ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8 GAT

Mã đồ án OTTN000000298
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 330MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng chuẩn xe Corola altis 1.8Gat, bản vẽ kết cấu hộp số xe Corola altis 1.8Gat, bản vẽ sơ đồ truyền lực xe Corola altis 1.8Gat, bản vẽ kết cấu cầu xe Corola altis 1.8Gat.); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án .…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8 GAT.

Giá: 1,050,000 VND
Nội dung tóm tắt

PHỤ LỤC

MỤC LỤC...............1

LỜI NÓI ĐẦU....... 2

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT. 3

1.1. Giới thiệu chung về xe TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT... 3

1.2. Tính năng kỹ thuật của xe TOYOTA COROLLA ALTIS....3

1.2.1. Động cơ. 3

1.2.2. Hệ thống truyền lực. 3

1.2.3. Hệ thống lái 3

1.2.4. Hệ thống phanh. 3

1.2.5. Phần vận hành. 4

1.2.6. Hệ thống điện. 4

1.3 Các thông số kỹ thuật của xe TOYOTA COROLLA ALTIS. 4

CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC

TOYOTA COROLLA ALTIS. 8

2.1. Giới thiệu chung hệ thống truyền lực xe TOYOTA COROLLA ALTIS. 8

2.2 Phân tích kết cấu hộp số trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS. 9

2.2.1 Biến mô men thủy lực. 10

2.2.2  Đặc điểm kết cấu bộ truyền hành tinh. 28

2.2.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc của cơ cấu điều khiển HSHT. 32

2.2.4. Hệ thống điều khiển hộp số tự động U314E. 35

2.3. Cầu xe chủ động trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS. 42

2.3.1 Công dụng và yêu cầu của cầu xe chủ động trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS. 42

2.3.2 Truyền lực chính. 43

2.3.3. Vi sai 44

2.3.4. Bán trục. 49

2.3.5. Vỏ cầu. 50

CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CẦU XE CHỦ ĐỘNG.. 53

3.1  Các số liệu ban đầu. 53

3.2 Tính toán kiểm nghiệm các phần của cầu xe. 53

3.2.1 Tính toán kiểm nghiệm truyền lực chính. 54

3.2.2 Kiểm nghiệm vi sai 54

3.2.3 Kiểm nghiệm bán trục. 57

Chương 4. KHAI THÁC SỬ DỤNG HỘP SỐ XE TOYOTO COROLLA ALTIS. 59

4.1. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng. 59

4.2. Hướng dẫn bảo dưỡng. 59

4.3. Hướng dẫn sửa chữa hộp số tự động. 61

4.3.1. Các hư hỏng của hộp số. 61

4.3.2 Điều chỉnh hộp số trên xe. 63

4.4. Các nội dung chính trong khai thác cầu xe. 64

KẾT LUẬN.. 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO....69

LỜI NÓI ĐẦU

     Ngành công nghiệp ô tô hiện nay đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước. Nó ra đời nhằm mục đích phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách, phát triển kinh tế xã hội đất nước. Từ lúc ra đời cho đến nay ô tô đã được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực như giao thông vận tải, quốc phòng an ninh, nông nghiệp, công nghiệp, du lịch...

     Đất nước ta hiện nay đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các ngành công nghiệp nặng luôn từng bước phát triển. Trong đó, ngành công nghiệp ô tô luôn được chú trọng và trở thành một mũi nhọn của nền kinh tế và tỷ lệ nội địa hóa cũng ngày càng cao. Tuy nhiên, công nghiệp ô tô Việt Nam đang trong những bước đầu hình thành và phát triển nên mới chỉ dừng lại ở việc nhập khẩu tổng thành, lắp ráp các mẫu xe sẵn có, chế tạo một số chi tiết đơn giản và sửa chữa. Do đó, một vấn đề lớn đặt ra trong giai đoạn này là tìm hiểu và nắm vững kết cấu của từng cụm hệ thống trên các xe hiện đại, phục vụ quá trình khai thác sử dụng đạt hiệu quả cao nhất, từ đó có thể từng bước làm chủ công nghệ.

