MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU... 1
1. Lí do chọn đề tài: 1
2. Phương pháp nghiên cứu. 1
3. Mục đích của đề tài: 2
4. Giới hạn của đề tài: 2
PHẦN I : NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH KHÍ TRÊN ÔTÔ... 1
CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ 1
1.1. Mục đích việc điều hoà không khí 1
1.2. Lý thuyết về điều hoà không khí trong ôtô. 1
1.2.1. Dòng nhiệt (heat flow) 1
1.2.2. Sự hấp thụ nhiệt 2
1.3. Đơn vị đo nhiệt lượng – Môi chất lạnh - Dầu nhờn bôi trơn. 3
1.3.1. Đơn vị đo nhiệt lượng 3
1.3.2. Môi chất lạnh 4
a. Môi chất lạnh R – 12: 4
b. Môi chất lạnh R-134a: 6
1.3.3. Dầu nhờn bôi trơn hệ thống điện lạnh 7
CHƯƠNG II TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ÔTÔ.. 9
2.1. Khái quát hệ thống điện lạnh. 9
2.1.1. Các thành phần chính 9
2.1.2. Phân loại hệ thống điện lạnh ôtô 11
2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô. 13
2.2.1. Máy nén (hay lốc lạnh) 13
1. Chức năng: 13
2. Vị trí lắp đặt: 14
2.2.1.1. Máy nén loại piston trục khuỷu. 15
2.2.1.2. Máy nén piston kiểu đặt nằm (máy nén piston đặt dọc trục) 17
2.2.1.3. Máy nén piston kiểu cam nghiêng (dạng đĩa lắc) 20
2.2.2. Bộ ly hợp từ trường. 25
2.2.3. Bộ ngưng tụ (hay giàn nóng). 27
2.2.4. Với hệ thống điện lạnh sử dụng van giãn nở 30
2.2.4.1. Bình lọc / hút ẩm 30
2.2.4.1.1 Công dụng và vị trí lắp đặt: 30
2.2.4.1.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 31
2.2.4.2. Thiết bị giãn nở 32
2.2.4.2.1 Công dụng: 32
2.2.4.2.2 Phân loại: 33
2.2.5. Hệ thống điện lạnh ô tô trang bị ống tiết lưu 36
2.2.5.1. Ống tiết lưu 36
2.2.5.2. Bình tích lũy 37
2.2.5.2.1 Công dụng và vị trí lắp đặt: 37
2.2.5.2.2 Cấu tạo và nguyên lý hoạt động: 38
2.2.6. Bộ bay hơi (thiết bị giàn lạnh) 39
2.2.6.1. Công dụng và vị trí lắp đặt 39
2.2.6.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động 40
2.2.7. Các bộ phận phụ khác 42
2.2.7.1. Ống dẫn môi chất lạnh 42
2.2.7.2. Cửa sổ kính (hay Kính xem ga) 44
2.2.7.3. Bộ lọc không khí 45
2.2.7.4. Máy quạt 46
2.2.7.5. Van giảm áp 48
2.3. Điều khiển không khí trong hệ thống điện lạnh ôtô. 49
2.3.1 Bộ điều khiển nhiệt độ 49
Kiểu điện trở, nhiệt điện trở 49
Loại Thermostat 51
2.3.2. Bộ điều khiển tốc độ quạt (quạt lồng sóc) 52
2.3.3. Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga) 54
Bù ga kiểu điện 54
2.3.4. Bộ điều khiển chống đóng băng giàn lạnh 56
Loại EPR: 56
Loại Thermistor 57
2.3.5. Bộ điều khiển đóng ngắt máy nén 58
2.3.5.1 Tín hiệu ra điều khiển máy nén 58
2.3.5.2 Công tắc điều khiển A/C và ECON 59
2.3.5.3 Điều khiển theo tốc độ động cơ 61
2.3.5.4 Điều khiển ngắt A/C để tăng tốc độ động cơ 62
2.3.5.5 Điều khiển ngắt máy nén trong trường hợp khẩn cấp. 63
2.3.5.6 Nhận biết sự kẹt máy nén 64
2.3.5.7 Điều khiển A/C khi nhiệt độ nước cao 65
2.3.6. Điều chỉnh tốc độ quạt 65
2.4. Sử dụng sơ đồ điện để kiểm tra hoạt động của hệ thống. 68
2.4.1 Hoạt động bình thường: Li hợp từ ON 68
2.4.2 Điều khiển tan băng 69
2.4.3 Điều khiển khi áp suất bất thường. 69
2.4.4 Điều khiển khi máy nén bị kẹt 69
2.4.5 Điều khiển theo tốc độ động cơ 69
2.5.6 Điều khiển cắt nhanh A/C để tăng tốc 70
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN XE
3.1 Khái quát hệ thống điều hòa không khí tự động: 71
3.2 Các bộ phận chức năng chính: 72
3.2.1 Các cảm biến: 72
3.2.2Các bộ điều khiển: 76
3.2.3 Bộ chấp hành 76
3.3. Hệ thống điều hòa tự động điều khiển bằng bộ khuếch đại 77
3.3.1 Khái quát về hệ thống điều khiển tự động bằng bộ khuếch đại 77
3.3.2 Điều khiển nhiệt độ 79
3.3.2.1 Cấu tạo 79
3.3.2.2 Điện trở đặt nhiệt độ 80
3.3.2.3 Môtơ servo điều khiển hòa trộn khí 80
3.3.2.4 Công tắc điều khiển tốc độ quạt thổi 82
3.3.2.5 Hoạt động 82
3.3.3 Điều khiển tốc độ quạt thổi 85
3.3.3.1 Cấu tạo. 85
3.3.3.2 Công tắc nhiệt độ nước 85
3.3.3.3 Công tắc chế độ FOOT: 86
3.3.3.4 Hoạt động 86
3.3.3.4.1 Điều khiển tự động 86
3.3.3.4.2 Điều khiển hâm nóng 87
3.3.4 Điều khiển chế độ dòng khí (điều khiển khí ra) 88
3.3.4.1 Cấu tạo 88
3.3.4.1.1 Môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí: 89
3.3.4.2 Hoạt động: 90
3.4. Loại điều khiển bằng bộ vi xử lý. 95
3.4.1 Mô tả 95
Nhiệt độ khí ra (Temperature Air out_TAO) cần thiết: 96
Điều khiển nhiệt độ 98
Trường hợp 1: Khi SW gần bằng SP. 99
Trường hợp 2: Khi SW nhỏ hơn SP. 99
Trường hợp 3: Khi SW lớn hơn SP. 99
Điều khiển quạt thổi. 100
Cấu tạo 100
Hoạt động 100
Điều khiển hâm nóng. 104
