MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU.. 5
Chương 1. PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ GARA.. 7
1.1. Các yêu cầu đối với gara bảo dưỡng – sửa chữa. 7
1.2. Phân tích chọn phương án thiết kế gara. 7
1.2.1. Phương pháp cầu vạn năng. 8
1.2.2. Phương pháp dây chuyền. 10
1.2.3. Phương pháp chuyên môn hóa. 11
1.3. Phân tích nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 12
1.3.1. Các yêu cầu đối với quá trình sử dụng xe. 12
1.3.2. Nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa. 13
Chương 2. TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT GARA BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA...18
2.1. Phân tích cấu trúc gara bảo dưỡng – sửa chữa. 18
2.1.1. Khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung. 18
2.1.2. Các phòng sửa chữa. 18
2.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 19
2.2.1. Các phương pháp xác định. 19
2.2.2. Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa. 20
2.3. Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu bảo dưỡng - sửa chữa và các bộ phận khác trong công ty.
2.3.1. Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng. 20
2.3.2. Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác. 22
2.3.3. Chọn bậc thợ. 23
2.4. Tính toán số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. 24
2.5. Tính toán chọn trang thiết bị cho gara. 26
2.6. Tính toán diện tích các phòng thuộc gara. 32
2.7. Tính toán vệ sinh công nghiệp và an toàn lao động. 41
2.8. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho gara. 52
Chương 3. QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG GARA BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA.. 54
3.1. Quá trình công nghệ của gara. 54
3.1.1. Quá trình công nghệ sửa chữa xe của gara. 54
3.1.2. Quá trình công nghệ bảo dưỡng gara. 56
3.2. Quy hoạch mặt bằng của gara bảo dưỡng-sửa chữa. 60
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara. 60
3.2.2. Bố trí mặt bằng cho trạm.. 61
Chương 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ...64
4.1. Một số quy định trong gara bảo dưỡng – sửa chữa. 64
4.1.1. Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị 64
4.1.2. Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén. 64
4.1.3. Quy định về phòng cháy. 65
4.2. Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong gara. 66
4.2.1. Thiết bị kiểm tra vòi phun KИ562. 66
4.2.2. Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe TECH 4. 70
4.2.3. Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3. 81
KẾT LUẬN.. 86
TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 87
LỜI NÓI ĐẦU
Ngành ô tô giữ một vị trí quan trọng trong hoạt động và phát triển của xã hội. Ô tô được sử dụng phổ biến để phục vụ nền kinh tế quốc dân và trong lĩnh vực quốc phòng. Đất nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế WTO. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại và sản xuất nhiều loại phương tiện hiện đại không những được sản xuất trong nước mà còn được nhập khẩu từ nhiều Quốc gia khác nhau. Mỗi năm lượng ô tô mới đưa vào sử dụng tăng từ 15 đến 20%, bên cạnh đó những hãng ôtô lớn cũng đầu tư xây dựng các nhà máy, trung tâm bảo dưỡng sửa chữa tại việt nam như Honda, Toyota, Ford, Mitsubishi.... Cùng với đó là sự xuất hiện hàng loạt các gara sửa chữa bảo dưỡng đã góp phần không nhỏ vào công việc sửa chữa bảo dưỡng đảm bảo cho xe hoạt động hiệu quả, an toàn và duy trì tốt tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, với sự gia tăng nhanh về số lượng lớn ôtô trong khi các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa chủ yếu là vừa và nhỏ, diện tích nhà xưởng chật hẹp, trang thiết bị phục vụ chưa được đầu tư hiện đại và đồng bộ, đội ngũ kỹ thuật viên chưa được đào tạo bài bản, tay nghề chưa cao. Số lượng kỹ sư được đào tại các trường đại học chuyên ngành xe còn ít.
