MỤC LỤC
MỤC LỤC …………………………………………………………………….1
LỜI NÓI ĐẦU…………………………………………………………………3
Chương 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE UAZ-3160………………………..5
1.1 Giới thiệu chung về xe UAZ-3160 …………………………………………5
1.2. Đặc tính kỹ chiến thuật của ô tô UAZ -3160………………………….11
Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ UAZ – 3160 ....16
2.1 Giới thiệu chung…………………………………………………………16
2.2 Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống lái……………………………16
2.2.1 Công dụng của hệ thống lái…………………………………………..16
2.2.2 Các yêu cầu cơ bản của hệ thống lái………………………………….17
2.2.3 Phân loại hệ thống lái…………………………………………………17
2.2.4 Ưu điểm và nhược điểm của hệ thống lái ô tô UAZ – 3160…………….18
2.3 Phân tích kết cấu hệ thống lái xe UAZ - 3160………………………….18
2.3.1 Bố trí chung hệ thống lái ô tô UAZ-3160…………………………….19
2.3.2 Phân tích kết cấu cơ cấu lái……………………………………………21
2.3.3 Phân tích kết cấu dẫn động lái………………………………………..24
2.3.4 Trợ lực lái……………………………………………………………..29
2.3.5 Nguyên lý làm việc của hệ thống lái UAZ – 3160…………………...31
Chương 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ – 3160…….37
3.1 Mục đích, nội dung tính toán kiểm nghiệm…………………………….37
3.1.2 Các thông số đầu vào khi tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái……..38
3.2 Tính toán kiểm nghiệm động học hình thang lái …………………………40
3.2.1 Cơ sở tính toán kiểm nghiệm hình thang lái …………………………40
3.2.2 Kiểm tra động học hình thang lái bằng phương pháp hình học………. 42
3.2.3 Kiểm tra động học hình thang lái bằng phương pháp đại số……….44
3.3. Tính toán kiểm nghiệm bền các cụm chi tiết của hệ thống lái………..46
3.3.1 Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu lái……………………………………46
3.3.2 Tính toán kiểm nghiệm các chi tiết dẫn động lái…………………….49
Chương 4. SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ-3160 TRONG QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG…….54
4.1. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật trong quá trình sử dụng………………………….54
4.1.1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật trong quá trình sử dụng………………54
4.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật…………………………………..58
4.2. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật và một số hư hỏng hệ thống lái trong quá trình sử dụng……………………………..62
4.2.1. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống lái …………………………..62
4.2.2. Một số hư hỏng chính, nguyên nhân và cách khắc phục.....................65
KẾT LUẬN …………………………………………………………………..69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………71
LỜI NÓI ĐẦU
Thực hiện đồ án tốt nghiệp là một khâu quan trọng đối mỗi học viên nhằm củng cố và hoàn thiện những kiến thức đã được trang bị, qua đó giúp cho mỗi người học hệ thống lại những kiến thức về chuyên ngành mình học, cũng qua đó bổ sung những kiến thức mà còn thiếu sót trong quá trình mình học tập, đồng thời giúp cho người học có phương pháp tư duy khoa học trước việc giải quyết một vấn đề cụ thể của chuyên ngành và nó cũng là yêu cầu bắt buộc trong chương trình đào tạo kĩ sư quân sự tại Học viện kỹ thuật quân sự.
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng hoạt động phát triển xã hội, ô tô được dùng phổ biến trong nền kinh tế quốc dân, trong nhiều lĩnh vực khác nhau như giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, quốc phòng, an ninh…
Nhiều tiến bộ khoa học và kĩ thuật đã được áp dụng vào công nghệ chế tạo ô tô nhằm mục đích tăng khả năng phục vụ và độ tin cậy của ô tô. Các tiến bộ nay tâp trung vào việc đạt được mục đích là giảm nhẹ cường độ lao động cho người lái, đảm bảo an toàn tốt nhất cho mọi người, hàng hóa, phương tiện, tăng vận tốc chuyển động trung bình, tăng tính tiện nghi và tính kinh tế của ô tô.
Ngày nay nền kinh tế của đất nước đang trên đà phát triển trong đó công nghiệp ô tô đang không ngừng tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng sản xuất, chế tạo, lắp giáp. Hiện nay và tương lai nhiều loại ô tô đã, sẽ được lắp giáp và sản xuất tại Việt Nam với các thông số kĩ thuật phù hợp với điều kiện khai thác sử dụng để đáp ứng với việc sản xuất sang các nước trong khu vực.
