MỤC LỤC
Mục lục………………………………………………………………………………..1
Lời mở đầu……………………………………………………………………………3
Chương I : Giới thiệu chung
1.1 Tình hình phát triển ô tô hiện nay………………………………………….4
1.2 Vài nét về ô tô Việt Nam…………………………………………….……..4
1.3 Giới thiệu chung về hệ thống truyền lực…………………………….……..5
1.4 Giới thiệu chung về HINO 500series………………………………………7
1.5 Thông số kỹ thuật và đặc điểm kỹ thuật của hệ thống truyền lực trên xe HINO 500series …………….12
1.5.1 Ly hợp……………………………………… …………………..12
1.5.2 Hộp số……………………………………………………..…….13
1.5.3 Các đăng …………………………………………………….….14
1.5.4 Vi sai…………………………………………………………….14
1.5.5 Cầu sau…………………………………………………….…….14
Chương II : Quy trình bảo dưỡng hệ thống truyền lực trên xe HINO 500series
2.1Ly hợp…………………………………………………………….……….15
2.1.1 Hư hỏng………………………………………………...……….16
2.1.2 Dụng cụ chuyên dùng………………………………...…………18
2.1.3 Bảo dưỡng lớn ………………………………………………….18
2.1.4 Hệ thống dẫn động ly hợp ………………………..….………….27
2.1.5 Cụm bàn đạp và cơ cấu đóng mở …………………….…………35
2.1.5.1 Bảo dưỡng lớn ……………………….……………….36
2.1.6 Bầu trợ lực ly hợp ………………………………………………40
2.1.6.1 Bảo dưỡng lớn …………………………….………….41
2.2 Hộp số …………………………………………………………………….48
2.2.1 Tháo và lắp hộp số ……………………………………...………48
2.2.2 Hư hỏng …………………………………………………..…….50
2.2.3 Dụng cụ chuyên dùng …………………………………….…….53
2.2.4 Bảo dưỡng lớn …………………………………………...……..54
2.2.5 Nhóm trục trung gian,trục và bánh răng số lùi …………..……..70
2.2.5.1 Bảo dưỡng lớn ………………………….…………….71
2.2.6 Cụm bộ chia ………………………………………….…………78
2.2.6.1 Hư hỏng ………………………………………………78
2.2.6.2 Bảo dưỡng lớn ………………………..………………80
2.2.7 Cụm bộ trích công suất ………………………...……………….97
2.2.7.1 Hư hỏng ………………………………………………98
2.2.7.2 Bảo dưỡng lớn ………………………………………..98
2.2.8 Trợ lực đi số ……………………………………...……………104
2.2.8.1 Dụng cụ chuyên dùng ……………………..… …104
2.2.8.2 Bảo dưỡng lớn ……………………..……………..…104
2.3 Trục các đăng ……………………………………………………………113
2.3.1 Hư hỏng ………………………………………….……………113
2.3.2 Bảo dưỡng lớn …………………………….…..………………114
2.4 Truyền lực chính vi sai …………………………………………………..123
2.4.1 Hư hỏng ……………………………………….………………124
2.4.2 Bảo dưỡng lớn …………………………………...……………126
2.5 Cầu sau ………………………………………………..…………………150
2.5.1 Hư hỏng ………………………………………...……………..150
2.5.2 Dụng cụ chuyên dùng …………………………..……………..152
2.5.3 Bảo dưỡng lớn ……………………………………..………….152
Chương III : Sửa chữa hệ thống truyền lực trên xe HINO 500series
3.1 Ly hợp ……………………………………………………………….…..158
3.1.1 Ly hợp ……………………………………………………..…..158
3.1.2 Cụm bàn đạp và cơ cấu đóng mở ly hợp ………………..…….160
3.1.3 Xylanh chính …………………………………………………..161
3.1.4 Bầu trợ lực ly hợp ……………………………………………..161
3.2 Hộp số ………………………………………………………...…………162
3.2.1 Hộp số …………………………………………..……………..162
3.2.2 Cụm bộ chia ……………………………………..…………….162
3.2.3 Bộ trích công suất ………………………………..……………163
3.3 Trục các đăng ………………………………………...………………….164
3.4 Vi sai …………………………………………………...………………..165
3.5 Cầu sau …………………………………………….…………………….169
KẾT LUẬN………………………………………………………………………...170
TÀI KIỆU THAM KHẢO………………………………………………………….171
LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội đã có nhiều thay đổi kể từ lúc nó được hình thành, và càng ngày xã hội lại càng hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn. Trong nền công nghiêp ô tô cũng vậy kể từ lúc chiếc ô tô đầu tiên ra đời đến nay nó đã có nhiều thay đổi và tất nhiên là thay đổi có kế thừa và phát triển.
