MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................................................................I
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................................................................................1
Danh mục hình ảnh..................................................................................................................................................3
Danh mục bảng........................................................................................................................................................5
CHƯƠNG 1. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022............6
1.1. Giới thiệu chung..................................................................................................................................................6
1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Innova 2.0E 2022....................................................................................................9
1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe Toyota Innova 2.0E 2022...........................................................................10
1.3.1. Động cơ..........................................................................................................................................................10
1.3.2. Hệ thống lái.....................................................................................................................................................12
1.3.3. Hệ thống phanh...............................................................................................................................................12
1.3.4. Hệ thống treo...................................................................................................................................................13
1.3.5. Hệ thống chống trộm.......................................................................................................................................14
1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động.............................................................................................................................15
1.4. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe Toyota Innova 2.0E 2022..................................................................19
1.4.1. Ly hợp..............................................................................................................................................................20
1.4.2. Hộp số.............................................................................................................................................................27
1.4.3. Trục các đăng..................................................................................................................................................32
1.4.4. Cầu chủ động..................................................................................................................................................36
1.5. Kết luận chương 1..............................................................................................................................................39
CHƯƠNG 2. KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022..............40
2.1. Cơ sở lý thuyết khảo sát động lực học chuyển động thẳng của xe ô tô…………………............…………….….40
2.1.1. Các giả thiết xây dựng mô hình.......................................................................................................................40
2.1.2. Mô hình khảo sát động lực học chuyển động thẳng của xe............................................................................41
2.1.3. Cơ sở lý thuyết động lực học chuyển động thẳng của ô tô.............................................................................42
2.2. Khảo sát động lực học chuyển động thẳng xe Toyota Innova 2.0E 2022..........................................................51
2.2.1. Thông số đầu vào............................................................................................................................................51
2.2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm......................................................................................................................52
2.3. Kết luận chương 2..............................................................................................................................................71
CHƯƠNG 3. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022.......72
3.1. Những chú ý khi sử dụng hệ thống truyền lực...................................................................................................72
3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng ly hợp...............................................................................................................................73
3.2.1. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp.............................................................................................................................73
3.2.2. Bảo dưỡng bộ ly hợp......................................................................................................................................78
3.2.3. Những hư hỏng thường gặp và khắc phục.....................................................................................................80
3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng hộp số...............................................................................................................................82
3.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh hộp số.............................................................................................................................82
3.3.2. Bảo dưỡng hộp số...........................................................................................................................................83
3.4. Truyền động các đăng........................................................................................................................................85
3.4.1. Kiểm tra điều chỉnh..........................................................................................................................................85
3.4.2. Bảo dưỡng các đăng.......................................................................................................................................85
3.4.3. Các hư hỏng, nguyên nhân khắc phục............................................................................................................86
3.5. Cầu chủ động.....................................................................................................................................................86
3.5.1. Kiểm tra điều chỉnh..........................................................................................................................................86
3.5.2. Bảo dưỡng cầu chủ động................................................................................................................................87
3.5.3. Các hư hỏng, nguyên nhân khắc phục............................................................................................................87
3.6. Kết luận chương 3..............................................................................................................................................88
KẾT LUẬN ................................................................................................................................................................89
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................................90
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô là phương tiện được sử dụng rộng rãi trong hoạt động kinh tế và xã hội. Việc nghiên cứu để nâng cao hiệu quả sử dụng của loại phương tiện này luôn là vấn đề được nhiều nhà khoa học quan tâm giải quyết. Trong những năm gần đây sự phát triển của ngành ô tô có nhiều bước nhảy vọt về kỹ thuật và công nghệ, đem lại hiệu quả kinh tế ngày càng cao và an toàn hơn cho người sử dụng.
Tính chất động lực học của ô tô khi chuyển động là một trong những tính chất rất quan trọng, nó được thể hiện qua đặc tính động lực học, lực kéo, công suất kéo, các lực cản, nhân tố động lực học, thời gian và quãng đường tăng tốc, vận tốc, gia tốc, khi chuyển động trong điều kiện mặt đường khác nhau hoặc do tác động điều kiện như tăng giảm ga, quay vòng khi phanh. Tính chất động lực học của ô tô ảnh hưởng đến khả năng khởi hành và tăng tốc của ô tô, vận tốc trung bình, năng suất và giá thành vận chuyển, độ êm dịu và tính an toàn trong chuyển động. Việc tính toán chính xác các chỉ tiêu đánh giá tính động lực học của ô tô là một vấn đề rất khó thực hiện. Vì các chỉ tiêu này phụ thuốc vào nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố ngẫu nhiên.
Cùng với sự phát triển nhanh của ngành công nghệ thông tin và các thiết bị, phần mềm nghiên cứu ngày càng chính xác hơn, nên nhiều bài toán được giải quyết một cách nhanh chóng với độ chính xác cao giúp cho quá trình tính toán, thiết kế và chế tạo được thuận lợi và chính xác hơn rất nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho ngành công nghiệp ô tô ngày càng phát triển và đảm bảo được các yêu cầu của người sử dụng. Và ngày nay cũng đã có nhiều thiết bị và phương pháp thực nghiệm để có thể kiểm tra chất lượng và tình trạng kỹ thuật của xe trong quá trình sử dụng rất thuận tiện và đảm bảo độ chính xác cao giúp cho việc hiệu chỉnh thiết kế và chọn chế độ sử dụng cho các loại xe ô tô có hiệu quả.
Với những lý do đó, tôi được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tăng tốc của xe Toyota Innova 2.0E 2022”.
Nội dung chính của đồ án bao gồm các phần sau:
Chương 1. Phân tích kết cấu hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
Chương 2. Khảo sát động lực học chuyển động thẳng xe TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
Chương 3. Hướng dẫn khai thác sử dụng hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
Do thời gian nên các nội dung trong đồ án tập trung vào việc tìm hiểu và phân tích kết cấu của xe, các nội dung chính khi tính toán động lực học truyền thẳng, là cơ sở để xem xét và thực tế khai thác sử dụng hệ thống truyền lực trong thực tiễn. Tuy nhiên với kiến thức và kinh nghiệm còn ít, nên trong đồ án không tránh khỏi các khiếm khuyết. Tôi mong nhận được sự nhận xét và đóng góp ý kiến của các thầy, các đồng chí để đồ án của tôi được hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Thạc sĩ ….……….. đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Tôi xin cảm ơn các thầy trong Khoa Ô tô đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG 1
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
1.1. Giới thiệu chung
Toyota Innova thế hệ mới có kích thước tổng quan 4.735 x 1.830 x 1.795mm, chiều dài cơ sở 2.750mm. Xe sử dụng cấu hình bánh 17 inch với lưới tản nhiệt thiết kế hai thanh ngang mạ chrome chạy ngang mới. Cụm đèn pha bóng projector đi kèm đèn chiếu sáng ban ngày dùng bóng LED.
