ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Ô TÔ ĐÔNG LẠNH TRÊN Ô TÔ CƠ SỞ HINO XZU650L - HBMMK3

Mã đồ án OTTN000000207
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 490MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ ô tô chasiss, bản vẽ ô tô đông lạnh, bản vẽ nóng thùng, bản vẽ vách hông phải, bản vẽ cửa sau, bản vẽ vách hông trái, bản vẽ sàn thùng xe, bản vẽ hệ thống làm lạnh, bản vẽ lắp phụ thùng xe, bản vẽ lắp thùng lên sát xi, bản vẽ lắp máy lạnh, bản vẽ sát xi thùng, bản vẽ chèn thuyêt minh…); file word (Bản thuyết minh, bản trình chiếu Powerpoint…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ Ô TÔ ĐÔNG LẠNH TRÊN Ô TÔ CƠ SỞ HINO XZU650L - HBMMK3.

Giá: 1,950,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.. 4

LỜI MỞ ĐẦU.. 5

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 6

Chương 1 : GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ THIẾT KẾ. 8

1.1 Kết cấu của ô tô đông lạnh. 8

1.2 Thông số ô tô chassis và ô tô đông lạnh đã được thiết kế trên thị trường. 8

1.2.1 Thông số ô tô chassis. 8

1.2.1.1 Xác định trọng tâm ô tô nền theo chiều dọc. 9

1.2.2 Thông số xe đông lạnh trên thị trường của hãng ô tô Trường Long. 10

1.3 Tổng quan về hệ thống lạnh trên xe tải đông lạnh. 11

1.3.1 Môi chất lạnh. 11

1.3.2 Hệ thống lạnh trên ô tô lạnh. 11

1.3.2.1 Chức năng và cấu tạo của các thiết bị. 12

1.3.2.2 Nguyên lý hoạt động. 12

1.4. Kết cấu thùng lạnh. 13

1.4.1 Tính toán thiết kế thùng của xe đông lạnh. 14

1.4.1.1 Nóc thùng. 14

1.4.1.3. Hông thùng trước, trái, phải. 17

1.4.1.4 . Vách cửa sau. 18

1.4.1.5 . Vị trí lắp cửa thùng. 19

1.4.2 Kiểm tra đọng sương. 19

1.4.3 Tính toán tổn thất nhiệt của thùng đông lạnh. 21

1.4.3.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che . 22

1.4.3.3 Xác định tải nhiệt của thiết bị lạnh và máy nén. 25

1.4.3.4 Lựa chọn dàn lạnh, dàn nóng máy nén. 25

1.5 Xác định khối lượng của một số chi tiết chính trên ô tô. 26

1.5.1 Xác định sơ bộ khối lượng của thùng đông lạnh. 26

1.5.2 Tính sơ bộ khối lượng sát xi thùng. 30

CHƯƠNG 2. TÍNH TOÁN KIỂM TRA ĐẶC TÍNH ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC Ô TÔ THIẾT KẾ. 32

2 .1 Tính toán xác định trọng tâm ô tô. 32

2.1.1 Tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc. 32

2.1.1.1 Khi ô tô không tải. 32

2.1.1.2. Khi ô tô đầy tải ; 32

2.1.2 Trọng tâm ô tô theo phương thẳng đứng. 33

2.2 Kiểm tra tính ổn định của ô tô. 33

2.2.1 Góc giới hạn lật khi ô tô lên dốc. 34

2.2.1.1 Khi ô tô không tải 34

2.2.1.2 Khi ô tô đầy tải. 35

2.2.2 Góc giới hạn lật khi ô tô xuống dốc. 35

2.2.2.1 Khi ô tô không tải. 36

2.2.2.2 Khi ô tô đầy tải. 36

2.2.3 Góc giới hạn lật trên dường nghiêng. 37

2.2.3.1 Khi ô tô không tải. 37

2.2.3.2 Khi ô tô đầy tải. 38

2.2.4 Vận tốc chuyển động giới hạn của ô tô khi quay vòng với bán kính quay vòng nhỏ nhất . 38

2.2.4.1 Khi ô tô không tải. 39

2.2.4.2 Khi ô tô đầy tải. 39

2.2.5 Kiểm tra khả năng vượt dốc theo điều kiện bám của bánh xe chủ động  40

2.3 Tính toán lại động lực học ô tô sau thiết kế. 40

2.3.1 Xác định bán kính bánh xe. 41

2.3.2 Vẽ đường đặc tính ngoài của động cơ. 41

2.3.3 Đồ thị cân bằng công suất của ôtô trên đường bằng. 43

2.3.3.1 Xây dựng đồ thị cân bằng công suất. 43

CHƯƠNG 3: TÍNH BỀN CÁC KẾT CẤU CHÍNH.. 46

3.1 Tính toán bền các kết cấu chính. 46

3.1.1 Tính bền dầm ngang sàn thùng; 46

