TÍNH TOÁN THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH XE TẢI DỰA TRÊN XE THAM KHẢO KAMAZ
Hệ thống phanh xe tải là bộ phận cực kỳ quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu suất vận hành. Việc hiểu và nắm vững về hệ thống phanh là điều cần thiết để tài xế xe tải có thể duy trì hoạt động ổn định và giảm nguy cơ tai nạn.
Hệ thống phanh xe tải là gì?
Hệ thống phanh xe tải là một hệ thống cơ học có chức năng hạn chế chuyển động của bánh xe bằng cách tạo ra ma sát. Khi hoạt động, hệ thống phanh sẽ giúp kiểm soát việc giảm tốc độ hoặc dừng hẳn xe theo ý muốn của tài xế.
Hệ thống phanh xe tải có chức năng:
- Giảm tốc độ của xe: Khi tài xế đạp phanh, lực từ bàn đạp phanh sẽ được truyền đến cụm phanh, tạo ra ma sát giữa cụm phanh và bánh xe, khiến bánh xe quay chậm lại.
- Dừng hẳn xe: Khi tài xế đạp phanh hết cỡ, lực phanh sẽ được truyền đến cụm phanh, tạo ra ma sát lớn, khiến bánh xe ngừng quay, giúp xe dừng hẳn.
- Giữ cho xe đứng yên khi dừng đỗ: Phanh tay giúp giữ cho xe ở trạng thái đứng yên khi dừng xe trên đường bằng hoặc dốc.
Cấu tạo hệ thống phanh xe tải
Hệ thống phanh xe tải bao gồm các bộ phận chính sau:
+) Cụm phanh:
Cụm phanh là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với bánh xe để tạo ra ma sát, đảm bảo cho xe có thể giảm tốc độ hoặc dừng hẳn khi cần thiết. Cụm phanh xe tải có thể là phanh tang trống hoặc phanh đĩa.
Cụm phanh tang trống gồm các bộ phận sau:
- Guốc phanh: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với trống phanh, tạo ra ma sát.
- Má phanh: Là bộ phận được gắn với guốc phanh, có tác dụng truyền lực phanh đến guốc phanh.
- Trống phanh: Là bộ phận được quay cùng với bánh xe, tạo ra bề mặt ma sát cho má phanh.
- Lò xo hồi vị: Là bộ phận giúp guốc phanh trở về vị trí ban đầu khi phanh được nhả ra.
Cụm phanh đĩa gồm các bộ phận sau:
- Đĩa phanh: Là bộ phận quay cùng với bánh xe, tạo ra bề mặt ma sát cho má phanh.
- Má phanh: Là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với đĩa phanh, tạo ra ma sát.
- Cụm piston: Là bộ phận tạo lực phanh tác động lên má phanh.
- Lò xo hồi vị: Là bộ phận giúp má phanh trở về vị trí ban đầu khi phanh được nhả ra.
Ngoài ra, cụm phanh xe tải còn có một số bộ phận phụ trợ khác như:
- Bát phanh: Là bộ phận giữ cố định đĩa phanh hoặc trống phanh.
- Cóc phanh: Là bộ phận điều chỉnh khoảng cách giữa má phanh và đĩa phanh hoặc trống phanh.
- Đệm chống rung: Là bộ phận giúp giảm rung động khi phanh.
+) Cơ cấu truyền lực:
Là bộ phận truyền lực từ bàn đạp phanh đến cụm phanh. Cơ cấu truyền lực trên xe tải thường có hai loại chính là dẫn động thủy lực và dẫn động khí nén.
+) Cụm dẫn động:
Cụm dẫn động là bộ phận điều khiển lực phanh. Cụm dẫn động trên xe tải thường có hai loại chính là dẫn động cơ khí và dẫn động điện tử.
Ở đây Tài liệu tính toán thiết kế hệ thống xe tải dựa trên xe tham khảo Kamaz bao gồm:
1. Bản vẽ thứ nhất: Bố trí chung xe Kamaz. Bản vẽ thể hiện hình dáng bên ngoài xe tải Kamaz, thể hiện kích thước tổng thể xe, các kích thước cơ bản. Ngoài ra còn thể hiện các bộ phận của hệ thống phanh trên xe thông qua bảng kê.
2. Bản vẽ thứ hai: Các phương án bố trí. Bản vẽ thể hiện các phương án bố trí hệ thống phanh trên xe tải tham khảo Kamaz. Ngoài ra bản vẽ còn thể hiện các bộ phận cơ bản của từng phương án thông qua bảng kê.
3. Bản vẽ thứ ba: Cơ cấu phanh. Bản vẽ thể hiện kết cấu của cơ cấu phanh, kích thước tổng thể. Ngoài ra còn thể hiện các chi tiết cơ bản của cơ cấu phanh thông qua bảng kê.
4. Bản vẽ thứ tư: Bầu phanh trước và bầu phanh sau. Bản vẽ kết cấu bầu phanh trước và bầu phanh sau, kích thước tổng thể bầu phanh trên xe tải tham khảo Kamaz. Ngoài ra còn thể hiện các chi tiết cơ bản của bầu phanh trước và bầu phanh sau thông qua bảng kê.
5. Bản vẽ thứ năm: Bộ điều hòa lực phanh. Bản vẽ thể hiện kết cấu bộ điều hòa lực phanh, kích thước tổng thể. Ngoài ra còn thể hiện các chi tiết cơ bản của bộ điều hòa lực phanh thông qua bảng kê.
6. Bản vẽ thứ sáu: Van phân phối. Bản vẽ thể hiện van phân phối sử dụng trên xe tải tham khảo Kamaz, kích thước tổng thể. Ngoài ra còn thể hiện các chi tiết cơ bản thông qua bảng kế.
7. Bản vẽ thứ bày: Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống phanh. Bản vẽ thể hiện các bước quy trình bảo dưỡng, nguyên nhân, dụng cụ, yêu cầu và hình ảnh minh họa.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ TÀI LIỆU"