MỤC LỤC
MỤC LỤC.................................................................................................................................................................i
MỞ ĐẦU..................................................................................................................................................................1
Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA...................................................................3
1.1. Công dụng........................................................................................................................................................3
1.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của một số nước trên thế giới...................................4
1.2.1. Nga (Liên Xô).................................................................................................................................................4
1.2.2. Mỹ...................................................................................................................................................................8
1.2.3. Trung Quốc...................................................................................................................................................10
1.3. Thực trạng sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động tại Việt Nam...........................................................12
Chương 2. PHÂN TÍCH CÁC CỤM VÀ HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE VẬN TẢI CHUYÊN DÙNG TP-1.........15
2.1. Công dụng.......................................................................................................................................................15
2.2. Bố trí mặt bằng................................................................................................................................................16
2.3. Trang thiết bị trên xe........................................................................................................................................16
2.3.1. Cẩu mũi tên hai gối.......................................................................................................................................16
2.3.2. Máy bơm nước.............................................................................................................................................18
2.3.3. Thiết bị chưng nước cất................................................................................................................................23
2.3.4. Lò rèn............................................................................................................................................................28
2.3.5. Thiết bị hỗ trợ tháo và lắp hộp số ô tô..........................................................................................................29
2.3.6. Bộ dụng cụ sửa chữa tấm ma sát guốc phanh.............................................................................................31
2.3.7. Dụng cụ hỗ trợ tháo lắp bầu phanh tích năng..............................................................................................33
2.5.8. Giá đỡ động cơ.............................................................................................................................................33
2.5.9. Mễ kê............................................................................................................................................................34
2.5.10. Xe đẩy.........................................................................................................................................................34
2.5.11. Bục kê.........................................................................................................................................................35
2.5.12. Thanh kéo cứng hai càng...........................................................................................................................35
2.5.13. Đèn khò hàn cơ động.................................................................................................................................36
2.5.14. Thiết bị đắp lốp và vá săm dùng điện.........................................................................................................37
2.5.15. Thiết bị tra nạp dầu hệ thống truyền lực.....................................................................................................43
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM TỜI CỨU KÉO....................................................................................46
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm......................................................................................................................46
3.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm......................................................................................................................46
3.2.1. Tính toán kiểm nghiệm cáp...........................................................................................................................46
3.2.2. Tính toán kiểm nghiệm cụm tang cuốn cáp..................................................................................................48
3.2.3. Tính toán kiểm nghiệm móc treo...................................................................................................................49
3.2.4. Tính toán kiểm nghiệm động cơ và hộp giảm tốc.........................................................................................51
3.2.5. Chọn và tính toán kiểm tra phanh tời............................................................................................................54
Chương 4. HƯỚNG DẪN KHAI THÁC XE VẬN TẢI CHUYÊN DÙNG TP-1 ......................................................56
4.1. Quy tắc an toàn................................................................................................................................................56
4.1.1. Chỉ dẫn chung...............................................................................................................................................56
4.1.2. An toàn lao động...........................................................................................................................................57
4.1.4. Kỹ thuật an toàn chống cháy.........................................................................................................................58
4.2. Bảo dưỡng.......................................................................................................................................................59
4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên xe cơ sở................................................................................................59
4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ xe cơ sở...........................................................................................................61
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ các trang thiết bị biên chế theo xe.........................................................................................64
4.3. Niêm-bảo quản.................................................................................................................................................68
4.3.1. Niêm-bảo quản ngắn hạn..............................................................................................................................68
4.3.2. Niêm-bảo quản dài hạn.................................................................................................................................70
4.4. Di chuyển và vân chuyên xe công trình bằng đường sắt hoặc đường thủy ...................................................70
4.5. Quy định chung về việc triển khai sử dụng......................................................................................................73
KẾT LUẬN..............................................................................................................................................................74
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................................................................75
MỞ ĐẦU
Trong giai đoạn hiện nay cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trên thế giới đã và đang phát triển không ngừng, ngày càng thu hút được những thành tựu to lớn ứng dụng vào phát triển kinh tế và quốc phòng. Trong đó phải kể đến ngành công nghiệp ô tô chiếm một vị trí quan trọng trong ngành kinh tế quốc dân, nó bảo đảm khả năng vận chuyển hàng hóa cũng như hành khách từ mọi nơi trên thế giới.
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới với mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá xây dựng nền kinh tế phát triển, nền quốc phòng vững mạnh. Trong bối cảnh chung đó, ngành công nghiệp ô tô quân đội ta đã và đang không ngừng nâng cao chất lượng khai thác, sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các trang thiết bị trên xe đi sâu vào chất lượng nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn đối với lực lượng làm công tác quản lý, khai thác, sử dụng xe máy trong quân đội. Chính điều đó đã nâng cao hiệu quả hoạt động của ô tô, đảm bảo an toàn, thích nghi trên mọi điều kiện địa hình, khí hậu của Việt Nam, tăng cường sức chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu của quân đội ta.
Để đảm bảo tốt cho quân đội ta đủ sức chiến đấu và luôn sẵn sàn chiến đấu trong mọi điều kiện địa hình thời tiết, kịp thời sửa chữa những hư hỏng xảy ra trong quá trình chiến đấu thì trang bị xe công trình xa sửa chữa cơ động là rất cần thiết. Việc khai thác và sử dụng tốt các trang thiết bị trên xe công trình xa phù hợp với điều kiện và đặc thù quân sự của nước ta thì từng cán bộ, nhân viên kĩ thuật phải được bồi dưỡng và nắm chắc về các trang thiết bị trên xe.
Đề tài: “Khai thác kỹ thuật xe vận tải chuyên dùng TP-1” phần nào đó đáp ứng được mục đích, yêu cầu trên và bổ ích cho cán bộ làm công tác quản lý trang bị, khai thác xe vận tải chuyên dùng TP-1
Với mục đích trên đề tài đi sâu vào giải quyết một số nội dung sau:
Mở đầu.
