ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ VIOS

Mã đồ án OTTN000000159
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ nguyên lý hệ thống phanh trên xe toyota vios, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh trước, bản vẽ kết cấu cơ cấu phanh sau, bản vẽ kết cấu bầu trợ lực, bản vẽ kết cấu xylanh phanh chính…); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, nhiệm vụ đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN HỆ THỐNG PHANH Ô TÔ VIOS. 

Giá: 990,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.

LỜI NÓI ĐẦU.

Chương1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS.

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios.

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Vios.

Chương 2: PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THÔNG PHANH XE TOYOTA VIOS.

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống phanh ô tô.

2.1.1. Chức năng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh trên ô tô.

2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Toyota Vios.

2.2.1. Hệ thống phanh chính.

2.2.1.1. Sơ đồ nguyên lý.

2.2.1.2. Phân tích kết cấu các bộ phận.

2.2.2. Hệ thống phanh dừng.

2.2.2.1. Sơ đồ dẫn động hệ thống phanh dừng.

2.2.2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh dừng.

Chương 3: TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THÔNG PHANH CHÍNH XE TOYOTA VIOS.

3.1.Sơ đồ tính toán và các thông số đầu vào.

3.1.1. Sơ đồ tính toán.

3.1.2. Các thông số ban đầu.

3.2. Nội dung tính toán.

3.2.1. Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát.

3.2.2. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu.

3.2.2.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra.

3.3.2.2. Mô men phanh yêu cầu của cơ cấu phanh.

3.2.3. Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh.

3.2.3.1. Tính toán xác định công ma sát riêng.

3.2.3.2. Tính toán xác định áp suất trên bề mặt má phanh.

3.2.3.3. Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh.

3.2.3.4. Kiểm tra hiện tượng tự xiết của cơ cấu phanh.

Chương 4: CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THÔNG PHANH XE TOYOTA VIOS.

4.1. Lý thuyết chung về chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.3. Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật ô tô.

4.1.4. Các khái niệm và định nghĩa trong chẩn đoán kỹ thuật.

4.2. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Toyota Vios.

4.2.1. Những biến xấu tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh trong khai thác.

4.2.2. Những hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.

4.2.3. Lựa chọn thông số chẩn đoán và trang thiết bị chẩn đoán.

4.2.3.1. Thông số chẩn đoán….

4.2.3.2. Trang thiết bị và quy trình xác định các thông số chẩn đoán.

KẾT LUẬN.

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

LỜI NÓI ĐẦU

   Hiện nay, trong xu thế phát triển mạnh mẽ của xã hội cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đang hoạt động nhộn nhịp, sự đô thị hoá cao, nhu cầu đi lại trên trục đường giao thông ngày càng lớn. Song do điều kiện đường xá hẹp cho nên vấn đề an toàn giao thông trên đường chiếm một vị trí vô cùng quan trọng, nó là một trong những vấn đề nhức nhối của toàn xã hội.

   Hệ thống an toàn chuyển động của xe là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng khai thác xe, nó được đánh giá cụ thể bằng hiệu quả của hệ thống phanh. Trong thời gian gần đây việc nâng cao hiệu quả và độ tin cậy của hệ thống phanh trên ôtô được quan tâm nhiều, đồng thời mạng lưới giao thông ngày càng phát triển, chất lượng đường ngày càng được nâng cấp cho phép nâng cao được vận tốc trung bình của xe. Hệ thống phanh có đảm bảo độ tin cậy mới góp phần tạo điều kiện cho người lái xe điều khiển xe dễ dàng và linh hoạt, đồng thời duy trì được tốc độ của xe theo ý muốn trên mọi địa hình khác nhau. Trong thực tế khả năng hạn chế của việc kiểm tra thường xuyên trạng thái kỹ thuật của hệ thống phanh trong quá trình sử dụng dẫn đến hậu quả là các hư hỏng chỉ được phát hiện khi nó đã xuất hiện một cách rõ rệt. Các hư hỏng này trong thời kì phát sinh chỉ có thể nhận biết nhờ chẩn đoán. Hơn nữa chẩn đoán được chính xác tình trạng kỹ thuật của hệ thống phanh giúp cho việc khai thác chúng một cách hợp lý nhất, tránh các hiện tượng sử dụng quá thời hạn, dẫn đến các hư hỏng đáng tiếc hoặc khai thác chưa hết khả năng làm việc của các chi tiết mà đã đi sửa chữa, thay thế dẫn đến giảm hiệu quả khi sử dụng xe. Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Nghiên cứu chẩn đoán hệ thống phanh ô tô VIOS” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao. Với mục đích đó, nội dung của đề tài gồm:

Chương 1: Giới thiệu chung về xe Toyota Vios.

