ĐỒ ÁN THIẾT KẾ Ô TÔ XI TÉC CHỞ XĂNG DẦU TRÊN CƠ SỞ Ô TÔ CHASSI HYUNDA HD260

Mã đồ án OTTN000000179
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 380MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe thiết kế, bản vẽ chassi cơ sở HD260, bản vẽ tổng thể bồn xitec, bản vẽ kết cấu chân xitec, bản vẽ kết cấu bên trong và đường ống, bản vẽ cửa nhập, bản vẽ lắp đặt xitec lên xe, bản vẽ cản hông, chắn bùn, bản vẽ lắp đặt ống xả, bản vẽ lắp đặt cản sau, bản vẽ bố trí HT đèn sau …); file word (Bản thuyết minh…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ Ô TÔ XI TÉC CHỞ XĂNG DẦU TRÊN CƠ SỞ Ô TÔ CHASSI HYUNDA HD260.

Giá: 1,750,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.. 1

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài 2

2. Giới thiệu nhu cầu sử dụng ô tô xi tec chở xăng dầu. 2

Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG.. 3

1.1  Các tính chất nhiên liệu: 8

1.1.1 Tính cháy nổ. 8

1.1.2 Bắt cháy: 8

1.1.3 Tự bắt cháy. 8

1.1.4 Tính nổ. 9

1.1.5 Tính điện. 10

1.1.6 Tính bay hơi 11

1.1.7 Tính ăn mòn. 12

Chương 2 : THIẾT KẾ BỒN XITÉC.. 14

2.1 Thiết kế bồn xitec. 14

2.1.1 Chiều dài xitec. 14

2.1.1.1 Toạ độ trọng tâm ô tô sát xi theo chiều dọc xe. 15

2.1.1.2 Xác định tọa độ của cụm xi tec và dầu theo chiều dọc của xe. 16

2.1.1.3 Tọa độ trọng tâm của xe đóng mới 16

2.1.2 Xác dịnh chiều rộng. 17

2.1.3 Xác định chiều cao xitec. 18

2.1.4 Bán kính lăn của xe. 26

2.1.5 Chế tạo và lắp chắn bảo hiểm phía sau. 27

2.1.6 Chế tạo và lắp chắn bảo hiểm hông ô tô. 27

2.1.7 Lắp đặt xích tiếp đất 27

2.1.8 Chế tạo và lắp đặt thang lên sàn công tác. 28

2.1.9 Lắp đặt bình cứu hoả sau ca bin. 28

2.2 Xác định tọa độ trọng tâm.. 29

2.2.1 Khi ô tô không tải. 29

2.2.2. Khi ô tô đầy tải 30

2.2.3 Xác định bán kính quay vòng của ôtô. 32

2.3 Kiểm tra ổn định ô tô. 33

2.3.1tính ổn định dọc của ô tô. 33

2.3.1.1 Tính ổn định dọc tĩnh. 33

2.3.1.2 Tính ổn định dọc động của ô tô. 37

2.3.2 Tính ổn định ngang của ô tô: 40

2.3.2.1Tính ổn định ngang của ô tô  khi chuyển động trên đường nghiêng ngang…. 40

2.3.2.2 Tính ổn định của ô tô khi chuyển động quay vòng trên bằng. 42

2.3.3 Tính kiểm tra khả năng vượt dốc theo điều kiện bám của bánh xe chủ động với mặt đường  45

Chương 3: TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC.. 46

3.1  Tính toán các thông số động lực học của ô tô. 46

3.1.1  Công suất động cơ ne ứng với số vòng quay trên động cơ ne. 46

3.1.1.1 Xây dựng đồ thị đặc tính ngoài động cơ. 46

3.1.1.2 Môment xoắn trên trục khuỷu động cơ. 49

3.1.2  Lập đồ thị cân bằng công suất của ô tô. 50

3.1.3. Lập đồ thị cân bằng lực kéo của ô tô. 52

3.1.4  Lập đồ thị đặc tính động học của ô tô. 56

3.1.5  Lập đồ thị gia tốc của ô tô. 58

3.2 Tính toán hệ thống cấp phát nhiên liệu. 61

Chương 4 :TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CÁC KẾT CẤU BỀN.. 64