Chương 1. Giới thiệu chung các loại công trình xa phục vụ sửa chữa.
Chương 2. Phân tích kết cấu các cụm và hệ thống cơ bản trên xe vận tải chuyên dùng TP-1
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm tời cứu kéo
Chương 4. Hướng dẫn khai thác kỹ thuật xe vận tải chuyên dùng TP-1
Kết luận.
Do thời gian có hạn, tài liệu nghiên cứu còn hạn chế, hơn nữa đây cũng là lần đầu tiên được tiếp xúc thực hiện nhiệm vụ đồ án một cách tổng thể, bao quát, có quy mô chuyên sâu về một nội dung cụ thể, nên chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, rất kính mong thầy giáo và bạn đọc cho những ý kiến đóng góp để đồ án hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày ... tháng ... năm 20....
Học viên thực hiện
..........................
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CÔNG TRÌNH SỬA CHỮA
1.1. Công dụng.
Xe công trình xa cơ động sửa chữa có chức năng thực hiện sửa chữa vừa và nhỏ, bảo dưỡng ô tô, xe xích theo phương pháp thay thế cụm, chi tiết, gia công cơ khí các chi tiết và sửa chữa phục hồi trong điều kiện dã ngoại.
Ở mỗi cấp chiến lược, chiến dịch, chiến thuật trong quân đội, xe có chức năng bảo đảm công việc sửa chữa bảo dưỡng ở các mức khác nhau. Chiến lược là một kế hoạch chung có tầm bao quát lớn về không gian và thời gian, để thực hiện kế hoạch chung đó người ta sẽ áp dụng những chiến thuật cụ thể trong các phạm vi, thời gian cụ thể. Chiến dịch là khái niệm bao gồm các kế hoạch trong một khoảng không gian tương đối rộng trong một khoảng thời gian, với mục tiêu cụ thể trong chuỗi các mục tiêu cần đạt được để thực hiện chiến lược.
Xe công trình xa cơ động sửa chữa có nhiều loại, trong đó xe công trình xa cơ động sửa chữa ô tô và xe công trình xa cơ động sửa chữa cơ khí được sử dụng nhiều và phổ biến trong quân đội nhân dân Việt Nam cũng như quân đội các nước trên thế giới.
1.2. Tình hình sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động của một số nước trên thế giới.
1.2.1. Nga (Liên Xô).
Nga là một đất nước có nền quân sự hàng đầu thế giới với những vũ khí trang bị hiện đại và tối tân nhất. Từ lâu những chiếc xe công trình xa sửa chữa cơ động đã được Nga sản xuất để đảm bảo sửa chữa kịp thời cho ô tô, vũ khí và gia công cơ khí phục vụ cho chiến đấu liên tục, hoàn thành thắng lợi mọi cuộc chiến. Những chiếc xe đó ngày càng hoàn thiện và hiện đại hơn, thích nghi với mọi điều kiện địa hình thời tiết.
* Xe công trình xa cơ động sửa chữa ô tô MPC-AT
Đặc tính kỹ thuật cơ bản của xe.như bảng 1.1.
* Xe công trình xa sửa chữa cơ khí MPM-AT-1M
Biên chế kíp xe 04 người, bao gồm:
01 thợ tiện chuyên môn bậc 4;
01 thợ nguội kiêm rèn chuyên môn bậc 4;
01 thợ gò hàn chuyên môn bậc 4;
01 lái xe.
Tính năng chiến kỹ thuật xe công trình MPM – AT-1M như bảng 1.2.
1.2.2. Mỹ.
Nói đến quân đội Mỹ là một quân đội hùng mạnh, sừng sỏ bậc nhất thế giới với những vũ khí hiện đại. Trong đó những chiếc xe tăng Mỹ có sức mạnh thật đáng nể, để phục vụ, bảo đảm sửa chữa kịp thời cho các dòng xe tăng này thì quân đội mỹ đã chế tạo, sản xuất ra dòng xe công trình xa sửa chữa cơ động M7 (FRS). Xe M7 của quân đội Mỹ không những bảo đảm sửa chữa cho xe tăng mà có thể sửa chữa tất cả các các công cụ cơ khí khi cần.
FRS (Forward Repair System) là một trạm sửa chữa trên xe. Với cần cẩu trên, máy nén khí, máy phát điện yên tĩnh 30 kW (TQG), thợ hàn và đầy đủ các dụng cụ chẩn đoán và gia công cơ khí. Kíp xe gồm hai người của FRS sẽ được trang bị hầu hết mọi công việc bảo trì, sửa chữa và gia công cơ khí.
Được thực hiện bởi PLS (Hệ thống tải Palletized), FRS sẽ đi đến nơi xe tăng M1 đi. PLS có sức mạnh và tốc độ để theo kịp với các xe tăng M1.
1.2.3. Trung Quốc.
Trung Quốc là đất nước có nền quốc phòng đang ngày càng phát triển đứng thứ ba trên thế giới (sau Mỹ và Nga), khẳng định sức mạnh quân sự của mình bằng những vũ khí hiện đại, có độ tin cậy và chính xác cao. Trong những trang trang thiết bị đó không thể không nhắc tới những chiếc xe công trình xa sửa chữa tổng hợp Sinotruk, trên thùng xe được thiết kế với những trang thiết bị cần thiết nhất để bảo đảm sửa chữa kịp thời vũ khí, khí tài, gia công cơ khí cho các cuộc dã ngoại và xa hơn là các cuộc chiến tranh.
Tính năng chiến kỹ thuật xe công trình Sinotruk.như bảng 1.3.
1.3. Thực trạng sử dụng xe công trình xa sửa chữa cơ động tại Việt Nam.
Nền quốc phòng Việt Nam đã và đang trên đà phát triển, chính quy tinh nhuệ từng bước hiện đại. Không ngừng cải tiến các trang thiết bị hiện đại, với sự giúp đỡ của quân đội Nga (Liên xô cũ) quân đội Việt Nam đang hội nhập và dần khẳng định tiềm lực về quốc phòng trên đấu trường quốc tế.
