MỤC LỤC
MỤC LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU.
1. Tính cấp thiết của đề tài.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
3. Mục đích của việc nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Các kết quả đạt được của đề tài.
6. Kết cấu của luận văn tốt nghiệp.
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG.
1.1. Giới thiệu dòng xe Toyota Yaris 2007.
1.1.1. Giới thiệu khái quát.
1.1.2. Thông số kỹ thuật.
1.2. Giới thiệu động cơ 1NZ-FE trên Toyota Yaris 2007.
1.2.1. Giới thiệu sơ bộ.
1.2.2. Các thông số của động cơ.
1.2.3. Các hệ thống của động cơ 1NZ-FE.
1.2.3.1. Cơ cấu Piston, trục khuỷu, thanh truyền.
1.2.3.2. Hệ thống phân phối khí.
1.2.3.3. Hệ thống bôi trơn.
1.2.3.4. Hệ thống làm mát.
1.2.3.5. Hệ thống nhiên liệu.
1.2.3.6. Hệ thống đánh lửa.
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA.
2.1. Khảo sát thị trường cho dòng xe Toyota Yaris 2007.
2.2. Chọn phương án sửa chữa.
2.3. Cơ sở vật chất.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ TOYOTA YARIS 2007.
3.1. Sơ đồ chung của quy trình công nghệ sửa chữa động cơ.
3.2 Công tác nhận xe và rửa ngoài.
3.3. Quy tắc tháo lắp động cơ.
3.5. Quy trình vệ sinh các chi tiết.
3.5.1. Mục đích của công tác vệ sinh chi tiết.
3.5.2. Các phương pháp vệ sinh chi tiết.
3.5.3. Quy trình làm sạch các chi tiết.
3.6. Kiểm tra phân loại chi tiết.
3.6.1. Kiểm tra cụm thân máy.
3.6.1.1. Kiểm tra bề mặt thân máy.
3.6.1.2. Kiểm tra tình trạng xy lanh.
3.6.2 Kiểm tra nắp máy.
3.6.2.1. Kiểm tra bề mặt nắp máy.
3.6.2.2. Kiểm tra các vết nứt của nắp máy.
3.6.2.3. Kiểm tra các bulông nắp máy.
3.6.3. Kiểm tra nhóm Piston, trục khuỷu, thanh truyền.
3.6.3.1 Kiểm tra Piston.
3.6.3.2. Kiểm tra Xéc măng.
3.6.3.3. Kiểm tra chốt Piston.
3.6.3.4. Kiểm tra thanh truyền.
3.6.3.5. Kiểm tra Trục khuỷu.
3.6.4. Kiểm tra nhóm chi tiết phân phối khí.
3.6.4.1. Kiểm tra trục cam.
3.6.4.2. Kiểm tra xuppap.
3.6.4.3. Kiểm tra lò xo xuppap.
3.6.5. Kiểm tra các chi tiết hệ thống bôi trơn.
3.6.5.1. Kiểm tra bơm dầu.
3.6.6. Kiểm tra các chi tiết hệ thống làm mát.
3.6.6.1. Kiểm tra bơm nước.
3.6.6.2. Kiểm tra van hằng nhiệt.
3.6.6.3. Kiểm tra nắp két nước.
3.6.7. Kiểm tra các chi tiết của hệ thống nhiên liệu.
3.6.7.1. Kiểm tra kim phun.
3.7. Phục hồi một số chi tiết cơ bản.
3.7.1. Phục hồi xy lanh.
3.7.2. Phục hồi trục khuỳu.
3.7.3. Phục hồi thanh truyền.
3.7.4. Phục hồi trục cam.
3.8. Quy trình lắp, chạy rà và thử nghiệm.
3.8.1. Quy trình lắp.
3.8.2. Kiểm tra cân chỉnh và hoàn tất lắp ráp.
3.8.2.1. Cân chỉnh cam.
3.8.2.2. Kiểm tra khe hở xúp pap.
3.8.2.3. Lắp các hệ thống khác vào động cơ
3.8.3. Chạy rà và thử nghiệm.
CHƯƠNG 4: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA ĐỘNG CƠ PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA.
