MỤC LỤC
Mục lục..............................................................................................................1
Mở đầu..............................................................................................................2
Chương 1. Giới thiệu chung về xe Honda Accord........................................3
1.1 Giới thiệu xe Honda Accord.........................................................................3
1.2 Đặc tính kỹ thuật xe Honda Accord..............................................................5
1.3 Đặc tính một số cụm chính trên xe Honda Accord.......................................7
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Honda Accord........9
2.1 Giới thiệu chung về hệ thống phanh ...........................................................9
2.2 Kết cấu hệ thống phanh xe Honda Accord.................................................10
2.1.1 Kết cấu hệ thống phanh chính................................................................10
2.1.2 Kết cấu hệ thống phanh dừng............................................. ...................22
2.3 Kết cấu ALB trên xe Honda Accord ...........................................................24
2.3.1 Khái quát về hệ thống ALB......................................................................24
2.3.2 Kết cấu các phần tử chính của ALB........................................................24
2.3.3 Nguyên lý hoạt động ALB........................................................................31
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe Honda Accord........36
3.1 Xác định momen phanh..............................................................................36
3.1.1 Xác định momen phanh yêu cầu.............................................................36
3.1.2 Xác định momen phanh mà cơ cấu có thể sinh ra............... ..................39
3.2 Tính toán xác định công ma sát riêng........................................................42
3.3 Tính toán xác định áp lực trên bề mặt má phanh.......................................43
3.4 Tính toán nhiệt trong quá trình phanh........................................................44
Chương 4. Hướng dẫn bảo dưỡng hệ thống phanh xe Honda Accord....46
4.1 Đặt vấn đề................................................................................................. 46
4.2 Yêu cầu chung........................................................................................... 47
4.3 Nội dung bảo dưỡng phanh trên xe Honda Acoord................................... 47
4.3.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh..................................................... .47
4.3.2 Quy trình tháo lắp................................................................................... 48
4.4 Các hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục............................................ 53
KẾT LUẬN...................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................59
LỜI NÓI ĐẦU
Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và mức sống ngày càng nâng cao, ôtô đã trở thành phương tiện chủ yếu để phục đi lại và chuyên chở hàng hóa cho nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghệ chế tạo ô tô không ngừng được hoàn thiện cải tiến và nâng cao đáp ứng được những mục tiêu chủ yếu về chuyên chở, về tốc độ, độ bền, độ an toàn và tính kinh tế. Sự phát triển của nền kinh tế dẫn đến yêu cầu và mục đích sử dụng ôtô cũng thay đổi, chiếc xe hiện nay không chỉ đơn thuần là một phương tiện chuyên chở mà nó phải đáp ứng các yêu cầu như tính năng an toàn, độ êm dịu thoải mái, tính tiện nghi, kinh tế và thân thiện với môi trường. Do vậy đã có rất nhiều các tiến bộ khoa học kĩ thuật được áp dụng vào công nghệ chế tạo ôtô nhằm nâng cao độ tin cậy, sự tiện nghi, giảm ô nhiễm môi trường...
Hệ thống phanh ô tô là một trong những hệ thống quan trọng nhất của ô tô, dùng để giảm vận tốc trong thời gian ngắn hoặc khi ô tô dừng hẳn trong thời gian dài. Hệ thống phanh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao độ an toàn chuyển động và vận tốc trung bình của ô tô. Hệ thống phanh luôn được các nhà thiết kế ôtô quan tâm, không ngừng nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả làm việc. Cho đến nay, hệ thống phanh đã trải qua rất nhiều cải tiến, thay đổi.
Từ việc nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phanh, để khai thác tốt và đánh giá được chất lượng của hệ thống phanh qua đó có biện pháp sử dụng thích hợp trong điều kiện hiện nay, chúng ta cần nắm chắc kết cấu và phương pháp sử dụng phanh sao cho có hiệu quả nhất.
Để góp phần thực hiện công việc trên và cũng là đúc kết lại những kiến thức chuyên ngành đã học, em được giao đồ án tốt nghiệp với đề tài:
“Khai thác hệ thống phanh trên ô tô Honda Accord”.