Đường nét thiết kế mạnh mẽ với phần đầu xe mới sắc sảo đầy ấn tượng, dáng vẻ cứng cáp vững chắc với kích thước rộng rãi đầy năng động, Toyota Innova xứng đáng là người bạn đồng hành đắc lực mang đến cho bạn những thành công mới. Với trang bị lưới tản nhiệt mạ crôm cùng những đường nét cứng cáp, kết hơp đồng nhất với hốc gió và đèn sương mù tạo ấn tượng mạnh mẽ cho xe. Lốp và mâm xe mới với bề rộng lớn hơn và thiết kế 5 chấu kép thể thao giúp bánh xe bám đường tốt hơn và tăng tính năng vận hành trên mọi địa hình dễ dàng an toàn hơn.
Xe sở hữu động cơ xăng dung tích xy lanh 2 lít, sản sinh công suất 134 mã lực trên 5600 vòng/phút và mô-men xoắn 182 Nm trên 4000 vòng/phút.
Toyota Innova 2.0E 2022 (Hình 1.4) có hệ dẫn động cầu sau (RWD) và hộp số sàn 5 cấp. Tốc độ tối đa của chiếc xe này là 175 km/h. Mức tiêu hao nhiên liệu của phiên bản này ở chế độ kết hợp (kết hợp lái xe trong đô thị và đường cao tốc) là 10,82 lít/100km. Dung tích bình xăng là 55 lít.
1.2. Đặc tính kỹ thuật xe Toyota Innova 2.0E 2022
Các thông số kỹ thuật của xe Toyota Innova 2.0E 2022 được trình bày trong Bảng 1.1
1.3. Đặc tính một số cụm chính trên xe Toyota Innova 2.0E 2022
1.3.1. Động cơ
Xe Toyota Innova được lắp động cơ 1TR-FE, loại động cơ xăng thế hệ mới, 4 xy lanh thẳng hàng, dung tích xy lanh 2,0 lít, trục cam kép DOHC, 16 xu páp dẫn động bằng xích với hệ thống xu páp n ạp biến thiên thông minh VVT-i. Động cơ này còn được sử dụng trên các xe khác của Toyota như Toyora Fortuner, Toyota Hilux và Toyota Hiace.
Với các thông số chính sau đây:
- Thể tích thực của xilanh: 2 (cm3)
- Đường kính xilanh/hành trình công tác: 86/86 (mm)
- Tỉ số nén của động cơ là: 9,8
Đặc điểm của động cơ:
- Đó là loại động cơ DOHC 16 van, bao gồm 4 xilanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc là 1-3-4-2.
- Hệ thống nhiên liệu: Hệ thống nhiên liệu phun trực tiếp điều khiển điện tử với đường dẫn chung
1.3.3. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực: Hệ thống này sử dụng dầu để truyền lực tác động từ người lái qua hệ thống điều khiển đến các bố phanh. Hệ thống phanh thuỷ lực có kích thước nhỏ và có giá thành thấp hơn so với hệ thống phanh khí nén.
Phanh trước dùng đĩa tản nhiệt: Đĩa phanh làm rỗng với các cánh ghép giữa hai bề mặt đĩa. Nhiệt lượng cao có thể làm chai lỳ bề mặt má phanh và làm giảm ma sát, đĩa phanh tản nhiệt được thiết kế giúp giảm bớt tích tụ nhiệt lượng sinh ra do ma sát trong quá trình phanh giúp phanh hiệu quả hơn. Đĩa phanh tản nhiệt hiệu quả hơn đĩa phanh thường nên hay được ưu tiên bố trí cho các khu vực chịu tải nặng như phía trước xe.
1.3.4. Hệ thống treo
Hệ thống treo trước độc lập, cơ cấu tay đòn đôi (double wishbone) và thanh cân bằng: Hệ thống treo độc lập này sử dụng tay đòn trên và dưới hình chạc xương đòn để định vị bánh xe và kiểm soát dao động. Góc camber, thông số về độ nghiêng vào và ra của bánh xe, có thể được điều khiển chính xác. Hệ thống treo này đem lại các đặc tính vượt trội về lái và điều khiển. Đây là hệ thống treo độc lập mà sự dao động của các bánh xe theo mặt đường hoàn toàn độc lập với nhau.
1.3.5. Hệ thống chống trộm
1.3.5.1. Hệ thống báo động
Khi xe được bật hệ thống báo động lên thì cửa xe sẽ được khóa, lúc đó sẽ kích hoạt tất cả các cảm biến xung quanh xe. Hệ thống cảm biến này được lập trình sẵn nếu có người muốn đột nhập, phá cửa xe thì khi đó các thiết bị chuyển mạch sẽ được kích hoạt các thiết bị báo động như đèn hay coi xe ô tô. Những âm thanh ánh sáng đó phát ra như lời cảnh báo cho chủ xe hay thu hút sự chú ý của những người xung quanh, gây tâm lý hoang mang cho tên trộm.
1.3.5.2. Hệ thống mã hóa khóa động cơ
Hệ thống này ngăn không cho động cơ khởi động bằng cách ngăn cản quá trình đánh lửa và phun nhiên liệu khi bất kỳ một chìa khóa nào không phải là chìa khóa có mã ID đã được đăng kí trước. Khi đặt chế độ cho hệ thống mã hóa khóa động cơ động, thì đèn chỉ báo an ninh nhâp nháy để cho hệ thống đã được xác lập.
1.3.6. Hệ thống an toàn chủ động
1.3.6.1. Hệ thống hỗ trợ lực phanh khẩn cấp BA
Hệ thống hỗ trợ phanh khẩn cấp BA được kích hoạt tự động khi người lái đạp phanh gấp nhưng lực tác động không đủ. Lúc này, cảm biến tốc độ ở bàn đạp phanh sẽ gửi tín hiệu đến bộ điều khiển trung tâm ECU. Dữ liệu được ECU tiếp nhận, phân tích dựa trên tốc độ của xe và lực phanh nhằm tính toán quãng đường phanh. Cơ cấu truyền phanh sẽ kích hoạt van điện, cấp khí nén vào bộ khuếch đại, giúp gia tăng lực phanh, xe giảm tốc nhanh hơn.
1.3.6.2. Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD
Hệ thống phân phối lực phanh điện tử EBD gồm 3 thành phần chính: các cảm biến tốc độ, bộ điều khiển lực phanh và bộ điều khiển điện tử (ECU). EBD có thể được coi là chức năng mở rộng của hệ thống chống bó cứng phanh ABS (Anti-lock Braking System).
1.3.6.3. Hệ thống ổn định thân xe VSC
Cân bằng điện tử là việc can thiệp vào hệ thống phanh để phanh một hay nhiều bánh xe tương ứng mà không cần phải đạp phanh, giúp chiếc xe đi theo đúng hướng mà người lái mong muốn.
Khi ECU của VSC phát hiện được xe bắt đầu bị trượt hay mất lái trong quá trình chuyển động thì nó sẽ can thiệp vào hệ thống phanh để giảm ngay vận tốc xe.
Hệ thống cân bằng điện tử kết hợp chặt chẽ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS cho phép VSC phanh độc lập từng bánh xe riêng rẽ.
1.3.6.4. Hệ thống hỗ trợ khởi hành ngang dốc HAC
Hệ thống khởi hành ngang dốc HSA có nguyên lý hoạt động khá đơn giản nhưng mang lại hiệu quả cao, hỗ trợ tốt cho tài xế lái xe.
