TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200

Mã đồ án OTTN003024238
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Tiểu luận có dung lượng 280MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ tổng thể xe Land cruiser 200, bản vẽ kết cấu cơ cấu lái xe Land cruiser 200, bản vẽ sơ đồ hệ thống lái xe Land cruiser 200, bản vẽ sơ đồ nguyên lý hoạt động bộ trợ lực, bản vẽ kết cấu các đòn kéo xe Land cruiser 200, bản vẽ đồ thị kiểm tra động học quay vòng xe Land cruiser 200); file word (Bản thuyết minh, bìa tiểu luận, bản trình chiếu bảo vệ Power point…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200.

Giá: 790,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

Phiếu giao đề tài Tiểu luận tốt nghiệp............................................................................3

Mục lục..............................................................................................................................4

Danh mục các ký hiệu, chữ viết tắt................................................................................6

Danh mục các hình vẽ, đồ thị..........................................................................................7

MỞ ĐẦU.............................................................................................................................9

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200...................10

1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống lái........................................................10

1.1.1. Công dụng...............................................................................................................10

1.1.2. Phân loại.................................................................................................................10

1.1.3. Yêu cầu...................................................................................................................11

1.2. Các sơ đồ hệ thống lái...............................................................................................12

1.2.1. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc......................................................12

1.2.2. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập..........................................................13

1.3. Các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống lái..........................................................13

1.3.1. Vô lăng....................................................................................................................13

1.3.2. Trục lái và trục các đăng.........................................................................................14

1.3.3. Cơ cấu lái................................................................................................................14

1.3.4. Các loại cơ cấu lái thông dụng................................................................................18

1.3.5. Dẫn động lái............................................................................................................25

1.3.6. Hình thang lái..........................................................................................................26

1.3.7. Hình học lái.............................................................................................................27

1.4. Cường hóa lái............................................................................................................32

1.4.1. Công dụng, phân loại, yều cầu...............................................................................32

1.4.2. Các thông số đánh giá............................................................................................33

1.4.3. Các sơ đồ bố trí......................................................................................................33

1.5. Liên hệ giữa hệ thống lái và hệ thống treo................................................................36

Chương 2: KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200..............................39

2.1. Giới thiệu tổng quát về hệ thống lái...........................................................................39

2.2. Các thông số kỹ thuật chính của các chi tiết trong hệ thống lái Land Cruiser 200....40

2.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống lái Land Cruiser 200............................41

2.3.1. Vành tay lái............................................................................................................ 41

2.3.2. Cơ cấu lái.............................................................................................................. 42

2.3.3. Trục lái................................................................................................................... 46

2.3.4. Dẫn động lái.......................................................................................................... 48

2.3.5. Bơm trợ lực lái........................................................................................................49

Chương 3: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI.......................51

3.1. Chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống lái ô tô và biện pháp khắc phục...............51

3.1.1. Độ rơ vành tay lái tăng...........................................................................................51

3.1.2. Lực trên vành tay lái gia tăng hay không đều........................................................51

3.1.3. Áp suất của cường hóa lái thủy lực hệ thống lái không ổn định............................52

3.2. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô.....................................................................54

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái........................................................................... 54

3.2.1. Sữa chữa các chi tiết trong hệ thống lái................................................................54

KẾT LUẬN.......................................................................................................................57

TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................. 58

MỞ ĐẦU

Kể từ khi ra đời đến nay, ngành công nghệ kỹ thuật ô tô không ngừng phát triển và đạt được thành tựu to lớn. Ngày nay với sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật, ngành công nghiệp kỹ thuật ô tô đã chế tạo ra nhiều loại ô tô với hệ thống lái có tính năng kỹ thuật rất cao để đảm bảo vấn đề an toàn và tính cơ động của ô tô.

Trong Tiểu luận tốt nghiệp này em được nhận đề tài “Khảo sát hệ thống lái ô tô Land Cruiser 200”. Nội dung của đề tài này giúp em hệ thống được những kiến thức đã học, nâng cao tìm hiểu các hệ thống của ô tô nói chung và hệ thống lái của ô tô Land Cruiser nói riêng, từ đây có thể đi sâu nghiên cứu về chuyên môn.

