ĐÒ ÁN THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Mã đồ án OTTN003024202
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 290MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng quan mặt bằng trung tâm đăng kiểm, bản vẽ dây chuyền kiểm định cho xe con, bản vẽ kết cấu thiết bị kiểm tra phanh IW2, bản vẽ quy trình xử lý hồ sơ, bản vẽ dây chuyển kiểm định xe tải, bản vẽ kết cấu bệ thử phanh…); file word (Bản thuyết minh, nhiệm vụ đồ án, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án, các video mô phỏng........... THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM XE CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ.

Giá: 1,290,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ..................................................................................................i

DANH MỤC BẢNG..............................................................................................................ii

LỜI NÓI ĐẦU......................................................................................................................iii

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ……1

1.1. Phương tiện giao thông đường bộ…………………………………………….............…..1

1.1.1. Khái niệm phương tiện giao thông đường bộ……………………….............………....1

1.1.2. Đăng kiểm phương tiện giao thông đường………………………………….................1

1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới……………………………………..................1

1.1.4. Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ…………………………………...............….2

1.1.5. Công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm xe cơ giới…………………...…..............…2

1.2. Thực trạng công tác đăng kiểm……………………………………………...….................4

1.3. Quy định điều kiện đối với Trung tâm đăng kiểm……………………………..............,,...5

1.4. Tầm quan trọng của việc xây dựng một quy trình đăng kiểm hợp lý……….........….,...8

1.5. Xây dựng quy trình kiểm định ATKT và BVMT đối với xe cơ giới…………,................. 8

1.5.1. Quy trình kiểm định  ……………………………………………………….......................8

1.5.2. Các hạng mục cần kiểm tra  ……………………………………………...............….....10

CHƯƠNG II: THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ…...……...….17

2.1. Cơ sở pháp lý………………………………………………………………..................…...17

2.2. Xác định các nội dung tính toán thiết kế…………………………………............…........17

2.3. Thiết kế kỹ thuật Trung tâm đăng kiểm……………………………………...............…...18

2.3.1. Xác định quy mô Trạm đăng kiểm  ……………………………………..............…......18

2.3.2. Tính toán công suất trung bình……………………………………………....................18

2.3.3. Tính toán công nghệ cho Trung tâm đăng kiểm…………………………..............…..19

2.4. Bố trí mặt bằng tính toán diện tích………………………………………..........….….......23

2.4.1. Tính toán diện tích xây dựng xưởng……………………………………................…...23

2.4.2. Bố trí mặt bằng Trung tâm đăng kiểm…………………………….…….............….......27

2.4.3. Lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm…………………………….........…..........…...36

2.5. Các thiết bị dùng trong công tác kiểm định………………………………...............…….37

CHƯƠNG III: LẮP ĐẶT BỆ THỬ PHANH……………………………….......................……49

3.1. Chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc……………………………..…........….......…...49

3.1.1. Cấu tạo cơ bản……………………………………………………….…...................…...49

3.1.2. Nguyên lý làm việc của thiết bị…………………………………….…….................…...49

3.1.3. Hệ thống điều khiển  ………………………………………………….........….........…...50

3.1.4. Quy trình kiểm tra trên bệ thử phanh………………………………….......….…..........50

3.1.5. Giới hạn lực phanh cho phép của phương tiện……………………………............….51

3.2. Thiết kế lắp bệ thử phanh……………………………………….……….......,.….….........55

3.2.1. Chuẩn bị hố móng……………………………………………….……........,..…......…....55

3.2.2. Tính toán hố móng bệ thử phanh xe con……………………………....,…,.................55

3.2.3. Tính toán hố móng bệ thử phanh xe tải………………………………….,..,................56

3.2.4. Lắp đặt thiết bị………………………………………………………….....,..........,...…....56

3.3. Các lưu ý khi vận hành……………………………………...............................,..............57

KẾT LUẬN………………………………………………………………………...,,....................58

TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...,.......,...….....59

LỜI NÓI ĐẦU

Phương tiện vận tải có vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, có tính cơ động cao, được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các lĩnh vực dân sự cũng như quốc phòng. Phương tiện vận tải đường bộ chính là các loại ô tô từ nhỏ đến lớn phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người cũng như vận chuyển hàng hóa lưu thông trong quá trình sản xuất thương mại. Lượng ô tô tham gia giao thông vì thế ngày càng tăng nhanh về số lượng và chủng loại. Thúc đẩy nền công nghiệp ô tô nước nhà phát triển vượt bậc trong những năm gần đây.

Song song với việc phát triển của các phương tiện vận tải đường bộ đặc biệt là ôtô thì việc số lượng các vụ tai nạn giao thông đường bộ và ô nhiễm môi trường đang trong tình trạng đáng báo động. Vì vậy công tác kiểm định các loại phương tiện cơ giới đang cần thiết hơn bao giờ hết. Các trạm đăng kiểm sẽ tiến hành công tác kiểm định kiểm tra các loại phương tiện giao thông đường bộ có đảm bảo đủ các tiêu chuẩn kỹ thuật do chính phủ đề ra và cấp tem lưu hành cho các phương tiện đạt đủ tiêu chuẩn.

Tại Thành Phố Hồ Chí Minh hoặc Hà Nội ta có thể thấy các phương tiện vận tải đường bộ ngày càng tăng cao. Chính vì vậy em xin trình bày đồ án tốt nghiệp "Thiết kế trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ" để có thể đáp ứng nhu cầu đăng kiểm các phương tiện cơ giới, cũng như đảm bảo các phương tiện đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật do chính phủ đề ra và bảo vệ môi trường.

                                                                                                                                                TP. HCM, ngày tháng m 20…

                                                                                                                                             Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                              ……………….

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN VỀ ĐĂNG KIỂM PHƯƠNG TIỆN CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

1.1. Phương tiện giao thông đường bộ

1.1.1. Khái niệm:

Phương tiện giao thông đường bộ là toàn bộ các phương tiện giao thông có thể lưu hành trên đường bộ bao gồm phương tiện cơ giới đường bộ gồm ô tô, máy kéo, rơ mooc hoặc sơ mi rơ mooc được kéo bởi ô tô; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và phương tiện thô sơ đường bộ.

