MỤC LỤC
MỤC LỤC
Lời nói đầu................................................................................................... 1
Chương 1. Giới thiệu chung về ô tô Sunny XV......................................... 3
1.1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triển ô tô Sunny XV........................ 3
1.2. Hình dáng và thông số kỹ thuật ô tô Sunny XV 2018........................ 4
1.2.1. Hình dáng, kích thước bao ô tô Sunny XV 2018 4
1.2.2. Thông số kỹ thuật ô tô Sunny XV 2018................................... 5
1.3. Giới thiệu chung các hệ thống của ô tô Sunny XV 2018..................... 7
1.3.1. Giới thiệu chung về động cơ...................................................... 7
1.3.2. Hệ thống truyền lực................................................................... 7
1.3.3. Hệ thống lái............................................................................... 8
1.3.4. Hệ thống phanh......................................................................... 8
1.3.5. Hệ thống treo............................................................................. 8
1.3.6. Các bộ phận khác...................................................................... 9
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018............ 10
2.1. Công dụng và yêu cầu hệ thống treo................................................. 10
2.2.1. Công dụng của hệ thống treo................................................... 10
2.2.2. Yêu cầu của hệ thống treo....................................................... 10
2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo thước ô tô Sunny XV 2018............. 10
2.2.1. Phần tử đàn hồi....................................................................... 13
2.2.2. Thanh ổn định......................................................................... 13
2.2.3. Giảm chấn............................................................................... 16
2.2.4. Vấu cao su............................................................................... 20
2.2.2. Các bộ phận khác.................................................................... 20
2.2.2. Ưu điểm, Nhược điểm hệ thống treo trước............................... 22
2.3. Kết cấu hệ thống treo sau ô tô Sunny XV 2018................................ 22
2.3.1. Thanh xoắn............................................................................. 24
2.3.2. Ưu điểm, nhược điểm hệ thống treo sau.................................. 25
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo ô tô Sunny XV.......... 26
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo................................. 26
3.2. Kiểm nghiệm các bộ phận của hệ thống treo..................................... 26
3.2.1. Các thông số kỹ thuật ô tô Sunny XV 2018............................ 26
3.2.2. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước............. 27
3.2.3. Các thông số hình học của hệ thống treo trước........................ 29
3.2.4. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo sau................ 29
3.2.5. Động lực học hệ thống treo trước............................................. 30
3.2.6. Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo 32
3.2.7. Dao động cưỡng bức ô tô......................................................... 41
Chương 4. Hướng dẫn khai thác hệ thống treo ô tô Sunny XV.............. 47
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo 47
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn................................................................ 47
4.1.2. Tiêu chuẩn về độ bám đường của ECE.................................... 49
4.2. Những vấn đề tròng khai thác, sử dụng và bảo dưỡng hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018......50
4.2.1. Những vấn đề trong khai thác, sử dụng xe............................... 50
4.2.2. Những vấn đề trong bảo dưỡng định kỳ.................................. 51
4.3. Một số hư hỏng thường gặp cuae hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018 và cách khắc phục........52
4.4. Chẩn đoán hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018................................. 53
4.5. Sửa chữa hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018.................................... 55
4.5.1. Tháo, lắp, sửa chữa hệ thống treo trước.................................. 55
4.5.2. Tháo, lắp, sửa chữa hệ thống treo sau..................................... 58
Kết luận...................................................................................................... 59
Tài liệu tham khảo..................................................................................... 60
LỜI NÓI ĐẦU
Ô tô, máy kéo dùng trong nhiều ngành, lĩnh vực: trong giao thông vận tải, công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, thủy lợi, quốc phòng,... Ngành ô tô chiếm một vị trí rất quan trọng đối với các ngành khác. Khi ô tô chạy trên đường không bằng phẳng thường phát sinh dao động. Những dao động này ảnh hưởng xấu tới hàng hóa, tuổi thọ của xe và đặc biệt ảnh hưởng tới người lái và hành khách ngồi trên xe. Người ta cũng tổng kết rằng, những ô tô chạy trên đường xấu, gồ ghề so với ô tô chạy trên đường tốt, bằng phẳng thì tốc độ giảm 40÷50%, quãng đường chạy giữa hai kỳ đại tu giảm 35÷40%, năng suất vận chuyển giảm 35÷40%. Điều đặc biệt nguy hiểm của dao động là nếu con người chịu lâu trong tình trạng xe bị rung, xóc nhiều sẽ gây tình trạng mệt mỏi. Một số nghiên cứu gần đây về dao động và ảnh hưởng của nó tới sức khỏe con người đi tới kết luận: Nếu con người bị ảnh hưởng một cách thường xuyên của dao động thì sẽ mắc phải bệnh thần kinh và não. Trong vận tải ô tô, máy kéo, người lái là người quyết định chủ yếu cho an toàn chuyển động và mọi chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật khác. Nếu dao động của xe nằm ngoài phạm vi dao động cho phép (80÷120 lần/phút) thì sẽ làm tăng lỗi điều khiển của người lái, gây ra hàng loạt những nguy hiểm đến tính mạng con người và hàng hóa. Ở những nước phát triển, dao động của ô tô được quan tâm đặc biệt. Dao động của xe được nghiên cứu tối ưu nhằm làm giảm đến mức thấp nhất những tác hại của nó đến con người đồng thời làm tăng tuổi thọ của xe cũng như các bộ phận được treo.
