ĐỒ ÁN KHAI THÁC TRANG THIẾT BỊ GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ DU LỊCH

Mã đồ án OTTN000000165
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ quy hoạch mặt bằng gara, bản vẽ cầu nâng, bản vẽ bệ thử phanh kiểu băng tải tang quay, bản vẽ bệ thử phanh kiểu quán tính, bản vẽ sơ đồ quá trình công nghệ sữa chữa bảo dưỡng, bản vẽ thiết kế vam tháo vòng bi…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... KHAI THÁC TRANG THIẾT BỊ GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ DU LỊCH.

Giá: 950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC..

LỜI NÓI ĐẦU.

Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ.

1.1. Giới thiệu chung về gara.

1.1.1. Quy mô hoạt động.

1.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa.

1.2. Quy hoạch mặt bằng gara du lịch.

1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara.

1.2.2. Bố trí mặt bằng cho gara.

1.2.3. Quá trình công nghệ của gara.

1.3. Nội dung công việc sửa chữa tại các gara.

1.3.1. Nội dung công việc sửa chữa tại các gara.

1.3.2. Nội dung công việc bảo dưỡng tại các gara.

Chương 2 GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ TRONG GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE DU LỊCH.

2.1. Trang thiết bị của bộ phận sơn.

2.2. Trang thiết bị của bộ phận  gò hàn.

2.3. Trang thiết bị phục vụ bộ phận sửa chữa bảo dưỡng gầm, máy.

2.4. Dụng cụ phục vụ bảo dưỡng sửa chữa của Gara.

2.5. Một số trang thiết bị khác.

Chương 3 THIẾT KẾ VAM THÁO VÒNG BI.

3.1. Giới thiệu về vam tháo vòng bi.

3.1.1. Đặc điểm và công dụng của vam.

3.1.2. Các yêu cầu khi thiết kế vam tháo vòng bi.

3.1.3. Phân tích nguyên công khi thiết kế vam.

3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của vam tháo vòng trục thứ cấp.

3.2.1. Cấu tạo của vam tháo vòng bi.

3.2.2. Nguyên lý hoạt động.

3.3. Tính toán thiết kế vam.

3.3.1. Tính trục vít.

3.3.2. Tính lực tháo vòng bi (Lực dọc trục P).

3.3.3. Kiểm tra độ bền mòn trục vít.

3.3.4. Kiểm tra theo điều kiện ổn định.

3.3.5. Kiểm nghiệm độ bền tại các mặt cắt nguy hiểm.

3.3.6. Tính lực tác dụng của công nhân.

Chương 4 KHAI THÁC TRANG  THIẾT  BỊ  TRONG  GARA  BẢO  DƯỠNG  SỬA  CHỮA  Ô TÔ  DU LỊCH.

4.1. Cầu nâng hai trụ.

4.1.1. Công dụng.

4.1.2. Cấu tạo.

4.1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị.

4.2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe TECH 4.

4.2.1. Khái niệm các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng.

4.2.2. Chức năng của thiết bị.

4.2.3. Các bộ phận của hệ thống.

4.2.4. Các điều kiện an toàn khi vận hành.

4.2.5. Một số chú ý khi sử dụng thiết bị.

4.3. Bệ thử phanh.

4.3.1. Công dụng.

4.3.2. Yêu cầu.

4.3.3. Phân tích một số loại bệ thử phanh.

4.3.4. Chú ý trong khi sử dụng.

4.4. Máy nén khí.

4.4.1. Chức năng.

4.4.2. Cấu tạo.

4.4.3. Chú ý khi khai thác sử dụng.

4.5. Thiết bị kiểm tra và điều chỉnh vòi phun KИ562.

4.5.1. Giới thiệu chung.

4.5.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc.

4.5.3. Sử dụng thiết bị.

4.5.4. Bảo dưỡng và sửa chữa.

4.6. Thiết bị kiểm tra đèn pha.

4.6.1. Giới thiệu thiết bị kiểm tra đèn pha.

4.6.2. Đặc điểm thiết bị kiểm tra đen pha.