Tập tiểu luận này trang bị cho người sử dụng, vận hành ô tô những kiến thức cơ bản về hệ thống lái trên ô tô. Trong quá trình làm việc, hệ thống lái không thể tránh khỏi những hư hỏng hao mòn các chi tiết. Vì vậy đề tài này còn đề cập đến vấn đề bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống lái.

Được sự hướng dẫn rất tận tình của thầy : Tiến Sĩ….………, cùng với sự nỗ lực của bản thân, em đã hoàn thành nội dung nghiên cứu của Tiểu luận. Vì thời gian và kiến thức có hạn nên trong Tiểu luận này không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Vì vậy em mong quý Thầy trong khoa góp ý để Tiểu luận của em được hoàn thiện hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn thầy : Tiến Sĩ……………, giảng viên khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô. Qua đây em cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy trong khoa đã truyền đạt cho em rất nhiều kiến thức quý báu trong quá trình học tập ở Trường và trong thời gian làm Tiểu luận tốt nghiệp.

Chương 1

TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200

1.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống lái.

1.1.1. Công dụng.

Hệ thống lái là tập hợp các cơ cấu dùng để giữ cho ô tô máy kéo chuyển động theo một hướng xác định nào đó và để thay đổi hướng chuyển động khi cần thiết theo yêu cầu cơ động của xe.

Hệ thống lái là hệ thống giữ vài trò điều khiển hướng chuyển động của ô tô đi thẳng, quay vòng hoặc rẽ trái, rẽ phải theo tác động của người lái lên vô lăng.

Truyền các mômen quay có trị số khác nhau đến các bánh xe khác nhau (bên trái và bên phải).

Quay vòng bánh xe mà không bị trượt bên.

Lực trên vành lái và tạo cảm giác đánh lái phù hợp.

Đảm bảo ô tô có khả năng tự trả về trạng thái chuyển động thẳng.

Giảm các va đập từ mặt đường lên vành tay lái .

Cầu dẫn hướng để đỡ toàn bộ trọng lượng của xe.

1.1.2. Phân loại

- Theo vị trí bố trí vô lăng, chia ra:

+ Hệ thống lái với với vành tay lái bố trí bên trái (khi chiều thuận đi đường là bên phải) dùng cho những nước như Đài Loan, Tây Ban Nha, các nước vương quốc ả rập thống nhất…

+ Hệ thống lái với với vành tay lái bố trí bên phải (khi chiều thuận đi đường là bên trái) như Anh, Ấn Độ, Nhật Bản…

Sở dĩ được bố trí như vậy là để đảm bảo tầm quan sát của người lái, đặt biệt là khi vượt xe.

- Theo kết cấu cơ cấu lái, chia ra:

+ Trục vít - Cung răng;

+ Trục vít - Chốt quay;

1.2. Các sơ đồ hệ thống lái.

1.2.1. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc.

Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo phụ thuộc như hình 1.1.

1.2.2. Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập.

Sơ đồ hệ thống lái với hệ thống treo độc lập như hình 1.2.

1.3. Các chi tiết và bộ phận chính của hệ thống lái.

1.3.1. Vô lăng.

Là bộ phận đặt trên buồng lái có nhiệm vụ tiếp nhận momen quay của người lái và truyền cho trục lái. Vành tay lái có cấu tạo tương đối giống nhau trên các loại xe bao gồm vành hình tròn bên trong bằng thép và được bọc bằng nhựa hoặc da.

Lắp ghép với trục lái bằng then hoa, ren và đai ốc. Ngoài chức năng chính là tiếp nhận momen quay từ người lái vành lái còn là nơi bố trí một số bộ phận như còi, túi khí và các nút điều khiển khác.

1.3.3. Cơ cấu lái.

Cơ cấu lái (còn được gọi là hộp số lái) là cơ cấu bánh răng, một đầu liên kết với trục lái, một đầu liên kết với đòn chuyển hướng .

Cơ cấu lái có chức năng sau:

Biến chuyển động quay của trục lái thành chuyển động thẳng (hoặc gần thẳng) của bộ phận dẫn động lái.

Tăng lực tác động của người lái lên vô lăng để thực hiện quay xe nhẹ nhàng hơn.

1.3.4. Các loại cơ cấu lái thông dụng.

a. Loại trục vít - Cung răng.