Đồ án của em được tiến hành với những nội dung sau đây:
- Giới thiệu chung về xe Honda Accord.
- Phân tích kết cấu hệ thống phanh trên xe Honda Accord.
- Tính toán kiểm nghiệm cơ cấu phanh xe Honda Accord.
- Hướng dẫn bảo dưỡng hệ thống phanh xe Honda Accord.
Kết luận.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: TS. ………… cùng tập thể các thầy giáo trong Bộ môn Ôtô quân sự -Khoa Động lực, Học viện Kỹ thuật Quân sự và các bạn cùng lớp đã giúp đỡ tận tình trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp. Mặc dù rất nỗ lực nhưng em không tránh khỏi những thiếu sót do hạn chế về mặt kiến thức cũng như thời gian. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, sự góp ý của các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.
….., Ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………….
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE HONDA ACCORD
1.1 Giới thiệu xe Honda Accord
Honda Accord là loại xe du lịch được sản xuất bởi hãng Honda, Honda Accord được giới thiệu lần đầu vào năm 1976 như một dòng xe hatchback hạng trung. Một phiên bản sedan 4 cửa lần đầu tiên được giới thiệu vào năm 1977. Năm 1986 Accord thế hệ thứ ba được giới thiệu, kiểu đèn pha xòe cụp và mui thể thao là sự khởi xướng của Honda. Phiên bản thứ ba được cung cấp cho thị trường Mỹ. Vào những năm 1990 – 1993 có những thay đổi mới phần khung gầm chắc chắn hơn, trang bị túi khí cho một số dòng xe như LX, EX. Đến năm 1994 xe Honda Accord bắt đầu có thêm tên gọi khác “ Isuzu Aska ”.
1.2 Đặc tính kỹ thuật xe Honda Accord
Đặc tính kỹ thuật của xe Honda Accord 1988 được trình bày trong bảng 1.1
1.3 Đặc tính một số cụm chính trên xe Honda Accord
1.3.1 Động cơ
Động cơ xe Honda Accord là loại động cơ xăng 4 kì được bố trí trước xe và đặt nằm ngang xe. Nó là động cơ DOHC, bao gồm 4 xylanh bố trí thẳng hàng có thứ tự làm việc 1-3-4-2 với dung tích 2 lít.
1.3.2 Hệ thống điều khiển
a. Hệ thống lái
Hệ thống lái xe Honda Accord bao gồm cơ cấu lái, dẫn động lái và trợ lực lái.
- Cơ cấu lái loại bánh răng trụ thanh răng, trong đó thanh răng làm luôn chức năng của thanh lái ngang trong hình thang lái.
- Dẫn động lái gồm có: vành tay lái, vỏ trục lái, trục lái, truyền động các đăng, thanh lái ngang, cam quay và các khớp nối.
b. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh xe Honda Accord bao gồm hệ thống phanh chân và phanh dừng (phanh tay).
Hệ thống phanh chân có dẫn dộng phanh thuỷ lực, trợ lực chân không, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở các cầu. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối.
1.3.3 Hệ thống điện và thiết bị phụ
Hệ thống điện sử dụng điện áp 12V bao gồm:
Máy phát: 12V- 65A
Động cơ khởi động: công suất 1,4 kw
Ắc quy(MF): 12V- 50(Ah)
Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG PHANH TRÊN XE HONDA ACCORD 1988
2.1 Giới chung về hệ thống phanh
Hệ thống phanh là một trong những hệ thống hết sức quan trọng góp phần quyết định đến tính an toàn giao thông, cũng như tính kinh tế. Trong việc vận chuyển đặc biệt là để đảm bảo an toàn giao thông. Do vậy hiện nay hệ thống phanh ngày càng được cải tiến, các tiêu chuẩn về thiết kế, chế tạo và sử dụng hệ thống phanh ngày càng nghiêm ngặt và chặt chẽ hơn.
Hệ thống phanh dùng để giảm tốc độ của ô tô cho đến khi dừng hẳn, hoặc đến một tốc độ nào đó theo yêu cầu của người lái, giữ cho ô tô dừng trong thời gian dài.
Hệ thống phanh trên ôtô cần đảm bảo các yêu cầu sau:
- Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe khi phanh cấp tốc với cường độ phanh lớn nhất.
