ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2015 2.0V VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP BÔBIN ĐƠN ĐỘNG CƠ 1TR-FE

Mã đồ án OTTN000000191
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 390MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ mạch điện các đời hệ thống đánh lửa, bản vẽ bugi, boobin và sơ đồ nguyên lý hệ thống đánh lửa trực tiếp, bản vẽ mạch điện hệ thống đánh lửa thiết kế trên mô hình, bản vẽ mạch điện hệ thống điều khiển động cơ trên xe Toyota innova 2015 2.0V, bản vẽ mạch điện các cảm biến …); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án, bản trình chiếu Powerpoint …). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng ........... NGHIÊN CỨU KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2015 2.0V VÀ XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP BÔBIN ĐƠN ĐỘNG CƠ 1TR-FE.

Giá: 1,850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.. iv

LỜI MỞ ĐẦU.. 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG 4

1. 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng. 4

1.1.1. Nhiệm vụ. 4

1.1.2. Yêu cầu. 4

1.1.3. Phân loại 5

1.2. Lý thuyết đánh lửa trên động cơ xăng. 5

1.2.1. Các thông số cơ bản của hệ thống đánh lửa. 5

1.2.2. Lý thuyết đánh lửa trên ô tô. 10

1.3. Quá trình phát triển hệ thống đánh lửa trên ô tô. 16

1.3.1. Kiểu điều khiển bằng vít 17

1.3.2. Kiểu bán dẫn. 17

1.3.3. Kiểu bán dẫn có ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử) 18

1.3.4. Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS) 18

1.3.5. Hệ thống đánh lửa sử dụng bugi laser 19

1.3.6. Sơ lược về hệ thống đánh lửa trực tiếp. 19

1.4. Hiệu chỉnh góc đánh lửa theo các chế độ làm việc của động cơ. 22

1.4.1. Chế độ khởi động. 23

1.4.2. Chế độ sau khởi động. 23

1.4.3. Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ động cơ. 24

1.4.4. Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo sự ổn định của động cơ ở chế độ không tải 25

CHƯƠNG 2.KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTAINNOVA 2015 2.0V.. 26

2.1. Giới thiệu về xe Toyota Innova 2015 2.0V.. 26

2.2. Sơ đồ mạch điện điều khiển động cơ Toyota Innova 2015 2.0V.. 28

2.3. Sơ lược về hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V.. 29

2.4. sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V.. 30

2.5. Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V 31

2.5.1. Các cảm biến tạo tín hiệu. 31

2.4.2. Bộ điều khiển ECU.. 42

2.5.3. Các cơ cấu chấp hành. 51

2.5.4. Các hư hỏng thường gặp và phương pháp chẩn đoán. 56

2.5.5. Kiểm tra hư hỏng các bộ phận. 71

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬATRỰC TIẾP TRÊN ĐỘNG CƠ 1TR-FE VÀ BÀI GIẢNG THỰC HÀNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN MÔ HÌNH.. 97

