ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC

Mã đồ án CKMCNCT02291
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D, 3D (Bản vẽ chi tiết 2D, 3D nắp vỏ hộp giảm tốc, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá 2D, 3D… ); file word (Bản thuyết minh… ). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện chi tiết tiêu chuẩn............ THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU……1

Chương I: GIỚI THIỆU CHUNG NGHÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY…….2

Chương II: PHÂN TÍCH VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT……………3

Chương III: SƠ BỘ QUY TRÌNH GIA CÔNG NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC…….5

Chương IV: TÍNH LƯỢNG DƯ CHO MỘT BỀ MẶT VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ LỒNG PHÔI……6

Chương V: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC………8

Nguyên công I: Đúc phôi

Nguyên công II: Phay mặt đáy

Nguyờn cụng III: Phay mặt nắp hộp                          

Nguyên công IV: Phay 2 mặt bên hộp                                                

Nguyên công V: Khoan - doa 2 lỗ f6, khoan 8 lỗ f6, khoan 4 lỗ f9

Nguyên công VI: Khoan taro 6 lỗ M8 trờn nắp hộp

Nguyên công VII: Khoan - khoét mặt đầu-taro 2 lỗ M12

Nguyờn cụng  VIII: Khoan doa 2 lỗ cụn f5

Nguyờn cụng  IX: Khoét - doa lỗ f58

Nguyờn cụng X : Khoan taro 6 lỗ M6 mặt bờn hộp

CHƯƠNG VI: TÍNH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

1. Xác định cơ cấu của đồ gá:

2. Tính cơ cấu kẹp:

3. Tính sai số cho phép của đồ gá:

MỤC LỤC……59

KẾT LUẬN………60

TÀI LIỆU THAM KHẢO…….61

LỜI NÓI ĐẦU

Hiện nay nước ta đang thực hiện công cuộc : “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ”. Muốn thực hiện điều này thì một trong những ngành cần được quan tâm phát triển mạnh đó là ngành cơ khí chế tạo. Bởi lẽ ngành cơ khí chế tạo la ngành đóng vai trò quan trong trọng việc sản xuất ra các loại máy móc thiết bị, các công cụ phục vụ các ngành công nghiệp khác. Tạo tiền đề cho sự phát triển các ngành công nghiệp khác phát triển mạnh hơn.

Ngành công nghệ chế tạo máy là một ngành trong ngành cơ khi , nó có nhiệm vụ nghiên cứu, thiết kết và tổ chức thực hiện quá trình chế tạo sản phẩm cơ khí đạt được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuất trong điều kiện sản xuất cụ thể.

Mục đích của việc làm đồ án môn học là: Củng cố toàn bộ kiến thức đã được học ơ trường, ngoài ra nó cong giúp sinh viên độc lập hơn trong suy nghĩ, trong sáng tạo cũng như trách nhiệm đối với công việc được giao phó.

Đợt thiết kế đồ án môn học này em được giao nhiệm vụ: “Thiết kế qui trình công nghệ gia công chi tiết Nắp Vỏ Hộp Giảm Tốc”.

Từ nhứng kiến thức đã được học và đặc biệt là sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo: Th.s………… và các thầy cô giáo khác trong khoa cơ khí em đã cố gắng đưa ra một phương án công nghệ nhằm chế tạo ra chi tiết nắp hộp đạt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tối ưu nhất nhưng lại phù hợp với điều kiện gia công bằng những thiết bị máy móc truyền thống.

Do khả năng hiều biết của em còn hạn chế so với yêu cầu kỹ thuật của chi tiết. Vì vậy phương án công nghệ của em đưa ra không thể tránh khỏi sai sót nên rất mong được sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô.

Qua đây cho em được gửi lời cảm ơn đến thầy giáo: và các thầy cô giáo khác trong khoa cơ khí đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này.