4.1. Động cơ không nổ máy được.
4.1.1. Nguyên nhân.
4.1.2.Phương pháp kiểm tra, sửa chữa.
4.2. Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp.
4.2.1. Nguyên nhân.
4.2.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
4.3. Động cơ khởi động được nhưng hay chết máy.
4.3.1. Nguyên nhân.
4.3.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
4.4. Động cơ không phát hết công suất.
4.4.1. Nguyên nhân.
4.4.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
4.5. Động cơ bị quá nhiệt.
4.5.1. Nguyên nhân.
4.5.2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa.
4.6. Động cơ đang làm việc bị chết máy bất ngờ.
4.6.1. Nguyên nhân.
4.6.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
4.7. Động cơ bị rung giật, có tiếng kêu, gõ:
4.7.1. Nguyên nhân
4.7.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
PHỤ LỤC.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Với một sự phát triển nhanh và mạnh của thị trường ô tô Việt Nam, một yêu cầu được đặt ra, đó là làm thế nào để khai thác được hiệu quả nhất một chiếc ô tô, để có thể đánh giá và sử dụng hết được những tính năng của nó, đem lại chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cao nhất… Đó là một nhiệm vụ được đặt ra cho một nước tiêu thụ như Việt Nam.
Đó cũng là lý do mà em chọn Đề tài tốt nghiệp của mình là “Lập quy trình công nghệ sửa chữa động cơ Toyota Yaris 2007”. Trong phạm vi giới hạn của đề tài, khó mà có thể nói hết được tất cả các công việc cần phải làm để khai thác hết các phương pháp, kỹ năng sửa chữa.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Như đã trình bày ở phần trên, mục tiêu của đề tài này là làm thế nào để chúng ta có thể có một cái nhìn khái quát về các công việc có thể tiến hành để chọn phuong pháp sửa chữa có hiệu quả nhất động cơ Yaris của Toyota, cụ thể hơn ở đây là động cơ 1 NZ – FE.
Qua tìm hiểu, ta có thể nắm được tổng quan về kết cấu các bộ phận, các hệ thống trong động cơ 1 NZ – FE Yaris của Toyota, nắm được nguyên lý làm việc của từng hệ thống trên động cơ. Từ đó ta có thể rút ra các kết luận nhận định chính xác các hư hỏng để đưa ra hướng sửa chữa tối ưu.
3. Mục đích của việc nghiên cứu.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện đề tài này, bản thân mỗi sinh viên nhận thấy đây là một cơ hội rất lớn để có thể củng cố các kiến thức mà mình đã được học. Ngoài ra, sinh viên còn có thể biết thêm những kiến thức thực tế mà trong nhà trường khó có thể truyền tải hết được, đó thực sự là những kiến thức mà mỗi sinh viên rất cần khi công tác sau này.
5. Các kết quả đạt được của đề tài.
- Giúp sinh viên cải thiện được kiến thức, nâng cao kỹ năng chyên môn, tự tin hơn khi chuẩn bị trở thành một kỷ sư tương lai, góp phần không nhỏ cho sự phát triển nền công nghiệp ô tô của nước nhà.
- Gầy dựng được nền tảng kiến thức sửa chửa vững chắc cho bản thân và cho các thế hệ sau áp dụng.
Do kiến thức còn hạn chế, tài liệu tham khảo còn ít nên bài báo cáo của em không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong các thầy cô trong bô môn chỉ bảo để bài báo cáo cũng như kiến thức của em được hoàn thiện hơn. Cuối cùng, em xin cảm ơn thầy: ..............., các thầy cô trong khoa đã giúp em hoàn thành bài cáo luận văn tốt nghiệp này.
TP.Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 20....
Sinh viên thực hiện.
....................
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Giới thiệu dòng xe Toyota Yaris 2007.
Toyota Yaris hatchback xuất hiện tại Việt Nam từ năm 2006, cũng chính là năm mẫu xe này gặt hái thành công rực rỡ tại thị trường Châu Âu và một số nước Trung Đông. Đến nay, mẫu xe nhỏ nhắn xinh xắn này vẫn đang được người tiêu dùng ưa chuộng, đặc biệt là tại những thành phố lớn.