1.1.2. Đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Đăng kiểm xe cơ giới là việc kiểm tra, đánh giá lần đầu và định kỳ tình trạng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định. Để chứng nhận xe cơ giới đủ điều kiện tham gia giao thông nhằm góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường.

1.1.3. Mục đích của việc đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ nhằm nâng cao an toàn tính mạng con người, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông ngày càng gia tăng và ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng là chất lượng phương tiện không đảm bảo, vì vậy công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ có ý nghĩa rất lớn trong việc góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông và ô nhiễm môi trường. Để giảm bớt tai nạn giao thông do các phương tiện cơ giới đường bộ tham gia giao thông không đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và chống ô nhiễm môi trường, cần xác định rõ các quy định và môi trường, đồng thời quản lý chặt chẽ việc tuân thủ các quy định này của chủ phương tiện tham gia giao thông.

1.1.4. Công tác đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

Tính đến hết năm 2023 hiện cả nước có 274/292 trung tâm đăng kiểm (TTĐK) với 447/542 dây chuyền đang hoạt động. Trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có 28 trung tâm với 53/59 dây chuyền kiểm định đang hoạt động (18 dây chuyền loại I, kiểm định xe con và 35 dây chuyền loại II, kiểm định xe hỗn hợp). Tại TP. HCM hiện có 17/19 trung tâm đăng kiểm xe đang hoạt động với 36/53 dây chuyền kiểm định.

1.1.5. Công tác quản lý nhà nước về đăng kiểm xe cơ giới

** Tổ chức:

Cục đăng kiểm Việt Nam là tổ chức trực thuộc Bộ GTVT và thay mặt Bộ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về đăng kiểm đối với phương tiện giao thông và phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công chuyên dùng, container, nồi hơi và bình chịu áp lực sử dụng trong giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, hàng hải trong phạm vi cả nước; tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng an toàn kỹ thuật các loại phương tiện, thiết bị GTVT và phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí trên biển theo quy định của pháp luật.

** Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật:

Cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phương tiện giao thông cơ giới được cũng đã được xây dựng và ngày càng hoàn thiện.

Hệ thống tiêu chuẩn ngành trước đây (TCVN) đã được chuyển đổi, cập nhật, bổ sung thành Hệ thống các Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia để làm cơ sở, căn cứ khoa học vững chắc cho công tác kiểm tra, thử nghiệm, đánh giá, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện và thiết bị GTVT.

** Phân tích, đánh giá chung:

Trong những năm gần đây, đáp ứng yêu cầu gia tăng về số lượng phương tiện cơ giới đường bộ, các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới ngày càng phát triển, chất lượng kiểm định xe cơ giới đã được cải thiện. Hoạt động đăng kiểm đã thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước và tổ chức thực hiện đăng kiểm đối với phương tiện giao thông vận tải, góp phần vào mục tiêu nâng cao chất lượng phương tiện, kiềm chế tai nạn giao thông.

1.2. Thực trạng công tác kiểm định kiểm tra phương tiện vận tải tại TP.HCM

Thực trạng và nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh được thể hiện qua hai bảng sau đây:

1.3. Quy định điều kiện đối với trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

A. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1.  Phạm vi điều chỉnh Thông tư này quy định điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và nhân lực của Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

Điều 2.  Đối tượng áp dụng Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập, hoạt động của các Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi tắt là Trung tâm).

Điều 5.  Yêu cầu về nhà, xưởng và bãi đỗ xe

1. Mặt bằng Trung tâm phải có hệ thống thoát nước bảo đảm Trung tâm không bị ngập úng.

2. Xưởng kiểm tra phải có hệ thống hút khí thải, hệ thống thông gió, hệ thống chiếu sáng phù hợp với các yêu cầu kiểm tra, chống hắt nước vào thiết bị khi trời mưa, bảo đảm vệ sinh công nghiệp, an toàn lao động và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành. Đối với xưởng kiểm tra lắp dây chuyền thiết bị kiểm tra xe có tải trọng trục đến 13.000 kG, chiều cao thông gió không thấp hơn 4,5 mét.

3. Nhà văn phòng phải bố trí hợp lý, bảo đảm thực hiện tốt việc giám sát công tác kiểm định và thuận tiện cho giao dịch.

Điều 6.  Thiết bị kiểm định

1. Kiểu loại thiết bị kiểm tra bố trí trong dây chuyền kiểm định phải được cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định phê duyệt nhằm bảo đảm tính thống nhất trong toàn mạng lưới Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới trên toàn quốc.

2. Trang bị cho một dây chuyền kiểm định tối thiểu phải có các thiết bị kiểm tra sau đây:

- Thiết bị kiểm tra phanh;

- Thiết bị cân trọng lượng;

- Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe có cảm biến ghi nhận kết quả chỉ khi có phương tiện vào và ra khỏi thiết bị;

- Thiết bị phân tích khí xả;

- Thiết bị đo độ khói;

C. THIẾT BỊ THÔNG TIN, LƯU TRỮ VÀ TRUYỀN SỐ LIỆU

Điều 8.  Thiết bị thông tin, lưu trữ và truyền số liệu 1. Tại các vị trí kiểm định phải có thiết bị để nhập, lưu trữ và truyền số liệu kết quả kiểm tra. Các thiết bị phải được nối mạng nội bộ để bảo đảm việc lưu trữ và truyền số liệu. 2. Máy chủ của Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới phải được nối mạng với máy chủ của cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định để thường xuyên truyền, báo cáo số liệu kiểm định.

Điều 9.  Các trang thiết bị khác của Trung tâm Ngoài các thiết bị, dụng cụ quy định tại các phần trên, Trung tâm phải có các trang thiết bị sau đây:

Gồm: 1- Máy điện thoại; 2- Máy Fax; 3- Máy photocopy; 4 - Máy tính văn phòng; 5- Máy in; 6- Camera quan sát và chụp ảnh phương tiện vào kiểm định; thiết bị này phải nối vào mạng LAN của Trung tâm, có hiển thị thời gian chụp trên ảnh và truyền hình ảnh trực tiếp ra phòng chờ của người đưa xe đến kiểm định; 7- Trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; 8- Các bảng, biểu niêm yết công khai về phí, lệ phí kiểm định, nội quy của Trung tâm và các quy định khác.

