ĐỒ ÁN NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CỬA CUỐN. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC TRONG HỘP GIẢM TỐC

Mã đồ án CKMCNCT00245
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 300MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết trục, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá… ); file word (Bản thuyết minh… ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CỬA CUỐN. THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC TRONG HỘP GIẢM TỐC.

Giá: 750,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC...................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU...................................................................................................................... 5

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI..................................................... 6

1.1- Lý do chọn đề tài:................................................................................................. 6

1.2- Mục tiêu của đề tài:.............................................................................................. 6

1.3- Đối tượng nghiên cứu:......................................................................................... 7

1.4- Phạm vi nghiên cứu:.............................................................................................. 7

1.5- Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 7

1.5.1 Phương Pháp nghiên cứu lý thuyết:................................................................ 7

1.5.2Phương pháp thực nghiệm:............................................................................... 7

1.6.Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:....................................................... 7

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CỬA CUỐN.................................................... 9

2.1 - Nghiên cứu lý thuyết......................................................................................... 9

2.1.1  Ưu điểm của cửa cuốn Austdoor.................................................................. 10

2.2 - Cấu tạo của mô hình cửa cuốn......................................................................... 11

2.2.1 Phần điều khiển............................................................................................... 11

2.2.2 Cơ cấu chấp hành:.......................................................................................... 12

2.2.3 Hệ thống thanh đáy, giá đỡ, ray dẫn hướng................................................ 13

2.3 - Giới thiệu sơ đồ khối của mô hình................................................................... 15

2.4 - Phần cơ khí........................................................................................................ 15

2.4.1 - Chọn vật liệu.................................................................................................. 15

2.5 – Các thông số tính toán.................................................................................... 21

2.5.1-  Thông số kỹ thuật lắp đặt cho 1 chiếc cửa cuốn thật.............................. 21

2.5.2-  Thông số bộ tời Austdoor AK300A............................................................. 22

2.5.3-  Chọn kích thước khung cho mô hình.......................................................... 23

2.6 – Những hạn chế của cửa cuốn và cách khắc phục...................................... 24

2.6.1 Hạn chế............................................................................................................. 24

2.6.2 Cách khắc phục............................................................................................... 24

CHƯƠNG III : LẬP QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TRỤC........ 26

3.1 – Phân tích điều kiện kĩ thuật........................................................................... 26

3.2 – Xác định dạng sản xuất, xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi 27

3.2.1- Xác định dạng sản xuất:............................................................................... 27

3.2.2 – Xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi........................................... 28

3.2.2.1  Chọn dạng phôi:....................................................................................... 28

3.2.2.2- Phương pháp chế tạo phôi:.................................................................... 29

3.2.2.3  Tạo phôi – Thông số về phôi:................................................................ 30

3.3 – Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết trục....................................... 30

3.3.1 – Thứ tự nguyên công:.................................................................................... 30

3.3.2- Thiết kế nguyên công:................................................................................... 31

3.4- Thiết kế đồ gá:...................................................................................................... 37

3.4.1- Tính chế độ cắt cho nguyên công thiết kế đồ gá (NC 6)............................ 37

3.4.2- Tra chế độ cắt cho các nguyên công còn lại............................................... 39

3.4.3- Tính thời gian cơ bản cho tất cả các nguyên công.................................... 53

3.4.3- Tính và thiết kế đồ gá khoan ở nguyên công 6.............................. 55

CHƯƠNG VI- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 60

4.1. Kết luận................................................................................................................. 60

4.2. Đề xuất ý kiến....................................................................................................... 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 62