4.1 Tính toán sức bền xitec. 64

4.1.1 Ttính sức bền mặt đầu xi-téc. 64

4.1.2 Tính sức bền mặt đầu xi-téc. 65

4.1.3 Tính sức bền thân xi-téc. 67

4.2 Tính toán sức bền mối lắp. 69

4.2.1  Lực quán tính lớn nhất khi phanh. 69

4.2.2  Lực quán tính ly tâm lớn nhất 70

4.2.3  Kiểm tra bền bulông lắp ghép. 70

4.2.4  Kiểm tra bền các mối hàn. 71

4.2.4.1  Kiểm tra bền mối hàn chân đế bồn. 71

4.2.4.2  Kiểm tra bền mối hàn giữa đầu và thân xi-téc. 71

Chương 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG SẢN PHẨM... 73

5.1 Quy trình thực hiện. 74

5.2 Huớng dẫn vận hành. 80

5.2.1 Trước khi nạp và xả dầu. 80

5.2.2 các quy định an toàn.. 81

5.2.3 Nạp dầu cho xi tec. 81

5.2.4 Xả dầu từ xi tec xuống bồn. 81

5.2.5 Bơm dầu từ xi tec sang bồn, hay sang xe chứa dầu khác. 82

5.2.6 Thao tác sau khi tra nạp nhiên liệu xong. 82

KẾT LUẬN.. 83

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 84

PHỤ LỤC.. 85

LỜI NÓI ĐẦU

   Giao thông là một lĩnh vực quan trọng trong bất kì thời đại nào của xã hội loài người. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như những tiến bộ vượt bậc trong đời sống xã hội nhu cầu về đi lại, vận chuyển của con người tăng lên rất nhiều. Với những thành tựu to lớn trong ngành công nghiệp sản xuất ô tô đã và đang phát triển trong hơn 100 năm qua, lĩnh vực giao thông vận tải đường bộ ngày càng chứng tỏ được ưu điểm vượt trội và luôn giữ vũng trong lĩnh vực giao thông vận tải.

   Với mức độ phát triển của nước ta hiện nay, giao thông vận tải đường bộ vẫn chiếm vị thế quan trọng nhất trong lĩnh vực giao thông vận tải, với hình thức vận tải bằng ô tô chủ yếu. Mức độ sử dụng ô tô hiện nay, cũng như với  lượng xe ô tô tiêu thụ ở thị trường nước ta hiện nay yêu cầu lượng lớn kĩ thuật viên, những người hiểu biết ô tô. Việc hiểu và nắm rõ về thiết kế, sử dụng, khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa là những yếu tố cần thiết và quan trọng đối với sinh viên cơ khí ô tô.

     Nhằm cũng cố và hệ thống lại khối kiến thức đã học, e đã chọn đề tài: “Thiết kế ô tô xi téc chở xăng dầu trên cơ sở ô tô chassi Hyundai HD260”

   Sau hơn 3 tháng tìm hiểu nghiên cứu cùng vơí sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo: …………… đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao. Với những hạn chế nhận thức về nhiều mặt, đồ án này không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong được sự thông cảm và nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các thầy giáo, cô giáo, các kỹ sư cũng như các bạn bè sinh viên.

                                                      Tp Hcm, ngày … tháng … năm 20…

                                                    Sinh viên thực hiện

                                                     ……………..

1. Mục đích và ý nghĩa của đề tài

Sự phát triển to lớn của tất cả các ngành kinh tế quốc dân đòi hỏi cần chuyên chở khối lượng lớn hàng hoá. Tính cơ động cao, tính việt dã và khả năng hoạt động trong những điều kiện khác nhau đã tạo cho ô tô trở thành những phương tiện chủ yếu để chuyên chở hàng hoá và hành khách. Với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, ngành chế tạo ô tô nói chung đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Ôtô ngày nay càng được cải thiện, tải trọng vận chuyển tăng lên, tốc độ ngày càng cao, tính kinh tế và độ bền nâng cao.