     Khi ô tô ngày cành hoàn thiện thì tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của các kết cấu ngày càng được quan tâm đúng mức. Nghiên cứu để hoàn thiện các kết cấu của ô tô nhằm nâng cao độ êm dịu chuyển động, an toàn chuyển động và thân thiện với môi trường là một nhu cầu cấp thiết. Trong đó đánh giá đúng về chất lượng động học hệ thống truyền lực là một vấn đề quan trọng, nhất là với điều kiện đường xá ở Việt Nam.

     Xe TOYOTO COROLLA ALTIS là xe được lắp ráp ở Việt Nam do vậy xe được sử dụng rộng rãi và phổ biến trên thi trường Việt Nam. Do đó đồ án “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT là một vấn đề cần thiết. Trong đồ án này em nghiên cứu kết cấu hệ thống truyền lực, đánh giá tính năng động lực học của xe và khai thác hệ thống truyền lực xe TOYOTA COROLLA ALTIS.

CHƯƠNG 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT

1.1. Giới thiệu chung về xe TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT

Thế hệ thứ nhất của TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT được chính thức ra mắt lần đầu tiên tại Nhật Bản. Ngoài cơ sở lắp ráp tại Nhật Bản, mẫu xe này còn được lắp ráp tại Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.

TOYOTA COROLLA ALTIS thế hệ thứ nhất được giới thiệu tại Việt Nam. TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT được trang bị động cơ xăng cho công suất cực đại 97 mã lực tại vòng tua 6,000 vòng/phút.

1.2. Tính năng kỹ thuật của xe TOYOTA COROLLA ALTIS

1.2.1. Động cơ

Sử dụng động cơ 1ZZ-FE. Động cơ xăng 1.8L 16 van DOHC 4 xi lanh xếp thẳng hàng, dung tích xy lanh là 1794 cc. Đường kính xy lanh đạt 79mm và hành trình piston là 91,5 mm. Được TOYOTA sử dụng hệ thống VTT-i phun xăng điện tử, tối ưu hóa pha phối khí của trục cam dựa trên chế độ làm việc của động cơ phối hợp với các thông số điều khiển chủ động, giúp cho động cơ tiết kiệm nhiên liệu với hiệu suất cao.

1.2.2. Hệ thống truyền lực

Hệ thống truyền lực của xe COROLLA ALTIS bố trí động cơ và hộp số, cầu chủ động theo kiểu FF. Theo đó động cơ đặt nằm ngang, phía trước xe và cầu trước chủ động.

1.2.3. Hệ thống lái

Hệ thống lái sử dụng cơ cấu lái bánh răng thanh răng có trợ lực điện(EPS)

1.2.4. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh của xe TOYOTA COROLLA ALTIS gồm hệ thống phanh chính và hệ thống phanh dừng.

Hệ thống phanh chính xe TOYOTA COROLLA ALTIS được trang bị hệ thống chống bó cứng bánh xe phanh ABS với cơ chế phân bổ lực điện tử giúp bánh xe không bị bó cứng và ổn định ngay cả khi phanh gấp ở trên đường trơn trượt.

1.2.6. Hệ thống điện

Điện áp mạng 12V

Máy phát 12V-65A

Động cơ khởi động kiểu SD80, công suất 0,8 KW

Ắc quy 12V-35Ah

1.3. Các thông số kỹ thuật của xe TOYOTA COROLLA ALTIS

Bảng 1.1 Bảng thông số cơ bản của xe TOYOTA COROLLA ALTIS

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH ĐẶC ĐIỂM KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TOYOTA COROLLA ALTIS

2.1. Giới thiệu chung hệ thống truyền lực xe TOYOTA COROLLA ALTIS

Hệ thống truyền lực xe TOYOTA COROLLA ALTIS bao gồm tổ hợp các cụm, cơ cấu sắp xếp theo quy luật. Nhờ có hệ thống truyền lực mà cơ năng và mô men xoắn từ động cơ được truyền tải đến các bánh xe chủ động.

