ĐỒ ÁN THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TẤM TRÊN (NẮP)

Mã đồ án CKMCNCT00063
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 320MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ chi tiết, bản vẽ lồng phôi, bản vẽ khuôn đúc, bản vẽ sơ đồ nguyên công, bản vẽ thiết kế đồ gá….); file word (Bản thuyết minh.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, thư viện dao gia công và chi tiết đồ gá tiêu chuẩn........... THIẾT KẾ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG CHI TIẾT TẤM TRÊN (NẮP).

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Mục lục

Lời nói đầu                                                                              

2.1. Xác định dạng sản xuất.

2.1.1 Sản lượng chế tạo.

2.1.2 Khối lượng chi tiết.

2.1.3 Dạng sản xuất và đặc trưng của nó.

2.2. Phân tích chi gia công.

2.2.1 Công dụng.

2.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật.

2.2.3 Vật liệu.

2.2.4 Tính công nghệ của chi tiết.

2.3. Chọn dạng phôi và phương pháp gia công.

2.3.1 Chọn dạng phôi.

2.3.2 Chọn phương pháp chế tạo phôi.

2.3.3 Tra lượng dư gia công cho các bề mặt.

2.3.4 Hình thành bản vẽ phôi và xác định khối lượng của phôi

2.4. Chọn tiến trình gia công.

2.4.1 Chọn chuẩn công nghệ.

2.4.2 Chọn phương án gia công.

2.5. Thiết kế nguyên công.

2.5.1 Nguyên công 1.

2.5.2 Nguyên công 2.

2.5.3 Nguyên công 3.

2.5.4 Nguyên công 4 

2.5.5 Nguyên công 5.

2.6. Xác định lượng dư gia công và kích thước trung gian.

2.6.1 Xác định lượng dư trung gian và kích thước trung gian cho một bề mặt bằng phương pháp phân tích.

2.6.2 Xác định lượng dư trung gian bằng cach tra bảng cho các bề mặt còn lại.

2.7 Xác định chế độ cắt và thời gian gia công.

2.7.1 Xác định chế độ cắt và thời gia công cơ bảnbằng phương  pháp phân tích cho một nguyên công.

2.7.2 Xác định chế độ cắt bằng phương pháp tra bảng.

2.8. Lập phiếu tổng hợp nguyên công.

2.9. Thiết kế đồ gá công nghệ.

2.9.1 Hình thành nhiệm vụ thiết kế đồ giá .

2.9.2 Thiết kế và tính toán đồ gá .

2.9.3 Tính toán các thông số động học và động học lực  của đồ gá.

2.9.4 Tính toán bền cho một số chi tiết .

2.9.5 Tính toán sai số chuẩn..

Kết luận

Tài liệu tham khảo

LỜI NÓI ĐẦU

   Đồ án môn học công nghệ chế tạo máy nhằm tổng hợp  lại các kiến thức đã học có liên quan tới môn học công nghệ chế tạo máy . Để chế tạo được một chi tiết  máy nhằm bảo đảm được yêu cầu thiết kế, phù hợp  với điều kiện công nghệ hiện tại của nước ta , vơí thời gian và công việc tối ưu vv...., muốn đạt được tất cả các điều trên thì ta phải lập qui trình công nghệ hợp lý.

   Việc thiết kế qui trình công nghệ là áp dụng những công nghệ phù hợp để đạt được những yêu cầu kỹ thuật ,ngoài ra việc thiết kế quy trình công nghệ  phù hợp còn giúp cho người giảm được thời gian chế tạo và tăng năng suất công việc lên để đáp ứng sản phẩm mà người chế tạo đã định .