Trước yêu cầu nhiệm vụ và tình hình thực tế đó, đề tài “Thiết kế gara bảo dưỡng - sửa chữa ô tô du lịch” đặt ra là cần thiết và mang ý nghĩa thực tiễn cao, trên cơ sở mục đích và ý nghĩa đó đề tài đi sâu và giải quyết một số nội dung cơ bản sau:
Mở đầu.
Chương 1: Phân tích nhiệm vụ và chọn phương án thiết kế.
Chương 2: Tính toán thiết kế gara bảo dưỡng – sửa chữa.
Chương 3: Quá trình công nghệ và quy hoạch mặt bằng gara
Chương 4: Hướng dẫn khai thác một số trang thiết bị.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo.
Với sự hướng dẫn tận tình của thầy: ThS………….., cùng các thầy giáo Bộ môn ô tô quân sự - Khoa Động lực - Học viện Kỹ thuật Quân sự em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu sót, em rất mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ án tốt nghiệp này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày … tháng … năm 20..
Sinh viên thực hiện
……………
Chương 1
PHÂN TÍCH NHIỆM VỤ VÀ CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ GARA
1.1.Các yêu cầu đối với gara bảo dưỡng – sửa chữa
Gara bảo dưỡng – sửa chữa là nơi thực hiện các công tác bảo dưỡng – sửa chữa kỹ thuật nhằm khắc phục các hư hỏng của xe. Vì vậy yêu cầu cơ bản đối với gara bảo dưỡng – sửa chữa là:
Bảo dưỡng – sửa chữa nhanh chóng, kịp thời đúng kế hoạch, đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật.
Có công suất đủ lớn, đáp ứng được yêu cầu, đảm bảo an toàn cho người lao động, an toàn phòng cháy chữa cháy.
Để thực hiện được các yêu cầu trên gara bảo dưỡng – sửa chữa phải được trang bị đầy đủ các phương tiện, trang thiết bị phục vụ cho quá trình bảo dưỡng sửa chữa, đặc biệt là các trang thiết bị chuyên dùng, xây dựng đủ số cầu bảo dưỡng – sửa chữa. Phải biên chế đủ kỹ thuật viên theo yêu cầu công việc của gara, sắp xếp các trang thiết bị hợp lý, đúng vị trí, phù hợp với quy trình công nghệ bảo dưỡng – sửa chữa, thực hiện tốt quá trình bảo dưỡng – sửa chữa xe của hãng.
1.2.Phân tích chọn phương án thiết kế gara
Việc tiến hành thiết kế xây dựng gara bảo dưỡng – sửa chữa phải xuất phát từ nhiệm vụ bảo dưỡng – sửa chữa và bảo đảm các thông số kỹ thuật xe. Để chọn phương án thiết kế mặt bằng gara bảo dưỡng – sửa chữa hợp lý, ta hãy phân tích tất cả các phương án có thể sử dụng, trên cơ sở đó sẽ chọn ra phương án tối ưu nhất. Có 3 phương án cơ bản để thiết kế gara bảo dưỡng – sửa chữa.
Thiết kế theo mẫu: Phương án này chủ yếu dựa vào gara bảo dưỡng – sửa chữa hiện có để thiết kế.
1.2.1.Phương pháp cầu vạn năng
Là phương pháp mà mọi công việc đều do một nhóm công nhân tiến hành trên một vị trí nhất định. Với phương pháp này, tất cả các công việc bảo dưỡng – sửa chữa được thực hiện trên một cầu, không có sự di chuyển của các xe trong suốt thời gian bảo dưỡng – sửa chữa. Tất cả các phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ được bố trí xung quanh cầu.
Các thiết bị chuyên dùng cho từng nhóm thì được đưa tới theo một thứ tự nhất định, phù hợp với tính chất và yêu cầu công việc.
1.2.1.Phương pháp dây chuyền
Với phương pháp này toàn bộ khối lượng công việc bảo dưỡng –sửa chữa được tiến hành trên một số cầu. Mỗi cầu thực hiện một vài công việc nhất định. Các xe vào bảo dưỡng – sửa chữa theo phương án này nhất thiết phải di chuyển từ cầu thứ nhất tới cầu cuối cùng.