Ở nước ta hiện nay, công nghệ xe hơi cũng không ngừng được cải tiến với sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Ngành công nghiệp ô tô cũng từng bước trở thành mũi nhọn của nền kinh tế, trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Mục tiêu của ngành công nghiệp ô tô nước ta trong những năm tới là nội địa từng phần và tiến tới nội địa toàn phần sản phẩm ô tô. Không chỉ dừng lại ở đó, chúng ta đã bắt đầu quan tâm đến tính êm dịu chuyển động, tính an toàn chuyển động,... hay nói cách khác là tính năng động lực học của ô tô, từ đó có những cải tiến hợp lý với điều kiện sử dụng của nước ta. Để hoàn thành mục tiêu này, thì việc khai thác hệ thống treo của các xe đã và đang sản xuất trên thế giới đóng góp phần không nhỏ cho công việc nghiên cứu và thiết kế hệ thống treo cho phù hợp với điều kiện sử dụng ở Việt Nam.
Trước những yêu cầu thực tế đó trong đồ án tốt nghiệp chuyên ngành ô tô em được giao nhiệm vụ: Khai thác hệ thống treo ô tô Sunny XV.
Nội dung đồ án gồm 4 bản vẽ A0 và bản thuyết minh gồm 4 chương:
Chương 1. Giới thiệu chung về ô tô Sunny XV.
Chương 2. Phân tích kết cấu hệ thống treo ô tô Sunny XV.
Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo ô tô Sunny XV.
Chương 4. Hướng dẫn khai thác hệ thống treo ô tô Sunny XV.
Qua việc nghiên cứu trên một xe cụ thể như vậy đã giúp em rèn luyện thêm được nhiều kỹ năng tính toán, tra cứu tài liệu và tiếp cận dần với công việc cụ thể của một người kỹ sư trong tương lai.
Được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên hướng dẫn: T.S …………. và các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô Quân sự cùng các bạn đồng nghiệp, em đã hoàn thành đồ án, đạt được các mục tiêu đặt ra trong thời gian quy định. Mặc dù đã rất nỗ lực nhưng do năng lực bản thân có hạn nên đồ án không thể tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy em kính mong được sự chỉ bảo của các thầy và sự góp ý của các bạn để đồ án của em được hoàn thiện hơn.
Chương 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ SUNNY XV
1.1. Giới thiệu chung và lịch sử phát triển ô tô Sunny xv 2018
Dòng xe Sunny là dòng xe sedan gia đình nhỏ gọn, là sự kết hợp hoàn hảo giữa một phong cách hấp dẫn và sự tiện nghi, giải trí cao. Sunny XV được thiết kế với kiểu dáng ngoại thất và nội thất đáp ứng phong cách sống và đem lại sự thoải mái cho những hoạt động đa dạng hàng ngày. Nội thất với các dãy ghế ngồi thật sự thoải mái và tiện ích của Sunny XV có thể được điều chỉnh theo nhiều cách để thích ứng với mọi nhu cầu khác nhau của hành khách và hành lý mang theo, điều này đã nâng sự tiện nghi trong khoang cabin lên một tầm cao mới.
Sunny XV sử dụng động cơ xăng kiểu I4, dung tích 1,5 lít sản sinh công suất cực đại 99 mã lực tại 6000 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 134 Nm tại 4000 vòng/phút.
1.2. Hình dáng, thông số kỹ thuật xe Sunny xv 2018
Thông số kỹ thuật ôtô Nissan Sunny xv được thể hiện trong bảng 1.1
1.3. Giới thiệu chung về các hệ thống của xe Sunny XV 2018
1.3.1. Giới thiệu chung về động cơ
Động cơ sử dụng trên xe Sunny XV là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy lanh đặt thẳng hành, thứ tự làm việc 1-3-2-4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai.