3.1.2 Tính toán bền khung xương vách thùng. 49

3.1.2.1 Trường hợp ô tô di chuyển trên đường thẳng. 50

3.1.2.2 Trường hợp ôtô quay vòng. 52

3.1.2 Kiểm tra mối ghép giữa thùng tải và khung ô tô. 56

3.1.3 Kiểm tra mối ghép giữa dầm ngang và dầm dọc thùng hàng. 58

3.1.4 Kiểm tra mối ghép máy lạnh. 60

3.1.5 Tính khiểm tra độ bền sát xi thùng. 62

3.1.6 Tính toàn kiểm tra và lắp đặt hệ thống phụ tải của máy lạnh và đèn thùng xe. 63

3.2    Tính toán chọn dây dẫn. 65

3.2.1 Dây dẫn điện đèn trong thùng. 65

3.2.2 Tính chọn dây dẫn đèn tín hiệu xe. 65

3.3    Sơ đồ nguyên lý mạch điện hệ thống phụ tải 66

3.4    Đánh giá các hệ thống khác. 66

3.4.1 Hệ thống treo. 66

3.4.2 Hệ thống phanh. 66

3.4.3 Hệ thống lái 66

3.4.4 Hệ thống chuyển động. 67

3.4.5 Hệ thống truyền động. 67

KẾT LUẬN.. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 68

LỜI MỞ ĐẦU

   Kỹ thuật nhiệt lạnh là một trong những lĩnh vực không thể thiếu trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay. Ngay từ ngày đầu phát triển các nhà khoa học đã thấy được tầm quan trọng của nó trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm, điều hòa không khí và các lĩnh vực liên quan khác.

   Với tốc độ phát triển của nền kinh tế hiện nay đòi hỏi các ngành thực phẩm phải đảm bảo cung ứng những nguồn thực phẩm tươi sống và có thể bảo quản trong một thời gian dài bên cạnh ngành thực phẩm thì lĩnh vực điều hòa không khí cũng được quan tâm phát triển.

   Trong nền kinh tế thị trường việc giao thương của các địa phương trong nước cũng như nước ngoài là rất cần thiết. Vì vậy việc bảo quản thực phẩm được chú trọng phát triển để cung cấp đầy đủ nguồn thực phẩm cần thiết mà không làm mất đi đặc tính vốn có của sản phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu này thì phải cần có phương tiện để vận chuyển từ nơi sản xuất cho đến nơi tiêu thụ cũng như những khu trung chuyển từ kho này đến kho khác, chính vì thế ô tô đông lạnh nói riêng và các phương tiện vận chuyển khác có hệ thống bảo quản lạnh nói chung được ra đời để đáp ứng những nhu cầu cấp thiết trên.

   Là sinh viên của Trường Đại Học GTVT TP Hồ Chí Minh để thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp em được giao nghiên cứu về đề tài : Thiết kế xe tải đông lạnh trên cơ sở ô tô chassis HINO XZU650L-HBMMK3. Vì kiến thức còn hạn hẹp trong quá trình thiết kế có thiếu sót mong quý thầy cô đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt bài luận văn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

Tp. Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 20

                                                                   Sinh viên thực hiện

                                                                 ………………

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm gần đây, sự tiến bộ về khoa học kỹ thuật của nhân loại đã bước lên một tầm cao mới. Rất nhiều thành tựu khoa học kỹ thuật, các phát minh, sáng chế mang đậm chất hiện đại và có tính ứng dụng cao. Là một quốc gia có nền kinh tế đang phát triển, nước ta đã và đang có những cải cách mới để thúc đẩy kinh tế. Việc tiếp nhận, áp dụng các thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới được  nhà nước quan tâm cải tạo, đẩy mạnh sự phát triển những ngành công nghiệp mới, với mục đích đưa nước ta từ một nước nông nghiệp kém phát triển thành một nước công nghiệp phát triển. Trải qua rất nhiều năm phấn đấu và phát triển. 