1.4. Tầm quan trọng của việc xây dựng một quy trình kiểm định hợp lý.

Từ thực trạng công tác kiểm định kiểm tra phương tiện vận tải ô tô của nước ta như đã trình bày trên ta thấy, việc nghiên cứu nội dung tác kiểm định dựa trên cơ sở có xét đến điều kiện khai thác cụ thể của nước ta, với việc xác định hợp lý các hạng mục kiểm định và xây dựng được một quy trình kiểm định mang tính thực tế khách quan là hết sức cần thiết. Điều đó có một ý nghĩa hết sức to lớn cho công tác kiểm định của nước ta hiện nay.

1.5. Xây dựng quy trình kiểm định An toàn kỹ thuật và Bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới.

Quy trình kiểm định quy định nội dung, phương pháp và trình tự kiểm tra định các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (xe cơ giới) nhằm đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn kỹ thuật (ATKT) và bảo vệ môi trường (BVMT).

1.5.1. Quy trình kiểm định

1. ĐẬU XE VÀO BÃI

- Đậu xe đúng nơi quy định theo sự hướng dẫn của bảo vệ.

4. ĐƯA XE VÀO DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH

Chủ xe hoặc Lái xe đưa xe vào đầu dây chuyền kiểm định, tại khu vực kiểm tra khí thải.

- Số thứ tự đầu số 1: Kiểm định dây chuyền số 1

- Số thứ tự đầu số 2: Kiểm định dây chuyền số 2, sau khi giao xe xong Lái xe về cuối dây chuyền để nhận xe và kết quả kiểm định.

+ Phương tiện đạt: Lái xe ra ngoài bãi đậu xe, vào phòng chờ nhận kết quả và dán tem;

+ Phương tiện không đạt: Nhận Thông báo không đạt, lái xe đưa phương tiện đi khắc phục những hạng mục không đạt. Sau đó đưa lại thông báo Không đạt cho Đăng kiểm viên đầu dây chuyền để được đăng ký kiểm định lại.

5. DÁN TEM

Sau khi kiểm định phương tiện đạt, lái xe đưa xe ra bãi đậu, chờ nhân viên ra dán tem.

1.5.2. Các hạng mục cần kiểm tra

I. Kiểm tra nhận dạng

Mục đích của công đoạn này là xác định chính xác phương tiện vào kiểm định, phương tiện được ghi trong hồ sơ và không có sự thay đổi của chủ phương tiện.

Công đoạn kiểm tra nhận dạng bao gồm các hạng mục cụ thể như sau:

a) Kiểm tra biển số đăng ký, số khung và biểu chưng

Biển số đăng ký là chi tiết để chứng thực rằng phương tiện đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận và cho phép tham gia giao thông. Biển số còn là một chứng từ để quản lý phương tiện tham gia giao thông một cách có hệ thống. Là tài liệu để truy cứu trách nhiệm của chủ xe khi phương tiện tham gia giao thông gặp rủi ro. Vì vậy bất kì một phương tiện nào khi tham gia giao thông đều phải mang biển số và biểu chưng rõ ràng và đúng quy định của cơ quan quản lí.

c) Hình dáng bố trí chung

Hình dáng bố trí chung xét đến kích thước cơ bản của xe, sự bố trí động cơ, các tổng thành trên xe. Hình dáng bố trí chung của xe phải đúng với hồ sơ gốc của xe, đảm bảo xe không có dấu hiệu thay đổi gì của chủ phương tiện.

III. Kiểm tra bánh xe

Bánh xe là một bộ phận hết sức quan trọng liên quan trực tiếp đến an toàn chuyển động khi ô tô lăn bánh trên đường. Để đảm bảo an toàn chuyển động thì bánh xe phải đảm bảo:

- Số lượng lốp: phải đầy đủ theo yêu cầu của nhà sản xuất.

- Áp suất lốp: lốp xe ô tô phải đảm áp suất trong giới hạn cho phép:

+ Loại lốp có áp suất thấp Pw = (0.08¸0.5) MN/m2

+ Loại lốp có áp suất cao    Pw = (0.5¸0.7)   MN/m2

- Hoa lốp và chiều sâu hoa lốp: hoa lốp phải phù hợp với từng loại địa hình khai thác. Chiều sâu hoa lốp có ảnh hưởng lớn đến chất lượng bám giữa lốp và mặt đường, do đó chiều sâu của hoa lốp phải nằm trong giới hạn cho phép để đảm bảo an toàn chuyển động khi ô tô tham gia giao thông.

IV. Hệ thống phanh

a) Kiểm tra phanh chính:

- Hiệu quả phanh chính

- Lực phanh tổng cộng

* Quãng đường phanh Sp(m) hoặc gia tốc chậm dần Jpmax (m/s2) với chế độ thử không tải ở tốc độ 30km/h phải thoả mãn tiêu chuẩn 22TCN 224-95.

Cụ thể như sau:

- Nhóm 1: Ô tô con, ô tô cùng loại:

Sp không lớn hơn 7,2 m

Jpmax không nhỏ hơn 5,8 m/s2

- Nhóm 2: Ô tô tải, trọng lượng toàn bộ không lớn hơn 8000 KG; ô tô khách có tổng chiều dài không lớn hơn 7,5 m:

Sp không lớn hơn 9,5 m

Jpmax không nhỏ hơn 5,0 m/s2

- Nhóm 3: Ô tô hoặc ô tô đoàn có trọng lượng toàn bộ lớn hơn 8000 KG; ô tô khách có tổng chiều dài lớn hơn 7,5 m:

Sp không lớn hơn 11 m

Jpmax không nhỏ hơn 4,2 m/s2

* Tiêu chuẩn đánh giá sai lệch lực phanh trên một trục khi thử trên đường:

- Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ô tô không lệch quá 80 hoặc không lệch khỏi hành lang 3,50 m.

b) Kiểm tra phanh đỗ:

- Đánh giá hiệu quả phanh đỗ: Phanh đỗ phải đảm bảo giữ được xe đứng yên khi xe dừng lại trên dốc và là phanh dự phòng khi cơ cấu phanh chính bị hỏng.