LỜI NÓI ĐẦU

       Hiện nay trên đất nước ta đang trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Trong đó việc công nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH-HĐH) được quan tâm chú trọng hàng đầu. CNH-HĐH nhiều ngành nhiều nghề trong đó không thể không kể đến ngành cơ khí. Hiện nay ngành Chế tạo máy đóng một vai trò quan trọng đang được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành kỹ thuật cơ khí như: Xây dựng các công trình, chế tạo các kết cấu, phục hồi chi tiết gẫy, bị mài mòn… với nhiều tính năng ngày càng ưu việt, năng suất chất lượng cao. Trong thời đại ngày nay với trình độ khoa học ngày càng phát triển mạnh mẽ thì ngành chế tạo máy đã cung cấp, nâng cấp các trang thiết bị hiện đại đó đáp ứng được tốt các yêu cầu kĩ thuật. Từ đó sáng tạo, thiết kế ra những máy móc, thiết bị để nhằm nâng cao năng suất lao động cũng như áp dụng vào thực tiễn. Trong các trường kỹ thuật hiện nay, và đặc biệt là ở trường ĐHSPKT Hưng Yên đã và đang áp dụng phương châm: Lý thuyết gắn liền với thực hành và sản suất, với nhiều máy hiện đại nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy cho sinh viên.Với bản thân em là một sinh viên của trường Đại học Sư Phạm Kĩ Thuật Hưng Yên – Khoa Cơ khí được các thầy cô trong khoa đặc biệt các thầy trong tổ bộ môn đã tận tình dạy bảo chúng em, truyền đạt cho chúng em một lượng kiến thức cũng như kinh nghiệm trong nghề chế tạo máy. Để tổng kết lại kiến thức về lý thuyết cũng như quá trình thực tập sản xuất. Qua quá trình học tập trong trường và thực tập xí nghiệp chúng em quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu mô hình cửa cuốn. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết số 1 trong hộp giảm tốc.”  Qua thời gian thực hiện đề tài, em đã cố gắng học hỏi, tìm hiểu hiểu tài liệu tham khảo, khảo sát thực tế, cộng với vốn kiến thức của mình, cùng với sự giúp đỡ của các thầy cô trong khoa đặc biệt là thầy: T.S………… đã tận tình chỉ bảo cho em trong quá trình hoàn thành đồ án tốt nghiệp này. Đến nay đồ án của em đã được hoàn thành.

     Nhưng do năng lực và sự hiểu biết còn hạn chế, nên nội dung của đề tài không thể tránh khỏi sự thiếu sót. Em rất mong nhận được sự góp ý và chỉ bảo chân thành của các thầy cô giáo, các bạn sinh viên để cho đề tài càng hoàn thiện hơn.

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI

1.1- Lý do chọn đề tài:

- Thực tế ở nước ta hiện nay việc đảm bảo an toàn cho những căn nhà ngày càng được chú trọng.

- Mỗi người trong chúng ta dù có lớn đến đâu, làm những công việc gì thì điều quan trọng nhất là lúc khó khăn, mệt mỏi cũng có một ngôi nhà để trở về nghỉ ngơi thư giãn. Chính vì điều này mà mọi người đều mong những thứ tốt đẹp nhất sẽ đến với ngôi nhà mình đặc biệt là khi đời sống ngày càng hiện đại.

Chính về  lí do đó nên em quyết định chon đề tài: “Nghiên cứu mô hình cửa cuốn. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết số 1 trong hộp giảm tốc.”

1.2- Mục tiêu của đề tài:

Dựa trên cơ sở lí thuyết cùng những yêu cầu thực tiễn cho một chiếc cửa cuốn tự động. Nghiê cứu về một hệ thống cơ cấu cụ thể là bộ tời cửa cuốn. Tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ... Từ đó phân tích ưu điểm, hạn chế của cửa cuốn nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện cửa cuốn.

1.4- Phạm vi nghiên cứu:

Mô hình cửa cuốn

- Sử dụng 1 bộ tời cửa cuốn.

- Tạo khung và lắp ráp mô hình.

1.6- Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:

- Nghiên cứu mô hình cửa cuốn là hoạt động trí tuệ giúp sinh viên vận dụng các kiến thức trong học tập và trong thực tiễn, trong đó sinh viên bước đầu vận dụng một cách tổng hợp những tri thức đã học để tiến hành hoạt động nhận thức có tính chất nghiên cứu, bước đầu góp phần giải quyết những vấn đề cấp thiết do thực tiễn cuộc sống và nghề nghiệp đặt ra để từ đó có thể đào sâu, mở rộng và hoàn thiện vốn hiểu biết của mình.

- Đề tài còn thiết kế chế tạo thiết bị, mô hình để các sinh viên trong trường tham khảo, học hỏi tạo tiền đề nguồn tài liệu cho sinh viên khoá sau có thêm  tài liệu để nghiên cứu và học tập.