2. Ý nghĩa của đề tài.

Đề tài này giúp sinh viên năm cuối khi sắp tốt nghiệp có thể củng cố kiến, tổng hợp và nâng cao kiến thức chuyên ngành cũng như những kiến thức ngoài thực tế xã hội.

Đề tài thiết kế về “Xe tải đông lạnh” giúp cho chúng em tiếp cận với thực tế . Tạo tiền đề nguồn tài liệu cho các bạn học sinh – sinh viên các khóa sau có thêm kinh nghiệm nghiên cứu, học tập về lĩnh vực ô tô chuyên dùng.

3. Mục tiêu của đề tài.

Nghiên cứu cách thức và phương pháp thiết kế xe tải đông lạnh trên cở sở ô tô chassis

4. Nhiệm vụ nghiên cứu.

Nghiên cứu cách thức đóng thùng đông lạnh lắp đặt thùng lên ô tô chassis.

Phương pháp bố trí cửa trên thùng hệ thống đóng mở cửa thùng. Các bước thực hiện lắp đặt ô tô đông lạnh từ kiến thức thực tế và từ các nguồn tài liệu.

5. Phương pháp nghiên cứu.

Dựa trên các tài liệu nghiên cứu và thiết kế ô tô chuyên dùng và những kiến thức thực tiễn tại các cơ sở thiết kế chế tạo ô tô chuyên dùng.

6. Dự kiến kết quả nghiên cứu.

Dự kiến là hoàn thành chiếc ô tô tải đông lạnh mang thương hiệu Hino dùng để vận chuyển thực phẩm tươi sống trên đoạn đường dài mà vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm.

Chương 1: GIỚI THIỆU VỀ Ô TÔ THIẾT KẾ

1.1 Kết cấu của ô tô đông lạnh.

Kết cấu của ô tô đông lạnh gồm : ô tô chassis + thùng bảo ôn + máy lạnh và các thiết bị phụ tải khác.

Ô tô đông lạnh phụ thuộc vào tải trọng và công dụng mà được chia thành các loại sau : loại tải trọng nhẹ (từ 0,5 – 1,5 tấn) dùng để vận chuyển trong nội thành loại tải trọng trung bình (từ 2 – 5 tấn) dùng để vận chuyển trong nội thành và các thành phố lân cận, loại tải nặng (từ 8 – 22 tấn) dùng để vận chuyển giữa các vùng miền và các quốc gia.

1.2 Thông số ô tô chassis và ô tô đông lạnh đã được thiết kế trên thị trường.

G1; G2: tương ứng với các trọng lượng đầy đủ tác dụng lên cầu trước và cầu sau của ô tô: G= 1375 + 800 = 2175 KG

Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau là – (b): b = L – a = 3400 – 1250,57= 2149,43 (mm)

1.3 Tổng quan về hệ thống lạnh trên xe tải đông lạnh

1.3.1 Môi chất lạnh.

Môi  chất lạnh R134a có công thức CH2F - CF3 là môi chất lạnh có chỉ số phá huỷ tầng ozon bằng 0, dùng để thay thế cho R12 ở dãy nhiệt độ cao và trung bình, đặc biệt trong điều hoà không khí. Ở dãy nhiệt độ thấp R134a không có những đặc tính thuận lợi, hiệu quả năng lượng thấp.

Trong hệ thống điều hoà không khí thường dùng loại dầu bôi trơn PAG-polyalkylenglycol hoà tan hoàn toàn trong môi chất R134a.

R134a phù hợp với hầu hết các kim loại, hợp kim, và phi kim loại chế tạo máy, trừ kẽm, nhôm, magie, chì ,hợp kim nhôm với thành phần magie lớn hơn 2% khối lượng.

1.3.2 Hệ thống lạnh trên ô tô lạnh.

Hệ thống lạnh trên ô tô lạnh loại tải trọng nhẹ và trung bình thường bao gồm các thiết bị sau:

Máy lạnh nén hơi

Dàn lạnh bay hơi trực tiếp làm lạnh sản phẩm nhờ dàn quạt đối lưu cưỡng bức. 

1.3.2.1 Chức năng và cấu tạo của các thiết bị.

Máy nén: hút hơi ra khỏi dàn lạnh nhằm duy trì áp suất không đổi trong bình bốc hơi và nén hơi đến áp suất ngưng tụ trong dàn nóng. Thường dùng máy nén nửa kín

Dàn lạnh: dùng để làm lạnh không khí. Thường dùng loại dàn lạnh  làm lạnh trực tiếp, có cánh tản nhiệt loại cánh phẳng, đối lưu cưỡng bức nhờ quạt gió. Quạt hoạt động nhờ sự truyền động của động cơ diesel qua đai truyền.