   Thiết kế qui trình công nghệ gia công nhằm định được phương pháp chế tạo phôi và phương pháp gia công kinh tế nhất mà chi tiết vẫn đạt những yêu cầu kỹ thuật  với điều kiện công nghệ hiện tại. Ngoài ra thiết kế qui trình công nghệ còn tạo cho người thiết kế định được phương án định vị và gá đặt chi tiết một cách hợp lý nhất trong quá trình gia công chi tiết nhằm đạt được các kích thước với dung sai đúng theo yêu cầu chế tạo chi tiết đó với giá thành rẻ nhất ,đáp ứng được nhu cầu xã hội .

THUYẾT MINH ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ

2.1. Xác định dạng sản xuất:

2.1.1. Xác định sản lượng sản phẩm sản xuất hàng năm:

Mục Đích: xác định số sản phẩm sản xuất hàng năm nhằm để xác định dạng sản xuất và từ đó đề ra phương án sữ dụng thiết bị công nghệ ( chuyên dùng hay vạn năng)và thiết kế đồ gá phù hợp với qui trình sản xuất .

2.2.Phân tích chi tiết gia công :

2.2.1.Công dụng : chi tiết là nắp trước vì vậy công chủ yếu là dùng  để che chắn , định vị  và dẫn hướng các chi tiết khác nằn bên dưới hoặc bên trong máy .

- Do chi tiết là nắp trước nên không chịu lực tác dụng vì vậy ta chọn vật liệu chế tạo chi tiết là thép CT3 .

- Yêu cầu kiểm tra các bề mặt trung gian và độ chính xác

+ Kiểm tra khoảng cách tâm giữa hai lỗ  36

- Yêu cầu kỹ thuật :

+Đảm bảo độ song song và độ tròn giữa các lỗ dẫn hướng ngoài và lỗ tâm là 0.1 mm trên 100 mm chiều dài  

+Đảm bảo độ vuông góc của lỗ tâm so với mặt đầu là 0.1 trên 100 mm chiều dài

+Đảm bảo độ không song song của lỗ tâm 0.11 mm.

2.3. Chọn phôi và phương pháp chế tạo phôi :

Vật liệu chế tạo chi tiết là thép CT3 nên ta chọn phương pháp chế tạo phôi là phương pháp Dập phôi (rèn khuôn)

*  Đặc điểm của phương pháp phôi dập :

- Lượng dư gia công phân bố đều

- Tiết kiệm được vật liệu

- Chất lượng bề mặt phôi đạt Rz 40 (Mm) giá thành rẻ , thời gian gia công nhanh

- DDộ đồng đều phôi cao do đó dễ điều chỉnh máy , giảm thời gian gia công

+ Tuy nhiên phương pháp chế tạo phôi dập có những khuyết điểm sau

- Cần thiết bị gia công phôi với công suất lớn

- Dễ sinh ra những khuyết tật phôi khi vật liệu không điền đầy vào thành khuôn làm hỏng chi tiết ..vv

+ Chọn cấp chính xác của phôi :

- Vì thép CT3 nên ta chọn nhóm thép  M1

* Xác định khối lượng chi tiết:

- Thể tích của chi tiết V – 0.23 (dm3)

* Xác định khối lượng phôi dập :

- Thể tích của phôi dập V –0.32 (dm3)

Theo tài liệu hướng dẫn ta chọn cấp phức tạp của phôi là C1

*Xác định lượng dư gia công tổng cộng và dung sai kích thước :

Dựa vào bảng 46-1 [tài liệu I ] lượng dư gia công cơ tổng cộng của phôi dập là : 2 (mm ) cho tất cả các bề mặt .

chọn cấp chính xác của phôi là cấp chính xác h15

*Xác định góc nghiêng thoát phôi là  b : 3o

+ Chọn mặt phân khuôn,độ bavia, ai lệch khuôn

- Chọn mặt phân khuôn là mặt phẳng (1)

- Tra bảng 2.2 tài liệu hướng dẫnta có:

+ Độ bavia là 0.6

+ Sai lệch khuôn là :0.4 

*Yêu cầu kỹ thuật đối với phôi dập

- Phôi dập phải được điền đầy vào thành khuôn

- Phải đảm bảo góc thoát nghiêng của phôi: b:3o

2.4.Tiến hành gia công các bề mặt phôi:

2.4.1. Chọn chuẩn công nghệ:

Chọn mặt chuẩn công nghệ là mặt phẳng số (6),vì mặt này thuận tiện để làm chuẩn cho việc lắp ráp kiểm tra chi tiết sau này.