Từ các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ giành thắng lợi vẻ vang một phần là có sự giúp đỡ nhiệt tình của quân đội Liên xô đã chi viện cho đất nước ta những trang thiết bị không phải là tối tân nhất lúc bấy giờ nhưng với lòng yêu nước, sự thông minh sáng tạo của quân đội và nhân dân ta đã đủ sức chiến đấu và chiến đấu thắng lợi.
Sàn công nghệ của xe công trình sửa chữa tổng hợp cấp chiến thuật được bố trí theo hướng mođun hóa, tích hợp các trang thiết bị công nghệ, dụng cụ sửa chữa tinh ngọn, hiện đại và đủ cơ số vật tư kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu sửa chữa vũ khí, trang bị kỹ thuật của Ban CHQS huyện, thị xã, đồn Biên phòng. Sàn xe rộng 8m2, thể tích thùng xe là 18m3.
Việc tự chủ trong thiết kế, chế tạo xe công trình sửa chữa với các tính năng kỹ, chiến thuật tương ứng với các loại phương tiện có chức năng cùng loại của nước ngoài là bước đột phá, khẳng định trình độ công nghệ công nghiệp quốc phòng Việt Nam, giúp tiết kiệm ngân sách cho Nhà nước, đồng thời nâng cao tính chủ động trong bảo đảm kỹ thuật của các đơn vị trong toàn quân.
Chương 2
PHÂN TÍCH CÁC CỤM VÀ HỆ THỐNG CƠ BẢN TRÊN XE VẬN TẢI CHUYÊN DÙNG TP-1
2.1. Công dụng
Xe vận tải chuyên dùng TP-1 dùng để chuyên chở các trang thiết bị sử chữa cơ động của bộ công trình xa sửa chữa ô tô cơ động ПАРМ-1М và khi sử dụng cùng cẩu mũi tên hai gối có thể hỗ trợ các công việc tháo lắp, di chuyển trong quá trình sửa chữa cũng như cứu kéo xe – máy khi thực hiện nhiệm vụ.
2.2. Bố trí mặt bằng
Bố trí trang thiết bị trên thùng xe TP-1 như hình 2..2.
2.3. Trang thiết bị trên xe
2.3.1. Cẩu mũi tên hai gối
Công dụng:
Cẩu mũi tên hai gối hỗ trợ các công việc tháo lắp, di chuyển trong quá trình sửa chữa cũng như cứu kéo xe – máy khi thực hiện nhiệm vụ.
Cấu tạo:
Cẩu mũi tên hai gối được tháo rời thành các chi tiết và gá bắt trên thùng xe TP-1. Cấu tạo của cẩu mũi tên hai gối gồm các phần tử được mô tả trên hình 2.3.
Sử dụng cẩu để cứu kéo:
Thực hiện như ở hình 2.3 với các bước:
- Đỗ xe thẳng hàng với xe được cứu kéo với khoảng cách 20¸30m;
- Nối thanh ngang 6 (hình 2.3) với 2 đế chân cẩu 10, 11 nhờ các chốt liên kết 7 sao cho vuông góc với hướng cứu kéo và cách xe được cứu kéo 3¸4m;
- Tháo bu lông 4, thay puly cẩu bằng vòng móc 12, sau đó xiết bu lông 4;
- Kéo phanh tay xe ЗИЛ-131;
- Đặt 2 hòn chèn vào bánh trước, nối thanh néo hòn chèn vào móc kéo trên chắn đòn trước;
- Nhả cáp tời ra 25¸35m;
2.3.3. Thiết bị chưng nước cất.
Công dụng:
Thiết bị sử dụng để chưng cất nước cho bình điện trong sửa chữa và bảo dưỡng kỹ thuật ô tô. Nguồn vào là xoay chiều 220V được lấy từ mạng điện dân dụng hoặc trạm nguồn điện trong bộ xe ПАРМ-1М.
Tính năng kỹ thuật:
- Kiểu: ДЭ-4-2 đặt trên giá di động;
Cấu tạo, nguyên lý làm việc:
Trên hình 2.8 là cấu tạo của thiết bị chưng nước cất. Nguyên lý làm việc của thiết bị dựa trên cơ sở ngưng tụ khi làm lạnh đột ngột hơi nước. Nước được đun sôi trong buồng hơi 1. Hơi nước đi qua bình ngưng 2, được làm lạnh bên ngoài bằng nước, ngưng tụ và chảy nhỏ giọt theo đường ống 7. Bình cân bằng 4 thông với buồng hơi 1 để duy trì mức nước cố định trong buồng hơi. Cảm biến 5 bảo vệ thiết bị khi mức nước trong buồng hơi 1 hạ xuống quá thấp.
Ngoài ra, thiết bị đồng bộ bao gồm các cụm chi tiết và phụ tùng kèm theo liệt kê trong bảng 2.2.
Khi sử dụng thiết bị, cần lựa chọn vị trí có mặt bằng bằng phẳng. Tùy thuộc vào độ cứng của nước để định kỳ làm sạch cặn trong buồng hơi và tại cảm biến mức nước để thiết bị hoạt động có hiệu quả. Ngoài ra, sau nhiều ngày làm việc liên tục, cần phải xả hết nước trong buồng hơi rồi đổ nước mới rồi tiếp tục chưng cất. Khi hết nước trong can, buồng hơi chứa nhiều hơi nước, mức nước hạ xuống, cảm biến mức nước hoạt động, ngắt nguồn điện. Chỉ khi bổ sung thêm nước, thiết bị mới tiếp tục hoạt động.