3.1. Mục đích và ý nghĩa mô hình. 97

3.1.1. Mục đích. 97

3.1.2. Ý nghĩa. 97

3.2. Lựa chọn vật tư. 97

3.3. Một số ý tưởng phương án thiết kế khung và lựa chọn phương án thiết kế 98

3.3.1. Phương án 1. 98

3.3.2. Phương án 2. 99

3.3.3. Kết quả lựa chọn. 100

3.4. Cấu tạo và sơ đồ bố trí thiết bị trên mô hình. 100

3.5. Sơ đồ mạch điện. 104

3.6. Các yêu cầu và hướng dẫn khi sử dụng. 105

3.6.1. Yêu cầu trước khi sử dụng mô hình. 105

3.6.2. Hướng dẫn khởi động mô hình. 105

3.7. Các bài giảng thực hành. 105

3.7.1. Kiểm tra điện trở. 105

3.7.3 Kiểm tra mạch cấp nguồn. 109

3.7.4 Kiểm tra bôbin. 111

3.7.5 Kiểm tra cảm biến vị trí cánh bướm ga. 113

3.7.6. Kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp kiểu dây nhiệt 115

3.7.8. Kiểm tra tín hiệu Ne, G.. 117

3.7.9. Kiểm tra cảm biến ô xy. 118

3.7.10. Kiểm tra cảm biến nhiệt độ nước làm mát. 119

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN.. 122

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 123

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay ô tô được nhập vào nước ta ngày càng nhiều và hiện đại, cùng với với sự phát triển của các hệ thống điện, điện tử. Đa số tài liệu là tiếng anh vì thế để nắm được nguyên lý hoạt động và biết được các hư hỏng để đem đi bảo dưỡng sửa chữa kịp thời là điều rất cần thiết. Việc nghiên cứu và tìm hiểu các hệ thống điện và điện tử trên ô tô là điều rất cần thiết cho nên em chọn đề tài nghiên cứu hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 20152.0V là đề tài luận văn tốt nghiệp. Tuy nhiên thời gian làm luận văn ngắn nên không thể không thiếu sót và có những hạn chế nhất định mong các thầy cô và các bạn đóng góp thêm để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Đề tài được hoàn thành đúng tiến độ nhờ có sự giúp đỡ của thầy: Ths …………, các thầy trong Bộ môn cùng với sự đóng góp của bạn bè. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy: Ths …………, cùng cácthầy trong Bộ môn đã hướng dẫn em thực hiện luận văn, cảm ơn sự quan tâm giúp đỡ từ phía Ban Chủ nhiệm khoa Cơ khí cùng Ban Giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa học.

Em xin chân thành cảm ơn!

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Cùng với sự ra đời và phát triển của động cơ xăng, hệ thống đánh lửa cũng ngày càng phát triển để đảm bảo yêu cầu về giảm khí thải, giảm ô nhiễm môi trường, tiết kiệm tối đa nhiên liệu....Để khai thác hết được hiệu quả của hệ thống đánh lửa thì việc nghiên cứu hệ thống đánh lửa trực tiếp là một vấn đề cấp thiết. Phải hiểu rõ bản chất, đặc điểm cấu tạo và điều kiện vận hành của hệ thống đánh lửa trực tiếp từ đề tài nghiên cứu.

2. Tình hình nghiên cứu:

Khi đất nước hội nhập lượng xe nhập vào nước ta ngày càng tăng, công nghệ trên ô tô ngày càng phát triển mạnh, trong đó hệ thống đánh lửa trên động cơ cũng phức tạp hơn, đòi hỏi các kỹ sư và thợ sửa chữa phải nâng cao kiến thức để có thể khai thác và sử dụng tốt các hệ thống này. Hiện nay, tài liệu về hệ thống đánh lửa chủ yếu là sử dụng phần mềm tra cứu mạch điện Odman mitchell bằng tiếng anh nên cần tài liệu việt hóa. Chính vì vậy, việc phát triển tài liệu tiếng Việt là việc làm tất yếu để nâng cao kiến thức chuyên môn cho thợ sửa chữa và kỹ sư Việt Nam.

3. Mục đích nghiên cứu:

- Nắm được vai trò, chất lượng của hệ thống đánh lửa trong việc tạo ra tia lửa điện.

- Nắm vững nguyên lý hoạt động của hệ thống đánh lửa, so sánh được ưu điểm và nhược điểm các hệ thống đánh lửa trong động cơ đốt trong cháy cưỡng bức.

- Nắm được vai trò quan trọng của hệ thống đánh lửa trực tiếp điều khiển bằng điện.

- Tìm hiểu nguyên lý hoạt động của động cơ 1TR-FE.

- Chẩn đoán nhanh chóng hư hỏng trong hệ thống đánh lửa hiện đại.

4. Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Tổng quan về hệ thống đánh lửa, hệ thống đánh lửa điều khiển điện tử ESA trên xe Toyota Innova 2015.

- Tìm hiểu hệ thống đánh lửa chung trên ô tô nói chungvà tìm hiểu sơ đồ nguyên lý hoạt động,bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống.

- Xây dựng, chế tạo mô hình đánh lửa trực tiếp động cơ 1TR-FE phục vụ cho việc nghiên cứu và thực hành trên mô hình này.

5. Phương pháp nghiên cứu:

- Tra cứu tài liệu, giáo trình kỹ thuật ô tô về điện động cơ đặc biệt là tài liệu của hãng Toyota.

- Tra cứu và tìm tài liệu trên mạng.