2. Giới thiệu nhu cầu sử dụng ô tô xi tec chở xăng dầu

Trong giai đoạn hiện nay ngành giao thông vận tải đang trên đà phát triển mạnh mẽ, hoà nhập với tốc độ phát triển của các ngành công nghiệp, đáp ứng nhu cầu về phương tiện đi lại và vận chuyển hàng hoá, phục vụ đời sống sinh hoạt của nhân dân và xã hội. Nước ta hiện đang trên đà phát triển, đang trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước ngày một gia tăng. Xăng dầu đó chính là một năng lượng không thể thiếu ở bất kỳ nơi đâu. 

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG

  Do nhu cầu vận chuyển và phân phối xăng dầu từ các đầu mối đến các đại lý xăng dầu cung cấp cho người tiêu dùng. Trên cơ sở tìm hiểu nhu cầu thị trường và phân tích các đặc điểm kỹ thuật trên chassi cơ sở HYUNDAI HD260 do Hàn Quốc sản xuất phù hợp với TCN và TCVN về thiết kế ô tô xitec chở nhiên liệu phù hợp nhu cầu trong nước nên tôi chọn khung cơ sở trên để thiết kế xe bồn chở nhiên liệu. 

-  Không làm ảnh hưởng đến chất lượng độ bền của chassi.

-  Đảm bảo các thông số về khoảng cách từ sàn đến trần xe, chiều dài của xe, cản hông, cản đuôi theo quy định của TCVN và các tiêu chuẩn có liên quan.

-  Đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật và các yêu cầu sử dụng của ô tô.

-  Phù hợp với vật tư và công nghệ trong điều kiện của Việt Nam.

-  Xe cơ sở phải có nhiều cầu chủ động : do thiết bị phải vận chuyển khối lượng xăng dầu lớn. Quá trình vận chuyển tương đối xa vì các đầu mối xăng dầu luôn nằm cách ly khu vực dân cư.

1.1 Các tính chất nhiên liệu

Nhiên liệu là một dạng tài nguyên năng lượng không phục hồi được.

1.1.1 Tính cháy nổ

Quá trình cháy là những phản ứng hoá học giữa chất cháy và chất oxi hoá xảy ra nhanh, phức tạp, toả nhiều nhiệt và thường có ngọn lửa.

Chớp cháy là quá trình cháy xảy ra trong khoảnh khắc, hỗn hợp nhiên liệu với không khí tiếp xúc với ngọn lửa của vật thể nóng.

1.1.3 Tự bắt cháy

Là sự bắt cháy xảy ra nhanh khi oxy của không khí oxy hoá nhiên liệu đã được nung tới một nhiệt độ xác định mà không cần tiếp xúc với ngọn lửa

Nhiệt độ bắt cháy là nhiệt độ thấp nhất,tại đó nhiên liệu và không khí tự bắt cháy được mà không cần nguồn cháy từ bên ngoài, nhiệt độ tự cháy lớn hơn nhiệt độ bắt cháy hàng trăm độ.

1.1.4 Tính nổ

Hơi của nhiên liệu trộn với không khí với tỉ lệ thích hợp gặp lửa sẽ nổ, nổ là phản ứng hoá học xảy ra rất nhanh trong khoảnh khắc giải phóng ra một lượng nhiệt rất lớn và các sản phẩm khí.

Giới hạn nổ là giới hạn về tỉ lệ, giữa hỗn hợp hơi nhiên liệu với không khí mà ở đó sẽ gây nổ, giới hạn này được xác định bằng % thể tích hoặc khối lượng.

1.1.6 Tính bay hơi

Tính bay hơi đặc trưng cho khả năng chuyển từ trạng thái lỏng sang trạng thái hơi của nhiên liệu.