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY

Ngành chế tạo máy đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra các máy móc, thiết bị cho tất cả mọi ngành trong nền kinh tế quốc dân. Có thể nói rằng không có ngành chế tạo máy thì không tồn tại các ngành công nghiệp khác. Vì vậy việc phát triển khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực công nghệ chế tạo máy có ý nghĩa hàng đầu nhằm thiết kế, hoàn thiện và vận dụng các phương pháp chế tạo, tổ chức và điều khiển quá trình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

Để làm công nghệ được tốt cần có sự hiểu biết sâu rộng về các môn học như: Sức bền vật liệu, nguyên lý máy, máy cắt, nguyên lý cắt, các môn học tính toán và thiết kế đồ gá, thiêt kế nhà máy cơ khí.

CHƯƠNG II

PHÂN TÍCH CHI TIẾT VÀ XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

I. PHÂN TÍCH CHI TIẾT

1. Phân tích chức năng làm việc của chi tiết:

Chi tiết: Nắp vỏ hộp giảm tốc là một bộ phận của vỏ máy, nó có tác dụng che chắn cho các cơ cấu cơ khí bên trong của máy. Chi tiết này làm việc chủ yếu ở 2 bề mặt chính đó là: mặt đáy, mặt lỗ lắp ổ lăn ngoài ra còn các lỗ phụ để lắp bulong và chốt định vị

2. Phân tích tính công nghệ trong kết cấu của chi tiết:

Nhìn chung tính công nghệ gia công chi tiết này không phức tạp. Đây là chi tiết có kết cấu đơn giản, có thể gia công bằng các loại dụng cụ cắt thông thường, phôi dễ chế tạo, các nguyên công gia công chủ yếu trên máy khoan và máy phay.

Tuy nhiên ở 1 số bề mặt trụ cần gia công với độ chính xác cao như: mặt lỗ 38mm thỡ phải dung mỏy gia cụng chính xác cao như doa,  

 Lỗ ren M12,M6 chỉ cần khoan và taro là đạt yêu cầu, nằm trên mặt thoáng dễ gia công. Chỉ có các bề mặt này là làm việc còn các bề mặt khác không cần gia công.

3. Phân tích yêu cầu kỹ thuật:

Về yêu cầu kỹ thuật của chi tiết: ở đây ta chỉ cần xác định yêu cầu kỹ thuật cho hai bề mặt trụ trong, hai bề mặt yêu cầu độ chính xác rất cao là hai bề mặt làm việc chính. Yêu cầu kỹ thuật cần đạt:

* Độ khụng vuông góc giữa đường tâm lỗ 38mm, với mặt đầu là 0.02

* Độ khụng  phẳng của mặt phẳng đáy hộp là 0,05

Ngoài ra để đạt được chất lượng tốt chúng ta phải chú ý đến dung sai của các kích thước chiều dài và chiều cao của chi tiết.

II. XÁC ĐỊNH DẠNG SẢN XUẤT

1. Mục đích của việc xác định dạng sản xuất:

Việc xác định dạng sản xuất có ý nghĩa rất lớn đến quá trình thiết kếqua trình công nghệ, nó góp phần quan trọng trong việc tính toán chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cụ thể: nếu như dạng sản xuất là đơn chiếc thì ta có thể tập trung nguyên công, dùng đồ gá vạn năng thay cho đồ gá chuyên dùng như vậy sẽ giảm được chi phí gia công.

2. Xác định dạng sản xuất:

Sử dụng phần mềm Solidwork sau khi gán vật liệu ta có: 

Trọng lượng của chi tiết là Q= 4.17(Kg)

Dựa vào bảng xác định dạng sản xuất xác định dạng sản xuất là sản xuất hàng khối

CHƯƠNG III

SƠ BỘ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC

I. LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN CHẾ TẠO PHÔI

1. Cơ sở việc lựa chọn phôi:

- Để chế tạo được một chi tiết máy đạt yêu cầu kinh tế, kĩ thuật thì người thiết kế phải xác định kích thướccủa phôi sao cho thích hợp. Việc lựa chọn phôi phải dựa trên cơ sở sau:

+ Vật liệu chế tạo phôi , cơ tính của vật liệu.