Công suất cực đại: 99 HP / 6000 rpm
Mômen xoắn cực đại: 134 N.m / 4000 rpm
1.3.2. Hệ thống truyền lực
Ly hợp: Loại 1 đĩa ma sát khô, thường đóng, có lò xo ép hình đĩa, dẫn động cơ khí kiểu cáp. Ở loại ly hợp này sử dụng lò xo dạng đĩa hình côn từ đó có thể tận dụng kết cấu này để đóng mở ly hợp mà không cần phải có đòn mở riêng. Mặt đáy của lò xo được tì trực tiếp vào đĩa ép, phần giữa của lò xo được liên kết với vỏ. Mặt đỉnh của lò xo sẽ được sử dụng để mở ly hợp khi bạc mở ép lên nó.
Hộp số: Đối với phiên bản Sunny XV là hộp số tự động 4 cấp.
1.3.4. Hệ thống phanh
Hệ thống phanh của xe Sunny xv 2018 gồm có phần phanh chân (phanh công tác) và phanh tay (phanh dừng).
Phanh chân dùng để điều chỉnh tốc độ xe chạy trên đường, phanh tay dùng để dừng xe tại chỗ.
1.3.5. Hệ thống treo
Hệ thống treo là cơ cấu nối giữa khung xe với bánh xe, gồm có hệ thống treo trước và treo sau:
Hệ thống treo trước của xe Sunny XV 2018 là hệ thống treo độc lập kiểu McPherson. Hệ thống treo này còn có tên gọi là hệ thống treo lò xo dẫn hướng và trục giảm chấn. Nó là biến thể của hệ thống treo hai đòn ngang. Nếu coi đòn ngang trên có chiều dài bằng không và thay thế vào đó là đòn có khả năng thay đổi kích thước chiều dài.
Hệ thống treo sau của xe Sunny XV 2018 là hệ thống treo độc lập, phần tử đàn hồi là thanh xoắn. Với kích thước và trọng lượng phần tử đàn hồi nhỏ gọn do mức độ hấp thụ năng lượng trên một đơn vị diện tích lớn, không gian chiếm chỗ ít, bố trí thuận tiện.
1.3.6. Các bộ phận khác
1.3.6.1. Hệ thống điện
- Điện áp mạng: 12 V
- Máy phát: 12V- 65A
1.3.6.2. Khung, vỏ xe
Thân xe được dập từ thép chịu lực cường độ cao, giúp tăng độ cứng, đồng thời giảm lực va đập khi xảy ra va chạm.
Chương 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ SUNNY XV
2.1. Công dụng và yêu cầu hệ thống treo
2.1.1. Công dụng của hệ thống treo
Hệ thống treo trên ô tô Sunny XV 2018 là hệ thống liên kết mềm giữa bánh xe và khung xe hoặc vỏ xe. Mối liên kết của xe là mối liên kết đàn hồi có chức năng chính sau đây:
Tạo điều kiện cho bánh xe thực hiện chuyển động tương đối theo phương thẳng đứng đối với khung xe và vỏ xe theo yêu cầu dao động “êm dịu”, hạn chế tới mức có thể chấp nhận được những chuyển động không muốn có khác của bánh xe như lắc ngang, lắc dọc.
Bộ phận giảm chấn để dập tắt các dao động của phần được treo và không được treo của ô tô.
2.1.2. Yêu cầu của hệ thống treo
Trên hệ thống treo, sự liên kết giữa bánh xe và khung vỏ cần thiết phải mềm nhưng cũng phải đủ khả năng truyền lực, quan hệ này được thể hiện ở các yêu cầu chính sau đây:
Độ võng tĩnh (độ võng sinh ra do tác dụng của tải trọng tĩnh) phải nằm trong giới hạn đủ đảm bảo được các tần số dao động riêng của vỏ xe và độ võng động (độ võng sinh ra khi ô tô chuyển động) phải đủ đảm bảo vận tốc chuyển động của ô tô trên đường xấu nằm trong giới hạn cho phép. Ở giới hạn này không có sự va đập lên bộ phận hạn chế.
2.2. Phân tích kết cấu của hệ thống treo trước ô tô Sunny XV 2018
Hệ thống treo trước xe Sunny XV 2018 là hệ thống treo độc lập kiểu McPherson được dùng rộng rãi trên các xe du lịch hiện đại và có xu hướng áp dụng cho xe tải hạng nhỏ. Có kết cấu được thể hiện trên hình 2.1 dưới đây.
Bao gồm: một đòn ngang dưới, đầu trong liên kết với khung bằng khớp trụ, đầu ngoài nối với trục ngõng bằng khớp cầu, đầu trên giảm chấn liên kết với khung vỏ. Giảm chấn đóng vai trò là một trụ xoay dẫn hướng của bánh xe. Bánh xe được nối cứng với vỏ giảm chấn, lò xo trụ được lồng vào giảm chấn để hệ treo được thu gọn hơn.
2.2.1. Phần tử đàn hồi
Hệ thống treo trước ô tô Sunny XV sử dụng phần tử đàn hồi là lò xo trụ.
