ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU LPG - XĂNG, LPG - DIESEL

Mã đồ án OTTN003021701
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 310MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ sơ đồ phương pháp điều chế, bản vẽ sơ đồ honda leadvaf); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU LPG - XĂNG, LPG - DIESEL.

Giá: 850,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC.................................................................................................................1

LỜI NÓI ĐẦU..........................................................................................................5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NHIÊN LIỆU LPG.................................................6

1.1. Nguồn gốc, quá trình khai thác và xử lí khí hóa lỏng...................................6

1.2. Tính chất khí LPG............................................................................................7

1.2.1. Thành phần hóa học.................................................................................7

1.2.2. Khả năng ứng dụng khí LPG.................................................................10

1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng khí LPG.......................................................11

1.3.1. Trên thế giới…….………………….………………...……………………...13

1.3.2. Tại Việt Nam…………..………………………….……..…………………...13

1.4. Đặc tính nhiên liệu. ..........................................................................................14

1.4.1. Lý tính. ………………………………………………………………...14

1.4.2. Chỉ số Octan. …………………………………………………………..16

1.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của nhiên liệu LPG so với NL truyền thống....16

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG NL LPG........................................18

2.1.Phương pháp cung cấp LPG.. ..........................................................................18

2.1.1. Phương pháp nén. ……………………………………………………...18

2.1.2. Phương pháp làm lạnh giãn nở khí. …………………………………...19

2.1.3. Phương pháp hấp thụ. ………………………………………………….19

2.1.4. Phương pháp làm lạnh theo bậc. ……………………………………….20

2.2. Mô hình hệ thống sử dụng nhiên liệu LPG trên động cơ Diesel/Xăng…..21

2.2.1. Đối động cơ Xăng…………………………………………………….21

2.2.2. Đối động cơ Diesel……………………………………………………23

2.3. Động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu LPG..................................................23

2.4. Nghiên cứu sản phẩm cháy và mức độ ô nhiễm của môi trường...............25

CHƯƠNG 3: KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN TRÊN ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU LPG....28

3.1. Bộ chế hòa khí .................................................................................................29

3.1.1. Bộ chế hòa khí dạng màng. …………………………………………….29

3.1.2. Bộ chế hòa khí dạng van modul hóa. …………………………………..29

3.1.3. Họng Venturi vạn năng. ………………………………………………..30

3.1.4. Ống ga dẫn thẳng vào họng …………………………………………...31

3.1.5. Hệ thống cung cấp nhiên liệu Venturi trên xe hiện đại ………………..32

3.1.6. Cung cấp ga trực tiếp nhờ Soupapega. …………………………………33

3.1.7. Phun nhiên liệu dưới dạng lỏng. ……………………………………….34

3.1.8. Bộ giảm áp – hóa hơi ………………………………………………….35

3.1.9. Bộ trộn nhiên liệu LPG.. ………………………………………………..36

3.2. Sơ đồ thiết kế bộ hòa trộn nhiên liệu………..……………………………..36

CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ TRÊN XE HONDA LEAD.....39

4.1. Mô tả hoạt động hệ thống nhiên liệu sử dụng LPG.....................................39

4.1.1. Hệ thống nhiên liệu động cơ sử dụng LPG……………………………40

4.1.2. Ưu, nhược điểm HTNL động cơ sử dụng LPG………………………..40

4.2. Cấu tạo và hoạt động HTNL động cơ sử dụng nhiên liệu LPG………….41

4.2.1. Nhiên liệu LPG được hòa trộn như thế nào. …………………………...41

4.2.2. Tỉ lệ hòa trộn LPG với không khí nạp. ………………………………...42

4.2.3. Các bộ phận chính của HTNL động cơ sử dụng LPG.. ………………...42

4.2.4. Các điều kiện đảm bảo tính an toàn của HTCC nhiên liệu. ……………43

4.3. Những ưu, nhược điểm của HTNL động cơ sử dụng LPG so với động cơ sử dụng nhiên liệu truyền thống Xăng và Diesel…44

4.4. Quá trình cháy trong động cơ LPG tạo hỗn hợp bằng BCHK…………..44

4.4.1. Bố trí thí nghiệm…………………………………………………….....44

4.4.2. Phân tích kết quả……………………………………………………....46

4.4.3. Sự phát triển của tia phun LPG trong buồng cháy….………………....49

4.4.4. Qui luật thực nghiệm biểu diễn sự biến thiên của các thông số hình học của tia phun LPG…53

4.5. Đặc điểm bốc hơi của tia nhiên liệu LPG……………………….……..…..58

4.5.1. Phân tích các đặc trưng của hạt LPG trong buồng cháy……………....58

4.6. Cháy kích nổ cường bức trong động cơ hai nhiên liệu……….…….……..64

4.6.1. Kích nổ bất thường trong động cơ hai nhiên liệu……………………..65

4.6.2. Một số kết quả nghiên cứu về cháy kích nổ…………………………65

CHƯƠNG 5:KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ NHIÊN LIỆU LPG.............................67