Khi vận hành trên phố, chiếc xe cũng tỏ ra hơi yếu trong dải tốc độ chậm 10-30 km/h, nhưng lại linh hoạt ở dải tốc độ cao hơn. Yaris hatchback bám cua gọn và đặc biệt linh hoạt khi quay đầu xe. Căn cứ vào những ưu nhược điểm đó, Yaris 1.5L sẽ thực sự thích hợp với phái nữ - yêu thích sự nhẹ nhàng, êm ái.
Tuy vậy với những người có chiều cao khoảng 1m70, chắc chắn vị trí lái xe thoải mái tại vị trí ghế lái trung bình. Nếu chiều cao trên 1m75 thì người lái phải đẩy ghế hết cỡ ra phía sau mới có thể cảm thấy thoải mái khi ngồi lái, nhưng nếu vậy hàng ghế thứ 2 sẽ trở nên quá chật chội.
1.2. Giới thiệu động cơ 1NZ-FE trên Toyota Yaris 2007.
Hệ thống phân phối khí:
Động cơ mạnh với trục cam kép và trang bị hệ thống VVT-i danh tiếng của Toyota giúp động cơ đạt công suất cao hơn, tiết kiệm nhiên liệu, đạt hiệu quả cao hơn ở những điều kiện đường xá khác nhau và bảo vệ môi trường.
Hệ thống nhiên liệu:
Vòi phun 12 lỗ, điều khiển cắt nhiên liệu khi túi khí bị kích hoạt, đường ống dẫn nhiên liệu với các giắc nối nhanh, bơm xăng dạng mô đun bao gồm bộ lọc than hoạt tính lắp trong thùng xăng tiết kiệm không gian cho khoang động cơ.
Trục khuỷu.
Trục khuỷu động cơ 1NZ - FE được gia công bằng phương pháp rèn, có độ chính xác và độ nhẵn bóng bề mặt cao để giảm ma sát.
Độ côn, oval nhỏ hơn 0.02 mm.
Đường kính bulông nắp cổ trục chính trục khuỷu 7.5 mm.
Hệ thống bôi trơn.
Động cơ 1NZ - FE sử dụng kiểu bơm Rotor ăn khớp trong. Bơm này gồm hai rotor đặt bên trong thân bơm. Khi rotor chủ động quay thì rotor bị động quay theo. Vì trục của rotor chủ động được đặt lệch tâm so với rotor bị động nên không gian của giữa hai rotor sẽ thay đổi khi bơm quay, nhớt sẽ hút vào bơm khi thể tích giữa hai rotor gia tăng và sẽ được đẩy ra ngoài khi thể tích giửa hai rotor giảm.
Hệ thống đánh lửa.
Hệ thống đánh lửa của động cơ 1NZ - FE là hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS) bô bin và IC đánh lửa được lắp đặt trực tiếp ở đầu bugi tạo thành một cụm chi tiết, do có kết cấu như vậy nên ở hệ thống đánh lửa không có dây cao áp do đó giảm được tổn thất năng lượng, và tăng được khả năng chống nhiễu.
Như vậy về cấu tạo hệ thống DIS giống với các hệ thống đánh lửa điện tử khác, cũng gồm các bộ phận chính: bugi, bô bin, IC đành lửa. Hệ thống đánh lửa này khác với hệ thống đánh lửa thông thường là nó không có bộ chia điện, sử dụng từng IC và cuộn đánh lửa cho từng bugi, các IC và bô bin này được đặt ngay trên mỗi bugi.
CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN SỬA CHỮA
2.1. Khảo sát thị trường cho dòng xe Toyota Yaris 2007.
Dựa vào doanh số bán ra tại các showroom, chi nhánh của hãng ô tô Toyota trên cả nước thì số lượng xe Yaris 2007 là rất ít. Số lượng phân bố rãi rác ở các vùng miền. Nhưng do yêu cầu của đề tài là sửa chữa động cơ nên ngoài Toyota Yaris còn có dòng Toyota Vios sử dụng loại động cơ này.