Điều khiển dòng khí trễ. 105
Máy nén hoạt động. 105
Điều khiển chế độ dòng khí. 106
Cấu tạo 106
CHƯƠNG IV KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ÔTÔ 112
4.1. Dụng cụ và thiết bị chuyên dùng khi bảo trì, sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô 112
4.1.1. Bộ đồng hồ đo kiểm áp suất hệ thống điện lạnh ôtô 113
4.1.2. Bơm hút chân không 114
4.1.3. Thiết bị phát hiện xì ga 115
4.2. Bảo trì, sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô. 118
4.2.1. An toàn kỹ thuật 118
4.2.2. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống 122
4.2.3.Phương pháp xả ga hệ thống lạnh 123
4.2.4. Rút chân không hệ thống điện lạnh 125
4.2.5. Kỹ thuật nạp môi chất lạnh 126
4.2.6. Kiểm tra lượng môi chất lạnh trong hệ thống 131
4.3. Kiểm tra,bảo dưỡng,chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô. 131
4.3.1. Quy trình kiểm tra 131
4.3.2. Bảo dưỡng, chẩn đoán và sửa chữa hỏng hóc 133
4.3.3 Sơ đồ mạch điện 137
4.4 CHẨN ĐOÁN BẰNG HỆ THỐNG TỰ CHẨN ĐOÁN. 138
4.4.1 . Mô tả. 138
4.4.2 Ví dụ quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe Toyota. 139
4.4.2.1. Một số ví dụ về mã tự chẩn đoán trên một số hãng xe tiêu biểu 141
4.5 Phát hiện lỗi hệ thống điện lạnh. 145
1.Kiểm tra thông qua mắt ga 145
2 Tìm sự cố bằng cách sử dụng đồng hồ đo áp suất 146
PHẦN 2: MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN OTO TẢI 160
2.1: TỔNG QUAN MÔ HÌNH. 160
2.1.1: SƠ ĐỒ TỔNG QUAN MÔ HÌNH. 160
2.2: THỰC HÀNH THÁO, LẮP CÁC BỘ PHÂN CỦA MÔ HÌNH. 161
2.2.1: THÁO CÁC CHI TIẾT: 161
2.2.2: LẮP CÁC BỘ PHẬN. 164
2.3: CÁC BÀI TẬP TRÊN MÔ HÌNH. 166
2.3.1: BÀI TẬP XẢ GA. 166
2.3.2 BÀI TẬP HÚT CHÂN KHÔNG. 167
2.3.3: BÀI TẬP NẠP GA. 169
2.4: MỘT SỐ THAO TÁC CƠ BẢN. 170
2.4.1: THAO TÁC LẮP BỘ ÁP KẾ. 170
2.4.2: THAO TÁC ĐO KIỂM TRA ÁP SUẤT. 171
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 174
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung quanh mình mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, ngành điều hòa không khí cũng đã có những bước phát triển vượt bậc và ngày càng trở nên quen thuộc trong đời sống và sản xuất.
Với mục đích làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, củng cố và mở rộng kiến thức chuyên môn, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng hệ thống điều hòa không khí ôtô nên tôi đã chọn đề tài luận văn tốt nghiệp của mình là:
“ NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN ÔTÔ MÔ HÌNH ĐIỆN LẠNH TRÊN Ô TÔ TẢI”
2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình chúng em đã thực hiện theo phương pháp nghiên cứu sau:
Tìm hiểu và nghiên cứu kỹ các tài liệu kỹ thuật nói về hệ thống điện lạnh ôtô.
Tìm kiếm các tài liệu và thông tin trên mạng Internet, các website của các trường đại học kỹ thuật trong nước và các website nước ngoài.
3. Mục đích của đề tài
Là một cơ hội lớn để sinh viên củng cố lại các kiến thức đã học được trong suốt thời gian học tại trường. Giúp sinh viên hiểu biết thêm nhiều về kiến thức thực tế mà nhà trường không thể truyền tải được.
Tạo cho sinh viên khả năng làm việc độc lập, các kỹ năng và phương pháp giải quyết các vấn đề. Bản thân sinh viên cũng không ngừng cố gắng và luôn phấn đấu để đạt được mục tiêu mà mình muốn.
4. Giới hạn của đề tài
“NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN ÔTÔ MÔ HÌNH ĐIỆN LẠNH TRÊN Ô TÔ TẢI TRONG HỌC TẬP ‘’
PHẦN I : NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH KHÍ TRÊN ÔTÔ
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HOÀ KHÔNG KHÍ
1.1. Mục đích việc điều hoà không khí
Điều hoà không khí trong ôtô để đạt được các mục đích sau đây:
- Lọc sạch, tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào cabin ôtô.
- Rút sạch chất ẩm ướt trong không khí này.
- Làm mát lạnh không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp.
- Giúp cho khách hàng và người lái xe cảm thấy thoải mái, mát dịu khi chạy xe trên đường trong khi thời tiết nóng bức.
1.2. Lý thuyết về điều hoà không khí trong ôtô
Hệ thống điện lạnh được thiết kế dựa trên các đặc tính cơ bản của sự truyền dẫn nhiệt sau đây: Dòng nhiệt, sự hấp thụ nhiệt và áp suất đối với điểm sôi.
1.2.1. Dòng nhiệt (heat flow)
Hệ thống điện lạnh được thiết kế để xua đẩy nhiệt từ vùng này sang vùng khác. Nhiệt có đặc tính truyền dẫn từ vật nóng sang vật nguội. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai vật càng lớn thì dòng nhiệt lưu thông càng mạnh.
