MỤC LỤC.............................................................................................................1
LỜI NÓI ĐẦU....................................................................................................2
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐỘNG CƠ DIESEL CA4DF2……3
1.1. Giới thiệu về động cơ CA4DF2.................................................................. 3
1.2. Các thông số kỹ thuật của động cơ.......................................................... 4
1.3. Giới thiệu đặc điểm kết cấu động cơ diesel CA4DF2............................... 5
1.3.1. Nhóm các chi tiết chuyển động............................................................... 5
1.3.2. Nhóm các chi tiết cố định...................................................................... 11
1.3.3. Cơ cấu phân phối khí............................................................................ 13
1.3.4. Hệ thống làm mát................................................................................. 16
1.3.5. Hệ thống bôi trơn..................................................................................... 20
CHƯƠNG 2. KHAI THÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL CA4DF2........24
2.1. Tổng quan về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel....................................... 24
2.1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm cao áp kiểu dãy................... 24
2.1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm cao áp phân phối.................. 25
2.1.3. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ diesel điều khiển bằng điện tử.............. 26
2.1.4. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ CA4DF2…….28
2.2. Đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết.................. 29
2.2.1. Thùng chứa nhiên liệu........................................................................... 29
2.2.2. Ống nhiên liệu....................................................................................... 29
2.2.3. Bơm chuyển nhiên liệu.......................................................................... 30
2.2.4. Bầu lọc nhiên liệu................................................................................. 32
2.2.5. Bơm cao áp........................................................................................... 33
2.2.6. Vòi phun............................................................................................... 44
CHƯƠNG 3. BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP………46
3.1. Tổng quan................................................................................................... 46
3.1.1. Mục đích................................................................................................... 46
3.1.2. Yêu cầu..................................................................................................... 46
3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ CA4DF2………….46
3.2.1. Bảo dưỡng hàng ngày............................................................................. 47
3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ CA4DF2.............................. 47
3.2.3. Kiểm tra cơ cấu trục khuỷu – thanh truyền, pít tông xy – lanh.............. 49
3.2.4. Pít tông – Xéc măng – Thanh truyền – Trục pít tông............................. 51
3.2.5. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí................................................................ 53
3.2.6. Kiểm tra hệ thống làm mát...................................................................... 58
3.2.7. Kiểm tra hệ thống bôi trơn động cơ......................................................... 60
3.2.8. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu động cơ....................................................... 62
3.3. Môṭ số hư hỏng thườ ng găp̣ và cách khắc phuc̣ ..................................... 66
3.3.1. Khở i đôṇ g khó ...................................................................................... 66
3.3.2. Động cơ bị giảm công suất....................................................................... 68
3.3.3. Mức tiêu hao nhiên liệu quá lớn.............................................................. 69
3.3.4. Mức tiêu hao dầu bôi trơn quá lớn........................................................... 69
3.3.5. Quá nhiêṭ................................................................................................. 70
3.3.6. Khói xả có màu trắng.............................................................................. 71
3.3.7. Khói xả có màu đen.................................................................................. 71
3.3.8.Áp suất dầu không lên.............................................................................. 72
KẾT LUẬN.............................................................................................................73
LỜI NÓI ĐẦU
Đất nước đang trên con đường hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, điều đó tạo ra nhiều cơ hội và không ít thách thức cho chúng ta trên con đường phát triển. Là một nước đi sau, chịu nhiều hậu quả chiến tranh nên để không bị tụt hậu so với trình độ phát triển của thế giới chúng ta cần tập trung vào các ngành mũi nhọn, và ngành công nghiệp ôtô là một trong những ngành có vị trí then chốt như vậy.
Những năm gần đây, ngành công nghệ ôtô ở nước ta có những bước phát triển lớn, cùng với đó là những kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới được áp dụng trên ôtô cũng đã có mặt. Vì vậy việc tìm hiểu khai thác, lập các quy trình chuẩn đoán, sửa chữa, bảo dưỡng là nhiệm vụ rất quan trọng.