1.3.Phân tích nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa
1.3.1.Các yêu cầu đối với quá trình sử dụng xe
Trong quá trình sử dụng xe có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến tình trạng kỹ thuật của xe. Ngoài yếu tố chủ quan do con người trong việc chấp hành các chế độ quy định, điều lệ công tác kỹ thuật còn xét đến các yếu tố ảnh hưởng chính sau.
a) Ảnh hưởng của độ ẩm không khí
Việt Nam là nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm, vì vậy không khí có độ ẩm lớn sẽ xâm thực vào dầu mỡ phá hỏng hoặc làm xấu tính chất chất bôi trơn. Hơi nước đọng trên các vật liệu phi kim như gỗ, cao su, da, bọt, …gây nên nấm mốc làm thay đổi tính cơ lý vật liệu như độ bền kéo, độ dãn dài, mô đun đàn hồi, trọng lượng. Đẩy nhanh quá trình lão hóa vật liệu đó.
c) Ảnh hưởng của điều kiện đường xá
Khi xe hoạt động trong điều kiện đường sá bụi bẩn, bụi sẽ bám lên các bề mặt chi tiết, đồng thời có khả năng cuốn vào bề mặt làm việc của các khớp dẫn động điều khiển, các ổ bi, bề mặt đĩa ma sát ly hợp, dải phanh và tang trống làm giảm khả năng làm việc và tuổi thọ của chi tiết, tăng cường độ mài mòn cho các chi tiết.
1.3.2.Nhu cầu bảo dưỡng sửa chữa
Nước ta đang trong quá trình thay đổi với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, đặc biệt kể từ khi chúng ta là thành viên của tổ chức thương mại quốc tế (WTO). Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong lĩnh vực vận tải, đi lại thì hiện nay nhiều loại xe hiện đại với nhiều chủng loại khác nhau đã và đang được nhập khẩu từ nước ngoài hoặc được lắp ráp tại các nhà máy ngay trong nước.
Chương 2
TÍNH TOÁN THIẾT KẾ KỸ THUẬT GARA BẢO DƯỠNG – SỬA CHỮA
2.1. Phân tích cấu trúc gara bảo dưỡng - sửa chữa
Gara bảo dưỡng – sửa chữa dùng để tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 01 và 02 cho ô tô, sửa chửa nhỏ, vừa và các công việc chuyên môn về bảo dưỡng – sửa chữa.
Gara gồm khu vực bảo dưỡng – sửa chữa chung, các phòng sửa chữa chuyên môn cùng các phòng phục vụ sinh hoạt và tổ chức, điều hành sản xuất. Tất cả các bộ phận đó được bố trí trong một tòa nhà.
2.1.1. Khu vực bảo dưỡng - sửa chữa chung
Đây là nơi tiến hành bảo dưỡng kĩ thuật và sửa chữa nhỏ xe, trong khu vực được bố trí các cầu bảo dưỡng. Số lượng cầu phụ thuộc vào số lượng xe vào bảo dưỡng – sửa chữa. Cầu xe chủ yếu gồm 02 loại : Cầu cụt và cầu thông. Trong khu vực còn bố trí các trang thiết bị chuyên dùng
2.1.2. Các phòng sửa chữa
Phòng cơ - nguội, phòng hàn điện, hàn hơi, rèn, gò.
Khu vực sửa chữa động cơ.
Phòng sửa chữa vỏ thùng xe.
Phòng điều chỉnh, sửa chữa hệ thống nhiên liệu.
Phòng sửa chữa thiết bị điện.
Phòng sửa chữa động cơ.
Khu vực sơn.
2.2. Tính toán xác định nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa
2.2.1. Các phương pháp xác định
Trên lý thuyết, việc xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa xe thường được xác định theo 2 phương pháp.