CHƯƠNG II: NGHIÊN CỨU MÔ HÌNH CỬA CUỐN

2.1 - Nghiên cứu lý thuyết

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều những hãng cửa cuốn nổi tiếng như  Hãng cửa cuốn Eurodoor, Cửa cuốn Đài Loan, Hãng cửa cuốn Netdoor, Hãng cửa cuốn Tân Trường Sơn, Hãng cửa cuốn Austdoor, ...

- Ưu điểm chung của cửa cuốn

+ Đối với cửa cuốn tấm liền kiểu cũ có ưu điểm là chắc chắn ít hỏng hóc ít phải bảo trì vì mở bằng tay nên không lo về vấn đề điện.

+ Đối với cửa cuốn tấm liền mới hay cửa cuốn khe thoáng ưu điểm là trọng lượng nhẹ điều khiển điện tử có mô tơ lưu điện cửa cuốn, tiện lợi khi sử dụng, bền chắc có khe thoáng để thông thoáng khí. Các loại cửa cuốn công nghệ mới hiện nay có độ đóng mở nhẹ nhàng êm ái ít gây ồn mặc dù phụ thuộc vào quá trình lắp đặt cửa cuốn, hệ thống mô tơ cửa cuốn và lưu điện giúp vận hành cả khi mất điện.

+ Nhiều lúc bất tiện trong việc mở ra cho thoáng mặc dù có khe thoáng nên đa số nếu bạn dùng cửa cuốn làm cửa chính thì nên làm cửa gỗ sau hoặc cửa kính thủy lực.

Sau khi so sánh những hãng cửa cuốn, em thấy rằng bộ cửa cuốn Austdoor khe thoáng có thể khắc phục tốt những nhược điểm trên, phù hợp với yêu cầu của đề tài và giá thành phải chăng. Chính vì thế nên em quyết định chọn dùng sản phẩm của Austdoor để phục vụ cho mục tiêu đề tài lần này.

2.1.1  Ưu điểm của cửa cuốn Austdoor

+ Bền bỉ: cửa cuốn Austdoor được làm bằng các vật liệu cao cấp: nhôm, thép cao cấp nên có độ bền cao trong nhiều năm sử dụng.

+ Kích thước phù hợp: Kích thước của cửa được sản xuất theo yêu cầu riêng của khách hàng nên rất phù hợp với đặc điểm của các công trình kiến trúc của khách hàng.

+ Thuận tiện khi sư dụng: Sản phẩm đươc thiết kế đặc biệt để giảm thiểu tiếng ồn sau mỗi lần sử dụng. Cùng với đó là hệ thống điều khiển từ xa bằng sóng radio giúp cho việc điều khiển cửa được thuận tiện hơn.  Cửa còn có thể vận hành bằng tay từ bên trong, rất hiệu quả trong trường hợp khẩn cấp.

Với những ưu điểm trên, chúng em quyết định chọn bộ motor Austdoor AK-300 để thực hiện việc thực hiện chế tạo mô hình sản phẩm cửa cuốn.

2.2 - Cấu tạo của mô hình cửa cuốn

2.2.1 Phần điều khiển

- Hệ thống Motor cửa cuốn bao gồm

+ Một động cơ motor và sơ đồ mạch điện cửa cuốn được gắn trong lô cuốn ở vị trí khô ráo.

+  một bộ hộp nhận tín hiệu gắn trực tiếp vào động cơ cửa cuốn.

- Để  cửa cuốn vận hành được thì cần thêm 2 tay điều khiển giúp bạn vận hành cửa cuốn từ xa và Công tắc tường thường gắn ở chân tường nhà để các thành viên trong gia đình không có điều khiển cũng có thể đóng mở được cửa cuốn.

2.2.3 Hệ thống thanh đáy, giá đỡ, ray dẫn hướng.

- Giá đỡ của cửa được làm bằng loại thép tốt, có mạ kẽm chống gỉ nên độ bền và tuổi thọ khá cao.

- Ray dẫn hướng có cấu tạo từ hợp km nhôm hoặc thép zincalume. Ray dẫn hướng này sẽ được lắp phù hợp với từng điều kiện công trình (lắp âm tường, lắp nổi ngoài tường,...).

- Thanh đáy của cửa austdoor có kiểu dáng to, khỏe và làm cũng làm bằng hợp kim nhôm.

2.5 - Các thông số tính toán.

