơ được làm mát tốt hơn do tận dụng được dòng khí ngược và ca bin được thiết kế tự lật về đằng trước để thuận tiện trong bảo dưỡng sửa chữa, thay thế.
* Hệ thống truyền lực : Kiểu cơ khí, có cấp, bố trí theo sơ đồ thông qua (hình 2.1) gồm ly hợp, bộ chia (hộp số phụ đặt trước hộp số chính), hộp số chính, truyền động các đăng và cầu chủ động .
- Ly hợp kiểu ma sát khô, hai đĩa, thường đóng. Đĩa bị động có giảm chấn xoắn, lò xo ép bố trí xung quanh, dẫn động mở ly hợp bằng thuỷ lực (thuỷ tĩnh) có trợ lực khí nén .
- Bộ chia hai cấp (tỷ số truyền 1 và 0,815), bố trí trước hộp số chính dẫn động điều khiển bằng khí nén .
* Hệ thống chuyển động : gồm bánh xe và lốp. Lốp loại radial (hướng kính) ký hiệu lốp là 260 – 508P, áp suất trong lốp là 4,3 KG/cm2.
* Các hệ thống điều khiển : Hệ thống lái kiểu cơ khí có trợ lực thuỷ lực gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái .
Cơ cấu lái kiểu vít - đai ốc – thanh răng – cung răng tỷ số truyền là 20, có bộ truyền bánh răng côn tỷ số truyền bằng 1. Dẫn động lái cơ khí gồm vành lái , cọc lái, trục lái, các đăng trục lái, đòn quay đứng, cam quay, thanh lái dọc, đòn quay ngang thanh lái ngang và các khớp nối (rôtuy).
1.2 Các thông số kỹ thuật cơ bản của ôtô Kamaz – 53212
- Trọng lượng xe không tải: 8000 N.
- Trọng lượng toàn bộ: 15305 N.
- Chiều dài cơ sở : 3690 mm.
- Chiều cao sàn xe: 1350 mm
- Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo tài xế: 9,8 m
- Góc quay lớn nhất của bánh xe dẫn hướng ngoài: 45 độ.
- Loại động cơ: Kamaz-740 Điesel, 4 kỳ 8 xi lanh
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU LY HỢP ÔTÔ KAMAZ – 53212
2.1.Công dụng của ly hợp
- Ly hợp là một khớp nối để truyền mômen xoắn từ trục khuỷu động cơ đến các cụm tiếp theo của hệ thông truyền lực.
- Dùng để tách, nối giữa động cơ và hệ thống truyền lực khi khởi hành, khi dừng xe, khi sang số hoặc khi phanh. Hệ thống truyền lực cơ khí với hộp số có cấp thì việc dùng ly hợp để tách tức thời động cơ và hệ thống truyền lực sẽ làm giảm va đập đầu răng của các bánh răng hoặc của khớp gài và làm cho quá trình đổi số được dễ dàng. Khi nối êm động cơ đang làm việc với hệ thống truyền lực làm mômen xoắn ở các bánh xe chủ động tăng lên từ từ. Do vậy mà xe khởi hành và tăng tốc được êm dịu.
2.2.Yêu cầu của ly hợp
- Truyền mômen xoắn lớn nhất của động cơ mà không bị trượt ở bất kỳ điều kiện sử dụng nào. Muốn vậy thì mômen ma sát của ly hợp phải lớn hơn mômen cực đại của động cơ một ít, nghĩa là hệ số dự trữ mômen β>1.
- Đóng êm dịu để tăng từ từ mômen quay lên trục của hệ thống truyền lực không gây va đập các bánh răng. Ngoài ra khi đóng êm dịu thì xe khởi hành từ từ không giật, làm cho người lái đỡ mệt, an toàn cho hàng hóa.
- Mở dứt khoát và nhanh chóng nghĩa là cắt hoàn toàn dòng truyền lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực từ động cơ đến hệ thống truyền lực trong thời gian ngắn nhất, giảm sự va đập các bánh răng khi gài số được dễ dàng nhanh chóng.