Đồ án khai thác động cơ là đồ án đòi hỏi người thực hiện phải sử dụng tổng hợp rất nhiều kiến thức chuyên ngành cũng như kiến thức của các môn học cơ sở. Trong quá trình hoàn thành đồ án không những đã giúp cho em củng cố được rất nhiều các kiến thức đã học và còn giúp em mở rộng và hiểu sâu hơn về các kiến thức chuyên ngành của mình cũng như các kiến thức tổng hợp khác.
Nội dung đồ án gồm 3 phần chính sau:
Chương 1: Giới thiệu tổng quan về xe tải JAC.
Chương 2: Nghiên cứu và khai thác động cơ diesel CA4DF2 trên xe tải JAC.
Chương 3: Bảo dưỡng sửa chữa động cơ, một số hư hỏng và cách khắc phục.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều để hoàn thành đồ án, song do những hạn chế về kiến thức, thiếu sót về kinh nghiệm thực tế nên trong quá trình làm đồ án sẽ không tránh được sai sót vì vậy em rất mong được sự đóng góp của các thầy cũng như toàn thể các bạn để đồ án của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo : Th.s……………….. cũng như toàn thể các thầy giáo trong Khoa ô tô – Trường Sỹ quan Kỹ thuật Quân sự đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành đồ án.
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU ĐỘNG CƠ DIESEL CA4DF2
1.1.Giới thiệu về động cơ CA4DF2
Động cơ CA4DF2 là động cơ diesel 4 kỳ do tập đoàn ô tô số 1 “FAWDE” Trung Quốc sản xuất. Động cơ gồm 4 xy lanh thẳng hàng, phun trực tiếp, được tăng áp và làm mát trung gian. Động cơ này có công suất lớn 96 kw, được sử dụng chủ yếu trên ô tô tải.
Động cơ làm việc theo thứ tự nổ 1-3-4-2. Đỉnh pít tông có dạng lõm, có đặc điểm là tạo cho quá trình hoà hợp khí được triệt để, kết hợp với vòi phun nhiều lỗ để tạo ra hòa khí tốt. Vòi phun của động cơ được đặt trên nắp xy lanh hướng vào phía giữa đỉnh pít tông để phun trực tiếp nhiên liệu vào buồng cháy. Trên mỗi xi lanh có một xu páp nạp và một xu páp thải.
1.3.Các thông số kỹ thuật của động cơ
Các thông số kỹ thuật của động cơ như bảng 1.1.
1.3.Giới thiệu đặc điểm kết cấu động cơ diesel CA4DF2
1.3.1. Nhóm các chi tiết chuyển động
1.3.1.1. Nhóm pít tông
Đảm bảo bao kín buồng cháy, giữ cho không khí cháy trong buồng cháy không lọt xuống cácte và ngăn không cho dầu nhờn từ hộp trục khuỷu sục lên buồng cháy.
Tiếp nhận lực khí thể sinh ra do quá trình cháy nổ và truyền tới thanh truyền để làm quay trục khuỷu, nén khí trong quá trình nén, đẩy khí thải trong quá trình thải và hút khí nạp mới trong quá trình nạp.
Thân pít tông làm nhiệm vụ dẫn hướng cho pít tông chuyển động trong xy lanh, là nơi chịu lực ngang N và là nơi để bố trí bệ chốt pít tông. Trên bệ chốt có các gân để tăng độ cứng vững.
Chân pít tông có dạng vành đai để tăng độ cứng vững cho pít tông. Trên chân pít tông người ta cắt bỏ một phần khối lượng nhằm giảm lực quán tính cho pít tông nhưng không ảnh hưởng đến độ cứng vững của nó.
Xéc măng khí được lắp trên đầu pít tông có nhiệm vụ bao kín buồng cháy, ngăn không cho khí cháy từ buồng cháy lọt xuống cácte. Trong động cơ, khí cháy có thể lọt xuống cácte theo ba đường: Qua khe hở giữa mặt xy lanh và mặt công tác (mặt lưng xéc măng); qua khe hở giữa xéc măng và rãnh xéc măng; qua khe hở phần miệng xéc măng.
1.3.1.3. Trục khuỷu
Trục khuỷu có nhiệm vụ tiếp nhận lực tác dụng trên pít tông truyền qua thanh truyền và biến chuyển động tịnh tiến của pít tông thành chuyển động quay của trục để đưa công suất ra ngoài trong chu trình sinh công của động cơ và nhận năng lượng từ bánh đà sau đó truyền qua thanh truyền và pít tông thực hiện quá trình nén cũng như trao đổi khí.