2.5.1- Thông số kỹ thuật lắp đặt cho 1 chiếc cửa cuốn thật

2.5.2- Thông số bộ tời Austdoor AK300A

- Model: AK300A

- Điện áp: 220V/50Hz

- Tải trọng: 300Kg

- Công suất: 250W

- Dòng điện: 5A

- Chiều cao nâng tối đa: 6.0 m

2.5.3- Chọn kích thước khung cho mô hình

Chọn H­­­­pb = 1300 mm.  Htt = 1000 mm

 Wtt = 1200 mm. Wpb = 1300 mm.

Hình ảnh khung mô hình cửa cuốn.

Thép 45 phôi cán có độ cứng 241 HB.

Vậy vật liệu chế tạo trục là hợp lý.

Trục bậc có kết cấu đơn giản nên có khả năng gia công được bằng các dao thông thường.

3.2- Xác định dạng sản xuất, xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi

3.2.1- Xác định dạng sản xuất:

Trong chế tạo máy người ta phân biệt ra ba dạng sản xuất:

+ Sản xuất đơn chiếc

+ Sản xuất hàng hoạt( loại lớn, loại vừa, loại nhỏ)

+ Sản xuất hàng khối.

Mỗi dạng sản xuất có những đặc điểm riêng, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau.

Để đảm bảo được sản lượng hàng năm cảu đề tài

3.2.2- Xác định phôi và phương pháp chế tạo phôi

3.2.2.1 Chọn dạng phôi:

Có rất nhiều phương pháp để tạo nên phôi. Do đó cần phải phân tích (phân tích ưu điểm, khuyết điểm) giữa các kiểu tạo phôi với nhau nhằm tìm ra phương pháp tạo phôi thích hợp.

- Phôi rèn dập:

+ Phôi rèn dập bằng tay hay bằng máy đều cho độ bền cơ tính cao, tạo nên ứng suất dư trong chi tiết nhưng lại tạo cho chi tiết dẻo và tính đàn hồi tốt

+ Phôi rèn dập thường dùng làm các chi tiết có dung sai lớn không thích hợp để chế tạo chi tiết làm giá đỡ.

+ Khi rèn dập tạo cho cơ tính của bề mặt chi tiết bị cứng nguội khó gia công cơ sau này.

+ Phôi cán:

+ Chi tiết làm bằng phôi cán cũng có những nhược điểm giống như phôi rèn dập.

3.2.2.2- Phương pháp chế tạo phôi:

- Trong đúc phôi có những phương pháp như sau:

+ Đúc trong khuôn cát mẫu gỗ:

+ Chất lượng bề mặt vật đúc không cao, giá thành thấp, trang thiết bị đơn giản, thích hợp cho dạng sản xuất đơn chiếc và loạt nhỏ

+ Loại phôi này có cấp chính xác:

+ Đúc trong khuôn cát mẫu kim loại:

+ Nếu công việc thực hiện bằng máy thì có cấp chính xác khá cao, giá thành cao hơn so với đúc trong khuôn mẫu bằng gỗ. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa và lớn

+ Loại phôi này có cấp chính xác:

+  Đúc trong khuôn kim loại:

+ Độ chính xác cao nhưng giá thành thiết bị dầu tư lớn, phôi có hình dáng gần giống với chi tiết. Giá thành sản phẩm cao. Loại này phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt lớn và hàng khối

3.3- Lập quy trình công nghệ gia công chi tiết trục

3.3.1- Th tự nguyên công:

Nguyên công 1: Khoả mặt đầu và khoan lỗ tâm.

Nguyên công 2: Tiện thô và tinh một bên vai trục.

Nguyên công 3: Tiện thô, tiện tinh bên vai trục còn lại và tiện tinh đồng thời hai bề mặt lắp ổ bi.

Nguyên công 4: Lăn nhám mặt trụ F19.

Nguyên công 5: Khoan lỗ chốt F6.

Nguyên công 6: Khoan lỗ không thông F8 vuông góc với lỗ chốt  F6.

Nguyên công 7: Mài tinh đồng thời hai bề mặt lắp ổ bi.

Nguyên công 8: Khoan lỗ dọc trục.

3.3.2- Thiết kế nguyên công:

+ Nguyên công 1: Khoả mặt đầu và khoan lỗ tâm.

Định vị:

Chi tiết được định vị trên hai khối V ngắn, hạn chế 4 bậc tự do là: ox. oz,.