Việc nắm vững những vấn đề về lý thuyết và kết cấu của ô tô, của từng hệ thống trên xe để từ đó khai thác và sử dụng ô tô có hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm, là yêu cầu cần thiết đối với các cán bộ kỹ thuật ngành ô tô.
Thực hiện nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp là góp phần đáp ứng các yêu cầu kể trên. Nhiệm vụ đồ án tốt nghiệp là: Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kĩ thuật hệ thống lái ô tô UAZ-3160 trong sử dụng.
Nội dung chính của đồ án bao gồm:
Lời nói đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về xe UAZ-3160
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống lái ô tô UAZ-3160
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống lái ô tô UAZ-3160
Chương 4: Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kĩ thuật hệ thống lái ô tô UAZ-3160 trong sử dụng
Kết luận:
Vì vậy em rất mong được sự chỉ bảo của các thầy, sự góp ý của các bạn để trong những nghiên cứu sau đạt kết quả tốt hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20 …
Học viên thực hiện
…………….
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE UAZ-3160
1.1 Giới thiệu chung về xe UAZ-3160
Ô tô UAZ-3160 là loại xe có tính năng việt dã cao, kiểu hai cầu chủ động-công thức bánh xe 4x4, được sản xuất từ năm 1997 mới nhập vào nước ta vài năm trở lại đây.Có vỏ xe và thùng xe bằng kim loại kiểu thùng liền, có 5 cửa. Biến thể của nó là xe UAZ – 31601, UAZ – 31602, UAZ – 31603, UAZ – 31604, UAZ – 31605.
Xe UAZ-3160 được sử dụng rộng ở Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực Quân Đội. Ô tô UAZ-3160 là loại xe hai cầu chủ động công thức 4x4, có tính năng thông qua cao, có tời nên ô tô UAZ-3160 có thể hoạt động tốt trên các địa hình phức tạp, trong mọi điều kiện khí hậu thời tiết.
Khi thiết kế người ta chú ý nhiều đến việc đảm bảo chất lượng động học tốt, khả năng thông số cao, tính ổn định chuyển động tốt, điểu khiển nhẹ nhàng đảm bảo độ tin cậy cao và thuận tiện cho việc bảo dưỡng, sửa chữa.
- Hệ thống truyền lực: Kiểu cơ khí có cấp gồm: ly hợp, hộp số chính, hộp số phân phối, truyền động các đăng, các cầu chủ động.
+ Ly hợp: kiểu khô, một đĩa ma sát có lò xo nén hướng tâm kiểu màng. Ly hợp được cấu tạo từ đĩa ép – bưởng ly hợp và lò xo đĩa rãnh(màng), các nhánh của nó đóng vai trò của các đòn mở, đĩa bị động có tán các tấm ma sát và cơ cấu giảm chấn dao động xoắn.
Cơ cấu đóng ngắt gồm các nhánh của lò xo đĩa, khớp nối ly hợp cùng với ổ bi tê được lấp trong nắp ổ bi trục sơ cấp hộp số, và các càng cua gài ly hợp lắp trên khớp, nối liền với vỏ ly hợp bằng tấm đỡ.
Dẫn động gài ly hợp bằng thủy lực, cấu tạo gồm bàn đạp, xy lanh chính, ống dẫn dầu và xy lanh công tác.
+ Hộp số: loại cơ khí, loại đồng tốc quán tính ở tất cả tay số tiến. trên xe có thể lắp hộp số 4 hoặc 5 số.
- Cơ cấu nâng kính bằng điện: Điều khiển từ xa
- Hệ thống thiết bị chuẩn đoán khóa liên động các cửa: Cùng một lúc khóa tất cả các cửa khi ấn nút khóa của cánh cửa trái.Có thể khóa hoặc mở từng cánh cửa khi ấn riêng từng nút khóa của từng cánh.