1.2.2. Sự hấp thụ nhiệt
Vật chất có thể tồn tại ở một trong ba trạng thái: thể rắn, thể lỏng, thể khí. Muốn thay đổi trạng thái của vật thể, cần phải truyền dẫn một nhiệt lượng. Ví dụ lúc ta hạ nhiệt độ nước xuống đến 320F (00C), nước sẽ đông thành đá, nó đã thay đổi trạng thái từ thể lỏng sang thể rắn.
Nếu nước được đun nóng đến 2120F (1000C), nước sẽ sôi và bốc hơi (thể khí). Ở đây có điều đặc biệt thú vị khi thay đổi nước đá (thể rắn) thành nước (thể lỏng) và nước thành hơi nước (thể khí). Trong quá trình làm thay đổi trạng thái của nước, ta phải tác động nhiệt vào, nhưng lượng nhiệt này không thể đo lường cụ thể được.
1.2.3. Áp suất và điểm sôi
Sự ảnh hưởng của áp suất đối với điểm sôi có một tác động quan trọng đối với hoạt động biến thể của môi chất lạnh trong máy điều hoà không khí. Thay đổi áp suất trên mặt thoáng của chất lỏng sẽ làm thay đổi điểm sôi của chất lỏng này. Áp suất càng lớn thì điểm sôi càng cao, có nghĩa là nhiệt độ lúc chất lỏng sôi sẽ cao hơn so với áp suất bình thường. Ngược lại, nếu giảm áp suất trên mặt thoáng chất lỏng thì điểm sôi của nó sẽ giảm. Hệ thống điều hoà không khí cũng như hệ thống điện lạnh ôtô ứng dụng ảnh hưởng này của áp suất đối với sự bốc hơi và sự ngưng tụ của một loại chất lỏng đặc biệt để sinh hàn gọi là môi chất lạnh.
1.3. Đơn vị đo nhiệt lượng – Môi chất lạnh - Dầu nhờn bôi trơn
1.3.1. Đơn vị đo nhiệt lượng
Để đo nhiệt lượng truyền từ vật thể này sang vật thể kia, thông thường người ta dùng đơn vị Calorie và BTU.
Calorie là số nhiệt lượng cần cung cấp cho 1kg nước để tăng nhiệt độ lên 10C.
BTU - Nếu cần cung 1 pound nước (0.454kg) nóng đến 10F phải truyền cho nước 1 BTU nhiệt: 1Calorie tương đương với 4 BTU.
1.3.2. Môi chất lạnh
Dung dịch làm việc trong hệ thống điều hoà không khí được gọi là môi chất lạnh hay gas lạnh là chất môi giới sử dụng trong chu trình nhiệt động ngược chiều để hấp thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh có nhiệt độ thấp và tải nhiệt ra môi trường có nhiệt độ cao hơn. Có khá nhiều môi chất lạnh được sử dụng rộng rãi trong hệ thống điều hoà không khí của ôtô đời mới đó là R-12 và R-134a.
Tuy nhiên, môi chất lạnh R-134a có điểm sôi là -15.20F (-26.80C), và có lượng nhiệt ẩn để bốc hơi là 77.74 BTU/pound. Điểm sôi này cao hơn so với môi chất R-12 nên hiệu suất của nó có phần thua R-12. Vì vậy hệ thống điều hoà không khí ôtô dùng môi chất lạnh R-134a được thiết kế với áp suất bơm cao hơn, đồng thời phải tăng khối lượng lớn không khí giải nhiệt thổi xuyên qua giàn nóng (bộ ngưng tụ). R-134a không kết hợp được với các dầu khoáng dùng để bôi trơn ở hệ thống R-12. Các chất bôi trơn tổng hợp PAG hoặc là POE được sử dụng với hệ thống R-134a. Hai chất bôi trơn này không hoà trộn với R-12. Môi chất R-134a cũng không thích hợp với chất khử ẩm sử dụng trên hệ thống R-12.
1.3.3. Dầu nhờn bôi trơn hệ thống điện lạnh
Tuỳ theo quy định của nhà chế tạo, lượng dầu bôi trơn khoảng 150ml ÷ 200ml được nạp vào máy nén nhằm đảm bảo các chức năng: Bôi trơn các chi tiết của máy nén tránh mòn khuyết và kẹt cứng, một phần dầu nhờn sẽ hòa lẫn với môi chất lạnh và lưu thông khắp nơi trong hệ thống giúp van giãn nở hoạt động chính xác, bôi trơn phốt trục máy nén v…v…
Dầu nhờn bôi trơn cho hệ thống điện lạnh ôtô phải tinh khiết, không sủi bọt, không lẫn lưu huỳnh. Dầu nhờn bôi trơn máy nén không có mùi, trong suốt màu vàng nhạt. Bất cứ một loại tạp chất nào cũng làm cho dầu nhờn đổi sang màu nâu đen.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ÔTÔ
2.1. Khái quát hệ thống điện lạnh
2.1.1. Các thành phần chính
Thiết bị lạnh nói chung và thiết bị lạnh ôtô nói riêng là bao gồm những thiết bị nhằm thực hiện một chu trình lấy nhiệt từ môi trường cần làm lạnh và thải nhiệt ra môi trường bên ngoài. Thiết bị lạnh ôtô bao gồm: Máy nén, thiết bị ngưng tụ, bình lọc/hút ẩm, thiết bị giãn nở, thiết bị bay hơi và một số thiết bị khác nhằm đảm bảo cho hệ thống lạnh hoạt động hiệu quả nhất.
2.1.2. Phân loại hệ thống điện lạnh ôtô
Hệ thống điều hoà không khí ôtô được phân loại theo vị trí lắp đặt và phương pháp điều khiển
a. Phân loại theo vị trí lắp đặt:
* Kiểu phía trước:
Giàn lạnh của kiểu phía trước được gắn sau bảng đồng hồ và được nối với giàn sưởi. Quạt giàn lạnh được dẫn động bằng mô tơ quạt. Gió từ bên ngoài hoặc không khí tuần hoàn bên trong được cuốn vào. Không khí đã làm lạnh (hoặc sấy) được đưa vào bên trong.