- Công dụng
Lò xo được làm từ dây thép lò xo, là một loại thép đặc biệt, được quấn thành hình ống (hình 2.3). Khi đặt tải lên lò xo, dây lò xo sẽ bị xoắn do ống lò xo bị nén. Lúc này năng lượng ngoại lực được dự trữ trong lò xo và va đập được giảm bớt.
- Kết cấu lò xo trên hệ thống treo trước
Lò xo trụ được làm từ thép lò xo, có độ đàn hồi cao, tiết diện tròn và chúng có đặc tính tuyến tính. Hai đầu của lò xo được đặt trên hai giá đỡ. Để đảm bảo kết cấu vững chắc, lò xo trụ được lồng vào giảm chấn để hệ thống treo được gọn hơn và chắc chắn hơn.
2.2.2. Thanh ổn định
Ngoài ra trong hệ thống treo này để giảm bớt biến dạng ở một phía và để tăng khả năng chống lật của xe người ta còn dùng thêm thanh ổn định. Đây là một thanh xoắn có hình chữ U, phần giữa thường được bắt lỏng vào khung xe, hai đầu được nối mềm với thanh giằng của hệ thống treo hai bên bánh xe. Khi một bên treo bị nén thì thanh xoắn biến dạng, làm tăng độ cứng của hệ thống treo tăng lên.
2.2.4. Vấu cao su
- Công dụng
Vấu cao su hấp thụ năng lượng dao động nhờ sinh ra nội ma sát khi nó bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực hay có tác dụng như bạc đệm.
- Kết cấu
Vấu cao su được sử dụng rất nhiều trên hệ thống treo của xe vì có những ưu điểm sau:
Nó có thể được chế tạo với mọi hình dạng khác nhau.
Không có tiếng ồn khi làm việc.
2.2.5. Các bộ phận khác
Đòn ngang một đầu trong liên kết với khung bằng khớp trụ, đầu ngoài nối với trục ngõng bằng khớp cầu.
2.3. Kết cấu hệ thống treo sau ô tô Sunny XV 2018
Hệ thống treo sau Sunny XV 2018 là hệ thống treo độc lập với phần tử đàn hồi thanh xoắn, phần tử giảm chấn là loại giảm chấn thủy lực tác dụng 2 chiều và thanh ổn định ngang. Hệ thống treo phụ thuộc với phần tử đàn hồi là thanh xoắn được sử dụng chủ yếu trên xe con. Có kết cấu được thể hiện dưới hình 2.15.
2.3.1. Thanh xoắn
Thanh xoắn đóng vai trò là phần tử đàn hồi của hệ thống treo là phần tử biến dao động tần số cao của mấp mô mặt đường về tần số thấp của dao động thân xe. Dùng để truyền các lực theo phương thẳng đứng từ mặt đường lên khung xe, giảm tải trọng động và bảo đảm độ êm dịu chuyển động cho ôtô khi chuyển động trên các loại đường khác nhau.
2.3.2. Ưu điểm, nhược điểm hệ thống treo sau ô tô Sunny XV
2.3.1.1. Ưu điểm
Trong quá trình chuyển động vết bánh xe được cố định do vậy không xảy ra mòn lốp nhanh.
2.3.1.2. Nhược điểm
Khối lượng phần không treo lớn. Khi xe chuyển động trên địa hình không bằng phẳng, tải trọng động sinh ra sẽ gây nên va đập giữa phần treo và phần không treo làm giảm độ êm dịu khi chuyển động, mặt khác bánh xe va đập mạnh xuống nền đường làm xấu sự tiếp xúc của bánh xe với đường.
Chương 3
TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TREO Ô TÔ SUNNY XV
3.1. Mục đích tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo
Việc tính toán kiểm nghiệm hệ thống treo có ý nghĩa rất quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và độ tin cậy của hệ thống treo. Kiểm nghiệm cơ cấu treo còn xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng quá trình sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng và thay thế các chi tiết của hệ thống treo một cách hợp lý.
3.2. Kiểm nghiệm các bộ phận của hệ thống treo
3.2.1. Các thông số kỹ thuật của ô tô Sunny XV 2018
Các thông số kỹ thuật của hệ thống treo được lấy dựa trên cơ sở từ bảng thông số kỹ thuật của ô tô Suuny XV 2018 (Bảng 1.1).
- Tải trọng của toàn xe khi không tải G0: G0 = 1059 (kg).
- Tải trọng của toàn xe khi đầy tải GT: GT =1950 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi không tải G01: G01 = 525 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu sau khi không tải G02: G02 = 534 (kg).
- Tải trọng đặt lên cầu trước khi đầy tải GT1: GT1 = 959 (kg).