2.3. Đặc điểm kết cấu ly hợp ôtô KAMAZ – 53212
2.3.1. Kết cấu ly hợp ôtô KAMAZ – 53212
Trên hình 2.1 đưa ra kết cấu ly hợp ôtô KAMAZ – 53212.
Ly hợp ôtô KAMAZ – 53212 là ly hợp ma sát khô 2 đĩa , lò xo ép bố trí xung quanh. Dẫn động điều khiển là loại thủy lực có trợ lực khí nén.
Ly hợp xe này là loại có lò xo ép bố trí chung quanh ,có một bề mặt tựa là bánh đà ,trục bị động của ly hợp đồng thời là trục sơ cấp hộp số .Bố trí như vậy bảo đảm kết cấu gọn ,đơn giản và có độ cứng vững cao.
Moay ơ đĩa bị động và đĩa có thể xoay tương đối với nhau một góc nhất định nhờ vậy mà việc đóng ly hợp sẽ êm dịu hơn.Góc xoắn lớn nhất được xác định sự ép các lò xo giảm chấn.
2.3.2. Đặc điểm kết cấu của ly hợp ôtô KAMAZ-53212
So với ly hợp một đĩa ma sát khô thì loại ly hợp hai đĩa ma sát khô có những đặc điểm giống nhau và khác nhau cơ bản sau đây:
- Phần chủ động của ly hợp có thêm đĩa ép trung gian được đặt giữa các đĩa ma sát. Đĩa ép trung gian này có mối liên kết với bánh đà động cơ đảm bảo cho nó không xoay tương đối được so với bánh đà nhưng phải di chuyển được dọc trục khi đóng mở ly hợp.
- Phần bị động có hai đĩa bị động đặt ở hai bên của đĩa ép trung gian. Như vậy số lượng bề mặt ma sát tăng lên gấp đôi so với loại một đĩa.
2.3.3.Nguyên lý làm việc của ly hợp ôtô KAMAZ - 53212
Nguyên lý làm việc của ly hợp ôtô Kamaz – 53212 như sau:
Nguyên lý làm việc của ly hợp hai đĩa cũng tương tự như ly hợp một đĩa.
* Trạng thái đóng: ở trạng thái đóng các lò xo ép 7 một đầu tựa vỏ ly hợp 8 đầu kia tì vào đĩa ép 5 ép chặt toàn bộ đĩa ma sát 4 và đĩa trung gian 3 với bánh đà tạo thành một khối cứng giữa các chi tiết chủ động và bị động của ly hợp,
mômen được truyền từ động cơ tới bộ phận chủ động, bị động và tới trục ly hợp
* Trạng thái mở: khi cần mở ly hợp người lái tác dụng một lực vào bàn đạp11, thông qua thanh kéo 13 kéo nạng mở 14 đẩy bạc mở 9 dịch chuyển sang trái. Khi khe hở ∆ giữa ổ bi “T” 15 và đầu đòn mở 16 được khắc phục thì ổ bi “T” 15 sẽ ép lên đầu đòn mở để kéo đĩa ép 5 nén các lò xo 7 làm đĩa ép dịch chuyển sang phải để giải phóng các đĩa bị động với các đĩa ép, đĩa trung gian và bánh đà.
2.3.4.Đặc điểm kết cấu của một số chi tiết điển hình của ly hợp
a. Bánh đà:
Bánh đà được chế tạo từ vật liệu là gang xám ,có độ bền cơ học cao .Mặt ngoài bánh đà được ép một vành răng khỏi động ,vật liệu chế tạo là thép hợp kim ,kết cấu này làm cho khối lượng bánh đà tập trung ở vành ngoài lớn ,có tác dụng dự trữ năng lượng và làm tăng khả năng cân bằng cho trục khuỷu động cơ.
c. Đĩa bị động:
Đĩa bị động ly hợp được lắp ghép then hoa với trục bị động của ly hợp cũng chính là trục sơ cấp của hộp số. Mối ghép then hoa này bảo đảm truyền mô men xoắn tới trục bị động củ ly hợp, đồng thời đĩa bị động 1 có thể dịch chuyển dọc trục khi mở và đóng ly hợp.