+ Hình dáng kích thước của chi tiết.

+ Loại hình sản xuất.

Với chi tiết cần gia công ở đây là: nắp hộp  giảm tốc thì vật liệu để chế tạo nó thường là gang xám vì gang xám có nhiều đặc tính tốt như:

- Làm tắt dao động cộng hưởng và dao động nhanh.

- Có tính đúc tốt và tính gia công cắt gọt tốt.

- Giá thành hạ do đó được dùng nhiều trong ngành chế tạo cơ khí.

2. Phương pháp chế tạo:

 a. Đúc trong khuôn cát, mẫu gỗ, làm khuôn bằng tay.

* Ưu điểm: Giá thành chế tạo thấp , trang bị chế tạo vạn năng.

* Nhược điểm:

- Phương pháp này cho độ chính xác thấp.

- Lượng dư cắt gọt lớn , năng suất thấp.

- Đòi hỏi trình độ công nhân phải cao.

 b. Đúc dùng mẫu kim loại , khuôn cát , làm khuôn bằng máy.

* Ưu điểm: 

- Phương pháp này cho độ chính xác cao.

- Lượng dư gia công cắt gọt nhỏ.

- Sản xuất thích hợp với sản xuất hang loạt , hàng khối.

* Nhược điểm: Do làm trong khuôn cát nên sản phẩm dễ bị rỗ khí.

d. Đúc áp lực:

* Ưu điểm:

- Có thể đúc nên những chi tiết có hình thù phức tạp.

- Độ bóng chi tiết sau đúc cao.

* Nhược điểm:

- Trang thiết bị rất tốn kém.

- Đòi hỏi trình độ công nhân phải cao.

Kết luận: Qua phân tích ưu, nhược điểm của từng phương pháp gia công mà có thể tạo nên phôi hình hộp và so sánh các phương pháp gia công nói trên ,ta thấy để đảm bảo mọi điều kiện về kinh tế , kĩ thuật cho chi tiết ta chọn phương pháp : “Đúc trong khuôn cát , mẫu kim loại  và làm khuôn bằng máy”bởi nó cho độ chính xác và năng suất cao,lượng dư gia công cắt gọt nhỏ.

II. CHỌN VÀ PHÂN TÍCH PHƯƠNG ÁN GIA CÔNG CHO CÁC BỀ MẶT

Dựa vào bản vẽ chi tiết ta nhận thấy các bề mặt sau cần thiết phải gia công:

1. Bề mặt đáy ( mặt phẳng ): Bề mặt này có Ra = 2,5 nên ta phay thô sau đó phay tinh

2. Bề mặt nắp hộp ( mặt phẳng đối diện đáy ): bề mặt này cú Rz=80 nờn phay 1 lần là đạt độ nhám yêu cầu.

3. Bề mặt 2 lỗ f6  làm chuẩn : bề mặt này có độ chính xác cao. Ta có thể gia công bằng cách Khoan - Doa.

4. Bề mặt lỗ ren M12,M6: Ta khoan sau đó tarô.

5. Bề mặt lỗ R29+0.02 có độ chính xác rất cao, gia công khó. Ta chọn phương án khoột sau đó doa thô rồi doa tinh, ta phải đảm bảo độ đồng trục.

CHƯƠNG IV

TÍNH LƯỢNG DƯ CHO MỘT BỀ MẶT VÀ THIẾT KẾ BẢN VẼ LỒNG PHÔI

I. TÍNH LƯỢNG DƯ GIA CÔNG CHO PHAY MẶT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC

Chọn phôi đúc trong khuân cát, chọn cấp chính xác II, khối lượng chi tiết là 4,17kg, vật liệu gang xỏm 15-32. Chi tiết được định vị trên đồ gá chuyên dùng có mặt định vị chính dùng các phiến tỳ, chốt định vị.

Theo bảng 3-65 STCNCTM tập I có: Ri + Ti = 500 (mm).