Kết cấu của một trục khuỷu gồm có: Cổ trục khuỷu, chốt khuỷu, má khuỷu, đối trọng. Ngoài ra trên trục khuỷu còn có đường ống dẫn dầu bôi trơn, chốt định vị, các bánh răng dẫn động trục cam, bơm dầu bôi trơn và puly dẫn động quạt gió, máy nén khí.
Chốt khuỷu là bộ phận dùng để nối với đầu to thanh truyền. Để giảm độ mài mòn, tăng tuổi thọ cho chốt khuỷu người ta dùng bạc khi lắp chốt khuỷu với đầu to thanh truyền.
Cổ trục khuỷu dùng để lắp trục khuỷu trên thân máy và cho phép trục khuỷu chuyển động quay. Trục khuỷu động cơ CA4DF2 có 5 cổ trục. Khi lắp cổ trục vào hộp trục khuỷu người ta dùng bạc lót để giảm mài mòn.
1.3.1.4. Bánh đà
Bánh đà có nhiệm vụ chủ yếu là đảm bảo đồng đều tốc độ góc của trục khuỷu trong quá trình làm việc.
Bánh đà động cơ có dạng dĩa, được đúc bằng gang, trên bánh đà có ép vành răng bằng thép để gắn với động cơ điện khởi động. Bánh đà được tiến hành cân bằng động với trục khuỷu và được liên kết với trục khuỷu bằng 4 bu lông. Trên bánh đà có ghi ký hiệu của điểm chết trên và góc phun sớm.
1.3.2. Nhóm các chi tiết cố định
Nhóm chi tiết cố định gồm nắp đậy, nắp máy, ống lót xi lanh và thân máy, có nhiệm vụ để gá lắp các chi tiết của cơ cấu khuỷu trục - thanh truyền, của các hệ thống, cơ cấu và các chi tiết khác. Như các đường ống của hệ thống bôi trơn, làm mát và cơ cấu phối khí.v.v..
+ Nắp đậy:
Được chế tạo bằng nhựa (Hình 1.8 (1)), gioăng qui lát làm bằng thép nhiều lờp, bề mặt đước phủ chất dẻo để tăng tính làm kín. Có 5 loại gioăng được đánh dấu với cỡ pít tông.
+ Nắp máy:
Chế tạo bằng hộp kim nhôm (Hình 1.8 (2)). Vị trí vòi phun nằm ở trung tâm buồng cháy, mỗi xy lanh có hai đường nạp và xả.
1.3.4. Hệ thống làm mát
Trong quá trình làm việc của động cơ, nhiệt truyền cho các chi tiết tiếp xúc với khí cháy như: pít tông, xecmăng, xu pap, nắp xy lanh, thành xy lanh chiếm khoảng 25 ¸ 35% nhiệt lượng do nhiên liệu cháy toả ra. Vì vậy các chi tiết đó thường bị đốt nóng mãnh liệt, nhiệt độ của các chi tiết máy cao gây ra những hậu quả xấu như: làm giảm sức bền, tuổi thọ của các chi tiết máy, giảm độ nhớt của dầu bôi trơn nên làm tăng tổn thất ma sát. Vì vậy cần thiết phải làm mát động cơ.
- Hệ thống làm mát:
Hệ thống làm mát động cơ có nhiệm vụ thực hiện quá trình truyền nhiệt từ khí cháy qua thành buồng cháy rồi đến môi chất làm mát để đảm bảo cho nhiệt độ của các chi tiết không quá nóng nhưng cũng không quá nguội.