Mô men sinh ra bởi động cơ được truyền theo sơ đồ:

Động cơ  - hộp số - cầu xe -  bán trục 

Hệ thống truyền lực của xe TOYOTA COROLLA ALTIS là hệ thống truyền lực thủy cơ điều khiển tự động dẫn động cầu trước

2.2. Phân tích kết cấu hộp số trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS

a, Công dụng của hộp số

+ Hộp số dùng để biến đổi mô men xoắn từ động cơ xuống bánh xe chủ động bằng cách thay đổi tỷ số truyền nhằm thay đổi đặc tính kéo của động cơ phù hợp với điều kiện làm việc của ô tô

+ Thực hiện chuyển động lùi của ô tô

b, Yêu cầu hộp số.

+ Có dãy tỷ số truyền phù hợp để nâng cao tính năng động lực học và tính năng kinh tế của ô tô

+ Hiệu suất truyền lực cao, vào số nhẹ nhưng không gây tiếng ồn khi vào số.

2.2.1 Biến mô men thủy lực

a, Các bộ phận chính của biến mô:

+ Bánh bơm: Được gắn với vỏ biến mô và có rất nhiều cánh có dạng cong lắp theo hướng kính ở bên trong, số lượng cánh và biên dạng cánh được chọn theo công suất động cơ sữ dụng chúng và loại hệ thống truyền lực phía sau. Trên cánh bơm còn lắp đặt vành dẫn hướng ở phía cạnh trong của cánh để dẫn hướng cho dòng chảy của bơm được êm.

+ Bánh tua bin: Rất nhiều cánh quạt được lắp trong tuốc bin. Hướng cong của các cánh này ngược chiều với các cánh trên cách bơm. Tuốc bin lắp trên trục sơ cấp hộp số sao cho các cánh của nó đối diện với các cánh trên bánh bơm, giữa chúng có khe hở rất nhỏ.

+ Khớp một chiều:

Bánh phản ứng với mục đích khuếch đại mômen động cơ sinh ra và ngăn chặn hiện tượng giảm hiệu suất của biến mô thủy lực, khi tốc độ bánh tua bin gần bằng tốc độ bánh bơm thì bánh phản ứng cần phải có khớp một chiều đi liền cùng kết cấu của nó. Hiện nay trong các loại hộp số tự động có hai loại khớp một chiều hay sử dụng nhiều nhất là loại dùng bi trụ và loại dùng con lăn. 

+ Khớp một chiều dạng cam.

Loại thứ hai hay được dùng là loại dùng con lăn dạng cam để thực hiện khóa. Có kết cấu bao gồm: Vành trong, vành ngoài, các con lăn bằng thép và lò xo giữ có nhiệm vụ giữ cho các con lăn luôn có xu hướng tỳ vào hai vành và khóa vành ngoài với vành trong. Tuy chỉ với kết cấu rất đơn giản như vậy nhưng khớp một chiều này lại đóng vai trò rất quan trọng trong việc giúp cho bánh phản ứng đạt được ý đồ thiết kế đưa ra.

b, Sơ đồ và nguyên lý làm việc của biến mô men thủy lực:

Sơ đồ nguyên lý làm việc của biến mômen thủy lực (hình 2.9). Ngoài các bánh bơm và bánh tua bin còn có thêm một bộ phận nữa là bánh phản ứng. Bánh phản ứng được đặt trên khớp hành trình tự do (khớp một chiều) cho phép quay tự do theo một chiều.

Nguyên lý làm việc của biến mô men thủy lực dựa trên cơ sở của định luật biến thiên mô men động lượng và được giải thích như sau: Tại điểm dòng dầu đi vào bánh bơm, tốc độ dòng chất lỏng trung bình, biểu diễn bằng đường chấm gạch  có giá trị tuyệt đối là v­b1. Tốc độ này có thể phân tích thành hai thành phần: Tốc độ vòng hay còn gọi là tốc độ theo ub1 và tốc độ tương đối wb1.