2.4.2. Chọn trình tự gia công các bề mặt phôi :

* Nhận xét :

So sánh giữa hai  phương án I, II. Ta thấy phương án II tốt hơn phương án I, vì số nguyên công phương án II ít hơn phương án I, phương án II bảo đảm chuẩn công nghệ tốt hơn ,phương pháp gá đặt ở phương án II  đơn giản hơn phương án I, rất thích hợp cho dạng sản xuất hàng loạt vừa .vì vậy ta chọn phương án II là phương án công nghệ gia công phôi.

2.5. Thiết kế nguyên công:

2.5.1. Nguyên công 1:

a. Phay mặt phẳng số 1

- Phay thô đạt cấp chính xác h12

- Phay tinh đạt cấp chính xác h10

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy phay 678, công suất Ne – 1.7 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Khối V ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (5)

- Khối V tự định tâm khống chế 1 bậc tự do mặt (8)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tự do mặt (6)

 e. Chọn dụng cụ cắt :

Chọn dao cắt là dao hợp kim cứng  T15K60

Thông  số của dao :

D = 60 , b = 60

w  =60 , h = 12

d  = 50 , Z =10

f. Dụng cụ kiểm tra :

Thước cặp : dài 0...160, sai số 0.02

Đồng hồ xo:  sai số 0.01  

g. Dung dịch trơn nguội :

Chọn dung dịch trơn nguội là dung dịch Emunxi

2.5.1. Nguyên công 2 :

a. Phay mặt phẳng số (6)

- Phay thô đạt cấp chính xác cấp 12

- Phay tinh đạt cấp chính xác cấp 10

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy phay 678M công suất Ne =1.7 (kw)

d. Chọn đồ gá:

- Khối V ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt số (8)

- Khốt V tự định tâm khống chế 1 bậc tự do mặt số (5)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tự do mặt số (1)

e.Dụng cụ cắt :

Chọn dao cắt là dao hợp kim cứng T15K60

Thông số dao cắt:

D=160, B=60

w  =60  , h=12

d=50  ,  Z=10

f. Dụng cụ kiểm tra :

Thước cặp : chiều dài 0.....160 , sai số 0.02

Đồng hồ xo : sai số 0.01

g. Dung dịch trơn nguội :

Dung dịch Emunxi

5.2.3. Nguyên công 3 :

a. Khoét lỗ (2),(4)

- Khoét thô đạt cấp chính xác cấp 12

- Khoét tinh đạt cấp chính xác cấp 10

c. Chọn máy công nghệ :

Chọn máy gia công là máy doa 7AT10 , công suất Ne = 14 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Khối V ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (8)

- Khối V tự định tâm khống chế 1 bậc tự do mặt (5)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tụ do mặt (1)

e. Dụng cụ cắt :

Dao cắt dao hợp kim cứng T15K6

Thông số:

d=36 ,b=8

t=10.5 ,l=40

f. Dụng cụ kiểm tra

Thước cặp : Chiều dài 0...160 ,sai sô.02

Đồng hồ xo :Sai số 0.01

g. Dung dịch trơn nguội :

dung dịch Emunxi .