Loại này có ưu điểm là kết cấu đơn giản, làm việc bền vững. Tuy vậy có nhược điểm là hiệu suất thấp hth= 0,5-0,7; hng=0,4-0,55, điều chỉnh khe hở ăn khớp phức tạp nếu bố trí cung răng ở mặt phẳng đi qua trục trục vít.

Cung răng có thể là cung răng thường đặt ở mặt phẳng đi qua trục trục vít (hình 1-7.) hoặc đặt ở phía bên cạnh (hình 1-8.). Cung răng đặt bên có ưu điểm là đường tiếp xúc giữa răng cung răng và răng trục vít khi trục vít quay dịch chuyển trên toàn bộ chiều dài răng của cung răng nên ứng suất tiếp xúc và mức độ mài mòn giảm, do đó tuổi thọ và khả năng tải tăng. 

b. Loại trục vít - con lăn.

Cơ cấu lái loại trục vít - con lăn (hình 1-9.) được sử dụng rộng rãi trên các loại ô tô do có ưu điểm:

- Kết cấu gọn nhẹ;

- Hiệu suất cao do thay thế ma sát trượt bằng ma sát lăn;

- Hiệu suất thuận: ηt = 0,77 - 0,82;

- Hiệu suất ngịch: ηn = 0,6;

Sự thay đổi khe hở ăn khớp từ vị trí giữa đến vị trí biên được thực hiện bằng cách dịch chuyển trục quay O2 của đòn quay đứng ra khỏi tâm mặt trụ chia của trục vít O1 một lượng x =2,5-5 mm.

d. Bánh răng - thanh răng.

Trên hình 1-11 là kết  cấu của cơ cấu lái bánh răng - thanh răng.

Bánh răng có thể răng thẳng hay răng nghiêng. Thanh răng trượt trong các ống dẩn hướng. Để đảm bảo ăn khớp không khe hở, bánh răng được ép đến thanh răng bằng lò xo.

1.3.6. Hình thang lái.

Là bộ phận quan trọng nhất của dẫn động lái. Hình thang lái có nhiệm vụ đảm bảo động học quay vòng đúng cho các bánh xe dẫn hướng. Mục đích làm cho các bánh xe khỏi trượt lê khi quay vòng, dẫn đến giảm sự mài mòn lốp, giảm tổn hao công suất và tăng tính ổn định.

Hình thang lái có nhiều dạng kết cấu khác nhau. Đòn ngang có thể cắt rời hay liền tuỳ theo hệ thống treo là độc lập hay phụ thuộc. Nhưng dù trường hợp nào thì kết cấu của hình thang lái củng phải phù hợp với động học bộ phận hướng của hệ thống treo, để dao động thẳng đứng của các bánh xe không ảnh hưởng đến động học của dẫn động, gây ra dao động của bánh xe dẩn hướng quanh trục quay.

1.3.7. Hình học lái.

Hình học lái là thuật ngữ biểu đạt mối quan hệ hình học trong hệ thống mặt đường- bánh xe - các bộ phận của hệ thống lái- các bộ phận của hệ thống treo.

a. Góc doãng(Camber)

Góc doãng: Là góc tạo bởi mặt phẳng quay bánh xe và mặt phẳng thẳng đứng, chiều dương ngược chiều kim đồng hồ khi nhìn từ đầu xe.

+ Tác dụng của góc doãng dương:

- Giảm tải theo phương thẳng đứng: Nếu góc doãng bằng không tải trọng tác dụng lên trục sẽ đặt vào giao điểm giữa đường tâm lốp và trục (F’ trên hình 1-15.). Nó dễ làm trục hay cam quay bị cong. Việc đặt góc doãng dương sẽ làm tải tác dụng vào phía trong của trục, ký hiệu F, giảm lực tác dụng lên trục và cam quay.

- Giảm lực đánh tay lái: khi bánh xe quay sang phải hay trái quanh trục quay đứng với khoảng lệch là bán kính. Khoảng lệch lớn sẽ sinh ra mômen lớn quanh trục quay đứng do sự cản lăn của lốp, vì vậy làm tăng lực đánh tay lái. Do đó khi khoảng cách này nhỏ thì giảm lực đánh tay lái.

b. Góc nghiêng dọc của trụ xoay đứng.