3.2.2. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo trước
Có rất nhiều chỉ tiêu để đánh giá độ êm dịu chuyển động của ô tô như tần số dao động, gia tốc dao động, vận tốc dao động, trong đồ án này đánh giá độ êm dịu của ô tô thông qua tần số dao động n. Đối với xe con và xe minibus thì tần số dao động nằm trong khoảng n = 60-90 (dđ/ph) nhằm đảm bảo không gây mệt mỏi cho người lái cũng như hành khách trên xe. Do đó chọn n = 80 (dd/ph).
Với Mkt1 _ Khối lượng không được treo của cầu trước,
Mkt1 = mkt1 + 2mbx = 50 + 2.15 = 80 (kg); (3.4)
Vậy suy ra: Mt01 = 525 - 80 = 445 (kg);
Khi xe ở trạng thái đầy tải thì khối lượng của phần được treo là: MtT1 = GT1 - Mkt1 = 959 - 80 =879 (kg);
3.2.3. Các thông số hình học của hệ thống treo trước
- Góc nghiêng dọc trụ đứng: 3o30’.
- Góc nghiêng ngang bánh trước: 0o45’.
- Bán kính bánh xe quay quanh trụ đứng r0: r0 = 25 (mm).
- Độ võng tĩnh ft: ft = 140 (mm).
- Độ võng động fđ: fđ = 119 (mm).
- Độ võng tĩnh của hệ treo khi không tải f0t: f0t = 89,7 (mm).
- Khoảng cách từ tâm quay bánh xe tới đòn dưới kc: kc = 85 (mm).
- Khoảng cách từ mặt đường tới tâm quay trụ đứng hO2: hO2=880(mm).
3.2.4. Xác định các thông số cơ bản của hệ thống treo sau
Hệ thống treo là đối xứng hai bên, vì vậy khi tính toán hệ thống treo ta chỉ cần tính toán cho một bên. Tải trọng tác dụng lên một bên của hệ thống treo sau: Với Mkt2 _ Khối lượng không được treo của cầu sau:
Mkt2 = mkt2 + 2mbx = 70 + 2.15 = 100 (kg);
Khối lượng được treo khi không tải của cầu sau: Mt02 = 534 - 100 = 434 (kg);
Khi xe ở trạng thái đầy tải thì khối lượng của phần được treo là:
MtT2 = GT2 - Mkt2 = 991 - 100 =891 (kg);
- Hệ số cản của giảm chấn quy về bánh xe: Ks = 1492 (Ns/m);
- Hệ số cản trung bình của giảm chấn quy về bánh xe: Ktbs = 1646 (Ns/m);
3.2.5. Động lực học của hệ thống treo trước
Ta xét trường hợp chỉ chịu tải trọng động theo phương thẳng đứng
Trong trường hợp này chỉ có lực Z, còn các lực X = 0 và Y = 0.
Vậy thay vào (3.12) suy ra: Z1 = 1,9.4556,7 = 8657,8 (N);
Do đặc điểm kết cấu hệ thống treo trước (kiểu McPherson) nên trụ xoay đứng của bánh xe cũng đồng thời là thân của giảm chấn, đầu trên B của nó ăn khớp gối tựa với thân (khung vỏ) xe còn đầu dưới A thì bắt khớp cầu với đầu ngoài C của đòn ngang, đầu trong D của đòn ngang được liên kết bản lề với thân xe. Chính vì vậy nên các phản lực tác dụng lên giảm chấn và đòn ngang được xác định tại những chỗ khớp nối đó.
- Xác định các phản lực tác dụng lên giảm chấn và đòn ngang:
Phản lực tác dụng vào đầu dưới của giảm chấn ZA:
ZA = Z1/cos = 8657,8/cos(3o30’) = 8674 (N); (3.15)
Như vậy lực tác dụng lên giảm chấn là: ZB = ZA = 8674 (N);
Và lực tác dụng lên đòn ngang: YC = YA =813,33 (N);
3.2.6. Tính toán kiểm nghiệm bền một số bộ phận của hệ thống treo
3.2.6.1. Tính toán kiểm nghiệm bền cho lò xo trụ
Trong hệ thống treo, lò xo trụ là phần tử đàn hồi có nhiệm vụ làm êm dịu chuyển động. Trong quá trình làm việc lò xo chỉ chịu tải trọng thẳng đứng mà không truyền lực dọc hay lực ngang.
Từ hành trình làm việc của hệ thống treo: f = fđ + ft = 0,119 + 0,140 = 0,259 (m);
Vậy lò xo đủ bền theo ứng suất cắt.