Hệ thống này sẽ tự động được kích hoạt khi xe đang dừng ở giữa dốc và chuẩn bị khởi động lại để có thể di chuyển.
Khi này, người lái bắt đầu thay đổi từ chân phanh sang chân ga, hệ thống khởi hành ngang dốc sẽ hỗ trợ duy trì lực phanh trong thời gian 3 giây để xe không bị tụt xuống dốc, đảm bảo người lái xe vẫn có thể khởi hành một cách an toàn.
Đảm bảo cho việc khởi động xe khi dừng/đỗ trên dốc được dễ dàng hơn, hạn chế tình trạng bị trượt dốc gây va chạm với các xe khác.
1.4. Đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực xe Toyota Innova 2.0E 2022
Sơ đồ bố trí hệ thống truyền lực trên xe Toyota Innova được trình bày trên Hình 1.14.
1.4.1. Ly hợp
Là loại ly hợp thường đóng 1 đĩa bị động, ma sát khô, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động thủy lực. Ở loại ly hợp (Hình 1.15) này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.
Ly hợp xe Toyota Innova 2.0E 2022 là ly hợp đĩa ma sát khô, tấm đơn có đĩa nén ly hợp lò xo màng. Đĩa ly hợp có moay ơ được khớp then với trục sơ cấp của hộp số. Đĩa ly hợp có vật liệu ma sát là điểm tiếp xúc với bánh đà và đĩa nén ly hợp.
Ly hợp gồm có các thành phần chính sau: Phần chủ động, phần bị động, cơ cấu mở và dẫn động điều khiển.
Phần chủ động là tập hợp tất cả các chi tiết cùng quay bánh đà và vỏ ly hợp trong mọi trường hợp, nó bao gồm các chi tiết sau: Bánh đà lắp cố định trên trục khuỷu, vỏ ly hợp được lắp cố định trên bánh đà, đĩa ép. Nó nhận mômen từ trục khuỷu động cơ truyền đến phần bị động.
1.4.1.1. Đĩa ép ly hợp
Yêu cầu của nó là phải cân bằng trong khi quay và phải đảm bảo toả nhiệt tốt khi nối với bánh đà. Để ép được đĩa ép ly hợp vào đĩa ly hợp, nắp ly hợp sử dụng lò xo.
Lò xo đĩa được chế tạo bằng thép lò xo và được bắt chặt vào đĩa ép ly hợp (Hình 1.16) bằng đinh tán hoặc bu lông. Ở mỗi phía của lò xo đĩa bố trí các vòng trụ xoay hoạt động như một trục xoay trong khi lò xo đĩa quay. Trên xe Toyota Innova dùng loại đĩa ép ly hợp gọi là DST (hay lật ngược lò xo đĩa). Đối với loại này, đĩa ép ly hợp được lật ngược để trực tiếp giữ lò xo đĩa ở vị trí thích hợp. Các tấm ma sát bố trí theo chiều tiếp tuyến với đĩa ép ly hợp có tác dụng truyền mô men quay từ trục khuỷu của động cơ.
1.4.1.2. Bàn đạp ly hợp
Bàn đạp ly hợp (Hình 1.18) tạo ra áp suất thuỷ lực trong xy lanh chính bằng lực ấn vào bàn đạp, áp suất thuỷ lực này tác dụng lên xy lanh cắt ly hợp và cuối cùng đóng và ngắt ly hợp. Cấu tạo của bàn đạp ly hợp xe Innova được giới thiệu trên Hình 1.18.
Bàn đạp (10) được bắt với giá đỡ (3) thông qua trục (5) , bạc (6, 12 ) và bạc cách (7). Giá đỡ được bắt với xe bằng bu lông (4) và đai ốc. Lò xo 11 có tác dụng hồi vị bàn đạp. Đai ốc hãm 13 dùng để điều chỉnh độ cao của bàn đạp.
1.4.1.4. Xy lanh cắt ly hợp
Vỏ xy lanh cắt được bắt với phần vỏ mở rộng của hộp số nhờ 2 bu lông, cần đẩy được bắt với càng cắt của ly hợp.
1.4.2. Hộp số
Trong hệ thống truyền lực của ô tô sử dụng hộp số để đảm bảo các chức năng tạo nên sự thay đổi mô men và số vòng quay của động cơ ở phạm vi rộng phù hợp với sự thay đổi của địa hình làm việc, tạo nên chuyển động lùi và có thể ngắt truyền động trong thời gian dài.
Hộp số xe Toyota Innova 2.0E 2022 (Hình 1.23) là loại hộp số cơ khí 5 cấp, gồm 5 số tiến và 1 số lùi.
1.4.2.1. Công dụng
Hộp số dùng để thay đổi tỉ số truyền nhằm thay đổi mô men xoắn ở các bánh xe chủ động của xe, đồng thời thay đổi tốc độ chạy xe phù hợp với sức cản bên ngoài.
Thay đổi chiều chuyển động của xe (tiến và lùi).
Tách động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong khoảng thời gian tùy ý mà
không cần tắt máy và mở ly hợp.
1.4.2.2. Ưu điểm
Khi cùng kích thước ngoài thì loại này cho tỷ số truyền lớn. Đặc điểm này rất quan trọng vì hiện nay động cơ cao tốc được dùng nhiều trên ô tô. Trục sơ cấp và trục thứ cấp đồng tâm nên dễ bố trí số truyền thẳng, hiệu suất truyền lực sẽ cao nhất. Điều này có lợi vì phần lớn thời gian làm việc của hộp số ở số truyền này (50- 80%) nên nâng cao được tính kinh tế nhiên liệu, tăng hiệu suất của hộp số, tăng tuổi thọ chung cho hộp số.
1.4.2.3. Nhược điểm
Khi sử dụng bánh răng nghiêng thì quá trình chế tạo khó khăn, giá thành cao, sinh lực chiều trục lớn.
Loại hộp số này là khó bố trí ổ đỡ phía trước của trục thứ cấp (vì nằm trong hõm của bánh răng chủ động trên trục sơ cấp) đồng thời do bị khống chế bởi kích thước đầu trục nên ổ bi này không thể chọn theo tiêu chuẩn thiết kế ổ bi mà phải thiết kế riêng. Điều này, có thể làm cho ổ bi dễ bị quá tải trong quá trình làm việc. Ở các số truyền của hộp số (trừ số truyền thẳng và số lùi) dòng mô men xoắn đều truyền qua hai cặp bánh răng nên hiệu suất truyền giảm.
1.4.2.5. Nguyên lý hoạt động
Ở vị trí trung gian ( không cài số ): Khi đó các bộ đồng tốc ở vị trí trung gian, các bánh răng trên trục thứ cấp sẽ quay lồng không.
Khi tiến hành cài số, người lái sẽ cắt ly hợp sau đó tác động lên cần số thông qua trục và càng chuyển số làm di chuyển cơ cấu đồng tốc (với số 1, 2, 3, 4, 5 ) hoặc
bánh răng lồng không (đối với số lùi) và quá trình cài số xảy ra.
