MỤC LỤC
Mục lục........................................................................................................ 1
Lời nói đầu................................................................................................... 2
Chương 1. Giới thiệu chung về xe Ford Ranger 2010............................... 3
1.1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triểnFord Ranger 2010..................... 3
1.2. Hình dáng và thông số kỹ thuật xeFord Ranger 2010........................ 5
1.2.1. Hình dáng, kích thước bao xeFord Ranger 2010....................... 5
1.2.2. Thông số kỹ thuật xeFord Ranger 2010.................................... 5
1.3. Giới thiệu chung các hệ thống của xeFord Ranger 2010..................... 7
1.3.1. Giới thiệu chung về động cơ...................................................... 7
1.3.2. Hệ thống truyền lực................................................................... 7
1.3.3. Hệ thống lái............................................................................... 8
1.3.4. Hệ thống phanh......................................................................... 8
1.3.5. Hệ thống treo............................................................................. 8
1.3.6. Hệ thống điện............................................................................ 9
1.3.7. Các bộ phận khác.................................................................... 10
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống treo xeFord Ranger 2010........... 12
2.1. Công dụng và yêu cầu hệ thống treo................................................. 12
2.2.1. Công dụng của hệ thống treo................................................... 12
2.2.2. Yêu cầu của hệ thống treo....................................................... 13
2.2. Kết cấu hệ thống treo thước xeFord Ranger 2010............................. 15
2.2.1. Ưu, nhược điểm của hệ thống treo trước.................................. 15
2.2.2. Cấu tạo hệ thống treo trước..................................................... 16
2.3. Kết cấu hệ thống treo sau xeFord Ranger 2010................................ 25
2.3.1. Ưu, nhược điểm hệ thống treo sau........................................... 25
2.3.2. Cấu tạo hệ thống treo sau........................................................ 26
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo xe Ford Ranger 2010............ 32
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo................................. 32
3.2. Kiểm nghiệm các bộ phận của hệ thống treo..................................... 32
3.2.1. Các thông số kỹ thuật xeFord Ranger 2010............................ 32
3.2.2. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước............. 33
3.2.3. Các thông số hình học của hệ thống treo trước........................ 35
3.2.4. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo sau................ 35
3.2.5. Các thông số hình học của hệ thống treo sau........................... 36
3.2.6. Động lực học treo trước........................................................... 37
3.2.7. Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo 39
Chương 4. Hướng dẫn khai thác hệ thống treo xe Ford Ranger 2010......................... 51
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo.................... 51
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn................................................................ 51
4.1.2. Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE.................................... 53
4.2. Những vấn đề tròng khai thác, sử dụng và bảo dưỡng hệ thốngtreo xe Ford Ranger 2010.............. 53
4.2.1. Những vấn đề trong khai thác, sử dụng xe............................... 53
4.2.2. Những vấn đề trong bảo dưỡng định kỳ.................................. 54
4.3. Một số hư hỏng thường gặp của hệ thống treo xeFord Ranger 2010 và cách khắc phục............ 56
4.4. Chẩn đoán hệ thống treo xeFord Ranger 2010................................. 58
4.5. Sửa chữa hệ thống treo xeFord Ranger 2010.................................... 60
4.5.1. Tháo, lắp, sửa chữa hệ thống treo trước.................................. 60
4.5.2. Tháo, lắp, sửa chữa hệ thống treo sau..................................... 63