Chương 2: Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe Toyota Vios.

Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe Toyota Vios.

Chương 4: Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Toyota Vios.

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA VIOS

1.1. Giới thiệu chung về xe Toyota Vios

Toyota Vios là phiên bản Sedan cỡ nhỏ ra đời năm 2003 để thay thế cho dòng Soluna ở thị trường Đông Nam Á và Trung Quốc. Thế hệ Vios đầu tiên  là một phần trong dự án hợp tác giữa các kĩ sư Thái Lan và những nhà thiết kế Nhật của Toyota được sản xuất tại nhà máy Toyota Gateway, tỉnh Chachoengsao, Thái Lan. Với sự ra đời của Vios thế hệ thứ 2 năm 2007, Toyota bắt đầu cho dòng xe này tiến quân sang các thị trường khác ngoài châu Á.

1.2. Đặc tính kỹ thuật của xe Toyota Vios

1.2.1 Động cơ 1NZ-FE (DOHC 16 xu páp với V VT-i)

Động cơ sử dụng trên xe Toyota Vios là loại động cơ xăng 4 kỳ , với 4 xy lanh đặt thẳng hàng, thứ tự làm việc 1- 3- 2- 4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đóng mở xu páp thông minh (VVT- i), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

- Công suất tối đa: 107 HP / 6000 rpm.
- Mô men xoắn tối đa: 144 Nm / 4200 rpm. 

1.2.2 Hệ thống truyền lực

- Ly hợp: Loại 1 đĩa ma sát khô, thường đóng, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.

- Hộp số: + Đối với phiên bản 1.5G sử dụng hộp số tự động 4 cấp.

                + Đối với phiên bản 1.5E sử dụng hộp số thường 5 cấp.

- Truyền lực chính và vi sai: Đây là loại xe du lịch, động cơ và hộp số đặt ngang, cầu trước chủ động nên cặp bánh răng truyền lực chính và vi sai cũng được bố trí luôn trong cụm hộp số. 

1.2.4. Hệ thống lái

Hệ thống lái trên xe Toyota Vios là hệ thống lái cơ khí với tay lái trợ lực thủy lực, giúp tay lái nhẹ hơn khi chạy xe ở tốc độ thấp và trở lại mức bình thường khi xe chạy ở tốc độ cao.

Hệ thống lái xe Toyota Vios bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái, và trợ lực lái.

 - Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.

 - Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.

1.2.6. Hệ thống điện

- Điện áp: 12 V.

- Máy phát: 12V- 65A.

- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 KW.

- Ắc quy (mf): 12V- 35Ah.

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS).

- Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...

Chương 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS

2.1. Giới thiệu chung về hệ thống phanh ôtô

2.1.1. Chức năng, yêu cầu, phân loại hệ thống phanh trên xe ôtô

a. Chức năng của hệ thống phanh

Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ôtô cho đến khi dừng hẳn hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái. Giữ cho ôtô dừng ở ngang dốc trong thời gian lâu dài hoặc cố định xe trong thời gian dừng xe. Đối với ôtô hệ thống phanh rất quan trọng vì nó đảm bảo cho ôtô chuyển động an toàn ở tốc độ cao hoặc dừng xe trong tình huống nguy hiểm nhờ vậy mà nâng cao được năng suất vận chuyển, tăng được tính năng động lực.

b. Yêu cầu của hệ thống phanh

 Hệ thống phanh là một bộ phận quan trọng của ô tô đảm nhận chức năng an toàn chủ động nên nó phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

- Có hiệu quả phanh cao nhất trong mọi trường hợp mà bánh xe không bị trượt.

- Hoạt động êm dịu, không giật để đảm bảo êm dịu khi phanh.

- Điều khiển nhẹ nhàng để giảm nhẹ cường độ lao động của người lái.