+ Nguyên lý hoạt động:
Dung dịch nước làm mát từ thân động cơ lên nắp xy lanh qua các ống dẫn đến van hằng nhiệt (Hình 1.13). Nước từ van hằng nhiệt được chia ra thành hai dòng: một qua két làm mát và một quay trở về b ơm. Nước s au khi qua két làm mát thì theo đường ống dẫn đi làm mát dầu s au đ ó q ua b ơm rồ i tuần hoàn trở lại động cơ. Ở đây nếu nhiệt độ nước làm mát thấp hơn s o với nhiệt độ mở của van hằng nhiệt thì van hằng nhiệt đóng, không c ho nước q ua két làm mát, nước được luân chuyển tuần hoàn trở về b ơm, và nếu nhiệt đ ộ nước làm mát cao hơn so với nhiệt độ mở của van hằng nhiệt thì van hằng nhiệt mở, nước sẽ đi qua két nước làm mát.
+ Nguyên lý hoạt động của van hằng nhiệt:
Khi nhiệt độ nước làm mát còn thấp, nhỏ hơn nhiệt độ mở của van (khi động cơ mới khởi động) thì van đóng và không cho nước qua két làm mát mà tuần hoàn trở về bơm.
Khi nhiệt độ nước làm mát tăng cao đến nhiệt độ bắt đầu làm việc của van thì van bắt đầu mở cho nước đi qua két làm mát và khi nhiệt độ nước làm mát càng tăng cao thì van mở càng rộng. Van hằng nhiệt bắt đầu làm việc khi nhiệt độ ở 830C và bắt đầu mở rộng hơn ở nhiệt độ 950C.
- Hệ thống tăng áp trên động cơ CA4DF2:
Mục đích của hệ thống tăng áp là biện pháp chủ yếu nâng cao công suất động cơ. Tăng áp tua bin khí được lấy từ khí thải.
+ Nguyên lý làm việc của hệ thống tăng áp: (Hình 1.14)
Máy nén 5 được dẫn động bởi tua bin khí 1 hoạt động nhờ năng lượng khí thải của động. Không khí ngoài trời qua máy nén 5 được nén tới áp suất pk > po rồi cho vào xy lanh động cơ.
Trên động cơ CA4DF2 sử dụng loại tăng áp kiểu tuabin khí, được làm mát trung gian (Hình 1.14). Bộ tuabin tăng áp gồm hai phần chính là tuabin và máy nén khí, cùng với các cơ cấu phụ khác như bạc đỡ trục, thiết bị bao kín, hệ thống bôi trơn và làm mát....
1.3.5. Hệ thống bôi trơn
Hệ thống bôi trơn có nhiệm vụ đưa đầu đến bôi trơn các bề mặt ma sát, làm giảm tổn thất ma sát, làm mát ổ trục, tẩy rửa các bề mặt ma sát và bao kín khe hỡ giữa pít tông với xy lanh, giữa xecmăng với pít tông. Loại dầu bôi trơn sử dụng trên động cơ CA4DF2 là loại dầu mác SAE 15W40.
+ Dầu bôi trơn còn có các công dụng sau:
- Bôi trơn các bề mặt ma sát.
- Làm mát ổ trục.
- Tẩy rửa các mặt ma sát.
- Bao kín khe hở giữa pít tông với xy lanh, giữa xecmăng với pít tông. Công dụng dầu bôi trơn phụ thuộc vào tính năng lý hóa của dầu, nhất là phụ thuộc vào độ nhớt của dầu.
+ Yêu cầu:
Hệ thống bôi trơn phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
- Đảm bảo bôi trơn được hết những bề mặt ma sát cần bôi trơn. Chất lượng dầu phải sạch, loại được các chất lẫn trong dầu trước khi đưa đi bôi trơn.
- Đảm bảo luôn cung cấp đầy đủ lượng dầu bôi trơn cần thiết.
Bơm dầu nhờn có tác dụng tạo nên dòng chảy tuần hoàn có áp suất cao trong hệ thống.
Động cơ CA4DF2 dùng bơm dầu kiểu bơm bánh răng, được dẫn động từ trục khuỷu thông qua hệ thống bánh răng dẫn động.