Phương pháp thứ nhất: Xác định nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa theo kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp, các tổ chức, cá nhân. Phương pháp này gặp nhiều khó khăn, do kế hoạch sử dụng xe hàng tháng của xí nghiệp hay bị thay đổi.
2.2.2. Xác định số xe vào bảo dưỡng – sửa chữa
Như đã nêu ở trên, thì đề tài chọn số liệu tính toán là: Số lượt xe vào gara bảo dưỡng – sửa chữa của công ty cổ phần ô tô Hà Nội trong tháng 7 năm 2012. Số lượt xe vào gara bảo dưỡng của công ty trong tháng 7 năm 2012 là 1420 (xe/tháng). Theo số lượng thống kê của công ty, trong tổng số lượt xe vào công ty thì bảo dưỡng – sửa chữa chiếm 40% với 30% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 1 và 10% là bảo dưỡng kĩ thuật cấp 2, do đó ta xác định được.
2.3.Tính toán số lượng kỹ thuật viên làm việc ở khu bảo dưỡng – sửa chữa và các bộ phận khác trong công ty
2.3.1. Xác định số lượng KTV làm việc trên các cầu bảo dưỡng
Dựa vào khối lượng công việc và định mức, giờ công bảo dưỡng – sửa chữa, nhu cầu bảo dưỡng - sửa chữa của khách hàng, ta xác định số lượng thợ làm việc trên các cầu bảo dưỡng .
2.3.2. Chọn số lượng công nhân ở các bộ phận khác
Việc xác định số lượng thợ bảo dưỡng – sửa chữa ở các bộ phận khác được tiến hành dựa vào các cơ sở sau:
Nhu cầu phục vụ cho quá trình bảo dưỡng – sửa chữa.
Khối lượng công việc phục vụ sửa chữa.
Số lượng trang bị trong gara bảo dưỡng và tình trạng kỹ thuật của các loại xe.
2.5.Tính toán chọn trang thiết bị cho gara
Khi chọn trang thiết bị ta tiến hành như sau: Gara bảo dưỡng – sửa chữa được trang bị một số trang thiết bị để nâng cao năng suất lao động và chất lượng bảo dưỡng – sửa chữa, giảm sức lao động cho công nhân, trong đó đối với các dụng cụ đơn giản có thể chọn theo yêu cầu công việc, số lượng thợ của gara và số cầu bảo dưỡng.
Vậy: F7 = 3(3,84 + 2,88 + 2,1 + 1,2 + 0,64 + 1,4 + 0,35 + 1,44) = 41,55 [m2] . Lấy F7 = 41 [m2]
a) Tính toán diện tích cho kho vật tư (F8)
Áp dụng công thức (2-10) ta có:
F8 = kM . F0 . N [m2]
Trong đó:
kM - hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2]
ta chọn kM = 4 là hợp lý đảm bảo đủ cho việc cất giữ các vật tư trong kho.