2.2. Chọn phương án sửa chữa.
v Có 3 phương án cơ bản đó là:
· Phương án tổ chức chuyên môn hóa.
· Phương án tổ chức riêng xe.
· Phương án tổ chức đoạn tổng thành.
Để tạo điều kiên thuận lợi về mặt kinh tế, nguồn nhân lực và mặt bằng đồng thời giảm tải gánh nặng cho việc quảnlý bên cạnh đó do thị trường tiêu thụ dòng xe nảy không được cao, số lượng ít, rải rác nên ta chọn phương án tổ chức sửa chữa riêng xe tại garage, hai phương án kia cần nhiều nhân lực, tài chính, sự quản lý nên chưa đáp ứng được.
2.3. Cơ sở vật chất.
Trang bị đầu tiên là nhà xưởng phải đủ diện tích,có chổ để thực hiện việc rửa ngoài phục vụ cho công tác tiếp nhận và hoàn trả xe cho khach hàng đồng thời khu vực sửa chữa động cơ phải sạch sẽ, thông thoáng và thuận tiện cho hoạt động tiếp nhận xe và quá trình sửa chữa.
Về phần lực lượng nhân công thì công việc sửa chữa động cơ đòi hỏi tính chuyên nghiệp, tỉ mỉ và trình độ tay nghề cao của người thợ thực hiện. Số lượng nhân công ước tính khoảng 1 thợ chính và 3 hoặc 4 thợ phụ.
CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SỬA CHỮA ĐỘNG CƠ TOYOTA YARIS 2007
3.1. Công tác nhận xe và rửa ngoài.
* Khi đưa máy vào xưởng cần có các hồ sơ sau:
Biên bản kiểm tra kỹ thuật định kỳ để xác định khả năng làm việc của máy, xem máy cần sửa chữa ở mức độ nào.
Biên bản qua sửa chữa lớn, sơ bộ nắm được khoảng thời gian làm việc giữa hai lần sửa chữa cũng như số lần đại tu.
* Cơ cấu rung:
Tạo cho các tia nước có biên độ rung100 ÷ 150mm với tần số f = 20 lần/phút. Tia nước có hướng tiếp tuyến để dễ làm bong các chất bẩn bám vào xe.
* Dung dịch rửa:
Có thể sử dụng dung dịch xút NaOH 5%, nhiệt độ 50 ÷ 70 C. Sau đó rửa lại bằng nước sạch và thổi khô bằng bình hơi xịt khí nén.
Dùng nhà rửa xe:
Diện tích nhà rửa xe phải đủ lớn đủ sức chứa và có thể dùng được trên nhiều loại xe có kích thước khác nhau. Có thể kết hợp quy trình rửa và chải cùng 1 lúc để tăng năng xuất và giảm thời gian xe chờ, bố trí các chổi quay xung quanh xe. Tùy theo các trường hợp cụ thể mà lựa chọn hoặc kết hợp các phương pháp làm sạch xe cho phù hợp.
3.3. Quy tắc tháo lắp động cơ.
Chỉ có trong đại tu máy mới tháo máy rời thành chi tiết. Quá trình tháo phải được thực hiện theo quy trình công nghệ. Các nguyên tắc cần tuân thủ khi tháo:
- Thợ máy cần hiểu rõ cấu tạo của máy, biết sử dụng hợp lý các thiết bị, đồ gá. Biết trình tự thực hiện các nguyên công tháo máy, …
- Đối với máy phức tạp thì phải tháo ra từng cụm, từng bộ phận sau đó tháo thành các chi tiết.
- Tháo máy theo trình tự của quy trình công nghệ để ít tốn thời gian nhất và tư thế thuận lợi khi làm việc cho thợ.
3.4. Quy trình tháo động cơ.
Đây là công việc quan trọng nhất của quá trình sửa chữa. khối lượng công việc tháo lắp máy chiếm 50% tổng số công việc của sửa chữa.