2.2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Toyota Vios

2.2.1. Hệ thống phanh chính 

- Bàn đạp phanh: Có nhiệm vụ tiếp nhận lực đạp phanh từ người lái thông qua dân động phanh truyền đến cơ cấu phanh để thực hiện quá trình phanh.

- Bộ trợ lực phanh: Trợ lực phanh sử dụng trên xe Toyota Vios là bầu trợ lực chân không. Có nhiệm vụ giảm nhẹ cường độ lao động của người lái, tăng tính an toàn.

 - Dẫn động phanh: Bao gồm xi lanh phanh chính, van điều hòa lực phanh, các đường ống dẫn dầu từ xi lanh phanh chính đến các xi lanh phanh bánh xe.

- Cơ cấu phanh: Tiếp nhận áp lực phanh từ bàn đạp phanh thông qua dẫn động phanh để thực hiện quá trình phanh. 

2.2.1.2. Phân tích kết cấu các bộ phận

1. Cơ cấu phanh trước

+ Đĩa phanh: thường được chế tạo bằng gang. Đĩa đặc có chiều dày 8 ¸ 13 mm. Đĩa xẻ rãnh thông gió dày 16 ¸ 25 mm. Đĩa ghép có thể có lớp lõi bằng nhôm hay đồng còn lớp mặt ma sát- bằng gang xám.

+ Càng phanh: Trên xe Toyota Vios được đúc bằng gang rèn. Sử dụng loại càng phanh di động. Càng phanh được lắp trên một giá, giá được gắn với trục dẫn hướng bằng bu lông. Do càng phanh được gắn vào giá nên nó có thể chuyển động tương đối theo chiều ngang so với đĩa phanh. Càng phanh phải đủ khỏe để chịu lực kẹp lớn và chịu mô men của đĩa phanh. 

*Ưu nhược điểm:

Qua phân tích nguyên lý làm việc và đặc điểm kết cấu, ta thấy cơ cấu phanh đĩa có một loạt các ưu điểm so với cơ cấu phanh guốc như sau:

- Có khả năng làm việc với khe hở nhỏ 0,05 ¸ 0,15 mm nên rất nhạy, giảm được thời gian chậm tác dụng và cho phép tăng tỷ số truyền dẫn động.

- Áp suất phân bố đều trên bề mặt má phanh, do đó má phanh mòn đều.

- Bảo dưỡng đơn giản do không phải điều chỉnh khe hở.

- Lực ép tác dụng theo chiều trục và tự cân bằng nên cho phép tăng giá trị của chúng để đạt hiệu quả phanh cần thiết mà không bị giới hạn bởi điều kiện biến dạng của kết cấu. Vì thế phanh đĩa có kích thước nhỏ gọn và dễ bố trí trong bánh xe.

2. Cơ cấu phanh sau

Cơ cấu phanh sau là phanh đĩa đặc, điều khiển bằng thuỷ lực trợ lực chân không, có sử dụng hệ thống chống hãm cứng ABS. Nguyên lý làm việc tương tự cơ cấu phanh trước.

4. Bộ trợ lực phanh

- Cấu tạo gồm hai khoang ngăn cách nhau nhờ vách ngăn. Các pít tông được liên kết với nhau qua thanh nối. Khoang B thông với khí trời, khoang A thông với cổ hút của động cơ. Đồng thời các ngăn đó được thông với nhau qua van chân không, việc đóng mở van chân không được tiến hành nhờ thanh đẩy và lò xo van, thanh nối được nối trực tiếp với tổng phanh.

- Bầu trợ lực chân không có hai khoang A và B được phân cách bởi màng ngăn 13. Van chân không 9, làm nhiệm vụ: Nối thông hai khoang A và B khi nhả phanh và cắt đường thông giữa chúng khi đạp phanh. 

2.2.2. Hệ thống phanh dừng

Cơ cấu phanh tay xe Toyota Vios là loại phanh tang trống.Tang trống bắt với moay ơ nhờ các êcu bánh xe. Guốc phanh đặt trên mâm phanh nhờ chốt tựa, các lò xo hồi vị, chốt và lò xo chống rung. Phía dưới guốc phanh dùng phanh tựa có thể điều chỉnh được chiều dài nhằm điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống. Cáp điều khiển luồn qua mâm phanh móc vào một đầu cần guốc phanh tay. 