Nhiên liệu có độ cất thấp : dễ bốc hơi

Nhiên liệu có độ cất cao  : khó bay hơi

CHƯƠNG 2 : THIẾT KẾ BỒN XITEC

2.1 Thiết kế bồn xitec  

2.1.1 Chiều dài xitec

- G1 : Trọng lượng của sát xi HD260

- G2: Trọng lượng của xi tec và dầu

- ð Tọa độ trọng tâm của ô tô sát xi theo chiều dọc xe là: 2491 (mm)

Toạ độ trọng tâm của ô tô sát xi theo chiều dọc xe khi có kíp lái trong buồng lái:

Ta xem trọng lượng của kíp lái chỉ tác dụng lên cầu trước của ô tô. Lúc này trọng lượng ở cầu trước là:

m1 = m1 + n.Gng = 4190 + 3.65 = 4385 (kG)

Trong đó:

- n = 3 (người): số người ngồi trên cabin

- Gng = 65 (kG): trọng lượng của mỗi người

Trọng lượng của ô tô sat xi khi có kíp lái là: G1 = m1+ m2 = 4385 + 4160 = 8545 (kG)

Để tiện cho việc sửa chữa cho xe, ta chọn khoảng cách từ đuôi bầu lọc gió đến đầu xi tec là: 400 (mm).

Lth = x4 – (750 + 400) = 4471 – 1150 = 3321 (mm).

=>  Lth = 3321.2= 6642(mm).

Ta chọn chiều dài của xi tec là: 6600 (mm).

Tính từ vị trí trọng tâm của xitec đến trục cân bằng của xe là : x = 5000 – (750+400+3300) = 550 mm.   

2.1.2  Xác định chiều rộng 

Theo luật của giao thông đường bộ: Chiều rộng của xe không vượt quá 2500 mm, do đó ta chọn bề rộng xitec: b < 2500(mm).  Để tránh va chạm khi di chuyển trên đườngTa chọn chiều rộng của xi tec là: b = 2400 mm

2.1.3 Xác định chiều cao xitec

Ta có:

Gdầu+xitec = 19505 (kg)

Trong đó:

Gxitec =  Gbệđỡxitec + Gchitiếtphụ + Gvỏ xitec + Gcổ nắp

+ Mỗi khoang có một cửa nạpØ250x4. Các khoang đều có một đường ống xả xăng dầu thép ống  Ø80 x 4

+ Mỗi khoang đều có một bầu lắng cặn đặt cùng vị trí ở vị trí thấp nhất đặt đầu đoạn ống xả xăng dầu:

Trọng lượng cụm cửa nạp và đường ống xả: Gcx = 90 (kg)

+ Ở bên xi tec có bố trí hai hộp đựng dụng cụ sữa chữa:

Gdc =32 (kg)

+ Thang lên xuống sàn công tác gắn phía sau xitec được chế tạo từ vật liệu C20 thép ống Ø 20

Gthang = 20 (kg)

+ Hai bên xi tec có làm 2 hộp đựng ống nối bằng tôn làm bằng vật liệu CT3, sử dụng thép tấm hàn ghép có bề dày 1.5mm. Chiều dài mỗi hộp bằng chiều dài của xitec và bằng 6600 mm, chiều rộng 270 mm

Ghộp đựng = 2.Vhộp đựng .g = 2. Shộp đựng . δ.g

Ghộp đựng =  2.6,6.0,27.0,0015.7800 = 43,88 (kg)

Vậy trọng lượng các chi tiết phụ:

Gchitiếtphụ = Gcx + Gdcụ + Gthang+ G + Goh + Gthành chắn trên + Gxb

Gchitiếtphụ = 90 + 32 + 20 + 43,88 + 30+ 14,82= 230,7 (kg)

Gchitiếtphụ = 231,48 (kg)

+ Hai bên chân xi tec làm gân tăng cứng. mỗi chân bố trí một gân tăng cứng. Chiều dài gân bằng chiều dài của chân xi tec L=6600 mm

Trọng lượng riêng của thép trên một đơn vị chiều dài là: 5.8 Kg/m

+ Kết luận:

Gía trị a = 1300 là thoả mãn ứng với Vdầu = 16000 lít.