- Dàn nóng: dùng để truyền nhiệt lượng của tác nhân lạnh cho môi trường giải nhiệt. Thường dùng là loại chùm ống có cánh tản nhiệt dạng cánh phẳng, đối lưu cưỡng bức nhờ quạt gió, hoạt động nhờ sự truyền động của động cơ diesel qua đai truyền.

1.3.2.2 Nguyên lý hoạt động.

Máy nén hút hơi ở áp suất thấp, nhiệt độ thấp từ thiết bị hồi nhiệt nén lên tới nhiệt độ và áp suất cao rồi đẩy hơi môi chất lạnh này vào thiết bị ngưng tụ. Tại thiết bị ngưng tụ hơi môi chất lạnh được giải nhiệt bởi không khí và ngưng tụ thành lỏng. Ở dạng lỏng môi chất lạnh được đưa vào bình chứa cao áp. Từ bình chứa cao áp lỏng được đưa vào thiết bị hồi nhiệt và trao đổi nhiệt với hơi môi chất đến từ dàn lạnh để thành lỏng quá lạnh. 

1.4. Kết cấu thùng lạnh

Thùng xe ta chọn theo kích của xe tham khảo trên thị trường có kích thước bề mặt ngoài Trường Long Auto: 4550 x 1900 x 1990(mm).

Và một số kích thước lòng thùng tham khảo khác như:

4310x1700x1830 và 4325x1700x1850, từ những kích thước tham khảo trên thị để giảm bớt khối lượng tính trong thiết kế ta sẽ chọn kích thước thùng đông lạnh nằm trong khoảng kích thước trên ta chọn sơ bộ kích thước lòng thùng đông lạnh như sau:4220x1730x1820 mm

Các vách hông, nóc, sàn và mặt trước của thùng đông lạnh sao khi chế tạo xong sẽ được vác cạnh ghép lồng vào nhau và được liên kết với nhau bằng keo hóa chất và ri vê ở các cạnh thùng và bên ngoài được ốp lại bằng những ốp góc làm bằng vật liệu composite và cũng được liên kết với thùng bằng keo hóa chất.

1.4.2 Kiểm tra đọng sương.

Chọn: t1=37,3 ( 0C)

          t2= -25( 0C)

          j =80%.

Nhiệt độ đọng sương  tra theo  và  dựa trên biểu đồ Molier có tính tới an toàn, thực tế người ta lấy hệ số truyền nhiệt động sương làm chuẩn.

Dùng giản đồ I-d của không khí ẩm với tng = 37,30C và jtb = 80%, ta tìm được nhiệt độ điểm sương ts = 330C.                    

 Do < ks nên vách ngoài của kết cấu bao che không bị đọng sương.

1.4.3 Tính toán tổn thất nhiệt của thùng đông lạnh.

Tổng dòng nhiệt tổn thất :

Q = Q1 + Q2 + Q3 + Q4 +Q5

Với:

- Q1- tổn thất lạnh ra môi trường xung quanh, W.

- Q2- tổn thất lạnh làm lạnh sản phẩm, W.

- Q3- tổn thất lạnh để thông gió, W.

- Q4- tổn thất lạnh trong vận hành, W.

- Q5- tổn thất lạnh do sản phẩm hô hấp, W

Ô tô lạnh chỉ vận chuyển sản phẩm đã được làm lạnh đông từ trước nên không tính đến tổn thất do làm lạnh sản phẩm Q2 = 0

Do không có sự thông dòng không khí nóng từ bên ngoài vào buồng lạnh nên không có tổn thất lạnh để thông gió Q3 = 0.

Dòng nhiệt Q5 chỉ xuất hiện ở các kho lạnh bảo quản rau quả hô hấp đang trong quá trình sống, ô tô lạnh bảo quản ở nhiệt độ -250C nên không có quá trình hô hấp Q5=0

=> Vậy tổng thất lạnh thực tế cần phải tính toán cho thùng bảo ôn là: Q = Q1 + Q, (W).

1.4.3.1 Dòng nhiệt qua kết cấu bao che

Q1 = Q'1 + Q''1 + Q'''1, (W).

Với :

- Q'1- tổn thất lạnh qua các vách và mái, W.