5.1. Những thông tin về sự chuyển đổi nhiên liệu LPG.. ......................................67

5.2. Tình hình nhiên liệu LPG ở Việt Nam.. ..........................................................68

5.3. Giải pháp nhiên liệu để động cơ có thể được sử dụng. .................................69

5.4. Kết luận. ...........................................................................................................71

KẾT LUẬN.. ............................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. .....................................................................................73

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮ......................................................................................74

LỜI NÓI ĐẦU

Chúng ta biết rằng hiện nay tất cả các nước trên thế giới, bao gồm các nước phát triển cũng như các nước đang phát triển đều rất quan tâm đến vấn đề ô nhiễm môi trường và vấn đề cạn kiệt nguồn nhiên liệu dầu mỏ. Không khí trên thế giới hiện nay bị ô nhiễm đến mức báo động mà trong đó khí thải của động cơ đốt trong là các tác nhân chủ yếu gây nên ô nhiễm không khí. Ngoài ra khí thải từ động cơ còn làm nhiệt độ khí quyển tăng lên và thay đổi môi trường sinh thái. Để giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường do động cơ đốt trong gây ra ta có hai giải pháp. Giải pháp thứ nhất là cải tạo động cơ để đốt nhiên liệu sạch hơn và hạn chế việc sử dụng các động cơ  đốt trong đến mức có thể. Giải pháp thứ hai là tìm kiếm nguồn nhiên liệu mới sử dụng cho động cơ đốt trong.

        Gần đây chúng ta đang có xu hướng chuyển sang sử dụng các loại nhiên liệu mới thân thiện hơn với môi trường như dầu thực vật, dầu trajopha và khí hóa lỏng LPG. Trong đó khí hóa lỏng LPG là một nguồn nhiên liệu khá dồi dào. Do đó nhiều năm trở lại đây chúng ta đang có xu hướng chuyển sang nghiên cứu động cơ chạy với nhiên liệu kép. Trên thế giới tuy đã có nhiều thành công nhưng ở Việt Nam động cơ chạy nhiên liệu kép vẫn chưa phổ biến và cũng chưa được nghiên cứu rộng rãi.

        Chính vì thế, việc nghiên cứu khai thác càng phức tạp hơn, nhất là đối với cán bộ kỹ thuật ngành xe máy quân đội. Bản thân là một cán bộ ngành xe máy , tôi chọn đề tài “Nghiên cứu, khai thác sử dụng nhiên liệu LPG trên động cơ đốt trong” để củng cố tốt hơn kiến thức của mình, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ khi ra trường về đơn vị công tác.                                                                          

                                                                   Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 20…

                                                                  Học viên thực hiện

                                                               …………….

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ NHIÊN LIỆU LPG

1.1. Nguồn gốc, quá trình khai thác và xử lý khí hóa lỏng

LPG là chữ viết tắt của “Liquefied Pertroleum Gas”- là khí dầu mỏ hóa lỏng. Thường thuộc nhóm hydrocarbon có 3 hay 4 nguyên tử C (C3-C4).

LPG có nguồn gốc: từ các quặng dầu hoặc các mỏ khí và được tách ra từ các thành phần khác trong quá trình chiết suất từ dầu mỏ hoặc khí thiên nhiên. LPG còn là một sản phẩm phụ của quá trình tinh luyện dầu.

Tuy việc áp dụng loại nhiên liệu này trên ô tô cần những thiết bị cồng kềnh hơn nhiên liệu lỏng nhưng nó cho phép giảm được mức độ phát ô nhiễm và đó chính là điểm mà các nhà chế tạo ô tô quan tâm nhất.