Nước ta đang trên đà phát triển và hội nhập với nền kinh tế thế giới, đặc biệt là nghành công nghiệp, trong đó nghành công nghiệp ô tô là một trong những ngành rất được nhà nước chú trọng, quan tâm và phát triển, đặc biệt là dòng xe tải nó có ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, vận chuyển hàng hóa. Ngành công nghiệp ô tô được xem là ngành công nghiệp mũi nhọn của nước nhà. Nó được thể hiện bởi chính sách ưu ái của nhà nước đối với ngành công nghiệp ô tô, sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp tại Việt Nam như TOYOTA, HONDA, FORD, HUYNDAI, HINO... Do đó vấn đề đặt ra ở đấy cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn và đặc biệt là tính kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.
Một trong những hệ thống đóng vai trò quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực. Hệ thống truyền lực có chức năng truyền và phân phối mômen quay và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Do tính chất phải làm việc với cường độ lớn, sự thay đổi về tốc độ… Dẫn đến xảy ra một số hư hỏng hệ thống truyền lực, ảnh hưởng lớn đến sự hoạt động của xe dẫn đến thiệt hại về mặt kinh tế và đặc biệt là vấn đề an toàn khi xe lưu hành… Vì những chức năng quan trọng của nó mà trong khi sử dụng cần xem xét phát hiện hư hỏng, nghiên cứu và đưa ra phương án sữa chữa, khắc phục, không ngừng cải tiến hệ thống truyền lực để nâng cao tính năng sử dụng, an toàn và tính kinh tế của nó.
Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN Ô TÔ Ở VIỆT NAM
Những năm gần đây, ngành công nghiệp ô tô trên thế giới có những bước chuyển biến mạnh mẽ. Các hãng ô tô hàng đầu trên thế giới đã liên tục cho ra đời những dòng xe hiện đại đáp ứng được thị hiếu người tiêu dùng ngày mốt khó tính hơn. Các ô tô vừa có chất lượng sử dụng cao, tiện nghi, mẫu mã đẹp và giảm tối đa mức độ gây ô nhiễm môi trường. Kết cấu các chi tiết hệ thống cụm tổng thành ô tô rất đa dạng và luôn hoàn thiện.
Cùng với sự phát triển trên thế giới về công nghiệp ô tô thì ở việt nam từ khi ra đời (sau hơn 15 năm) thì ngành công nghiệp ô tô cũng có những bước phát triển đáng kể. Chính phủ, bộ công thương xem đây là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
1.2 VÀI NÉT VỀ Ô TÔ TẢI VIỆT NAM.
Như chúng ta đã biết nước ta là một nước đang phát triển nhu cầu chuyên chở hàng hóa ngày càng cao. Trong đó hàng hóa vận chuyển bằng đường bộ chiếm tỷ lệ lớn. Vì vậy số lượng các loại xe tải tăng lên mỗi năm nhất là các loại xe tải dưới 10 tấn vì nó phù hợp với lượng chở cũng như điều kiện địa hình, giao thông ở việt nam.
Bắt đầu từ năm 2007 luật giao thông đường bộ cấm các loại xe công nông lưu thông trên đường thì đã kéo theo sự phát triển của các loại xe tải đặc biệt là các loại xe dưới 10 tấn. Từ đó thị trường xe tải trở nên sôi động hơn.