+ Kiểm tra sự hoạt động của các cơ cấu điều khiển: các đòn dẫn động phanh, các đường ống dẫn môi chất.

+ Lực phanh tổng cộng

V. Kiểm tra hệ thống lái

Hệ thống lái là hệ thống dùng để điều khiển cho ô tô lăn bánh trên đường theo đóng quỹ đạo mà người lái mong muốn. Do đó ô tô không được phép lưu hành khi hệ thống lái bị hư hỏng. Thông thường hệ thống lái có những hư hỏng sau:

Độ rơ của tay lái lớn hơn mức cho phép làm cho người lái không có cảm giác lái dẫn đến việc xử lý tình huống không kịp thời gây mất an toàn khi ô tô tham gia giao thông; hệ thống lái bị kẹt; các chi tiết của hệ thống lái bị mòn nhiều; ốc vít bắt lỏng, chốt chẻ bị hỏng. Bất kì những hư hỏng kể trên đều làm cho ô tô khó chạy thẳng, khó vòng và có thể dẫn tới hoàn toàn không điều khiển được. Nghiêm cấm sử dụng ô tô có một trong những hư hỏng trên.

VII. Kiểm tra hệ thống treo

Hệ thống treo có nhiệm vụ giảm các tải trọng động và dập tắt các dao động của các bộ phận được treo đảm bảo cho ô tô chuyển động êm dịu. Trong công tác kiểm tra hệ thống treo ta thường quan tâm tới các hạng mục sau:

a) Kiểm tra nhíp

Nhíp là bộ phận chịu lực tương đối lớn, nhíp mà bị gãy thì sẽ rất nguy hiểm vì vậy điều quan tâm trong công tác kiểm tra nhíp là:

+ Độ bền mỏi của các lá nhíp

+ Sự định vị của các lá nhíp với nhau

+ Sự định vị của nhíp với khung xe

+ Sự định vị của nhíp với dầm cầu

d) Kiểm tra thanh giằng ngang và các đòn của bộ phận dẫn hướng

e) Kiểm tra giảm chấn

IX. Kiểm tra về bảo vệ môi trường

a) Khí thải  Mật độ ô tô ở nước ta ngày càng tăng theo sự phát triển của xã hội. Vì vậy vấn đề khí thải và ô nhiễm môi trường đang được hết sức quan tâm. Do đó công tác kiểm tra khí thải là hết sức quan trọng và không thể thiếu được.

b) Độ ồn

Độ ồn của xe có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của con người. Đặc biệt đối với những người đang tham gia giao thông, tiếng ồn làm ảnh hưởng tới thần kinh gây ra cảm giác đau đầu, buồn ngủ nên dễ xảy ra tai nạn giao thông. Vì vậy độ ồn phải được đảm bảo nằm trong một giới hạn cho phép.

CHƯƠNG II

THIẾT KẾ TRUNG TÂM ĐĂNG KIỂM

2.1. Cơ sở pháp lý

- Căn cứ vào quyết định số 3771/QĐ-BGTVT ngày 06/10/2014 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định xe cơ giới đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

+ Mục tiêu tổng quát phát triển mạng lưới các trung tâm đăng kiểm xe cơ giới hợp lý đáp ứng nhu cầu xã hội và tạo thuận lợi cho người dân

+ Tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng mới, nâng cấp các trung tâm đăng kiểm và dây chuyền kiểm định hiện đại, bảo đảm chất lượng công tác đăng kiểm phương tiện cơ giới

- Thông tư 114/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/8/2013: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.

- Thông tư số 72/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT- BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lãnh đạo, nhân viên Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

2.2. Xác định các nội dung tính toán thiết kế

Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới về bản chất là một hệ thống phức tạp, được tổ chức theo điều kiện và quy mô sản xuất cụ thể, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế, kỹ thuật và xã hội nhất định. Như vậy, khi thiết kế trung tâm đăng kiểm xe cơ giới cần nghiên cứu và giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến kinh tế, kỹ thuật, tổ chức và xã hội. Trong giới hạn về phạm vi chuyên môn và thời gian có hạn, các nội dung tính toán thiết kế của Trung tâm đăng kiểm gồm:

- Xác định quy mô trung tâm đăng kiểm

- Tính toán công suất trung bình của trung đăng kiểm

- Tính toán công nghệ cho trung tâm đăng kiểm.

2.3. Thiết kế kỹ thuật trung tâm đăng kiểm

2.3.1. Xác định quy mô trạm đăng kiểm

** Yêu cầu về vị trí quy hoạch trạm đăng kiểm:

- Đáp ứng nhu cầu kiểm định xe cơ giới đường bộ tại TP. Hồ Chí Minh

- Đáp ứng một phần nhu cầu đăng kiểm xe cơ giới đường bộ của các quận huyện lân cận

- Địa điểm xây dựng trạm đăng kiểm phải phù hợp với quy hoạch tổng thể mạng lưới đăng kiểm toàn quốc đã được phê duyệt.

** Xác định quy mô trạm đăng kiểm:

Theo sự phát triển về giao thông vận tải của TP. Hồ Chí Minh thì trung tâm đăng kiểm được xây là: loại trung tâm đăng kiểm có 2 dây chuyền kiểm định, một loại dây chuyền kiểm định cho xe có tải trọng trục đến 2.000 KG và một loại dây chuyền kiểm định cho xe có tải trọng trục đến 13.000 KG

2.3.2. Tính toán công suất trung bình của trạm đăng kiểm

Số lượng Đăng kiểm viên của một Trung tâm phụ thuộc vào số lượng dây chuyền và năng suất kiểm định do cơ quan quản lý nhà nước về công tác kiểm định quy định, nhưng tối thiểu như 2.1.