Chuẩn bị khai thác thiết bị:
- Làm sạch dầu bảo quản bằng giấy mềm và giẻ khô;
- Đặt thiết bị lên bề mặt phẳng, nằm ngang;
- Xiết chặt các đường ống cao su với vòi, ống nối theo chỉ dẫn và đổ lượng nước cần thiết vào can chứa;
- Mở van cấp nước từ can 8 theo đường ống 9;
- Nối cáp điện 17 với nguồn vào;
- Bật núm trên bảng điện về “BKL”, khi đó đèn tín hiệu “Сеть” phải sáng;
- Khi mức nước trong buồng hơi đạt mức cần thiết, cảm biến mức nước sẽ đóng điện để đun nước, đèn “Нагрев” phải sáng;
- Tuổi thọ của thiết bị cũng như chất lượng nước chưng cất phụ thuộc rất nhiều vào quá trình chăm sóc, bảo dưỡng thường xuyên thiết bị.
- Định kỳ mỗi 50¸70h khai thác, phụ thuộc vào độ cứng của nước sử dụng, phải làm sạch các cặn lắng, làm sạch cảm biến.
2.3.4. Lò rèn.
Công dụng:
Lò rèn dùng để nung nóng vật rèn có khối lượng đến 2kg. Nối lò rèn với nguồn điện thông qua bảng điện 3 pha 220/380V.
Cấu tạo:
Lò rèn có cấu tạo mô tả trên hình 2.10.
2.3.5. Thiết bị hỗ trợ tháo và lắp hộp số ô tô
Công dụng:
Thiết bị sử dụng để hỗ trợ trong tháo, lắp khi thay thế hộp số ô tô trong các trạm sửa chữa, bảo dưỡng.
Cấu tạo:
Trên hình 2.10 là cấu tạo của thiết bị.
Nguyên lý làm việc:
Giá đỡ 2 làm từ thép lá, đầu trên có gối cao su với ổ bi trụ để tỳ lên mặt bảng tablô trong buồng lái. Đầu còn lại tỳ vào giá ghế lái. Các xích được kẹp chặt vào vỏ hộp số nhờ 4 bu lông (hình 2.11). Nâng hạ và dừng hộp số tại vị trí nhất định nhờ khả năng tự hãm của bộ truyền trục vít 1.
2.3.7. Dụng cụ hỗ trợ tháo lắp bầu phanh tích năng.
Công dụng:
Dụng cụ để phục vụ tháo bầu phanh tích năng trên xe KамАЗ.
Cấu tạo:
Cấu tạo và các phụ tùng đồng bộ của dụng cụ mô tả trên hình 2.15.
Bầu phanh được đặt lên giá, xiết vít lực qua tay quay 1. Sau đó tháo đai kẹp hai nửa bầu phanh và nhả vít 1 từ từ cho đến khi dãn hết lò xo tích năng. Trong quá trình tháo, có thể kẹp dụng cụ lên ê tô nguội.
2.5.8. Giá đỡ động cơ
Giá đỡ động cơ (hình 2.16) dùng để dỡ động cơ trên 4 điểm. Để có thể sử dụng cho các loại động cơ khác nhau, trên 4 gối đỡ có các khớp bản lề.
2.5.11. Bục kê.
Bục kê (hình 2.19) dùng để đặt lên xe đẩy. Bục kê được cố định với xe đẩy nhờ các chốt.
2.5.12. Thanh kéo cứng hai càng.
Thanh kéo cứng hai càng (hình 2.20) dùng để kéo xe KAMAZ khi không có lái xe trên xe bị kéo.
2.5.14. Thiết bị đắp lốp và vá săm dùng điện
Công dụng:
Thiết bị đắp lốp và vá săm dùng điện được sử dụng trong sửa chữa cơ động hoặc bố trí trong các trạm sửa chữa cố định để sửa chữa các loại lốp, săm xe vận tải.
Thiết bị đắp lốp và vá săm đồng bộ bao gồm:
- 01 bộ miếng dán (dùng trong sửa chữa lốp 10.00-18 đến 12.00-20)
- 01 bàn ép
- 01 kẹp giữ miếng vá
- 01 kẹp giữ bàn ép
- 02 miếng kẹp giữ săm: 01 miếng 130x70mm và 01 miếng 180x90mm
Cấu tạo:
Thiết bị (hình 2.22) bao gồm đế 1 bằng gang, cơ cấu tạo lực ép gồm khung 4, 5 và 7 trong đó, cơ cấu ép là vít lực 3 với tay quay 6. Trên thân máy có đèn tín hiệu 2 (3,5 V - 0,25 A). Tấm gia nhiệt bao gồm một đĩa sứ có rãnh, đặt dây điện trở 0,5mm phía trên là một đĩa bằng gang cùng với bộ điều chỉnh nhiệt độ.
An toàn thiết bị:
- Kèm theo thiết bị phải có các tài liệu “Yêu cầu kỹ thuật vận hành thiết bị điện” và “Quy định an toàn khi vận hành thiết bị điện”.
- Nhân viên vận hành thiết bị phải được huấn luyện kỹ thuật vận hành và được cấp phép vận hành.
- Trước khi vận hành, phải kiểm tra tiếp đất. Không được vận hành khi thiết bị chưa được bắt chặt trên giá tiếp đất.
- Công việc gá lắp lốp phải được thực hiện khi máy đã tắt.
2.5.15. Thiết bị tra nạp dầu hệ thống truyền lực
Công dụng:
Thiết bị tra nạp dầu hệ thống truyền lực (model C233) được sử dụng để nạp dầu cho hệ thống truyền lực ô tô tại các nhà máy, các trạm xưởng. Ngoài ra, có thể sử dụng thiết bị này phục vụ cho quá trình pha dầu.
An toàn thiết bị:
- Để vận hành thiết bị, công nhân phải được nghiên cứu kỹ và được huấn luyện theo tài liệu hướng dẫn sử dụng.
- Trước khi vận hành, kiểm tra tất cả vị trí lắp ráp.
- Trước khi di chuyển thiết bị, cần lắp thùng chứa lên giá cơ động và lắp nắp và thùng.