Kết luận...................................................................................................... 68
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 69
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô, máy kéo dùng trong nhiều ngành, lĩnh vực: trong giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, xây dựng, thủy lợi, quốc phòng,.... Ngành ô tô chiếm một vị trí rất quan trọng đối với các ngành khác. Khi ô tô chạy trên đường không bằng phẳng thường phát sinh dao động. Những dao động này ảnh hưởng xấu tới hàng hóa, tuổi thọ của xe và đặc biệt ảnh hưởng tới người lái và hành khách ngồi trên xe. Người ta cũng tổng kết rằng, những ôtô chạy trên đường xấu, gồ ghề so với ô tô chạy trên đường tốt, bằng phẳng thì tốc độ giảm 40÷50%, quãng đường chạy giữa hai kỳ đại tu giảm 35÷40%, năng suất vận chuyển giảm 35÷40%. Điều đặc biệt nguy hiểm của dao động là nếu con người chịu lâu trong tình trạng xe bị rung, xóc nhiều sẽ gây tình trạng mệt mỏi và ảnh hưởng tới não bộ. Trong vận tải ô tô, máy kéo, người lái là người quyết định chủ yếu cho an toàn chuyển động và mọi chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Nếu dao động của xe nằm ngoài phạm vi dao động cho phép (80÷120 lần/phút) thì sẽ làm tăng lỗi điều khiển của người lái, gây ra hàng loạt những nguy hiểm đến tính mạng con người và hàng hóa. Ở những nước phát triển, dao động của ô tô được quan tâm đặc biệt. Dao động của xe được nghiên cứu tối ưu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất những tác hại của nó đến con người đồng thời làm tăng tuổi thọ của xe cũng như các bộ phận được treo.
Ở nước ta hiện nay, công nghệ xe hơi cũng không ngừng được cải tiến với sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Ngành công nghiệp ô tô cũng từng bước trở thành mũi nhọn của nền kinh tế, trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của ngành công nghiệp ô tô nước ta trong những năm tới là nội địa từng phần và tiến tới nội địa toàn phần sản phẩm ô tô. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến tính êm dịu chuyển động, tính an toàn chuyển động,... hay nói cách khác là tính năng động lực học của ô tô, từ đó có những cải tiến hợp lý với điều kiện sử dụng của nước ta. Để hoàn thành mục tiêu này, thì việc khai thác hệ thống treo của các xe đã và đang sản xuất trên thế giới đóng góp phần không nhỏ cho công việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống treo cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.
Trước những yêu cầu thực tế dó trong đồ án tốt nghiệp chuyên ngành ô tô em được giao nhiệm vụ: “Khai thác hệ thống treo trên xe Ford Ranger”. Các nội dung chính của đề tài bao gồm: Nội dung đồ án gồm 5 bản vẽ A0 và bản thuyết minh gồm 4 chương:
Chương 1: Giới thiệu chung về xe Ford Ranger 2010.
Chương 2: Phân tích kết cấu hệ thống treo xe Ford Ranger 2010.
Chương 3: Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo xe Ford Ranger 2010.
Chương 4: Hướng dẫn khai thác hệ thống treo xe Ford Ranger 2010.
Qua việc nghiên cứu trên một xe cụ thể như vậy đã giúp em rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng tính toán, tra cứu tài liệu và tiếp cận dần với công việc cụ thể của một người kỹ sư trong tương lai.
Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: Th.S ……..……, và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô Quân sự em đã hoàn thành đồ án, đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian quy định. Em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy, và sự góp ý của các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE FORD RANGER 2010
1.1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triển xe Ford Ranger 2010
Ford ranger 2010 là thế hệ thứ 2 của Ford thuộc phân khúc xe bán tải. Dòng xe pick-up (bán tải) đang được người Việt Nam ưa chuộng bởi tính đa dụng của nó, nó vừa có thể được dùng làm chiếc xe vận chuyển hàng hóa vừa có thể sử dụng như một chiếc xe du lịch cho cả gia đình nếu làm một phép tính đơn giản pick-up khá đa dụng và tiện lợi trong thời buổi bão giá hiện nay.
Ford bắt đầu sản xuất mẫu Ranger vào tháng Giêng năm 1982 tại nhà máy Ford ở Bắc Mỹ và bắt đầu sản xuất bên ngoài lãnh thổ nước Mỹ từ năm 1995. Nhưng đến 6/2001 sau gần 6 năm có mặt tại Việt Nam, nhà máy Ford Việt Nam tại Hải Dương mới bắt đầu xuất xưởng những chiếc Ford Ranger đầu tiên.