1.2. Tính chất khí LPG

1.2.1. Thành phần hóa học

Thành phần hóa học chủ yếu của LPG là hỗn hợp gồm các Hydro cacbon no họ Ankan là Propan(C3H8) và Butan(C4H10) được nén theo tỷ lệ %Propane/%Butane.Trong thực tế, thành phần các chất có trong LPG không thống nhất. Tùy theo tiêu chuẩn các nước, mà tỷ lệ thành phần trong LPG khác nhau, từ 50/50 hay 30/70 hoặc có thể lên đến 95/5. Tuy nhiên, ngoài các thành phần chính là Propan và Butan, nhiên liệu LPG còn có thêm các thành phần khác như: IsoButan, Buten, Propen, Mecaptan.

1.2.2. Khả năng ứng dụng khí LPG

LPG có nhiều ứng dụng trong thực tế cụ thể :

Dân dụng và thương nghiệp: dùng làm nhiên liệu phục vụ sinh hoạt trong gia đình, các cửa hàng ăn uống và khách sạn. Nó góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tránh nạn chặt phá rừng.

Sự phát triển của động cơ LPG trong tương lai phụ thuộc nhiều vào chính sách thuế của từng nước đối với loại nhiên liệu này. Một số nước (Ý, Hà Lan, Hàn Quốc...) từ lâu đã có chính sách thuế ưu đãi để phổ biến nhiên liệu LPG.

1.3. Tình hình nghiên cứu sử dụng khí LPG

1.3.1. Trên thế giới

LPG là sản phẩm trung gian giữa khí thiên nhiên và dầu thô, nhiên liệu khí hóa lỏng có thể thu được từ công đoạn lọc dầu hoặc làm tinh khiết khí thiên nhiên. Vì vậy, nguồn gốc khí hóa lỏng phụ thuộc vào xuất xứ nhiên liệu. Nói chung trên thế giới có khoảng 40% LPG thu được từ quá trình lọc dầu thô.

\1.3.2. Ở Việt Nam

Khí thiên nhiên ở nước ta có trữ lượng lớn và chúng ta đang khai thác để cung cấp năng lượng cho các nhà máy nhiệt điện và sản xuất phân đạm. Đường ống dẫn khí thiên nhiên từ mỏ khí Nam Côn Sơn vào đất liền vừa hoàn thành và đưa vào sử dụng đã mở đầu cho cuộc cách mạng năng lượng ở nước ta.

1.4. Đặc tính nhiên liệu

1.4.1. Lý tính

LPG là một chất lỏng không màu (trong suốt) không mùi (nhưng được tạo mùi để dễ phát hiện khi rò rỉ).

Có tỷ trọng nhẹ hơn nước: từ 0,53 ¸ 0,58 kg/lít.

LPG được hóa lỏng ở nhiệt độ -300C.

Sự giản nở của LPG vào khoảng 0,25% thể tích, chính vì vậy ta phải luôn luôn chứa khí LPG ở vào khoảng 80% thể tích bình chứa. Phần còn lại của bình chứa dành cho phần hơi giãn nở do nhiệt độ môi trường.

 Nhiệt độ tự bốc cháy 8550F (4570C).

Nhiệt trị thấp: QH = 46 MJ/kg (tương đương 11.000 kcal).

Tỷ số không khí nhiên liệu A/F = 15,5/1.

Chỉ số octan: 95 ¸105.

1.4.2. Chỉ số Octan

Chỉ số Octan thể hiện như bảng 1.1.

1.5. Đánh giá ưu, nhược điểm của nhiên liệu LPG so với nhiên liệu xăng và diesel truyền thống

Từ những thông số lý hóa của nhiên liệu LPG có thể tóm tắt vài ưu nhược điểm của việc ảnh hưởng của LPG trong quá trình sử dụng trong động cơ đốt trong

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG NHIÊN LIỆU LPG TRÊN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG

2.1. Phương pháp cung cấp LPG

2.1.1. Phương pháp nén

Nguyên tắc của phương pháp là nguyên liệu được đưa vào tháp chưng sẽ tách ra các khí hydrocacbon chủ yếu từ C2 tới C4. Các khí này được đưa vào máy nén tới áp suất p = 1,2 – 1,5 MPa, hóa lỏng, rồi được đưa sang tháp tách etan và tháp tách propan.