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH CHÍNH

3.1. Sơ đồ tính toán và thông số đầu vào

3.1.1. Sơ đồ tính toán

Pp1 và Pp2: là các lực phanh, đặt tại điểm tiếp xúc giữa bánh xe với mặt đường và ngược chiều chuyển động của ô tô. [N]

Pj: lực quán tính, đặt tại trọng tâm ô tô, cùng chiều chuyển động của ô tô. [N]

G: trọng lượng ô tô, đặt tại trọng tâm xe. [kg]

Pk1, Pk2: phản lực pháp tuyến đường.[N]

Pf1, Pf2: lực cản lăn. [N]

Pw: lực cản không khí.

3.2. Nội dung tính toán

Việc tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh được tiến hành thông qua các nội dung sau:

- Tính toán lực tác dụng lên tấm ma sát.

- Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu.

- Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh.

3.2.2. Xác định mô men phanh thực tế và mô men phanh yêu cầu

3.2.2.1. Xác định mô men phanh thực tế do cơ cấu phanh sinh ra

a. Đối với cơ cấu phanh trước

- Hệ số ma sát của tấm ma sát. Chọn = 0,35

- P1: Lực tác dụng lên tấm ma sát của cơ cấu phanh trước. [N]

- Z: số lượng bề mạt ma sát cho một cơ cấu phanh, Z= 2

- Rtb: Bán kính trung bình của đĩa phanh =110 mm =0,110 [m]

Thay các giá trị vào công thức (3.5) ta được:

Mp1= 0,35.13737,5.0.110.2 = 1057,7 [Nm]

Vậy mô men ở cơ cấu phanh bánh trước là: 1057,7 [Nm].

b. Đối với cơ cấu phanh sau

Tương tự với cơ cấu phanh trước

Mô men ở cơ cấu phanh bánh sau là: 1057,7 [Nm]

Vậy mô men thực tế toàn xe là: 2115,5 [Nm].

Mô men phanh thực tế ở toàn xe là Mp= 2115,5 [Nm] > 1809,43 [Nm].

Mô men do cơ cấu phanh sinh ra lớn hơn mô men phanh yêu cầu của phanh. Vậy mô men của phanh đạt yêu cầu đặt ra.

3.2.3. Xác định các thông số đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu phanh

3.2.3.1 Tính toán xác định công ma sát riêng

Thỏa mãn yêu cầu: [lms] = 4000 15000 [kNm/m2]. Theo tài liệu (I).

Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công này càng lớn thì nhiệt độ phát ra khi phanh càng cao, đĩa phanh càng bị nóng nhiều và má phanh chóng bị hỏng.

3.2.3.3 Tính toán nhiệt phát ra trong quá trình phanh

Trong quá trình phanh, động năng của ôtô sẽ chuyển thành nhiệt năng ở trong đĩa phanh và các chi tiết khác, một phần nhiệt thoát ra môi trường không khí. Phương trình cân bằng nhiệt khi phanh do lực phanh Pp gây nên sau quãng đường phanh dS và thời gian dt.

Kết luận chung: Qua quá trình tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính trên xe Toyota Vios ta thấy các giá trị tính toán thỏa mãn với các điều kiện đặt ra. Cơ cấu phanh hoạt động êm dịu.

Chương 4

CHẨN ĐOÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG PHANH XE TOYOTA VIOS

4.1. Lý thuyết chung về chẩn đoán kỹ thuật ô tô

4.1.1. Khái niệm về chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô là sử dụng các công cụ và phương pháp để xác định tình trạng kỹ thuật, phát hiện hư hỏng và dự đoán sự làm việc của ô tô trong tương lai mà không cần phải tháo rời ô tô hay tổng thành máy của ô tô.

Có thể chia một chu trình chẩn đoán ra làm ba giai đoạn: kiểm tra, chẩn đoán và dự báo.

 - Kiểm tra: bao gồm việc nghiên cứu quá trình xảy ra của đối tượng trong quá khứ, làm rõ đặc tính và sự thay đổi của các thông số cấu trúc của đối tượng, đồng thời xác định, phân tích và phân loại quá trình biến đổi của các thông số trên.

 - Chẩn đoán: là quá trình xác định những thông số ban đầu và giá trị cho phép cuối cùng của đối tượng nghiên cứu, phân tích các thông số đó và trên cơ sở đó chọn các phương pháp xác định đo kiểm.