Ngoài chi tiết còn được định vị bằng một phiến tỳ rời để xác định vị trí của chi tiết lúc ban đầu.

Kẹp chặt:

Dùng cơ cấu kẹp chặt để kẹp chặt chi tiết. Điểm đặt, phương, chiều của lực kẹp như trên hình vẽ.

Chọn máy:

Chọn máy chuyên dùng bán tự động có ký hiệu MP76M (của Liên xô cũ)

+ Đặc điểm của máy:

Bàn máy kiểu tang trống có ba vị trí:

Vị trí I để gá và tháo phôi.

Vị trí II thực hiện phay mặt đầu.

Vị trí III thực hiện khoan tâm với mũi khoan chuyên dùng.

Mỗi vị trí được xác định bằng cách quay bàn máy đi 1200.

Chi tiết gia công sau khi được định vị kẹp chặt bàn máy mang chi tiết dịch một đoạn A1. Dao quay tròn, bàn máy mang chi tiết dịch chuyển vào và đồng thời phay song cả hai mặt đầu bằng hai con dao phay ở hai đầu. Bàn máy mang chi tiết tiếp tục dịch đi một đoạn A2 rồi dừng lại ở vị trí khoan tâm, lúc này trục chính mang mũi khoan tâm thực hiện chuyển động quay và dịch vào một đoạn B1 để cùng khoan tâm ở cả hai đầu. Sau khi khoan xong trục chính dịch ra một đoạn B2, bàn máy chuyển động một đoạn A3 đến vị trí tháo chi tiết và gá đặt chi tiết mới.

Chọn dao:

Phay mặt đầu: hai dao phay trụ gắn mảnh hợp kim cứng BK8 với đường kính D=60 mm.

Khoan tâm: mũi khoan tâm chuyên dùng bằng thép gió P18.

+ Nguyên công 3: Tiện thô, tiện tinh bên vai trục còn lại và tiện tinh đồng thời hai bề mặt lắp ổ bi.

Định vị:

Chi tiết được định vị trên hai mũi tâm.

Mũi tâm cố định chế 3 bậc tự do là: ox, oy, oz.

Kẹp chặt:

Chi tiết được kẹp chặt bằng tốc của máy tiện.

Chọn máy:

Chọn máy tiện vạn năng T620.

Chọn dao:

Dao tiện ngoài thẳng gắn mảnh hợp kim cứng BK8.

Dao cắt rãnh gắn mảnh hợp kim cứng BK8

+ Nguyên công 4: Lăn nhám mặt trụ F19.

Định vị, kẹp chặt:

Chi tiết được định vị, kẹp chặt trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm và một mũi chống tâm.

Chọn máy:

Chọn máy tiện vạn năng T620.

Chọn dao:

Dao lăn nhám gắn mảnh hợp kim cứng BK8.

+ Nguyên công 6: Khoan lỗ không thông F8 vuông góc với lỗ chốt F6.

Định vị:

Chi tiết được định vị trên hai khối V ngắn, một chốt côn tại lỗ F6 và mặt bên của khối V.

Hai khối V ngắn hạn chế 4 bậc tự do là: ox, oz.

Mặt bên của khối V hạn chế bậc tự do còn lại.

Kẹp chặt:

Chi tiết được kẹp chặt bằng cơ cấu kẹp chặt. Có phương, chiều và điểm đặt như trên hình vẽ.

Chọn máy:

Chọn máy khoan đứng 2H125.

Chọn dao:

Mũi khoan ruột gà đuôi trụ ngắn bằng thép gió P18.

+ Nguyên công 8: Khoan lỗ dọc trục.

Định vị, kẹp chặt:

Chi tiết được định vị và kẹp chặt trên mâm cặp 3 chấu tự định tâm.

Chọn máy:

Chọn máy tiện vạn năng T620.

Chọn dao:

Mũi khoan ruột gà đuôi trụ ngắn gắn mảnh hợp kim cứng BK8.

+ Kiểm tra độ đồng tâm giữa hai mặt trụ lắp ổ bi.

3.4- Thiết kế đồ gá:

3.4.3- Tính và thiết kế đồ gá khoan ở nguyên công 6.

+Thành phần của đồ gá.

Cơ cấu định vị:

Cơ cấu định vị dùng để xác định vị trí tương đối của chi tiết so với máy hoặc dụng cụ cắt. Cơ cấu này bao gồm các loại chốt trụ ngắn và khối V.