2.1.2. Phương pháp làm lạnh giãn nở khí

Nguyên tắc chung của phương pháp là sử dụng chu trình làm lạnh trong bằng phương pháp giãn nở, khí nguyên liệu sẽ được làm lạnh và hóa lỏng. Sau đó đi vào tháp tách metan, khí metan sẽ được tách ra và đưa đi làm khí đốt.

2.1.3. Phương pháp hấp thụ

Nguyên liệu được đưa vào tháp chưng cất phân đoạn để thu các khí phục vụ quá trình chế biến. Khí được đưa qua máy nén rồi đi vào tháp tách etan; sản phẩm đáy tháp là LPG. Phân đoạn naphta của quá trình chưng cất.

2.2. Mô hình hệ thống sử dụng nhiên liệu LPG trên động cơ Diesel/Xăng

2.2.1. Đối động cơ Xăng

a. Động cơ xăng cải tiến chuyển sang dùng khí nhiên liệu hóa lỏng LPG

Động cơ cải tiến sử dụng HTNL LPG đơn tháo bỏ toàn bộ HTNL cũ và lắp đặt toàn bộ HTNL LPG.

Các bộ phận tháo bỏ: Bình chứa xăng, đường ống dẫn xăng, bơm xăng, lọc xăng, bộ chế hòa khí, đồng hồ báo xăng, bơm xăng...

b. Động cơ xăng dùng đồng thời hai loại nhiên liệu LPG và xăng

HTNL lỏng và LPG song song là HTNL sử dụng cả hai loại nhiên liệu vừa xăng vừa LPG.

Động cơ sử dụng HTNL xăng và LPG song song không cần phải tháo bỏ HTNL cũ mà chỉ cần lắp đặt thêm HTNL LPG mới.

2.2.2. Đối động cơ Diesel

2.3. Động cơ đốt trong sử dụng nhiên liệu LPG

Quá trình cháy của LPG diễn ra thuận lợi hơn nhiều so với xăng và diesel do hỗn hợp được hòa trộn tốt. Mặt khác, LPG ở thể khí trong điều kiện thường nên không có lớp nhiên liệu lỏng ngưng tụ trên thành xy lanh hay thành đường ống nạp, do đó giảm thành phần các chất khí chưa cháy trong khí thải động cơ.

2.4. Nghiên cứu sản phẩm cháy và mức độ ô nhiễm môi trường của động cơ sử dụng nhiên liệu képa.

a. Sản phẩm cháy LPG

LPG là một chất nguy hiểm, rất dễ cháy nổ trong quá trình bảo quản, vận chuyển và tồn chứa, vấn đề an toàn được đặc biệt quan tâm.

Quá trình cháy của LPG sinh ra cacbon dioxide (CO2) và hơi nước, nhưng phải có đủ không khí. Nhưng nếu hỗn hợp thiếu không khí, trong khi cháy có thể sinh ra khí độc là cacbon monoxide (CO).

b. Mức độ phát ô nhiễm

Ô tô sử dụng LPG phát sinh rất ít ô nhiễm. Đây là đặc điểm rất đáng quan tâm đối với công tác bảo vệ môi trường.

Sự phát sinh ô nhiễm trong khí xả động cơ LPG giảm đi rất đáng kể so với động cơ xăng. ô tô sử dụng nhiên liệu LPG đáp ứng được tiêu chuẩn về phát thải ô nhiễm môi trường (ô tô phát ô nhiễm cực thấp). Nổi bậc nhất là mức độ giảm khí CO. Điều này một mặt là do tỉ số H/C đối với LPG cao hơn xăng mặt khác do hỗn hợp được hòa trộn đồng đều hơn khi động cơ sử dụng LPG.

CHƯƠNG 3

KẾT CẤU CÁC BỘ PHẬN TRÊN ĐỘNG CƠ SỬ DỤNG NHIÊN LIỆU LPG

3.1. Bộ chế hòa khí

Có nhiều dạng bộ chế hòa khí dựa trên nguyên tắc ống Venturi. Sau đây chúng ta sẽ nghiên cứu một số dạng chính

3.1.1. Bộ chế hòa khí dạng màng

Khi dừng động cơ, van C đóng đồng thời đường vào không khí và ga dưới tác dụng của lò xo R. Màng M chịu áp suất của khí nạp ở một bên còn bên kia, chịu áp suất sau họng venturi được truyền qua nhờ bốn lỗ F. Khi lưu lượng không khí tăng dần, van xa dần khỏi đế, tạo ra một tiết diện lưu thông cho bởi lõi định dạng O.