** Theo điều tra thực tế, lưu lượng xe vào đăng kiểm trong 1 giờ cao điểm chiếm 20% tổng số lượng xe vào đăng kiểm ngày đêm, như vậy:

- Số lượng xe đăng kiểm trong giờ cao điểm là:

Kcao điểm/giờ = 20% x 79 = 16 lượt xe / giờ cao điểm

* Định mức thời gian bình quân như sau:

- Từ lúc xe vào bãi đỗ xe và làm thủ tục đăng kiểm đến khi vào nhà kiểm tra: 10 phút

- Từ lúc vào nhà kiểm tra đến khi ra khỏi nhà kiểm tra và vào bãi đỗ xe: 20 phút.

- Thời gian làm thủ tục nhận giấy kiểm định và dán tem đăng kiểm là: 10 phút.

- Tổng cộng thời gian một xe vào đăng kiểm là: 40 phút.

2.3.3. Tính toán công nghệ cho trung tâm đăng kiểm

2.3.3.1. Quy trình đăng kiểm xe cơ giới đường bộ

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ kiểm định:

Nhân viên nghiệp vụ thực hiện như sau: Tiếp nhận, kiểm tra chấp nhận cho xe đủ thủ tục vào kiểm định, thu phí và lệ phí kiểm định, lập theo dõi hồ sơ, đăng ký cho xe kiểm tra trên chương trình quản lý kiểm định.

Bước 2: Thực hiện kiểm định:

Đăng kiểm viên thực hiện:

- Kiểm định theo quy định tại những vị trí, công đoạn đã phân công.

- Quy trình đăng kiểm bao gồm 56 hạng mục được chia thành 5 công đoạn:

+ Công đoạn 1: gồm 13 hạng mục.

+ Công đoạn 2: gồm 17 hạng mục.

+ Công đoạn 3: gồm 4 hạng mục.

2.3.2.2. Tính toán nhu cầu về nhân lực và trang thiết bị

** Chế độ làm việc của trung tâm

Trạm đăng kiểm là 1 ca ( 8h/1 ngày)

- Thời gian làm việc thực tế của nhân viên trong năm

Φ𝑇𝑇 = [𝐷𝐿 − (𝐷𝐶𝑇 + 𝐷𝑃 + 𝐷𝑁𝐿)] x C x 𝛽

=> Φ𝑇𝑇 = [365 – (104 + 15 + 9)] x 8 x 0,95 = 1816,4 h

- Thời gian làm việc của một thiết bị trong năm

Φ𝑇𝐵 = [𝐷𝐿 − (𝐷𝐶𝑇 + 𝐷𝑁𝐿)] x C x Y x 𝜂𝑇𝐵

Với:

𝜂𝑇𝐵: là hệ số sử dụng thiết bị

=> 𝛷𝑇𝐵 = [365 – (104+9) x 8 x 1 x 0,95 = 1930,4 h

* Tính toán nhu cầu về lao động:

- Khối lượng lao động chính hằng năm

Áp dụng công thức:

𝑇𝐶 = 𝑁𝑞đ × 𝑡đ𝑚 × 𝑘𝑛 × 𝑘𝑐 (giờ công)

- Tổng giờ công lao động chính là:

=> 𝑇𝐶 = 20.000 x 1 x 2 x 0,33 = 13200 h

Việc tính toán khối lượng lao động chính chỉ áp dụng cho các bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình kiểm định ô tô mà thôi. Từ đó kết hợp với mức khối lượng lao động chính của trạm ta có bảng tỷ lệ phân bố khối lượng lao động chính của trạm ta có bảng tỷ lệ phân bố khối lượng lao động chính cho các bộ phận

=> 𝑇𝑝 = 35% × 13200 = 4.620 (giờ công)

2.4. Bố trí mặt bằng, tính toán diện tích và lựa chọn địa điểm xây dựng:

2.4.1. Tính toán diện tích xây dựng

2.4.1.1. Định mức tính toán diện tích

Diện tích xây dựng trạm đăng kiểm được tính toán dựa trên căn cứ vào số dây chuyền đăng kiểm, số lượng các phòng ban chức năng, số lượng vị trí đỗ xe và các định mức tính toán khác.

2.1.1.2. Tính toán diện tích xây dựng các khu chức năng

** Diện tích nhà kiểm định (nơi đặt dây chuyền kiểm định):

Căn cứ theo thông tư số 11/2009/TT-BGTVT ngày 24/06/2009 quy định điều kiện đối với trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ ta có quy định về diện tích xây dựng trung tâm như bảng 2.4.

** Diện tích bãi đỗ xe:

- Diện tích bãi đỗ xe và đường ra, vào kiểm định của Trung tâm có một dây chuyền kiểm định tối thiểu bằng 5,5 lần diện tích tối thiểu của xưởng kiểm tra tương ứng.

- Trường hợp Trung tâm có nhiều dây chuyền kiểm định thì kể từ dây chuyền thứ hai trở đi, diện tích bãi đỗ xe và đường ra vào phải tăng thêm 1,5 lần so với diện tích tương ứng của dây chuyền đầu tiên.

Sđỗ xe = (180 + 264) x 5,5 + 1,5 x 264 = 2838 m2

** Theo định mức là 3,5 m2/người, căn cứ số lượt xe vào đăng kiểm trong giờ cao điểm là 16 lượt/giờ. Vậy số lái xe vào làm thủ tục động thời tương ứng là 16 người. Diện tích phòng làm thủ tục là:

S2 = 16 x 3,5 = 56 m2

- Diện tích phòng hành chính – kế toán lấy theo định mức là: S3 = 18 m2

- Diện tích phòng đăng kiểm viên lấy theo định mức là 4,5 m2/người. Số đăng kiểm viên là 10 người:

S4 = 10 x 4,5 = 45 m2

2.4.2. B trí mặt bằng Trung tâm kiểm định

2.4.2.1. Bố trí mặt bằng nhà kiểm định

Căn cứ theo thông tư số 30/2019/TT-BGTVT ngày 28/08/2019 ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đơn vị đăng kiểm xe cơ giới ta có thể xác định được kích thước của các dây chuyền kiểm định. Dây chuyền kiểm định gồm có 2 loại:

- Dây chuyền kiểm định loại I: là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg.