Quy trình công nghệ chi phí thực hiện và quá trình thực hiện tháo lắp máy phụ thuộc vào đặt tính hao mòn hư hỏng cấp độ sửa chữa.
3.5. Quy trình vệ sinh các chi tiết.
3.5.1. Mục đích của công tác vệ sinh chi tiết.
Công việc rửa các chi tiết nhằm nâng cao chất lượng sửa chửa , kiểm tra chính xác, mặt khác qua đó có thể đánh giá trình độ của xưởng.
Đối với sửa chữa bao gồm nhiều loại, chất bẩn bám vào bề mặt chi tiết lại khác nhau về thành phần và tính chất hóa – lý thì cần có quy trình này để phân loại ra các chi tiết phù hợp với từng phương án vệ sinh.
3.5.2. Các phương pháp vệ sinh chi tiết.
* Vệ sinh bằng phương pháp thủ công
Dùng các dụng cụ tác động vào bề mặt rỉ hoặc cáu cặn, sau đó dùng dầu hoả rửa sạch chúng để tẩy muội và cáu cặn.
Tẩy sạch các chất bẩn còn bám dính trên máy, các sản phẩm cặn bã,bụi sắt bị mài mòn còn dính trên chi tiết máy.
* Phương pháp hoá học.
Trước hết phải phân loại cáu bẩn.
- Cáu bẩn dạng rỉ sét
- Cáu bẩn dạng muội và sản phẩm cháy.
- Cáu bẩn dạng dầu, mỡ.
- Cáu bẩn dạng muối.
- Cáu bẩn dạng cứng và cáu bẩn dạng mềm.
Chọn các hợp chất hoá học có phụ gia tẩy rửa chi tiết tho đúng tỉ lệ được nhà sản xuất phê duyệt.
3.5.3. Quy trình làm sạch các chi tiết.
Nước và dung dịch xút dùng để rửa lớp cặn bám vào bế mặt ngoài của máy. Nhữn lớp cặn cáu bẩn được loại trừ bằng các tia nước nóng 70-80oC. Nếu bề mặt có lẫn dầu hoặc nhiên liệu sử dụng dung dịch xút từ 1-2 %. Để tăng hiệu quả làm sạch có thể tăng hàm lượng lên 6%, nhưng điều đó cũng gây ra oxy hóa mạnh bề
3.6. Kiểm tra phân loại chi tiết.
Qua kiểm tra phân loại để cho phép sử dụng lại các chi tiết còn dùng lại được một cách có hiệu quả tránh lãng phí, loại bỏ những chi tiết bị hư hỏng và xác định những chi tiết có thể sửa chữa, phục hồi để dùng lại.
Dùng một thước kẹp để đo đường kính lỗ Piston
Dùng một panme để đo đường kính lỗ Piston. Nếu nằm trong giới hạn cho phép là được
Lấy đường kính lỗ Piston trừ đi đường kính lỗ Piston, nếu khe hở của nó vượt quá tiêu chuẩn cho phép thì phải thay thế
3.7. Phục hồi một số chi tiết cơ bản.
3.7.1. Phục hồi xy lanh.
Phương pháp sửa chữa bằng gia công cơ khí không chỉ được áp dụng cho sửa chữa xy lanh mà còn được áp dụng để sửa chữa các chi tiết lỗ trục và chi tiết trục bị mòn nói chung.
Việc gia công phục hồi xylanh được thực hiện theo 2 nguyên công, trướctiên là doa, sau đó là mài bóng
3.7.2. Phục hồi trục khuỳu.
Đối với trục khuỷu đúc bằng gang cầu, nếu trục bị cong quá 0,5 mm phải thay mới. Còn đối với các trục khuỷu rèn, có thể nắn thẳng trên máy ép sau khi đã đo và xác định hướng cong và độ cong của trục.
Nếu nắn theo phương pháp thủ công, có thể thực hiện bằng cách dùng búa đánh theo hướng ngược chiều với chiều cong vào má khuỷu gần cổ giữa nhất để khắc phục biến dạng này.