1.4. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE HINO 500series.
Hino 500 series với mức độ tin cậy cao để giành được cảm tình của khách hàng. Cùng với sử dụng nhiên liệu hiệu quả và khí thải thấp, dòng xe 500 series được thiết kế cho tính năng vận hành mạnh mẽ, bền bỉ, tiện nghi kinh tế cũng như chất lượng vận tải cao và khả năng chuyên chở linh hoạt.
1.4.2. PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA BẢO DƯỠNG SỬA CHỮA.
1.4.2.1. Phương pháp quan sát.
Kiểm tra tình trạng chung của xe, động cơ, độ kín khít của các đường ống, đầu nối, nhiên liệu, dầu, nước…..
Kiểm tra tình trạng làm việc của các dụng cụ đo: nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ dầu, số vòng quay…..
Kiểm tra trạng thái của hệ thống truyền lực.
1.4.2.2. Phương pháp chạy thử, nghe, nhìn.
Khởi động động cơ.
Nghe để phát hiện những rung động, va đập, tiếng gõ bất thường.
Kiểm tra dao động của xe, động cơ.
1.4.3. CÁC NỘI DUNG CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG
1.4.3.1 Bảo dưỡng hằng ngày
* Kiểm tra, chẩn đoán:
Việc kiểm tra chẩn đoán ô tô được tiến hành ở trạng thái tĩnh (không nổ máy) hoặc ở trạng thái động (nổ máy, có thể lăng bánh)
Quan sát toàn bộ bên ngoài và bên trong ô tô, phát hiện các khiếm khuyết của buồng lái, thùng xe, kính chắn gió, gương chiếu hậu, nắp động cơ, khung, nhip, lốp,….
* Bôi trơn làm sạch
Kiểm tra mực dầu bôi trơn của động cơ, truyền lực chính, bốt lái. Nếu thiếu phải bổ sung.
Kiểm tra nước làm mát, dung dịch ắc quy
Kiểm tra bình chứa khí nén, thùng chứa nhiên liệu, bầu lọc nhiên liệu, bầu lọc dầu, kiểm tra mức dầu trong bơm cao áp, bộ điều tốc.
1.4.3.2 Bảo dưỡng định kỳ
1.4.3.2.1 Công tác tiếp nhận ô tô vào trạm bảo dưỡng
Rửa và làm sạch ô tô
Công tác kiểm tra, chẩn đoán ban đầu được tiến hành như mục bảo dưỡng hằng ngày, trên cơ sở đó lập biên bản hiện trạng kỹ thuật của ô tô.
1.4.3.2.2 Kiểm tra, chẩn đoán, xiết chặt và điều chỉnh các cụm, tổng thành, hệ thống trên ô tô.
Bao gồm các tổng thành và hệ thống sau:
· Đối với động cơ
- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
- Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra bầu lọc dầu ly tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
· Cầu chủ động, truyền lực chính
- Kiểm tra độ rơ tổng cộng của truyền lực chính. Nếu cần phải điều chỉnh lại.
- Kiểm tra độ kín khít của bề mặt lắp ghép. Xiết chắt các bu lông bắt giữ. Kiểm tra lượng dầu ở vỏ cầu chủ động. Nếu thiếu phải bổ sung.
· Đối với các thiết bị công tác
- Kiểm tra cơ cấu nâng hạ mâm kéo, độ an toàn và kín khít của các đầu nối, ống dẫn khí. Sự làm việc ổn định của hệ thống nâng hạ thủy lực.
- Kiểm tra xiết chặt các ổ tựa, giá đỡ khung, xylanh nâng hạ.