* Kiểu kép treo trần:
Kiểu này được sử dụng trong xe khách. Phía trước bên trong xe được bố trí hệ thống điều hòa kiểu phía trước kết hợp với giàn lạnh treo trần phía sau. Kiểu kép treo trần cho năng suất lạnh cao và nhiệt độ phân bố đều.
2.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của hệ thống điện lạnh ôtô
2.2.1. Máy nén (hay lốc lạnh)
a. Chức năng:
Máy nén trong hệ thống điều hòa không khí là loại máy nén đặc biệt dùng trong kỹ thuật lạnh, hoạt động như một cái bơm để hút môi chất ở áp suất thấp nhiệt độ thấp sinh ra ở giàn bay hơi rồi nén lên áp suất cao (100psi; 7÷17.5 kgf/cm2) và nhiệt độ cao để đẩy vào giàn ngưng tụ, đảm bảo sự tuần hoàn của môi chất lạnh một cách hợp lý và tăng mức độ trao đổi nhiệt của môi chất lạnh trong hệ thống.
b. Vị trí lắp đặt:
Máy nén được gắn bên hông động cơ, nhận truyền động đai từ động cơ ôtô sang đầu trục máy nén qua một ly hợp từ. Tốc độ vòng quay của máy nén lớn hơn tốc độ quay của động cơ.
2.2.1.1. Máy nén loại piston trục khuỷu.
Loại này chỉ sử dụng cho môi chất lạnh R-12, có thể được thiết kế nhiều xilanh bố trí thẳng hàng, hoặc bố trí chữ V. Trong máy nén tịnh tiến, chuyển động quay của trục khuỷu máy nén biến thành chuyển động tịnh tiến của piston.
Khi piston di chuyển xuống phía dưới, môi chất ở bộ bốc hơi sẽ được điền đầy vào xilanh thông qua van lưỡi gà hút - kỳ này gọi là kỳ hút, van lưỡi gà xả sẽ ngăn chất làm lạnh ở phía áp suất , nhiệt độ cao không cho vào xilanh.
2.2.1.2. Máy nén piston kiểu đặt nằm (máy nén piston đặt dọc trục)
Máy nén piston kiểu đặt nằm còn gọi là máy nén piston đặt dọc trục có kích thước nhỏ gọn được trang bị phổ biến cho ôtô thế hệ mới.
Năm piston của máy nén được dẫn động nhờ đĩa cam có khả năng thay đổi góc nghiêng. Mỗi góc nghiêng của đĩa cam thay đổi thì khoảng cách chạy hữu ích của piston sẽ thay đổi theo, nhờ vậy thể tích môi chất lạnh bơm đi cũng thay đổi.
2.2.1.3. Máy nén piston kiểu cam nghiêng (dạng đĩa lắc)
Loại máy này có ký hiệu là 10Pan, đây là loại máy nén khí với 10 xylanh được bố trí ở hai đầu máy nén (5 ở phía trước và 5 ở phía sau); có 5 piston tác động hai chiều được dẫn động nhờ một trục có tấm cam nghiêng (đĩa lắc) khi xoay sẽ tạo ra lực đẩy piston. Các piston được đặt lên tấm cam nghiêng với khoảng cách từng cặp piston là 720 - đối với loại máy nén có 10 xilanh; hoặc có khoảng cách 1200 - đối với loại máy nén có 6 xylanh.
2.2.2. Bộ ly hợp từ trường.
Trên tất cả các loại máy nén sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô đều được trang bị bộ ly hợp nhờ hoạt động từ trường. Bộ ly hợp này được xem như một phần của puly máy nén.
Ly hợp điện từ làm việc theo nguyên lý điện từ, có hai loại cơ bản:
- Loại cực từ tĩnh (cực từ được bố trí trên thân máy nén).
- Loại cực từ quay (các cực từ được lắp trên rôto và cùng quay với rôto, cấp điện thông qua các chổi than đặt trên thân máy nén).
2.2.3. Bộ ngưng tụ (hay giàn nóng).
Hầu hết thiết bị ngưng tụ dùng trong hệ thống lạnh trên ô tô đều sử dụng giàn ngưng tụ không khí cưỡng bức gồm các ống xoắn có cánh sắp xếp trong nhiều dãy và dùng quạt để tạo chuyển động của không khí (có thể dùng chung quạt giải nhiệt két nước làm mát của động cơ hoặc được lắp đặt quạt riêng cho giàn nóng).
Bộ ngưng tụ được cấu tạo bằng một ống kim loại dài uốn cong thành nhiều hình chữ U nối tiếp nhau xuyên qua vô số cánh tản nhiệt mỏng, các cánh tản nhiệt bám chắc và bám sát quanh ống kim loại. Vật liệu ống thường là thép hay đồng còn các cánh tản nhiệt bằng thép hay bằng nhôm (hình 2.21). Kiểu thiết kế này làm cho bộ ngưng tụ có diện tích tỏa nhiệt tối đa đồng thời chiếm một khoảng không gian tối thiểu.
2.2.6. Bộ bay hơi (thiết bị giàn lạnh)
2.2.6.1. Công dụng và vị trí lắp đặt
Làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở có nhiệt độ và áp suất thấp, và làm lạnh không khí ở xung quanh nó.
Thiết bị bay hơi (hay còn gọi là giàn lạnh) là thiết bị trao đổi nhiệt trong đó môi chất lạnh lỏng hấp thụ nhiệt từ môi trường cần làm lạnh sôi và hóa hơi. Do vậy, cùng với thiết bị ngưng tụ, thiết bị bay hơi cũng là thiết bị trao đổi nhiệt quan trọng và không thể thiếu được trong hệ thống lạnh.
Trong thiết bị bay hơi xảy ra sự chuyển pha từ lỏng sang hơi, đây là quá trình sôi ở áp suất và nhiệt độ không đổi. Nhiệt lấy đi từ môi trường lạnh chính là nhiệt làm hóa hơi môi chất lạnh. Trong quá trình bốc hơi môi chất lạnh sinh hàn, hấp thụ nhiệt làm mát khối không khí thổi xuyên qua thiết bị.