+ Cài số 1: Di chuyển bộ đồng tốc số 2 sang bên phải, các bộ đồng tốc số 1 và số 3 ở vị trí trung gian. Đường truyền công suất thể hiện trên Hình 1.25.
+ Cài số 3: Dịch bộ đồng tốc số 1 sang bên phải, bộ đồng tốc số 2 và số 3 ở vị trí trung gian. Đường truyền công suất thể hiện trên Hình 1.27.
+ Cài số 4: Đưa bộ đồng tốc số 1 về vị trí trung gian và dịch chuyển sang trái. Đường truyền công suất thể hiện trên Hình 1.28.
+ Cài số lùi: Khi cài số lùi thì các bộ đồng tốc số 1, số 2 và số 3 đều ở vị trí trung gian, tiến hành gạt bánh răng lồng không số lùi vào ăn khớp với cặp bánh răng. Đường truyền công suất thể hiện trên Hình 1.30.
1.4.3. Trục các đăng
1.4.4.1 .Công dụng
Truyền động các đăng dùng để truyền mô men xoắn cho các trục của hai cụm (hoặc cho các trục của một cụm), có các đường tâm trục thay đổi vị trí tương đối so với nhau khi làm việc.
1.4.4.3. Kết cấu
Cấu tạo của trục các đăng gồm trục 4, một đầu trục được hàn với nạng cố định, còn đầu kia nối với ống then hoa, khớp các đăng bao gồm nạng cố định hoặc di trượt, mặt bích lắp ghép, trục chữ thập 12 đặt trong các ổ bi kim 7, khớp các đăng yêu cầu bôi trơn trong suốt quá trình sử dụng. Mỡ bôi trơn trong trục được bơm bổ sung từ bên ngoài qua vú mỡ và được giữ lại trong ống, chống bụi bẩn lọt vào nhờ có phớt làm kín 9, mối ghép then hoa là mối ghép kín, việc bao kín được thực hiện nhờ nắp đậy và vòng ép.
Để tránh phá hủy màng phớt phía ống then đặt một đệm côn, đai ốc có đặt 2 vòng hãm xẻ rãnh, giữa vòng phớt và mặt nút ống then có đặt một đệm kín xẻ miệng. Các trục các đăng được chế tạo bằng ống thép cán liền hoặc hàn thành mỏng cố định với nạng hoặc đoạn trục then hoa di trượt.
1.4.4.4. Nguyên lý làm việc:
Khi trục chủ dộng quay đi một góc α, lúc đó nạng 2 cùng đường tâm trục A-A của trục chữ thập 3 cũng quay đi một góc tương tự, đồng thời trục chữ thập 3 với đường tâm B-B cùng với nạng 4 và 5 được truyền chuyển động quay và chúng có cùng giá trị góc quay, trục chữ thập có thể quay quanh tâm trục A-A và nạng 4, cùng trục 5 có thể quay quanh tâm trục B-B khi góc quay γ thay đổi. Như vậy trục chữ thập 3 cùng với nạng 4 tham gia hai chuyển động quay, do vậy trục 1 quay được một góc α thì trục 5 quay được một góc β trong đó α ≠ β.
1.4.4. Cầu chủ động
1.4.4.1. Truyền lực chính
Chuyển hướng đường truyền lực, động cơ lắp theo phương dọc trục xe, đường truyền lực phải được chuyển hướng 90° bằng cặp bánh răng côn của bộ truyền lực chính, vì các bán trục của xe luôn nằm ngang Hình 1.28
1.4.4.2. Bộ vi sai
Bộ vi sai bánh răng côn đối xứng (Hình 1.35) được dùng phổ biến trên ô tô làm vi sai giữa các bánh xe trên một cầu để đảm bảo cho chúng quay với tốc độ khác nhau tùy theo lực cản của mặt đường tại vị trí các bánh xe.
Nguyên lý hoạt động của bộ vi sai (Hình 1.36) của xe dẫn động cầu sau gồm hai quá trình như sau:
- Khi xe chạy thẳng (Hình 1.3): do lực cản tác động như nhau lên cả hai bánh xe dẫn động bên trái và bên phải nên các bánh răng vành chậu, bánh răng vi sai và bánh răng bán trục ăn khớp với nhau thành một khối liền để truyền lực dẫn động đến các bánh xe. Các bánh xe dẫn động quay với tốc độ như nhau, mômen xoắn của các bánh răng bán trục bên trái và bên phải như nhau.
- Khi xe đi vào đường vòng (Hình 1.38): do lực cản tác động lên hai bánh dẫn động khác nhau, chẳng hạn như lực cản tác động lên lốp A lớn hơn tác động lên lốp B khiến cho tốc độ quay của lốp A nhỏ hơn tốc độ quay của lốp B. Hay nói khác đi, bên trong bộ vi sai, bánh răng bán trục A quay chậm và bánh răng vi sai phải quay sao cho bánh răng bán trục B phía ngoài quay nhanh hơn.
1.5. Kết luận chương 1
Hệ thống truyền lực trên xe Toyota Innova là một hệ thống quan trọng, chịu trách nhiệm chuyển đổi và truyền tải công suất từ động cơ đến các bánh xe, giúp xe di chuyển. Hệ thống này bao gồm nhiều thành phần chính, mỗi thành phần đều có vai trò cụ thể trong việc đảm bảo xe hoạt động một cách hiệu quả và ổn định.
Hệ thống truyền lực của Toyota Innova được thiết kế để tối ưu hóa sự cân bằng giữa hiệu suất, tiết kiệm nhiên liệu và độ bền, giúp xe vận hành một cách ổn định và an toàn trên nhiều loại địa hình và điều kiện lái khác nhau.
CHƯƠNG 2
KHẢO SÁT ĐỘNG LỰC HỌC CHUYỂN ĐỘNG THẲNG XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
2.1. Cơ sở lý thuyết khảo sát động lực học chuyển động thẳng của xe ô tô
2.1.1. Các giả thiết xây dựng mô hình
Các giả thiết khi khảo sát động lực học chuyển động thẳng:
- Xe có tất cả các cầu là chủ động;
- Bài toán được giải ở dạng hình phẳng, do vậy sơ đồ khảo sát là hình chiếu đứng của ô tô, bánh xe trái, phải của một cầu được coi là một;
- Xe chuyển động trên đường có lớp phủ đồng nhất. Đường có góc dốc α không đổi và không có mấp mô;
2.1.2. Mô hình khảo sát động lực học chuyển động thẳng của xe
Với các giả thiết như trên mô hình tổng quát khảo sát xe Toyota Hilux chuyển động thẳng được xây dựng như Hình 2.1.
M - Khối lượng toàn bộ ô tô (kg);
Pk - Lực kéo ở các bánh xe chủ động (N);
Pf - Lực cản lăn của đường (N);
Pi - Lực cản lên dốc (N);
Pj - Lực cản tăng tốc (N);
Như vậy ở đây, tính toán động lực học của ô tô trong trường hợp chuyển động thẳng thực chất là bài toán giải phương trình cân bằng lực kéo trong điều kiện đường cụ thể, với một xe cụ thể, để xác định được lực kéo của xe trong những điều kiện chuyển động đó. Phương pháp xác định lực kéo theo động cơ ở từng tay số hiện nay thường hay áp dụng là sử dụng đường đặc tính ngoài của động cơ làm cơ sở cho quá trình tính toán.