Ngoại thất của Ford Ranger thiết kế hiện đại và tiện dụng, sự kết hợp giữa nét góc cạnh cơ bắp và những đường cong chắc chắn giúp Ranger 2010 trông gọn gàng khi đi trên phố nhưng vẫn rất hầm hố và mạnh mẽ nhờ cản trước và lưới tản nhiệt kích thước lớn.
1.2. Hình dáng và kích thước xe Ford Ranger
1.2.1. Hình dáng kích thước bao xe Ford Ranger.
Hình dáng kích thước bên ngoài xe Ford Ranger 2010 được thê rhieenj như hình dưới
1.2.2. Thông số kỹ thuật của xe Ford Ranger 2010.
Bảng thông số kỹ thuật của xe Ford Ranger như bảng 1.1.
1.3. Giới thiệu chung về các hệ thống của xe Ford Ranger 2010 XLT 2.5
1.3.1. Giới thiệu chung về động cơ
Ford Ranger được trang bị động cơ Turbo diesel 2.5 với 4 xilanh, trục cam đơn có hệ thống làm mát khí nạp Intercooler. Dung tích thùng nhiên liêu lớn với 63 lít cho phép các chuyến đi dài mà không phải dừng lại tiếp nhiên liệu nhiều lần. Ford Ranger với động cơ làm việc hiệu quả, bền bỉ mang lại sự hài lòng cao nhất khi vận hành trong các điều kiện đường sá và địa hình, nhưng lại rất tiết kiệm, trung bình tiêu hao khoảng 8 lít diezel/100km.
1.3.2. Hệ thống truyền lực
Hệ thống truyền lực của xe bao gồm: ly hợp, hộp số, truyền lực chính và vi sai, các đăng.
- Ly hợp: Đĩa ma sát đơn, điều khiển bằng thủy lực với lò xo đĩa.
- Hộp số: hộp số sàn 5 cấp Ford MT75.
- Truyền lực chính và vi sai: sử dụng truyền lực chính một cấp bánh răng trụ răng nghiêng vi sai thường.
1.3.3. Hệ thống lái.
Hệ thống lái có chức năng giữ nguyên hoặc thay đổi hướng chuyển động của xe. Hệ thống lái của xe Ford Ranger 2010 dẫn động lái là loại cơ khí có trợ lực thuỷ lực là loại dùng thiết bị thuỷ lực để tăng lực quay tay lái. Do đó người lái xe sẽ quay tay lái được nhẹ nhàng hơn, dễ khắc phục được lực cản điều khiển xe an toàn hơn. Cơ cấu lái kiểu bánh răng, thanh răng, xylanh của bộ trợ lực lái nằm ở cơ cấu lái.
1.3.5. Hệ thống treo.
Là cơ cấu nối giữa khung xe với bánh xe. Hệ thống treo gồm có hệ thống treo trước và treo sau :
Bộ treo trước của xe Ford Ranger 2010 là treo độc lập kiểu MacPherson với. Hệ treo này có tên gọi là hệ treo trên lò xo dẫn hướng và trục giảm chấn. Nó là biến dạng của hệ treo hai đòn ngang. Nếu coi đòn ngang trên có chiều dài bằng không và thay thế vào đó là đòn có khả năng thay đổi kích thước chiều dài.
1.3.7. Các thiết bị khác.
Thiết kế nội thất xe điển hình cho dòng xe bán tải nhưng vẫn đầy đủ tính năng, tiện nghi. Chỗ ngồi được bố trí hợp lý với một hoặc hai dãy ghế tùy vào điều kiện sử dụng.
Chương 2
PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU CỦA HỆ THỐNG TREO XE FORD RANGER 2010
2.1. Công dụng và yêu cầu của hệ thống treo.
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo.