- Dây chuyền kiểm định loại II: là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.

a) Dây chuyền kiểm định loại I

** Sơ đồ bố trí của dây chuyền kiểm định loại I

Dựa vào những thông số cơ bản trên ta bố trí được dây chuyền kiểm định loại I

** Khu vực kiểm tra gầm:

Hầm kiểm tra xe con dây chuyền loại I như hình 2.4.

** Hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chiều dài làm việc ( L ) hầm kiểm tra tối thiểu là 6 m

- Chiều rộng ( R1 ) đo được trên hai vách của miệng hầm trong suốt chiều dài làm việc tối thiểu là 0,7 m và không quá 1,05m . Chiều rộng ( R ) đo được trên hai vách của thân hầm tối thiểu bằng chiều rộng hai vách của miệng hầm.

- Độ sâu ( H ) đo được trong suốt chiều dài làm việc tính từ điểm cao nhất của miệng hầm kiểm tra tới mặt đáy sàn tối thiểu là 1,3 m và không lớn hơn 1,75 m . Có thể sử dụng các miếng kê để đáp ứng yêu cầu về chiều cao này để đảm bảo việc kiểm tra.

- Có tối thiểu hai lối lên xuống và không bị đọng nước.

- Có gờ bảo vệ bằng thép có chiều cao tối thiểu 25mm được sơn khác màu với nề sàn nhà xưởng.

** Khu vực kiểm tra phanh:

- Bệ thử phanh con lăn ( RBT ) phải được lắp đặt ở vị trí trung tâm theo chiều dọc trong khu vực làm việc không bị cản trở, được đánh dấu trên sàn, dài tối thiểu 14 m và rộng ít nhất 3,5m.

- Khu vực kiểm tra phanh có nền nhà xưởng bằng phẳng, ở khoảng cách tối thiểu 2,1m phía trước và phía sau của đường trung tâm bệ thử phanh phải được xây dựng có độ bằng phẳng không vượt quá ± 6mm so với mặt phẳng chuẩn. Một phần của khu vực kiểm tra phanh có thể nằm bên ngoài xưởng kiểm định nhưng phải đảm bảo phần đầu tiên của bệ thử phanh nằng trong nhà xưởng ít nhất 1,5 m.

- Trường hợp lắp đặt bệ thử phanh ngoài hầm kiểm tra thì bất kỳ điểm nào của bệ thử phanh con lăn phải cách đầu hầm kiểm tra tối thiểu 0,6m.

b) Dây chuyền kiểm định loại II

** Sơ đồ bố trí dây chuyền kiểm định loại II:

Dây chuyền kiểm định loại II như hình 2.7.

** Khu vực kiểm tra đèn chiếu sang:

- Khu vực đỗ xe để kiểm tra đèn được đánh dấu trên sàn tối thiểu dài 14 m, rộng 3m. Khu vực này có thể chồng lên khu vực kiểm tra khác, được xây dựng có độ bằng phẳng không vượt quá ± 6mm so với mặt phẳng chuẩn.

- Các thiết bị được lắp đặt trong khu vực phải đáp ứng yêu cầu về độ bằng phẳng không vượt quá ± 6mm (trừ các khe hở không ảnh hưởng đến việc đỗ xe đến kiểm tra đèn).

- Đường ray để di chuyển thiết bị kiểm tra đèn phải thẳng, có độ dài tối thiểu 4m, đường ray được lắp đặt có độ bằng phẳng trong khoảng ± 2mm và song song với mặt phẳng đổ xe kiểm tra đèn.

* Hầm kiểm tra phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Chiều dài làm việc ( L ) hầm kiểm tra tối thiểu là 12 m.

- Chiều rộng ( R1 ) đo được trên hai vách của miệng hầm trong suốt chiều dài làm việc tối thiểu là 0,7 m và không quá 1,05m . Chiều rộng ( R ) đo được trên hai vách của thân hầm tối thiểu bằng chiều rộng hai vách của miệng hầm.

- Độ sâu ( H ) đo được trong suốt chiều dài làm việc tính từ điểm cao nhất của miệng hầm kiểm tra tới mặt đáy sàn tối thiểu là 1,2m và không lớn hơn 1,6m. Có thể sử dụng miếng kê để đáp ứng chiều cao này để đảm bảo việc kiểm tra.

** Khu vực kiểm tra độ trượt ngang bánh xe:

Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe phải được lắp đặt chắc chắn vào sàn nhà xưởng và việc lắp đặt phải đảm bảo khoảng cách giữa hai điểm gần nhất tính từ thiết bị đo độ trượt ngang tới bệ thử phanh tối thiểu 2,8m hoặc theo yêu cầu riêng của nhà sản xuất.

2.4.2.2. Thiết kế khu văn phòng

** Dựa vào những thông số tính toán trên ta thiết kế khu văn phòng của trạm đăng kiểm thỏa mản các yêu cầu tối thiểu về kích thước: Như hình 2.1.3

2.4.3. Lựa chọn địa điểm xây dựng trung tâm

- Lựa chọn khu đất nằm trên đường Kinh Dương Vương, P. An Lạc, Q. Bình Tân, TP. Hồ Chí Minh hiện tại đang là đất nền, kho xưởng nên dễ cải tạo và xây dựng Trung tâm đăng kiểm tại đây.

- Ưu điểm của việc đặt Trung tâm đăng kiểm tại đây là thuận tiện giao thông cho phương tiện các loại, kể cả phương tiện có kích thước lớn ra vào, không gây cản trở giao thông cũng như không ảnh hưởng đến khu vực dân cư và đời sống đô thị.

2.5. Các thiết bị dùng trong công tác kiểm định

** Thiết bị kiểm tra độ đục khí thải động cơ Diezel MDO 2:

*  Đặc tính kỹ thuật:

- MDO 2 là thiết bị của hãng MAHA- CHLB Đức cung cấp;

- Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005DK của cục Đăng kiểm Việt Nam;

- Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí thải có gia tải;

- Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian ;

- Máy có tích hợp cảm biến đo nhiệt độ ống kiểm tra;

- Bộ sấy ống kiểm tra công suất lớn;

* Nguyên lý làm việc của thiết bị:

Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến mức 100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được nhận diện là bị che phủ hoàn toàn.