- Thực hành nguyên cứu trên mô hình và xe thực tế.

- Tổng hợp phân tích đánh giá đưa ra và đưa ra phương pháp khai thác sử dụng và bảo dưỡng cho hệ thống.

6. Kết quả đạt được:

- Tổng hợp kiến thức về chuyên ngành.

- Tiếp cận được công nghệ hiện đại.

- Hiểu rõ vai trò quan trọng của hệ thống đánh lửa điều khiển bằng điện tử so với các thế hệ đánh lửa trước đây.

- Nắm vững nguyên lý hoạt động hệ thống đánh lửa và quá trình bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống đánh lửa trên động cơ 1TR-FE để sử dụng hiệu quả hơn.

- Xây dựng mô hình hệ thống đánh lửa trực tiếp sát với thực tế, giúp cho sinh viên chưa có kinh nghiệm được tiếp xúc với thực tế thông qua mô hình.

7. Kết cấu luận văn tốt nghiệp:

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG

CHƯƠNG 2: KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTA INNOVA 2015 2.0V

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬATRỰC TIẾP TRÊN ĐỘNG CƠ 1TR-FE VÀ BÀI GIẢNG THỰC HÀNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN MÔ HÌNH

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐÁNH LỬATRÊN ĐỘNG CƠ XĂNG

1.1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống đánh lửa trên động cơ xăng

1.1.1. Nhiệm vụ

Hệ thống đánh lửa có nhiệm vụ biến dòng điện một chiều có hiệu điện thế thấp (12V hay 24V) thành các xung điện cao thế (12000V-40000V) đủ để tạo nên tia lửa (phóng qua khe hở bugi) đốt cháy hỗn hợp làm việc trong xylanh động cơ vào thời điểm thích hợp và tương ứng với trình tự nổ của động cơ.

1.1.2. Yêu cầu

- Hệ thống đánh lửa phải sinh ra dòng thứ cấp đủ lớn để phóng điện qua khe hở bugi trong tất cả các chế độ làm việc của động cơ.

- Tia lửa trên bugi phải đủ năng lượng và thời gian phóng để sự cháy bắt đầu.

- Góc đánh lửa sớm phải đúng trong mọi chế độ hoạt động của động cơ.

1.2. Lý thuyết đánh lửa trên động cơ xăng

1.2.1. Các thông số cơ bản của hệ thống đánh lửa

a. Hiệu điện thế thứ cấp cực đại

Hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m là hiệu điện thế cực đại đo được ở hai đầu cuộn dây thứ cấp khi tách dây cao áp ra khỏi bugi.

b. Hiệu điện thế đánh lửa Uđl

Hiệu điện thế thứ cấp mà tại đó quá trình đánh lửa xảy ra, được gọi là hiệu điện thế đánh lửa (Uđl).

Ở chế độ khởi động lạnh, hiệu điện thế đánh lửa tăng khoảng 20% đến 30% do nhiệt độ cực bugi thấp.

Khi động cơ tăng tốc, Uđl tăng, do áp suất nén tăng, nhưng sau đó giảm từ từ do nhiệt độ điện cực bugi tăng và áp suất nén giảm do quá trình nạp xấu đi.

d. Hệ số dự trữ Kdt

Hệ số dự trữ là tỉ số giữa hiệu điện thế thứ cấp cực đại U2m và hiệu điện thế đánh lửa . Hệ số dự trữ để đảm bảo rằng hiệu điện thế đánh lửa luôn nằm trong giới hạn yêu cầu.

1.2.2. Lý thuyết đánh lửa trên ô tô

Để hệ thống đánh lửa biến đổi dòng điện một chiều điện áp thấp (hoặc xoay chiều với xung điện thấp) thành dòng điện có điện áp cao, có năng lượng đủ lớn thì sẽ sinh ra tia lửa để phóng qua khe hở giữa hai điện cực của bugi đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu thì trải qua ba giai đoạn.

Từ (+)accu→ Rf →L1 → T → mass. Dòng điện i1 tăng từ từ do sức điện động tự cảm sinh ra trên cuộn sơ cấp L1 chống lại sự tăng của cường độ dòng điện. Ở giai đoạn này mạch thứ cấp của hệ thống đánh lửa gần như không ảnh hưởng đến quá trình tăngdòng ở mạch sơ cấp.