Hệ thống treo là một tổ hợp các cơ cấu thưc hiện liên kết các bánh xe với khung xe để đảm bảo độ êm dịu và an toàn chuyển động trên cơ sở tạo ra các dao động của thân xe và bánh xe theo ý muốn, giảm các tải trọng va đập cho xe khi chuyển động trên địa hình không bằn phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền lực và các momen tác động giữa bánh xe và khung xe.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo.
Yêu cầu của các bộ phận trong hệ thống treo:
- Đảm bảo độ êm dịu cần thiết khi xe chuyển động.
Độ êm dịu chuyển động của ôtô được đánh giá qua giá trị cho phép của các thông số như tần số dao động riêng, biên độ dao động lớn nhất, gia tốc dao động lớn nhất,....
- Sự thay đổi quỹ đạo lăn của bánh không đáng kể để đảm bảo độ êm dịu chuyển động thẳng và tính năng thông qua của ôtô.
a) Phần tử hướng.
- Phần tử hướng có nhiệm vụ truyền các lực dọc, lực ngang và moomen từ mặt đường lên khung xe. Động học của phần tử hướng xác định đặc tính dịch chuyển của bánh xe đối với khung xe và ảnh hưởng tói tính ổn định và tính quay vòng của ôtô.
c) Phần tử giảm trấn.
- Giảm trấn dùng để dập tắt dao động của thân xe và cầu bằng cách chuyển cơ năng thành nhiệt năng, đảm bảo êm dịu cần thiết cho xe khi chuyển động.Để đảm bảo thực hiện được chức năng này giảm chấn cần phải:
+ Dập tắt nhanh các dao động có tần số hoặc biên độ lớn.
+ Dập tắt chậm các dao động nếu ô tô chạy trên đường ít mấp mô
+ Hạn chế các lực truyền qua giảm chán lên thân xe.
2.2. Kết cấu hệ thống treo trước xe Ford Ranger 2010.
2.2.1. Ưu nhược điểm của hệ thống treo trước.
a. Ưu điểm.
Hệ thống treo trước xe Ford Ranger là hệ treo MC.Pherson được dùng rộng rãi trên các hiện đại.
Nó là biến dạng của hệ thống treo hai đòn ngang, trong trường hợp này độ dài đòn trên được thu nhỏ lại bằng không. Ngoài những ưu điểm của hệ thống treo hai đòn ngang nó còn có những ưu việt là cấu trúc đơn giản, gọn nhẹ, do đó giải phóng được khoảng không gian dành cho hệ thống truyền lực hoặc khoang hành lý của xe.
b. Nhược điểm.
Hạn chế động học của hệ treo: Chiều cao tâm quay dao động lớn; đặc tính điều chỉnh của góc nghiêng ngang của bánh xe thấp.
Khó giảm chiều cao mũi xe
2.2.2. Cấu tạo hệ thống treo trước.
Cấu tạo của hệ thống treo gồm : Một đòn ngang dưới 5, đầu trong liên kết với khung bằng khớp trụ, đầu ngoài nối với trục ngõng bằng khớp cầu, đầu trên giảm chấn liên kết với khung vỏ. Giảm chấn đóng vai trò là một trụ xoay dẫn hướng của bánh xe. Bánh xe được nối cứng với vỏ giảm chấn, lò xo trụ được lồng vào giảm chấn để hệ treo được gọn hơn.
2.3. Kết cấu hệ thống treo sau xe ford ranger.
2.3.1. Ưu nhược điểm của hệ thống treo sau
a. Ưu điểm
Hệ thống treo sau Ford Ranger 2010 là hệ thống treo phụ thuộc phần tử đàn hồi lá nhíp. Nên có những ưu điểm sau:
Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định do vậy không sảy ra mòn lốp nhanh.