Xi tec thiết kế:

Lxt = 6600 mm, chiều cao a = 1300mm, chiều rộng b = 2400 mm.

Trọng lượng bản thân ô tô thiết kế :

Go(ô tô thiết kế)=Gsat xi+Gchắnhông, chắn bùn, chắn bảo hiểm+Gxitec =8350 +100 +2505= 10955(kg).

Go(ô tô thiết kế) = 10955 (kg).

Trọng lượng toàn bộ của ô tô thiết kế :

Ga(ô tô thiết kế) = 10955+ 195 + 12768 = 23918 (kg)

2.1.5 Chế tạo và lắp chắn bảo hiểm phía sau

Để đảm bảo cho ô tô an toàn khi chuyển động, trên ô tô ta lắp thêm chắn bảo hiểm phía sau.

Chắn bảo hiểm phía sau được chế tạo từ thép CT3.

2.1.6 Chế tạo và lắp chắn bảo hiểm hông ô tô

Để bảo vệ cho xe và xi tec xăng dầu được an toàn ta thiết kế thêm chắn bảo hiểm ở  hai bên hông.

Chắn bảo hiểm bên hông của ô tô được làm bằng thép CT3.

2.1.8 Chế tạo và lắp đặt thang lên sàn công tác

Để tiện cho việc lên xuống, ta lắp thêm thang lên sàn công tác và được gắn bên hông xitec.

Thang lên xuống sàn công tác được chế tạo từ thép ống C20, Ø20.

 2.2.3 Xác định bán kính quay vòng của ôtô

Bán kính quay vòng nhỏ nhất theo vệt bánh xe trước phía ngoài được tính  theo công thức:

Rqmin = L / sin q + B/ (2cosq)

Trong đó:

q - Góc quay  trung bình của các bánh xe dẫn hướng q = 31o;

L  - Chiều dài cơ sở (tương đương) của ôtô

B - Khoảng cách tâm hai trụ đứng của cầu trước

 Bán kính quay vòng nhỏ nhất tính đến tâm đối xứng dọc ô tô: Rmin = L.cotgq (m)

2.3 Kiểm tra ổn định ô tô

Tính ổn định của ô tô là khả năng đảm bảo giữ được quỹ đạo chuyển động theo yêu cầu trong mọi điều kiện chuyển động khác nhau.

- Tính ổn định dọc tĩnh của ô tô là khả năng đảm bảo cho xe không bị lật hoặc không bị trượt khi đứng yên trên đường dốc.

- Điều kiện tính toán:

Bài toán phẳng, khảo sát mặt phẳng dọc xe.

Ô tô đứng yên trên dốc.

Chúng ta xét sự lật đổ của ô tô qua điểm O1 khi xe quay đầu xuống dốc, khi bắt đầu bị lật đổ, tức là tổng phản lực của mặt đường tác dụng lên các bánh xe sau bằng không ( Z2 = 0). Lúc đó tổng phản lực của mặt đường tác dụng lên các bánh xe trước có trị số là Z1 = Gcosα Để tránh sự trượt lăn của xe xuống dốc ta đặt phanh ở các bánh xe trước với lực phanh P1p.

- Nhận xét:

+ Góc dốc giới hạn khi xe bị trượt và bị lật phụ thuộc vào thông số kết cấu ô tô và hệ số bám dọc của bánh xe với mặt đường.

+ Góc giới hạn khi xe bị trượt nhỏ hơn khi xe bị lật đảm bảo yêu cầu về tính ổn định của ô tô.

+ Đảm bảo hoạt động ổn định trong điều kiện đường xá Việt Nam.

CHƯƠNG 3: TÍNH TOÁN ĐỘNG LỰC HỌC

3.1 Tính toán các thông số động lực học của ô tô

3.1.1 Công suất động cơ Ne ứng với số vòng quay trên động cơ ne.

Suy ra:  e = λ. N = λ.(π.nN)/30 = λ.(3,14.2000)/30 = 209. λ

Đối với động cơ diesel ta chọn : λ = 1

Từ (1) và (2) ta có : N­e = Ne ­max .K                                                                                              

Mô men xoắn động cơ tính theo công thức: Me  = (103. N­e)/ e

Trong đó:

- Me(Nm) : Mô men xoắn động cơ.