3.2.6.2. Tính toán kiểm nghiệm bền cho thanh xoắn
Các thông số của hệ thống treo sau:
- Chiều dài thanh hướng trên l1 = 283 (mm) = 0,283 (m);
- Chiều dài thanh hướng dưới l2 = 370 (mm) = 0,37 (m);
- Chiều cao từ 2/3 ụ cao su đến thanh hướng dưới khi không tải: h = 106,7 (mm) = 0,1067 (m);
- Khoảng cách từ ụ cao su đến thanh xoắn l3 = 190(mm) = 0,19 (m);
- Khoảng cách từ tâm bề rộng bánh xe đến thanh xoắn: l4 = 430 (mm) = 0,43 (m);
- Chiều dài hiệu dụng của thanh xoắn Lx = 950 (mm) = 0,95 (m);
- Đường kính của thanh xoắn Ф = 25,5 (mm) = 0,0255 (m);
- Chiều cao ụ cao su hcs = 55 (mm) = 0,055 (m);
- Mô đun đàn hồi xoắn của thanh xoắn G = 7,8.104 (MPa) = 7,8.1010 (Pa).
Thay số ta có: Cx = 7,8.1010.4,23.10-8/0,95= 3473,05 (Nm/Rad);
- Khối lượng phần không treo của cầu sau: Mkt =100 (kg);
- Trọng lượng phân bố lên cầu sau khi xe không tải: Z0T = G02.9,81= 660. 9,81= 6474,6 (N);
- Mô men lớn nhất tác dụng lên thanh xoắn:
Mmax = φxmax . Cx = 0,969 . 3473,05 = 3365,39(Nm);
- Tải trọng động lớn nhất tác dụng lên bánh xe, gây ra biến dạng thêm fđt:
Ztmax = Mmax / l4 = 3365,39 / 0,43 = 7826,49(Nm);
3.2.6.3. Tính toán kiểm nghiệm bền giảm chấn
Giảm chấn là một phần tử của hệ thống treo dùng để dập tắt dao động của thân xe khi xe chạy qua những đoạn đường gồ ghề. Quá trình dập tắt được thực hiện theo nguyên tắc tiêu hao động năng của thân xe bằng việc chuyển thành nhiệt năng do ma sát bên trong giảm chấn và truyền ra môi trường xung quanh.
Giảm chấn của hệ thống treo trên ô tô Sunny XV 2018 là loại giảm chấn ống có tác dụng 2 chiều, 2 lớp vỏ.
- Các kích thước cơ bản của giảm chấn:
+ Đường kính xy lanh dx, dx = 50(mm);
+ Chiều dài từ ụ hạn chế tới đầu trên của ty đẩy LU, LU = 55 (mm);
+ Chiều dài nắp giảm chấn LY, LY = (0,4 - 0,6)dx
LY = 0,5dx = 0,5.50 = 25 (mm);
Như vậy chiều dài của xy lanh giảm chấn là:
Lx = LY + HP + 2LP + Lk + Lb = 25 + 260 + 2.40 + 30 + 50 = 445 (mm);
Suy ra chiều dài của toàn giảm chấn là: LG = LX + LU = 445 + 55 = 500 (mm);
Như vậy lực cản sinh ra trong quá trình nén nhẹ và trả nhẹ:
Pn = Kn.vPmin = 610,5.0,3 = 183,15 (N);
Ptr = Ktr.vPmin = 1831,5.0,3 = 549,45 (N);
Và lực cản sinh ra trong quá trình nén mạnh và trả mạnh:
Pnmax = Pn + Knm.(vPmax - vPmim) =183,15 + 244,2.(0,6 - 0,3) = 256,4 (N);
Ptrmax =Ptr+Ktrm.(vPmax - vPmim) = 549,45 + 732,6.(0,6 - 0,3) = 769,2 (N);
Từ mối quan hệ giữa lực cản với vận tốc dịch chuyển của piston giảm chấn ta xây dựng được đồ thị đặc tính của giảm chấn như trên hình 3.5.
3.2.7. Dao động cưỡng bức của ô tô
Quá trình tính toán dao động của ô tô được tiến hành với các giả thiết sau:
- Dao động của khối lượng treo trước, sau là độc lập so với nhau
- Dao động của ô tô chỉ xảy ra trong mặt phẳng dọc xe
- Dao động của ô tô là dao động ổn định nhỏ xung quanh vị trí cân bằng
- Lực cản giảm chấn tỷ lệ thuận với vận tốc chuyển động
Chương 4
HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO Ô TÔ SUNNY XV
4.1. Một số tiêu chuẩn cơ bản đánh giá chất lượng và kiểm tra hệ thống treo
Trong quá trình vận hành, hệ thống treo là một trong những hệ thống được sử dụng với tần suất cao nhất. Bên cạnh đó, hệ thống treo còn là hệ thống treo còn là hệ thống đảm bảo chuyển động một cách êm dịu khi lưu thông trên đường. Nhất là đối với các loại xe du lịch và xe chở khách yêu cầu em dịu càng khắt khe hơn. Do vậy, những yêu cầu đặt ra cho hệ thống treo là hết sức khắt khe, nghiêm ngặt.