2.2.6.2. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Bộ bốc hơi được cấu tạo gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh. Một ống kim loại dài uốn cong xuyên qua vô số các lá mỏng hút nhiệt, các lá mỏng hút nhiệt được bám sát tiếp xúc hoàn toàn quanh ống dẫn môi chất lạnh. Cửa vào của môi chất bố trí bên dưới và cửa ra bố trí bên trên bộ bốc hơi (hình 2.35). Với kiểu thiết kế này, bộ bốc hơi có được diện tích hấp thụ nhiệt tối đa trong lúc thể tích của nó được thu gọn tối thiểu.
Trong thiết kế chế tạo, một số yếu tố kỹ thuật sau đây quyết định năng suất của bộ bốc hơi:
- Đường kính và chiều dài ống dẫn môi chất lạnh.
- Số lượng và kích thước các lá mỏng bám quanh ống kim loại.
- Số lượng các đoạn uốn cong của ống kim loại.
- Khối lượng và lưu lượng không khí thổi xuyên qua bộ bốc hơi.
Tóm lại, nhờ hoạt động của van giãn nở hay của ống tiết lưu, lưu lượng môi chất lạnh phun vào bộ bốc hơi được điều tiết để có được độ mát lạnh thích ứng với mọi chế độ tải của hệ thống điện lạnh. Trong công tác tiết lưu này, nếu lượng môi chất chảy vào bộ bốc hơi quá lớn, nó sẽ bị tràn ngập, hậu quả là độ lạnh kém vì áp suất và nhiệt độ trong bộ bốc hơi cao.
2.3. Điều khiển không khí trong hệ thống điện lạnh ôtô
2.3.1 Bộ điều khiển nhiệt độ
* Kiểu điện trở, nhiệt điện trở
Thermistor đuợc làm từ chất bán dẫn đặc trưng bởi sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Điện trở tăng khi nhiệt độ giảm, và điện trở giảm khi nhiệt độ tăng. Nhiệt điện trở được đặt ở phía sau giàn lạnh, để cảm ứng nhiệt độ của gió sau khi đi qua giàn lạnh.
Khi nhiệt độ bên trong xe giảm, điện trở của thermistor tăng (giá trị điện trở lớn), hoặc khi chuyển nhiệt độ cài đặt tới vị trí lạnh ít (giá trị điện trở lớn) làm tăng điện áp rơi trên mạch cảm ứng nhiệt độ trong bộ khuyếch đại của hệ thống điều hòa không khí. Mạch cảm ứng nhiệt độ trong bộ khuyếch đại nhận biết được trạng thái OFF của hệ thống điều hòa không khí, làm cho transistor đóng lại. Điều này làm cho rơle của ly hợp từ không đóng mạch, và máy nén không hoạt động, ngừng quá trình làm lạnh.
* Loại Thermostat:
Thermostat gồm một đầu cảm ứng nhiệt, màng và công tắc. Bên trong đầu cảm ứng nhiệt có chứa đầy môi chất. Đầu cảm ứng nhiệt đặt tại lối ra của giàn lạnh. Khi nhiệt độ bay hơi thấp thì áp suất trong bầu cảm ứng giảm. Công tắc được ngắt nhờ màng. Điều này làm cho bộ ly hợp từ bị ngắt, từ đó điều chỉnh được nhiệt độ ra.
2.3.2. Bộ điều khiển tốc độ quạt (quạt lồng sóc)
Lưu lượng gió được điều chỉnh bởi sự thay đổi tốc độ quay của môtơ quạt. Tốc độ quay của môtơ quạt phụ thuộc vào điện áp giữa hai đầu môtơ. Trong hệ thống điều hòa ôtô, công tắc quạt thay đổi giá trị điện trở mắc nối tiếp với động cơ. Bằng cách này có thể điều chỉnh tốc độ quay của môtơ.
2.3.3. Bộ điều khiển tốc độ không tải (bù ga)
Khi động cơ chạy không tải, công suất của động cơ nhỏ. Bật máy nén sẽ làm quá tải động cơ. Điều này có thể gây chết máy hoặc động cơ quá nóng, tốc độ động cơ phải được tăng lên một cách tự động, gọi là điều khiển tốc độ bù ga không tải.
2.3.6. Điều chỉnh tốc độ quạt
Khi máy nén hoạt động, nếu cả áp suất môi chất lạnh và nhiệt độ nước làm mát đều thấp, thì quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát động cơ được mắc nối tiếp với nhau và quay ở tốc độ thấp.
Khi máy nén hoạt động, nếu cả áp suất môi chất lạnh và nhiệt độ nước làm mát đều cao, thì quạt giàn nóng và quạt két nước làm mát động cơ được mắc song song với nhau và quay ở tốc độ cao. Khi máy nén ngừng hoạt động thì quạt giàn nóng không quay.
2.4. Sử dụng sơ đồ điện để kiểm tra hoạt động của hệ thống
2.4.1 Hoạt động bình thường: Li hợp từ ON
- Công tắc máy ở vị trí ON, công tắc quạt gió ở vị trí ON
- Rơle sưởi hoạt động và đóng tiếp điểm. Motor quạt gió chạy, cùng lúc đó bộ khuyếch đại được cung cấp. Điện qua công tắc áp suất.
- Công tắc A/C ở vị trí ON.
- Bộ khuyếch đại kiểm tra tín hiệu từ thanmistor. Nếu nhiệt độ trong xe cao bộ khuyếch đại gửi tín hiệu tới ECU điều khiển động cơ yêu cầu tăng tốc độ không tải đến bộ điều khiển trung tâm.
2.4.3 Điều khiển khi áp suất bất thường
- Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường
- Khi áp suất lãnh chất quá thấp do rò rỉ hay áp suất môi chất quá cao do giải nhiệt kém hoặc vì lí do nào đó, công tắc áp suất chuyển sang OFF. Điện cung cấp cho bộ khuyếch đại bị ngắt.