Góc nghiêng dọc của trụ xoay đứng: là sự nghiêng về phía trước hoặc phía sau của trục xoay so với đường thẳng góc với mặt đường. Nếu đầu trên trục xoay nghiêng ra phía sau bánh xe ta có độ nghiêng dọc dương. Nếu đầu trên trục xoay nghiêng ra phía trước bánh xe ta có độ nghiêng dọc âm.

c. Góc nghiêng ngang của trụ xoay đứng.

Là góc đo giữa trục xoay và đường thẳng góc với mặt đường khi ta nhìn từ đầu xe.

- Tác dụng góc nghiêng ngang của trụ xoay đứng:

+ Góc nghiêng ngang của trụ xoay đứng có tác dụng làm giảm mômen cản quay vòng, tức là giảm khoảng cách từ tâm trụ xoay đứng đến điểm tiếp xúc của bánh xe với mặt đường.

+ Ô tô có khả năng tự ổn định trở về vị trạng thái chuyển động thẳng.

1.4. Cường hóa lái.

1.4.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu.

a. Công dụng.

Trên các xe ô tô tải trọng lớn, xe du lịch cao cấp và các xe khách hiện đại thường có trang bị cường hoá lái để:

- Giảm nhẹ lao động cho người lái

- Tăng an toàn cho chuyển động.

Khi xe đang chạy một tốc độ lớn mà một bên lốp bị thủng, cường hoá lái đảm bảo cho người lái đủ sức điều khiển, giữ được ô tô trên đường mà không bị lao sang một bên.

b. Phân loại.

- Theo nguồn năng lượng:

+ Cường hoá thuỷ lực;

+ Cường hoá khí (khí nén hoặc chân không);

+ Cường hoá điện;

+ Cường hoá cơ khí;

Cường hoá thuỷ lực được dùng phổ biến nhất vì có kết cấu nhỏ gọn và làm việc khá tin cậy.

- Theo sơ đồ bố trí phân ra làm 4 dạng:

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xylanh lực được bố trí chung thành một cụm;

+ Cơ cấu lái bố trí riêng, bộ phận phân phối và xi lanh lực bố trí chung;

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xy lanh lực bố trí riêng;

c. Yêu cầu.

Cường hoá lái phải đảm bảo các yêu cầu chính sau:

+ Khi cường hoá lái hỏng thì hệ thống lái vẫn làm việc bình thường cho dù lái nặng hơn.

+ Thời gian chậm tác dụng nhỏ.

+ Đảm bảo sự tỉ lệ giữa góc quay vô lăng và góc quay bánh xe dẫn hướng.

+ Khi sức cản quay vòng tăng lên thì lực yêu cầu tác dụng lên vô lăng cũng tăng theo, tuy vậy không được vượt quá 100 ¸ 150 N.

1.4.3. Các sơ đồ bố trí.

Bất kỳ cường hoá lái nào cũng có ba bộ phận sau:

- Nguồn lăng lượng: bơm dầu, máy nén + bình chứa hoặc ắc quy.

- Bộ phận phân phối: dùng để phân phối đều chỉnh năng lượng cung cấp cho bộ phận chấp hành. Đảm bảo sự tỉ lệ giữa các góc quay của bánh xe dẩn hướng.

+ Cơ cấu lái, bộ phận phân phối, xi lanh lực bố trí riêng  như trên hình 1-24.

+ Xi lanh lực bố trí riêng, cơ cấu lái và bộ phận phân phối bố trí chung như trên hình 1-25.

Chương 2

KẾT CẤU HỆ THỐNG LÁI Ô TÔ LAND CRUISER 200

2.1. Giới thiệu tổng quát về hệ thống lái.

Hệ thống lái của ôtô Land Cruiser 200 là hệ thống lái có trợ lực. Cấu tạo của hệ thống lái bao gồm: vành tay lái, trục lái, các đăng truyền động, cơ cấu lái, bộ trợ lực thuỷ lực và dẫn động lái. Trên ôtô Land Cruiser 200  người ta bố trí cơ cấu lái và bộ trợ lực lái riêng thành hai cụm như trên sơ đồ hình 2-1.

Phương án bố trí này có ưu điểm:

- Kết cấu cơ cấu lái nhỏ gọn;

- Dễ bố trí bộ trợ lực lái;

- Tăng tính thống nhất sản phẩm;

- Giảm tải trọng tác dụng lên các chi tiết của hệ thống lái.