Sau nguyên công này Rz là 80 mm

∆k=0,7 -> 1. Lấy ∆k = 0,9

l = 244 mm

∆k : là độ cong vênh đơn vị giới hạn

L : chiều dài phần định vị đối diện với mặt gia công

Cột kích thước trong bảng đươc tính như sau:Ta lấy kích thước sau phay cộng với lượng dư phay được kích thước phôi: d= 57,85+ 3.3= 61,15 ( mm )

* Cột lượng dư giới hạn trong bảng được xác định như sau : Zmin= hiệu giữa hai kích thước nhỏ nhất của hai nguyên công kề nhau . Zmax= hiệu giữa hai kích thước lớn nhất của hai nguyên công kề nhau

Sau phay: Zmax= 61,95 – 58,15 = 3,8 (mm)    ;  Zmin= 61,15– 57,85 = 3,3( mm)

Tất cả các kết quả tính toán được ghi trong bảng .

Lượng dư được tính như sau :

Zomax= 3,8 (mm)  ; Zomin= 3,3 (mm)

Kiểm tra lại kết quả tính toán :      

Sau phay:  

Zmax-Zmin= 3,8 -3,3  = 0,5 (mm)

Sph - S1= 800 – 300 = 500 (umm) = 0,5 (mm)

Vậy ta có bảng tính lượng dư gia công và kích thước giới hạn như bảng.

II. XÁC ĐỊNH CÁC KÍCH THƯỚC CỦA PHÔI

Theo bảng 6 bảng tra lượng dư gia công cơ khí: lượng dư các bề mặt đối diện đáy là 3,5 (mm).

Từ đó ta có bản vẽ lồng phôi như sau.

CHƯƠNG V

QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT NẮP VỎ HỘP GIẢM TỐC

I. NGUYÊN CÔNG  I: ĐÚC

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

- Dùng phương pháp tạo phôi là phương pháp đúc bằng khuân cát mẫu chảy. Phương pháp này phù hợp với kết cấu của chi tiết và điều kiện gia công trên các máy truyền thống.

- Phải đảm bảo phân phối lượng dư cần thiết đê gia công đạt yêu cầu kỹ thuật.

2. Yêu cầu kỹ thuật của phôi:

- Phôi đúc không dạn nứt, không cong vênh, không có rỗ khí quá lớn, không chai cứng bề mặt.

- Đảm bảo khích thước bản vẽ.

II. NGUYÊN CÔNG III: PHAY MẶT ĐỐI  DIỆN ĐÁY

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công

a. Nội dung: Phay đạt kích thước 58 ( mm ) cho 2 mặt phẳng như hình vẽ.

b. Định vị: sơ đồ định vị như hình vẽ.

Mặt phẳng đáy định vị 3 bậc tự do

Dựng chốt tỳ phẳng ở cạnh hộp khống chế 2 bậc tự do

Dựng chốt tỳ chỏm cầu khống chế nốt 1 bậc tự do cũn lại như hỡnh vẽ

c. Kẹp chặt: dùng cơ cấu kẹp chặt bằng ren vít có phương chiều như hình vẽ.

Dung 2 mỏ kẹp, kẹp chặt chi tiết

d. Chọn máy: máy phay đứng vạn năng của Nga 6H11 (STCNCTM 3)

- Khoảng cách từ đường trục(mặt mút) trục chính tới bàn máy : 30 – 380

- Số cấp tốc độ trục chính : 16

- Phạm vi tốc độ trục chính: 65 - 1800

- Công suất động cơ chính : 4,5 kw

3. Chế độ cắt

- Chiều sâu cắt: t = 3,5 ( mm )

- Bước tiến dao:

Tra bảng 82 tập bảng chế độ cắt ta có: SZ=Szbảng . Kjs ( mm/răng )

Có Szbảng = 0,14 ¸ 0,24 do B=76 > 30 nờn  Szbảng =0,1¸ 0,17 chọn Szbảng = 0,13 ( mm/răng )

Kjs = 1 ( Góc lệch chính là 60o )

Vậy Sz = 0,13.1 = 0,13( mm/răng )

Tốc độ trục chính:

Chọn tốc độ trục chính là 420( v/phút )

- Tính Sp và Szthực :

Sp = Sz . nt . Z = 0,13 . 420 . 8 = 436,8( mm/p )

Theo máy ta chọn Spthực = 450 ( mm/p )

IV. NGUYÊN CÔNG  IV: PHAY HAI MẶT HỘP

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công:

- Phay mặt bên  để làm chuẩn cho các nguyên công sau.