CHƯƠNG 2
KHAI THÁC HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU TRÊN ĐỘNG CƠ DIESEL CA4DF2
2.1.Tổng quan về hệ thống nhiên liệu động cơ diesel
2.1.1. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm cao áp kiểu dãy
Bơm chuyển nhiên liệu (4) hút nhiên liệu từ thùng chứa (1) qua bình lọc thô (3) để cung cấp nhiên liệu qua bầu lọc tinh (6) tới bơm cao áp (9). Ở đây, bơm cao áp tiếp tục đưa nhiên liệu lên vòi phun, với áp suất cao để phun vào buồng cháy hỗn hợp với không khí từ bên ngoài qua bình lọc, ống nạp, tạo thành hoà khí và tự cháy, do không khí nén có nhiệt độ cao. Hoà khí cháy giãn nở tác dụng vào pít tông, qua thanh truyền, làm quay trục khuỷu sinh công.
2.1.2. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu diesel dùng bơm cao áp phân phối
Bơm phân phối là loại bơm chỉ dùng một hoặc hai cặp pít tông - xy lanh đồng thời dùng cách phân phối và định lượng thích hợp để đưa nhiên liệu cao áp tới các xy lanh. So với bơm bộ, ưu điểm của bơm phân phối là: Nhỏ, nhẹ, ít ồn. (Hình 2.2) giới thiệu hệ thống nhiên liệu dùng bơm phân phối DPA của công ty C.A.V (Mỹ). Rôto (17) được dẫn động từ trục khuỷu động cơ.
+ Nguyên lý hoạt động:
Sau khi đi qua bơm chuyển nhiên liệu (3) và bình lọc (4), nhiên liệu đi vào bơm phiến gạt (9) được nâng lên một áp suất ổn định nhờ van điều khiển (11). Nhờ tay đòn (10) điều khiển tiết diện lưu thông trong van (11) mà thay đổi định lượng nhiên liệu nạp, cách định lượng này được gọi là định lượng bằng van tiết lưu trên đường nạp. Lượng nạp tăng thì hành trình hút của pít tông (16) sẽ tăng, còn lượng nạp nhỏ sẽ ngược lại. Trong hệ thống còn có thiết bị điều chỉnh góc phun sớm, được điều khiển bằng cách thay đổi vị trí tương đối giữa vành cam và rôto nhờ áp suất dầu phía sau van điều khiển (11).
2.1.4. Sơ đồ và nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ CA4DF2
Hệ thống nhiên liệu động cơ diesel CA4DF2 dùng bơm cao áp kiểu dãy. Sơ đồ hệ thống nhiên liệu động cơ CA4DF2
+ Nguyên lý làm việc của hệ thống nhiên liệu động cơ CA4DF2:
Bơm chuyển nhiên liệu (4) hút nhiên liệu từ thùng chứa (1), qua bầu lọc thô (2), qua bơm chuyển nhiên liệu (4) sau đó đẩy tới bầu lọc tinh (5). Tại bầu lọc tinh nhiên liệu được lọc sạch tạp chất, sau đó nhiên liệu theo đường ống (6) tới bơm cao áp (3). Bơm cao áp tạo cho nhiên liệu một áp suất đủ lớn theo đường ống cao áp (7) đến vòi phun (8) cung cấp cho xy lanh động cơ.
Nhiên liệu rò qua khe hở trong thân kim phun của vòi phun và trong các tổ bơm cao áp được theo đường ống dẫn (9) trở về thùng chứa.
2.2. Đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của các cụm chi tiết
2.2.1. Thùng chứa nhiên liệu
Thùng dầu dùng để chứa dầu dự trữ, trên thùng dầu có các thiết bị dùng để đổ dầu vào thùng, kiểm tra lượng dầu tiêu thụ, cung cấp dầu cho hệ thống nhiên liệu ngoài ra trên thùng dầu còn có nút hoặc khoá để xả cặn và tháo dầu ra ngoài.
2.2.2. Ống nhiên liệu
Giữa các bộ phận trong hệ thống nhiên liệu, được nối với nhau bằng các ống cao áp và các ống áp suất thấp.
Các ống cao áp phải thoả mãn những yêu cầu sau: (Hình 2.5)
Sức cản thuỷ lực nhỏ, giữ kín tốt kể cả khi áp suất nhiên liệu tới100 ÷ 120 [MN/m2] và dưới dưới tác dụng của dao động và của phụ tải đột ngột ống không bị nứt vỡ.