2.5.4. Nguyên công 4 :

a. Khoét , Doa (3) ,(7)

- Khoét thô mặt (3) đạt cấp chính xác cấp 12

- Khoét tinh mặt (3) đạt cấp chính xác cấp 10

- Khoét định hình mặt (7)

b. Sơ đồ gá đặt:

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy doa7AT10 công suất Ne =14 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Chố trụ ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (2)

- Chốt trám khống chế 1 bậc tự do mặt (4)

e. Dụng cụ cắt:

 Chọn dao hợp kim cứng T15K6

Thông số lưỡi khoét:

d=60,l=60,b=8,t=10.5

Thông số lưỡi doa:

D=60,a=22,l=55,L=90.T=9.5

f. Dụng cụ kiễm tra:

Thước cặp : chiều dài 0...160, sai số 0.02

Đồng hồ xo: sai số 0.01

g. Dung dịch trơn nguội:

Dung dịch Emunxi

2.5.5. Nguyên công 5:

a. Khoan, Khoét lỗ : 9.12.

b. Sơ đồ gá đặt :

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy khoan 2A125 ,công suất Ne =2.8 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Chốt trụ ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (2)

- Chốt trám khống chế 1 bậc tự do mặt (4)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tự do mặt (1)

e. Chọn dụng cụ cắt :

Dụng cụ cắt thép gió P18

Thông số mũi khoan:

- d=10.5 ,l=98

- d=18 , l=140

Thông số lưỡi khoét :

d=18 , L= 40 ,b=8 , t= 8.5

f. Dụng cụ kiểm tra:

Thước cặp : chiều dài 0...160 ,sai số 0.02

g. Dung dịch trơn nguội

Dung dịch trơn nguội Emumxi

2.5.6. Nguyên công 6:

a. Khoan lỗ : 10, 13

b. Sơ đồ gá đặt :

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy khoan 2A125 ,công suất Ne =2.8 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Chốt trụ ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (2)

- Chốt trám khống chế 1 bậc tự do mặt (4)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tự do mặt (1)

e. Chọn dụng cụ cắt :

Dụng cụ cắt thép gió P18

Thông số mũi khoan:

- d=10.5 ,l=98

- d=18 , l=140

Thông số mũi khoét :

d= 18 , l= 40 , b= 8 , t =8.5

f. Dụng cụ kiểm tra:

Thước cặp: chiều dài 0...160 ,sai số 0.02

g. Dung dịch trơn nguội

Dung dịch trơn nguội Emumxi

2.5.7. Nguyên công 7:

a. Khoan lỗ : 11,14

b.Sơ đồ gá đặt :

c. Chọn máy công nghệ:

Chọn máy khoan 2A125 ,công suất Ne =2.8 (kw)

d. Chọn đồ gá :

- Chốt trụ ngắn khống chế 2 bậc tự do mặt (2)

- Chốt trám khống chế 1 bậc tự do mặt (4)

- Mặt phẳng khống chế 3 bậc tự do mặt (1)

e. Chọn dụng cụ cắt :

Dụng cụ cắt thép gió P18

Thông số mũi khoan:

-d=10 , l=80

Thông số mũi doa

D=10 , a=8 ,l =40 ,t=8.5

f/ Dụng cụ kiểm tra:

Thước cặp : chiều dài 0...160 ,sai số 0.02

g. Dung dịch trơn nguội

Dung dịch trơn nguội Emumxi

 2.6. Xác định lượng dư trung gian và các kích thước trung gian:

Xác định lượng dư trung gian và các kích thước trung gian bằng 2 phương pháp:

- Theo phương pháp phân tích

- Theo phương pháp tra bảng

Trong các bề mặt gia công ta chọn bề mặt (3) là xác định theo phương pháp phân tích vì yêu cầu gia công đạt độ chính xác cao nhất trong chi tiết (cấp chính xác mặt này là cấp 7), còn các bề mặt khác trong chi tiết tính theo phương pháp tra bảng.