Điều này có nghĩa là khi đi từ ngoài vào trong, chất lỏng truyền cho tua bin một mômen bằng về trị số với mô men trên trục bánh bơm. Mặc khác theo định luật biến thiên mômen động lượng thì mô men tác dụng lên bánh tua bin cũng chính bằng hiệu mô men động lượng của chất lỏng đối với trục quay tua bin khi đi vào và ra khỏi nó.

c, Nguyên lý khuyếch đại mô men:

Khi biến mô ở chế độ khuyếch đại mô men, biến mô sử dụng năng lượng còn lại của dòng dầu sau khi đi qua tua bin và bánh phản ứng tiếp tục tác động vào cánh bơm bằng cách nhờ vào tác dụng chuyển hướng của bánh phản ứng thay đổi hướng va đập của dòng dầu quay về vào sau cánh bơm. Bánh phản ứng khóa cứng với vỏ của biến mô men thủy lực nên dòng chất lỏng không trao đổi năng lượng với nó, nghĩa là trong bánh phản ứng chỉ có biến đổi áp năng thành động năng. Động năng có được này sẽ truyền cho bánh bơm khi dòng dầu quay về bánh bơm. Vì vậy mô men quay trên trục bánh tua.

+ Đường đặc tính không thứ nguyên:

 Qua đồ thị ta thấy rằng đường đặc tính không phụ thuộc vào các giá trị tuyệt đối của g, n, D và đúng với biến mô men có kích thước bất kỳ, nếu các bánh của nó đồng dạng hình học với các bánh của biến mô men mẫu dùng để thí nghiệm xác định đường đặc tính ngoài

+ Đặc tính tải :

Đặc tính tải là quan hệ giữa mô men xoắn Mb với số vòng quay nb của bánh bơm được biểu diễn trên (hình 2.13)Trong các biến mô men thủy lực khi sự thay đổi số vòng quay trục bánh tua bin nt (mô men xoắn Mt) mà số vòng quay bánh bơm nb và mô men xoắn bánh bơm Mb vẫn không thay đổi được gọi là biến mô men thủy lực không nhạy.

e, Chế độ hoạt động của bộ biến mô:

+ Khi xe đang dừng động cơ chạy không tải.

Khi động cơ chạy không tải momen do chính động cơ tạo ra là nhỏ nhất. Nếu đạp phanh tải trọng tác dụng lên bánh tuabin là lớn nhất do nó không thể quay. Mặc dù vậy, do xe đang dừng nên tỷ số truyền tốc độ giữa bánh tuabin và bánh bơm là lớn nhất. Do vậy bánh tuabin luôn sẵn sàng quay với momen cao hơn so với momen do động cơ tạo ra.

+ Khi xe chạy với tốc độ thấp.

Khi tốc độ xe tăng lên, tốc độ quay của bánh tuabin nhanh chóng bằng với cánh bơm, hệ số biến momen do đó tăng nhanh chóng đạt đến giá trị nhất định. Khi tỷ số truyền tốc độ của bánh tuabin so với bánh bơm đạt đến giá trị nhất định, bánh dẫn hướng bắt đầu quay và sự khuếch đại momen giảm xuống, biến mô bắt đầu làm việc như khớp nối thủy lực.

2.2.2. Đặc điểm kết cấu bộ truyền hành tinh.

a, Khái quát chung:

Trong các loại xe lắp hộp số tự động bộ truyền bánh răng hành tinh điều khiển việc giảm tốc đảo chiều nối trực tiếp và tăng tốc.

Bộ truyền bánh răng hành tinh trước và sau được nối với các ly hợp và phanh, là các bộ phận nối và ngắt công suất. Những cụm bánh răng này chuyển đổi vị trí của phần sơ cấp và các phần tử cố định để tạo ra các tỷ số truyền bánh răng khác nhau và vị trí số trung gian.

- Cơ cấu hành tinh là một cơ cấu truyền động bằng bánh răng trong đó có tối thiểu một trục hình học của  một bánh răng nào đó không cố định.

- Bánh răng có trục hình học chuyển động gọi là bánh răng hành tinh. Bánh răng hành tinh có thể có một hay một số vành răng hoặc là một số bánh răng ăn khớp với nhau.

- Khâu tiếp nhận mô men ngoại lực hay truyền tải trọng và là khâu trung tâm được gọi là khâu chính của cơ cấu hành tinh.