-  Q''1- tổn thất lạnh qua sàn, W.

- Q'''1- tổn thất lạnh do bức xạ, W.

=> Vậy:    Q4 = 0,3 x (726,8 + 173,4 + 102,32 ) = 300,7(W).

1.4.3.4 Lựa chọn dàn lạnh, dàn nóng máy nén.

Từ kết quả năng suất lạnh của thiết bị lạnh ta có thể lựa chọn dàn nóng dàn lạnh và cả máy nén lạnh trên thị trường được sản suất phổ biến hiện nay là hãng máy lạnh Thermal Master. Vì vậy ta có thể dễ dàng lựa chọn máy lạnh Thermal Master T – 3000 với các thông số kĩ thuật được cho trông bảng.

Sát xi thùng được sử dụng là hai thanh thép CT3 có hình chữ Z4210x140x50x4 (mm) và 3 thanh ngang dùng thép cán định hình CT3 L700x132x50x4 (mm)

CHƯƠNG 2 : TÍNH TOÁN KIỂM TRA ĐẶC TÍNH ĐỘNG HỌC VÀ ĐỘNG LỰC HỌC Ô TÔ THIẾT KẾ

2 .1 Tính toán xác định trọng tâm ô tô

2.1.1 Tọa độ trọng tâm ô tô theo chiều dọc.

2.1.1.1 Khi ô tô không tải.

Khoảng cách từ cầu trước đến trọng tâm ô tô – (a).

a = 1795. =1743,71(mm)

Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau là – (b):

b = L – a = 3400 – 1743,71= 1656,29 (mm)

2.1.1.2. Khi ô tô đầy tải ;

Khoảng cách từ cầu trước đến trọng tâm ô tô – (a).

a =2790. =1945,84(mm)

Khoảng cách từ trọng tâm ô tô đến cầu sau là – (b):

b = L – a = 3400 – 1945,84= 1454,16 (mm)

2.2 Kiểm tra tính ổn định của ô tô.

Theo QCVN 09 :2011/BGTVT góc ổn định của ô tô là phù hợp vậy giới hạn ở trên đảm bảo điều kiện

* Nhận xét : Các giá trị ổn định của ô tô đông lạnh Hino XZU650L – HBMMK3 phù hợp  theo QCVN 09 :2011 BGTVT .

CHƯƠNG 3: TÍNH BỀN CÁC KẾT CẤU CHÍNH

3.1 Tính toán bền các kết cấu chính.

3.1.1 Tính bền dầm ngang sàn thùng.

* Các giả thiết khi tính toán:

Toàn bộ khung xương hông vách thùng tác dụng lên tác dụng lên dầm ngang tại điểm đầu dầm ngang.

Tự trọng mặt trên sàn và tải trọng của hàng rải đều trên mặt sàn

Giả thiết tiết diện của các dầm ngang có tiết diện như nhau và số lượng dầm ngang chịu lực là 10 thanh.

Các dầm ngang được làm từ gỗ thông vàng ( nhóm V) có kích thước 50x60 (mm).Có thông số đặc trưng sau.

Diện tích mặt cắt ngang A = 30 cm2

Xác định phẩn lực tác dụng lên hai gối tựa.

Với Va = Vb=> 2Va = 2.Pd + Pn.l/2 với l là chiều dài dầm ngang. Thay giá trị vào ta tính được Va = 1,14 KN

Biểu đồ mô men được tính dựa vào công thức sau: M phải = M trái  diện tích Qy

Tiến hành tính toán đảm bảo độ bền cho ngoại lực tác dụng lên

Đà ngang sàn thùng được làm bằng gỗ và có diện tích mặt cắt ngang là hình chữ nhật, diện tích F = 30 cm².

3.1.2 Tính toán bền khung xương vách thùng.

Vì các mảng của thùng đông lạnh được làm từ các khung xương, tấm composite liên kết với nhau bằng keo và foam nên tạo thành một tấm cứng nên mô hình tính toán bền được sử dụng là mô hình tấm.

Ứng suất uốn của panel dày 105mm :σu= 80 MPa (theo chứng thư giám định số: VFC.12.1.N.40.3884)

Ứng suất cho phép vật liệu: [σ]= σu/s=80/2=40 MPa (s=2: hệ số antoàn)

Khi quay vòng thì khối lượng hàng và các vách tác dụng lên vách hông 

* Kết luận: σphmax <[σ]σphmax <[σ]: Vách thùng tải đủ bền.