4.1.2. Mục đích của chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Trong sử dụng, độ tin cậy làm việc của ô tô luôn suy giảm, mức độ tin cậy chung của ô tô phụ thuộc vào độ tin cậy của các hệ thống và chi tiết, bởi vậy để duy trì độ tin cậy chung cần thiết phải tác động kỹ thuật vào đối tượng.

 Các tác động kỹ thuật trong quá trình khai thác rất đa dạng và được thiết lập trên cơ sở xác định tình trạng kỹ thuật hiện thời (có thể gọi là tình trạng kỹ thuật), tiếp sau là kỹ thuật bảo dưỡng, kỹ thuật thay thế hay kỹ thuật phục hồi. Như vậy tác động kỹ thuật đầu tiên trong quá trình khai thác là xác định trạng thái kỹ thuật ô tô.

4.1.3. Ý nghĩa của chẩn đoán kỹ thuật ô tô

Chẩn đoán kỹ thuật có các ý nghĩa chính sau:

- Nâng cao độ tin cậy của xe và an toàn giao thông, nhờ phát hiện kịp thời và dự đoán trước được các hư hỏng có thể xảy ra, nhằm giảm thiểu tai nạn giao thông, đảm bảo bảo năng suất vận chuyển. 

- Nâng cao độ bền lâu, giảm chi phí về phụ tùng thay thế, giảm được độ hao mòn các chi tiết do không phải tháo rời các tổng thành.

- Giảm được tiêu hao nhiên liệu, dầu nhờn do phát hiện kịp thời để điều chỉnh các bộ phận đưa về trạng thái làm việc tối ưu.

4.2. Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Toyota Vios

4.2.1. Những biến xấu tình trạng kỹ thuật hệ thống phanh trong khai thác

Những biến xấu trạng thái kỹ thuật hệ thống phanh: Các hư hỏng này làm giảm dần chất lượng phanh như mòn cơ cấu phanh, mòn dẫn động phanh, giảm áp suất trong dẫn động phanh, lọt khí vào dầu phanh…

Những biến xấu trạng thái kỹ thuật hệ thống phanh làm giảm hiệu quả phanh, tăng hành trình tự do bàn đạp phanh, tăng quãng đường phanh, tăng thời gian phanh, lực phanh ở các bánh xe không đều dẫn đến làm giảm độ ổn định và tính dẫn hướng của ô tô khi phanh...

1. Cơ cấu phanh

a. Mòn các cơ cấu phanh   

Quá trình phanh được thực hiện nhờ ma sát giữa phần quay và phần không quay, vì vậy sự mài mòn của các chi tiết má phanh với đĩa phanh là không tránh khỏi. Sự mài mòn này làm giảm kích thước bề mặt làm việc của đĩa phanh, giảm chiều dày má phanh, tức là làm tăng khe hở má phanh và đĩa phanh khi không phanh. Khi đó, muốn phanh hành trình bàn đạp phải lớn lên. Hậu quả của nó là làm tăng quãng đường phanh, tăng thời gian phanh, giảm gia tốc chậm dần trung bình của ô tô, chúng ta thường nói là sự mòn cơ cấu phanh làm giảm hiệu quả phanh của ô tô.

b. Mất ma sát trong cơ cấu phanh   

Cơ cấu phanh ngày nay thường dùng ma sát khô, vì vậy nếu bề mặt ma sát dính dầu, mỡ, nước thì hệ số ma sát giữa má phanh và đĩa phanh sẽ giảm, tức là giảm mô men phanh sinh ra. Thông thường trong sử dụng do mỡ từ moay ơ, dầu từ xi lanh bánh xe, nước từ bên ngoài xâm nhập vào, bề mặt má phanh, đĩa phanh chai cứng… làm mất ma sát trong cơ cấu phanh. 

2. Dẫn động điều khiển phanh

a. Khu vực xi lanh chính:

- Mòn xi lanh, piston, cúp pen của xi lanh phanh chính.

- Thiếu dầu phanh.   

- Tắc bên trong, bẹp bên ngoài đường ống dẫn.  

- Thủng hay nứt, rò rỉ dầu tại các chỗ nối. 

c. Khu vực các xi lanh bánh xe:   

- Rò rỉ dầu phanh ra ngoài, rò rỉ dầu phanh qua các joăng, phớt bao kín bên trong.   