4.6.3. Cấu tạo và chức năng.

4.6.4. Chuẩn bị đo.

4.6.5. Thủ tục đo.

4.6.6. Bảo quản.

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI NÓI ĐẦU

  Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội, ôtô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng.

   Đất nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại và sản xuất nhiều loại phương tiện hiện đại không những được sản xuất trong nước mà còn được nhập khẩu từ nhiều Quốc gia khác nhau. Mỗi năm lượng ô tô mới đưa vào sử dụng tăng từ 15 đến 20%, bên cạnh đó những hãng ôtô lớn cũng đầu tư xây dựng các nhà máy, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa tại Việt Nam như Honda, Toyota, Ford.... Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt các gara sửa chữa bảo dưỡng đã góp phần không nhỏ vào công việc sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả, an toàn và duy trì tốt tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh về số lượng lớn ôtô trong khi các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa chủ yếu là vừa và nhỏ, diện tích nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị phục vụ chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào tạo bài bản, tay nghề chưa cao. Số lượng kỹ sư được đào tạo tại các trường đại học chuyên ngành xe còn ít.

  Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài: "Khai thác trang thiết bị gara bảo dưỡng sửa chữa ô tô du lịch", đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Khái quát chung về gara bảo dưỡng và sửa chữa ô tô du lịch.

Chương 2: Giới thiệu trang thiết bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa xe du lịch

Chương 3: Thiết kế vam tháo vòng bi.

Chương 4: Khai thác trang thiết bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa ô tô du lịch.

  Với sự hướng dẫn của thầy: Th.S ....................... cùng các thầy giáo trong bộ môn Ôtô quân sự, Khoa Động lực HVKTQS em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện không tránh khỏi còn những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cùng các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

  Em xin chân thành cảm ơn!

                                Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..

                                  Sinh viên thực hiện

                                  ……………

Chương 1
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA Ô TÔ

1.1.  Giới thiệu chung về gara

1.1.1.  Quy mô hoạt động

Trong giai đoạn hiện nay trước sự đổi thay của đất nước và kể từ khi Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh, công nghiệp phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp sản xuất và lắp ráp ôtô. Vì thế, có rất nhiều nhà máy sản xuất và lắp ráp ôtô mọc lên, cùng với nhiều chủng loại ôtô của nhiều quốc gia khác nhau được nhập khẩu vào thị trường Việt Nam. Mỗi năm lượng ô tô mới đưa vào sử dụng tăng từ 15 đến 20%, trong khi cơ sở hạ tầng của nước ta hiện nay chưa đồng bộ, hệ thống giao thông còn kém, trình độ dân trí còn thấp. Mặt khác, hệ thống các trung tâm bảo dưỡng sửa chữa chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu sửa chữa bảo dưỡng của các phương tiện cơ giới, các trang thiết bị còn sơ sài và đã quá lạc hậu.

1.1.2. Khả năng đáp ứng nhu cầu bảo dưỡng, sửa chữa

Chức năng chủ yếu của các gara ôtô là chăm sóc, bảo dưỡng, sửa chữa. Khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy, bảo đảm xe vận hành an toàn, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, đảm bảo cho ôtô vận hành với độ tin cậy cao.

Ta đã biết ở gara tất cả các công việc bảo dưỡng sửa chữa đều được thực hiện trên cầu bảo dưỡng. Việc bảo dưỡng sửa chữa trên các cầu có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp: phương pháp cầu vạn năng và phương pháp cầu dây chuyền.

1.2. Quy hoạch mặt bằng gara du lịch

1.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara

Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng sửa chữa  dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.

Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc của từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió.

1.2.2.  Bố trí mặt bằng cho gara

Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara:

* Các phòng có đặc điểm giống nhau về tính chất sản xuất, vệ sinh, phòng hoả thì tập trung vào một khu. Chú ý hướng gió, chiếu sáng và thông gió thích hợp.

* Các phòng phải bố trí phù hợp với đường dây công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa.