- Đảm bảo sự ổn định của ôtô khi phanh.
- Hệ thống phanh phải điều khiển nhẹ nhàng, thuận tiện.
- Dẫn động phanh có độ nhạy cao, độ tin cậy cao.
- Đảm bảo việc phân bố mô men phanh trên các bánh xe và các cầu hợp lý.
- Không có hiện tượng tự xiết khi phanh.
2.2 Kết cấu hệ thống phanh xe Honda Accord 1988
Hệ thống phanh xe Honda Accord bao gồm hệ thống phanh chính sử dụng dẫn động thuỷ lực có trợ lực chân không và hệ thống ALB, cơ cấu phanh kiểu đĩa cho cả bốn bánh xe và hệ thống phanh dừng sử dụng chung cơ cấu phanh với hệ thống phanh chính ở cầu sau.
2.2.1 Kết cấu hệ thống phanh chính
a. Dẫn động phanh chính
Dẫn động phanh chính là hệ thống dẫn động thủy lực có trợ lực chân không. Để nâng cao hiệu quả và độ tin cậy, dẫn động phanh sử dụng xi lanh chính kép nối tiếp, hai dòng độc lập dạng chéo, mỗi dòng dẫn động ra một bánh xe trước và một bánh xe sau.
b. Cơ cấu phanh
Cơ cấu phanh của hệ thống phanh chính trên xe Honda Accord là loại cơ cấu phanh đĩa ở các bánh xe các cầu, có kết cấu gọn nhẹ mà vẫn đem lại hiệu quả phanh tối đa. Cơ cấu phanh đĩa ở các bánh xe cầu trước sử dụng đĩa phanh có lỗ. Cơ cấu phanh đĩa ở các bánh xe cầu sau sử dụng đĩa phanh liền khối.
Các chi tiết chính của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa bao gồm: Đĩa phanh, má phanh, cụm càng phanh và pit tông của cơ cấu phanh đĩa.
Đĩa phanh xe Honda Accord được bắt chặt với moayơ bánh xe bằng bu lông. Đĩa phanh trước xe Honda Accord là tấm thép tròn có đường kính 256 mm và chiều dày là 24mm.
Má phanh của cơ cấu cơ cấu phanh đĩa có dạng tấm phẳng hình chữ nhật. Nó được cấu tạo bởi một xương phanh bằng một tấm thép có chiều dày khoảng 2 mm và một tấm má phanh bằng vật liệu ma sát có chiều dày khoảng 8 mm. Má phanh và xương má được dán với nhau bằng một loại keo đặc biệt và có các ngàm giữ cố định.
Phanh có khả năng tản nhiệt nhanh, phục hồi nhanh chóng lực phanh ẩm ướt và có khả năng ổn định lực phanh. Hệ thống phanh được trang bị thiết bị tự động điều chỉnh khe hở giữa má phanh và đĩa phanh khi không tác dụng và bàn đạp. Đĩa phanh trước xe Honda Accord là tấm thép tròn có đường kính 265 mm và chiều dày là 10mm.
2.2.2 Kết cấu hệ thống phanh dừng
Phanh dừng (phanh tay) sử dụng dẫn động bằng cơ khí kiểu cáp, dùng để cố định xe trên đường khi dừng xe trong thời gian tùy ý hoặc giữ xe đứng yên trên dốc hoặc để phanh xe trong trường hợp khẩn cấp khi hệ thống phanh chân bị hỏng.
Phanh tay là một hệ thống phanh thứ hai dùng để giữ xe đứng yên tại vị trí. Nó là một cơ cấu phanh độc lập. Để có thể giữ xe tại vị trí ta chỉ cần bố trí lực phanh ở hai bánh là đủ. Cần phanh tay được đặt gần vị trí người lái. Để sử dụng ta dùng lực kéo cần phanh, lực kéo cần sẽ được truyền tới cơ cấu phanh đặt dưới bánh xe thông qua hệ thống cáp nối để phanh bánh xe.