3.1.2. Bộ chế hòa khí dạng môdul hóa

Hình dưới biểu diễn mặt cắt của bộ chế hòa khí kiểu van modul hóa.

Khí ga được hút vào phía sau bướm sau khi modul hóa lưu lượng nhờ một bộ định lượng.

Khi sử dụng hệ thống này trên các động cơ khác nhau chỉ cấn thay đổi bộ định lượng và gicleur tiêu chuẩn.

3.1.4. Ống ga dẫn thẳng vào họng

Dạng cải tạo này dùng họng Venturi nguyên thủy của động cơ xăng.

Ga được một ống dẫn tới vùng chân không của họng hình bên dưới.

3.1.6. Cung cấp ga trực tiếp nhờ xupap

Đối với động cơ ga công suất lớn, ga thường được cung cấp bởi một xupap đặc biệt được đặt trước cửa nạp hay ngay trong xi lanh hình dưới.

Xupap này có thể điều khiển bởi một cánh tay đòn hay bởi một xi lanh thủy lực.

3.2. Sơ đồ thiết kế bộ hòa trộn nhiên liệu

Ưu điểm của HTNL tạo hòa khí LPG kiểu hòa trộn khuếch tán:

Kết cấu đơn giản, không đòi hỏi các chi tiết phức tạp, dễ chế tạo, giá thành thấp.

Dễ bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa.

Dễ lắp đặt trên xe khi thay thế.

Nhược điểm của HTNL tạo hòa khí LPG kiểu hòa trộn khuếch tán:

Sức cản khí động nhiên liệu lớn.

Chế hòa khí theo phương pháp hòa trộn hỗn hợp không đồng đều như kiểu phun.

Độ tin cậy làm việc không cao.

CHƯƠNG 4

NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG CUNG CẤP NHIÊN LIỆU ĐỘNG CƠ TRÊN XE HONDA LEAD

4.1. Mô tả hoạt động hệ thống nhiên liệu sử dụng LPG

4.1.1. Hệ thống nhiên liệu động cơ sử dụng LPG

Hệ thống nhiên liệu LPG sử dụng trên xe gắn máy Honda Lea như hình 4.1.

4.1.2. Ưu, nhược điểm HTNL động cơ sử dụng LPG

Các ưu điểm của nhiên liệu LPG

LPG có các ưu điểm như sau:

Nguồn cung cấp ổn định, với trữ lượng lớn. Có nhiều mỏ khí và nhà máy sản xuất LPG.

Các thành phần hóa học của LPG tương đối ít, do đó dễ dàng thực hiện việc điều chỉnh đúng tỉ lệ hỗn hợp nhiên liệu - không khí để quá trình cháy xảy ra hoàn toàn. Ưu điểm này mang lại đặc tính cháy sạch cho LPG.

4.2. Cấu tạo và hoạt động HTNL động cơ sử dụng nhiên liệu LPG

4.2.1 Nhiên liệu LPG được hòa trộn như thế nào

Sử dụng LPG thay thế cho xăng, dầu diesel trong động cơ đốt trong là một giải pháp hiệu quả để giảm ô nhiễm môi trường và đa dạng hóa nguồn nhiên liệu .

Có nhiều phương án cấp LPG cho động cơ đánh lửa cưỡng bức:

+ Dùng họng khuếch tán, phun trên đường nạp

+ Phun trực tiếp vào buồng cháy.

4.2.3 Các bộ phận chính của hệ thống nhiên liệu động cơ sử dụng LPG

Động cơ sử dụng xăng và LPG thì được chuyển đổi từ loại động cơ honda với hệ thống điều khiển phun xăng bằng điện tử. hệ thống nhiên liệu LPG được lắp đặt để hoạt động song song với hệ thống nhiên liệu xăng.

4.2.4 Các điều kiện đảm bảo tính an toàn của hệ thống cung cấp nhiên liệu.

Quá trình cháy của LPG sinh ra cacbon dioxide (CO2) và hơi nước, nhưng phải có đủ không khí. Nhưng nếu hỗn hợp thiếu không khí, trong khi cháy có thể sinh ra khí độc là cacbon monoxide (CO).

Tuy nhiên liên quan đến việc tồn trữ và sử dụng LPG cần quan tâm đến các đặc tính và các mối nguy hiểm tiềm ẩn sau :

Hơi LPG đậm đặc hơn không khí: butan nặng vào khoảng hai lần không khí và proban nặng khoảng một lần rưởi không khí.