* Các phòng bảo dưỡng sửa chữa gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió. Các phòng chính bố trí ở trung tâm, cầu bảo dưỡng sửa chữa phải thuận tiện cho công việc bảo dưỡng sửa chữa.

1.2. Nội dung công việc sửa chữa tại các gara

1.1.1. Nội dung công việc sửa chữa tại các gara

a. Kiểm tra sửa chữa động cơ.

- Sửa chữa cơ cấu  khuỷu trục thanh truyền:

+ Kiểm tra sửa chữa trục khuỷu.

+ Kiểm tra sửa chữa bánh đà.

- Sửa chữa cơ cấu píttông – xy lanh:

+ Kiểm tra píttông.

+ Kiểm tra chốt píttông.

+ Kiểm tra xy lanh.

b. Kiểm tra sửa chữa hệ thống gầm.

· Kiểm tra, sửa chữa hệ thống truyền lực.

- Kiểm tra sửa chữa ly hợp ma sát:

+ Kiểm tra đĩa ma sát.

+ Kiểm tra sửa chữa cụm đĩa ép lò xo và vỏ ly hợp.

+ Lắp bộ ly hợp và điều chỉnh đồng đều các đòn bẩy.

- Kiểm tra sửa chữa biến mômen thủy lực:

+ Kiểm tra biến mômmen ở trạng thái hãm xe.

+ Kiểm tra biến mômen trên xe bằng quan sát.

- Kiểm tra hộp số điều khiển bằng ta:

+ Kiểm tra điều chỉnh hộp số trên xe.

+ Kiểm tra sửa chữa các chi tiết của hộp số.

d. Kiểm tra sửa chữa hệ thống phanh.

- Kiểm tra điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp phanh.

- Kiểm ta điều chỉnh ke hở giữa má phanh và tang phanh.

- Xả khí trong xy lanh phanh.

Chương 2
GIỚI THIỆU TRANG THIẾT BỊ TRONG GARA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA XE DU LỊCH

  Các trang thiết bị là công cụ chủ yếu để người thợ sử dụng trong gara bảo dưỡng  sửa chữa nhằm khắc phục những hư hỏng đột xuất hay tất yếu của các chi tiết, cụm máy, bảo đảm xe vận hành an toàn, duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ôtô, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa nhằm khôi phục khả năng làm việc của các chi tiết, ngăn ngừa các hư hỏng có thể xảy ra, đảm bảo cho ôtô vận hành với độ tin cậy cao.

  Qua việc tìm hiểu thực tế, đồng thời được sự giúp đỡ của thầy giáo hướng dẫn cùng với nghiên cứu qua các tài liệu, sách vở. Sau đây em khái quát lại các trang thiết bị phục vụ công tác kiểm tra bảo dưỡng như sau.

  Trang thiết bị chính được trang bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa:

- Trang thiết bị của bộ phận sơn: 5 thiết bị

- Trang thiết bị của bộ phần gò :  7 thiết bị

- Trang thiết bị cảu bộ phận sửa chữa gầm: 15 thiết bị

- Trang thiết bị phục vụ bảo dưỡng: 13 thiết bị

- Trang thiết bị khác                  : 10 – 15 thiết bị

Chương 3
THIẾT KẾ VAM THÁO VÒNG BI

3.1.  Giới thiệu về vam tháo vòng bi

Trong tất cả các chi tiết tổng thành của ô tô thì hộp số là một trong những tổng thành quan trọng, nó đảm bảo cho ô tô có thể hoạt động trên nhiều địa hình bằng cách thay đổi lực kéo lên bánh xe chủ động. Thay đổi tỷ số truyền động từ động cơ tới bánh xe chủ động. Ngắt truyền động từ động cơ tới bánh xe chủ động trong khi động cơ vẫn hoạt động còn xe đứng yên. Thay đổi chiều chuyển động của ô tô (có thể tiến hoặc lùi). Dấn động lực ra ngoài cho các bộ phận công tác của xe chuyên dùng (có phần trích công suất cho tời kéo, cho kích nâng của xe tự đổ).