2.2.4. Bầu lọc nhiên liệu
Trong nhiên liệu diesel luôn luôn tồn tại một lượng tạp chất nhất định. Lượng tạp chất này khi sử dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến tính kinh tế động cơ như làm giảm công suất động cơ gây nhiều muội than và đặc biệt là làm tăng sự mài mòn các chi tiết như bộ đội xy lanh pít tông bơm cao áp.... Vì vậy khi sử dụng nhiên liệu diesel cần được lọc sạch.
+ Cấu tạo của bình lọc gồm: Vỏ (11), lõi lọc và nắp đậy (7), người ta dùng gujông (1) và các êcu (6) để bắt chặt cốc, lõi và nắp lọc với nhau.
Trên hệ thống nhiên liệu trên động cơ CA4DF2, người ta bố trí một bầu lọc tinh trên đường ống từ bơm chuyển đến bơm cao áp.
2.2.6. Vòi phun
Vòi phun dùng để phun tơi và phân bố đều nhiên liệu vào không gian thể tích buồng cháy động cơ (Hình 2.19). Vòi phun gồm có đầu vòi phun và thân vòi phun, được bắt chặt vào mặt quy lát bằng ống ép và bulông. Nhiên liệu từ bơm cao áp qua ống cao áp dẫn đến vòi phun và được phun trực tiếp vào buồng cháy. Vòi phun trên hệ thống cung cấp nhiên liệu của động cơ CA4DF2 là kiểu vòi phun kín tiêu chuẩn.
+ Nguyên lý làm việc của vòi phun: (Hình 2.19)
Nhiên liệu cao áp được bơm cao áp đưa tới vòi phun qua đường nhiên liệu trong thân kim phun tới không gian bên trên mặt côn tựa của van kim, tác dụng lên diện tích hình vành khăn của van kim. Khi lực do áp suất của nhiên liệu tác dụng lên van kim lớn hơn lực ép của lò xo thì van kim bị đẩy bật lên, mở đường thông cho nhiên liệu tới lỗ phun, và nhiên liệu được phun vào buồng cháy. Kim phun được bôi trơn bằng nhiên liệu, và nó di chuyển lên xuống trong thân kim phun. Khi kết thúc quá trình phun thì nhiên liệu trên đường ống cao áp giảm, dưới tác dụng của lực lò xo kim phun tì chặt lên đế van.
CHƯƠNG 3
BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA CÁC HƯ HỎNG THƯỜNG GẶP
3.1. Tổng quan
3.1.1. Mục đích
Một trong những điều kiện cơ bản để sử dụng tốt ô tô, tăng thời hạn sử dụng và bảo đảm độ tin cậy của chúng trong quá trình vận hành chính là việc tiến hành kịp thời và có chất lượng công tác bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa phòng ngừa định kỳ theo kế hoạch. Hệ thống này tập hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật thuộc các lĩnh vực kiểm tra, bảo dưỡng kỹ thuật và sửa chữa.
3.1.2. Yêu cầu
Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật xe, kỹ thuật viên cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản sau:
Cần tìm hiểu kỹ công việc đang làm và tiến hành từng công việc một cách chính xác. Cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia, không được dựa vào các đánh giá của bản thân để tiến hành công việc.
Sử dụng phủ sườn, phủ ghế, phủ sàn, không làm trầy xước hay bôi bẩn xe.
Khi sử dụng kích phải luôn sử dụng giá đỡ. Tuân theo các yêu cầu sau:
- Nâng và hạ xe một cách cẩn thận.
- Khi đạt kích thước dưới dầm ngang hay cầu xe, đĩa kích phải đặt ở phần tâm của chi tiết được kích. Không để bị trượt.
- Vị trí đặt giá đỡ ở các kiểu xe khác nhau cần phải tham khảo sổ tay hướng dẫn sửa chữa từng kiểu xe hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia để nắm thông tin chính xác.
3.2. Lập quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ CA4DF2
3.2.1. Bảo dưỡng hà ng ngà y
- Kiểm tra sự làm việc ổn định của động cơ.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn của động cơ.
- Kiểm tra mức nước làm mát, dung dịch ắc qui...