Từ các biểu thức trên ta thấy rõ rằng, tốc độ gia tăng dòng sơ cấp phụ thuộc vào giá trị Ung và L1. L­1 càng lớn thì tốc độ tăng dòng sơ cấp càng giảm. Tốc độ này có giá trị cực đại vào thời điểm tiếp điểm bắt đầu đóng (t=0).

1.3. Quá trình phát triển hệ thống đánh lửa trên ô tô

Sự phát triển của hệ thống đánh lửa được bắt đầu từ kiểu điều khiển bằng vít, kiểu bán dẫn, kiểu đánh lửa sớm bằng điện tử (ESA), kiểu đánh lửa trực tiếp (DIS) và hệ thống đánh lửa sử dụng bugi laser.

1.3.1. Kiểu điều khiển bằng vít

Kiểu hệ thống đánh lửa này có cấutạo cơbản nhất. Trong kiểu hệ thống đánh lửa này, dòng sơ cấp và thời điểm đánh lửa được điều khiển bằng cơ khí. Dòng sơ cấp của bôbin được điều khiển cho chạy ngắt quãng qua tiếp điểm của vít lửa. Bộ điều chỉnh đánh lửa sớm li tâmvà chân không điều khiển thời điểm đánh lửa. Bộ chia điện sẽ phân phối điện cao áp từ cuộn thứ cấp đến các bugi.

1.3.2. Kiểu bán dẫn

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này transistor điều khiển dòng sơ cấp, để nó chạy một cách gián đoạn theo đúng các tín hiệu điện được phát ra từ bộ phát tín hiệu. Góc đánh lửa sớm được điều khiển bằng cơ như trong kiểu hệ thống đánh lửa bằng vít.

1.3.3. Kiểu bán dẫn có ESA (Đánh lửa sớm bằng điện tử)

Trong kiểu hệ thống đánh lửa này không sử dụng bộ đánh lửa sớm chân không và li tâm. Thay vào đó, chức năng ESA của bộ điều khiển điện tử (ECU) sẽ điều khiển góc đánh lửa sớm.

1.3.6. Sơ lược về hệ thống đánh lửa trực tiếp

Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DFI – DirectFireIgnition) hay còn gọi là HTĐL không có bộ chia điện (DLI – DistributorlessIgnition) được phát triển từ giữa thập kỷ 80, trên các loại xe sang và ngày nay càng được ứng dụng rộng rãi trên ô tô thương mại sử dụng động cơ xăng.

a. Ưu điểm của hệ thống đánh lửa trực tiếp

- Dây cao áp ngắn hoặc không có dây cao áp nên giảm sự mất mát năng lượng, giảm điện dung ký sinh và giảm nhiễu vô tuyến trên mạch thứ cấp.

- Không còn mỏ quẹt nên không có khe hở giữa mỏ quẹt và dây cao áp.

b. Phân loại

Hệ thống đánh lửa trực tiếp có thể chia làm ba loại chính sau:

- Loại 1: sử dụng mỗi bôbin cho từng bugi

- Loại 2: sử dụng mỗi bôbin cho 2 bugi

1.4. Hiệuchỉnhgócđánhlửa theo cácchế độ làm việc của động cơ

Động cơ trên ôtô có khả năng thích ứngrất cao. Từ lúc khởi động và trong suốt quá trình làm việc, chế độ làm việc của động cơ liên tục thay đổi. Tùy từng chế độ làm việc của động cơ mà ECU thực hiện việc điều chỉnh góc đánh lửa sớm đúng với bản đồ góc đánh lửa sớm lý tưởng ở chế độ khởi động, chế độ không tải, chế độ hâm nóng động cơ sau khởi động,… đảm bảo hiệu suất động cơ cao nhất cũng như giảm ô nhiễm và tiêu hao nhiên liệu.

CHƯƠNG 2.KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRÊN XE TOYOTAINNOVA 2015 2.0V

2.1. Sơ lược về hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V

Hệ thống đánh lửa được sử dụng trên xe Toyota Innova 2015 là hệ thống đánh lửa thế hệ thứ 4, đánh lửa trực tiếp sử dụng mỗi bôbin cho từng bugi, giúp cho thời điểm đánh lửa được chính xác hơn.