Nguồn phát là đèn LED( Diode phát) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm, nguồn hấp thụ ánh sáng là con Diode nhận.

* * Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3:

* Thông số kỹ thuật:

Như bảng dưới.

* Cấu trúc LITE 3:

* Mức giới hạn tối đa cho phép khi kiểm tra các loại đèn:

Cường độ sáng của đèn có thể dùng đơn vị là Lux, hoặc dùng đơn vị cd (cadela)

Trong thiết bị LITE 3 này đơn vị cường độ ánh sáng của đèn được ta mặc định chọn là Lux hoặc cd trong quá trình cài đặt thiết bị.

- Đèn chiếu sáng phía trước:

+ Cường độ sáng của đèn chiếu xa ( đèn pha) không nhỏ hơn 10.000 cd

+ Theo phương thẳng đứng chùm sáng không được hướng lên trên và hướng xuống dưới quá 2%.

+ Theo phương ngang chùm sáng của đèn bên phải không được lệch trái quá 2%, không được lệch phải quá 1%.

** Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100:

* Thông số kỹ thuật thiết bị:

Là thiết bị đo mức độ âm lượng

Bộ phận kết nối với máy tính dùng chung máy tính kết nối thiết bị kiểm tra đèn

Độ chính xác.......................................... : ± 1.5 dB (trong điều kiện dưới 94 dB, 1 Khz)

Phạm vi thường xuyên............................................................................. :31.5 Hz – 8 Khz

Mức độ đo......................................................................................................... 0 – 140 dBA

Microphone............................................................................. 1/5” 13.5 mm, loại điện tử.

Màn hình số: màn hình tinh thể lỏng 4 số, phân giải 0.5dB, thời gian hiển thị 0.5s

Hỗ trợ thời gian....................................................................... nhanh =125 ms, chậm = 1s

* Cấu tạo của thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100: Như hình 2.19

* Nguyên lý làm việc của Quest 2100

Tín hiệu âm thanh sau khi được microphone ghi nhận được chuyển đến bộ lọc âm, sau đó được truyền đến bộ vi xử lý để xử lý kết quả đo được rồi truyền đến bộ hiển thị

* Mức giới hạn cho phép độ ồn của phương tiện:

Áp dụng theo TCVN 6536:1998 quy định như sau:

Độ ồn cho phép của động cơ các loại xe: Như bảng dưới.

Âm lượng còi điện cho phép của phương tiện là:

Khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro đo là 1.2m không nhỏ hơn 90 dB, không lớn hơn 115 dB.

** Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh :

Trong các trạm kiểm định thường có hai loại thiết bị kiểm tra phanh dùng cho xe tải và xe con. Dây chuyền thiết bị của Maha thì sử dụng hai model sau: IW 2 dùng cho xe con và IW 4 Lon dùng cho xe tải. Về nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này là giống nhau.

CHƯƠNG III

LẮP ĐẶT BỆ THỬ PHANH

3.1. Chức năng, cấu tạo, nguyên lý làm việc của bệ thử phanh

- Trong các trạm kiểm định thường có hai loại thiết bị kiểm tra phanh dùng cho xe tải và xe con. Dây chuyền thiết bị của Maha thì sử dụng hai model sau: IW 2 dùng cho xe con và IW 4 Lon dùng cho xe tải. Về nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này là giống nhau.

- Mục đích việc kiểm tra phanh nhằm đánh giá xem hệ thống phanh của ô tô hoạt động có đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hay không.

3.1.1. Cấu tạo cơ bản

Cấu tạo các bộ phận thiết bị thử phanh như hình 3.1.

3.1.2. Nguyên lý làm việc của thiết bị

- Khi cho xe vào vị trí trên hai rulo thì gạt cần số về vị trí trung gian, khởi động mô tơ để quay rulo. Khi tốc độ rulo đã ổn định đạp phanh cho bánh xe dừng lại, trong quá trình đạp phanh do ma sát giữa bánh xe và rulo, bánh xe sẽ cản lại sự chuyển động của rulo làm cho rulo quay chậm lại. Sự truyền động chậm lại này tác động trực tiếp lên roto của mô tơ làm cho nó cũng quay chậm lại trong khi suất điện động trong mô tơ vẫn giữ nguyên. Nếu stato của mô tơ bị giữ cứng thì hiện tượng quá tải sẽ xảy ra nhưng chính vì cấu tạo lắp đặt mô tơ có thể quay quanh trục nên lúc này stato sẽ quay quanh trục của nó. 

- Rulo quay trơn có tác dụng bảo vệ và báo với hệ thống để lưu giá trị lực phanh lớn nhất. khi phanh bánh xe đứng lại vì là bị động và tốc độ của rulo quay trơn rất cao so với tốc độ của bánh xe đo đường kính rulo này rất nhỏ nên rulo vẫn tiếp tục quay do đó sẽ bị trượt, quá trình trượt này được nhận biết qua cảm biến gắn đối diện với các lỗ được khoan ở đầu rulo. Theo tính toán của nhà sản xuất thì lực phanh đạt cao nhất khi độ trượt là 20%. Do đó khi phát hiện bánh xe bên nào trong quá trình phanh tạo nên độ trượt cho rulo quay trơn ở bên đó thì bộ xử lý sẽ ngắt mạch không cho mô tơ hoạt động và ghi nhận kết quả tại thời điểm đó.

3.1.3. Hệ thống điều khiển

* Thiết bị điều khiển IFB:

Nhiệt độ làm việc................................................................................ .. -10 tới 60 0 C

Khoảng cách điều khiển.................................................................................... 20 m

Nguồn điện.............................................................................................. 6V / 700mA

Điện nạp nhỏ nhất.................................................................................................... V

Điện nạp lớn nhất..................................................................................................... V

Màn hình hiển thị........................................................................... 64x128 ppi, sáng

3.1.4. Quy trình kiểm tra trên bệ thử phanh

- Lái bánh xe trục trước vào bệ thử phanh, nhả phanh và trả về số 0. Chú ý các bánh xe phải thẳng và ở giữa bộ rulo. Hệ thống cảm biến sẽ tự động cân xe.