- N­e [kW]: công suất hữu ích của động cơ.

- e [rad/s]: Tốc độ góc của động cơ.

Ta cần xác định các hệ số a, b, c.

Thay số vào ta có giá trị của a, b, c là:

a = [1,22. 1,65 .(2- 1,65)-1]/[ 1,65.(2- 1,65)-1] = 0,69.

 b = (1-0,69)/(1-0,5.1,65) = 1,77.

c = 1,65.(1,77/2) = 1,46.

3.1.2 Lập đồ thị cân bằng công suất của ô tô   

Ta xây dựng đồ thị quan hệ giữa công suất phát ra của động cơ, công suất tại bánh xe chủ động với công suất cản trong quá trình chuyển động phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của ôtô.

Thay số vào ta có: Nk=0,89.Ne

Ta được giá trị của vận tốc và công suất tương ứng với các tốc độ của động cơ. Giá trị về vận tốc và công suất khi ôtô chuyển.

3.1.3. Lập đồ thị cân bằng lực kéo của ô tô

Lực kéo tiếp tuyến ở các bánh xe chủ động của ôtô được sử dụng để khắc phục các lực cản chuyển động sau đây: lực cản lăn, lực cản dốc, lực cản không khí, lực quán tính. Biểu thức cân bằng giữa lực kéo tiếp tuyến ở bánh xe chủ động và tất cả các lực cản riêng biệt được gọi là phương trình cân bằng lực kéo của ôtô. 

Để biểu diễn phương trình cân bằng lực kéo ôtô dưới dạng đồ thị, chúng ta xây dựng quan hệ giữa lực kéo phát ra tại các bánh xe chủ động Pk và các lực cản chuyển động phụ thuộc vào vận tốc chuyển động của ô tô, nghĩa là: P = f(v).

3.2 Tính toán hệ thống cấp phát nhiên liệu

 Động cơ xe Hyundai là động cơ dizel, 4 kỳ. Có công suất lớn nhất là : 248 KW, ở số vòng quay 2000 v/phút.

3.2.1 Tính lưu lượng

Chọn đường kính ống hút : dh  = 100 mm =0,1 m. v=0,5-1.5 m/s

Chọn đường kính ống đẩy : dđ = 100 mm = 0,1 m.

Vậy: d = dh = dđ = 0,1 m.

Chất lỏng là dầu ở 400 C.

Chọn chiều dài đường ống hút là : lh = 3,5 m.

Chọn chiều dài đường ống đẩy là : lđ = 6 m.

Chọn chiều cao Hđh = 3m.

Lưu lượng yêu cầu của bơm là : Q = 5,92.10-3 m/s

Thời gian bơm hết nhiên liệu từ bồn ra bình chứa là 45 phút.

Dung tích của bồn chứa 16.000 lít = 16 m3

Giả sử bỏ qua mất năng trong đường ống, do chiều dài đường ống là khá ngắn và mất năng cục bộ tại các điểm dòng chảy co hẹp hay mở rộng.

Khi chọn hộp trích công suất để kéo bơm, cần phải chọn công suất lớn hơn công suất tại trục bơm để đề phòng các trường hợp quá tải bất thường và bù vào tổn thất do truyền động từ động cơ đến bơm.

3.2.2 Hệ thống bố trí dưới đáy xitec

Mô tả nguyên lý hoạt động:

Nhiên liệu được cấp vào từ trạm bơm thông qua nắp trên đỉnh xi téc và đưa nhiên liệu ra xi téc bằng trọng lượng của chất lỏng thông qua hệ thống đường ống bố trí dưới đáy xi téc.