3.2.2. Các nội dung bảo dưỡng định kỳ động cơ CA4DF2
3.2.2.1. Chu kỳ bả o dưỡng
Tùy thuộc vào tình trạng động cơ và điều kiện làm việc mà chu kì bảo dưỡng có thể khác nhau. Tuy nhiên theo kinh nghiệm chu kì bảo dưỡng đối với ôtô tải được quy định như ở dưới đây.
3.2.2.2. Các bướ c thưc̣
* Bảo dưỡng cấp1
Thưc̣ hiêṇ đầy đủ các nôị dung của bảo dưỡng thường xuyên.
- Kiểm tra và điều chỉnh độ căng dây đai quạt gió, máy phát.
- Kiểm tra các vị trí giá đỡ treo ống xả.
- Kiểm tra mức dung dịch trong ắc quy, vệ sinh, lau khô bên ngoài.
* Bảo dưỡng cấp 2
- Thưc̣ hiêṇ đầy đủ các nôị dung của bảo dưỡng cấp 1.
- Kiểm tra, chẩn đoán trạng thái kỹ thuật của động cơ và các hệ thống liên quan.
- Tháo bầu lọc dầu thô, xả cặn, rửa sạch. Tháo và kiểm tra rửa bầu lọc dầu li tâm. Thay dầu bôi trơn cho động cơ, máy nén khí theo chu kỳ, bơm mỡ vào ổ bi của bơm nước. Kiểm tra áp suất dầu bôi trơn.
- Kiểm tra, điều chỉnh khe hở nhiệt xu páp; độ căng dây đai dẫn động quạt gió, bơm nước, bơm hơi.
- Kiểm tra độ rơ trục bơm nước, pu li dẫn động...
- Kiểm tra áp suất xi lanh động cơ. Nếu cần phải kiểm tra độ kín khít của supáp, nhóm pít tông và xi lanh.
3.2.4. Pít tông - Xéc măng - Thanh truyền - Trục pít tông
3.2.4.1. Kiểm tra pít tông
- Kiểm tra mỗi pít tông để đánh bóng, kiểm tra các khiếm khuyết khác. Thay thế bất kỳ pít tông nào bị lỗi.
- Kiểm tra xem pít tông có khớp với xi lanh hay không.
- Thay thế bất kỳ bộ phận pít tông nào bị lỗi.
- Pít tông phải được đẩy bằng tay vào xi lanh (ở nhiệt độ phòng).
3.2.4.2. Kiểm tra xéc măng
Kiểm tra khe hở chiều cao:
- Đưa xéc măng vào đúng rãnh.
- Dùng căn lá để kiểm tra khe hở chiều cao của xéc măng.
- Khe hở chiều cao nằm trong khoảng giới hạn. Nếu rãnh bị mòn, thay pít tông.
3.2.5. Kiểm tra cơ cấu phân phối khí
3.2.5.1. Trục cam
* Kiểm tra đường kính cổ trục cam.
Dùng pan me kiểm tra đường kính cổ trục cam. So sánh với thông số cho phép của nhà chế tạo. Nếu đường kính không đúng, kiểm tra khe hở dầu của cổ trục.
* Kiểm tra độ cong của trục cam:
Đặt hai khối chữ V lên một mặt chuẩn. Đặt trục cam lên hai khối chữ V. Gá so kế vào cổ trục giữa của trục cam. Xoay tròn trục cam để kiểm tra độ cong.
- Chỉ số tiêu chuẩn: 0,05 – 0,08 mm
- Chỉ số giới hạn: 0,13 mm
3.2.5.5. Trục cò mổ
- Kiểm tra đường dẫn dầu và làm sạch nó nếu cần.
- Kiểm tra các cò mổ xem độ mòn và thay thế nó nếu cần thiết.
3.2.5.6. Xu páp
- Kiểm tra bề dày đầu xu páp
- Kiểm tra chiều dài xu páp Chỉ số tiêu chuẩn: 2 mm Chỉ số giới hạn: 1 mm
3.2.6. Kiểm tra hệ thống làm mát
3.2.6.1.Kiểm tra - bổ sung nước làm mát * Kiểm tra:
- Kiểm tra xem mức nước làm mát của bể chứa là giữa FULL VÀ LOW.
- Kiểm tra chất làm mát không lẫn với dầu.