3.1.1.  Đặc điểm và công dụng của vam

Vam tháo vòng bi sử dụng truyền động vít - đai ốc làm dẫn động chính để tác dụng lực.

Truyền động vít – đai ốc được sử dụng để đổi chuyển động quay thành chuyển động tịnh tiến.Tùy theo dạng chuyển động của vít và đai ốc có thể chia ra các loại:

- Vít quay đai ốc tịnh tiến: ví dụ vít chạy dao trong máy tiện và một số máy

cắt kim loại khác.

- Vít vừa quay vừa tịnh tiến còn đai ốc cố định: kích vít, máy ép vv…

3.1.3.  Phân tích nguyên công khi thiết kế vam

 Theo yêu cầu của quá trình sửa chữa hộp số, cần thiết kế vam để tháo vòng bi đỡ trục thứ cấp. Ổ bi đỡ trục thứ cấp được lắp có độ dôi lớn vì vậy khi tháo lắp không thể dùng tay được. Mặt khác các ổ bi đỡ trục sơ cấp đảm bảo sự đồng tâm cao giữa trục khuỷu – trục sơ cấp – trục thứ cấp do đó không thể dùng các thiết bị thông thương như búa, tay tuýt… để đóng được. Do đó phải dùng thiết bị chuyên dùng được chế tạo đặc biệt để phục vụ cho nguyên công này. 

3.2. Cấu tạo, nguyên lý làm việc của vam tháo vòng trục thứ cấp

3.2.3. Nguyên lý hoạt động

Trước hết, dùng kìm phanh để tháo các phanh hãm giữa cả trong vòng bi với trục và ca ngoài với vỏ hộp số. Đưa hàm kẹp 7 vao kẹp chặt vào rãnh phay trên vòng bi rồi xiết chặt hai bu lông để hàm kẹp kẹp chặt lấy ổ bi. Định vị đầu tỳ 3 trùng với tâm của trục thứ cấp rồi từ từ vặn trục vít 4 để kéo căng hai thanh kéo 2. 

3.3.Tính toán thiết kế vam

Trong vòng thiết kế vam sử dụng ren vít để tạo lực ép, bộ truyền ren vít là bộ phận rất rễ xảy ra hư hỏng. Nguyên nhân của sự hư hỏng thường là do không đủ sức bền khi phải tải lớn. Để khắc phục ta phải chọn vật liệu, bề dầy thân vam và đường kính trục vít cho phù hợp.

3.1.5.  Kiểm nghiệm độ bền tại các mặt cắt nguy hiểm

Do kết cấu của van có một số mặt cắt nguy hiểm sau:

- Tại lỗ bulông của thang ngang, thân vam và tay vam do chịu lực nhỏ nên bỏ qua.

- Tại mặt cắt C – C của vấu vam đây là mặt cắt nguy hiểm nhất vì nó chịu lực lớn mà kết cấu lại mỏng.

Ta có:

L: Chiều dài của tay quay chọn L =200mm

S: Bước ren S = 5mm

Z: Số mối ren chọn Z = 1

Chương 4
KHAI THÁC TRANG  THIẾT  BỊ  TRONG  GARA  BẢO  DƯỠNG  SỬA  CHỮA  Ô TÔ  DU LỊCH

4.1. Cầu nâng hai trụ

Thiết bị nâng hạ là một trong những thiết bị cơ bản trong gara. Thiết bị nâng hạ có thể cố định hoặc di động, có loại dẫn động cơ khí, thủy lực, hoặc dẫn động điện, có loại 2 trụ, loại 4 trụ, tùy thuộc vào quy mô và diện tích của từng gara mà sử dụng cho phù hợp. Thường dùng nhất là dẫn động điện và thủy lực, nó nâng xe lên bằng cách đỡ các bánh xe, giữa 2 bánh xe, hoặc đỡ khung ngang.