+ Thùng vỏ xe: Toàn bộ vỏ kiểu thùng liền bằng kim loại,4 cánh bên,1 cánh cửa hậu.Cánh cửa bên có kính nâng hạ được.Tất cả các cửa lắp kính bằng thủy tinh tôi, kính chắn gió lắp kính 3
1.2. Đặc tính kỹ chiến thuật của ô tô UAZ -3160
- Chiều dài cơ sở: 2400mm
- Chiều rộng cơ sở: 1445mm
- Khoảng sáng gầm xe: 210mm
- Khối lượng toàn bộ xe khi đầy tải: 2530kg
- Khối lượng xe không tải: 1930kg
- Hệ thống sưởi - sấy nóng: Độc lập
- Hệ thống treo trước và treo sau:
Cơ cấu treo phụ thuộc.
+ Treo trước kiểu lò xo có bộ phận ổn định ngang
+ Treo sau có bố trí bằng hai nhíp lá.
+ Giảm chấn thủy lực dạng ống tác dụng hai chiều.
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI XE Ô TÔ UAZ - 3160
2.1 Giới thiệu chung
Hệ thống lái trên xe ô tô bao gồm các cơ cấu và bộ phận chính: Cơ cấu lái, dẫn động lái, trợ lực lái (nếu có).
Trên xe UAZ chỉ huy 3160 trang bị hệ thống lái kiểu vít - đai ốc - thanh răng - cung răng, dẫn động cơ khí có trợ lực thủy lực.
2.2 Công dụng, yêu cầu, phân loại hệ thống lái
2.2.1 Công dụng của hệ thống lái
- Vị trí vai trò: Hệ thống lái ô tô cùng hệ thống phanh là hệ thống điều khiển thuộc phần gầm xe, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an toàn chuyển động của xe.
- Công dụng: Hệ thống lái ô tô dùng để thay đổi chuyển động của ô tô bằng phương pháp thay đổi mặt phẳng lăn của các bánh xe dẩn hướng cũng như để giữ ổn định phương chuyển động thẳng hay quay vòng của ô tô khi cần thiết.
2.2.2 Các yêu cầu cơ bản của hệ thống lái
Khi tiến hành nghiên cứu đặc điểm kết cấu hệ thống lái của ô tô phải dựa trên các yêu cầu cụ thể của hệ thống lái:
- Đảm bảo khả năng vận hành cao của ô tô (quay vòng nhanh và ngoặt trên diện tích giới hạn trước).
- Đảm bảo điều khiển ô tô nhẹ nhàng trong điều kiện ô tô quay vòng tại chỗ và khi chuyển động cấu tạo đơn giản, độ tin cậy cao.
- Đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe dẫn hướng tránh trượt lê gây mòn lốp.
2.2.3 Phân loại hệ thống lái
- Theo vị trí đặt vành tay lái.
+ Có loại vành tay lái đặt bên trái, khi luật giao thông quy định chiều chuyển động thuận bên phải.
+ Vành tay lái đặt bên phải khi luật giao thông quy định chiều chuyển động thuận bên trái.
- Theo kết cấu cơ cấu lái
+ Cơ cấu lái loại trục vít – bánh vít
+ Có cơ cấu lái loại trục vít – cung răng
+ Có cơ cấu lái loại trục vít – con lăn
2.3 Phân tích kết cấu hệ thống lái xe UAZ - 3160
2.3.1 Bố trí chung hệ thống lái ô tô UAZ-3160
Cấu tạo chung của hệ thống lái:
- Cơ cấu lái loại vít- đai ốc- thanh răng- cung răng. Lắp đặt trực tiếp trên khung xe.
- Dẫn động lái cơ khí gồm vành lái, trục vành lái, vỏ trục vành lái, đòn quay đứng, các thanh kéo dọc, thanh bên hình thang lái, thanh ngang hình thang lái, đòn quay ngang, các khớp nối (rô tuyn).
2.3.2 Phân tích kết cấu cơ cấu lái
2.3.2.1 Kết cấu cơ cấu lái
Cơ cấu lái ôtô UAZ-3160 là cơ cấu lái kiểu Vít - Đai ốc- Thanh răng - Cung răng có tỷ số truyền là 17,3. Kết cấu cơ cấu lái ôtô UAZ-3160 được thể hiện cụ thể như hình.
Truyền và tăng mô men từ vành tay lái tới trục đòn quay đứng (dùng để tạo ra chỉ số truyền cần thiết cho hệ thống lái).