- Dải nồng độ làm mát tiêu chuẩn như dưới đây từ 30 đến 60%
* Thay nước làm mát:
- Nới lỏng và tháo cửa xả.
- Tháo bình chứa và thoát nước làm mát.
- Sau khi tháo chất làm mát, đổ vào nắp chứa chất làm mát và làm sạch các chỗ có chất làm mát cũ.
* Kiểm tra, điều chỉnh độ căng dây đai dẫn động:
Động cơ CA4DF2 dùng truyền động đai để truyền động quạt gió, bơm nước, máy phát điện, máy nén khí, bơm dầu trợ lực phanh, lái, bơm tạo độ chân không... Nếu dây đai dẫn dẫn động chùng quá, dễ bị trượt, làm giảm khả năng quạt gió, giảm năng suất bơm nước; nểư căng quá dễ làm hông dây đai, đồng thời tăng tải trọng phụ cho các ổ đỡ.
3.2.6.2. Kiểm tra van hằng nhiệt
- Kiểm tra xem van đóng chặt ở nhiệt độ phòng.
- Kiểm tra các khuyết tật hoặc thiệt hại.
- Nhiệt ngưng bộ nhiệt trong bình chứa nước.
3.1.8. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu động cơ
Tùy theo chẩn đoán và quan sát mà tìm ra các hư hỏng xảy ra trong hệ thống nhiên liệu. Tùy theo mức độ hư hỏng và chỉ dẫn sửa chữa của nhà sản xuất mà có biện pháp khắc phục cụ thể cho từng chi tiết bộ phận bị hư hỏng. Ở đây chúng ta chỉ nêu ra các phương pháp kiểm tra, khắc phục hư hỏng của các cho các chi tiết, bộ phận chính trong hệ thống nhiên liệu.
3.3. Một số hư hỏng thườ ng găp̣ và cá ch khắc phuc̣
3.3.1. Khởi đôṇg kho
Máy khởi đôṇ g không hoạt đôṇg được:
Nguyên nhân, biện pháp khắc phục khi máy khởi đôṇg không hoạt đôṇg được thê rhieenj như bảng dưới.
3.3.6. Khói xả có màu trắng
Nguyên nhân, biện pháp khắc phục khi khói xả có màu trắng thể hiện như bảng dưới.
3.3.8. Áp suất dầu không lên
Nguyên nhân, biện pháp khắc phục khi áp suất dầu không lên thê rhieenj như bảng dưới.
KẾT LUẬN
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp, sau một thời gian dài nghiên cứu thực tế, các giáo trình, tài liệu chuyên ngành, cùng với sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình của thầy giáo: Ths …………….. các thầy giáo trong Khoa Ô tô và các đồng chí trong lớp, đồ án tốt nghiệp “Nghiên cứu và khai thác động cơ diesel CA4DF2 trên xe tải JAC” đã được hoàn thành đúng thời gian và đảm bảo chất lượng. Thông qua quá trình tìm tòi, nghiên cứu về động cơ, tôi đã:
1. Hiểu đặc điểm kết cấu động cơ
2. Hiểu sơ lược về động cơ CA4DF2
3. Nắm được quy trình khai thác, bảo dưỡng và sửa chữa động cơ CA4DF3
Do điều kiện thời gian, điều kiện thực tế cũng như khả năng có hạn của bản thân nên đồ án không tránh khỏi những sai sót, vì vậy kính mong được sự đóng góp của các thầy. Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo : Ths …………….. cùng các thầy giáo trong Khoa Ô tô đã giúp đỡ và tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp.
TPHCM, ngày … tháng … năm 20…
Học viên thực hiện
………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình cấu tạo động động cơ, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự.
2. Giáo trình kết cấu và tính toán động cơ đốt trong, Tập 1 + 2, Trường Sĩ quan Kỹ thuật Quân sự.
3. Nguyễn Văn Bình, Nguyên lý Động cơ đốt trong, Nhà xuấn bản giáo dục, 1994.
4. Nguyễn Văn Toàn, Công nghệ bảo dưỡng và sửa chữa ô tô, Nhà xuất bản Trường ĐHSPKT, 2010.
5. Instruction manual of CA4DF2, series diesel engines. Faw jieang automotive company, Ltd.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"