2.6.1. Xác định lương dư trung gian và các kích thước trung gian theo phương pháp phân tích:

Phôi gia công là phôi dập cấp phức tạp C1 ,với độ bóng bề mặt phôi dập là Rz =80 (Mm), cấp chính xác phôi

* Trình tự các bước gia công

- Khoét thô đạt cấp chính xác cấp h12

- Khoét tinh đạt cấp chính xác cấp h10

- Doa tinh đạt cấp chính xác h7

--->Tra tà iliệu hướng dẫn ta có : T­o =200 ( Mm )

Vậy phôi có:

Rz =40 ( Mm )

To =200 ( Mm )

=> Tra phụ lục 11a tài liệu hướng dẫn ta tìm Rz ,Ti cho các bước

* Bước 1: Khoét thô đạt cấp chính xác h14

Rz1 =60(Mm) ,T1 =60(Mm);

* Bước 2: Khoét tinh đạt cấp chính xác h10

Rz2 =15(Mm) ,T2 =20 (Mm);

* Bước 3 : Doa tinh đạt cấp chính xác h7

Rz3 = 10 (Mm), T3 =10 (Mm)

* Sai số không gian phôi do :

- Tra bảng 6-1 ta có : dlk = 0.45

- Tra bảng 7-2 ta có : dcv =0.25

Từ đó ta có :

do =0.45)2 + (0.25)2 = 0.265= 0.27 (Mm)=270 (mm)

* Dung sai kích thước của phôi : Từ cấp chímh xác của phôi là h15 tra bảng ta có dung sai kích thước cho lỗ f60 của phôi  là do =1200(Mm)

* Sai số không gian giữa các bước:

- Khoét thô : d1 = 0.06do =0.06 * 1200 =72(Mm)

- Khoét tinh : d2  =0.04do = 0.04* 1200 = 48(Mm)

- Doa tinh   : d3  =0.03do = 0.03 * 1200 =36 (Mm)

- jc = 0 : Vì ta chọn chuẩn công nghệ trùng với chuẩn định vị.

- jk      : Tra bảng [tài liệu I, trang 38] khii lực kẹp vuông góc với bvề mặt gia công ta có:

+ jk =50 (Mm)[khi gia công thô]

+ jk =10 (Mm)[khi gia công tinh]

 - j = 0     : vì trong suốt quá trình gia công đồ gá không bị mài mòn

* Lượng dư gia công :

* Kích thước trung gian cho các bước :

Dmin 3 =D = 60 (mm)

- Kích thước trung gian cho bước doa tinh :

Dmin2 = Dmin 3  - 2Zmin 3 = 60 – 0.168 = 59.83 (mm)

-  Kich thước cho bước khoét :

Dmin 1 =Dmin 2 –2Zmin 2 =59.83 - 0.3842 =59.446 (mm

- Kích thước cho bước khoét thô  :

Dmino = Dmin 1 – 2Zmin 1 = 59.446 –1.0296 =58.442(mm)

* Kích thước lớn nhất :

Dmax0 = D min0 -  do =58.4 – 1.2 =57.2 (mm)

Dmax1 = D min1 -  d 1 = 59.4 – 0.74 = 58.66 (mm)

Dmax2 = D min2 -  d 2 =59.83 – 0.12 =59.66(mm)

Dmax3 = D min3 -   d3 =60 (mm)

* Lượng dư bé nhất và lượng dư lớn nhất :

- Khoét thô :

2Zmin1 =Dmin1 – Dmin 0 =59.4 – 58.4 =1

2Zmax1 = Dmax 1 – Dmax0 = 58.66 – 57.2 = 1.46

- Khoét tinh :

2Zmax2 = Dmin2 – Dmin1 = 59.83 – 59.4 =0.43 (mm)

2Zmax2 = Dmax2 – Dmax1 = 59.68 – 58.66=1.02(mm)

-Doa tinh :

2Zmin3 =Dmin3 – Dmin2 =60 – 59.8 =0.2(mm)

2Zmax3­ = Dmax3 – Dmax 2 =60 – 59.68 =0.329(mm)

* Thữ lại kết quả :

2Zmini – 2Zmax i =2.8 – 1.63 =1.17(mm)

dphôi - dct =1.2- 0.03 =1.17 (mm)