Biến chuyển động quay vòng của vành tay lái thành chuyển động lắc của đòn quay đứng trong mặt phẳng thẳng đứng dọc xe, qua dẫn động lái làm thay đổi mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng, thực hiện quay vòng xe.
Cung răng: Có 3 răng chiều dày răng trên cung răng và thanh răng làm thay đổi theo chiều dài răng, mục đích để điều chỉnh khe hở ăn khớp của cặp thanh răng cung răng nhờ dịch chuyển cung răng dọc trục của nó thông qua các ê cu điều chỉnh. Chiều rộng của rãnh thanh răng được làm tăng dần từ vị trí giữa ra vị trí cận ngoài, nhờ đó tránh được sự kẹt răng ở vị trí ăn khớp khi tiến hành điều chỉnh.
2.3.2.2 Nguyên lý làm việc cơ cấu lái
Khi người lái đánh vành tay lái làm cho trục vít quay, thông qua lực ma sát lăn giữa bi và đai ốc, vít làm đai ốc cùng thanh răng dịch chuyển, sự dịch chuyển của thanh răng làm cung răng quay đi một góc tương ứng đồng nghĩa với việc đòn quay đứng quay đi một góc tương ứng thông qua dẫn đông lái làm thay đổi mặt phẳng lăn của bánh xe dẫn hướng.
2.3.4 Trợ lực lái
Trợ lực lái được sử dụng trên xe nhằm trợ lực cho lực điều khiển của lái xe, giảm sự mệt nhọc của người lái, nâng cao độ an toàn chuyển động, tăng khả năng cơ động của xe, giảm tải trọng động tác động ngược từ mặt đường lên vành tay lái góp phần nâng cao vận tốc trung bình của xe.
Trợ lực lái phải bảo đảm yêu cầu làm việc tin cậy, nhanh, nhạy, bảo đảm góc quay của bánh xe dẫn hướng phụ thuộc góc quay vành tay lái, giảm trải trọng động cho các chi tiết của hệ thống lái, có tính tùy động cao đồng thời vẫn bảo đảm hệ thống làm việc khi trợ lực bị hỏng.
2.3.5 Nguyên lý làm việc của hệ thống lái UAZ – 3160
Nguyên lý làm việc của hệ thống lái ô tôUAZ-3160 được chia ra làm 3 trường hợp: Trường hợp xe đi thẳng, xe rẽ phải, xe rẽ trái.
- Trường hợp xe đi thẳng: Nhìn vào hình 2.12 ta thấy nguyên lý hoạt động khi xe đi thẳng là: Khi trục van phân phối không quay nó sẽ nằm ở vị trí trung gian so với van quay. Dầu do bơm cung cấp quay trở lại bình chứa qua cổng "D" và buồng "D". Các buồng trái và phải của xi lanh bị nén nhẹ nhưng do không có sự chênh lệch áp suất nên không có lực trợ lái.
- Trường hợp xe rẽ trái: Nhìn vào hình 2.14 ta thấy nguyên lý hoạt động khi xe rẽ trái tương tự như khi ôtô quay vòng phải, khi quay vòng trái thanh xoắn bị biến dạng góc và xoay sang trái do đó có sự chuyển động tương đối giữa trục van và van quay. Lúc này các đường dầu cấp từ cửa vào A đến cửa B, và cửa D sẽ bị đóng lại đồng thời các đường dầu từ cửa B dẫn vào lõi trục van điều khiển và các đường dầu từ cửa A dẫn đến cửa C được nối thông.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ - 3160
3.1 Mục đích, nội dung tính toán kiểm nghiệm
Mỗi sản phẩm ô tô khi đưa ra thị trường đều đã được nhà sản xuất tính toán thiết kế và thử nghiệm để đảm bảo đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà người sử dụng đề ra. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, mỗi chiếc xe cụ thể lại phục vụ các mục đính khác nhau và có điều kiện sử dụng thực tế khác nhau.