Tuy nhiên ta có thể giải bằng phương pháp đồ thị trên cơ sở đồ thị gia tốc ngược xây dựng từ đặc tính động lực học theo công thức biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với các thông số đặc trưng cho lực cản chuyển động của ô tô.
Thông qua đặc tính kéo của xe ta xác định được những thông số cơ bản của động cơ và hệ thống truyền lực đảm bảo cho xe có thể chuyển động với vận tốc lớn nhất trên đường tốt và có thể chuyển động trên các loại đường có hệ số cản lớn. Với phương trình này, có hai dạng tính toán sức kéo của xe đó là tính toán kéo thiết kế và tính toán kéo kiểm nghiệm
2.1.3. Cơ sở lý thuyết động lực học chuyển động thẳng của ô tô
Tính toán động lực học của ô tô trong trường hợp chuyển động thẳng thực chất là bài toán giải phương trình cân bằng lực kéo trong điều kiện đường cụ thể, với một xe cụ thể, để tìm ra khả năng hoạt động của nó trong điều kiện đó.
a. Xây dựng đường đặc tính ngoài động cơ
Tính toán xác định quan hệ giải tích Me=f (ne) của động cơ đốt trong:
Quan hệ Me = f (ne) nhận được khi thử nghiệm động cơ thường thể hiện dưới dạng đồ thị (hình 2.2).
Để xác định các hệ số a, b, c ta có thể sử dụng công thức nội suy Lagrang để biểu diễn quan hệ giải tích y = f (x).
Trên đặc tính thực t chọn 3 điểm đặc biệt có giá trị tọa độ như sau:
Điểm 1(nemin; Memin); Điểm 2(neM; Memax); Điểm 3 (neN; MeN).
Sau khi biến đổi (2.5) ta nhận được biểu thức xác định a, b, c như sau:
a = A1.x2.x3 + A2.x1.x3 + A3.x1.x2
b = -[A1.(x2 + x3) + A2.(x1 + x3) + A3.(x1 + x2)]
c = A1 + A2 + A3
Mặt khác khi ne = neN thì Ne = Nemax , theo công thức Lây đéc man viết cho công suất Ne = f(ne) ta nhận được:
a + b – c = 0 (2.8)
* Xác định nhân tố động lực học D
Từ biểu thức (2.21) ta có thể tính toán xác định nhân tố động lực học ở từng số truyền và vẽ đồ thị đặc tính động lực học Di = f(v)
* Gia tốc chuyển động lớn nhất ở từng số truyền (Jmaxi).
Gia tốc chuyển động lớn nhất ở từng số truyền xác định theo điều kiện tìm giá trị cực đại của đường cong j = f(v).
* Xác định thời gian tăng tốc của ô tô
Từ biểu thức (2.17) và (2.18) ta có thể xây dựng đồ thị thời gian tăng tốc của ô tô t=f(v) của xe.
* Xác định quãng đường tăng tốc của ô tô
Để xác định quãng đường tăng tốc của ô tô, ta biến đổi phương trình (2.13) bằng cách nhân vế trái với dS và chia cho dS.
Từ biểu thức (2.34) ta có thể xây dựng đồ thị thời gian tăng tốc của ô tô S=f(v) của xe.
* Xác định khả năng vượt dốc lớn nhất
Đối với ô tô tính năng thông qua cao, ta xác định amax trong trường hợp gài số truyền thấp. Để tìm được amax ta giải phương trình lượng giác (2.36) bằng phương pháp gần đúng liên tiếp.
+ Bước 1: Cho cosa = 1 , thay vào (2.36) để tìm sina1 và a1.
+ Bước 2: Cho cosa = cosa1 , thay vào (2.36) để tìm sina2 và a2.
+ Bước 3: Cho cosa = cosa2 , thay vào (2.36) để tìm sina3 và a3.
Giá trị a3 chính là giá trị amax tìm được.
2.2. Khảo sát động lực học chuyển động thẳng xe Toyota Innova 2.0E 2022
2.2.1. Thông số đầu vào
Các thông số vào cho tính toán gồm có các thông số khối lượng xe, đặc tính ngoài động cơ, các tỷ số truyền hệ thống truyền lực, bán kính bánh xe và một số thông số khác.
Thông số đầu vào như bảng 2.2.
2.2.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm
2.2.2.1. Tính toán đặc tính ngoài của động cơ
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa mô men xoắn Me, công suất Ne và suất tiêu hao nhiên liệu ge của động cơ với số vòng quay ne hoặc vận tốc góc we của trục khuỷu khi cung cấp nhiên liệu ở mức tối đa được gọi là đặc tính vận tốc ngoài của động cơ (gọi tắt là đặc tính ngoài).
* Lốp xe:
Kích thước lốp: 205/65R15
Vậy bán kính thiết kế của lốp r = 0,324 (m).
Bán kính tính toán của lốp xe là: rk = 0,308 (m).
* Xác định các tỷ số truyền
- Truyền lực chính: io=4,3
- Tỷ số truyền hộp số : 3,928 - 2,142 - 1,397 - 1 - 0,851
- Ta có công thức: itl=ihs.io
Để xác định các thông số đánh giá chất lượng vận tốc kéo , đặc biệt là khi giải trên máy tính, chúng ta cần có các quan hệ giải tích Me = f(ne) hoặc Ne = f(ne).
Trên xe Toyota Innova 2022 sử dụng động cơ xăng
Thay các thông số a, b, c trên vào phương trình tính Me, Ne ta được đường đặc tính ngoài của động cơ cần kiểm nghiệm.
Nhận xét:
- Động cơ đạt công suất cực đại Nemax= 102 kW tại số vòng quay nN= 5600 v/p.
- Động cơ đạt mooomen xoắn cực đại Memax= 189 Nm tại số vòng quay NM= 3000 v/p.
2.2.2.2.Tính toán cân bằng lực kéo
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa lực kéo tính theo động cơ và vận tốc chuyển động của xe ở các số truyền được gọi là đặc tính kéo của ô tô.
Pk = P(v)
ne - Tốc độ vòng quay trục khuỷu động cơ (v/p);
rk - Bán kính tính toán của bánh xe (m);
i0 - Tỷ số truyền lực chính;
itli - Tỷ số truyền của hệ thống truyền lực ở số truyền i.
* Phương pháp xây dựng đặc tính kéo.
- Hiệu suất truyền lực:
Dựa vào công thức trên ta lập được bảng số liệu để xây dựng đường đặc tính kéo của động cơ (Bảng 2.5)
+ Lực bám Po
Trọng lượng đặt lên cầu chủ động:Po = 12800 (N)
+ Lực cản Pc
f : là hệ số cản lăn. Xét trong trường hợp xe đi trên đường nhựa và đường bê tông trung bình và f= 0,015÷0,020. Chọn f = 0,016.
Giá trị lực kéo theo vận tốc ở các tay số như bàng 2.5.