2.3. Kết cấu hệ thống ALB trên xe Honda Accord
2.3.1 Khái quát về hệ thống ALB
Khi phanh xe cấp tốc, các bánh xe đôi khi hãm cứng trước khi xe dừng lại. Sự mất ổn định sẽ xảy ra nếu các bánh xe cầu sau bị hãm cứng. Tính tiện dụng sẽ truyền trong các khoang của bánh trước bị khóa. Để tránh cho các bánh xe bị hãm cứng cần phải giảm ngay tức thời áp suất trong xilanh ở các bánh xe đang bị hãm. Áp suất này phải được hồi phục ngay lập tức sau khi khả năng hãm cứng bánh xe mất đi. ALB là một hệ thống giúp ngăn chặn các bánh xe bị hãm cứng bởi việc tự động lặp đi lặp lại quá trình tăng giảm áp suất phanh.
2.3.2 Kết cấu các phần tử chính của hệ thống ALB
Cấu tạo chung của hệ thống ALB bao gồm các bộ phận chính sau đây:
+ Bánh răng tạo xung được cố định với phần quay của mỗi bánh xe, cùng với cảm biến tốc độ cho tín hiệu xung khởi động trong sự tỉ lệ với sự quay của bánh răng tạo xung.
+ Một bộ điều khiển sẽ xử lý tín hiệu từ cảm biến tốc độ và bộ ngắt mạch để điều khiển hệ thống ALB.
+ Bộ điều biến được điều khiển bởi dòng điện từ bộ điều khiển, sẽ điều chỉnh áp suất thủy lực tới mỗi càng phanh ở các cơ cấu phanh.
2.3.3 Nguyên lý hoạt động ALB
Trong quá trình hoạt động bình thường của phanh, các van cắt dòng trong các bộ điều biến được mở để truyền áp suất thủy lực từ xilanh chính tới các xilanh công tác ở càng phanh thông qua buồng A và buồng B. Buồng C được kết nối với bình chứa nhiên liệu qua van xả, đây là van thường mở. Nó được kết nối với nguồn áp suất thủy lực (bơm, ac quy, bộ ngắt áp suất,....) thông qua van nạp, van này thường đóng. Ở buồng D là buồng chứa khống khí. Dưới trạng thái này, áp suất của buống C và D được duy trì ở khoảng áp suất khí quyển, chó phép phanh hoạt động bình thường.
Khi van cắt dòng đóng, lưu lượng từ xi lanh chính đến các xilanh công tác ở càng phanh là gián đoạn, dung tích của buồng B, nó được kết nối với xilanh công tác ở càng phanh, tăng, và áp suất dầu xilanh công tác ở càng phanh giảm.
Khi cả hai van nạp và xả đều đóng (điều này có nghĩa chỉ van xả được hoạt đông) áp suất trong các càng phanh duy trì theo hằng số.
Khi áp suất dầu từ xi lanh chính ở dưới điểm ngát tiếp điểm, van ngắt dòng luôn được đẩy xuống dưới bởi lực của lò xo thông qua pít tông trượt. Dưới chế độ này, có 1 khoảng cách giữa gờ của van ngắt dòng và thân vỏ. Buồng A và buồng B đước kết nối qua khe hở đó. Áp suất từ xi lanh chính chảy đến càng phanh sau qua buồng A và buồng B.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CƠ CẤU PHANH XE HONDA ACCORD
Chất lượng phanh ô tô phụ thuộc vào hiệu quả làm việc và chất lượng của hệ thống phanh. Trong phần này của đồ án em tiến hành tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của cơ cấu phanh.
3.1 Xác định mô men phanh
3.1.1 Xác định mô men phanh yêu cầu
Mô men phanh cần sinh ra được xác định từ điều kiện đảm bảo hiệu quả phanh lớn nhất. tức là sử dụng hết lực bám để tạo lực phanh. Muốn đảm bảo điều kiện đó. Lực phanh sinh ra cần phải tỷ lệ thuận với các phản lực tiếp tuyến tác dụng lên bánh xe.