Chương II: QUY TRÌNH BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE HINO 500 series
2.1. LY HỢP.
2.1.1. DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG.
Trược khi sữa chữa lớn cụm ly hợp, cần phải có dụng cụ chuyên dùng sau
- Bulong gá bắt bàn ép ly hơp
- Đệm phẳng
- Vam tháo bi đỡ đầu trục sơ cấp hộp sô( đuôi bánh đà)
- Búa dật
- Đệm đo chiều cao đầu đòn mở
- Trục gá dẫn hương
2.1.3. BẢO DƯỠNG LỚN.
2.1.3.1. Những điểm quan trong khi tháo vỏ và đĩa ly hợp.
Lắp bốn bu lông gá và đệm phẳng qua vỏ ly hợp lên các lỗ ren trên bàn ép ly hợp dụng cụ chuyên dùng:
- Bu lông gá bắt bàn ép ( 9010 – 10700)
- Nới lỏng các bu lông bắt vỏ ly hợp
- Thận trọng
- Khi tháo vỏ và đĩa ly hợp, cẩn thận chúng rơi vào chân
2.1.3.3. Những điểm quan trọng khi lắp thay thế tấm ma sát.
Khoan phá đinh tán với mũi khoan có đường kính 5mm
Lưu ý:
Không tháo bề mặt ma sát bằng thanh đóng và búa hoặc máy ép
- Tháo bề mặt ma sát cũ
- Đặt bề mặt ma sát mới lên xương đĩa ly hợp và lắp đinh tán vào lỗ sao cho chúng nằm đúng vị trí
- Sử dụng dụng cụ thích hợp để tán đinh tán liên kết tấm ma sát và xương đĩa ly hợp. Tán với lực bằng nhau, tán theo phương pháp đối xứng
- Sử dụng đồng hồ đo để kiểm tra độ đảo của ly hợp sau khi tán
2.1.4. HỆ THỐNG DẪN ĐỘNG LY HỢP.
2.1.4.1. Dụng cụ chuyên dung.
- Đế gá
- Móc
- Ống côn dẫn hướng 1
- Ống côn dẫn hướng 2
- Ống côn dẫn hướng 3
- Ống côn dẫn hướng
2.1.4.2. Xả khí khỏi hệ thống (xả iar).
- Không trộn lẫn dầu dẫn động ly hợp với các loại khác
- Cẩn thận không để chảy dầu từ bình chứa hoặc vít xả trong quá trình xả khí. Dầu ly hợp có thể làm hư hỏng lớp sơn trên thân vỏ hoặc sàn xe
- Có hai phương pháp xả khí khỏi hệ thống: Xả nhờ trọng lực và xả theo phương pháp thông thường
2.1.5 . CỤM BÀN ĐẠP VÀ CƠ CẤU ĐÓNG MỞ LY HỢP.
- Dùng dụng cụ thích hợp và máy ép để tháo bi tỳ ra khỏi moay ơ.
- Ép bi tỳ mới vào moay ơ.
Luu ý:
· Sau khi lắp, chắc chắn rằng bi tỳ quay nhẹ nhàng.
· Bi tỳ đã được bôi trơn sẵn, vì vậy không yêu cầu làm sạch và bôi trơn thêm. Để không làm hỏng bề mặt ca bi, khi ép vào moay ơ nên dùng máy.
2.1.6. BẦU TRỢ LỰC LY HỢP.
2.1.6.1. Bảo dưỡng lớn.
Lưu ý:
· Trước khi tháo bầu trợ lục, xả hết dầu ly hợp khỏi đường ống dẫn.
· Kéo phanh dừng (phanh tay) và xả hết khí có áp suất cao khỏi hệ thống phanh khí nén.
Dụng cụ chuyên dùng: đế gá (09536 – 1020).
Lưu ý:
Trước khi tháo bầu khí của bộ trợ lực, làm sạch phần bên ngoài của bầu.
· Cẩn thận không làm hỏng các cupben khi lắp chúng lên piston.
· Bôi mỡ lên gioăng vòng và các bề mặt trượt với mỡ silicon như chỉ ra trên hình minh họa.
2.2.1. THÁO VÀ LẮP HỘP SỐ.
2.2.1.1. Những điểm quan trọng khi tháo.
THẬN TRỌNG:
· Không thao tác với hộp số khi hộp số còn nóng. Điều này có thểm làm bạn bị thương
· Khi sử dụng kích đỡ hộp số, cần thận trọng để tránh hộp số rơi vì hộp số rất nặng và không ổn định.