Từ bảng số liệu trên và dựa vào đồ thị đặc tính kéo, ta vẽ được đồ thị cân bằng lực kéo như trên hình 2.4
Từ đặc tính kéo của ô tô có thể đưa ra một số nhận xét sau:
- Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất của ô tô theo động cơ là Pk1=754,9N. Xác định được điều đó là vì nó được xây dựng từ đặc tính ngoài của động cơ (khi nhiên liệu được cung cấp ở mức tối đa).
- Đặc tính kéo cho phép xác định lực kéo lớn nhất Pkimax ở từng số truyền.
- Đặc tính kéo không thể đánh giá chất lượng kéo của 1 dòng xe. Bởi vì khi hai xe có cùng lực kéo thì xe nào có trọng lượng nhỏ hơn, thông số khí động tốt hơn thì xe đó có chất lượng động lực học cao hơn.
- Vận tốc lớn nhất ở các tay số tăng dần theo cấp số từ số 1 đến số 5.
- Lực cản tăng dần theo vận tốc của xe.
2.2.2.3.Tính toán nhân tố động lực học
Đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa nhân tố động lực học với vận tốc chuyển động của ô tô ở các số truyền được gọi là đặc tính động lực học.
D = D(v)
* Phương pháp xây dựng đặc tính động lực học.
Trước tiên xây dựng D(v) ở số truyền 1.
Thông số động lực học như bảng 2.7.
Từ bảng 2.7. Ta được đồ thị nhân tố động lực học và nhân tố động lực học theo điều kiện bám như hình 2.5.
Nhận xét:
- Dạng của dồ thị nhân tố động lực học D = f(v) tương tự như dạng đồ thị lực kéo Pk = f(v); nhưng ở những vân tốc lớn thì đường cong dốc hơn.
- Khi chuyển động ở vùng tốc độ v > vth i (tốc độ vth i ứng với Di max ở từng tay số) thì ôtô chuyển động ổn định, vì trong trường hợp này thì sức cản chuyển động tăng, tốc độ ôtô giảm và nhân tố động lực học D tăng. Ngược lại, vùng tốc độ vthi là vùng làm việc không ổn định ở từng tay số của ôtô.
- Giá trị nhân tố động lực học cực đại D1 max ở tay số thấp nhất biểu thị khả năng khắc phục sức cản chuyển động lớn nhất của đường.
2.2.2.5. Tính toán gia tốc
* Xây dựng đồ thị gia tốc của xe.
- Hệ số khối lượng quay:
ihi - Tỷ số truyền của hộp số ở số truyền thứ i
Gd- Trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải định mức.
Gb- Trọng lượng toàn bộ xe ứng với tải bất kỳ.
Ở đây ta xét Gd= Gb.
- Gia tốc của xe ở số truyền thứ i
di - Hệ số khối lượng quay ở số truyền thứ i.
Di- Nhân tố động lực học ở số truyền thứ i.
Kết quả tính toán được thể hiện ở bảng 2.10.
Nhận xét:
- Gia tốc cực đại của ôtô lớn nhất ở tay số một và giảm dần đến tay số cuối cùng.
- Tốc độ nhỏ nhất của ôtô vmin = 0,457 (m/s) tương ứng với số vòng quay ổn định nhỏ nhất của động cơ nmin = 500 (vòng/phút).
- Trong khoảng vận tốc từ 0 đến vmin ôtô bắt đầu khởi hành, khi đó, ly hợp trượt và bướm ga mở dần dần.
- Ở tốc độ vmax = 120 (km/h) thì jv = 0, lúc đó xe không còn khả năng tăng tốc.
- Do ảnh hưởng của δj mà j2 (gia tốc ở tay số 2) > j1 (gia tốc ở tay số 1).
2.2.2.7. Tính toán quãng đường tăng tốc
Cách xây dựng như sau: Trên đồ thị thời gian tăng tốc ta lấy tổng các diện tích bé (v.dt) này lại ta được quãng đường tăng tốc tử v1 đến v2.
Từ đồ thị t = f(V)
Ta có Si = Fsi: với giới hạn bởi các đường t = f(v) ; t = t1; t = t2 và trục Ot (trục tung).
Từ bảng số liệu này vẽ được đồ thị quãng đường tăng tốc như hình 2.10.
Từ đồ thị thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc của ô tô có thể đưa ra nhận xét sau:
Quãng đường để ôtô đạt vận tốc v = 41,17[m/s] là 660,39 [m].
2.3. Kết luận chương 2
Từ kết quả tính toán động học chuyển động thẳng trên xe Toyota Innova ta xây dựng được các đồ thị: Đồ thị đường đặc tính ngoài của động cơ, đồ thị cân bằng lực kéo ,đồ thị đặc tính động lực học và động lực học theo điều kiện bám, đồ thị cân bằng công suất kéo, đồ thị gia tốc, đồ thị gia tốc ngược, đồ thị thời gian tăng tốc và quãng đường tăng tốc.
Từ các đồ thị trên ta có thể đánh giá, so sánh khả năng và chất lượng động lực của xe, xác định được vận tốc lớn nhất của ôtô trên mỗi đoạn đường đã cho hoặc ngược lại, xác định được khả năng tăng tốc, leo dốc, sức cản lớn nhất của đường mà xe có thể vượt qua ở từng số truyền ứng với một tải trọng nào đó.
CHƯƠNG 3
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC SỬ DỤNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2.0E 2022
3.1. Những chú ý khi sử dụng hệ thống truyền lực
Khi khởi hành xe: Khi bắt đầu khởi hành xe chỉ được phép cho xe khởi hành nếu chắc chắn động cơ đã làm việc bình thường, các đồng hồ cảnh báo chỉ báo trạng thái bình thường. Trước khi khởi hành cần nhả van phanh tay, đèn báo hiệu phanh tay tắt, nhả từ từ bàn đạp ly hợp đồng thời ấn bàn đạp ga phù hợp cho xe lăn bánh từ từ. Chỉ sử dụng số 1 và số 2 khi cho xe khởi hành. Tuyệt đối không sử dụng số 3 hoặc số cao hơn để khởi hành xe vì như vậy sẽ làm tăng phụ tải, làm mòn nhanh các chi tiết của động cơ, ly hợp, hộp số, cầu sau…
Mỗi khi gài số lùi phải cho xe dừng hẳn lại mới được tiến hành gài số. Khi gài số lùi phải cho xe dừng hẳn lại mới tiến hành gài số lùi. Khi gài số cần đẩy cần số đi hết hành trình bảo đảm các bánh răng vào khớp được hoàn toàn, tránh hư hỏng răng hoặc nhảy số.
Khi xe lên dốc: Khi xe chuyển động lên dốc, tốc độ xe giảm dần nên phải chú ý sang số (về tay số thấp) kịp thời. Sử dụng tay số không hợp lý sẽ thấy xe không đủ động lực chuyển động. Để giảm mài mòn và phát nhiệt lớn khi phanh xe trên đường dốc, trước khi cho xe chuyển động xuống dốc phải giảm tốc độ xe, gài tay số thấp. Phải chọn tay số hợp lý khi xe xuống dốc dài và chú ý không được đạp (ngắt) ly hợp, không được cho xe chuyển động với tay số 0.