4.1.1. Tiêu chuẩn về độ ồn
Độ ồn trên ô tô do nhiều nguyên nhân. Các chỉ tiêu dưới đây là do độ ồn tổng hợp: độ ồn do hệ thống treo, hệ thống truyền lực, động cơ qua khí thải và do tạo nên nguồn rung động từ động cơ, do cấu trúc thùng, vỏ xe gây nên... Khi tiến hành kiểm tra hệ thống treo có thể đo đạt xác định một số lần để kết luận nguyên nhân.
- Các thông số độ ồn cho phép của ECE (N0 41; N0 51) – 1984 cho các loại ô tô khác nhau, khi thử trên đường tốt ở 80 km/h cho trong bảng 4.1.
- CÁc thông số độ ồn cho phép của Việt Nam TCVN 5948:1999 khi thử trên đường tốt ở 50 km/h cho trong bảng 4.2.
4.1.2. Tiêu chuẩn về dộ bám đường của ECE
Trong khoảng tần số kích động từ thiết bị gây rung, giá trị độ bám dính bánh xe trên nền không nhỏ hơn 70%.
4.2. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo dưỡng hệ thống treo trên ô tô Sunny XV 2018
4.2.1. Những vấn đề trong quá trình khai thác, sử dụng xe
Trong quá trình khai thác, sử dụng xe, người lái xe là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng làm việc của hệ thống treo, cũng như tiến hành các công việc bảo dưỡng thường xuyên đối với toàn bộ xe nói chung và đối với hệ thống treo nói riêng, để đảm bảo hệ thống treo làm việc ổn định, tin cậy và bền lâu.
- Trước khi đưa xe vào sử dụng:
+ Kiểm tra bằng mắt tình trạng của các chi tiết trong hệ thống treo như: tình trạng của thanh xoắn, lò xo trụ, thanh ổn định, độ kín khít của các phớt chắn dầu giảm chấn và các cụm trong hệ thống treo.
+ Nếu có những biểu hiện bất thường trong hệ thống treo như: chảy dầu giảm chấn, nứt vỡ vấu cao su, nứt thanh xoắn, thanh cân bằng,...
- Trong quá trình xe lưu thông trên đường:
+ Trong quá trình lưu thông trên đường để ý sự êm dịu của xe, nhất là khi lưu thông trên những đoạn đường gồ ghề, để ý những tiếng ồn phát sinh từ khu vực hệ thống treo là những dấu hiệu cho thấy hệ thống treo của xe đã phát sinh những hư hỏng và người lái xe luôn phải chú ý tới điều này để khắc phục kịp thời, tránh những hư hỏng lớn hơn, đảm bảo an toàn cho người và xe.
4.2.2. Những vấn đề trong quá trình bảo dưỡng định kỳ
Bảo dưỡng định kỳ được thực hiện sau một khoảng hành trình hoạt động nhất định của xe bởi các kỹ thuật viên tại các tram bảo dưỡng sửa chữa, nhằm kiểm tra, bảo dưỡng các cụm cơ cấu trên xe nói chung và hệ thống treo nói riêng, phát hiện kịp thời những hư hỏng hay những biến xấu của các chi tiết có thể dẫn tới hư hỏng hoặc giảm hiệu quả làm việc của xe.
- Ngoài các trường hợp trên, tháo giảm chấn là không cần thiết. Phải lau sạch bụi bẩn, rửa sạch, làm khô giảm chấn trước khi tháo.
- Sau 3000km chạy hoặc khi xuất hiện chảy dầu qua đệm của thanh đẩy và đệm làm kín. Ta cần xiết chặt lại các đai ốc, nếu vẫn chảy dầu thì phải tháo giảm chấn, xem xét các đệm kín và các lỗ của bạc dẫn hướng của thanh đẩy. Phớt mòn mặt trong, bạc dẫn hướng cũng như thanh đẩy thì phải thay thế.
4.3. Một số hư hỏng thường gặp của hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018 và cách khắc phục
Bảng 4.3. Bảng các hiện tượng hư hỏng và cách khắc phục.
4.4. Chẩn đoán hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018
Hệ thống treo được chẩn đoán thông qua những biểu hiện chung khi xác định toàn xe.
Bằng mắt quan sát:
- Thấy các hiện tượng dập vỡ ụ cao su, thanh xoắn, lò xo,... Sự chảy dầu giảm chấn,...
- Mòn lốp do sai lệch các thông số cấu trúc.