1. Chèn chắc các bánh xe.
2. Xả hết dầu khỏi hộp số.
3. Tháo trục các đăng.
4. Tháo cáp phanh tay.
5. Tháo đầu nối điện và các bộ phận liên quan.
6. Tháo cáp điều khiển hộp số với giá bắt cáp.
7. Tháo bầu trợ lực ly hợp.
8. Tháo hạ hộp số.
- Tháo các bu lông phía dưới bắt xung quanh bưởng ly hợp.
- Đặt kích đỡ hộp số phía dưới hộp số.
- Tháo nốt các bu lông còn lại xung quanh bưởng ly hợp
- Kéo hộp số về phía sau, hạ kích đỡ hộp số và kéo hộp số ra khỏi gầm xe
2.2.3. DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG.
- Tuýp vặn
- Vam tháo
- Búa dật
- Vam tháo trục sơ cấp
- Ốp vam tháo
2.2.5. NHÓM TRỤC TRUNG GIAN, TRỤC VÀ BÁNH RĂNG SỐ LÙI.
2.2.5.1BẢO DƯỠNG LỚN.
2.2.5.1.1. Tháo trục avf bánh răng số lùi.
- Sử sụng tu nơ vít, tháo vít hãm trục số lùi
- Sử dụng gụng cụ chuyên dùng, tháo trục số lùi trong khi giữ bánh răng trên trục số lùi, căn đệm và vòng bi bên trong hộp số
- Dụng cụ chuyên dùng: búa dật
Lưu ý:
Lắp gờ trên ốp vam tháo vào rảnh lắp phanh hãm trên vòng bi, cố đinh vam tháo với ốp vam bằng bu lông. Cố định sao cho vam tháo không thể quay, sau đó vặng bu lông ren vít để vam tháo vòng bi
2.2.5.1.2.Những điểm quan trọng khi lắp.
- Chọn then hãm phù hợp với rãnh then.
- Ép trục trung gian vào các bánh răng, đảm bảo them hãm và rảnh them hãm thẳng hàng.
Lưu ý: Chắc chắn rằng các bánh răng nằm đúng vị trí và chiều.
Thận trọng: Phanh hãm làm bằng thép đàn hồi có thể bật khỏi rãnh trong quá trình tháo. Cần mang kính bảo hộ trong quá trình tháo.
2.2.7. CỤM BỘ TRÍCH CÔNG SUẤT.
2.2.7.1. Bảo dưỡng lớn.
Không thao tác với hộp số khi hộp số còn nóng. Điều này có thế làm bạn bị thương.
2.2.7.2. Những điểm quan trọng khi tháo rời.
- Tháo đai ốc hãm
- Sử dụng vam tháo thích hợp.
- Tháo nắp vỏ PTO
- Tháo vít hãm tách gời trục gài và càng cua.
2.2.8.2. Bảo dưỡng lớn.
2.2.8.2.1. Những điểm quan trọng khi tháo.
- Tuân thủ đúng theo quy định bảo dưỡng, sửa chữa khi tháo lắp các bộ phận liên quan đến khí nén, sử dụng dụng cụ cầm tay một cách thận trọng đối với tất cả các chi tiết và không dùng lực đột ngột để tháo bất kỳ chi tiết nào
- Phải làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt bên ngoài của các chi tiết trước khi tháo chúng.
- Tháo các đai ốc và thanh đòn
- Tháo các chụp cao su chắn bụi
- Tháo phanh hãm, ốp đệm, ống lót dẫn hướng và chốt kéo
2.2.8.2.2. Những điểm quan trọng khi lắp.
- Tuân thủ đúng theo quy định bảo dưỡng, sửa chữa khi tháo lắp các bộ phận liên quan đến khí nén, sử dụng dụng cụ cầm tay một cách thận trọng đối với tất cả các chi tiết và không dùng lực đột ngột để tháo bất kỳ chi tiết nào
- Phải làm sạch bụi bẩn bám trên bề mặt bên ngoài của các chi tiết trước khi tháo chúng.