2.4.5 Điều khiển theo tốc độ động cơ
- Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường
- Khi tốc độ động cơ giảm đột ngột do sự cố hay lí do nào khác, bộ khuyếch đại nhận biết tốc độ giảm từ tín hiệu bobine.
- Để ngăn chặn động cơ chết máy khi tóc độ động cơ 450 v/ph hay nhỏ hơn, bộ khuyếch đại tác động rơle li hợp từ chuyển sang OFF và làm máy nén ngừng hoạt động.
2.5.6 Điều khiển cắt nhanh A/C để tăng tốc
- Máy ĐHKK đang hoạt động bình thường
- Khi ECU động cơ nhận biết sự tăng tốc từ các tín hiệu khác nhau trên xe, nó sẽ gửi tín hiệu tăng tốc tới bộ khuyếch đại
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TỰ ĐỘNG TRÊN XE
3.1 Khái quát hệ thống điều hòa không khí tự động
Điều hòa không khí thông thường luôn hoạt động tại một nhiệt độ khí thổi vào và tốc độ thổi khí do lái xe định trước. Tuy nhiên, những yếu tố như sự tỏa nhiệt của mặt trời, nhiệt độ động cơ, nhiệt từ ống xả, nhiệt do hành khách thải ra…sẽ ảnh hưởng đến nhiệt độ trong xe theo thời gian.
Vì vậy, với hệ thống điều hòa loại này cần phải điều chỉnh lại nhiệt độ, tốc độ thổi khí, hay cả hai khi cần thiết.
3.2 Các bộ phận chức năng chính:
Hệ thống điều hòa không khí tự động là hệ thống điều hòa thường nhưng có lắp thêm các bộ phận chức năng như:
- Các cảm biến để phát hiện sự thay đổi nhiệt độ và bức xạ mặt trời.
- Các bộ điều khiển để xác định các chế độ làm việc dực trên các tín hiệu từ các cảm biến.
- Các bộ chấp hành được dẫn động bởi bộ điều khiển làm dịch chuyển các cánh gió và các bộ phận khác.
3.3. Hệ thống điều hòa tự động điều khiển bằng bộ khuếch đại
3.3.1 Khái quát về hệ thống điều khiển tự động bằng bộ khuếch đại
Trong điều hòa không khí tự động điều khiển bằng bộ khuếch đại, cảm biến nhiệt độ khí trong xe và cảm biến nhiệt độ môi trường được mắc nối tiếp vào bộ khuếch đại. Từ đây các tín hiệu được gửi đến bộ chấp hành để điều khiển nhiệt độ khí thổi, tốc độ khí thổi…
3.3.3 Điều khiển tốc độ quạt thổi
3.3.3.1 Cấu tạo
Chức năng điều khiển tốc độ quạt thổi của hệ thồng điều hòa không khí tự động cũng ứng dụng mạch điều khiển như hệ thồng điều hòa không khí thông thường nhưng bổ sung thêm các chi tiết chức năng sau:
Công tắc điều khiển tốc độ quạt thổi khí. Công tắc nhiệt độ nước.
Công tắc chế độ FOOT.
3.3.3.3 Công tắc chế độ FOOT
Công tắc chế độ FOOT được lắp trong môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí. Nó tắt khi chế độ dòng khí được đặt tại FOOT (công tắc chế độ dòng khí được đặt tại vị trí FOOT, hay chế độ FOOT trong vị trí AUTO).
3.3.4 Điều khiển chế độ dòng khí (điều khiển khí ra)
Hệ thống điều khiển chế độ dòng khí bao gồm công tắc điều khiển chế độ dòng khí, khuếch đại hệ thống và môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí.
Môtơ servo điều khiển chế độ dòng khí được gắn phía bên của bộ sưởi. Cần điều khiển chế độ thổi khí được gắn trên bảng điều khiển, nó gửi tín hiệu đến bộ khuếch đại hệ thống,sau đó bộ khuếch đại gửi tín hiệu đến môtơ, môtơ quay cánh điều khiển chế độ dòng khí thông qua các thanh nối.
3.4. Loại điều khiển bằng bộ vi xử lý
3.4.1 Mô tả
Trong hệ thống điều hòa không khí tự động điều khiển bằng bộ vi xử lý, từng cảm biến gửi tín hiệu đến bộ khuếch đại điều hòa không khí tự động (còn gọi là ECU điều hòa) một cách độc lập, sau đó sẽ nhận biết dựa vào chướng trình có sẵn trong bộ vi xử lý của khuếch đại điều hòa không khí tự động, do đó điều khiển độc lập các bộ chấp hành.
Các phần sau mô tả hệ thống điều hòa không khí tự động điều khiển bằng bộ vi xử lý lắp trên xe Celica ST180 và Land Cruiser 80.
TAO được tính toán bằng công thức:
TAO = AxTSET – BxTR – CxTAM – DxTS +E
Trong đó:
TSET: nhiệt độ đặt trước. TR: nhiệt độ khí trong xe. TAM: nhiệt độ môi trường. TS: bức xạ mặt trời.
A đến E là các hằng số.
Nếu công tắc hay cần điều khiển nhiệt độ được đặt tại vị trí MAX COOL hay MAX WARM, bộ vi xử lý sẽ dùng giá trị cố định thay vì thực hiện phép tính trên.
CHƯƠNG IV: KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH ÔTÔ
4.1.Dụng cụ và thiết bị chuyên dùng khi bảo trì, sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô
4.1.1. Bộ đồng hồ đo kiểm áp suất hệ thống điện lạnh ôtô
Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điện lạnh giới thiệu trên hình 3.1 là dụng cụ thiết yếu của người thợ điện lạnh. Nó được thường xuyên sử dụng trong các công tác: Xả ga, rút chân không, nạp ga và phân tích chẩn đoán hỏng hóc của hệ thống điện lạnh ôtô.
Chiếc đồng hồ bên trái màu xanh là đồng hồ áp suất thấp. Nó được dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp của hệ thống lạnh. Mặt đồng hồ được chia nấc theo đơn vị PSI và kgf/cm2. Thông thường được chia từ 0 đến 8 kgf/cm2 và từ 0 đến 120 PSI để đo áp suất. Ngược với chiều xoay của kim đồng hồ, về phía dưới vạch số 0 là vùng đo chân không màu xanh, nấc chia từ 0 xuống 30 inchs chân không.