Vì vậy hơi LPG có thể bay gần sát mặt đất và đi vào các đường cống rãnh, đầm lầy đến các nơi thấp nhất của môi trường xung quanh và bị đốt cháy ở khoảng cách xa từ nơi rò rỉ.

4.4. Quá trình cháy trong động cơ LPG tạo hỗn hợp bằng bộ chế hòa khí.

4.4.1. Bố trí thí nghiệm

Nghiên cứu thực nghiệm quá trình cháy của nhiên liệu khí dầu mỏ hóa lỏng LPG được thực hiện trên động cơ thí nghiệm “ transparent” có hai cửa sổ trong suốt bằng thạch anh (hình 4.1).

4.4.2. Phân tích kết quả

Hình 4.3 giới thiệu biến thiên áp suất chỉ thị Pi trong xi lanh ứng với các gó đánh lửa sớm khác nhau. Hỗn hợp LPG – không khí được chuẩn bị hoàn chỉnh hơn hỗn hợp xăng không khí nên tốc độ cháy của nó cao hơn. 

4.4.4. Qui luật thực nghiệm biểu diễn sự biến thiên của các thông số hình học của tia phun LPG

Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của tia phun diesel trong buồng cháy. Các yếu tố ảnh hưởng có thể kể gồm: Nhiệt độ khí nạp, áp suất trong buồng cháy, áp suất phun và thời điểm phun.

4.5. Đặc điểm bốc hơi của tia nhiên liệu LPG

Cũng như trong trường hợp tia phun diesel, việc nghiên cứu cấu trúc của tia LPG trong buồng cháy bằng thực nghiệm rất khó khăn đôi lúc không thể thực hiện được. Ngày nay, nhờ sự phát triển của phương tiện tính toán.

4.5.1 Phân tích các đặc trưng của hạt LPG trong buồng cháy

a. Phân bố đường kính hạt nhiên liệu LPG

Hình 4.20 giới thiệu sự phân bố kích thước hạt trong tia phun cho bởi máy phân tích hạt kiểu động PDA DANTEC.

Chúng ta thấy đường kính trung bình của hạt nằm trong khoảng từ 10 μm đến 15 μm trong điều kiện áp suất phun p = 40 bar.

b. Biến thiên đường kính hạt LPG theo góc quay trục khuỷu

Hình 4.21 giới thiệu sự biến thiên đường kính của hạt xăng và hạt LPG theo góc quay trục khuỷu trong cùng điều kiện phun. Kết quả này được đo bằng phương pháp PDA tại một điểm trên trục tia, cách miệng vòi phun 18mm. 

4.6. Cháy kích nổ cưỡng bức trong động cơ hai nhiên liệu (spark knock)

O.M.I. Nwafor xác định cháy kích nổ trong động cơ đánh lửa cưỡng bức (SI) là do sự tự bốc cháy của hỗn hợp cháy trước khi có màng lửa lan đến. Khi xảy ra kích nổ, biên độ áp suất tần số cao bị phân rã theo thời gian.

CHƯƠNG 5

KẾT LUẬN, ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN

5.1. Những thông tin về sự chuyển đổi LPG

Các bộ phận chính và qui trình chuyển đổi gồm có:

Các thùng chứa Gas được trang bị trên ô tô, có nhiều loại thùng có kích thước và hình dạng khác nhau. Các thùng này còn được biết như thùng “Torperdo” và thùng “Donut”.

Ở đây, chúng ta thấy thùng chứa LPG được lắp đặt ở phía sau của ô tô.

Bảng đồng hồ chuyển đổi sử dụng gas và xăng. Đồng hồ báo mức nhiên liệu trong thùng chứa.

5.2. Đánh giá tình hình LPG ở Việt Nam.

Sản phẩm LPG đã có mặt tại miền Nam Việt Nam từ những năm 1957, với mức tiêu thụ ban đầu là 400 tấn, tăng dần lên 1900 tấn (năm 1964), và 1500 tấn (1975), chủ yếu dùng trong dân dụng (nấu nướng) và công nghiệp thực phẩm… 

Hiện nay ở nước ta có bốn công ty lớn kinh doanh khí hóa lỏng (LPG).

- Công ty CP Dầu khí An Pha S.G (ASP).

- Công ty CP Gas Petrolimex (PGC).