- Dùng remote để khởi động rulo.

- Sau khi cả hai rulô đã quay thì sẽ tự động xác định lực cản rulô và màn hình sẽ yêu cầu rà phanh để xác định độ ô van.

- Khi hai kim lực nằm trong vùng màu vàng thì ta giữ phanh cho đến khi 2 vệt màu vàng mất đi (có nghĩa là đã xác định được độ ô van) thì tiến hành đạp mạnh phanh, lúc này thiết bị sẽ ghi nhận lực phanh lớn nhất và độ lệch lực phanh được hiển thị trên màn hình, sau đó lưu giá trị này lại.

- Lưu kết quả kiểm tra phanh tay lại

- Khởi động các mô tơ. Lái trục xe ra khỏi bệ thử phanh

- Lái trục kế tiếp vào bệ thử phanh nếu xe có nhiều trục thực hiện kiểm tra tương tự như các bước trên.

3.1.5. Giới hạn lực phanh cho phép của phương tiện

- Chế độ thử: ô tô không tải (có 01 lái xe)

- Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng ôtô không tải

- Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái):

+ KSL = (PFlớn - PFnhỏ). 100% PFlớn

+ KSL không được lớn hơn 25%

3.2. Thiết kế lắp bệ thử phanh

3.2.1. Chuẩn bị hố móng

- Đặt khung thép cố định với nền xưởng (khung thép được nhà cung cấp thiết bị cung cấp)

- Khi đổ bê tông phải gia cố tốt khung thép tránh trường hợp khung thép bị biến dạng.

- Khung thép sau khi lắp đặt xong phải vuông góc với đường tâm của dây chuyền kiểm tra.

- Ống đi dây tín hiệu Ø60 đặt ở vị trí tâm dây chuyền cách mặt nền khoảng 300 mm được kéo từ tâm hố móng thiết bị kiểm tra phanh đến vị trí đặt tủ điều khiển.

- Chiều sâu hố móng sau khi lắp đặt khung thép cách mặt nền 1000 mm.

3.2.3. Tính toán hố móng của bệ thử phanh xe tải

Sơ đồ tính toán móng như hình 3.10.

3.2.4. Lắp đặt thiết bị

- Việc chuẩn bị hố móng với các kích thước như trên bản vẽ, việc đặt khung thép do nhà cung cấp thiết bị cho dây chuyền kiểm định phải được hoàn thành cùng với các hạng mục xây dựng.

- Các gối đỡ thiết bị được hàn sẵn vào phần khung thép. Hạ lần lượt 2 khối của bệ thử phanh xuống hố móng.

- Đặt lần lượt từng khối của bệ thử phanh lên các gối sau đó điều chỉnh chiều cao các biến cho chúng sát với phần khung của bệ thử.

3.3. Các lưu ý khi vận hành

-  Xe trước khi vào bệ thử phải được kiểm tra sơ bộ. Việc kiểm tra sơ bộ có thể phát hiện những hư hỏng thông thường, sự cố để khắc phục trước khi thử trên bệ thử. Ngoài ra cần phải kiểm tra tình trạng hoạt động của các cơ cấu dẫn động, tình trạng cấp khí nén (của hệ thống phanh dẫn động khí nén), kiểm tra mức dầu phanh trong bầu chứa dầu...

-  Kết quả hiệu quả phanh kiểm tra trên bệ thử chỉ phản ánh kết quả chung của hệ thống mà không đưa ra được những hư hỏng cụ thể. Dựa vào kinh nghiệm thực tế ta có thể chẩn đoán được những hư hỏng cụ thể dựa trên nguyên tắc kết hợp giữa các chế độ kiểm tra và các cách phối hợp khác nhau để hỗ trợ kết quả chẩn đoán.

KẾT LUẬN

Sau thời gian thực hiện đồ án cùng với sự giúp đỡ và chỉ bảo của giảng viên: ThS…………….., em đã hoàn thành được đồ án tốt nghiệp được giao “Thiết kế trung tâm đăng kiểm xe cơ giới đường bộ”

Quá trình thực hiện đồ án đã bổ sung cho em rất nhiều kiến thức về việc lập dự án cũng như kiến thức về công tác đăng kiểm và nhiều kiến thức về chuyên môn. Đồ án tập trung vào việc bố trí mặt bằng các khu vực đăng kiểm, khu văn phòng cũng như các quy chuẩn trong quá trình đăng kiểm và dự báo được năng suất của trung tâm đăng kiểm.

Tuy nhiên do năng lực và thời gian có hạn, kiến thức chuyên ngành còn hạn chế nên trong quá trình thực hiện đồ án không tránh khỏi những sai sót. Em mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của các thầy cô trong bộ môn để đồ án em được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn !

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Thông tư 114/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 20/8/2013: Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí kiểm định an toàn kỹ thuật và chất lượng linh kiện, xe cơ giới và các loại thiết bị, xe máy chuyên dùng.

[2]. Thông tư số 72/2014/TT-BGTVT ngày 12 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2013/TT- BGTVT ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn đối với lãnh đạo, nhân viên Trung tâm đăng kiểm phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

[3]. Thông tư số 70/2015/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 09/11/2015: Quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

[4]. Nghị định số 139/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 08/10/2018: Quy định về kinh doanh dịch vụ kiểm định xe cơ giới.

[5]. Nguyễn Văn Bang (chủ biên), Vũ Tuấn Đạt và Tạ Thị Thanh Huyền, Thiết kế cơ sở sản xuất ngành ô tô. NXB GTVT, Hà Nội – 2017.

[6]. Một số tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan đến thiết kế cơ sở sản xuất và Trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ.

[7]. Nguyễn Thành Long , Nghiên cứu xây dựng luận chứng kinh tế kỹ thuật cho dự án di dời trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 5007V. ĐHGTVT, Luận văn thạc sĩ kĩ thuật, 2020.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"