3.7.4. Phục hồi trục cam.
Trước tiên, cần nắn thẳng lại trục cam nếu độ cong lớn hơn 0,05 mm. quá trình nắn thẳng và kiểm tra đựơc thực hiện trên khối V.
Cổ trục cam bị mòn được sửa chữa bằng gia công cơ khí theo cốt. Việc mài cổ trục cam được thực hiện trên máy mài tròn ngoài tương tự như mài cổ trục khuỷu. Trục được định vị trên hai mũi tâm và được dẫn động bằng tốc kẹp. Bạc cam được thay mới theo kích thước cốt sửa chữa tương ứng của cổ trục cam.
3.8. Quy trình lắp, chạy rà và thử nghiệm.
3.8.1. Quy trình lắp.
Quy trình lắp được tiến hành theo thứ tự ngược lại với quy trình tháo.
1. Lắp trục khuỷu vào thân máy.
Lắp theo đúng thứ tự và lắp từ trong ra ngoài.
3. Lắp xéc măng vào Piston.
Dùng kiềm chuyên dụng lắp tưng xéc măng vào. Miệng của xéc măng trên cùng không được trùng với tâm chốt( lệch khoảng 45o). Miệng xéc măng tiếp theo lệch 60 độ so với xéc măng trên nó.
9. Lắp trục cam.
Lắp theo thứ tự từ trong ra ngoài.
Lắp từng cam.
15. Lắp cụm bơm dầu.
Gồm 15 bu lông và đai ốc.
Làm sạch bề mặt tiếp xúc và gioăng trước khi lắp vào.
17. Lắp Puli bơm nước.
Gồm 3 bu lông và 1 puly.
20. Lắp nắp đậy nắp quy lát, gioăng làm kín.
Gồm 9 bu lông, 2 đai ốc và 2 đệm làm kín.
Làm sạch bề mắt tiếp xúc và thay gioăng mới trước khi lắp.
3.8.2. Kiểm tra cân chỉnh và hoàn tất lắp ráp.
3.8.2.1. Cân chỉnh cam.
Quay trục khuỷu theo chiều quay sao cho rãnh khuyêt trên puly trùng với điểm 0 trên vạch chia độ.
3.8.2.2. Kiểm tra khe hở xúp pap.
Trước khi kiểm tra khe hở của xuppap ta cần phải để động cơ nguội. Muốn kiểm tra khe hở xuppap của máy nào nào thì xoay vấu cam của máy đó hướng vuông góc lên trên ( tức là máy đó đang ở đầu kỳ nổ). Sau đó dùng thước lá đo khe hở giữa cam và con đội.
3.8.3. Chạy rà và thử nghiệm.
Sau khi lắp các các hệ thống phụ vào động cơ ta tiến hành chạy rà . Chạy rà xong và hòan tất khắc phục các dấu hiệu bất thường ta dùng xích đưa động cơ vào buồng động cơ, bắt động cơ vào sườn xe, lắp hoàn chỉnh các hệ thống vào giá bắt (ngược quy trìnhtháo).Kiểm tra các thiết bị lầncuối.Khởi động xe và kiểm tra các tínhiệu báo trên táp lô.
CHƯƠNG 4: CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP CỦA ĐỘNG CƠ PHƯƠNG PHÁP
KIỂM TRA VÀ SỬA CHỮA
4.1. Động cơ không nổ máy được.
4.1.1. Nguyên nhân.
- Không có tia lửa điện.
- Trong thùng không có xăng.
- Bầu lọc xăng bị tắc.
- Các ống dẫn xăng bị tắc.
4.1.2. Phương pháp kiểm tra, sửa chữa.
* Kiểm tra hệ thống đánh lửa.
Bước 1: Kiểm tra cuộn đánh lửa và thử đánh lửa
- Kiểm tra có đánh lửa không.
+ Tháo nắp đậy nắp quy lát.
+ Tháo 4 cuộn đánh lửa.
+ Dùng đầu khẩu 16 mm, tháo 4 bugi.
Bước 5: Kiểm tra mạch tín hiệu IGT và IGF
+ Lắp 4 giắc vòi phun.