- Cơ cấu hành tinh mà trong đó tất cả ba khâu chính đều quay được gọi là cơ cấu vi sai.

b, Ưu, nhược điểm bộ truyền hành tinh:

Ư­­u điểm :

- Có thể chuyển số liên tục mà không làm gián đoạn dòng lực truyền từ động cơ đến các bánh xe chủ động.

- Thời gian phục vụ dài hơn

Nhược điểm :

- Công nghệ chế tạo đòi hỏi phải chính xác cao: Trục lồng, bánh răng ăn khớp nhiều vị trí.

- Kết cấu phức tạp: Nhiều cụm chi tiết lồng nhau, trục lồng, phanh, ly hợp khóa.

c, Nguyên lý hoạt động của bộ truyền hành tinh:

Bằng cách thay đổi đầu vào đầu ra các phần tử cố định có thể giảm tốc, đảo chiều, nối trực tiếp hay tăng tốc.

+ Truyền thẳng:

Đầu vào: bánh răng mặt trời và bánh răng bao

Do bánh răng mặt trời và bánh răng bao cùng vận tốc dẫn đến cần dẫn cũng quay cùng tốc độ.

+ Đảo chiều:

Đầu vào: bánh răng mặt trời

Đầu ra: bánh răng bao

Cố định: cần dẫn

Khi cần dẫn cố định và bánh răng mặt trời quay thì bánh răng bao quay quanh trục và hướng quay được đảo chiều.

2.2.3. Kết cấu và nguyên lý làm việc của cơ cấu điều khiển HSHT

Trong hộp số tự động, việc thay đổi số truyền được thực hiện nhờ tác dụng của chế độ làm việc của động cơ và momen cản gây ra cho hệ thống tín hiệu điều khiển và thông qua cơ cấu tác dụng vào các phần tử điều khiển truyền lực. Các cảm biến theo dõi liên tục quá trình thay đổi trên, tạo lên các của hộp số tự động, các phần tử điều khiển này sẽ thực hiện thích hợp khóa khâu thích hợp của cơ cấu CCHT để có tỷ số truyền phù hợp.

a, Ly hợp khóa:

Ly hợp khóa thường dùng để khóa một khâu của CCHT với vỏ tạo nên phanh dừng hoặc khóa hai khâu của CCHT để tạo lên liên kết cùng quay với tốc độ như nhau.

b, Phanh kiểu nhiều đĩa ma sát:

Cấu tạo của phanh kiểu đĩa nhiều tấm ma sát gồm: các đĩa thép và các đĩa ma sát. Các đĩa thép có vành răng ngoài cố định trên vỏ hộp số, các đĩa ma sát có răng trong được lắp lên một chi tiết quay của bộ truyền.

c, Khớp một chiều:

Giống như khớp một chiều của biến mô.

2.3. Cầu xe chủ động trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS.

Cầu chủ động của xe TOYOTA COROLLA ALTIS bao gồm truyền lực chính bánh răng trụ và vi sai bánh răng cô đối xứng được bố trí trong hộp số.

2.3.1. Công dụng và yêu cầu của cầu xe chủ động trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS.

a, Công dụng:

- Truyền công suất từ trục chủ động đến các bánh xe sau.

- Thay đổi hướng quay của trục chủ động một góc 900  để quay trục bánh xe.

- Tạo ra sự giảm tốc cuối cùng giữa trục truyền động và bánh xe thông qua các bánh răng truyền động cuối cùng.

b. Yêu cầu:

- Phải đảm bảo tỷ số truyền cần thiết để cho phù hợp với chất lượng kéo.

- Có kích thước nhỏ gọn để tăng khoảng sáng gầm xe.

- Hiệu suất truyền động phải lớn.

- Đảm bảo độ cứng vững, làm việc êm dịu, tuổi thọ cao.

2.3.2 Truyền lực chính

Truyền lực chính trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS là bánh răng trụ răng nghiêng.

a, Công dụng:

Truyền lực chính là để tăng mô men xoắn và truyền mô men xoắn qua bộ vi sai đến các bán trục đặt dưới một góc nào đó (thường 900) đối với trục dọc của ô tô.