2.2. Các thông số kỹ thuật chính của các chi tiết trong hệ thống lái Land Cruiser 200.

Dưới đây là bảng thông số kỹ thuật chính của các chi tiết trong hệ thống lái ô tô Land Cruiser 200.

2.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống lái Land Cruiser 200.

2.3.1. Vành tay lái.

- Chức năng: Có chức năng tiếp nhận mômen quay từ người lái truyền cho trục lái

- Cấu tạo: Vành tay lái ô tô Land Cruiser 200 có dạng hình tròn, với bốn nan hoa được bố trí xung quanh vành trong của vành tay lái. Bán kính ngoài của vành tay lái là 195 mm.     

2.3.2. Cơ cấu lái.

Trên ô tô Land Cruiser 200 người ta lắp cơ cấu lái kiểu bánh răng - thanh răng kết hợp dùng trợ lực thủy lực trực tiếp.

Cơ cấu lái loại này có ưu điểm là tỷ số truyền nhỏ, kết cấu đơn giản, hiệu suất cao nên được sử dụng rộng rãi trên ô tô con và ô tô tải nhỏ.

Nguyên lý làm việc của trợ lực lái:

- Khi xe đi thẳng, vành tay lái ở vị trí trung gian, cụm van xoay nằm ở vị trí như hình 2-6. Chất lỏng từ bơm đến chạy vào trong lõi và trở về bình dầu, áp suất chất lỏng ở khoang bên trái (khoang II) và khoang bên phải (khoang I) của xylanh lực là như nhau, do đó piston không dịch chuyển. Thanh răng giữ nguyên vị trí với xe đi thẳng. Trong trường hợp này các va đập truyền từ bánh xe được giảm bớt nhờ chất lỏng ở áp suất cao.

- Khi xe quay vòng sang trái, cụm van xoay nằm ở vị trí như hình 2-7. Thân van trong xoay sang trái mở đường dầu đi từ bơm tới vào khoang I của xylanh và mở đường dầu ở khoang II thông với đường dầu hồi về bình chứa, làm cho thanh răng dịch về bên trái đẩy bánh xe quay sang trái, thực hiện quay vòng sang trái.

2.3.3. Trục lái

Trục lái là nhân tố cấu thành hệ thống lái có chức năng chính là truyền mômen lái từ vô lăng đến cơ cấu lái. Một trục lái đơn giản chỉ bao gồm trục lái và các bộ phận bao che trục lái. Đầu trên của trục lái chính được làm thon và xẻ răng cưa, vành lái được siết chặt vào trục lái bằng đai ốc. Đầu dưới của trục lái chính được nối với cơ cấu lái bằng khớp nối mềm hoặc khớp nối các đăng để giảm thiểu chấn thương từ mặt đường lên vành tay lái.

- Trục các đăng là bộ phận nối chuyển tiếp giữa trục lái với cơ cấu lái. Trên trục các đăng có khớp nối chữ thập. Khớp chữ thập cho phép có độ lệch giữa trục lái và trục vít của cơ cấu lái khi hai trục này không đồng trục với nhau.

Một số bộ phận khác lắp trên trục lái.

- Cụm công tắc điều khiển và cáp xoắn.

+ Điều khiển đèn xi nhanh, đèn pha, gạt mưa, nước rửa kính

+ Bố trí dưới vô lăng, gồm 2 cần điều khiển giúp người lái thuận tiện điều khiển đèn, gạt mưa khi đang lái xe.

2.3.5. Bơm trợ lực lái.

Bơm trợ lực lái lắp trên xe Land Cruiser là loại bơm cánh gạt tác dụng kép,  nghĩa là trong một vòng quay bơm thực hiện hai lần hút và hai lần đẩy. Bơm cánh gạt có ưu điểm là kết cấu nhỏ gọn, đơn giản, dễ chế tạo, làm việc tin cậy, ít hư hỏng và có khả năng điều chỉnh được lưu lượng.