3.2. Kiểm tra, bảo dưỡng ly hợp
3.2.1. Kiểm tra, điều chỉnh ly hợp
3.2.1.1. Phương pháp kiểm tra ly hợp trên xe
Các phương pháp xác định trạng thái trượt:
- Gài số cao, đóng ly hợp: Chọn một đoạn đường bằng, cho xe đứng yên tại chỗ, nổ máy, gài số tiến ở số cao nhất (số 4 hay số 5), đạp và giữ phanh chân, cho động cơ hoạt động ở chế độ tải lớn bằng tay ga, từ từ nhả bàn đạp ly hợp. Nếu động cơ bị chết máy chứng tỏ ly hợp làm việc tốt, nếu động cơ không tắt máy chứng tỏ ly hợp đã trượt lớn.
- Giữ trên dốc: Chọn đoạn đường phẳng và tốt có độ dốc (8-10) độ. Xe đứng bằng phanh trên mặt dốc, đầu xe theo chiều xuống dốc, tắt động cơ, tay số để ở số thấp nhất, từ từ nhả bàn đạp phanh, bánh xe không bị lăn xuống dốc chứng tỏ ly hợp tốt, còn nếu bánh xe lăn chứng tỏ ly hợp trượt.
- Ly hợp phát ra tiếng kêu: Lắng nghe tiếng kêu, hoặc dùng ống nghe.
+ Nếu có tiếng gõ lớn: rơ lỏng bánh đà, đĩa ép, hỏng bi đầu trục.
+ Khi thay đổi đột ngột vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở bên then hoa quá lớn (then hoa bị rơ).
+ Nếu có tiếng trượt mạnh theo chu kỳ: đĩa bị động bị cong vênh.
+ Ở trạng thái làm việc ổn định (ly hợp đóng hoàn toàn) có tiếng va nhẹ chứng tỏ bị va nhẹ của đầu đòn mở với bạc.
3.2.1.3. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình của bàn đạp ly hợp
Hành trình tự do và hành trình cắt ly hợp (hình 3.1. và 3.2.) của bàn đạp tương ứng với khe hở đầu các đòn mở và ổ bi tỳ, để đảm bảo đóng, mở ly hợp an toàn và dứt khoát.
Kiểm tra và điều chỉnh hành trình tự do của bàn đạp (hình 3.1.): dùng thước dài đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp chưa tác dụng lực cho đến vị trí ấn bàn đạp bằng tay cho đến khi có lực cản lại (hơi nặng), sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh.
3.2.1.4. Kiểm tra và điều chỉnh hành trình công tác
- Kiểm tra: Dùng thước kiểm tra đo khoảng cách từ vị trí bàn đạp có lực cản (hết hành trình tự do) đến vị trí bàn đạp có lực cản lớn (ly hợp mở hoàn toàn) sau đó ghi kết quả và so sánh với tiêu chuẩn kỹ thuật của loại ô tô để điều chỉnh.
- Chiều cao kể từ sàn (192.8 - 202.8) mm
- Chiều cao kể tấm asphalt: (186.8 - 196.8) mm
3.2.1.5. Kiểm tra các chi tiết chính
a. Kiểm tra đĩa ly hợp có mòn hoặc hỏng không
- Dùng thước kẹp đo chiều sâu đầu đinh tán.
- Độ sâu nhỏ nhất: 0,3mm.
- Nếu cần thiết thay đĩa ly hợp
c. Kiểm tra độ đảo bánh đà
- Dùng đồng hồ so kiểm tra độ đảo bánh đà.
- Độ đảo lớn nhất: 0,1mm.
- Nếu cần thiết thay bánh đà.
e. Kiểm tra vòng bi mở
Quay vòng bi mở bằng tay đồng thời ép vào nó một lực theo chiều hướng trục.
Chú ý: vòng bi mở được bôi trơn vĩnh viễn, yêu cầu không rửa hoặc bôi trơn. Nếu cần thiết thay vòng bi mở.
Dùng hai tay nắm lấy mayơ và nắp vòng bi lắc đều các phương để xem hệ thống tự định tâm có bị dính không.
3.2.2. Bảo dưỡng bộ ly hợp
3.2.2.1. Các nội dung bảo dưỡng
* Bảo dưỡng hàng ngày
Tiến hành trước khi sử dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.
* Bảo dưỡng cấp 2
Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp 1.
Kiểm tra sự chuyển động toàn vòng và chuyển động tự do của bàn đạp ly hợp.
Sự hoạt động của lò xo đĩa, sự làm việc của cơ cấu dẫn động điều khiển ly hợp và nếu cần thiết thì điều chỉnh bộ ly hợp và cơ cấu dẫn động.
3.2.2.2. Quy trình bảo dưỡng
* Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc:
- Đĩa ép, bộ dụng cụ tay tháo ly hợp.
- Bơm mỡ, bơm hơi, mỡ bôi trơn và dung dịch rửa.
* Kiểm tra bên ngoài các chi tiết:
- Dùng kính phóng đại và mắt thường.
- Quan sát bên ngoài các chi tiết.
* Lắp các chi tiết của ly hợp:
- Dùng cờ lê, đĩa ép và tuýp đúng loại.
- Lắp bộ ly hợp.
3.2.3. Những hư hỏng thường gặp và khắc phục
* Ly hợp bị trượt:
Biểu hiện:
- Khi tăng ga vận tốc của xe không tăng theo tương ứng.
- Có mùi khét.
Nguyên nhân:
- Khe hở giữa đầu đòn mở và bi T không có hay không có hành trình tự do của bàn đạp.
- Do lò xo ép bị yếu.
* Ly hợp đóng đột ngột:
Biểu hiện: Mặc dù nhả bàn đạp chậm và êm nhẹ nhưng ôtô vẫn chuyển động bị giật chứng tỏ ly hợp đã bị đóng đột ngột.,
Nguyên nhân:
- Đĩa bị động mất tính đàn hồi, lò xo giảm chấn bị liệt.
- Do lái xe thả nhanh bàn đạp.
- Do then hoa của moay ơ đĩa bị động bị mòn.
* Ly hợp phát ra tiếng kêu:
- Nếu có tiếng gõ lớn: Do rơ lỏng bánh đà, đĩa ép, hỏng bi đầu trục.
- Khi thay đổi đột ngột số vòng quay động cơ có tiếng va kim loại chứng tỏ khe hở giữa then hoa quá lớn.
* Bàn đạp ly hợp bị rung:
Nguyên nhân:
- Bánh đà bị cong vênh hoặc lắp không đúng.
- Vỏ ly hợp bị lắp lệch tâm bánh đà.
- Chỉnh các đầu đòn mở không đều.
* Đĩa ép bị mòn nhanh:
Nguyên nhân:
Bánh đà hoặc đĩa ép bị nứt.
- Lò xo ép bị yếu hoặc gãy gây trượt nhiều.
- Đĩa ép hoặc đĩa ma sát bị cong vênh.
- Hành trình tự do của bàn đạp không đúng.
* Bàn đạp ly hợp nặng:
Nguyên nhân:
- Các thanh nối và đòn dẫn động bị cong vênh hoặc khô dầu.