- Truyền lực chính có nhiệm vụ:

Truyền mô men từ các-đăng hoặc trực tiếp từ hộp số đến vi sai.

Trong trường hợp hộp số đặt dọc và truyền mô men ra cầu sau qua các-đăng mô men giữa hai trục vuông góc, truyền lực chính loại đơn chỉ có một cặp bánh răng côn, còn loại kép có thêm một cặp bánh răng trụ.

b,Yêu cầu:

+ Đảm bảo tỷ số truyền cần thiết, kích thước, trọng lượng nhỏ, đảm bảo khoảng sáng gầm xe.

+ Có hiệu suất cao đặc biệt là khi vận tốc góc và nhiệt độ thay đổi xe làm

việc trong những điều kiện nhất định.

2.3.4. Bán trục.

a, Công dụng, yêu cầu:

+ Công dụng:

- Bán trục dùng để truyền mô men xoắn từ bộ vi sai đến các bánh xe chủ động hoặc đến giảm tốc bánh xe.

- Ngoài ra, tùy theo kết cấu và bố trí bán trục mà nó còn dùng để chịu một phần tải trọng từ mặt đường truyền lên qua bánh xe.

b, Đặc điểm kết cấu:

Trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS sử dụng bán trục là loại bán trục giảm tải hoàn toàn.

+ Ưu điểm:

- Đây là bán trục giảm tải hoàn toàn vì vậy nó chỉ chịu mô men xoắn tác dụng lên bán trục khi xe hoạt động, vì vậy tuổi thọ của bán trục tăng lên nhiều lần so với các loại bán trục giảm tải một nửa hay giảm tải 3/4.

+ Nhược điểm:

Vì bán trục giảm tải hoàn toàn nên phải sử dụng moay ơ có kết cấu tương đối phức tạp đảm bảo đặt được hai ổ bi côn.

2.3.5. Vỏ cầu.

a, Công dụng, yêu cầu:

+ Công dụng:

- Vỏ cầu xe chủ động là vỏ bọc dùng để bảo vệ, tránh chảy dầu bôi trơn ra ngoài, tránh lọt bụi nước….

+ Yêu cầu:

- Phải có hình dạng tiết diện đảm bảo chịu được lực thẳng đứng, lực nằm ngang, lực chiều trục và mô men xoắn khi làm việc.

- Có độ cứng lớn và trong lượng nhỏ. Nhằm đảm bảo cho dầm cầu có khả năng chịu lực tốt và giảm trọng lượng cầu xe.

c, Kết cấu vỏ cầu xe:

Cấu tạo vỏ cầu gồm hai vỏ bán trục, ngoài ra vỏ cầu còn dùng gá đặt hệ thống treo, mặt bích và hai ngõng để lắp ở moay ơ bánh xe. Vỏ cầu được gia công bằng phương pháp đúc. 

CHƯƠNG 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM CẦU XE CHỦ ĐỘNG

3.1. Các số liệu ban đầu

Để làm cơ sở cho tính toán thiết kế theo đề tài sau đây là các thông số tham khảo của xe TOYOTA COROLLA ALTIS

Bảng 3.1: Các thông số cơ bản của xe TOYOTA COROLLA ALTIS

3.2. Tính toán kiểm nghiệm các phần của cầu xe

Trong phần này ta đi tính toán đối với các bộ phận sau :

-Truyền lực chính

-Vi sai bánh răng côn đối xứng.

-Bán trục giảm tải hoàn toàn.

3.2.1. Tính toán kiểm nghiệm truyền lực chính

Truyền lực chính trên xe COROLLA ALTIS là bánh răng trụ răng nghiêng, truyền momen trực tiếp từ hộp số tới vi sai cầu xe, được chế tạo đủ cứng vững và đơn giản nên đủ điều kiện làm việc.

3.2.2. Kiểm nghiệm vi sai

Vi sai bánh răng côn đối xứng có sơ đồ động học như hình vẽ.

Tính toán bền các chi tiết của bộ vi sai :

- Chế độ tính toán như truyền lực chính :

Thay số vào ta có : e = 593,44.106 [N/m2] = 593,44 Mpa

Vậy ta thấy bánh răng bảo đảm bền theo ứng suất uốn.