Nhập nhiên liệu vào xe bồn : dầu ở kho chứa vào cửa số 3 của van  bốn cửa, lúc này cần gạt của van sẽ ở vị trí nào đó sao cho cửa số 3 nối với cửa số 2, nhiên liệu đi tiếp qua bơm vào cửa 1 và thông qua cửa số 4 để vào ống góp, muốn nhập nhiên liệu vào khoang nào thì ta mở van của khoang đó.

CHƯƠNG 4 : TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CÁC KẾT CẤU BỀN CHÍNH

4.1 Tính toán sức bền xitec

4.1.1 Tính sức bền mặt đầu xi-téc

Xi téc được phân làm 04 ngăn 5 / 3/ 3/ 5m3. Vì vậy ta chỉ tính bền cho ngăn chứa lớn nhất 5m3.

Ap lực tác dụng lên tấm vỏ xi téc do trọng lượng nhiên liệu vận chuyển:

p = Gp5 /F5

Gp6 = 4000 kG : Tải trọng nhiên liệu vận chuyển trong ngăn 05m3.

F6 : Diện tích bề mặt xi-tec trong ngăn 05m3.

F6 = CV*L = 6,7 *1,4 = 9,38 m2

Suy ra:  p = 426 kG/m2  =  0,426 tấn/m2

Để thuận tiện và nhanh chóng trong quá trình tính toán ta có thể dùng phần mềm tính toán sức bền SAP2000.

4.1.2 Tính sức bền mặt đầu xi-tec

Tính gần đúng mặt đầu elip (2,4x1,3m) tương đương tấm tròn có:                

Bán kính:         2000 mm

Bề dày:             4 mm

Áp lực :            0,426 tấn/m2

Đơn vị tính:     Tấn / mét

Ứng suất lớn nhất: smax = 8,8.103(tấn/m2) = 8,8 (kN/cm2) CT3 = 16 (kN/cm2). Thoả mãn bền.

Kết luận:  Từ các tính toán kết quả trên thì xi téc đủ bền.

4.2 Tính toán sức bền mối lắp

Mối liên kết giữa thùng và xe cơ sở:

Liên kết cứng: Khung và vỏ được liên kết cứng với nhau hay ghép bằng bulông đinh tán. Do đó tải trọng tác dụng lên cả thùng và vỏ. Khi có lực tác dụng từ mặt đường lên hay từ tải trọng xuống , cả khung và vỏ đều chịu lực.

Thùng được lắp lên ô tô sát-xi thông qua 10 bu lông quang M20 và 6 pát chống xô dọc. Để đơn giản trong quá trình tính toán ta chỉ tính toán kiểm nghiệm cho 10 bu lông quang M20. Ngoại lực tác dụng lên các bu-lông liên kết chịu tác dụng của hai ngoại lực chính: lực quán tính khi phanh và lực quán tính ly tâm.

4.2.1 Lực quán tính lớn nhất khi phanh

Xuất hiện khi ô tô di chuyển với vận tốc lớn và phanh đột ngột.

Pj = (Go x jphmax)/g

Trong đó:

- Go = 19505 (kG) : Trọng lượng bồn chứa và nhiên liệu vận chuyển.

- jphmax = 7 (m/s2):  Gia tốc phanh cực đại 6,5-7 (m/s2)

Thay vào ta tính được: Pj = 13653 (kG)

4.2.3 Kiểm tra bền bulông lắp ghép

Trong quá trình ô tô di chuyển hai ngoại lực trên thường không đồng thời xuất hiện, nên ta chỉ lấy giá trị lớn nhất một trong hai lực trên để tính toán. Mặt khác bồn được lắp lên khung thông qua lớp đệm cao su, nên lực siết tối thiểu trên các bu lông tạo lực ma sát giữa chân bồn – cao su – dầm dọc ô tô sát xi.

Thay vào ta tính được:  = 13,58(kG/mm2) <  = 18,0 (kG/mm2)

Kết luận: Từ tính toán lên cho thấy các bu lông liên kết bồn nhiên liệu với khung ô tô bảo đảm điều kiện bền khi ô tô di chuyển.