Kiểm tra qua đi thử xe:
Khi xe tăng tốc hay khi phanh có tiếng ồn khu vực hệ thống treo, chiều cao thân xe giảm. Kiểm tra bộ phận đàn hồi, có thể do bộ phận đàn hồi có độ cứng giảm (có thể do nứt vỡ lò xo, thanh xoắn) điều này dẫn tới tăng dao động thân xe.
.5. Sửa chữa hệ thống treo ô tô Sunny XV 2018
4.5.1. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo trước
4.5.1.1. Quy trình tháo toàn bộ hệ thống treo trước
1. Tháo bánh xe.
2. Tháo rời đòn ngang (Hình 4.2).
- Tháo 2 đai ốc 7 và đệm, lực xiết 50 Nm.
- Tháo tấm kẹp 6, tháo đai ốc 5 bắt ngoài đòn ngang với trục ngõng xoay, lực xiết 53 Nm.
6. Tháo rời giảm chấn:
- Kẹp giảm chấn lên ê tô ở vị trí tai dưới, kéo thanh đẩy piston lên trên, sau đó tháo đai ốc đỉnh với lực xiết 82 Nm (Hình 4.4).
- Lấy xy lanh ra, xả hết dầu ra khỏi giảm chấn.
- Kẹp giảm chấn lên ê tô ở vị trí tai trên, tháo đai ốc pít tông. Tháo quả nén cùng các van, đệm dẫn hướng.
- Tất cả các chi tiết được rửa sạch bằng xăng hoặc dầu hỏa, thổi khô và kiểm tra cẩn thận tình trạng kỹ thuật để sửa chữa và thay thế, khi kiểm tra các chi tiết của cụm van cần chú ý kiểm tra tình trạng các mép van.
4.5.1.2. Quy trình lắp toàn bộ hệ thống treo trước
Quy trình lắp ráp được tiến hành theo thứ tự ngược lại, nhưng cần chú ý những điểm sau:
- Các đệm mới trước khi lắp phải được bôi một lớp chất công tác.
- Các đệm cao su của cần đẩy lắp sao cho đúng bề mặt. Trước khi lắp bôi lớp chất lỏng công tác.
- Xy lanh công tác sau khi đã lắp cụm van nén được đặt vào bầu dầu, sau đó đổ chất lỏng công tác là 0.87 lít.
4.5.2. Tháo, lắp sửa chữa hệ thống treo sau
4.5.2.1. Quy trình tháo toàn bộ hệ thống treo sau
Quy trình tháo toàn bộ hệ thống treo sau được tiến hành theo trình tự sau:
1. Tháo ê cu hai đầu giảm chấn với lực xiết 45 Nm.
4. Tháo bánh xe và tháo kẹp dây phanh.
4.5.2.2. Quy trình lắp hệ thống treo sau
Quy trình lắp hệ thống treo sau được tiến hành ngược lại, nhưng phải lưu ý những vấn đề sau:
- Thay mới tất cả các núm cao su, bạc cao su.
- Thay thế mới thanh xoắn bị nứt, hoặc thanh xoắn có độ võng quá độ -võng cho phép.
KẾT LUẬN
Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng của xe, chất lượng của hệ thống ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của xe vì nó phải đảm bảo khả năng êm dịu, an toàn cho người và trang thiết bị, hàng hóa trên xe khi xe vận hành trên các loại địa hình khác nhau. Như vậy hệ thống treo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của xe.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo ô tô, hệ thống treo của ô tô ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở của các xe đã sản xuất từ trước, để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng của xe về tốc độ, độ tin cậy, tính êm dịu…. Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, khai thác những xe đã và đang sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính năng, hoạt động của xe, khai thác, bảo dưỡng xe được tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy giáo cùng các bạn để giúp em nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn: T.S …………. và toàn thể các thầy giáo trong Bộ môn ô tô quân sự đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày … tháng … năm 20…
Sinh viên thực hiện
………....….
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Phúc Hiểu - Vũ Đức Lập, Lý thuyết ôtô Quân sự (Giáo trình và Phụ lục giáo trình), Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân, Hà Nội 2002.
2. Vũ Đức Lập (1998), Hướng dẫn thiết kế môn học “Kết cấu tính toán ô tô Quân sự”, Học viện Kỹ thuật Quân sự.
3. Vũ Đức Lập, “Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô”, NXB Học viện Kỹ thuật Quân sự, năm 2005.
4. Phạm Đình Vy - Vũ Đức Lập, Cấu tạo ôtô Quân sự, Học viện Kỹ thuật Quân sự, Hà Nội 1995.
5. Lý thuyết chuyển động và cấu tạo ô tô - Mạc Văn Tiến, Trung học kỹ thuật xe máy, Sơn Tây.
6. Nguyễn Trường Sinh - Sổ tay vẽ kỹ thuật cơ khí, NXB QĐND 2001.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"