- Sơ đồ định vị như hình vẽ: mặt đáy hạn chế 3 bậc tự do

+ Mặt cạnh bên trong hạn chế 2 bậc tự do

+ Cạnh đầu hộp hạn chế 1 bậc tự do

- Kẹp chặt: sử dụng cơ cấu kẹp ren vít kẹp chặt ở 2 đầu

- Chọn mỏy: chọn máy 6H82  ( máy phay ngang vạn năng của Nga STCNCTMT3  trang 73)

+ Khoảng cách từ đường trục ( mặt mút) trục chính tới bàn máy là 30 – 350 mm

+ Số cấp tốc độ trục chính : 18

+ Phạm vi tốc độ trục chính : 30 – 1500 vg/ph

+ Công suất động cơ chính : 7 kw

3. Chế độ cắt:

a. Phay thô

- Chiều sâu cắt: t = 3 (mm)

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5.170 tập bảng tra chế độ cắt tập 2 ta có:

Vậy SZ = 0,2.1 ( mm/răng )

- Tốc độ cắt:

Thay vào ta được:

V= 30.1,12.0,75.1,23.1.1=31( m/phút )

Tốc độ trục chính:

Chọn tốc độ trục chính là 50 ( v/phút )

- Tính Sp thuc và Sz thực:

Sp = Sz.n1.Z = 0,2 . 50 . 16= 160 ( mm/phút )

Theo máy chọn : SP thực = 150( mm/phút )

b. Phay bán tinh

- Chiều sâu cắt: t = 0,3 ( mm )

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5.170tập bảng tra chế độ cắt tập 2 ta có: S=1,2 mm/vg

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 84, CĐC tập 2 có:

V = Vbảng. Vmv. Ktv. Kdv. Kpv. Kjv ( m/phút )

Thay vào ta được:

V= 42,5.1,12.0,75.1,23.1.1=43,9 ( m/phút )

- Tính Sp thuc và Sz thực:

Sp = Sz.n1.Z = 0,07 . 70 . 16 = 78,4( mm/phút )

Theo máy chọn : SP thực = 78,4 ( mm/phút )

VI. NGUYÊN CÔNG VI: KHOAN TARÔ 6 LỖ M8 NẮP HỘP

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công:

a. Nội dung: Khoan  - taro M6 đạt yêu cầu bản vẽ.

b. Định vị: Sơ đồ như hình vẽ.

Mặt phẳng đáy hộp định vị 3 bậc tự do

Lỗ φ6 dựng chốt trụ định vị 2 bậc tự do

Lỗ φ6 dựng chốt trỏm định vị 1 bậc tự do

c. Kẹp chặt: Dùng cơ cầu kẹp chặt bằng ren vít có phương chiều như hình vẽ

dung 2 mỏ kẹp,kẹp chặt 2 bờn hộp

d. Chọn máy: Máy khoan cần  2H53 của Nga

Khoảng cách từ mặt trục chính tới bệ là 400 – 1400 mm

Số cấp tốc độ 12

Phạm vi tốc độ trục chính 25 – 2500 v/ph

Phạm vi bước tiến : 0,006  -  1,22 mm

3. Chế độ cắt:

a. Khi khoan lỗ f4,5

- Chiều sâu căt: t = D/2 = 4,5/2 = 2,25 (mm).