Cấu tạo đĩa bị động gồm 4 phần: xương đĩa, moay ơ đĩa, tấm ma sát, bộ giảm chấn xoắn.
Xương đĩa: Chế tạo bằng thép, không xẻ rãnh và cũng không đặt lò xo tấm gợn sóng. Các tấm ma sát được lắp trực tiếp lên xương đĩa bằng các đinh tán.
* Các tấm ma sát: Được chế tạo dạng vành khăn, trên bề mặt có gia công các rãnh hướng tâm và nghiêng nhằm thoát nhiệt, thoát phần vật liệu bị mài mòn trong quá trình làm việc và thoát dầu, thoát nước ra khỏi bề mặt ma sát. Trên mỗi tấm ma sát gia công hai hàng lỗ dạng bậc để lắp ghép tấm ma sát với xương đĩa bằng bằng các đinh tán, các đinh tán này thường được chế tạo bằng kim loại mềm (đồng hoặc nhôm).
d. Lò xo ép:
Lò xo ép đặt giữa đĩa ép và vỏ ly hợp .Các lò xo ép này được dẫn hướng nhờ các gờ của đĩa ép ,lò xo ép được thiết kế và chế tạo từ thép lò xo (thép hợp kim) Số lượng lò xo ép là 12 cái bố trí xung quanh .Lắp đặt lò xo xung quanh tạo ra ly hợp có kết cấu gọn ,tạo được lực ép lớn ,tạo được khoảng trống để bố trí đòn mở. Trong trường hợp một hay hai lò xo ép bị hỏng thì ly hợp vẫn làm việc.
g.Vỏ ly hợp:
Vỏ ly hợp là một chi tiết trong đó bố trí các thành phần chính của nó, và được lắp với bánh đà bằng 12 bu lông và quay cùng với bánh đà như một vật thể.
Vỏ ly hợp đựơc thiết kế chế tạo từ tấm thép gia công nhờ phương pháp dập
Trên vỏ ly hợp có lắp đặt các đai ốc điều chỉnh đòn mở và các lỗ để lắp bu lông định tâm lò xo ép .
g. Dẫn động điều khiển ly hợp:
Dẫn động điều khiển ly hợp là cơ cấu truyền tác động của người lái điều khiển quá trình làm việc của ly hợp.
Ly hợp có 2 trạng thái làm việc :
Trạng thái thứ nhất là đóng khi chưa có lực tác dụng của người lái điều khiển.
Trạng thái thứ hai là trạng thái mở khi người lái tác dụng một lực vào bàn đạp ly hợp.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM LY HỢP ÔTÔ KAMAZ-53212
3.1 Đặt vấn đề
Khi thiết kế chế tạo người ta đã có giải pháp về kết cấu và công nghệ để đảm bảo được các yêu cầu làm việc của ly hợp. Các yều cầu đó là:
- Phải truyền được mô men lớn nhất của động cơ ( Me max ) trong mọi điều kiện.
- Đóng êm dịu để tăng từ mô men quay khi khởi hành xe không gây giật, không gây va đập đầu răng khi đổi số.
-Mở nhanh chóng và dứt khoát, đảm bảo việc đổi số dễ dàng.
* Mục đích tính toán kiểm nghiệm ly hợp : Xác định các thông số đặc trưng cho khả năng làm việc và độ tin cậy làm việc của ly hợp, so sánh với với các giá trị cho phép được quy định bởi nhà sản xuất. Qua đó khẳng định chất lượng và khả năng làm việc của ly hợp trong điều kiện thực tế của Việt Nam.
3.2. Nội dung tính toán
3.2.1. Xác định hệ số dự trữ momen của ly hợp
Xác định mômen ma sát của ly hợp có thể truyền được :
Thay số vào công thức ( 3.2 ) ta có :
Mf = 11520 . 0,22 . 4 . 0,141 = 1429,4 [ N.m ]
Kết luận : So sánh với hệ số cho phép ( 2,0 ¸ 3,0 ) thì ly hợp trên xe KAMAZ – 53212 có hệ số dự trữ mômen thoả mãn yêu cầu đảm bảo truyền hết mômen xoắn và an toàn cho động cơ và hệ thống truyền lực.