b) Tính diện tích phòng khí nén (F9)
Áp dụng công thức (2-10) ta có:
F9 = kM . F0 . N [m2]
Trong đó:
kM - hệ số khoảng trống, theo tài liệu [2] ta chọn kM = 3,5 là hợp lý đảm bảo đủ điều kiện làm việc cho công nhân;
F0 - Diện tích trang bị chiếm chỗ [m2] và phụ thuộc vào từng vị trí chiếm chỗ trang bị, ta được tính theo bảng (2-10);
N - Số lượng trang bị trong phòng và được xác định theo bảng 2.10;
Vậy F10 = 5(1.12 + 0,75 + 0.0864 + 0,5 + 1,44+0,18) = 20,382 [m2];
Lấy F10 = 21 [m2];
Ngoài ra, một số phòng còn lại trên cơ sở khả năng thực tế và yêu cầu về diện tích sử dụng ta bố trí như sau:
Phòng sửa chữa thùng vỏ xe: F11 = 50 m2
Phòng pha chế dung dịch: F12 = 20 m2
Phòng khách: F13 = 50 m2
Phòng nghỉ trưa: F14 = 60 m2
Phòng sửa chữa động cơ: F15 = 40 m2
Phòng thay quần áo: F16 = 15 m2
Phòng vệ sinh: F17 = 20 m2
Phòng bảng điện của gara: F18 = 4 m2
Kho chứa đồ thải: F19 = 20 m2
Vậy diện tích các phòng còn lại là: 279 m2
Tổng diện tích toàn bộ gara là: 396 + 39 + 33+ 105 + 222 + 52 + 15 + 41 + 36 + 12 +21 + 279 = 1251[m2];
1.1. Tính toán nhu cầu cung cấp điện cho gara
Theo tài liệu [5] ta có công thức tính năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong thời gian 1 tháng như sau:
Wt = 0,75 . PC . Tt . KC [kwh/tháng] (2-31)
Trong đó:
Wt - Năng lượng tiêu thụ cho thiết bị [kwh/tháng];
Tt - Thời gian làm việc của máy ta coi thời gian đó bằng thời gian làm việc của công nhân Tt = 90 [h/tháng];
KC - Hiệu suất sử dụng tính đến sự làm việc non tải và làm việc không đồng bộ của thiết bị;
KC = 0,2;
PC - Công suất động cơ điện được xác định như bảng 2.17;
Vậy ta có: PC = 52,1 kw/h
Do đó năng lượng tiêu thụ cho thiết bị trong gara sẽ là:
Wt = 0,75 . 52,1 . 90 . 0,2 = 703,35 [kw-h/tháng];
Chương 3
QUÁ TRÌNH CÔNG NGHỆ VÀ QUY HOẠCH MẶT BẰNG GARA BẢO DƯỠNG-SỬA CHỮA
3.1. Quá trình công nghệ của gara
Tiếp nhận xe: Khi xe vào xưởng, khách hàng gặp cố vấn dịch vụ tại đây khách hàng sẽ nêu ra tình trạng kỹ thuật của xe, cố vấn dịch vụ sẽ tư vấn và hỗ trợ khách hàng về thông tin kỹ thuật, đồng thời phát cho khách hàng phiếu sửa chữa trong phiếu bảo dưỡng có ghi chi tiết các bước sửa chữa cũng như giá phụ tùng thay thế, sau khi khách hàng và cố vấn dịch vụ làm xong phiếu sửa chữa cố vấn dịch vụ sẽ chuyển phiếu xuống xưởng và đưa khách hàng xuống gặp tổ chẩn đoán để cùng nhau trao đổi về tình trạng kỹ thuật của xe.
Chẩn đoán kỹ thuật: Sau khi trao đổi thông tin với khách hàng, tổ chẩn đoán tiến hành kiểm tra xác định tình trạng kỹ thuật của xe. Tại đây tổ chuẩn đoán sử dụng những trang thiết bị chuyên dùng và dụng cụ chuyên dùng cho dòng xe để xác định chính xác bộ phận hư hỏng của xe, nếu trong trường hợp phải chạy thử xe thì khách hàng sẽ cùng nhân viên tổ chẩn đoán đi thử xe.
Kiểm tra bổ xung thay thế các loại dầu, nước làm mát theo quy định:
+ Thay dầu máy: Kỹ thuật viên cho xe vào vị trí làm việc dùng cầu nâng để nâng xe lên, dùng thiết bị chuyên dùng tháo ốc ở đáy các te cho dầu thoát ra. Sau khi đã xả sạch dầu trong động cơ, kỹ thuật viên lắp lại ốc đáy dầm và hạ xe xuống dùng que thăm dầu để xác định lượng dầu cần bơm cho xe, sau đó nổ máy xe để dòng dầu lưu thông vào trong máy.