+ Dùng đầu khẩu 16 mm, lắp 4 bugi.
+ Lắp 4 cuộn đánh lửa
* Kiểm tra hệ thống nhiên liệu.
Bước 1: Kiểm tra thùng nhiên liệu.
- Nếu nhiên liệu cạn thì châm vào.
- Nhiên liệu vẫn còn chuyển sang bước tiếp theo.
Bước 2: Kiểm tra bầu lọc và ống dẫn nhiên liệu.
- Tháo lọc nhiên liệu ra dùng mắt quan sát nếu quá bẩn thì thay mới và cho khởi động lại đông cơ.
4.2. Động cơ làm việc không ổn định ở số vòng quay thấp.
4.2.1. Nguyên nhân.
- Lắp giắc điều khiển đánh lửa, kim phun không đúng thứ tự làm việc động cơ.
- Bu gi đánh lửa bị dính dầu.
- Có máy bỏ nổ.
4.2.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
Bước 1: Tiến hành kiểm tra sự lắp lẩn các giắc điều khiển đánh lửa.
- Cho động cơ hoạt động ở vòng tua thấp.
- Rút lần lượt tất cả các giắc điều khiển đánh lủa của bugie và quan.
Bước 3: Kiểm tra kim phun.
Kiểm tra điện trở
- Dùng một Ôm kế, đo điện trở của cuộn dây vòi phun.
Giá trị tiêu chuẩn: 0.2 – 03 Ω tại 20 oC
Nếu không xác định được thì thay thế vòi phun.
Kiểm tra sự hoạt động của vòi phun
- Lắp cút ống nhiên liệu vào ống, sau đó lắp chúng vào ống nhiên liệu trên xe.
4.4. Động cơ không phát hết công suất.
4.4.1. Nguyên nhân.
- Các khe hở nhiệt của xupap để không đúng tiêu chuẩn.
- Xecmăng bị mòn gây lọt khí.
4.4.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
Bước 1: Kiểm tra dầu bôi trơn.
- Rút que thăm dầu để kiểm tra mức dầu và độ nhờn.
- Nếu thiếu dầu thì châm thêm.
Bước 3: Kiểm tra sự lọt khí của động cơ.
- Cấp một nguồn khí nén vào buồng đốt động cơ thông qua lỗ bugie. Trên đường ống dẫn khí nén có lắp đặt một van khóa và một đồng hồ đo áp suất.
- Tiến hành xoay động cơ theo chiều làm việc đến cuối kỳ nén tại điểm chết trên (kiểm tra bằng dấu trên buly trục khuỷu) lúc này các xuppap đều đóng.
4.5. Động cơ bị quá nhiệt.
4.5.1. Nguyên nhân.
-Thiếu nước làm mát.
- Đai truyền dẫn động bơm bị trượt.
- Van hằng nhiệt hỏng.
4.5.2. Phương pháp kiểm tra sửa chữa.
Bước 1: Kiểm tra lượng nước làm mát.
- Dùng mắt quan sát mực nước làm mát. Nếu thấp hơn mức Low thì châm thêm cho đến giữa mức Low và Full. Đồng thời quan sát hiện tượng rò rỉ trên các ống nối, ống dẫn nước.
- Nếu lượng nước đủ tiêu chuẩn và không có hiện tượng rò rỉ trên các đường ống dẫn ta chuyển qua bước tiếp theo.
Bước 4: Kiểm tra các rơ le điều khiển quạt làm mát.
- Dùng ôm kế đo điện trở quạt. Nếu giá trị nằm trong khoản 1.17 – 1.43 Ώ tại 20oC là vẫn tốt. Ngược lại không đúng thí phải thay mới.
Bước 6: Kiểm tra bơm nước.
- Dùng đồng hồ đo áp xuất lắp vào nắp két nước sau đó cho đông cơ hoạt động và quan sát kiểm tra giá trị đo được. Nếu áp lực nước lớn hơn 0,5 kG/cm2 thì bơm hoạt động tốt. Ngược lại nếu dưới giá trị tiêu chuẩn thì bơm đã bị mòn.