3.1.2 Kiểm tra mối ghép giữa thùng tải và khung ô tô

Thùng tải lắp trên khung xe được cố định bằng 8 bát liên kết (4 bát thẳng đứng và 4 bát nghiêng 45 độ ). Ngoài ra còn 4 bát chống xô ngang thùng. Giữa đà dọc sàn thùng và sát-xi ô tô có lót đệm bằng đai cao su dày 15mm. Những con bu lông khi xiết sẽ tạo ra lực ép giữa đà dọc sàn thùng và sát-xi ô tô thông qua tấm đệm cao su. 

3.1.4 Kiểm tra mối ghép máy lạnh

Điều kiện để máy lạnh không có sự xê dịch khi ô tô di chuyển:

Pms>PML; pms2> PGL

Ta có : Pms> PML ; Pms2>PGL vậy mối ghép giữa máy lạnh và thùng tải đảm bảo bền khi ô tô di chuyển trên đường .

Ghi chú:

+ A - Không kiểm tra lực xiết, tải trọng

+ B - Kiểm tra lực xiết, tính toán chính xác tải trọng kể cả lực xiết

3.1.5 Tính khiểm tra độ bền sát xi thùng

Sát xi thùng gồm 2 đà dọc chịu lực chính và 6 đà ngang phía ngoài cùng 4 đà ngang phía trong và 1 dầm ngang sát xi đầu thùng nhằm làm tăng độ cứng vững cho sát xi thùng để tiện cho việc tính toán ta chỉ xét khả năng chịu lực của hai đà dọc là chính 

=> Tổng công suất phụ tải được thiết kế lên xe là P = 140 W

Kết luận : sau khi lắp đặt hệ thống phụ tải lên ô tô được thiết kế vẫn đảm bảo hoạt động bình thường

3.4  Đánh giá các hệ thống khác

3.4.1 Hệ thống treo.

  Do trọng lượng toàn bộ, phân bố trọng lượng lên các cầu không thay đổi vẫn nằm trong giới hạn cho phép so với nguyên thủy nên hệ thống treo đủ độ bền, thông số vẫn giữ nguyên do không có thay đổi số lá nhíp của hệ thống.

3.4.3 Hệ thống lái

  Trọng lượng phân bố lên cầu trước, chiều dài cơ sở toàn bộ kết cấu của hệ thống lái không thay đổi so với ô tô nguyên thủy, nên động học lái không thay đổi tính năng vì vậy hệ thống lái vẫn đảm bảo hoạt động tốt

3.4.5 Hệ thống truyền động.

Do toàn bộ động cơ, ly hợp, hộp số các đăng, cầu sau vẫn giữ nguyên trong khi tải trọng phân bố không thay đổi nhiều so với ô tô nguyên thủy nên hệ thống truyền lực vẫn đảm bảo hoạt động tốt.

KẾT LUẬN

   Từ các hệ thống tổng thành ô tô sát xi tải HINO XZU650L sau khi đóng mới thành xe đông lạnh có thông số kĩ thuật và tính năng đông lực và động lực học phù hợp với QCVN 09 : 2011/BGTVT, các thông số này cho phép ô tô vận hành trên đường. Để xe có thể được cấp phép sản xuất thì chúng ta cần phải được cục đăng kiểm Việt Nam cấp phép đủ điều kiện theo qui định hiện hành của Cục Đăng kiểm.

   Sau một thời  nghiên cứu đề tài của mình, em đã được thầy giáo hướng dẫn là thầy: ThS …………. tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh đó là sự giúp đỡ của các thầy trong bộ môn đã hỗ trợ để em có thể hoàn thành tốt nhất luận văn này.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh – PGs Ts : Nguyễn Đức Lợi – Trường ĐHBK Hà Nội – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2005.

2. Sức bền vật liệu – Nguyễn Văn Quảng – Trường ĐHGTVT Thành Phố Hồ Chí Minh.

3. Lý thuyết ô tô máy kéo – Gs TSKH : Nguyễn Hữu Cẩn – Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Hà Nội 2005.

4. Kỹ thuật lạnh cơ sở - PGs Ts Nguyễn Đức Lợi – PGs Ts : Phạm Văn Tùy – Nhà xuất bản giáo dục.

5. Phần mềm Solidworks

6. Thông tư 42/2014/TT – BGTVT

7. QCVN 09/2015 /BGTVT

 "TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"