- Kiểm tra bánh răng theo ứng suất tiếp xúc :

Vậy bánh răng bảo đảm bền theo ứng suất tiếp xúc.

- Chốt của bánh răng hành tinh được kiểm tra theo ứng suất chèn dập và ứng suất cắt :

Vậy chốt bảo đảm bền theo ứng suất tiếp xúc.

3.2.3. Kiểm nghiệm bán trục

Tính bền bán trục:

Loại bán trục giảm tải hoàn toàn này chỉ chịu xoắn, ứng suất tác dụng lên bán trục:

Thay vào ta có :

t = 385,133.106 [N/m2] = 385,133 [MPa]

Vậy bán trục bảo đảm chịu xoắn.

- Góc xoắn cho phép có thể đạt tới  90 – 150 trên 1m chiều dài.

Vậy bán trục xoắn trong giới hạn cho phép.

CHƯƠNG 4

KHAI THÁC SỬ DỤNG HỘP SỐ XE TOYOTO COROLLA ALTIS

4.1. Một số điểm cần chú ý khi sử dụng.

Do điều kiện địa lý nước ta là vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nắng nóng, độ ẩm của không khí lớn, mật độ bụi trên đường cao, xe phải hoạt động trên đường trơn lầy, địa hình xấu... nên ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sử dụng xe. Vì vậy cần phải chú ý những điểm sau.

- Khi xe hoạt động trên đường lầy

- Khi xe hoạt động trên vùng rừng núi

4.2. Hướng dẫn bảo dưỡng.

Việc bảo dưỡng hộp số tự động chủ yếu liên quan đến chất lượng dầu bôi trơn , khác với hộp số cơ khí dầu bôi trơn trong hộp số tư động còn làm một nhiệm vụ nữa như dầu thủy lực động. vậy nên việc thay dầu đúng định kỳ là rất cần thiết để hộp số hoạt động tốt và gia tăng tuổi thọ. Ngoài ra việc điều chỉnh khe hở giữa phanh dải va trống phanh cũng là cần thiết để giảm thời gian chậm tác dụng khi vào số.

4.3. Hướng dẫn sửa chữa hộp số tự động.

4.3.1. Các hư hỏng của hộp số.

Các hộp số tự động có kết cấu khác nhau thường có nhưng hư hỏng thường gặp cụ thể khác nhau và có cách khắc phục tương ứng. Tuy nhiên các hư hỏng chính của hộp số tự động thường liên quan đến truyền động bánh răng hành tinh và cơ cấu phanh cũng như ly hợp điều khiển. Sau đây là một số hư hỏng chính thường gặp, nguyên nhân có thể, phương pháp kiểm tra và sửa chữa hộp số TOYOTO COROLLA ALTIS

4.3.2. Điều chỉnh hộp số trên xe.

Việc điều chỉnh hộp số tư động trên xe chủ yếu là điều chỉnh các cơ cấu hãm và phanh dải và điều chỉnh các cần nối của cơ cấu điều khiển tự động trong hộp số. Các số liệu điều chỉnh cụ thẻ chủ yếu phụ thuộc vào kết cấu của từng hộp số và được cho tỷong sổ tay hướng dẫn bảo dưỡng của nhà chế tạo. Dưới đây đưa ra một số hướng dẫn chung cho việc kiểm tra và điều chỉnh các cỏ cấu liên quan đến hoạt động của hộp số tự dộng. Các cơ cấu điều chỉnh bên ngoài thì được điều chỉnh trên xe, còn các cơ cấu có chỗ điều chỉnh bên trong thì được thực hiện khi tháo rời (sửa chữa lớn) hộp số).