Khi chịu lực bên (ly tâm, đường nghiêng, gió bên…) hai bánh xe liên kết cứng, bởi vậy hạn chế hiện tượng trượt bên bánh xe.
b. Nhược điểm
Khối lượng phần không treo lớn. Khi xe chuyển động trên địa hình không bằng phẳng, tải trọng động sinh ra sẽ gây nên va đập giữa phần treo và phần không treo làm giảm độ êm dịu khi chuyển động, mặt khác bánh xe va đập mạnh xuống nền đường làm xấu sự tiếp xúc của bánh xe với đường.
2.3.2. Cấu tạo của hệ thống treo sau
Cấu tạo hệ thống treo sau gồm phần tử đàn hồi lá nhíp đồng thời làm luôn bộ phận dẫn hướng. Trong quá trình biến dạng chiều dài của nhíp thay đổi nên hai tai nhíp bắt lên dầm có một đầu trước cố định, đầu sau có thể di động được.
a. Bộ phận dẫn hướng và đàn hồi
- Công dụng
Bộ phận dẫn hướng và đàn hồi bó nhíp. Nhíp được dùng phổ biến nhất vì nhíp vừa là cơ cấu đàn hồi, vừa là cơ cấu dẫn hướng và một phần làm nhiệm vụ giảm chấn nghĩa là thực hiện toàn bộ chức năng của hệ thống treo.
Bản thân nhíp đã có đủ độ cứng vững để giữ cho cầu xe ở đúng vị trí nên không cần sử dụng các liên kết khác.
- Ưu điểm
Kết cấu đơn giản, chắc chắn và rẻ tiền. Chế tạo và sửa chữa nhíp cũng giản đơn có thể làm trong xí nghiệp nhỏ.
b. Giảm chấn.
Bộ phận giảm chấn của xe Ford Ranger thuộc loại giảm chấn ống thủy lực, tác động 2 chiều và có van giảm tải. Cấu tạo và nguyên lý như giảm chấn hệ thống treo trước.
Chuơng 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO XE FORD RANGER
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo
Việc tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống treo. Kiểm nghiệm cơ cấu treo còn xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quá trình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của hệ thống treo một cách hợp lý.
3.2. Kiểm nghiệm các bộ phận của hệ thống treo
3.2.1. Các thông số kĩ thuật của xe Ford Ranger
Các thông số kĩ thuật của hệ thống treo được lấy dựa trên cơ sở từ bảng thông số kỹ thuật của xe (bảng 1.1).
- Tải trọng của toàn xe khi không tải G0: G0 = 1870 (kg).
- Tải trọng của toàn xe khi đầy tải GT: GT = 2915 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi không tải G01: G01 = 910 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu sau khi không tải G02: G02 = 960 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi đầy tải GT1: GT1 = 1115 (kg).
3.2.2. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ôtô như tần số dao động, gia tốc dao động, vận tốc dao động, trong đồ án này đánh giá độ êm dịu của ôtô thông qua tần số dao động n. Đối với xe bán tải tần số dao động nằm trong khoảng n =6090 (dđ/ph) nhằm đảm bảo không gây mệt mỏi cho người lái cũng như hành khách trên xe.
Do đó chọn n = 80 (dd/ph).
Khi xe ở trạng thái không tải thì khối lượng của phần được treo là:
Mt01 = G01 - Mkt1 (3.3)
Với Mkt1 _ Khối lượng không được treo của cầu trước,
Mkt1 = mkt1 + 2mbx = 50 + 2.15 = 80 (kg). (3.4)
Vậy suy ra:
Mt01 = 910 - 80 = 830 (kg).
3.2.4. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo sau
Hệ thống treo là đối xứng hai bên, vì vậy khi tính toán hệ thống treo ta chỉ cần tính toán cho một bên. Tải trọng tác dụng lên một bên của hệ thống treo sau:
Với Mkt2 _ Khối lượng không được treo của cầu sau,
Mkt2 = mkt2 + 2mbx = 70 + 2.15 = 100 (kg)
Khối lượng được treo:
Mt02 = 960 - 100 = 860 (kg).