Việc tính toán kiểm nghiệm đối với một hệ thống lái cụ thể bao gồm các phần sau:
- Kiểm bền các chi tiết nhằm đánh giá được khả năng chịu tải của cả hệ thống;
- Kiểm tra động học dẫn động lái để đánh giá quá trình quay vòng của ô tô;
- Tính toán trợ lực lái (đối với các hệ thống lái có trợ lực);
- Kiểm tra khả năng tháo lắp, chế tạo của từng chi tiết phục vụ cho quá trình sửa chữa…
3.2 Tính toán kiểm nghiệm động học hình thang lái
3.2.1 Cơ sở tính toán kiểm nghiệm hình thang lái
Trên xe UAZ-3160 sử dụng hình thang lái bốn khâu để đảm bảo động học quay vòng không trượt bên thì đường tâm kéo dài của các trục bánh xe phải cắt nhau tại một điểm, điểm này được gọi là tâm quay vòng của ô tô. Khi đó, véc-tơ vận tốc của các bánh sẽ nằm đúng trong mặt phẳng lăn của chúng.
Tuy nhiên, các hệ thống lái cơ khí trong thực tế không thể hoàn toàn thỏa mãn biểu thức (3.1) tại tất cả các vị trí quay vòng bánh xe dẫn hướng tương ứng với các cặp góc (α, β) khác nhau. Vì vậy, khi thiết kế hình thang lái, người ta luôn mong muốn sự sai lệch so vơi lý thuyết là nhỏ nhất.
Trong đó góc FAE = α, so sánh với công thức 3.1, ta có: góc FBE = β
Như vậy với một cặp góc (α, β) xác định đặt lần lượt tại A và B, sao cho một cạnh trùng với AB, cạnh còn lại nằm trong phần mặt phẳng ABCD và cắt nhau tại E. Từ chứng minh trên, thấy rằng với các cặp góc (α, β) thỏa mãn quan hệ ở biểu thức (3.1) thì điểm E cũng sẽ nằm trên đoạn thẳng GC.
3.2.3 Kiểm tra động học hình thang lái bằng phương pháp đại số
Hệ số này càng gần với 1 thì ô tô quay vòng với các bán kính khác nhau càng ít bị trượt bên. Đối với các xe du lịch, hệ số di nằm trong khoảng 0,9 ÷ 1,07.
Trình tự tiến hành, kết quả kiểm nghiệm động học hình thang lái bằng phương pháp đại số:
1. Cho các góc quay của bánh xe bên trong những giá trị ai khác nhau.
2. Bằng phương pháp hình học các định các góc quay bi tương ứng các bánh xe ngoài khi cho trước các góc ai .
3. Xác định các giá trị của hệ số di tương ứng với từng cặp aI và bi theo công thức (3.2)
4. Các gía trị dI càng gần 1 thì khi ôtô quay vòng với các bán kính khác nhau các bánh xe dẫn hướng không bị trượt bên hoặc có trượt bên song không đáng kể.
Phần tính toán cụ thể:
Kết quả tính toán
Theo kết quả kiểm nghiệm phương pháp hình học. Khi a1 = 5O ta có b1 = 4,830
Kết luận: Qua kiểm tra động học hình thang lái ôtô UAZ-3160 bằng hai phương pháp ta thấy khi ôtô quay vòng các bánh xe dẫn hướng vẫn bị trượt bên nhưng sự trượt bên của bánh xe là nhỏ như vậy vẫn cho phép sử dụng xe với kết cấu hình thang lái đã có.
3.3. Tính toán kiểm nghiệm bền các cụm chi tiết của hệ thống lái
3.3.1 Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu lái
3.3.1.1 Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền vít đai ốc bi
Kinh nghiệm sử dụng cơ cấu lái vít - đai ốc bi - Thanh răng - cung răng cho thấy rãnh ren và các viên bi bị mòn nhiều nhất. Ngoài ra còn quan sát thấy nhiều trường hợp các viên bi hoặc rãnh ren bị tróc, rỗ do hiện tượng mỏi của vật liệu. Bởi vậy khả năng làm việc lâu bền của bộ truyền vít đai ốc bị phụ thuộc chủ yếu vào ứng suất tiếp xúc giữa các viên bi và bề mặt rãnh ren.
=> Kết luận: Bộ truyền đảm bảo bền.
3.3.1.2 Tính toán kiểm nghiệm bộ truyền thanh răng cung răng
Răng của cung răng được kiểm bền theo ứng suất uốn và ứng suất tiếp xúc.