Nguyên lý hoạt động của bơm trợ lực thủy lực:

- Khi roto quay, dưới tác dụng của lực ly tâm các cánh gạt này bị văng ra và tì sát vào một không gian kín hình ô van. Dầu thủy lực bị hút từ đường ống có áp suất thấp và bị nén tới một đầu ra có áp suất cao. Lượng dầu được cung cấp phụ thuộc vào tốc độ của động cơ. Bơm luôn được thiết kế để cung cấp đủ lượng dầu ngay khi động cơ chạy không tải, và do vậy nó sẽ cung cấp quá nhiều dầu khi động cơ hoạt động ở tốc độ cao. 

Chương 3

CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG, SỬA CHỮA HỆ THỐNG LÁI

3.1. Chẩn đoán những hư hỏng của hệ thống lái ô tô và biện pháp khắc phục.

Hệ thống lái phải đảm bảo cho ô tô chạy đúng hướng mong muốn, ở bất kỳ điều kiện đường xá nào và bất kỳ tốc độ nào của ô tô. Người lái không phải mất nhiều công sức để điều khiển vành tay lái, khi xe chạy thẳng cũng như khi thao tác lái.      

3.1.1. Độ rơ vành tay lái tăng.

Độ rơ vành tay lái lớn nhất cho phép là 30 [mm], nếu lớn hơn có thể do các nguyên nhân sau:

- Vòng bi trục bánh xe bị mòn;

- Các khớp cầu (rô tuyn) bị mòn;

- Ổ bi trong cơ cấu lái bị mòn;

- Bánh răng và thanh răng bị mòn;

3.1.2. Lực trên vành tay lái gia tăng hay không đều.

Vành tay lái quay nặng là do các nguyên nhân sau:

- Điều chỉnh không đúng sự ăn khớp của bánh răng và thanh răng;

- Bơm trợ lực bị hỏng hoặc thiếu dầu;

- Rơ ổ bi, thiếu dầu bôi trơn;

3.1.3. Áp suất của cường hóa lái thủy lực hệ thống lái không ổn định.

- Van lưu thông của bơm bị bẩn:

+ Van lưu thông hạn chế việc nạp dầu vào bộ cường hoá khi số vòng quay của động cơ tăng lên. Van bị bẩn sẽ làm cho bộ cường hoá làm việc không bình thường. Áp suất trở nên không điều.

+ Chỉ được phép đổ vào hệ thống cường hoá loại dầu sạch và đúng tiêu chuẩn, khi đổ phải dùng phểu lọc sạch. Trong thùng dầu trên đường dầu về phải có lưới lọc. Dùng dầu bẩn sẽ làm cho các chi tiết của bơm và bộ cường hoá thuỷ lực bị mòn nhanh chóng.

- Không khí lọt vào hệ thống cường hóa lái:

+ Không khí có thể lọt vào bộ cường hoá thuỷ lực khi thay thế dầu. Điều đó sẽ làm cho áp suất bộ cường hoá thuỷ lực không đồng điều.

- Mức dầu của bơm trong bình dầu không đủ hoặc có bọt:

+ Mức dầu đúng quy định trong bình dầu phải lên tới mức đánh dấu. Mức dầu thấp làm cho khí lọt vào hệ thống. Do vậy phải luôn luôn kiểm tra mức dầu trên bình dầu. Kiểm tra xem có bọt hoặc vẩn đục không, nếu có bọt hoặc vẩn đục thì xả khí hệ thống lái.

- Xe có xu hướng chuyển động lệch:

+ Xe có xu hướng chuyển động lệch là do áp suất lốp không đều, độ nghiêng tới hoặc độ nghiêng ngang của quay bánh xe dẫn hướng không cân bằng (do mòn không đều), dầm cầu bị lệch (do bị biến dạng), các lò xo của hệ thống treo không đều, chùng gãy.

+ Để khắc phục hiện tượng này cần kiểm tra lại độ nghiêng, phục hồi lại bạc trục của trục quay bánh xe dẫn hướng, nếu không phục hồi được thì phải thay thế. Uốn và đo chỉnh lại dầm cầu nếu không được thì phải thay thế. Thay các lò xo bị gãy và chọn lựa để lắp lại để cho các lò xo phải đều nhau.

3.2. Bảo dưỡng sửa chữa hệ thống lái ô tô.

3.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống lái.

Trong bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày, kiểm tra khoảng chạy tự do của tay lái và cả tác động của hệ thống lái đối với đường đi của ôtô. Cần xem tình trạng bên ngoài các tấm đệm khít của cácte cơ cấu lái để ngăn ngừa tình trạng rò rỉ dầu.