Khi xe ở trạng thái đầy tải thì khối lượng của phần được treo là:
MtT2 = GT2 - Mkt2 = 1800 - 100 =1700 (kg).
3.2.5. Các thông số hình học của hệ thống treo sau
- Chiều dài lá nhíp chính: Ln= 920 (mm)
- Số lượng lá nhíp: z=5 lá
- Bề rộng lá nhíp: b=80 (mm)
- Bề dày lá nhíp: h=8 (mm)
- Góc nghiêng giảm chấn: 250
3.2.7. Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo
a. Tính toán kiểm nghiệm bền cho lò xo trụ
Trong hệ thống treo, lò xo trụ là phần tử đàn hồi có nhiệm vụ làm êm dịu chuyển động. Trong quá trình làm việc lò xo chỉ chịu tải trọng thẳng đứng mà không truyền lực dọc hay lực ngang.
Với hệ thống treo trươc (kiểu Macpherson) thì lò xo trụ được đặt lồng bên ngoài giảm chấn, đầu trên tỳ lên khung xe còn đầu dưới được bắt cố định vào vỏ của giảm chấn. Do đó lực dọc tác dụng lên giảm chấn (trụ đứng) cũng chính là lực tác dụng lên lò xo. Từ quả tính toán động lực học suy ra lực lớn nhất tác dụng lên lò xo là: Flxmax = 10118,1 (N)
Từ hành trình làm việc của hệ thống treo:
f = fđ + ft = 0,119 + 0,140 = 0,259 (m).
Suy ra hành trình làm việc của lò xo:
flx = f/cos = 0,259/ cos(3o30’) = 0,26 (m).
- Độ cứng của lò xo được xác định theo công thức:
Clx = CT1/cos (3.16)
Với CT1 là độ cứng của 1 bên hệ treo ở trạng thái đầy tải, CT1 =36254(N/m).
Suy ra: Clx = 36254/ cos(3o30’) = 36314 (N/m).
b. Tính toán kiểm nghiệm bền cho giảm chấn
Giảm chấn là một phần tử của hệ thống treo dùng để dập tắt dao động của thân xe khi xe chạy qua những đoạn đường gồ ghề. Quá trình dập tắt được thực hiện theo nguyên tắc tiêu hao động năng của thân xe bằng việc chuyển thành nhiệt năng do ma sát bên trong giảm chấn.
Giảm chấn của hệ thống treo trên xe Ford Ranger là loại giảm chấn ống có tác dụng 2 chiều, 2 lớp vỏ.
- Các kích thước cơ bản của giảm chấn.
+ Đường kính xylanh dx, dx = 50(mm).
+ Chiều dài từ ụ hạn chế tới đầu trên của ty đẩy LU, LU = 55 (mm).
+ Chiều dài nắp giảm chấn LY, LY = (0,4-0,6)dx
LY = 0,5dx = 0,5.50 = 25 (mm).
+ Chiều dày của piston LP, LP = (0,751,1)dx
LP = 0,8dx = 0,8.50 = 40 (mm).- Các kích thước cơ bản của giảm chấn.
+ Đường kính xylanh dx, dx = 50(mm).
+ Chiều dài từ ụ hạn chế tới đầu trên của ty đẩy LU, LU = 55 (mm).
+ Chiều dài nắp giảm chấn LY, LY = (0,40,6)dx
LY = 0,5dx = 0,5.50 = 25 (mm).
+ Chiều dày của piston LP, LP = (0,751,1)dx
LP = 0,8dx = 0,8.50 = 40 (mm).
Khi ta không xét đến đặc tính làm việc của lò xo thì đường đặc tính của giảm chấn coi như là tuyến tính, do đó hệ số m = 1.
Như vậy lực cản sinh ra trong quá trình nén nhẹ và trả nhẹ:
Pn = Kn.vPmin = 610,5.0,3 = 183,15 (N).