Nhờ tần số hoạt động của mỗi bôbin loại này nhỏ nên các cuộn sơ cấp và thứ cấp ít nóng. Khi ngắt dòng chạy qua cuộn sơ cấp thì sẽ tạo ra điện áp cao ở cuộn thứ cấp tác động đến bugi và tạo ra tia lửa điện. ECU sẽ điều khiển transitor bên trong cuộn dây đánh lửa làm cho các dòng điện chạy qua cuộn sơ cấp ngắt đóng luân phiên, tạo ra tia lửa đốt cháy trong các xylanh theo thứ tự nổ của động cơ.

2.4. Sơ đồ mạch điện hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V

a. Đặc điểm của hệ thống:

· Không còn bộ chia điện, thay thế vào đó là một bôbin cùng với một IC đánh lửa độc lập cho mỗi xylanh.

· Vì hệ thống này không cần sử dụng bộ chia điện nên nó có thể giảm tổn thất năng lượng trong khu vực cao áp và tăng độ bền. Đồng thời nó cũng giảm đến mức tối thiểu nhiễu điện từ, bởi vì không sử dụng tiếp điểm trong khu vực cao áp.

b. Nguyên lý hoạt động:

· ECU động cơ nhận tín hiệu từ các cảm biến khác nhau để xác định thời điểm đánh lửa tối ưu.

· ECU gửi tín hiệu IGT đến cuộn đánh lửa có IC đánh lửa theo thứ tự làm việc của động cơ (1-3-4-2).

2.5. Kết cấu các bộ phận chính của hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V

2.5.1. Các cảm biến tạo tín hiệu

Trong các tín hiệu ngõ vào thì tín hiệu tốc độ động cơ, vị trí piston và tín hiệu từ cảm biến lưu lượng khí nạp là các tín hiệu quan trọng nhất. Đây là các tín hiệu cơ bản của hệ thống đánh lửa. Ngoài ra còn có các tín hiệu khác hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm như: tín hiệu từ cảm biến kích nổ, tín hiệu từ cảm biến oxy, cảm biến nhiệt độ nước làm mát, cảm biến vị trí bướm ga.

2.4.2. Bộ điều khiển ECU

Bộ điều khiển điện tử ECU là tổ hợp vi mạch và các bộ phận dùng để nhận biết các tín hiệu từ các cảm biến, lưu trữ các thông tin, tính toán và đưa ra các thông tin xử lí đến các cơ cấu chấp hành. Chính vì vậy mà động cơ luôn đảm bảo được về mặt công suất, tính kinh tế nhiên liệu, độ nhạy và hoạt động ổn định trong các điều kiện làm việc. Đặc biệt ECU còn có chức năng chẩn đoán nên giúp cho thợ sửa chữa xác định một cách nhanh chóng và chính xác các hư hỏng hoặc vùng hư hỏng trên động cơ cũng như trên ôtô do đó rút ngắn được thời gian chẩn đoán và sửa chữa.

2.5.4. Các hư hỏng thường gặp và phương pháp chẩn đoán

a. Chẩn đoán và khắc phục hư hỏng theo tín hiệu đèn check

Ngoài những chức năng như điều chỉnh góc đánh lửa, thời điểm đánh lửa, điều chỉnh lượng phun nhiên liệu... ECU của động cơ còn có khả năng lưu và tự chẩn đoán các hư hỏng trong hệ thống điều khiển điện tử. Khi phát hiện một sự cố hay hư hỏng nào của động cơ thì ECU sẽ ghi lại sự cố đó vào bộ nhớ dưới dạng mã hư hỏng, mã hư hỏng này được lưu lại và không bị xoá khi tắt khoá điện.

b. Chẩn đoán hư hỏng theo máy quét mã lỗi.

Cùng với bảng mã lỗi, các dữ liệu về thông số làm việc của động cơ như nhiệt độ nước làm mát, tốc độ động cơ, góc đánh lửa sớm . . .cũng được đọc qua đường TE2. Khi thực hiện thao tác chẩn đoán thì trên màn hình máy quét sẽ báo luôn mã sự cố. Dựa vào bảng mã chúng ta xác định hư hỏng của động cơ.