+ Thay dầu phanh: Kỹ thuật viên cho xe vào vị trí làm việc, dùng cầu nâng để nâng xe lên một tầm cao thích hợp, dùng thiết bị chuyên dùng để tháo bánh xe, tiếp đó tháo tuy ô phanh, dùng thiết bị chuyên dùng để đựng dầu phanh chảy ra, một người ngôi trong cabin đạp phanh một người đổ dầu vào bình chứa dầu phanh và tiến hành xả dầu cho đến khi nào dầu phanh thoát ra không có chứa bọt khí là được.
3.2. Quy hoạch mặt bằng của gara bảo dưỡng-sửa chữa
3.2.1. Các nguyên tắc cơ bản khi bố trí mặt bằng của gara
Cầu được xây dựng trên cơ sở tổ chức hợp lý nhất về quá trình bảo dưỡng - sửa chữa sử dụng tốt nhất diện tích khu vực và không cản trở đến công việc khác.
Căn cứ vào đặc điểm công trình, đặc điểm yêu cầu và điều kiện làm việc từng phòng, chú ý đến hướng gió, chiếu sáng cho phù hợp, các phân xưởng gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió, các phòng chính mà nó phục vụ nhiều nhất. Phòng hành chính bố trí ở chính diện gara được ngăn cách với khu vực sản xuất. Bố trí sít xao các phòng trong gara để tận dụng diện tích một cách tốt nhất.
3.2.2. Bố trí mặt bằng cho trạm
Các phòng có đặc điểm giống nhau về tính chất sản xuất, vệ sinh, phòng hoả thì tập trung vào 1 khu. Chú ý hướng gió, chiếu sáng và thông gió thích hợp.
Các phòng phải bố trí phù hợp với đường dây công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa.
Các phòng BDSC gây nóng, độc hại cần đặt cuối hướng gió. Các phòng chính bố trí ở trung tâm, cầu bảo dưỡng sửa chữa phải thuận tiện cho bảo dưỡng sửa chữa.
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC MỘT SỐ TRANG THIẾT BỊ
4.1. Một số quy định trong gara bảo dưỡng - sửa chữa
4.1.1.Quy định chung khi làm việc với trang thiết bị
Đối với các trang thiết bị cần phải thực hiện đúng các quy định sau:
- Khi thiết bị đang làm việc không được tra dầu mỡ, lau chùi hoặc sửa chữa chúng;
- Khi làm việc phải mang mặc đầy đủ quần áo, trang bị bảo hộ lao động theo yêu cầu của từng loại công việc, đầu tóc, quần áo phải gọn gàng;
- Không được phép vận hành thiết bị khi chưa nắm được quy trình sử dụng;
- Không làm việc khi thiết bị đang bị hư hỏng;
4.1.2.Quy định đối với các thiết bị dùng khí nén
- Không được cho các thiết bị làm việc khi các van an toàn bị hỏng. Chỉ được sửa chữa, điều chỉnh khi trong bình khí nén không có khí nén;
- Trước khi làm việc phải xem xét các thiết bị nén khí và kiểm tra sự cố định của các cụm và chi tiết, kiểm tra vòng kẹp trên các van an toàn và đồng hồ đo áp suất;
- Kiểm tra, bổ sung dầu vào các te máy nén theo vạch đầu tiên của thước đo dầu;
- Kiểm tra độ căng của dây đai dẫn động máy nén không để dính dầu mỡ vào dây đai và bánh đai.
4.2.Hướng dẫn khai thác một số thiết bị trong gara
Thiết bị KИ562 được chế tạo để thử và điều chỉnh vòi phun của các động cơ diezel. Các vòi phun đó phải có ren M14 x 1,5 để lắp với thiết bị tạo áp suất cao.
Kiểu pittông ngẫu lực và supap (van) sức chứa nhiên liệu 0,7 lít. Truyền động pittông bằng tay, áp suất tối đa cho phép của chất lỏng (dầu) trong thiết bị là 400KG/cm2.Kích thước (mm): dài 460; rộng 300 ; cao 470;Trọng lượng: 8kg.