- Công ty CP Kinh doanh Khí hoá lỏng Miền nam (PGS).

- Công ty CP Đầu tư & Vận tải Dầu khí Vinashin (VSP).

5.3. Giải pháp kỹ thuật để động cơ có thể sử dụng nhiên liệu LPG

Cho đến nay, hệ thống phun nhiên liệu khí vào đường nạp nhờ độ chân không tại cổ góp nạp được dùng phổ biến nhất. Tuy nhiên, những hệ thống phun nhiên liệu mới đang được nghiên cứu áp dụng thể hiện được nhiều ưu điểm hơn, đặc biệt là hệ thống phun nhiên liệu ở dạng khí hóa lỏng ngay trước soupape nạp. 

5.4. Kết luận

Nghiên cứu về nhiên liệu LPG là giải pháp tốt nhất nhằm giải quyết bài toán ô nhiễm môi trường do khí thải của động cơ đốt trong mà cả thế giới quan tâm.

LPG có nhiều đặc điểm nổi bật thuận lợi cho việc sử dụng trên phương tiện giao thông vận tải chẳng hạn như chỉ số octan, nhiệt trị, khối lượng của nó đều cao hơn xăng.

KẾT LUẬN

Với đồ án “Nghiên cứu, khai thác hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG trên động cơ đốt trong”, tôi đã hoàn thành được một số nội dung cơ bản là:

+ Cơ sở lý thuyết của hệ thống cung cấp nhiên liệu LPG.

+ Khai thác sử dụng nhiên liệu LPG trên Động cơ đốt trong

+ Hệ thống cung cấp nhiên liệu bơm cao áp điều khiển điện tử.

+ Hệ thống nhiên liệu sử dụng nhiên liệu LPG trên động cơ Diesel và động cơ Xăng.

Do điều kiện nghiên cứu chỉ ở mức độ lý thuyết mà không được kiểm định thực tế nên không tránh khỏi những sai sót nhưng nội dung đề tài cũng có giá trị nhất định làm cơ sở cho việc học tập, nghiên cứu và ứng dụng vào thực tế thực hiện nhiệm vụ sau này. 

Qua đồ án này tôi đã bổ sung được những kiến thức chuyên nghành về các hệ thống cung cấp nhiên liệu điển hình trên động cơ đốt trong. Nội dung đồ án đã đi sâu phân tích những ưu, nhược điểm của các hệ thống cung cấp nhiên liệu, tìm hiểu phần hệ thống nhiên liệu bao gồm các thiết bị điện tử, các thiết bị chính cung cấp nhiên liệu, không khí nạp, hệ thống cảm biến tín hiệu... Tuy nhiên do thời gian hạn chế, nhiều phần chưa được trang bị trong thời gian học tập tại trường và chưa cập nhật đầy đủ nên cần phải hoàn thiện thêm.

Qua đồ án này đã bổ sung cho bản thân thêm nhiều kiến thức chuyên nghành động cơ đốt trong và đặc biệt là các hệ thống cung cấp nhiên liệu điều khiển bằng điện tử hiện đại, hệ thống nhiên liệu kép...

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo trong bộ môn, đặc biệt là thầy giáo hướng dẫn : Th.S................. đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình thực hiện đồ án ./.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. QÚA TRÌNH CHÁY TRONG ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, PSG - TSKH BÙI VĂN GA, Nxb. Khoa Học và Kỹ thuật, Hà nội, 2002.

2. NGUYÊN LÝ ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Nguyễn Văn Bình, Nguyễn Tất Tiến, Nhà xuất bản giáo dục, năm 2003

3. KẾT CẤU VÀ TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Hồ Tấn Chuẩn, Nguyễn Đức Phú, Trần Văn Tế, Nguyễn Tất Tiến, Nhà xuất bản giáo dục, năm 1996.

4. GIÁO TRÌNH MÔN HỌC TÍNH TOÁN ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, TS.Trần Thanh Hải Tùng, Đà Nẵng, năm 2007.

5. HỆ THỐNG ĐIỆN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN Ô TÔ HIỆN ĐẠI, PGS.TS Đỗ Văn Dũng, TP. Hồ Chí Minh, năm 2007.

6. GIÁO TRÌNH LÝ THUYẾT - KẾT CẤU ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG, Đại tá, ThS Trần Quốc Toản, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự, năm 2010.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"