2.5.5. Kiểm tra hư hỏng các bộ phận

a. Kiểm tra cảm biến lưu lượng khí nạp

Kiểm tra nguồn cấp cảm biến.

- Bước 1 : Ngắt giắc nối A4 của cảm biến MAF.

- Bước 2 : Bật khóa điện sang ON.

- Bước 3 : Đo điện áp của giắc nối phía dây điện.

b. Kiểm tra cảm biến vị trí trục cam.

Đo điện trở giữa cực 1 và 2.

- Bước 1:Ngắt giắc nối C1 của cảm biến.

- Bước 2:Đo điện trở tiêu chuẩn của cảm biến.

* Kiểm tra điện trở chuẩn.

- Bước 1 : Ngắt giắc T1 của cổ họng gió.

- Bước 2 : Ngắt giắc nối E12 của ECM.

- Bước 3 : Đo điện trở của các giắc nối phía dây điện.

* Kiểm tra điện áp cảm biến ôxy.

- Bước 1: Nối lại giắc cắm nguồn của cảm biến.

- Bước 2: Bật công tắc điện ở vị trí ON.

i. Kiểm tra ECU.

Kiểm tra chẩn đoán ECU có thể được tiến hành bằng cách đo điện áp tại các chân điện áp nguồn 5V cấp cho các cảm biến và tín hiệu.

Điện áp ắc quy phải trên 11V khi công tắc bật ON. Bật công tắc ở vị trí ON, dùng vôn kế đo điện áp tại các chân Vc, IGF… của ổ giắc ECU với mass. Điện áp chân Vc lúc này đo được là 4,5 – 5V.

CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐÁNH LỬATRỰC TIẾP TRÊN ĐỘNG CƠ 1TR-FE VÀ BÀI GIẢNG THỰC HÀNH KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐÁNH LỬA TRỰC TIẾP TRÊN MÔ HÌNH

3.1. Mục đích và ý nghĩa mô hình

3.1.1. Mục đích

- Tìm hiểu chuyên sâu về hệ thống phun xăng – đánh lửa.

- Phục vụ cho công tác giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực tập.

- Giúp sinh viên ứng dụng ngay bài học lý thuyết vào thực hành.

3.1.2. Ý nghĩa

Mô hình hệ thống phun xăng- đánh lửa là công cụ học tập cần thiết để sinh viên có điều kiện nhận thức và có những hiểu biết thực tế hơn.Dựa vào mô hình, sinh viên có thể thực hành các bài kiểm tra, nghiên cứu chẩn đoán hư hỏng các chi tiết trên mô hình.

3.2. Lựa chọn vật tư

- Mô hình được thiết kế có chiều rộng và chiều cao không quá lớn cũng không quá nhỏ để các chi tiết được lắp ráp lên cân đối, thao tác công việc, vận chuyển mô hình hành dễ dàng.

- Bề mặt lắp các chi tiết sử dụng ván Okal hoặc Aluminium, có bán rộng rãi trên thị trường hiện nay với kích thước tiêu chuẩn quốc tế 1220x2440xa(mm), (rộng, dài, dày).

3.3. Một số ý tưởng phương án thiết kế khung và lựa chọn phương án thiết kế

3.3.1. Phương án 1

Phần thùng hình hộp chữ nhật bên dưới làm bằng sắt V 50X50 (mm) với kích thước 1220x450x450 (mm) xung quanh phủ kính bằng ván okal.

Phần trên làm bằng sắt V30x30 (mm), khoang 12 lỗ bu lông, để lắp cố định mặt gỗ vào khung, với kích thước 1220x1220 (mm).

3.3.2. Phương án 2

- Phương án 2 được thiết kế dựa trên phương án 1, nên đa số chi tiết và kết cấu khung điều giống phương án 1, chi tiết khác biệt là ta dời khung bảng gỗ vào giữa khung hộp chữ nhật, để khắc phục sự mất thăng bằng, giúp cho việc di chuyển mô hình thuận lợi hơn.

- Phần kích thước hoàn toàn giống với phương án 1.

- Phần khung hình hộp chữ nhật được thay thế sắt V50x50 mm, bằng thép V30x30 mm cho giảm giá thành thiết kế.