Mp1 - Mô men ở cơ cấu phanh trước
Pp1 - Lực phanh tác dụng lên cơ cấu phanh trước
Mp2 - Mô men ở cơ cấu phanh sau
Pp2 - Lực phanh tác dụng lên cơ cấu phanh sau
Z1 - Phản lực của mặt đường tác dụng cầu trước
Trọng lượng toàn bộ của xe : Ga = 1170 [kg] = 11700 [N]
Phân bố cầu trước : G1 = 710 [kg] = 7100 [N]
Phân bố cầu sau: G2 = 460 [kg] = 4600 [N]
Chiều dài cơ sở : L = 2600 [mm]
Thay giá trị vào các công thức (3.6) và (3.7) ứng với các giá trị hệ số bám giữa lốp với mặt đường j ( 0,1- 0,8) ta có quan hệ mô men phanh lý thuyết giữa cầu trước và sau được cho ở bảng 3-1 và biểu diễn trên đồ thị đặc tính phanh xe Honda Accord như trên hình 3-2.
Qua bảng trên ta thấy :
Hệ số bám của bánh xe với đường tỷ lệ thuận với mô men phanh sinh ra ở các cầu.
Khi hệ số bám của bánh xe với đường có giá trị lớn hơn thì mô men phanh sinh ra ở cầu trước lớn hơn mô men phanh sinh ra ở cầu sau.
Mô men phanh sinh ra tỷ lệ thuận với lực phanh trên các cầu.
3.1.2 Xác định mô men phanh mà cơ cấu phanh có thể sinh ra
Ðể đạt được mục đích của đường đặc tính lý tưởng nêu trên trong thực tế là không thể thực hiện được; vì mô men phanh do cơ cấu phanh sinh ra thường tỷ lệ bậc nhất với áp suất dầu trong hệ thống. Do vậy quan hệ giữa mô men do cơ cấu phanh tạo ra đối với cầu sau và cầu trước cũng là tỷ lệ bậc nhất (tuyến tính). Ðể thấy rõ tính chất này. ta xét mô men phanh thực tế do các cơ cấu phanh sinh ra cho bánh xe.
Ta thấy ở cùng một hệ số bám mô men phanh thực tế luôn lớn hơn mô men phanh yêu cầu. Vậy mô men phanh đạt yêu cầu đặt ra.
3.2 Tính toán xác định công ma sát riêng
Do vậy công ma sát riêng tính trên thoả mãn điều kiện cho phép. Thời hạn phục vụ của má phanh phụ thuộc vào công ma sát riêng, công ma sát càng lớn thì nhiệt độ phát ra càng lớn má phanh chóng bị hỏng.
3.4 Tính toán nhiệt trong quá trình phanh
Trong quá trình phanh, động năng của ô tô chuyển thành nhiệt năng của đĩa phanh và các chi tiêt khác một phần thoát ra môi trường không khí.
Số hạng thứ nhất ở vế phải phương trình là năng lượng nung nóng đĩa phanh. Còn số hạng thứ hai là phần năng lượng truyền ra không khí. Khi phanh ngặt với thời gian ngắn năng lượng truyền ra môi trường coi như không đáng kể, cho nên số hạng thứ hai có thể bỏ qua.
Thay số được: t=2,690C
Đối với xe con phanh ở 30 km/h thì độ tăng nhiệt độ cho phép không lớn hơn 150C. Do đó nhiệt độ tính ở trên là thoả mãn yêu cầu.
Chương 4
HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG PHANH XE HONDA ACCORD
4.1 Đặt vấn đề
Việc bảo quản bảo dưỡng xe là việc làm thường xuyên liên tục của người lái xe và thợ sửa chữa, nhất là đối với người sử dụng xe. Có bảo quản bảo dưỡng xe thường xuyên mới kịp thời phát hiện khắc phục những hư hỏng của xe đồng thời bảo đảm tốt các yêu cầu làm việc của các chi tiết, cụm chi tiết trên xe, đảm bảo cho xe có thể hoạt động luôn tốt trong mọi điều kiện đồng thời nâng cao tính năng kinh tế, khả năng đảm bảo an toàn cho người, hàng hóa, phương tiện. Có sử dụng, bảo quản, bảo dưỡng tốt mới thực hiện giữ tốt dùng bền, an toàn, tiết kiệm.