[su] = 3000¸4000kG/cm2. Vậy ta thấy su< [su]
=> Kết luận: Bộ truyền đảm bảo bền
3.3.2 Tính toán kiểm nghiệm các chi tiết dẫn động lái
3.3.2.1 Sơ đồ tính toán dẫn động lái
Tính bền cho các chi tiết dẫn động lái ôtô phải xem xét đến vị trí của các chi tiết đó trong dẫn động. Đối với hệ thống lái có trợ lực cần tham khảo vị trí đặt xi lanh lực. Tuỳ theo sơ đồ bố trí các chi tiết của dẫn động lái mà tải trọng tác dụng lên các chi tiết sẽ khác nhau. Sơ đồ tính toán dẫn động lái của ôtô UAZ-3160
Với:
- Pmax –: Lực lớn nhất tác dụng lên vành tay lái pmax = 45 KG
- R : Bán kính vành tay lái, iw - Tỷ số truyền của cơ cấu lái
- q : Áp suất dầu trong xi lanh trợ lực, Dx - Đường kính xi lanh lực
- Lđ : Chiều dài đòn quay đứng.
=> Pđ = 968,15 KG
Như vậy ta lấy lực Pđ để tính kiểm bền cho đòn quay đứng. Đòn quay đứng được kiểm tra theo uốn và theo xoắn tại tiết diện nguy hiểm 1-1.
Vậy đòn quay đứng bảo đảm độ bền xoắn và có hệ số an toàn: nt = 1,45
Các thanh lái phải đảm bảo độ cứng vững cao để khi chịu nén chúng không bị uốn.
Như vậy đòn lái dọc và đòn lái ngang đảm bảo đủ bền.
Như vậy qua kết quả tính toán kiểm nghiệm ở chương 3 này ta có thể kết luận như sau: Với hệ thống lái xe UAZ-3160 cho phép sử dụng với kết cấu hình thang lái đã có vì khi ô tô quay vòng các bánh xe dẫn hướng vẫn bị trượt bên nhưng sự trượt bên của bánh xe là nhỏ nên không ảnh hưởng lớn đến quá trình quay vòng của xe.Kết cấu cơ cấu lái vit – đai ốc – thanh răng – cung răng và các chi tiết trong dẫn động lái đảm bảo bền.
Chương 4
SỰ SUY GIẢM TÌNH TRẠNG KỸ THUẬT HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ UAZ-3160 TRONG
QUÁ TRÌNH SỬ DỤNG
4.1. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
4.1.1. Nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
4.1.1.1. Mài mòn
Mài mòn: Là một quá trình thay đổi hình dáng, kích thước, khối lượng của bề mặt vật thể, làm mất mát hoặc thay đổi vị trí tương đối bề mặt do biến dạng, mất liên kết, bong tách, chảy dẻo, ion hóa tạo ra vùng vật liệu mới.
- Khái niệm chính
+ Cặp ma sát: là tập hợp hai chi tiết có chuyển động tương đối
+ Kết cấu ma sát: là kết cấu máy gồm nhiều cặp ma sát
+Cường độ mòn: là tỷ số giữa lượng mòn chi tiết với quãng đường ma sát thực hiện được, hay một khối lượng công việc thực hiện được
- Cơ chế mòn bề mặt kim loại
Mòn là một quá trình, các lớp bề mặt trượt tương đối dẫn đến sự cắt, bẻ gãy chỗ nhấp nhô, tạo thành miền có nhấp nhô mới, làm nhẵn dần bề mặt ma sát, mòn còn do nén ép các bề mặt nhấp nhô do biến dạng đàn hồi.
- Ảnh hưởng của tải trọng
vận tốc trong giới hạn nào đó, cường độ mòn là ổn định và nhỏ nhất khi
p ≤ [p], nếu p > [p] thì hao mòn xảy ra mãnh liệt.
- Ảnh hưởng của vận tốc trượt (v)
- Ảnh hưởng của điều kiện ma sát.
+ Ảnh hưởng của vật liệu
+Ảnh hưởng của chất bôi trơn
- Ảnh hưởng của chất lượng bề mặt ma sát.
Chất lượng bề mặt ma sát được thể hiện qua các yếu tố:
+ Độ côn, độ ô van, dung sai chế tạo, những sai số này do dao động của máy - dao - chi tiết trong quá trình gia công gây nên.
+ Trạng thái ứng suất bề mặt.