Hướng dẫn sử dụng:
- Chuẩn bị:
+ Mở khoá hãm, mở nắp, đổ dầu đầy 3/4 thùng chứa.
+ Đậy nắp, đóng các khoá hãm.
+ Gá toàn bộ thùng chứa với nắp lên giá cơ động.
+ Xả bơm để dầu điền dầy vào thân bơm.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM TỜI CỨU KÉO
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm.
Mục đích của việc tính toán kiểm nghiệm tời của xe vận tải chuyên dùng TP1 là xác định các thông số để đánh giá chất lượng hoạt động hệ thống tời của xe có làm việc đảm bảo đối với điều kiện khai thác sử dụng ở Việt Nam hay không. Tính toán kiểm nghiệm bền cho một số chi tiết chịu các chế độ tải trọng lớn nhất để so sánh với lý thuyết. Đồng thời có thể kết luận việc hư hỏng của cầu xe là do những nguyên nhân nào, do thiết kế hay do người sử dụng. Trên cơ sở đó nhằm đưa ra phương hướng khai thác và các biện pháp khắc phục một cách hợp lý
3.2. Nội dung tính toán kiểm nghiệm.
Các nội dung chính trong tính toán kiểm nghiệm bao gồm những nội dung sau:
- Tính toán kiểm nghiệm cáp
- Tính toán kiểm nghiệm tang cuốn cáp
- Tính toán kiểm nghiệm cụm móc treo
- Tính toán kiểm tra phanh tời
3.2.1. Tính toán kiểm nghiệm cáp.
Ta có bảng thông số của dây cáp sử dụng trong hệ thống tời xe vận tải chuyên dùng TP-1
Tính toán kiểm nghiệm độ bền cáp trong trường hợp khi bội suất của pa lăng nhỏ nhất (a=2), vì khi đó lực căng dây cáp lớn nhất SMax là lớn nhất (khi a>3 giá trị đó sẽ nhỏ hơn khi a=2).
a - Bội suất của pa lăng (a=2)
h - Hiệu suất của puly ( =0,98 ổ lăn bôi trơn mỡ đặc bình thường)
Q - Tải trọng nâng (Q=15000N)
=> SMax = 7730,4(N).
Tính lực kéo đứt cáp cho phép: [Sd] > SMax .k
Thông qua kết quả tính toán ta thấy được dây cáp đảm bảo bền khi sử dụng nâng vật với tải trọng lý thuyết Q=1,5 tấn
3.2.2. Tính toán kiểm nghiệm cụm tang cuốn cáp.
Tang cuốn cáp sử dụng trong xe vận tải chuyên dùng TP1 là loại tang đơn, hình trụ, có rãnh, cuốn một lớp cáp làm bằng thép CT3.
a. Kiểm tra điều kiện bền của tang :
Ta thấy: Ltg/Dtg=400:300 =1,333 < 3, nên thành phần ứng suất uốn và xoắn rất nhỏ, chỉ bằng (10 15)% ứng suất nén, còn ứng suất uốn và xoắn được tính bằng cách tăng hệ số an toàn bền khi tính ứng suất cho phép. Ta tiến hành kiểm tra điều kiện bền của tang trong trường hợp bội suất palăng, a=2 (vì khi đó lực tác dụng lên thành tang là lớn nhất).
=> [sn] = 106,67 (N/mm2)
Ta thấy : sn=36,16<106,67=[s]n
Vậy: Tang đảm bảo điều kiện bền
b. Tính toán trục tang cuốn cáp:
Trước tiên ta thiết lập sơ đồ tính toán với trục tang (Hình 3.3):
Từ biểu đồ mô men tác dụng lên trục tang, ta có :
Đường kính trục tang: d= 5,318(cm). Chọn d=8(cm)
3.2.4. Tính toán kiểm nghiệm động cơ và hộp giảm tốc.
a. Động cơ dẫn động:
- Xác định công suất cần thiết để nâng vật:
Thay số ta được: Ntt = 2,32 (kW)
b. Tính toán hộp giảm tốc:
Với n=700 (v/ph) ; itt= 31 ; NT= 8,6(kW) ; MT= 376(Nm)
Khoảng cách trục 400 (mm)
- Kiểm tra hộp giảm tốc theo mô men tới hạn:
Mô men tới hạn giảm tốc có thể truyền qua được là: Mgh = 134,16 (N.m)
Giá trị của bội suất trung của mô men khởi động phụ thuộc vào chủng loại động cơ:
- Với động cơ kích thích độc lập wtb =1.7…1.8
- Với động cơ kích thích hỗn hợp =1.7…1.9
- Với động cơ kích thích nối tiếp wtb =1.8…2.0
- Với động cơ rô to dây cuốn wtb =1.5…1.7
Mkdma x, Mkdmin, Mdm tương ứng là mô men khởi động lớn nhất, nhỏ nhất và mô men định mức của động cơ: Mdm = 336,375 (N.m)
c. Kiểm tra động cơ:
Xác định gia tốc khi khởi động cơ cấu nâng vật:
GD12- Mô men bánh đà của roto động cơ và các khối lượng quay khác lắp trên trục thứ nhất của hộp giảm tốc như khớp nối, tang phanh.
GD12=GD2dc+GD2tp,kn=0,11+0,3=0,41(KGL.m2)
Với: GD2tp,kn - Mô men bánh đà tang phanh và khớp nối
(Tra bảng với Dtp=200mm được GD2tp,kn=0,3KGL.m2)
Do đó: tkd = 0,82 (s)
Nên: adk < [a] = 0,2(m/s2) . Thoả mãn yêu cầu.
3.2.5. Chọn và tính toán kiểm tra phanh tời
Phanh là thiết bị nhằm đảm bảo an toàn cho người và vật nâng trong quá trình làm việc. Phanh thường được bố trí ở trục cao tốc của hộp giảm tốc do ở đó có mô men xoắn lớn nhất.