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5-25 STCNCTM tập 2 ta có: S = 0,15 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.90 STCNCTM Tập 2 ta có:

V = V bảng.Vmk.Ktv.KTv.Klv.Kdv ( m/phút)

Tra bảng ta được:

Vbảng= 17,7 (m/phút); Kmv= 1; Ktv = 1

Kdv = 1; Klv = 0,84; KTv = 1.

Thay vào ta được:

V = 17,7.1.1.1.0,84.1 = 14,8 (m/phút).

Tốc đô trục chính là: n = 1180 ( vòng/phút)

Tra thuyết minh thư ta chọn tốc độ trục chính là: n = 1180 (vòng/phút).

Tốc độ cắt thực tế là: V = 14,8 (m/phút)

VIII. NGUYÊN CÔNG VIII: KHOAN - DOA 2 LỖ CÔN φ5

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công:

a. Nội dung: Khoan - doa lỗ côn f5+0,03 đạt yêu cầu bản vẽ.

b. Định vị: Sơ đồ như hình vẽ.

Mặt phẳng đáy hộp định vị 3 bậc tự do

Lỗ ø6 dựng chốt trụ  vị 2 bậc tự do

 Lỗ ø6 dựng chốt trỏm định vị 1 bậc tự do

c. Kẹp chặt: Dùng cơ cầu kẹp chặt bằng ren vít có phương chiều như hình vẽ

dung 2 mỏ kẹp,kẹp chặt 2 bờn hộp

d. Chọn máy: Mỏy khoan cần  2H53 của Nga

Khoảng cách từ mặt trục chính tới bệ là 400 – 1400 mm

Số cấp tốc độ 12

Phạm vi tốc độ trục chính 25 – 2500 v/ph

3. Chế độ cắt

a. Khi khoan lỗ f4

- Chiều sâu căt: t = D/2 = 4/2 = 2 (mm).

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5-25 STCNCTM tập 2 ta có: S = 0,15 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.90 STCNCTM Tập 2 ta có:

V = V bảng.Vmk.Ktv.KTv.Klv.Kdv ( m/phút)

Tra bảng ta được:

Vbảng= 17,7 (m/phút); Kmv= 1; Ktv = 1 ; Kdv = 1; Klv = 0,84; KTv = 1.

Thay vào ta được: V = 17,7.1.1.1.0,84.1 = 14,8 (m/phút).

Tốc đô trục chính là: Tra thuyết minh thư ta chọn tốc độ trục chính là: n = 1180 (vòng/phút).

b. Khi doa:

- Chiều sầu cắt: t= 2,5 (mm)

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5.116 STCNCTM 2: S = 0,8 ¸1,2 (mm/v). Chọn S = 1 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.116 STCNCTM 2:

V = Vbảng .Kmv.KTv;

Vbảng = 15(m/p); Kmv= 1,15; KTv=1;

Thay số Vbảng=22.1,15.1 = 17,3 (m/p);

Tốc độ trục chính là: n = 1101(v/p).

Tra thuyết minh như ta chọn tốc độ trục chính là: nt=1000 (v/p).

Tốc độ cắt thực tế là: V = 15,7 (m/p);

IX. NGUYÊN CÔNG IX: KHOÉT - DOA LỖ ø58

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công:

a. Nội dung: Khoột - doa lỗ c f580+0,02 đạt yêu cầu bản vẽ.

b. Định vị: Sơ đồ như hình vẽ.

Mặt phẳng đáy hộp định vị 3 bậc tự do

Lỗ φ 6 dựng chốt trụ  vị 2 bậc tự do

Lỗ φ6 dựng chốt trỏm định vị 1 bậc tự do

c. Kẹp chặt: Dùng cơ cầu kẹp chặt bằng ren vít có phương chiều như hình vẽ

dung 2 mỏ kẹp, kẹp chặt 2 bờn hộp

d. Chọn máy: Mỏy doa ngang 2613 của Nga (STCNCTM 3)

- Khoảng cỏch từ đường tâm trục chớnh tới bệ là 0 – 710

- Số cấp tốc độ trục chớnh: 12

- Số cấp tốc độ mâm cặp :12

3. Chế độ cắt:

a. Khi khoột lỗ f55,5

- Chiều sâu căt: t = (D-d)/2 = (55,5-51)/2 = 2,25 (mm).