=> Thữ lại kết quả hoàn toàn đúng

* Lượng dư tổng cộng và lượng dư danh nghĩa của phôi :

- Lượng dư tổng cộng của phôi :

2Z0 =2Zmax - Esphôi + Esct

Vì là chi tiết lổ nên ta lập tỷ số L/D

L/D =15/60 =0.25 --> sai số phôi Esphôi =0.25

+ Sai số chi tiết : Esct =0.03

=>  2Zo =2.8 –0.25 +0.03 =2.58

- Lượng dư danh nghĩa của phgôi :

Do = Dct – 2Zo =60 – 2.58 =57.42 (mm)

- Kích thước trên bảng vẽ : Dphôi  =56 +0.8-0.4

2.7. Xác định chế độ cắt :

Xác định chế độ cắt bằng hai phương pháp

+ Bằng phương pháp phân tích

+ Bằng phương pháp tra bảng

Ta chọn mặt gia công xác định chế độ cắt bằng phương pháp phân tích là mặt trụ (3) vì mặt này yêu cầu gia công cao nhất

2.7.1. Xác định chế độ cắt bằng phương pháp phân tích :

* Khoét thô :

+ Chiều sâu cắt  (t): chọn  t = Zmax1 = 1.46 (mm)

+ Xác định Lượng ăn dao (s) :

Tra bảng tài liệu IV trang  2 ta  chọn s = 1.1 (mm/p)  

+Tốc độ cắt (v):

Tra tài liệu IV bảng 5-28 ta có

+ Hệ số : Cv = 16.3

+ Hệ số hiệu chỉnh chế độ cắt Kv

 Kv  = Kmv Kuv Kjv

- Hệ số phụ thuộc vật liệu Kmv: 

Với : Kn = 1 ( thép cácbon )

 sb  =550 ( Mpa )

Nv =1 ( dao cắt là dao hợp kim)

=>  Kmv = 750/550 =1.36

- Hệ số phụ thuộc chiều sâu khoét :

tra bảng 5-6 tài liệu IV ta có : Kjv =0.85

- Hệ số phụ thoục vật liệu cắt : Kuv = 1

=> Kv = 0.85*1.36*1 =1.156

tra bảng 50-3 taì liệu IV ta chọn chu kỳ bền của dao : T=80

tra bảng 5-29 tài liệu IV ta có q=0.3, x=0.2 ,y=0.5 ,m=0.4

+ Công suất có ích của máy :

Ne =n * h =14 *0.85 = 11.9 (kw)

+ Xác định lực cắt :

Pz = 10 Cp Tx Dq Sy Kp

Với : Kp = 550/750 =0.73

Tra bảng 5-23 tài liệu Kmv  ta có

Cp = 46, x=1 , q=0 , y=0.7 ,

Thay vào công htức ta có

Pz = 10 * 46 * 1.41 * 58.660 * 1.10.7 * 0.73

Pz = 524.1 (N)

Với: Mx = 10 * Cm * Dq * Tx * Sy Kp

Tra bảng 5-23 tài liệu Kmv ta có :

Cm =0.196 , q=0.85 , X=0.8, Y=0.7 , Kp = 0.73

Thay vào công thức ta có :

Mx = 10* 0.196 * 58.660.85 * 1.460.8 * 1.10.7 * 0.73 =65.94 (Nm)

* Khoét tinh :

 Tương tự như trên ta có :

- Chiều sâu cắt : t = 1.02(mm)

- Lượng ăn dao : s = 1.1(mm)

- Công suất có ích :

Ne =n * h =14 *0.85 = 11.9 (kw)

- Lực cắt Pz :

Pz = 10 * 46 * 1.021 * 58.660 * 1.10.7 * 0.73 = 360.15 (N)

- môment xoắn :

Mx = 10* 0.196 * 59.680.85 * 1.020.8 * 1.10.7 * 0.73 =50.2 (Nm)