Mô men phanh tính toán: Mph = 624,2 (KG.cm)
Phanh tời dùng để hãm khi có sự cố trong lúc tời làm việc ở chiều quay nhả tời vì vậy thời gian phanh (khi xét vật xuống) được tính như sau:
tph = 0,18 (s)
aph = 0,95 (m/s2)
Xác định lực nén của dải phanh lên trống: N = 214,3 (N)
Với: Fms- Lực ma sát giữa dải phanh lên trống
Fms = 31,2 (N)
Vậy hệ thống phanh tời làm việc đảm bảo trong điều kiện nâng vật nặng 1,5 tấn.
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC XE VẬN TẢI CHUYÊN DÙNG TP-1
4.1. Quy tắc an toàn
4.1.1. Chỉ dẫn chung
- Tất cả các nhân viên chuyên ngành khi sử dụng máy móc thiết bị ngành mình phụ trách phải nắm vững nguyên lý làm việc và an toàn của từng trang thiết bị. Đây chỉ là nguyên tắc chung khi sử dụng.
- Chỉ cho phép những người đã nghiên cứu cấu tạo, nguyên lý làm việc và an toàn kỹ thuật máy mới được sử dụng.
- Từng máy và thiết bị phải được giao cho một người quản lý và sử dụng. Người không có nhiệm vụ không được mở và sử dụng.
- Chỉ được làm việc khi máy đã được kiểm tra, đầy đủ các phương tiện bảo vệ an toàn.
- Khi không làm việc hoặc tạm nghỉ cũng phải ngắt mạch điện bằng công tắc, cầu dao.
- Khi thay đổi dụng cụ, cố định hoặc gá đặt trên máy, hoặc khi thu dọn phôi, chi tiết, nhất thiết phải tắt máy.
- Nơi các máy công cụ như (tiện, khoan, mài) phải thường xuyên thu dọn phôi, khi dọn phải sử dụng, dụng cụ thích hợp (thanh móc, bàn chải và đeo găng tay).
- Trong quá trình sử dụng đồ gá kẹp nâng hạ phải được kiểm tra định kỳ. Cách một tháng phải xem xét vòng ôm và móc cẩu. Cách 10 ngày phải xem xét cáp.
- Chỉ cho phép người lái xe khai thác xe khi đã qua huấn luyện về kết cấu của thiết bị, qui định sử dụng và kỹ thuật an toàn.
- Khi triển khai giá cẩu làm việc phải đặc biệt tuân thủ qui trình tháo- lắp bảo đảm an toàn cho nhân viên kỹ thuật. Tránh đứng trực tiếp dưới cẩu.
4.1.2. An toàn lao động
- Kíp xe và các nhân viên kỹ thuật phải được hướng dẫn và học tập về an toàn lao động và vệ sinh công nghiệp theo các qui định hiện hành.
- Khi di chuyển xe công trình lái xe cần thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của luật giao thông đường bộ.
- Tuyệt đối cấm không được khoan khi chi tiết cần khoan chưa kẹp chặt;
- Cấm không được mặc áo dài tay trong khi khoan điện, sờ tay vào các phần chuyển động của máy, phần hãm và giữ mũi khoan;
4.1.4. Kỹ thuật an toàn chống cháy
Các nhân viên kỹ thuật phải tuyệt đối chấp hành quy tắc phòng cháy, chống cháy, phải được phân công cụ thể trong trường hợp xảy ra hỏa hoạn:
- Khi triển khai xe phải có cát khô dự trữ đựng trong bao tải hoặc hòm hộp ít nhất 0,25m3. Vải amiăng kích thước 1,3-1m và hai bình chữa cháy chuyên dùng. Tất cả các phương tiện đó phải tốt và sử dụng được ngay.
- Tất cả các loại dầu mỡ, xăng... khi rơi vãi ra xe phải được lau sạch ngay.
- Phải định kỳ kiểm tra mạch điện xe. Nếu hư hỏng, rò điện phải nhanh chóng khắc phục.
Nghiêm cấm:
- Để trong xe các giẻ lau có dầu mỡ đã sử dụng khi làm việc.
- Hút thuốc lá trong thùng xe và nhà bạt.
- Xếp các đồ vật cản trở lối đi lại đến bình chữa cháy và dụng cụ công binh (xẻng, cuốc, v.v…)
- Giữ xe và sử dụng chất lỏng, dễ cháy trong thùng xe.
4.2. Bảo dưỡng
4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật thường xuyên xe cơ sở
a. Kiểm tra trước khi ra khỏi nhà xe
Trước khi ra khỏi nhà xe hoặc trước khi bắt đầu thực hiện công việc cần thiết làm các công việc sau:
- Kiểm tra mức nhiên liệu trong thùng nhiên liệu của xe. Mức nhiên liệu không được thấp hơn vạch dưới của thước kiểm tra.
- Kiểm tra mức dầu bôi trơn động cơ. Mức dầu không được dưới vạch thấp nhất trên thước kiểm tra, nếu cần thiết phải bổ sung.
b. Kiểm tra trong thời gian làm việc và khi hành quân trên đường
Kiểm tra tình trạng kỹ thuật trong thời gian thực hiện nhiệm vụ và chạy trên đường được tiến hành trong khi dừng ngắn hoặc lúc nghỉ giữa giờ.
Nội dung kiểm tra bao gồm các việc sau:
- Kiểm tra xe cơ sở trên đường hành quân theo hướng dẫn vận hành của xe cơ sở.
- Kiểm tra các gá kẹp trang thiết bị trên thùng xe. Nếu có sự cố phải khắc phục ngay.