4.7. Động cơ bị rung giật, có tiếng kêu, gõ:
4.7.1. Nguyên nhân
- Bu lông bắt động cơ với thân xe bị lỏng.
- Sử dụng bugi không thích hợp (lúc cháy lúc không cháy gây mất cân bằng động cơ).
- Khe hở supap của động cơ quá lớn.
4.7.2. Phương pháp kiểm tra và sửa chữa.
Bước 1: Khởi động động cơ.
- Tăng giảm tua máy để xác định vị trí có tiếng kêu gõ.
- Dùng dụng cụ chuyên dụng để có thể xác định chính xác khu vực phát ra âm thanh, kêu gõ.
Bước 2: Xác định nguyên nhân.
- Nếu tiếng kêu gõ phát ra ờ gầm xe kèm theo động cơ bị rung giật thì kiểm tra các bulong và đai ốc bắt động cơ vào thân xe. Nếu lỏng thì xiết lại cho chặt.
- Nếu âm thanh phát ra nhỏ và đặc biệt nghe rỏ ở chế đọ không tải thì xác định do khe hở nhiệt quá lớn hoặc ổ đở trục cam bị mòn. Ta tiến hành tháo máy kiểm tra lại khe hở nhiệt và độ rơ của trục cam.
KẾT LUẬN
Nền công nghiệp ô tô của chúng ta phát triển muộn, đây là một ngành công nghiệp mà chúng ta khó có thể chỉ nghiên cứu trên lý thuyết, và cũng rất khó để chúng ta có thể đi tắt đón đầu. Chúng ta chỉ có thể cùng nhau nghiên cứu, tìm hiểu và nắm vững các công nghệ sản xuất chế tạo của các nước có ngành công nghiệp ô tô hàng đầu như Hoa Kỳ, Đức, Nhật… từ đó tiếp tục khai thác có hiệu quả, và tìm cách bắt kịp họ trong tương lai. Dù khó nhưng không hẳn là không thể.
Động cơ luôn luôn là phần quan trọng nhất trên ô tô. Chất lượng của động cơ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và thời hạn sử dụng của xe. Các nhà sản xuất ô tô trên thế giới luôn đổi mới và tìm cách hoàn thiện kết cấu động cơ của mình. Tuy nhiên làm thế nào để khai thác và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhất thì lại là vấn đề của chính chúng ta, những con người đã, đang và sẽ nghiên cứu về ô tô Việt Nam.
Khai thác quy trình công nghệ sửa chữa chỉ là bước đầu trong quá trình nghiên cứu chế tạo. Và nếu muốn nghiên cứu thành công, chúng ta phải biết khai thác có hiệu quả và nắm vững các công nghệ.
Trong đề tài này, có những phần mà em đã và chưa làm được như sau:
- Đã đề cập đến:
+ Giới thiệu chi tiết các hệ thống trong động cơ Toyota Yaris 2007.
+ Đưa ra được những thông số cơ bản về động cơ 1NZ-FE.
+ Đưa ra 1 số phương pháp phục hồi kiểm tra các chi tiết, hệ thống của động cơ.
+ Nêu ra 1 số hư hỏng thường gặp và phương pháp kiểm tra sửa chữa
- Những phần chưa làm được:
+ Các thao tác chi tiết cho quy trình sửa chữa từng hệ thống.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Toyota Yaris Owner’s Manual - Toyota Motor Cooporation 2007.
2. Cẩm nang sửa chữa ô tô TOYOTA Yaris 2007.
3. Ngô Hắc Hùng.Chẩn đoán và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô .
4. Nguyễn Khắc Trai. Giáo trình kỹ thuật chuẩn đoán ô tô.
5. Nguyễn Tấn Quốc.Kết cấu tính toán động cơ đốt trong
6. Nguyễn Văn Toản. Tài liệu công nghệ sữa chữa và bảo trì ô tô.
7. Trần Văn Tế - Hồ Tấn Chuẩn - Nguyễn Đức Phú - Nguyễn Tất Tiến. Giáo trình kết cấu và tính toán động cơ đốt trong. Tập III.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"