Trong bảo dưởng kỹ thuật cấp một, kiểm tra độ kín khít của những mối ghép nối của bộ trợ lực lái, vặn chặt các đai ốc bắt chặt cơ cấu lái vào khung xe, các chốt cầu của đòn lái.

3.2.2. Sữa chữa các chi tiết trong hệ thống lái.

Để xác định mức độ mài mòn và tính chất sửa chữa, phải tháo rời các chi tiết trong hệ thống lái.

Khi tháo tay lái và đòn quay đứng phải dùng van tháo. Những hư hỏng chính của các chi tiết hệ thống lái là: mòn thanh răng – bánh răng, ống lót, vòng bi và ổ lắp vòng bi. Mặt bích bắt chặt cacte bị sứt mẻ và nứt, mòn bạc ở cácte dành cho ổ bi kim đở ổ trục của đòn quay đứng và các chi tiết của khớp cầu thanh chuyển hướng, thanh chuyển hướng  bị cong.

Những hư hỏng đặc trưng của bộ trợ lực lái là không có lực tác dụng ở bất kỳ tần số quay nào của động cơ, lực không đủ lớn và không đồng điều khi quay tay lái sang bên này hay bên kia.

Để khắc phục hư hỏng trên hay tháo rời bơm ra, xả hết dầu nhờn, cọ rửa cẩn thận các chi tiết. Khi tháo lắp và sửa chữa bơm, không được tách riêng cụm chi tiết nắp bơm và van chuyển, stato, rôto và cánh bơm.

KẾT LUẬN

Sau 15 tuần làm Tiểu luận với đề tài “Khảo sát hệ thống lái trên xe Land Cruiser 200” đến nay Tiểu luận của em đã cơ bản hoàn thành. Qua quá trình tìm hiểu và nghiên cứu để thực hiện Tiểu luận, kiến thức thực tế cũng như kiến thức căn bản của em được nâng cao hơn. Em đã hiểu được sâu sắc hơn về hệ thống lái, đặc biệt là hệ thống lái xe Land Cruiser 200. Biết được các kết cấu mới và nhiều điều mới mẻ từ thực tế. Em cũng học tập được nhiều kinh nghiệm trong công tác bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống lái nói chung và hệ thống lái xe Land Cruiser 200 nói riêng, khái quát được các kiến thức chuyên ngành cốt lõi.

Để hoàn thành được bài tiểu luận này trước hết em xin chân thành cảm ơn toàn thể qúy Thầy trong khoa Công nghệ kỹ thuật ô tô, đã hướng dẫn chỉ bảo em từ kiến thức cơ sở đến kiến thức chuyên ngành. Em chân thành cảm ơn sâu sắc thầy: Tiến Sĩ….………, đã tận tình, chỉ bảo giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình thực hiện bài tiểu luận này. Do thời gian có hạn, kiến thức và tài liệu tham khảo còn nhiều hạn chế cũng như thiếu những kinh nghiệm thực tiễn cho nên bài tiểu luận này không tránh khỏi sai sót. Em rất mong được quý Thầy góp ý để Tiểu luận tốt nghiệp này được hoàn thiện hơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

                                                                                                                               Bình Dương, ngày … tháng … năm 20…

                                                                                                                                Sinh viên thực hiện

                                                                                                                                 ………………….

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Thái Phạm Minh, Nguyễn Văn Tài,  Lê Thị Vàng (1996), “Lý thuyết ô tô máy kéo”, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội.

[2]. Dương Văn Đức (2006), “Ô tô”, NXB Xây dựng, Hà Nội.

[3]. Quốc Bình, Văn Cảnh (2009), “Kỹ thuật sữa chữa xe ô tô”, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

[4]. Nguyễn Trọng Hiệp, Nguyễn Văn Lẫm (2004), “Thiết kế chi tiết máy”, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[5]. Phan Tiến Bé (2007), “Hệ thống điều khiển ô tô”. Đà Nẵng.

[6]. Trần Thanh Hải Tùng, Nguyễn Lê Châu Thành (2005), “Chẩn đoán trạng thái kỹ thuật ô tô”, Đại học bách khoa, Đà Nẵng.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"