3.2.2. Kiểm nghiệm ly hợp theo công trượt riêng và nhiệt độ đốt nóng các chi tiết của ly hợp
a. Công trượt của ly hợp:
Mục đích: Kiểm tra khả năng làm việc của ly hợp trong điều kiện nặng nhọc, tính công trượt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát so với giá trị cho phép.
Nhận xét : Công trượt chưa phản ánh điều kiện làm việc của ly hợp, để xác định được điều kiện làm việc của ly hợp phải tính đến công trượt riêng. Công trựơt riêng trên một đơn vị diện tích bề mặt làm việc của tấm ma sát, đặc trưng cho sự hao mòn của tấm ma sát .
b. Xác định công trượt riêng:
Nhận xét : Ta có công trượt riêng cho phép của ly hợp là:
[ l ] = (40000 ¸ 60000) J.m2. Theo kết quả tính được ở trên ta có
l = 25721,9569 [ J.m 2] < [ l ]. Như vậy ly hợp đảm bảo điều làm việc ở mọi chế độ, thời gian làm việc kéo dài.
c. Tính nhiệt độ cho các chi tiết bị nung nóng:
Quá trình trượt ly hợp sẽ sinh ra nhiệt độ và nhiệt độ này sẽ tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian trượt của ly hợp, làm giảm khả năng truyền mômen của ly hợp do đó làm giảm cơ tính của lò xo, giảm hệ số ma sát đồng thời gây ra ứng xuất nhiệt. Nói tóm lại là làm giảm khả năng làm việc của các chi tiết.
Ta có [ T ] = 100 - 15 0 C.
Nhận xét: Vậy sau mỗi lần đóng mở ly hợp nhiệt độ của các chi tiết tăng lên dưới giá trị cho phép.
3.3.Tính toán kiểm tra bền các chi tiết
Việc tính toán bền đĩa ma sát bị động được quy về 2 nội dung :
- Xác định và kiểm tra ứng suất cắt và ứng suất dập của đinh tán tại vị trí đinh tán giữa tấm vỏ của bộ giảm chấn và xương đĩa tiếp xúc với moay ơ khi ly hợp làm việc.
- Xác định và kiểm tra ứng suất cắt và dập của then hoa tại vị trí lắp ráp giữa moay ơ với trục sơ cấp của hộp số.
a. Xác định và kiểm tra ứng suất cắt và ứng suất dập của đinh tán:
Đinh tán của đĩa bị động tại vị trí xương đĩa và tấm vở của bộ dập tắt dao động xoắn được chế tạo bằng thép có đường kính là 10mm, số lượng đinh tán là 3. Đối với ly hợp xe KAMAZ - 53212 bố trí 2 đĩa ma sát bị động nên số lượng đinh tán sẽ là 6 chiếc (n=6).
Mặt khác theo tài liệu thì với những đinh tán được chế tạo bằng thép có đường kính từ 6 đến 10 mm.Thì ứng suất cắt cho phép [tc] và ứng suất dập cho phép [sd] có giá trị:
[tc] =30 (MN/m2)
[sd]=80 (MN/m2)
Như vậy so sánh ta thấy: tc < [tc]
sd < [sd]
Vậy qua tính toán kiểm nghiệm ta thấy đinh tán đảm bảo bền.
c. Kiểm tra lò xo ép:
Lò xo ép của ly hợp ôtô Kamaz – 53212 là lò xo hình trụ chịu nén bố trí xung quanh theo chu vi của đĩa ép.Kiểm tra theo ứng xuất lớn nhất .
=> Như vậy so với kết quả kiểm tra được ta thấy lò xo ép của ly hợp ôtô Kamaz – 53212 nằm trong khoảng cho phép của giới hạn bền.
3.4 Tính toán kiểm nghiệm dẫn động ly hợp
Kết luận : Thông qua quá trình tính toán, xác định các thông số của ly hợp ôtô KAMAZ -53212 và quá trình tính toán kiểm nghiệm các chi tiết đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, độ tin cậy cao, ta nhận thấy ly hợp trên ôtô Kamaz – 53212 hoàn toàn có khả năng làm việc tốt trong mọi điều kiện.