- Lắp chốt thẳng vào thanh đẩy và lắp ống
- Lắp kẹp khóa
- Bôi mỡ( dụng cụ chuyên dùng cho bôi trơn cho các chi tiết phần khí nén) vào các chi tiết gioăng vòng và vành bao
Lưu ý:
Lắp chụp cao su chắn bụi sao cho lỗ thoát nước quay xuống phía dưới
- Lắp chụp cao su chắn bụi A qua vỏ, thanh đẩy và rãnh gờ trên chốt kéo
- Lắp đòn điều khiển vào thanh đẩy với bulong và đai ốc
2.4. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC CHÍNH VI SAI.
2.4.1. HƯ HỎNG.
- Có tiếng ồn không bình thường (do các ổ đỡ)
- Có tiếng ồn không bình thường (do các bánh răng)
- Có tiếng ồn không bình thường (do bôi trơn và các nguyên nhân khác)
Sửa chữa lớn cụm ly hợp cần có các dụng cụ chuyên dụng sau:
Dụng cụ điều chỉnh, tuýp vặn, dụng cụ đo.
Sửa chữa lớn cụm ly hợp cần có các dụng cụ chuyên dụng sau:
Dụng cụ điều chỉnh, tuýp vặn, dụng cụ đo.
2.4.2. BẢO DƯỠNG LỚN.
- Tháo các bulong và tháo cụm nắp vỏ khỏi cụm truyền lực chính vi sai
Lưu ý:
Nâng thẳng đứng cụm nắp vỏ bằng cáp hoặc xích, và cẩn thận tránh để rơi bánh răng dẫn động.
- Tháo các bulong và tháo các vỏ ổ đĩa với trục chủ động khỏi nắp vỏ
- Đóng thao sấn hãm đai ốc hãm và tháo đai ốc
- Dụng cụ chuyên dùng: tuýp vặn
- Chọn phanh hãm có chiều dày phù hợp. Không lắp phớt chắn dầu, điều chỉnh độ dơ dọc trục giữa ổ đỡ trục xuyên và phanh hãm. Để đo độ dơ dọc trục, đặt đầu đo lên bề mặt cuối của bích then hoa tiếp lực và dịch chuyễn đĩa tiếp lực. Tiêu chuẩn lắp ráp: 0.025 – 0.125mm
2.5. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CẦU SAU.
2.5.1. HƯ HỎNG.
- Có tiếng ồn không bình thường (do các vòng bi).
- Có tiếng ồn không bình thường( do các bánh răng truyền động)
- Có tiếng ồn không bình thường (do các chi tiết của cầu).
- Có tiếng ồn không bình thường (do hệ thống bôi trơn và các nguyên nhân khác)
2.5.2. DỤNG CỤ CHUYÊN DÙNG.
- Vam tháo moay ơ
- Vam thao bi moay ơ
- Tay vặn
- Tuýp vặn
Chương III. SỬA CHỬA HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE HINO 500series
3.1 . LY HỢP.
3.1.1. LY HỢP.
- Độ đảo của ly hợp
- Bề mặt đĩa ma sat bị dính dầu, đinh tán bị lỏng, lò xo giảm trấn bị gẫy hoặc lỏng.
- Khe hở then hoa ăn khớp giữa moay ơ đĩa ly hợp và trục sơ cấp hộp số.
- Độ đồng phẳng bề mặt của bàn ép ly hợp.
- Kiểm tra sự hoặc động của vòng bi đỡ đầu trục sơ cấp hộp số.
3.1.2 . CỤM BÀN ĐẠP VÀ CƠ CẤU ĐÓNG MỞ LY HỢP.
- Bi tì quay không êm
- Càng cua và moay ơ bi tỳ: mòn và hư hỏng
- Bi đỡ trục càng cua: mòn và hư hỏng
3.2. HỘP SỐ.
3.2.1. HỘP SỐ.
- Các bánh răng bị nức, vỡ, khuyết.