- Công suất cắt :

Ta thấy Ne < N thỏa điều kiện cắt được

+ Thời gian gia công cơ bản :

* Doa tinh :

Tương tự như trên ta có :

- Chiều sâu cắt : t = 0.32(mm)

- Lượng ăn dao : s = 1.7(mm)[tra bảng 5-27,tài liệu IV]

- Công suất có ích :

Ne =n * h =14 *0.85 = 11.9 (kw)

- Lực cắt Pz :

Pz = 10 * 46 * 1.70.7 * 600 * 0.320.7 * 0.73 = 305.8 (N)

Ghi chú :

- Khi phay So = Sz *  z

- Tuổi bền của dao phay  : T = 180

Tra bảng :

+ Phay [ TL 1, 207-2,208-2,209-2 ]

+ Khoan [TL 1,111-2, 113-2}

+ Khoét [ TL 1 , 135-2 ,136-2, 143-2]

2.9. Thiết kế đồ gá :

2.9.1. Hình thành nhiệm vụ thiết kế đồ gá:

Để bảo đảm trong quá trình sản xuất chi tiết ,trong sản xuất hàng loạt vừa.Ta phải dùng đồ gá chuyên dùng phù hợp với kết cấu chi tiết nhằm nâng cao năng suất , nâng cao chất lượng chi tiết , hạ giá thành sản xuất chi tiết.

Mặt khác sữ dụng đồ gá chuyên dùng để gia công chi tiết ta còn thu được nhiều lợi điểm hơn dồ gá trên máy vạn năng như:

- Đồ gá chuyên dùng góp phần đảm bảo tính chất lắp ráp sản phẩm nâng cao trình độ gia công cơ khí trong quá trình sản xuất chi tiết .

- Đồ gá chuyên dùng trang bị cho công nghệ nhằm xác định chính xác vị trí giữa vị trí phôi và dụng cụ gia công và đồng thời giữa ổn định vị trí đó khi gia công các chi tiết khác.

2.9.2. Thiết kế và tính toán đồ gá :

* Sơ đồ gá đặt chi tiết nguyên công 7 (khoan lỗ d= 10 mm)* Từ sơ đồ gá đặt chi tiết ta chọn thiết kế đồ gá cho nguyên công này là đồ gá xoay . Chi tiết được định vị bằng chốt trị ngắn  chốt trám và mặt phẳng ở các mặt (2.4.1)và kẹp bằng hai đai ốc tại chốt trụ ngắn và chốt trám, hướng tác dụng của lực kẹp vuông góc với mặt phẳng (1)

* Sơ đồ nguyên lý đồ gá :

 

2.9.3. Tính toán các thông số động học và động lực học đồ gá:

Theo [tài liệu III trang 20 tập II ] ta có công thứctính lực chiều trục Po và môment khi khoan là:

Po = 10 Cp Dq Sy Kp

Mx =10 Cm Dq Sy Kp

Tra bảng 5-22 tài liệu III ta có

Cp =68

Cm  =0.0345

Và các thông số ;

- Lực chiều trục : q=1.0 , y=0.5

- Môment xoắn : q=2.0 , y =0.8

Kp ; hệ số phụ thuộc vào vật liệu gia công lấy Kp = Kmp

Thay vào công thức ta có ;

- Lực chiều trục

P1 = P2 =10*68*101*0.160.5 *0.73 =1985.6 (N)

- Môment xoắn :

M1 = M 2 =10*0.0345*102 *0.160.8 * 0.73 =5.8(N)

+ Lực kẹp do bulông  tác dụng lên phôi :

-Ro : Khoảng cách từ tâm lỗ tác dụng lực kẹp đến tâm cần khoan =20

- d : Đường kính mũi khoan =10

- f : hệ số ma sát chọn f= 0.2

r: Bán kính chốt trụ = 18

- k: Hệ số an toàn ta chọn k theo hệ sí kinh nghiệm =2.6

Lực kẹp cho mỗi bên là :

W1 =W2 =2008.6/2=1004.3(N)

2.9.4.  Tính toán kiểm nghệm độ bền chốt trụ ngắn :

W = 1004.3 (N) =100.34(KG)

s : Đối với chốt thép là C45 ta có s = 10 KG/mm2Vậy d’< d =36  thỏa điều kiện bền chốt định vị trong quá trình gia công chi tiết .