- Bàn đạp bị kẹt hoặc cong vênh.
- Hỏng lò xo hồi vị.
* Hỏng hệ thống dẫn động thuỷ lực:
Nguyên nhân:
- Hư hỏng xy lanh chính hoặc xy lanh công tác.
- Các mối nối có thể bị hở làm chảy dầu.
- Các ống nối có thể gãy vỡ hoặc bị hở.
Khắc phục:
- Kiểm tra xy lanh chính và xy lanh công tác.
- Kiểm tra các mối nối phải đảm bảo độ kín khít.
3.3. Kiểm tra, bảo dưỡng hộp số
3.3.1. Kiểm tra, điều chỉnh hộp số
* Kiểm tra khi sang số:
Điều khiển cần sang số hộp số nhẹ nhàng và êm.
Kiểm tra: điều khiển cần sang số vào đủ các số khi động cơ chưa hoạt và khi động cơ hoạt động. Nếu khi sang số khó, bị kẹt, có tiếng kêu khác hoặc hộp số làm việc không êm, có tiếng kêu cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
* Kiểm tra bên ngoài hộp số:
Kiểm tra: dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài vỏ và nắp hộp số
3.3.2. Bảo dưỡng hộp số
3.3.2.1. Các nội dung bảo dưỡng
* Bảo dưỡng hàng ngày:
Tiến hành trước khi sử dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.
Cho ô tô chạy để kiểm tra sự làm việc của hộp số, quan sát trực tiếp bằng mắt xem dầu hộp số có bị rò rỉ hay không.
Phòng ngừa trường hợp rò rỉ dầu dẫn đến sự cố hư hỏng của hộp số.
3.3.2.3 Các hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục hộp số
Bảng tóm tắt những hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục hộp số như bảng 3.3.
3.4. Truyền động các đăng
3.4.1. Kiểm tra điều chỉnh
Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt bên ngoài trục và các khớp nối của truyền động các đăng.
Khi vận hành ô tô chú ý lắng nghe tiếng kêu ở cụm truyền động các đăng nếu có tiếng kêu khác thường cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
3.4.2. Bảo dưỡng các đăng
* Bảo dưỡng hàng ngày:
Tiến hành trước khi sử dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.
Cho ô tô chạy để kiểm tra sự làm việc của truyền động các đăng và truyền lực chính, quan sát bằng mắt thường để phát hiện những dấu hiệu hoạt động bất thường như: độ lắc, chảy dầu, tiếng ồn.
* Bảo dưỡng cấp 2:
Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp một.
Khiểm tra độ rơ của các khớp các đăng. Nếu quá giới hạn cho phép tiến điều chỉnh.
Siết chặt các bích bán trục, các đăng và các ổ đỡ trung gian.
Kiểm tra độ kín các chỗ nối của cầu chủ động. Kiểm tra nếu dầu không đạt chất lượng thì tiến hành thay dầu.
3.4.3. Các hư hỏng, nguyên nhân khắc phục
Trục bị đảo ở vùng tốc độ nào đó là do mòn then hoa.
Tiếng kêu ở khớp các đăng do ổ bi kim bị mòn hoặc thiếu mỡ, ta phải thay mới hoặc tra mỡ bổ sung.
3.5. Cầu chủ động
3.5.1. Kiểm tra điều chỉnh
Ta kiểm tra vết ăn khớp của các cặp bánh răng, vì vết ăn khớp liên quan tới áp suất tiếp xúc mặt răng, ảnh hưởng tới tải trọng động tác dụng lên răng.
Khi vận hành ô tô váo đường vòng chú ý nghe tiếng hú, ồn khác thường ở cụm truyền lực chính, nếu có tiếng hú khác thường và ồn cần kiểm tra và sửa chữa kịp thời.
3.5.2. Bảo dưỡng cầu chủ động
* Bảo dưỡng hàng ngày:
Tiến hành trước khi sử dụng xe, trong quá trình sử dụng và khi kết thúc sử dụng xe.
Cho ô tô chạy để kiểm tra sự làm việc của truyền lực chính, quan sát bằng mắt thường để phát hiện những dấu hiệu hoạt động bất thường như: độ lắc, chảy dầu, tiếng ồn.
* Bảo dưỡng cấp 2
Tiến hành sau khi thực hiện xong hết các nội dung của bảo dưỡng cấp một.
Kiểm tra độ kín các chỗ nối của cầu chủ động. Kiểm tra nếu dầu không đạt chất lượng thì tiến hành thay dầu.
3.5.3. Các hư hỏng, nguyên nhân khắc phục
Cầu chủ động: là cụm tổng thành cuối cùng trong hệ thống truyền lực. Cầu chủ động dùng để truyền, tăng phân phối mô men xoắn đến các bánh xe chủ động. Đồng thời nhận các phản lực từ mặt đường lên và đỡ toàn bộ trọng lượng của xe.
Những hư hỏng, nguyên nhân và khắc phục cầu chủ động như bảng 3.2.
3.6. Kết luận chương 3
Hệ thống truyền lực là một phần quan trọng của bất kỳ chiếc xe nào, bao gồm cả Toyota Innova, đảm bảo việc truyền tải công suất từ động cơ đến các bánh xe để xe có thể di chuyển một cách hiệu quả và an toàn
Việc khai thác và sử dụng hệ thống truyền lực trên ô tô, như trên xe Toyota Innova, đòi hỏi hiểu biết sâu sắc về các thành phần của hệ thống và cách chúng hoạt động cùng nhau.
Bằng cách thực hiện các biện pháp bảo dưỡng và sử dụng đúng cách, có thể đảm bảo hệ thống truyền lực của xe Toyota Innova hoạt động hiệu quả và bền bỉ, giúp xe vận hành an toàn và tiết kiệm chi phí bảo dưỡng.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: Thạc sĩ ….……….. cùng các thầy trong Bộ môn Nguyên lý - Kết cấu, Khoa ô tô và các học viên cùng lớp em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao với các nội dung cơ bản.
Hệ thống truyền lực trên xe Toyota Innova 2.0E 2022 được bố trí theo một sơ đồ bố trí tương đối phổ biến, được sử dụng trên nhiều loại xe. Trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Để tiện cho việc khai thác, sử dụng hệ thống truyền lực đề tài đã nêu ra một số chú ý trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng hệ thống truyền lực của xe Toyota Innova 2.0E 2022. Bản thân em đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo sát các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi được thiếu sót. Rất mong các thầy chỉ bảo và các học viên đóng góp ý kiến.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………..
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cấu tạo ôtô quân sự tập 1, 2; Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập; Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự; 1995.
2. Hướng dẫn sửa chữa và bảo dưỡng xe Toyota Innova 2.0E 2014.
3. Lý thuyết ôtô quân sự; Nguyễn Phúc Hiểu, Võ Văn Hường; Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự; 1983.
4. Thiết kế tính toán ô tô máy kéo; Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh; Nhà NXB Khoa học và Kỹ thuật; 2005.
5. Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự; Vũ Đức Lập; NXB Quân đội nhân dân; 2001.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"