- Bánh răng trên trục số lùi, trục và ổ bi đũa kim mòn và hư hỏng.
- Trục trung gian mòn, nứt vỡ.
- Them hãm và rãnh then hư hỏng và mòn lỏng.
3.2.2. CỤM BỘ CHIA.
- Bi cầu, bi đũa trục và bi đũa côn: mòn, hư hỏng và xoay ca bi
- Ổ bi đũa kim: xoay tròn
- Bánh răng và vành gạt ăn khớp trực tiếp: mòn nứt vỡ và hư hỏng
3.5. CẦU SAU.
- Ca bi moay ơ: cháy rỗ và nứt
- Bi moay ơ: cháy và rỗ
- Mặt tựa phớt chắn dầu: mòn và hư hỏng
KẾT LUẬN
Ly hợp: Trên xe tải dưới 10 tấn ở Việt Nam thường là ly hợp một đĩa, điều khiển bằng thủy lực hoặc một số bằng cơ khí. Hư hỏng thường là mòn đĩa ma sát, hành trình tự do lớn hơn mức cho phép (do xì dầu)… Khắc phục thường là làm lại đĩa ma sát, kiểm tra thay phớt trong bơm dầu…
Hộp số :ở xe tải hộp số có nhiều cấp số truyền hơn ở xe du lịch, hệ thống phức tạp hơn. Do là xe tải nên các chi tiết phải chịu tải trọng lớn. Do đó phần bôi trơn cũng được tăng cường để đảm bảo các chi tiết trong hộp số làm việc tốt, kéo dài tuổi thọ. Hư hỏng thường là mòn răng, vỡ răng, nứt vỏ hộp số… Khắc phục bằng các phương pháp như mạ, hàn đắp, thay thế nếu hư hỏng nặng. Khi sử dụng cần chú ý đến việc bảo dưỡng bảo trì theo đúng định kỳ, chú ý hệ thống bôi trơn.
Các đăng: Do là xe tải nên các đăng thường là các đăng kép, phải chịu tải trọng lớn, hoạt động nhiều trong điều kiện phức tạp nên các đăng thường hay bị hư hỏng, cần phải bảo dưỡng đúng định kỳ để kéo dài thời gian sử dụng của xe.
Truyền lực chính và vi sai của xe tải thường có hai cấp tỷ số truyền cho nên sẽ tăng mô men từ động cơ truyền đến bánh xe. Do là xe tải nên bánh răng truyền lực chính kết cấu bằng vật liệu chịu lực lớn nên công nghệ gia công phức tạp.
Cầu xe: trên xe tải có thể là xe một cầu chủ động hoặc có thể là hai cầu sau. Bán trục của xe chủ yếu là loại giảm tải, thường hư hỏng về đầu then hoa bán trục (do làm việc trong điều kiện chịu tải lớn), xì nhớt (phớt chắn bị hỏng…). Khi sử dụng cần bảo dưỡng theo định kì, bôi trơn tốt.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Oanh “Sửa chữa hệ thống truyền lực”, NXB GTVT 1998
[3]. “Hệ thống khung gầm ô tô”, Tài liệu Trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM
[4]. PGS - TS Nguyễn Khắc Trai “Kỹ thuật chuẩn đoán ô tô”, NXB GTVT
[5]. “Giáo trình ô tô máy kéo”, Tài liệu Trường ĐH Nông Nghiệp
[6]. Nguyễn Nước “Lý thuyết ô tô”, Tài liệu Trường ĐH GTVT HCM
[7]. Nguyễn Hoàng Việt “Kết cấu và tính toán ô tô” - Tài liệu lưu hành nội bộ của khoa cơ khí Giao Thông. Đại Học Đà Nẵng. Đà Nẵng, 1998.
[8]. Nguyễn Khắc Trai“Hệ thống truyền lực ô tô con”, NXB Khoa học và kỹ thuật. Hà Nội, 1999.
[10]. Tài liệu sửa chữa của HINO 500series.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"