Chương 5: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG SẢN PHẨM

Ô tô xi téc chở nhiên liệu được thiết kế trên cơ sở lắp xi-téc 16.000 lít lên ô tô sát-xi hiệu Hyundai HD260. Xi téc được chia làm 4 ngăn để giảm dao động của nhiên liệu trong xi téc. Xi téc theo TCVN 4162-85, sau khi chế tạo có giấy xác nhận chất lượng sản phẩm của cơ quan quản lý nhà nước có đủ thẩm quyền cấp trước khi sử dụng, bảo đảm tính ổn định của xe khi di chuyển. Ở mỗi ngăn được bố trí một nắp phía trên. Ôtô xi téc thiết kế phù hợp với các tiêu chuẩn sau :

- Thiết kế để sản xuất lắp ráp mang nhãn hiệu hàng hóa trong nước theo quyết định 34/2005/QĐ-BGTVT.

- Ôtô thiết kế được chứng nhận về phòng cháy, chữa cháy của cơ quan có thẩm quyền cấp như: các thiết bị phòng hỏa, xích tiếp đất và chuyển ống xả lên phía đầu ôtô.

5.1 Quy trình thực hiện

- Bước 1 : Gia công bồn chứa nhiên liệu 16000 lít.

- Bước 3 : Khoan lỗ Æ14 trên sát xi và lắp bồn lên sát xi.

- Bước 4 : Gia công và lắp các thiết bị phụ: vè chắn bùn, rào cản hông, lắp hệ thống đèn sau, đèn báo, …

- Bước 6: Sơn 

5.2 Huớng dẫn vận hành

5.2.1 Trước khi nạp và xả dầu           

- Lốp có bị cắt không, các ốc siết, và áp lực của lốp theo quy định.

- Mức dầu của động cơ.

- Mức chất lỏng làm mát.

- Các vòi cao su và các đai.

- Mức dầu tay lái ở bình chứa.

- Mức dầu ở hộp số.

5.2.3. Nạp dầu cho xi tec

- Đem xe đến vị trí quy định, trả cần về vị trí số không và cài phanh dừng xe (phanh tay).

- Chèn xe.

- Kiểm tra hệ thống khoá.

5.2.5 Bơm dầu từ xi tec sang bồn, hay sang xe chứa dầu khác

- Đem xe đến vị trí quy định, trả cần về vị trí số không và cài phanh dừng xe(phanh tay).

- Chèn xe.

- Nối cáp tĩnh điện.

- Lắp các đường ống để chuẩn bị bơm.

- Mở khoá, vặn xupáp cho dầu điền đầy chất lỏng ở đường ống hút của bơm.

KẾT LUẬN

   Sau hơn ba tháng làm việc liên tục, nghiêm túc với mong muốn hoàn thành đồ án một cách tốt nhất, đến nay em đã hoàn thành. Về cơ bản “Thiết kế ô tô xi tec chở xăng dầu trên cơ sở ô tô sat xi Hyundai HD260” đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra là đảm bảo an toàn cho xe chuyển động trên đường và đúng với các quy định của TCVN về kết cấu xi tec.

   Trong đồ án này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định, một lần nữa em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp, bổ sung của quý thầy cô giáo và các bạn để đề tài này hoàn thiện hơn.

   Em xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đỗ Sanh, Nguyễn Văn Đình. “Cơ Học”. Hà Nội: NXB Giáo dục; 2001.

[2]. Tiêu chuẩn xi-tec ô tô TCVN 4162-85.

[3]. Catalog ô tô HYUNDAI.

[4]. Nguyễn Văn Yến. “Chi tiết máy”. Hà Nội: NXB Khoa học kỹ thuật; 1999.

[5]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái, Nguyễn Văn Tài,

Lê Thị Vàng. “Lý thuyết ô tô”. Hà Nội: NXB Khoa học và kỹ thuật; 1998.

[6]. Đinh Ngọc Aí, Đặng Huy Chí, Nguyễn Phước Hoàng, Phạm Đức Nhuận.“Thủy lực và máy thủy lực”. Hà Nội: NXB Đại học trung học chuyên  nghiệp; 1972.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"