CHƯƠNG 4
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LY HỢP
4.1 Yêu cầu chung
Trên cơ sở nắm vững đặc điểm cấu tạo nguyên lý làm việc của bộ ly hợp
trên từng xe trong quá trình khai thác sử dụng, khi bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa cần tuân thủ một số yêu cầu sau đây:
Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra bình nén và đường dẫn khí nén trong trợ lực, thông rửa các phần tử dẫn chứa và điều khiển, thường
Trong quá trình sử dụng phải thường xuyên kiểm tra bình nén và đường dẫn khí nén trong trợ lực, thông rửa các phần tử dẫn chứa và điều khiển, thường xuyên kiểm tra độ kín khít của các mối ghép và đường ống trong trợ lực.
4.2. Bảo dưỡng kỹ thuật ly hợp
Mục đích của bảo dưỡng là giữ gìn bề ngoài của hệ thống, làm giảm sự hao mòn nhanh chóng của các chi tiết phòng ngừa các hư hỏng có thể xảy ra do đó có thể kéo dài thời gian phục vụ của ô tô nói chung, ly hợp nói riêng. Các công việc của bảo dưỡng được thực hiện theo định kỳ, theo một biểu đồ kế hoạch đã được lập trước.
4.2.1. Những công việc chính trong bảo dưỡng ly hợp
Bảo dưỡng bộ ly hợp thường được thực hiện trong bảo dưỡng định kỳ ôtô nói chung ,nhưng cũng có thể bảo dưỡng riêng bộ ly hợp trong một trường hợp nào đó ( gọi là bảo dưỡng phân đoạn ) .Trong bảo dưỡng bộ ly hợp cần làm đầy đủ các công việc sau :
- Kiểm tra và làm sạch bên ngoài bộ ly hợp .Kiểm tra sự hoạt động bình thường của bộ ly hợp bằng cách cho ôtô chuyển bánh, kết hợp đạp bàn đạp ly hợp với thay đổi số.
- Kiểm tra hành trình tự do và hành trình toàn bộ của bàn đạp ly hợp .Điều chỉnh HTTD bàn đạp ly hợp đúng tiêu chuẩn quy định.
4.2.3. Yêu cầu kỹ thuật sau khi bảo dưỡng bộ ly hợp
Sau khi bảo dưỡng ,kết hợp với việc thử xe ta tiến hành kiểm tra tình trạng kỹ thuật của bộ ly hợp .
Yêu cầu: Bộ ly hợp phải sạch sẽ ,các vị trí lắp ghép chắc chắn ,điều khiển linh hoạt, nhẹ nhàng .Hành trình tự do và hành trình làm việc của bàn đạp ly hợp đúng theo tiêu chuẩn quy định .
4.3. Những hư hỏng chủ yếu của ly hợp và cách khắc phục
a. Ly hợp bị trượt:
Hiện tượng khi khởi động động cơ và kéo phanh tay, ấn bàn đạp ly hợp rồi gài số 4 rồi buông từ từ bàn đạp ly hợp. Đồng thời tăng nhẹ ga, nếu như bộ ly hợp tốt sẽ hãm động cơ tắt máy khi buông bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ vẫn làm việc bình thường thì bộ ly hợp đã bị trượt.
- Khoảng hành trình tự do của bàn đạp ly hợp nhỏ do đó đĩa ép không ép hoàn toàn vào đĩa bị động, vậy để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra và điều chỉnh lại hành trình tự do của bàn đạp ly hợp.