Cần gạt số phải được điều chỉnh sao cho vị trí của cần gạt phù hợp với ché độ làm việc tương ứng mong muốn của hộp số. Việc điều chỉnh được thực hiện băng việc điều chỉnh chiều daì thanh nối giữa cần gạt số và cần gạt điều khiển số tay trên hình 4.3 muốn vậy theo hình trên đặt cần gạt 4 ở vị trí số tự động D rồi nới đai ốc giữa cần gạt và thanh nối 3 rồi gạt tay gạt van điều khiển số tay 2 về vị trí số tự động sâu đó hãm chốt nối lại trong rãnh 5

4.4. Các nội dung chính trong khai thác cầu xe.

- Bảo dưỡng kỹ thuật:

Bao gồm việc thương xuyên kiểm tra mức dầu trong vỏ cầu, kiểm tra độ kín, kiểm tra độ rơ dọc trục của các bánh răng truyền lực chính, định kỳ làm sạch van an toàn, kiểm tra xiết chặt các ốc, làm sạch các mạt kim loại khi thay dầu. Mức dầu trong vỏ cầu phải nằm ngang mép dưới của lỗ bổ xung dầu. Dầu được xả qua lỗ nằm ở phần dưới vỏ cầu, khi đó phải tháo nút từ ra. Không cho phép có độ rơ dọc trục của các bánh răng chủ động truyền lực chính.

- Những hư hỏng thường gặp:

Những hư hỏng thường gặp được thể hiện như bảng.

KẾT LUẬN

     Trong thực tế nước ta hiện nay công tác khai thác xe vận tải và du lịch là một việc làm rất thiết thực. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình sử dụng khai thác xe.

     Trong phạm vi một đề tài tốt nghiệp đại học, với thời gian tương đối hạn hẹp cùng với kiến thức đã được tiếp thu trong quá trình học tập tại Học viện, đồng thời dưới sự giúp đỡ của các thầy giáo trong bộ môn Xe quân sự - khoa Động Lực, đến nay tôi đã hoàn thành cơ bản nhiệm vụ được giao đó là “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS 1.8G AT. Trong đồ án này tôi đã thực hiện :

- Giới thiệu về xe TOYOTA COROLLA ALTIS

- Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS

- Tính toán kiểm nghiệm cầu xe

- Khai thác hộp số TOYOTA COROLLA ALTIS

Đánh giá kết luận

     Hệ thống truyền lực thủy cơ trên xe TOYOTA COROLLA ALTIS qua các nội dung tìm hiểu nghiên cứu tôi thấy xe TOYOTA COROLLA ALTIS là xe có kết cấu hoàn thiện có ưu điểm so với các dòng xe trước đây. Hệ thống truyền lực có kết cấu phức tạp nhưng tương đối hoàn thiện và làm việc tin cậy, ổn định, nó phù hợp với điều kiện địa lý ở nước ta.

    Qua việc đánh giá kết cấu của hệ thống truyền lực, bản thân tôi cũng đã nghiên cứu và mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp ích cho công việc sau này. Vì thời gian tìm hiểu nghiên cứu đề tài tương đối hạn hẹp, với khả năng kiến thức còn hạn chế nên trong nội dung đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự đóng góp chỉ bảo và các ý kiến góp ý để đồ án hoàn thiện hơn.

    Cuối cùng tôi xin cảm ơn thầy giáo hướng dẫnThS: ……….....… và các thầy giáo trong bộ môn Xe quân sự-khoa Động Lực- Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự đã nhiệt tình giúp đỡ tôi hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

                             Hà Nội, ngày tháng năm 20

Sinh viên thực hiện

 

         …………………

TÀI LIỆU THAM KHO

[1]. Phạm Đình Vi, Vũ Đức Lập. Cấu tạo ôtô quân sự (tập 1, 2).

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -1995

[2]. Nguyễn Phúc Hiểu,Vũ Đức Lập. Lý thuyết ôtô quân sự.

Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự -2002

[3]. Ngô Khắc Hùng. Kết cấu và tính toán ô tô. NXB GTVT 2008

[4]. Phạm Vy, Dương Ngọc Khánh. Bài giảng cấu tạo ô tô. ĐH BKHN 2004

[5]. Nguyễn Hữu Cẩn-Phan Đình Kiên. Thiết kế và tính toán ôtô máy kéo

[6]. TOYOTA SERVICE TRAINING. Tài liệu đào tạo của TOYOTA, giới thiệu xe TOYOTA COROLLA ALTIS 2008, giới thiệu hộp số tự động U341E.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"