3.4. Cấu tạo và sơ đồ bố trí thiết bị trên mô hình

Về cấu tạo cơ bản mô hình được thiết kế trên sa bàn và được gắn trên khung tự chế.

Bao gồm các bộ phận sau:

- Bảng taplo hiển thị tất cả các thông số của động cơ.

- Chìa khóa điện để khởi động.

- Giắc chẩn đoán.

- Relay EFI, relay Bơm, và các cầu chì.

Về bố trí mô hình được bố trí trực quan, dễ quan sát, cân đối giữa các hệ thống và có tính thẩm mỹ.

Mô hình bao gồm các hệ thống: hệ thống đánh lửa và phun xăng bằng điện tử điều khiển bằng ECU.

3.6. Các yêu cầu và hướng dẫn khi sử dụng

3.6.1. Yêu cầu trước khi sử dụng mô hình

- Trước hết ta phải nắm vững nguyên lý hoạt động, chức năng của từng bộ phận trên mô hình .

- Biết sơ đồ kết cấu, mạch điện tổng quát của mô hình.

- Mô hình sử dụng nguồn điện một chiều 12-14V dùng ắc quy (Không được gắn nhầm cực).

3.6.2. Hướng dẫn khởi động mô hình

- Đặt mô hình ở nơi cách xa nguồn lửa để tránh nguy cơ hỏa hoạn.

- Kiểm tra các hư hỏng có thể phát hiện bằng mắt như đứt dây điện, rò rỉ nhiên liệu...

- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng chứa nhiên liệu xem còn đủ dùng hay không.

- Gắn ắc quy vào cho đúng các cực.

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN

Sau gần 2 tháng làm luận văn tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu khai thác hệ thống đánh lửa trên xe Toyota Innova 2015 2.0V và xây dựng mô hình đánh lửa bôbin đơn động cơ 1TR - FE” nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: Ths …………….., em đã hoàn thành đề tài tốt nghiệp được giao.

Trong đề tài này em đi sâu nghiên cứu hoạt động của động cơ xăng, đặc biệt là hệ thống đánh lửa điện tử trên động cơ 1TR-FE, đồng thời nhằm củng cố lý thuyết về hệ thống điều khiển động cơ, em đã xây dựng mô hình phun xăng đánh lửa trực tiếp làm tài liệu thực hành.

Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế và tài liệu về hệ thống khan hiếm, em vẫn còn nhiều thiếu sót trong việc thực hiện đề tài. Vậy nên để hoàn toàn nắm bắt được sâu và hiểu kỹ hơn nữa em thấy mình cần phải hoàn thiện thêm. Qua thời gian làm đồán tốtnghiệpem cũng nâng cao được những kiến thức về tin học: Word, AutoCAD,.. phục vụ cho công tác sau này của mình. Đồng thời qua đó bản thân em cần phải cố gắng học hỏi tìm tòi hơn nữa để đáp ứng yêu cầu của người cán bộ kỹ thuật ngành động lực.

Sau khi thực hiện xong đề tài, em cũng đã trang bị cho mình lượng kiến thức nhất định về hệ thống đánh lửa lập trình điện tử. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu ngắn nên em chỉ tìm hiểu về hệ thống đánh lửa lập trình điện tử. Sau khi làm song bài luận văn này em sẽ nghiên cứu thêm hệ thống đánh lửa sử dụng bugi laser để nâng cao kiến thức về hệ thống đánh lửa. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong Khoa cơ khí, Trường Đại Học GTVT TP Hồ Chí Minh, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Ths …………….. đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.

Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. Tài liệu sách.

[1]. Nguyễn Tất Tiến. “Nguyên lý động cơ đốt trong”. Nhà xuất bản giáo dục.

[2]. PGS- TS Đỗ Văn Dũng. “Trang bị điện và điện tử trên ô tô hiện đại”. TP. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia 2004.

[3]. “Tài liệu đào tạo TCCS” (Hệ thống điều khiển bằng máy tính của Toyota).

[4]. “Cẩm nang Sửa Chữa xe Toyota Innova 2015”

[5]. Toyota cẩm nang sửa chữa tập 1 nhà xuất bản – 08/2000

II. Tài liệu tìm kiếm qua internet.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"