Cơ cấu kẹp chặt:

Cơ cấu kẹp chặt có tác dụng giữ cho chi tiết không bị xê dịch khi gia công.

Cơ cấu dẫn hướng:

Đây là cơ cấu giữ cho hướng tiến dao không bị xê dịch vì lực cắt, lực kẹp, rung động. Cơ cấu này có hai loại là bạc dẫn và phiến dẫn.

Thân đồ gá, đế đồ gá:

Mk gây cho chi tiết bị lật quanh điểm nằm trên mép ngoài của khối V bên trái, lực P0 khiến cho chi tiết bị trượt theo bề mặt của khối V xuống dưới.

Vì vậy tính lực kẹp cần đảm bảo chống lại hiện tượng xoay và trượt đấy.

Hệ số an toàn:

Hệ số an toàn K có tính đến khả năng làm tăng lực cắt trong quá trình gia công. Hệ số K trong từng điều kiện gia công cụ thể được tính như sau:

K = K0.K1.K2.K3.K4.K5.K6.

Trong đó:

K0: hệ số an toàn cho tất cả các trường hợp, K0 = 1,5.

K1: hệ số an toàn tính đến trường hợp tăng lực cắt khi độ bóng thay đổi, K1 = 1.

K2: hệ số an toàn tính đến trường hợp tăng lực cắt khi dao mòn, K2 = 1.

K3: hệ số an toàn tính đến trường hợp tăng lực cắt khi gia công gián đoạn, K3 = 1.

K4: hệ số an toàn tính đến sai số của cơ cấu kẹp chặt, K4 = 1.

K5: hệ số an toàn tính đến mức độ thuận lợi của cơ cấu kẹp bằng tay, K5 = 1.

K6: hệ số an toàn tính đến mômen làm quay chi tiết, K6 = 1.

Thay số được:

K = 1,5.1.1.1.1.1.1 = 1,5.

Chọn và tính cơ cấu kẹp:

Từ điều kiện làm việc và lực kẹp yêu cầu nên em chọn cơ cấu kẹp là loại ren vít.

Sai số chuẩn:

Tính sai số chuẩn cho kích thước H: do chuẩn định vị trùng với gốc kích thước nên ec(H) = 0.

Tính sai số chuẩn cho kích thước L: do chuẩn định vị không trùng với gốc kích thước nên có sai số chuẩn.

Sai số điều chỉnh:

Là sai số sinh ra trong quá trình lắp ráp và điều chỉnh đồ gá. Sai số điều chỉnh phụ thuộc vào khả năng điều chỉnh và dụng cụ được dùng để điều chỉnh khi lắp ráp. Trong thực tế khi tính toán đồ gá ta lấy eđc = 10 mm.

Sai số chế tạo cho phép của đồ gá:

Thay số ta được ect=0,02mm

Điều kiện kỹ thuật của đồ gá:

Độ không vuông góc giữa tâm bạc dẫn với đáy đồ gá ≤ 0,02mm/100mm.

Độ không song song giữa tâm đường tâm khối V với đáy đồ gá ≤ 0,02mm/100mm.

CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 4.1. Kết luận

- Hiện nay nắm bắt được xu hướng ngày càng thay đổi lên người dân đã biết được những tiện lợi trong việc lắp đặt cửa cuốn. Xu hướng lắp đặt cửa cuốn thay thế cho các dòng cửa truyền thống  như cửa gỗ, cửa sắt,... Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cửa cuốn khác nhau thế nhưng hầu hết những loại này đều có những ưu điểm chung và khiến chúng trở thành một sự lựa chọn tuyệt vời cho những ngôi nhà hiện đại hoặc các cửa hàng siêu thị.

 - Khi lựa chọn lắp đặp cửa cuốn chúng ta cần có những kiến thức cơ bản về cửa cuốn và phải biết cửa cuốn hơn những loại cửa truyền thống ở những điểm nào. Cửa cuốn có rất nhiều ưu điểm ví dụ như :

+ Có khả năng chống trộm cao

+ Độ bền cao, thường thì các loại cửa cuốn đều có độ bền từ 5 – 10 năm nếu như chúng ta thường xuyên bảo dưỡng và sua chua cua cuon.

+ Có khả năng đảo chiều khi gặp chướng ngại vật. 