4.1.2. Bơm hút chân không
Trong tình huống hệ thống bị xì thất thoát mất nhiều môi chất lạnh, hoặc phải xả hết môi chất lạnh ra khỏi hệ thống để thay mới bộ phận và sửa chữa, người thợ điện lạnh phải tiến hành rút chân không đúng kỹ thuật trước khi nạp lại môi chất lạnh vào hệ thống.
Quá trình rút chân không một hệ thống điện lạnh sẽ thực hiện được hai mục đích quan trọng:
Rút hết không khí trong hệ thống để dành chỗ cho môi chất lạnh.
Làm giảm áp suất trong hệ thống tạo điều kiện cho chất ẩm sôi bốc hơi và sau đó được rút hết ra ngoài.
4.1.3. Thiết bị phát hiện xì ga
Trắc nghiệm hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chẩn đoán sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất cả hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất lạnh bị hao hụt mất khoảng 200gr là chuyện bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này thì cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga.
Các yếu tố sau đây giúp ta phát hiện vị trí xì ga:
Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, nối ống và tại các gioăng đệm
Môi chất lạnh có thể thẩm thấu xuyên qua ống dẫn.
4.2. Bảo trì, sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô
4.2.1. An toàn kỹ thuật
Trong quá trình công tác thực hiện bảo trì sửa chữa một hệ thống điện lạnh ôtô, người thợ phải đảm bảo tốt an toàn kỹ thuật bằng cách tôn trọng các chỉ dẫn của nhà chế tạo.
Sau đây giới thiệu thêm một số quy định về an toàn kỹ thuật mà người thợ điện lạnh cần lưu ý:
- Luôn luôn đeo kính bảo vệ mắt khi chẩn đoán hay sửa chữa. Chất làm lạnh (chất sinh hàn) rơi vào mắt có thể sinh mù. Nếu chất làm lạnh rơi vào mắt hãy lập tức rửa mắt với một ca nước lớn trong vòng 15 phút, rồi đến gần bác sĩ để điều trị.
- Phải đeo găng tay khi nâng, bệ bình chứa chất làm lạnh hoặc tháo lắp các mối nối trong hệ thống làm lạnh. Chất làm lạnh vào tay, vào da sẽ gây tê cứng.
4.2.2. Phương pháp lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống
Chuẩn bị phương tiện như sau:
- Che đậy hai bên vè xe tránh làm trầy xước sơn.
- Tháo nắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc trên các ống dẫn môi chất lạnh.
Khóa kín cả hai van của hai đồng hồ đo.
Ráp các ống nối đồng hồ đo vào máy nén (hình 3.5), thao tác như sau:
- Vặn tay ống nối màu xanh của đồng hồ thấp áp vào cửa hút (cửa phía thấp áp) của hệ thống.
- Vặn tay ống nối màu đỏ của đồng hồ cao áp vào cửa xả máy nén (cửa phía cao áp).
4.2.3.Phương pháp xả ga hệ thống lạnh
Như đã trình bày ở trên, trước khi tháo tách một bộ phận ra khỏi hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải xả sạch ga môi chất lạnh trong hệ thống. Ga môi chất lạnh xả ra phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng.
Muốn xả ga từ một hệ thống điện lạnh ôtô đúng kỹ thuật, đúng với luật bảo vệ môi trường, ta cần đến thiết bị chuyên dùng gọi là trạm xả ga và thu hồi ga.
4.2.5. Kỹ thuật nạp môi chất lạnh
Nạp môi chất lạnh vào hệ thống điện lạnh ôtô là việc làm quan trọng, phải được thực hiện đúng phương pháp, đung yêu cầu kỹ thuật nhằm tránh làm hỏng máy nén. Nạp môi chất lạnh là nạp vào hệ thống điện lạnh ôtô đúng loại và đúng lượng môi chất cần thiết.
4.3. Kiểm tra,bảo dưỡng,chẩn đoán và sửa chữa hệ thống điện lạnh ôtô
4.3.1. Quy trình kiểm tra
Quan sát:
Trước khi tiến hành kiểm tra, đo kiểm cần phải quan sát, xem xét kỹ chi tiết của hệ thống điện lạnh như sau:
Dây curoa của máy nén phải được căng đúng mức quy định. Quan sát kỹ dây curoa không bị mòn khuyết, tước sợi, chai bóng và phải thẳng hàng giữa các puly truyền động. Nên dùng thiết bị chuyên dùng để kiểm tra độ căng dây curoa máy nén, tuyệt đối không được xác định mức căng bằng cách đoán theo thói quen.
Phốt của trục máy nén phải kín. Nếu bị hở sẽ nhận thấy vết dầu quanh trục máy nén, trên mặt buly và mâm bị động bộ ly hợp điện từ máy nén.
Mặt ngoài giàn nóng phải thật sạch sẽ bảo đảm thông gió tốt và được lắp ráp đúng vị trí, không áp sát vào két nước động cơ. Sâu bọ và bụi bẩn thường gây che lấp giàn nóng, ngăn cản gió lưu thông xuyên qua để giải nhiệt.
4.3.3 Sơ đồ mạch điện
3.3.3.1. Mạch điều khiển ly hợp
Kiểm tra:
kiểm tra công tắc và role kiểm tra transitor đóng mở mach điện
Mạch điều khiển mở van VSCC:
Khi hệ thống không hoạt động :
Kiểm tra van VSCC co bị kẹt không
Kiểm tra các giắc nối
3.3.3.3. Điều khiển lock máy nén
Kiểm tra:
Kiểm tra sự hoạt động của transitor
Kiểm tra role
Muốn chẩn đoán chính xác các hỏng hóc thông thường của hệ thống điện lạnh ôtô, ta phải đo kiểm và ghi nhận áp suất bên phía thấp áp và bên phía cao áp của hệ thống lạnh ôtô. Số liệu đo được sẽ làm cơ sở cho công tác chẩn đoán.