Trong phần này đề cập đến một số vấn đề về yêu cầu chung và các nội dung cụ thể trong việc chăm sóc, bảo quản, bảo dưỡng, sửa chữa từng cụm của hệ thống phanh, một số hư hỏng thường gặp, nguyên nhân và cách khắc phục.
4.2 Yêu cầu chung
Bảo dưỡng là tổng hợp các biện pháp tổ chức công nghệ và quản lý kỹ thuật, nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt và kéo dài tuổi thọ của xe.
Bảo dưỡng kỹ thuật có vai trò hết sức quan trọng nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật tốt của ô tô, ngăn chặn các hư hỏng có thể xảy ra, thấy trước các hư hỏng để kịp thời sửa chữa đảm bảo cho ô tô chuyển động với độ tin cậy cao.
4.3 Nội dung bảo dưỡng phanh trên xe Honda Accord
4.3.1 Bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống phanh
Lịch bảo dưỡng hệ thống phanh:
- Dầu phanh: 30.000km thay, hoặc 18 tháng
- Cáp dẫn động phanh tay: kiểm tra, lau chùi, điều chỉnh,
thay thế (nếu cần).
- Hành trình tự do bàn đạp phanh: Kiểm tra, điều chỉnh (nếu cần).
- Má phanh: Kiểm tra. thay thế (nếu cần).
4.3.2 Qui trình tháo lắp và kiểm tra
Qui trình tháo lắp và kiểm tra được thể hiện như bảng 4.1.
4.4 Các hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục
Các hư hỏng, nguyên nhân, cách khắc phục được thể hiện như bảng 4.2.
KẾT LUẬN
Sau một thời gian nghiên cứu tham khảo tài liệu, với sự giúp đỡ của Thầy giáo: TS………...….., các thầy trong Bộ môn Ô tô Quân sự, Khoa Động lực-Học viện Kỹ thuật Quân sự và các bạn cùng lớp em đã hoàn thành đồ án tốt nghiệp được giao với các nội dung cơ bản sau:
- Tìm hiểu về xe ôtô Honda Accord.
- Nghiên cứu các đặc điểm kết cấu và nguyên lý làm việc của hệ thống phanh ôtô Honda Accord.
- Đưa ra những lưu ý về kiểm tra, điều chỉnh và cách khắc phục các hư hỏng thông thường của hệ thống phanh ôtô Honda Accord trong quá trình sử dụng.
Ôtô Honda Accord là một chủng loại xe được sử dụng rất phổ biến ở nước ta hiện nay. Hệ thống phanh trên xe Honda Accord được bố trí hệ thống phanh theo một sơ đồ bố trí tương đối phổ biến, được sử dụng trên nhiều loại xe. Hệ thống phanh xe Honda Accord là hệ thống phanh dẫn dộng thuỷ lực có trợ lực chân không, sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cả hai cầu. Trong kết cấu có nhiều đặc điểm đặc biệt như hệ thống ALB đòi hỏi người sử dụng phải nắm chắc trong quá trình khai thác sử dụng xe. Để tiện cho việc khai thác, sử dụng hệ thống phanh đề tài đã nêu ra một số chú ý trong quá trình tháo lắp bảo dưỡng hệ thống phanh của xe Honda Accord.
Bản thân em đã cố gắng trong việc tìm kiếm tài liệu và khảo các xe tương tự để hoàn thành nhiệm vụ được giao, tuy nhiên do khả năng và thời gian có hạn nên đồ án tốt nghiệp của em không tránh khỏi được thiếu sót. Rất mong được các thầy chỉ bảo và các bạn đồng nghiệp đóng góp ý kiến.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hướng dẫn đồ án môn học ô tô ‘’ Lý thuyết kết cấu và tính toán ô tô quân sự ’’. (Tập V)
Trường Đại học kỹ thuật quân sự – 1977
[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh
Thiết kế tính toán ôtô máy kéo
NXB Khoa học và Kỹ thuật..2005
[3]. Nguyễn Phúc Hiểu, Võ Văn Hường.
Lý thuyết ôtô quân sự
Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1983
[4]. Phạm Vỵ, Dương Ngọc Khánh
Bài giảng cấu tạo ôtô
Đại Học Bách Khoa Hà Nội -2004
[5]. Honda Accord Service Manual -1988.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"