+ Không gây tiếng ồn lớn, vận hành êm ái.

+ Có thể kết hợp với các loại cửa khác như cửa kính, cửa sắt…

+ Kết cấu gọn gàng và không tốn diện tích

-  Trên thị trường với nhiều loại mẫu mã khác nhau cho chúng ta lựa chọn. một số loại cửa cuốn trong suốt, rất đẹp thời trang và an toàn vì vậy nó cũng đang là một trong những mẫu cửa cuốn được lựa chọn nhiều nhất tại các cửa hàng thời trang.

- Có rất nhiều gia đình cũng lựa chọn các mẫu cửa cuốn khe thoáng vì nó có ưu điểm là thoáng đãng mà khả năng chống trộm vẫn rất cao. Mỗi loại cửa cuốn đều có rất nhiều ưu điểm riêng vì vậy tùy theo sở thích và độ phù hợp mà các bạn có thể lựa chọn cho mình một loại cửa cuốn phù hợp nhất.

- Với nhiều ưu điểm và giá thành hợp lý Cửa cuốn luôn là sự lựa chọn hoàn hảo cho mọi công trình. Nhưng bên cạnh đó chúng ta cần chú ý trong quá trình sử dụng cần bảo dưỡng thường xuyên tránh những hỏng hóc không đáng có trong quá trình sử dụng.nếu phát hiện các lỗi nhỏ cần sửa chữa và khắc phục ngay

- Đề tài về cửa cuốn là một đề tài tương đối mới đối với trường ta vì vậy mà việc nghiên cứu gặp rất nhiều khó khăn khi thiết kế các chi tiết, kết cấu nhưng dưới sự hướng dẫn tận tình của Thầy: T.S…………… cùng các thầy, cô trong khoa và các bạn nên em phần nào hiểu được việc thiết kế cũng như việc lựa chọn các thông số, kết cấu đúng với thực tế hơn, giúp cho em ra ngoài xã hội đạt được mục đích con đường mà em lựa chọn.

4.2. Đề xuất ý kiến

Trong quá trình làm đồ án tốt nghiệp nhờ sự hướng dẫn tận tình của thầy: T.S…………… em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp.

Ngoài việc ôn lại kiến thức đã học trong suốt những năm qua. Qua quá trình làm đồ án : “Nghiên cứu mô hình cửa cuốn. Thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết số 1 trong hộp giảm tốc ”. Em được biết và học tập nhiều kiến thức công nghệ cũng như cách làm việc.

Em được trực tiếp thiết kế và tính toán gia công chi tiết, cũng như lắp ráp các chi tiết với nhau thành mô hình cửa cuốn. Qua đó em hiểu được sâu sắc rất nhiều vấn đề về gia công chi tiết, chọn phôi , dao , máy, đường lối gia công, chế độ cắt. Quyết định rất lớn đến sự thành bại của chi tiết mình tạo ra, Từ đó chúng em ý thức được tầm quan trọng của mỗi công đoạn và rút ra được những kinh nghiệm quý báu cho bản thân. Gia công và lắp ráp chi tiết đó là một thế thống nhất cần được  quan tâm và hết sức thận trọng trong từng công đoạn,

Tuy nhiên với mức độ giới hạn của một đồ án tốt nghiệp, nên các số liệu chưa được chính xác lắm , hơn nữa với sự hiểu biết của chúng em còn hạn hẹp nên trong quá trình làm đồ án không thế tránh khỏi sai sót. Chúng em rất mong các thầy cô góp ý và chỉ dẫn thêm.

Em xin chân thành cảm ơn thầy: T.S…………… cùng với các thầy cô trong khoa cơ khí đã tận tình giúp đỡ chúng em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( năm 2010 ), Công nghệ chế tạo máy, NXB Khoa học và kỹ thuật.

[2]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( năm 2010 ), Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 1, NXB khoa học và kỹ thuật.

[3]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( năm 2010 ), Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 2, NXB kha học và kỹ thuật.

[4]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( năm 2010 ), Sổ tay công nghệ chế tạo máy tập 3, NXB khoa học và kỹ thuật.

[5]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( 2007) , Kỹ thuật tiện, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

[6]. Gs.Ts Trần Văn Địch ( 2007 ), Công nghệ phay, NXB khoa học và kỹ thuật Hà Nội.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"