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5-107 STCNCTM tập 2 ta có: S = 1,5 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.109  STCNCTM Tập 2 ta có:

V = Vbảng.Vmk.Ktv.KTv.Klv.Kdv ( m/phút)

Tra bảng ta được:

Vbảng= 123 (m/phút); Kmv= 1; Ktv = 1 ; Kdv = 1; Klv = 0,76; KTv = 1.

Thay vào ta được:

V = 123.1.1.1.0,76.1 = 93,5 (m/phút).

Tốc đô trục chính là: n = 536,5 ( vòng/phút)

Tra thuyết minh thư ta chọn tốc độ trục chính là: n = 530 (vòng/phút).

b. Khi doa:

* Doa thô:

- Chiều sầu cắt: t = 1 (mm)

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5.116 STCNCTM 2: S = 1 - 1,5 (mm/v); Chọn S = 1,2 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.116 STCNCTM 2:

V = Vbảng .Kmv.KTv;

Vbảng = 70(m/p); Kmv= 1,32; KTv=1;

Thay số Vbảng=70.1,32.1 = 92,4(m/p);

X. NGUYÊN CÔNG X: KHOAN TARO LỖ M6 CẠNH HỘP

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

2. Phân tích nguyên công:

a. Nội dung: Khoan  - Taro M6 đạt yêu cầu bản vẽ.

b. Định vị: Sơ đồ như hình vẽ.

- Mặt phẳng đáy hộp định vị 3 bậc tự do

- Lỗ φ6 dựng chốt trụ định vị 2 bậc tự do

- Lỗ φ 6 dựng chốt trám định vị 1 bậc tự do

- Dung chốt tỳ phụ tăng độ cững vững cho chi tiết gia công

c. Kẹp chặt: Dùng cơ cầu kẹp chặt bằng ren vít có phương chiều như hình vẽ

d. Chọn máy: Mỏy khoan cần  2H53 của Nga

- Khoảng cỏch từ mỳt trục chớnh tới bệ là 400 – 1400 mm

- Số cấp tốc độ 12

- Phạm vi tốc độ trục chớnh 25 – 2500 v/ph

- Phạm vi bước tiến : 0,006 – 1,22 mm

3. Chế độ cắt:

a. Khi khoan lỗ f4,5

- Chiều sâu căt: t = D/2 = 4,5/2 = 2,25 (mm).

- Bước tiến dao:

Tra bảng 5-25 STCNCTM tập 2 ta có: S = 0,15 (mm/v)

- Tốc độ cắt:

Tra bảng 5.90 STCNCTM Tập 2 ta có:

V = Vbảng.Vmk.Ktv.KTv.Klv.Kdv ( m/phút)

Thay vào ta được: V = 17,7.1.1.1.0,84.1 = 14,8 (m/phút).

XI. NGUYÊN CÔNG XI: KIỂM TRA

1. Sơ đồ nguyên công: hình vẽ

3. Kiểm tra:

- Kiểm tra độ vuông góc của đường tâm lỗ f58+0.02  với mặt đầu: Đặt chi tiết lên bàn máp ( Đáy chi tiết nằm trên mặt phẳng bàn máp ). Dùng trục kiểm 3 lắp ghép vào lỗ f58+0.02  ,đồng hồ so 1 gá trên trục kiểm 3.khi quay trục kiểm 1 vũng độ lệch của kim đồng hồ chính là độ không vuông góc cần đo

- Kiểm tra độ đồng tâm của 2 lỗ f58+0.02  . Đặt chi tiết lên bàn máp.dùng trục kiểm 3 lắp vào lỗ bên phải cũn bạc kiểm 4 lắp vào lỗ bên trái.đồng hồ so 2 gá trên trục kiểm 3. 