4.1.1. Công dụng

Dùng cầu nâng nâng xe lên để tháo các chi tiết, phục vụ công tác phía gầm, cũng như thao tác hai bên thành xe.

4.1.1. Cấu tạo

Các thông số cơ bản của cầu nâng 2 trụ 3,0T cáp dưới NHT Model: YSJ 3000

- Khối lượng nâng: 3000kG.

- Chiều cao nâng tối đa: 1800mm.

- Chiều cao 2 trụ: 2880mm.

- Chiều cao thấp nhất: 120mm.

- Khoảng cách giữa 2 trụ: 2750mm.

- Chiều rộng tổng thể: 3370mm.

4.1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị

a. Trình tự các thao tác.

- Nâng lên:

+ Vị trí lốp xe phải nằm giữa của mỗi đường dẫn.

+ Đặt phanh hay dùng cái chèn để giữ xe đúng vị trí.

+ Trước khi nâng phải đảm bảo không có người ở trong và xung quanh cầu.

+ Chú ý khoảng trống phía trên.

+ Nâng cầu lên tới độ cao mong muốn bằng việc nhấn vào nút trên bảng nguồn.

+ Khi xe được nâng tới độ cao mong muốn, hạ xuống tới khoá an toàn gần nhất.

b.  Một số chú ý khi sử dụng.

+Tránh gõ hoặc đập mạnh khi xe trên kích.

+ Luôn sử dụng chân chống an toàn khi tháo rời hoặc lắp ráp các bộ phận nặng của xe.

+ Khi nâng kích lên phải chú ý khóa chốt an toàn, đảm bảo giữ nguyên vị trí khi thao tác các công việc bảo dưỡng sửa chữa phía dưới xe.

4.2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe TECH 4

4.2.1. Khái niệm các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng

Tính ổn định của hệ thống lái phụ thuôc chủ yếu vào vị trí lắp đặt của bánh xe dẫn hướng, tức là phụ thuộc vào góc lắp đặt trụ đứng và trục của cam quay trên cầu trước dẫn hướng. Các góc lắp đặt bánh xe dẫn hướng bao gồm:

- Góc doãng của bánh xe.

- Độ chụm của bánh xe.

- Góc nghiêng ngang của trụ đứng (chốt chuyển hướng).

4.2.2. Chức năng của thiết bị

Kiểm tra điều chỉnh góc đặt của trục đứng và bánh xe dẫn hướng.TECH 4 là một thiết bị đo lường hiện đại sử dụng để xác định các thông số của các chi tiết trên hệ thống treo của xe ô tô; các bánh xe và tính quang dẫn với sự tính toán của máy tính. Thiết bị đo được những thông số:

- Góc doãng của bánh xe.

- Độ chụm của bánh xe.

- Góc nghiêng ngang của trụ đứng.

4.2.5.  Một số chú ý khi sử dụng thiết bị

-  Máy tính sử dụng trong thiết bị là một loại máy tính đặc biệt chỉ để giải quyết một mục đích. Nó không cho phép bạn sử dụng với các mục đích khác hoặc cài đặt các phần mềm hoặc phần cứng khác. Không được phép xoá hoặc sửa đổi bất kỳ một chương trình.

- Môi trường làm việc: thiết bị này làm việc trong môi trường có nhiệt độ trong vùng: 0 - 40°C. Nếu làm việc trong môi trường có nhiệt độ thấp hơn hoặc cao hơn dải nhiệtđộ này sẽ ảnh hưởng tới máy như là làm việc không bình thường.

- TECH 4 là một thiết bị đo chính xác vì vậy cần phải yêu cầu người vận hành thành thạo và có hiểu biết về phần mềm.

4.5. Thiết bị kiểm tra và điều chỉnh vòi phun KИ562

4.5.1. Giới thiệu chung

-  Công dụng: thiết bị KИ562 được chế tạo để thử và điều chỉnh vòi phun của các động cơ diezel. Các vòi phun đó phải có ren M­14 ­x 1,5 để lắp với thiết bị tạo áp suất cao.