- Kiểm tra quan sát bên ngoài với mục đích phát hiện những hỏng hóc, xô lệch, nứt gẫy nhìn thấy được. Khắc phục kịp thời trục trặc nếu có.
c. Bảo dưỡng kỹ thuật hằng ngày
Bảo dưỡng kỹ thuật hàng ngày được tiến hành vào cuối ngày làm việc để chuyển sang ngày khác không phụ thuộc vào giờ máy, Bao gồm các việc sau:
- Lau sạch đất, bụi bẩn khỏi thiết bị, dụng cụ
- Kiểm tra tình trạng của các cơ cấu của xe cơ sở theo hướng dẫn vận hành xe.
- Thực hiện các nội dung bảo dưỡng hàng ngày của xe theo hướng dẫn sử dụng của xe cơ sở.
4.2.2. Bảo dưỡng kỹ thuật định kỳ xe cơ sở
a. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1
Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 được tiến hành sau 1100¸1300 km xe chạy.
Bảo dưỡng cấp I đối với xe cơ sở được tiến hành theo hướng dẫn vận hành sử dụng xe cơ sở. Khi tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật cấp 1 cần thiết thực hiện tốt các nội dung sau:
Tiến hành bảo dưỡng kỹ thuật động cơ:
- Xiết chặt liên kết của thùng với khung sát xi xe cơ sở, các trang thiết bị trên thùng xe.
- Kiểm tra mức dung dịch điện phân ở các bình điện và nếu cần thiết thì bổ sung nước cất hoặc dung dịch điện phân có nồng độ cần thiết.
Ly hợp, hộp số, trục các đăng và cầu sau:
Kiểm tra và điều chỉnh các cụm chi tiết sau: Lò xo hồi của ly hợp, hành trình tự do của bàn đạp ly hợp, độ bắt chặt của hộp số vào các te ly hợp, khớp các đăng, mặt bích các đăng, tình trạng là việc của cầu sau
Khung xe và cơ cấu di chuyển:
Kiểm tra, điều chỉnh các nội dung sau: Khung, nhíp, giảm xóc, bu lông quang nhíp, tình trạng lốp, áp suất hơi lốp các mũ van.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu:
Kiểm tra, điều chỉnh hệ thống cung cấp, độ kín khít của các chỗ nối, các cần dẫn động bướm ga và bướm gió, khả năng đóng mở hoàn toàn của các dẫn động này.
Hệ thống điện:
Kiểm tra, điều chỉnh các nội dung sau: Sự làm việc của đèn pha, còi, đèn chiếu sáng bảng đồng hồ, đèn kích thước, đèn báo rẽ, đèn sau, đèn phanh…, mức dung dịch điện phân trong bình điện, bắt chặt đầu dây dẫn các cực, làm sạch vỏ bình và các lỗ thông hơi, làm sạch tiếp điểm bộ chia điện.
b. Bảo dưỡng kỹ thuật cấp 2
Chu kỳ bảo dưỡng kỹ thuật cấp hai là 5.500 đến 6.500 km giữa hai lần bảo dưỡng liên tiếp. Nội dung bảo dưỡng cấp 2 bao gồm các nội dung của bảo dưỡng cấp 1 và thêm các nội dung sau:
Kiểm tra tổng quát:
- Kiểm tra toàn xe, tình trạng buồng lái, thùng xe, ghế ngồi, kính, sơn…
- Kiểm tra cơ cấu nâng hạ kính, các chốt cài…
- Kiểm tra sự làm việc của các đồng hồ đo, gạt mưa, gương chiếu hậu…
Động cơ:
Kiểm tra, điều chỉnh các nội dung sau: Sửa chữa các vị trí rò rỉ của hệ thống làm mát, bắt chặt két mát, sửa chữa cánh gió, bắt chặt máy nén khí vào động cơ, độ căng của dây đai, bắt chặt pu ly quạt gió, bắt chặt ống xả động cơ, xiết chặt bu lông nắp máy, điều chỉnh khe hở xu páp.
Hệ thống phanh:
Kiểm tra tổng van phanh, các cơ cấu dẫn động của phanh tay và phanh chân, tình trạng guốc phanh, má phanh, tang trống phanh, lò xo và ổ bi của bánh xe, sự kẹp chặt của giá đỡ cam ép và trục guốc phanh, sự kẹp chặt của bình khí nén vào khung xe, thay mỡ trong moay ơ bánh xe, điều chỉnh lại ổ bi.
Hệ thống cung cấp nhiên liệu:
Kiểm tra, điều chỉnh mức nhiên liệu trong chế hoà khí, tháo và lau sạch các chi tiết của chế hoà khí và của bơm xăng, kiểm tra mức tiêu hao nhiên liệu.
4.2.3. Bảo dưỡng kỹ các trang thiết bị biên chế theo xe
a. Chỉ dẫn chung
- Các hình thức bảo dưỡng kỹ thuật:
+ Quan sát bên ngoài;
+ Bảo dưỡng thường xuyên;
+ Bảo dưỡng 1 (TO-1);
+ Bảo dưỡng 2 (TO-2);
b. Nội dung bảo dưỡng
Ngoài nội dung đã làm ở bảo dưỡng 1, cần làm thêm:
* Dụng cụ phổ thông và chuyên dùng:
- Dùng xăng rửa sạch dụng cụ;
- Đánh sạch han gỉ bằng giấy nhám “1”;
- Các loại dũa, dùng bàn chải sắt đánh sạch han gỉ và bụi bẩn;
- Làm sạch và lau khô dụng cụ;
- Bộ biến trở tay quay điều chỉnh điện áp:
+ Thổi sạch bụi bẩn
+ Kiểm tra các điện trở, đầu nối bị ô-xy hóa thì đánh sạch
+ Kiểm tra tiếp điểm của công tắc chuyển mạch, nếu bị ô-xy hóa thì dùng giấy nhám đánh sạch
+ Dùng đồng hồ vạn năng kiểm tra thông mạch của từng dây điện trở và của cụm khi cho công tắc chuyển mạch làm việc.