4.1.1.3. Han gỉ và lão hóa
* Han gỉ (Ăn mòn hóa học)
Ăn mòn kim loại là sự tự phá huỷ kim loại do tác dụng hoá học và điện hoá học của nó với môi trường bên ngoài. Hoặc một định nghĩa ăn mòn kim loại là sự phá huỷ tự phát các kim loại gây ra bởi các quá trình hoá học hoặc điện hoá học xảy ra trên bề mặt kim loại tiếp xúc với môi trường ngoài (vd. khí quyển, nước biển, môi trường phản ứng, vv.).
Dạng ăn mòn kim loại phổ biến nhất là gỉ sắt. Gỉ sắt (có thành phần Fe2O3.nH2O) không bền và xốp nên không bảo vệ được sắt khỏi bị ăn mòn.
- Phân loại ăn mòn
Hiện tượng ăn mòn được chia làm 2 loại là ăn mòn bên trong và ăn mòn bên ngoài.
- Ăn mòn điện hóa
2H+ + 2e- -> 2H -> H2
4e- + 2H2O + O2 -> 4(OH)-
4.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng tới quá trình suy giảm tình trạng kỹ thuật của trang bị kỹ thuật
4.1.2.1. Yếu tố thiết kế chế tạo
Yếu tố thiết kế chế tạo bao gồm đặc điểm kết cấu, chất lượng vật liệu
* Đặc điểm kết cấu
Tuổi thọ của trang bị kỹ thuật được kéo dài là do kết cấu của chúng không ngừng được cải tiến và hoàn thiện. Kết cấu càng hoàn thiện thì khả năng làm việc sẽ càng tốt lên, sử dụng sẽ thuận tiện điều khiển nhẹ nhàng hơn, khai thác hiệu quả hơn mà còn nâng cao tuổi thọ, độ an toàn cho trang bị kỹ thuật
* Chất lượng vật liệu chế tạo
Sự biến xấu tình trạng kỹ thuật của trang bị bởi các nguyên nhân ma sát và mài mòn, biến dạng dẻo, han gỉ và lão hóa...
4.1.2.3. Ảnh hưởng của chế độ khai thác
- Trang bị kỹ thuật bị mòn một cách tự nhiên trong quá trình sử dụng. Nếu không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ, các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng, thậm chí gây mất an toàn trong quá trình sử dụng.
- Mục đích của bảo dưỡng định kỳ là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho trang bị kỹ thuật. Bảo dưỡng định kỳ giúp trang bị tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô.
4.2. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật và một số hư hỏng hệ thống lái trong quá trình sử dụng.
4.2.1. Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống lái
4.2.1.1. Cơ cấu lái
* Mài mòn cơ cấu lái
Cơ cấu lái là cụm đảm nhiệm tỷ số truyền trong hệ thống lái. Do vậy trên cá chỗ làm việc của cơ cấu lái bị mài mòn khá nhanh, mặc dù trong chế tạo đã sử dụng vật liệu có độ bền cao và có khả năng chịu mài mòn tốt. Cơ cấu lái là kết cấu cơ khí nên luôn luôn tồn tại khe hở ban đầu và nó tạo nên góc rơ vành tay lái, góc rơ vành tay lai được giới hạn bởi các tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng nhanh chóng điều khiển xe chuyển hướng khi càn thiết.
* Hiện tượng thiếu dầu, mỡ trong cơ cấu lái
Sự thiếu dầu, mỡ trong cơ lái là do rách, nát đệm làm kín, joăng phớt che kín, các bạc đỡ mòn tạo nên khe hở hướng tâm lớn mà phơt không đủ khả năng làm kín. Hậu quả dẫn đến thiếu dầu và gây mài mòn nhanh, tăng độ ồn và nhiệt độ cơ cấu lái.
4.2.1.2. Dẫn động lái
* Mòn, rơ lỏng các khớp cầu, khớp trụ
Trong sử dụng các khớp cầu, khớp trụ làm việc trong trạng thái bôi trơn bằng mỡ và chịu tải va đập thường xuyên, dễ bi bụi bẩn bám vào nên bị mài mòn nhanh dẫn đến làm tăng độ rơ vành tay lái, có thể gây nên va đập và tiếng ồn khi làm việc. Đặc biệt nghiêm trọng là mài mòn các khớp cầu, khớp trụ có thể làm thay đổi góc đặt bánh xe dẫn hướng dẫn đến mòn lệch lốp.