- Đặc tính kỹ thuật: kiểu pittông ngẫu lực và supap (van) sức chứa nhiên liệu 0,7 lít. Truyền động pittông bằng tay, áp suất tối đa cho phép của chất lỏng (dầu) trong thiết bị là 400KG/cm­­­­­­­­­­­­­­­2.

Kích thước (mm): dài 460; rộng 300 ; cao 470

Trọng lượng: 8kg.                                                      

4.5.2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc

Phần bơm truyền động bằng cơ khí, vỏ có cấu tạo bằng  gang (24) được lắp ghép một piston và xi lanh (23) và một van 1 chiều (31). Để piston khỏi quay tròn quanh trục người ta đặt chốt định vị (37) và nó đi vào rãnh của chi tiết 36, chi tiết 36 kẹp cứng ở phần cuối của piston.

4.5.4. Bảo dưỡng và sửa chữa

Định kỳ bảo dưỡng tháo ốc hãm của bình nhiên liệu và thông rửa cho sạch cả bình và bộ phận lọc nhiên liệu, kiểm tra độ giảm áp.

Trong trường hợp độ kín khít của thiết bị thấp thì hãy kiểm tra rãnh của viên bi. Nguyên nhân độ kín khít của thiết bị thấp có thể do phần van hồi của thiết bị bị bẩn. Khi đó nhất định phải rửa lại van. Trường hợp đầu van bị côn (hình nón) thì phải thay mới.

KẾT LUẬN

  Qua thời gian thực hiện đồ án Khai thác trang thiết bị gara bảo dưỡng sửa chữa ô tô du lịch là một đề tài thực tế, trong điều kiện thời gian ngắn, tài liệu tham khảo còn ít, trình độ của bản thân còn hạn chế, thiếu kiến thức kinh nghiệm thực tế. Song được sự hướng dẫn của thầy: Th.S ……………, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, đến nay em đã hoàn thành đồ án với nội dung cơ bản sau:

Chương 1: Khái quát chung về gara bảo dưỡng và sửa chữa ô tô du lịch.

Chương 2: Giới thiệu trang thiết bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa xe du lịch

Chương 3: Thiết kế vam tháo vòng bi.

Chương 4: Khai thác trang thiết bị trong gara bảo dưỡng sửa chữa ô tô du lịch.

Các bản vẽ kèm theo: 05 bản vẽ A0.

  Trong quá trình thực hiện đề tài này em đã vận dụng những kiến thức đã học tập tại trường Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự và tham khảo một số tài liệu trong và ngoài trường. Việc hoàn thành đề tài tốt nghiệp đã giúp cho em  bổ sung cho bản thân thêm nhiều kiến thức quý báu, đồng thời thông qua đó khả năng làm việc và tư duy cũng như đức tính kiên trì, say mê trong công việc của em cũng được nâng lên rất nhiều. Chắc chắn rằng điều đó sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc giúp em hoàn thành tốt hơn công việc của mình sau khi ra trường.

  Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, do kiến thức và kinh nghiệm thực tế của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế, nên trong đồ án có phần chưa thực sự đầy đủ và sâu sắc. Rất mong được sự đóng góp của các Thầy và các bạn để đồ án  được hoàn chỉnh hơn, làm cơ sở cho bản thân trong quá trình học tập và công tác của em sau này.

  Nhân đây em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo hướng dẫn, các thầy giáo trong bộ môn ôtô Quân sự, khoa Động lực - Học viện Kỹ thuật Quân sự đã tạo điều kiện giúp đỡ để em hoàn thành tốt nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp.

  Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Trần Khắc Thiêm. Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Đại học KTQS - Năm 1976.

[2]. Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Quốc Điệt. Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện KTQS - Năm 1995.

[3]. Bộ môn xe quân sự, Khoa Trang bị cơ điện. Khai thác xe quân sự - Tập 1 Đại học KTQS - Năm 1978.

[4]. Đỗ Quyết Thắng: Chi tiết máy tập 1, 2. NXB HVKTQS 2008.

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"