2.9.5. Xác định sai số đồ gá :

Ta có:

ec : Sai số chuẩn ( vì ta chọn chuẩn định vị trùng với chuẩn công nghệ) nên ec  = 0

ek : Sai số kẹp chặt : lực kẹp vuông góc với bề mặt chi tiết gia công nên ta có ek  = 50 (Mm)=0.05(mm)

edg : Sai số đồ gá

- Sai số đồ gá khi phân độ phụ thuộc vào cấp chính xác khi chế tạo đồ gá (thường là cấp h6) chọn edg1 = 0.022(mm).

- Sai số giưa chốt trụ ngán và lỗ (2)

edg2 =0.044-0.01 =0.034 (mm)

- Sai số giữa chốt trám và lỗ (4)

 edg3 =0.039 –0.01 =0.029 (mm)

- Sai số tổng cộng đồ gá :

  edg* = 0.022+0.034+0.029=0.085(mm)

KẾT LUẬN

     Trong thời gian làm đồ án môn học vừa qua, em được sự giúp đỡ tận tình của thầy cô và các bạn bè, đã tổng hợp cho em được nhiều kiến thức hữu ích về môn học công nghệ chế tạo máy I, II, và nhiều môn học khác có liên quan.

     Ngoài việc cũng cố về mặt lý thuyết môn học công nghệ chế tạo chi tiết máy em còn hiểu hơn công nghệ chế tạo thông dùng như phay, khoan, khoét, doa vv..., qua đó tạo ra tư duy rõ ràng hơn so với khi nghiên cứu lý thuyết.

     Tuy nhiên các số liệu mà em đưa ra và tính toán chỉ mới ở góc độ sữ dụng tài liệu (tra sổ tay), do vậy phải gặp những vấn đề chưa thực tế. vì vậy trong quá trình làm đồ án em sẽ không tránh được những sai sót, mong các thầy cô hướng dẫn thêm.

     Việc tạo ra những qui trình công nghệ hoàn chỉnh để đáp ứng sản xuất trong điều kiện ngày nay đặt ra đòi hỏi rất nhiều ở người kỹ sư thiết kế. Qua đồ án này em càng thấy rõ vai trò quan trọng khi thiết kế đòi hỏi phải hết sức thận trong, chỉ sai sót nhỏ sẽ làm ảnh tới quá trình sản xuất, năng suất, chất lượng sản phẩm .

     Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy:…………… và quý thầy cô trong bộ môn công nghệ chế tạo máy đã giúp đỡ em hoàn thành đồ án này .

                                                            ...., ngày ... tháng ... năm 20...

                                                              Sinh viên thực hiện

                                                               ………………

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. LÊ TRUNG THỰC - ĐẶNG VĂN NGHÌN: Hướng dẫn đồ án công nghệ chế tạo máy [NXB, truồng đại học bách khoa TP HỒ CHÍ MINH 1992]

2. Bộ môn công nghệ chế tạo máy. sổ tay thiết kế công nghệ chế tạo máy tập 1 và 2 [NXB trường đại học bách khoa HÀ NỘi]

3. ĐẶNG VŨ GIAO (chủ biên) sổ tay thiết kế công nghệ chế tạo tập 1 và 2 [NXB giáo dục 2000]

4. ĐẶNG VŨ GIAO : Tính và thiết kế đồ gá  [NXB trường đại học bách khoa HÀ NỘI]

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"