* Biến dạng các đòn dẫn động bánh xe dẫn hướng
Các đòn dẫn động đều có thể bị quá tải khi sử dụng, đặc biệt là đòn ngang hệ thống lái. Cong vênh cấc đòn dẫn động sẽ làm thay đổi góc quay của bánh xe dẫn hướng. Bánh xe trượt ngang nhiều khi quay vòng, như vậy gây nên khả năng điều khiển hướng không còn chính xác và mon nhanh lốp xe.
4.2.2. Một số hư hỏng chính, nguyên nhân và cách khắc phục
Sự suy giảm tình trạng kỹ thuật của hệ thống lái trên xe luôn diễn ra theo thời gian và khi đạt đến một giới hạn nhất định thì sẽ gây ra hư hỏng cho hệ thống lái. Những hư hỏng làm mất khả năng điều khiển của xe: khó quay vòng, điều khiển xe khó khăn... Dó đó có thể gây ra nhiều tai nạn bất ngờ.
KẾT LUẬN
Qua một thời gian thu thập số liệu, tài liệu, cùng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân. Sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo: TS...................... và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự- khoa Động lực, cùng với sự giúp đỡ của bạn bè cùng lớp, em đã hoàn thành đồ án. Trong đồ án này em đã thể hiện đầy đủ các nội dung cơ bản như giới thiệu về ô tô UAZ-3160, phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống lái của xe, nêu lên các ưu nhược điểm của hệ thống lái đồng thời đi tính toán kiểm nghiệm toàn bộ hệ thống lái, để đánh giá khả năng làm việc của hệ thống trong các điều kiện và trong hoạt động tác chiến. Đồng thời nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống lái trong quá trình sử dụng. Nhằm mục đích nâng cao hiệu quả, tuổi thọ và độ tin cậy khi sử dụng hệ thống lái.
Qua thực hiện đồ án “Nghiên cứu sự suy giảm tình trạng kỹ thuật hệ thống lái ô tô UAZ- 3160 trong quá trình sử dụng” bản thân thấy có một số vấn đề sau:
Ô tô UAZ-3160 là ô tô vận tải có tính việt dã cao chuyên dùng để chở hàng hóa và chở người phù hợp với mọi địa hình, được sử dụng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực Quân sự.
Hệ thống lái trên ô tô UAZ-3160 là hệ thống lái cơ khí có trợ lực, cơ cấu lái kiểu trục vít- đai ốc- thanh răng-cung răng, có tỷ số truyền không đổi. Làm việc ổn định, độ tin cậy cao.
Nhờ có phần trợ lực trong hệ thống lái đã làm giảm đi cường độ lao động của người lái và đảm bảo an toàn cho xe khi hoạt động trên đường, đồng thời nâng cao tính cơ động trong tác chiến, góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung trong chiến đấu cũng như trong xây dựng.
Kết quả phần kiểm tra động học của dẫn động lái và tính bền cho một số chi tiết cơ bản của hệ thống lái như trên là đảm bảo được. Song ta vẫn thấy khi ôtô quay vòng các bánh xe dẫn hướng còn có hiện tượng trượt bên nhưng sự trượt bên không đáng kể vẫn nằm trong giới hạn cho phép.
Tuy nhiên do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo của các thầy giáo cũng như bạn bè để đồ án của em hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: TS....................., cùng các thầy trong Bộ môn Ô tô Quân sự - khoa Động lực đã giúp đỡ và tạo điều kiện để em hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, “Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, tập 3” NXB đại học và THCN, Hà Nội, 1985
2. Vũ Đức Lập, Hướng dẫn đồ án môn học. Lý thuyết kết cấu và tính toán ô tô quân sự (tập IV- Hệ thống lái), Đại học KTQS, 1997.
3. Nguyễn Phúc Hiểu, Vũ Đức Lập. Lý thuyết ô tô quân sự, NXB Quân đội Nhân dân, Hà Nội, 2002.
4.Nguyễn Phúc Hiểu, Hướng dẫn đồ án môn học lý thuyết. Kết cấu và tính toán ô tô quân sự (Tập 4 -Hệ thống lái), ĐHKTQS, 1978.
6.Vũ Đức Lập. Ứng dụng máy tính trong tính toán xe quân sự. NXBQĐND- 2001.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"