- Cần kéo bị cong khắc phục bằng cách uốn thẳng và bôi trơn cho các khớp nối.
c. Ly hợp ngắt không hoàn toàn:
Hiện tượng khi xe chạy ta đạp hết bàn đạp ly hợp nhưng váo số vẫn khó khăn và kèm theo tiếng va đạp mạnh của các bánh răng trong hộp số, qua đó chứng tỏ ly hợp không cắt hoàn toàn. Đĩa ma sát bị động của ly hợp vẫn tiếp tục quay theo bánh đà.
d. Ly hợp đóng đột ngột:
Hiện tượng khi nhả chân bàn đạp ly hợp thấy rất êm nhẹ nhàng nhưng ôtô vẫn chuyển bánh bị giật. Hiện tượng này có thể xảy ra trong trường hợp khớp ngắt bị kẹt ở bạc dẫn hướng. Khi nhả bàn đạp ly hợp khớp nối sẽ di chuyển không đều đặn theo bạc dẫn hướng, còn khi lực lò xo thắng sự kẹt của khớp nối sẽ di chuyển nhanh chóng. Sự đóng đột ngột của ly hợp cũng có thể do những đường rạn nứt nhỏ trên đĩa chủ động gây nên sau khi chúng bị quá nóng. Muốn khắc phục những hư hỏng này phải thay mới những chi tiết bị hỏng.
e. Ly hợp bị kêu:
Hiện tượng tiếng kêu của ly hợp rất dễ nhận biết khi động cơ đang nổ nhỏ. Nhưng cần phải phân biệt được tiếng kêu phất ra khi cắt hay nối động lực. Tiếng kêu phất ra khi nối động lực học do rãnh then hoa của moay ơ và rãnh then hoa trên trục bị động của ly hợp mòn làm mối lắp ghép lỏng thì phải thay thế cả hai chi tiết.
j. Biện pháp khắc phục ly hợp bị trượt trong lúc nối động lực:
- Để khắc phục việc điều chỉnh đòn bẩy ly hợp không đúng thì chúng ta phải điều chỉnh lại sao cho nó đúng với khoảng cách cần thiết để ly hợp làm việc
đạt hiệu quả cao nhất.
- Để khắc phục lò xo ép bị yếu hoặc bị gẫy thì chúng ta phải thay thế bộ lò xo khác để đảm bảo cho đủ lực ép hoặc thay thế bằng cụm mâm ép.
- Để khắc phục việc đòn mở ly hợp bị cong kẹt thì chúng ta phải nắn lại và điều chỉnh lại sao cho đúng tiêu chuẩn nhắm mục đích làm cho ly hợp làm việc đạt hiệu quả cao nhất. Cách kiểm tra và sửa chữa như hình trên.
m. Biện pháp khắc phục ly hợp không cắt hoàn toàn khi cắt động lực:
Để tiến hành việc điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp thì việc đầu tiên là phải kiểm tra khoảng chạy tự do của bàn đạp ly hợp. Muốn vậy ta dùng một thước được khắc vạch và có hai con trượt. Đặt một đầu thước vào sàn buồng lái, đưa một con trượt tới bàn đạp ly hợp. Đạp lên bàn đạp ly hợp cho tới khi bắt đầu cảm thấy một sức căng tăng đột ngột với sự dịch chuyển của bàn đạp ly hợp ( hết khoảng chạy tự do), đo trên thước, khoảng cách giữa hai con trượt là khoảng chạy tự do của bàn đạp ly hợp. Điều chỉnh khoảng chạy tự do của bàn đạp ly hợp bằng cách thay đổi chiều dài của thanh kéo nối liền bàn đạp ly hợp với cần nhả ly hợp.
- Để khắc phục trường hợp đĩa ép bị lệch khi ngắt ly hợp, khi ngắt ly hợp thì đĩa chủ động vẫn tiếp tục ép tường phần vào đĩa bị động. Hư hỏng này phát sinh khi các đầu trong của cần tách ly hợp không cùng nằm trên một mặt phẳng, trong trường hợp này cần điều chỉnh vị trí các cần tách.
4.4. Một số chú ý trong khai thác sử dụng ly hợp
4.4.1. Một số chú ý
Độ bền, độ tin cậy và hiệu suất làm việc của ly hợp phụ thuộc phần lớn vào cách sử dụng ly hợp của người lái xe. Trên cơ sở cấu tạo va nguyên lý làm việc của ly hợp, việc sử dụng đúng ly hợp cần phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:
+ Mở ly hợp phải dứt khoát và hoàn toàn cho nên phải đạp ly hợp dứt khoát, nhanh và đạp hết cỡ. Làm như vậy là để ngắt hoàn toàn động cơ đang làm việc ra khỏi hệ thống truyền lực giúp cho việc chuyển số được dễ dàng, nhẹ nhàng.