4.2.3. Lựa chọn thông số chẩn đoán và trang thiết bị chẩn đoán

4.2.3.1. Thông số chẩn đoán

Qua phân tích và liệt kê các hư hỏng trong hệ thống phanh có thể dẫn tới các thông số biểu hiện kết cấu chung như sau:   

- Hiệu quả phanh: quãng đường phanh, gia tốc chậm dần trung bình, thời gian phanh.  

- Lực phanh hay mô men phanh ở bánh xe.    

4.2.3.2 Trang thiết bị và quy trình xác định các thông số chẩn đoán

1. Xác định hiệu quả phanh:

Đo quãng đường phanh, thời gian phanh và gia tốc chậm dần khi phanh. Trang thiết bị cần thiết để xác định hiệu quả phanh gồm:

- Máy tính chuyên dùng - hệ thu thập dữ liệu DEWETRON-3020.

-  Cảm biến V1.

- Cảm biến H7.

- Bộ chuyển đổi tín hiệu DATRON. 

2. Đo lực phanh hoặc mômen phanh trên bệ thử   

a. Thiết bị đo CL3BR (SL_380)

Thông số kỹ thuật của bệ thử phanh ô tô CL3BR (SL_380):

- Công suất 3 tấn/trục.

- Hiển thị số điện tử.

- Có bộ nâng xe bằng khí nén cho xe ra vào thiết bị dễ dàng và bảo vệ thiết bị.

- Lắp bảo vệ quả lô cho phép  xe đi qua.

6. Chẩn đoán hệ thống ABS  

Hệ thống ABS được chẩn đoán bằng các phương thức sau đây: 

a. Chẩn đoán chung    

Dùng chẩn đoán hệ thống phanh thông qua các thông số hiệu quả đã trình bày ở trên, hệ thống ABS chỉ làm việc ở tốc độ bánh xe tương ứng với tốc độ từ 10 km/h trở lên. Vì vậy khi kiểm tra trên bệ thử phanh vẫn xác định các thông số như hệ thống không ABS.

b. Chẩn đoán hệ thống phanh ABS cho xe Toyota Vios

* Kiểm tra:

- Kiểm tra điện áp ác quy: Kiểm tra điện áp ác quy khoảng 12 V.

KẾT LUẬN

   Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, tuy thời gian không nhiều, song với sự nỗ lực của bản thân cùng với sự giúp đỡ tận tình của các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân Sự, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn : PGS, TS. ………….., đồ án tốt nghiệp của em đã được hoàn thành đúng thời gian. Đồ án tập trung đi sâu vào các nội dung sau:

 - Giới thiệu chung về xe Toyota Vios.

 - Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống phanh xe Toyota Vios.

- Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính xe Toyota Vios.

- Chẩn đoán kỹ thuật hệ thống phanh xe Toyota Vios.

   Quá trình tính toán kiểm nghiệm các chi tiết đều đảm bảo nằm trong giới hạn cho phép, độ tin cậy cao. Tuy nhiên đồ án mới dừng lại ở tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh chính và đánh giá khả năng làm việc của cơ cấu, mà chưa xét tới các ảnh hưởng của các yếu tố khác như bầu trợ lực, cụm van điều khiển.v.v..

   Quá trình làm đồ án do kiến thức còn hạn chế, thời gian có hạn nên không tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được sự chỉ bảo giúp đỡ của các thầy giáo và góp ý của các bạn để đồ án tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

                                                    Hà nội, ngày … tháng … năm 20…

                                               Học viên thực hiện

                                             …………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[I]. Nguyễn Hữu Cẩn & Phạm Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ôtô - máy kéo, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, 2001

[II]. Nguyễn Phúc Hiểu, Lý thuyết ôtô Quân sự, tập 1,2 HVKTQS, 2001

[III]. Vũ Đức Lập & Phạm Đình Kiên, Cấu tạo ôtô Quân sự, Tập 1,2 (lý thuyết). HVKTQS, 1995

[IV]. Vũ Đức Lập, Hướng dẫn thiết kế môn học, tâp 5. HVKTQS, 2001

[V]. Nguyễn Khắc Trai, Cấu tạo gầm xe con, NXB Giao thông vận tải, 2000.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"