PHẦN 2: MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH TRÊN Ô TÔ TẢI
2.1 Tổng quan về mô hình
Tổng thể mô hình được thể hiện như hình dưới.
2.2 Thực hành tháo, lắp các bộ phận của mô hình
2.2.1Tháo các chi tiết
- Giàn lạnh.
- Van tiết lưu.
- Công tắc nhiệt....
2.2.2 Lắp các bộ phân
- Lắp quạt giàn nóng.
- Lắp lọc ga.
- Lắp máy nén....
2.3 Các bài tập trên mô hình
2.3.1 Các bài tập xả gas
Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác tháo,lắp nào liên quan đến các chi tiết hệ thống lạnh ôtô, chúng ta phải tiến hành thu hồi hoàn toàn môi chất lạnh trong hệ thống . Ga môi chất lạnh xả ra khỏi hệ thống phải được thu hồi và chứa đựng trong bình chứa chuyên dùng. Muốn thu hồi ga trong hệ thống lạnh đúng kỹ thuật và tránh gây ảnh hưởng đến môi trường, ta cần đến thiết bị thu hồi ga chuyên.
- Quan sát kỹ khăn lau xem dầu bôi trơn có cùng thoát ra theo môi chất lạnh không. Nếu có hãy đóng bớt van nhằm giới hạn thuất thoát dầu nhờn.
- Sau khi đồng hồ phía cao áp chỉ áp suất dưới mức 50 PSI (3,5Kg/cm2) hãy mở từ từ van đồng hồ phía thấp áp.
- Khi áp suất trong hệ thống lạnh đã hạ xuống thấp, hãy tuần tự mở cả hai van đồng hồ cho đến lúc số đọc là số không.
2.3.2 Bài tập hút chân không
Sau mỗi lần xả ga để tiến hành sửa chữa, thay mới bộ phận của hệ thống lạnh, phải tiến hành rút chân không trước khi nạp môi chất máy lạnh vào hệ thống.Mục đích nhằm hút sạch không khí và chất ẩm ra khỏi hệ thống trước khi nạp ga trở lại.
2.4 Một số thao tác cơ bản
2.4.1 Thao tác lắp bộ áp kế
Trước khi tiến hành lắp ráp bộ áp kế vào hệ thống người thợ sửa chữa cần
chuẩn bị phương tiện như sau:
- Tháo lắp đậy các cửa kiểm tra phía cao áp và phía thấp áp bố trí trên máy nén hoặc các ống dẫn môi chất lạnh.
- Khoá kín cả hai van của đồng hồ đo.
2.4.2 Thao tác đo kiểm tra áp kế
Các bước tiến hành đo kiểm áp suất của hệ thống điều hoà không khí như sau:
- Khoá kín hai van đồng hồ phía thấp áp và cao áp. Ráp bộ áp kế vào hệ thống đúng kỹ thuật như vừa trình bày, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ.
- Cho động cơ nổ và máy nén hoạt động. Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “ HI COLD”.
- Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết Luận:
Sau khi trải qua thời gian thực tập và làm văn tốt nghiệp, trên phương diện người viết em đã trải nghiệm được nhiều công việc trong thực tế về ngành ô tô nói chung và hệ thống điều hòa không khí nói riêng.
Về cơ bản luận văn đã thể hiện khá đầy đủ về cấu tạo và nguyên lý họat động của hệ thống điều hào không khí trên xe ô tô.Tuy nhiên do thời gian còn hạn chế, kinh phí làm mô hình và các thiết bị có hạn, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn chưa cao nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót.
Nếu điều kiện còn cho phép em xin bổ sung thêm những ý kiến giúp cho đồ án được hoàn thiện hơn:
- Bổ sung về kỹ thuật sửa chữa hệ thống điều hòa không khí.
- Bổ sung về các bài tập tháo, lắp và kiểm tra.
- Đặt ra những trường hợp hư hỏng giả định và áp dụng lên mô hình.
Nhận Xét :
Trải qua thời gian thực tế và nghiên cứu đề tài em có những nhận xét sau:
Cán bộ kĩ thuật và công nhân sửa chữa nhiều và khá mạnh và trình độ chuyên môn tốt. Cán bộ và thợ bậc cao trong xưởng nhiều. Trang thiết bị phục vụ cho công tác sửa chữa đầy đủ và hiện đại, do đó tăng chất lượng và giảm ngày xe nằm chở bảo dưỡng sửa chữa trong xưởng. Các thiết bị phục vụ cho việc chẩn đóan và các tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu và sửa chữa nhiều. Các thiết bị phụ tùng thay thế đầy đủ và đa dạng đảm bảo tốt nhu cầu của khách hàng.
Kiến Nghị :
Qua nhận xét trên, em có kiến nghị sau:
- Nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với các đơn vị sửa chữa, các công ty ôtô để tăng cường khả năng thực tế cho sinh viên, tăng cường các khóa học chuyên đề chuyên sâu để sinh viên có điều kiện nâng cao kiến thức và tay nghề.
- Những ý kiến trên chỉ mang tính cách chủ quan nên còn thiếu sót và chưa hoàn thiện. Vì vậy, em kính mong các thầy cô hướng dẫn và phản biện xem xét đóng góp ý kiến đồng thời chỉ ra những thiếu sót cũng như khiếm khuyết của luận văn để em có thể kịp thời nhận ra và chuẩn bị tốt cho công việc sau này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Oanh
Ôtô thế hệ mới – Điện lạnh ôtô
Nhà xuất bản giao thông vận tải.
2. Luận văn tốt nghiệp
“KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE ISUZU HILANDER VÀ THIẾT KẾ, LẮP ĐẶT MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE DU LỊCH”
Khoa Cơ Khí Động Lực – Trường ĐH GTVT Tp.Hồ Chí Minh
3. Luận văn tốt nghiệp
“PHÂN TÍCH, KHAI THÁC HỆ THỐNG ĐIỆN LẠNH
TRÊN ÔTÔ DU LỊCH VÀ MÔ PHỎNG MÁY NÉN
PISTON BẰNG PHẦN MỀM CATIA”
Khoa Cơ Khí Động Lực – Trường ĐH GTVT Tp.Hồ Chí Minh
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"