+ Khi đóng ly hợp phải êm (thả bàn đạp ly hợp phảI từ từ) để nối êm động cơ đang làm viêc với hệ thống truyền lực, giúp cho việc khởi hành xe được êm dịu (xe không bị chồm) tránh được tảI trọng động lớn tác dụng lên các chi tiết và các cụm trên xe.
4.4.2 Quy trình kiểm tra, điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp ly hợp
Trong quá trình làm việc ly hợp thường có hiện tượng đóng mở không hoàn toàn. Hư hỏng này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân hành trình tự do của bàn đạp ly hợp không đúng.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: GS.TS. ..................., cùng các thầy trong Bộ môn Ôtô quân sự Khoa Động Lực HVKTQS và các bạn cùng lớp em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp với các nội dung chính sau:
1. Giới thiệu chung về ôtô KAMAZ – 53212.
2. Nghiên cứu phân tích các đặc điểm kết cấu và nguyên ký làm việc của ly hợp ôtô KAMAZ – 53212.
3. Đồ án trình bày trình tự, tính toán kiểm nghiệm ly hợp ôtô KAMAZ – 53212.
Tính bền cho một số chi tiết cơ bản của ly hợp ôtô KAMAZ – 53212.
4. Tìm hiểu những lưu ý về một số yêu cầu chung, chế độ bảo dưỡng, kiểm tra, điều chỉnh và cách khắc phục các hư hỏng thông thường ly hợp ôtô KAMAZ – 53212 trong quá trình sử dụng.
Qua việc phân tích đặc điểm kết cấu, tính toán kiệm nghiệm ly hợp của ôtô KAMAZ – 53212 và tính bền cho một số chi tiết cơ bản em thấy: Ôtô KAMAZ – 53212 là một chủng loại xe được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam trong lĩnh vực nền kinh tế quốc dân và đặc biệt là trong quốc phòng và trong quân đội ta.
Ly hợp trên ôtô KAMAZ – 53212 là ly hợp ma sát khô 2 đĩa dẫn động thủy lực có trợ lực khí nén, ly hợp ma sát khô 2 đĩa có hệ số dữ trữ mô men cao.Ôtô KAMAZ – 53212. sử dụng ly hợp đơn giản được sử dụng trên nhiều loại xe. Tuy nhiên trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Nhờ sự bố trí phần trợ lực khí nén cho ly hợp, đã giảm đi cường độ lao động của người lái và đảm bảo an toàn cho xe khi hoạt động trên đường …
Trong đồ án này em đã tiến hành kiểm nghiệm đánh giá hiệu quả làm việc của ly hợp, đưa ra trình tự tính toán một số chi tiết trong ly hợp.
Ôtô KAMAZ – 53212.Trình tự tính toán hợp lý, kết quả tương đối phù hợp với thực tế, giá trị các thông số đảm bảo theo tiêu chuẩn.
Ôtô KAMAZ – 53212 là xe vận tải có tính năng thông qua cao. Ly hợp trên xe vẫn là dẫn động thủy lực có trợ khí nén. Kết cấu ly hợp và dẫn động đơn giản dễ sử dụng, khả năng chống mòn của các chi tiết trong kết cấu ly hợp cao.
Bản thân em đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo sát các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn nên đồ án không tránh khỏi được nhiều thiếu sót. Rất mong các thầy và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
……………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô Quân sự . Nhà xuất bản quân đội nhân dân. Hà Nội – 2002.
[2]. Thái Nguyễn Bạch Liên, Kết cấu tính toán ô tô, Nhà xuất bản giao thông vận tải, 1984.
[3]. Vũ Đức Lập – Phạm Đình Vi, Cấu tạo ô tô quân sự, tập 2, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, 1995.
[4]. Vũ Đức Lập, Sổ tay tính năng kỹ thuật ô tô, Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự, 2004.
[5]. Nguyễn Văn Trà, Kết cấu tính toán ô tô. tập 1. NXB QĐND. 2015.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"