- Bảo dưỡng các loại biến áp:
+ Làm sạch bụi bẩn trên các cuộn dây, cọc dây nối
+ Kiểm tra, siết chặt các đai ốc cố định
+ Kiểm tra điện trở cách điện giữa các cuộn dây với nhau và với khung từ. Điện áp từ 220¸500V, điện trở cách điện ³0,5MW. Điện áp dưới 220V, điện trở cách điện ³0,2MW;
4.3. Niêm-bảo quản
4.3.1. Niêm-bảo quản ngắn hạn
Nội dung niêm-bảo quản ngắn hạn gồm:
Thùng xe:
* Dụng cụ phổ thông và chuyên dùng:
- Sau khi bảo dưỡng 2, dùng mỡ ЦИАТИМ-201 (hoặc loại mỡ tương đương) bôi một lớp mỏng;
- Riêng các loại dũa, dùng bàn chải sắt đánh sạch và làm khô;
- Để vào ô, ngăn theo quy định trong sổ dụng cụ thùng xe.
* Các ống cao su:
- Sau khi bảo dưỡng 2, dùng khí nén thổi khô và phủ một lớp mỏng bột bảo quản cao su trong và ngoài ống;
- Bọc giấy niêm các ống ngắn;
- Cuốn tròn và buộc các ống dài;
* Các túi vải bạt, nhà bạt:
- Làm khô;
- Xếp gọn vào ngăn theo quy định.
4.3.2. Niêm-bảo quản dài hạn
Có hai phương pháp niêm dài hạn thiết bị điện trên thùng xe công trình.
a. Niêm rời, lẻ
- Tháo các cụm thiết bị điện ra khỏi hệ thống.
- Niêm theo “Quy trình niêm thiết bị điện, điện tử” rời lẻ.
b. Niêm cả thùng xe
Các thiết bị giữ nguyên trên hệ thống, làm kín thùng xe bằng phương pháp bịt kín, dùng Si-li-ca -ghen hút ẩm.
4.4. Di chuyển và vân chuyên xe công trình bằng đường sắt hoặc đường thủy
Khi tự di chuyển, phân đội sửa chữa được bố trí trên ca bin các xe, trên các thùng công trình xa. Thứ tự hành quân và phân công kéo theo các moóc tuân thủ trên hình 4.1 Khóa đuôi kỹ thuật được phân công cho MPC-AT-1M.
Xe công trình có thể được chuyên chở ở đội hình đơn xe và trong biên chế của phân đội.
Trước khi chuyên chở, tất cả các trang bị của xe công trình phải được xếp vào vị trí và cố định chắc chắn.
Gỗ chèn dùng loại gỗ cứng và có độ dài từ 250¸300mm. Gỗ chèn được cố định bằng các đinh dài 150¸225mm hoặc bằng các đinh móc chữ U dài 250¸300 mm. Sơ đồ chằng, chèn xe công trình trên toa tàu được mô tả trên hình 3.1.
Để làm dây néo (dây chằng), sử dụng dây thép có đường kính 5¸6mm. Số lượng dây bện từ 4¸6 dây.
4.5. Quy định chung về việc triển khai sử dụng
Vị trí triển khai xe cần phải đảm bảo được:
- Bảo vệ thành viên kíp xe và xe trước các loại vũ khí hạt nhân và các loại vũ khí khác;
- Vị trí triển khai xe phải đảm bảo bí mật;
- Thuận tiện trong việc đưa xe ra, vào vị trí làm việc;
- Thuận lợi cho bảo vệ và phòng thủ
- Gần nguồn nước;
Với thời tiết mùa hè cần bố trí xe trong bóng mát hoặc che chắn khỏi tác động trực tiếp của ánh sáng mặt trời bằng phương pháp lợi dụng địa hình địa vật hoặc sử dụng cành cây, bạt che.
KẾT LUẬN
Sau thời gian thực hiện đồ án với sự nỗ lực của bản thân, sự giúp đỡ tận tình của Thầy giáo: TS...................... cùng tập thể các thầy giáo trong bộ môn Ô tô Quân sự - Khoa Động lực, em đã hoàn thành Đồ án tốt nghiệp với việc giải quyết được một số vấn đề sau:
Hiểu biết được thêm các chủng loại xe công trình xa trên thế giới và thực trạng sử dụng xe công trình phục vụ sửa chữa cơ động trong quân đội Việt Nam.
Phân tích kết cấu các cụm , trang thiết bị và hệ thống cơ bản trên xe vận tải chuyên dùng TP-1. Từ đó rút ra được nguyên lí hoạt động phục vụ cho quá trình sử dụng và khai thác các trang thiết bị trên xe.
Sử dụng kiến thức học được ở môn sức bền vật liệu và tham khảo một số tài liệu của bộ môn xe máy công binh để tiến hành kiểm nghiệm tời cứu kéo của xe vận tải chuyên dùng TP-1.
Hướng dẫn khai thác đối với xe vận tải chuyên dùng TP-1, đưa ra các quy trình bảo dưỡng, sữa chữa, các hỏng hóc thường gặp trong quá trình sử dụng và một số biện pháp khắc phục hiệu quả.
Việc làm đồ án đã giúp em chủ động tìm hiểu, nghiên cứu sâu hơn kiến thức chuyên ngành, hoàn thiện các kỹ năng về tin học, sử dụng thành thạo phần mềm Auto CAD. Để đáp ứng được yêu cầu công việc khi tốt nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phanh ôtô - Cơ sở khoa học và thành tựu mới, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 2004.
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phan Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo (Tập 3), Nhà xuất bản đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1971.
[3]. Hướng dẫn sử dụng xe TP-1
[4]. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ôtô Quân sự, Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2002.
[5]. Vũ Đức Lập, Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ô tô Quân sự” (Tập V: Hệ thống phanh), Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 1998.
[6]. Vũ Đức Lập, Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, năm 2005.
[7]. Vũ Đức Lập - Phạm Đình Vy, Cấu tạo ôtô Quân sự (tập 2), NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 1995.
[8]. Vũ Đức Lập, Kết cấu và tính toán ô tô (tập 2), Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 2015.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"