Ptr = Ktr.vPmin = 1831,5.0,3 = 549,45 (N).
Và lực cản sinh ra trong quá trình nén mạnh và trả mạnh:
Pnmax = Pn+Knm.(vPmax - vPmim)
=183,15 + 244,2.(0,6 - 0,3) =256,4 (N)
Ptrmax =Ptr+Ktrm.(vPmax - vPmim)
= 549,45 +732,6.(0,6 - 0,3) =769,2 (N)
c. Tính toán kiểm nghiệm bền cho nhíp
- Xây dựng biểu đồ ứng suất
+ Xác định phản lực tác dụng tại các đầu mút của lá nhíp
Nếu chỉ khảo sát 1/2 lá nhíp (coi bu lông kẹp nhíp có vị trí ở giữa nhíp),ta có thể hình dung bộ nhíp được cấu tạo từ một số dầm được ngàm chặt một đầu, ở đầu tự do chịu tác dụng của tải trọng ngoài, ứng suất trong các lá có thể cố định nếu biết các lực tác động lên mỗi một lá nhíp. Như vậy bài toán xác định ứng suất chuyển về bài toán xác định các lực đặt lên các lá nhíp: X1,X2...X5.
Ta thấy ứng suất sinh ra trong các lá nhíp đều nhỏ hơn [t]=85000-90000 (N/cm2). Do đó các lá nhíp đều đủ bền.
Chương 4
NHỮNG CHÚ Ý TRONG KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỆ THỐNG TREO
XE FORD RANGER
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo.
Trong quá trình vận hành, hệ thống treo là một trong những hệ thống có tần suất sử dụng cao nhất. Bên cạnh đó, hệ thống treo còn là hệ thống đảm bảo chuyển động một cách êm dịu khi lưu thông trên đường. Nhất là đối với các loại xe du lịch và trở khách yêu cầu êm dịu càng khắt khe hơn. Do vậy, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống treo là hết sức khắt khe, nghiêm ngặt.
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn
Độ ồn trên ô tô do nhiều nguyên nhân. Các chỉ tiêu dưới đây là độ ồn tổng hợp: độ ồn do hệ thống treo, truyền lực, do động cơ qua khí thải và do tạo nên nguồn rung động từ động cơ, do cấu trúc thùng, vỏ xe gây nên…
- Các thông số độ ồn cho phép của ECE (N0 41; N0 51)-1984 cho các loại ô tô khác nhau, khi thử trên đường tốt ở 80 km/h cho trong bảng.
- Các thông số độ ồn cho phép của Việt Nam TCVN 5948:1999 khi thử trên đường tốt ở 50 km/h cho trong bảng.
4.1.2. Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE
Trong khoảng tần số kích động từ thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên nền không nhỏ hơn 70%
4.3. Một số hư hỏng thường gặp trên hệ thống treo xe Ford Ranger
Một số hư hỏng thường gặp trên hệ thống treo xe Ford Ranger được thể hiện trong bảng 4.3.
4.4. Chuẩn đoán hệ thống treo
Hệ thống treo được chuẩn đoán thông qua những biểu hiện chung khi xác định toàn xe.
Bằng mắt quan sát:
- Thấy các hiện tượng dập vỡ ụ cao su, nứt lá nhíp, lò xo…. Sự chảy dầu giảm chấn…
- Mài mòn lốp do sai lệch các thông số cấu trúc
Kiểm tra qua đi thử xe:
- Khi xe tăng tốc hay khi phanh có tiếng ồn khu vực hệ thống treo, chiều cao thân xe giảm.Kiểm tra bộ phận đàn hồi, có thể do bộ phận đàn hồi có độ cứng giảm (có thể do nứt vỡ lá nhíp, lò xo) điều này dẫn tới tăng gia tốc dao động thân xe.