+ Nhấn biểu tượng đèn pha bên trái, khoảng 3 giây sau sẽ xuất hiện màn hình kết quả, cường độ và độ lệch của đèn pha.
+ Nhấn biểu tượng đèn cốt bên trái, khoảng 3 giây sau sẽ xuất hiện màn hình kết quả, cường độ và độ lệch của đèn cốt.
Di chuyển buồng đo đến đèn bên phải, thực hiện đo đèn pha và cốt tương tự như khi đo đèn bên trái.
Sau khi thực hiện kiểm tra xong, nhấn F3 để chuyển dữ liệu đến máy tính.
Nhấn nút F4 để thoát khỏi chương trình.
KẾT LUẬN
Thiết kế gara bảo dưỡng - sửa chữa là một đòi hỏi mà thực tế đặt ra nhằm hoàn thiện hệ thống trung tâm dịch vụ, với mục tiêu nâng cao chất lượng các dịch vụ sau bán hàng và tạo niềm tin đối với khách hàng của công ty cổ phần ô tô Hà Nội , và của các hãng ô tô Việt Nam hiện nay. Đồ án tốt nghiệp này sẽ góp phần nhỏ vào việc giải quyết nhiệm vụ đó.
Về lý thuyết đồ án đã nêu lên cơ sở khoa học của việc thiết kế gara bảo dưỡng - sửa chữa, dựa trên tình hình thực tế của thị trường và nhu cầu
bảo dưỡng - sửa chữa của khu vực, cùng với các yếu tố khách quan tác động đến nhu cầu bảo dưỡng – sửa chữa và các yêu cầu đối với việc thiết kế gara bảo dưỡng.
Trong phần tính toán, đồ án đã đi sâu vào các nội dung tính toán thiết kế kỹ thuật đối với gara bảo dưỡng – sửa chữa, đảm bảo cho gara không thiếu hoặc thừa công suất, có các trang bị phù hợp và đáp ứng được các yêu cầu đối với
bảo dưỡng – sửa chữa.
Đồ án cũng đưa ra sơ đồ tổ chức quá trình công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa xe hợp lý và đề xuất các biện pháp thiết thực nhằm bảo đảm an toàn lao động trong gara bảo dưỡng.
Qua thời gian gần 3 tháng nghiên cứu tỉ mỉ tài liệu, kết hợp với khảo sát thực tế tại công ty cổ phần ô tô Hà Nội. Với sự chủ động, nỗ lực cố gắng của bản thân cộng với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy: ThS…………., cùng các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô quân sự, Khoa Động lực, các anh tại gara bảo dưỡng công ty cổ phần ô tô Hà Nội, đến nay đồ án tốt nghiệp của em đã hoàn thành với đầy đủ nội dung được giao và theo đúng thời gian quy định.
Tuy nhiên, do khuôn khổ thời gian của đồ án có hạn nên em không thể đề cập hết mọi vấn đề có liên quan đến việc thiết kế mới hoàn toàn một gara bảo dưỡng – sửa chữa. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy và
bạn bè để bản đồ án của em được hoàn thiện hơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Nguyễn Ngọc Ban, Khai thác xe quân sự, Tập 1 và tập 2, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Năm 2003.
[2]. Nguyễn Quốc Điệt, Nguyễn Hoàng Nam, Hướng dẫn làm đồ án môn học và đồ án tốt nghiệp của phần khai thác xe quân sự - Học viện Kỹ thuật Quân sự Năm 1995.
[3]. Trịnh Minh Quang, Thông hơi công trình quân sự, Tập 1 - Học viện
Kỹ thuật Quân sự, Năm 1977.
[4]. Nguyên lý Thiết kế nhà công nghiệp, Bộ Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, năm 2003.
[5]. Nguyễn Đắc Tuyên, Nguyễn Hoàng Thế, Sử dụng bảo dưỡng - sửa chữa ô tô, Tập 1 và tập 2, Nhà xuất bản Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Năm 1989.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"