CHƯƠNG VI: TÍNH VÀ THIẾT KẾ ĐỒ GÁ

Tính toán thiết kế cho nguyên công 3 phay mặt phẳng đối diện mặt đáy:

1. Xác định cơ cấu của đồ gá:

- Chi tiết được định vị :

Trên phiến tỳ khống chế 3 bậc tự do.

Mặt bên dùng hai chốt chỏm cầu khống chế 2 bậc tự do.

Dựng 1 chốt chỏm cầu khống chế 1 bậc tự do cũn lại

- Chi tiết được kẹp nhờ 2 mỏ kẹp kiểu cơ cấu kẹp ren vít độc lập

2. Tính cơ cấu kẹp:

- Sơ đồ lực kẹp được bố trí như hình vẽ

Thay vào công thức ta được: RZ = 159 N

Ta thấy Pv Là lực vuông góc với hướng chạy dao lực này có xu hướng làm xoay chi tiết

Để đơn giản khi tính lực kẹp ta cho rằng chỉ có lực pv tỏc dụng lờn chi tiết

Ta có phương trình:

K. Pv . 50 = Wq(244/2 -12)+G.f2.(L.B)

Do đó ta có phương trình trượt là:

K.PS =  Wt. f1 + Wt .f1 +G.f2.L.B(2)

Giải phương trình  (1):

=> Wq = 1597 N

Giải phương trình (2)

=> Wt =-1270 N

Do lực ps quá nhỏ để gây xê dịch chi tiết

- Ta dùng cơ cấu kẹp ren vớt nên lực kẹp tại đầu bu lông sẽ là :

Q = 2,2. W =  2,2.1597 = 3513 N

Tra bảng 8-51 lực kẹp Q đối với các loại đai ốc (Sổ tay CNCTM tập 2). Ta chọn d = 10 mm

3. Tính sai số cho phép của đồ gá:

- Tính sai số chuẩn ec

 Ỏ đây gốc kích thước trùng với chuẩn định vị nên ec = 0.

- Tính sai số kẹp chặt  eK

=> eK = 5,3 mm

- Tính sai số mòn            

β: Là hệ số phụ thuộc vào kết cấu đồ định vị β =0,1 (phiến tỳ)

N: Là số lượng chi tiết gia công trên đồ gá N =5500

=> em  = 7.7mm

- Tính sai số điều chỉnh εdc:

Là sai số lắp đặt đồ gá lên máy và sai số của dụng cụ đo (Lấy theo kinh nghiệm thực tế) ε = 10mm

- Sai số gá đặt εgd :

gd] = (1/2 ÷ 1/5). δ

Với: δ: là dung sai của nguyên công: δ = ± 0,15

=> εgd = 1/5 . 400 = 80 mm

Vậy: [eCT ] = 79 mm

- Điều kiện kỹ thuật của đồ gá:

+ Độ không song song của phiến tỳ với đế đồ gá £ 0,08 mm

+ Độ không song song của mặt cữ so dao với đế đồ gá  £ 0,08mm

KẾT LUẬN

Trình tự gia công chi tiết được nêu trong bản thuyết minh chỉ là một quy trình công nghệ thường làm đối với loại chi tiết dạng hộp . Đối với chi tiết dạng khác và ngay cả những chi tiết dạng hộp khác ta cần phải có một quy trình công nghệ gia công chi tiết riêng phù hợp với từng chi tiết và thực tiễn sản xuất.

Trong quá trình tính toán và thiết kế sẽ có những sai sót do thiếu kinh nghiệm thực tế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo của các thầy cô giáo trong bộ môn công nghệ chế tạo.

Em xin chân thành cảm ơn !

                                                                                Hà nội, ngày… tháng … năm 20…

                                                                            Sinh viên thực hiện 

                                                                          ……..…..….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP 1

2. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP 2

3. SỔ TAY CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY TẬP 3

4. HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY (TRẦN VĂN ĐỊCH)

5. ATLAS  ĐỒ GÁ  (TRẦN VĂN ĐỊCH)

6. GIÁO TRINH CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO MÁY 1

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"