4.5. Sửa chữa hệ thống treo.
4.5.1. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo trước
a. Quy trình tháo toàn bộ hệ thống treo trước
1. Tháo bánh xe.
2. Tháo rời đòn ngang hình 4.2:
- Tháo 2 đai ốc 7 và đệm, lực xiết 50 N.m.
- Tháo tấm kẹp 6, tháo đai ốc 5 bắt đầu ngoài đòn ngang với trục ngõng xoay, lực xiết 53 N.m.
6. Tháo rời giảm chấn:
- Kẹp giảm chấn lên ê tô ở vị trí tai dưới, kéo thanh đẩy piston lên trên, sau đó tháo đai ốc đỉnh với lực xiết 82 N.m (hình 4.5).
- Nếu có vết xước và vết mòn sâu thì phải khắc phục. Thay mới các chi tiết bị nứt, vỡ.
b. Quy trình lắp toàn bộ hệ treo trước
Quy trình lắp ráp được tiến hành theo thứ tự ngược lại, nhưng cần chú ý những điểm sau.
- Các đệm mới trước khi lắp phải được bôi một lớp chất công tác.
- Các đệm cao su của cần đẩy lắp sao cho đúng bề mặt. Trước khi lắp bôi lớp chất lỏng công tác.
4.5.2. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo sau
a. Quy trình tháo hệ thống treo sau
Quy trình tháo toàn bộ hệ treo sau được tiến hành theo trình tự sau.
1. Tháo hai ê cu hai đầu giảm chấn với lực xiết 45 Nm (hình 4.7).
5. Tháo 4 ê cu đầu bu lông chữ U để tháo rời tấm kẹp lá nhíp.
6. Tháo rời núm cao su hạn chế hành trình, tháo rời bu lông chữ U và các tấm kẹp, tấm đệm bó nhíp như (hình 4.13).
b. Quy trình lắp hệ thống treo sau
Quy trình lắp hệ thống treo sau được tiến hành ngược lại, nhưng phải lưu ý những vấn đề sau:
- Thay mới tất cả các núm cao su, bạc cao su.
- Thay thế mới các lá nhíp bị nứt, vỡ hoặc toàn bộ bó nhíp nếu độ võng quá độ võn cho phép.
KẾT LUẬN
Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng của xe, chất lượng của hệ thống ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của xe vì nó phải đảm bảo khả năng êm dịu, an toàn cho người và trang thiết bị, hàng hóa trên xe khi xe vận hành trên các loại địa hình khác nhau. Như vậy hệ thống treo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của xe.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo ô tô, hệ thống treo của ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở của các xe đã sản xuất từ trước, để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng của xe về tốc độ, độ tin cậy, tính êm dịu…. Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, khai thác những xe đã và đang sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính năng, hoạt động của xe, khai thác, bảo dưỡng xe được tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua đề tài khai thác hệ thống treo xe Ford Ranger có thể nhận thấy đây là loại xe có tính năng ưu việt cao, thích hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện sử dụng nước ta. Tuy đề tài không được chuyên sâu nhưng em hy vọng nó cũng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và sử dụng xe Ford Ranger nói riêng và các loại xe bán tải nói chung.
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy giáo cùng các bạn đồng nghiệp để giúp em nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: Th.s …………... và toàn thể các thầy giáo trong Bộ môn xe quân sự cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ôtô Quân sự (Giáo trình và Phụ lục giáo trình), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2002.
2. Vũ Đức Lập, Kết cấu và tính toán ô tô (Tập II), NXB Quân đội nhân dân, 2015.
3. Vũ Đức Lập, Nguyễn Sĩ Đỉnh, Cấu tạo ô tô, Học viện Kỹ thuật Quân sự, 2015.
4. Vũ Đức Lập, Phạm Đình Vi, Cấu tạo ô tô quân sự, Học viện KTQS, Hà Nội, 1995.
5. Phạm Đình Vy, Cấu tạo ô tô quân sự ( Tập 2). Nhà xuất bản quân đội nhân dân- Hà Nội, 2002
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"