ĐỒ ÁN KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE CAMRY 2.5Q

Mã đồ án OTTN000000319
Đánh giá: 5.0
Mô tả đồ án

     Đồ án có dung lượng 350MB. Bao gồm đầy đủ các file như: File bản vẽ cad 2D (Bản vẽ hình dáng bên ngoài xe ô tô Camry 2.5Q, bản vẽ kết cấu biến mô xe ô tô Camry 2.5Q, bản vẽ kết cấu hộp số xe ô tô Camry 2.5Q, bản vẽ kết cấu cầu chủ động xe ô tô Camry 2.5Q, bản vẽ sơ đồ truyền động công suất xe ô tô Camry 2.5Q, bản vẽ sơ đồ truyền lực xe ô tô Camry 2.5Q.); file word (Bản thuyết minh, bìa đồ án.…). Ngoài ra còn cung cấp rất nhiều các tài liệu chuyên ngành, các tài liệu phục vụ cho thiết kế đồ án........... KHAI THÁC HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC TRÊN XE CAMRY 2.5Q.

Giá: 1,250,000 VND
Nội dung tóm tắt

MỤC LỤC

MỤC LỤC

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................... 1

Chương 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE TOYOTA CAMRY 2.5Q

1.1. Giới thiệu chung về xe Camry 2.5Q ..............................................................3

1.2. Thông số kỹ thuật xe CAMRY 2.5Q.............................................................4

1.2.1. Động cơ 2AR-FE (DOHC 16  van với VVT-i kép).................................8

1.2.2. Hệ thống truyền lực................................................................................9

1.2.3. Hệ thống phanh....................................................................................9

1.2.4. Hệ thống lái.........................................................................................10

1.2.5. Phần vận hành......................................................................................11

1.2.6. Hệ thống điện.....................................................................................12

1.2.7. Thiết bị phụ........................................................................................13

Chương 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q

2.1. Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực........................................................15

2.1.1. Biến mô thủy lực …………………………………………….……......15

2.1.1.1. Bánh bơm……………………………………………................…16

2.1.1.2. Bánh tuabin………………………………………………………...17

2.2.2.3. Bánh phản ứng………………………………………………….....18

2.1.1.4. Khớp một chiều ………………………………………………..…19

2.1.1.5. Ly hợp khóa biến mô………………………………………...……20

2.1.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh………………………….....................…23

2.1.2.1. Cấu tạo……………………………………………….................. 23

2.1.2.2. Nguyên lý hoạt động……………………………..……………….24

2.1.3. Ly hợp số tiến (C1)…………………………………………….…….…27

2.1.4. Ly hợp số lùi (C2)……………………………………………………...28

2.1.5. Ly hợp C0……………………………………………………..…….....30

2.1.6. Ly hợp U/D……………………………………………………………..30

2.1.7. Khớp một chiều F1, F2……………………………………………..….32

2.1.8. Phanh hãm……………………………………………………..………33

2.1.9. Bơm dầu hộp số………………………………………………..……...35

2.1.10. Cơ cấu khóa trục bị động…………………………………….……....36

2.2 Bộ điều khiển điện tử hệ thống truyền lực…………………………….…....38

2.3. Điều khiển thủy lực…………………………………………….……………39

2.3.1. Khái quát………………………………………………………….…...39

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ hệ thống thủy lực………………………………42

2.3.3. Các van trong hộp số U760E……………………………………….…43

2.3.3.1. Van điều khiển điện…………………………..…………………..43

2.3.3.2 Van điều áp sơ cấp………………………………………………..43

2.3.3.3. Van điều chỉnh thứ cấp…………………………………………..44

2.3.3.4. Van rơ le khóa biến mô…………………………..……………....44

2.4. Trục các đăng………………………………………………………..……….45

2.5. Cầu chủ động (loại xe dẫn động cầu trước)…………………………………47

2.5.1. Truyền lực chính…………………………………………….…………47

2.5.2. Vi sai……………………………………………………….…………...48

Chương 3. TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q

3.1. Tính tỷ số truyền hộp số………………………………………......………….50

3.2. Tính toán thiết kế kiểm tra đường kính một bộ phận của ly hợp hộp số Camry 2.5Q……58

Chương 4 . HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q.

4.1. Kiểm tra sửa chữa hôp số hành tinh………………………………………….62

4.1.1. Các nguyên nhân hư hỏng………………………………..…………......62

4.1.2. Kiểm tra và điều chỉnh…………………………………………………63

4.2. Bảo dưỡng cầu chủ động…………………………………………………….64

4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật…………………………………………………….64

4.2.2. Những nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục………………….….65

4.3. Bảo dưỡng trục các đăng……………………………………………………..66

4.3.1.Bảo dưỡng trục các đăng……………………………….…………………66

4.3.2. Những hư hỏng thường gặp của trục các đăng và cách khắc phục………. .67

4.4. Kiểm tra sửa chữa bộ vi sai…………………………………………………..68

4.5. Các hư hỏng khác và dầu dùng cho Camry 2.5Q………………………..….68

4.5.1 Biến mô truyền kém công suất…………………………………….…...68

4.5.2. Dầu chuyên dùng cho hộp số xe Camry 2.5Q………………………...69

KẾT LUẬN ...........................................................................................................72

TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................73

LỜI NÓI ĐẦU

  Xã hội không ngừng thay đổi kể từ lúc nó được hình thành, và càng ngày xã hội lại càng hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn. Trong nền công nghiêp ô tô cũng vậy kể từ lúc chiếc ô tô đầu tiên ra đời vào đầu thế kỷ... đến nay nó đã có nhiều thay đổi và tất nhiên là thay đổi có kế thừa và phát triển.

   Nước ta đang trên đà phát triển, đặc biệt là nghành công ngiệp, trong đó có ngành công nghiệp ô tô cũng rất được chú trọng và phát triển. Nó được cho thấy bởi sự xuất hiện nhiều hãng ô tô nổi tiếng được lắp ráp sản xuất tại Việt Nam như VINFAST, TOYOTA, HONDA, FORD... Do đó vấn đề đặt ra ở đấy cho một người kỹ sư là phải nắm rõ được kết cấu của  các cụm, hệ thống trên các loại xe hiện đại để từ đó khai thác và sử dụng xe một cách có hiệu quả cao nhất về công dụng, an toàn, kinh tế trong điều kiện ở Việt Nam.

   Một trong những hệ thống quan trọng của ô tô là hệ thống truyền lực. Hệ thống này có chức năng truyền và phân phối mômen quay và công suất từ động cơ đến các bánh xe chủ động, làm thay đổi mômen và chiều quay của bánh xe theo yêu cầu. Vì những chức năng quan trọng của nó mà người ta không ngừng cải tiến hệ thống truyền lực để năng cao tính năng của nó. Và một trong những nghiên cứu nhằm đáp ứng những yêu cầu trên đó là đề tài: Khai thác hệ thống truyền lực trên xe CAMRY 2.5Q’’

   Với sự hướng dẫn của thầy: ThS…………… cùng các thầy giáo của bộ môn Ôtô, Khoa Động Lực HVKTQS em đã thực hiện đồ án này. Trong quá trình làm đồ án, mặc dù có nhiều cố gắng nhưng không khỏi có những chỗ còn thiếu xót, rất kính mong được sự đóng góp chỉ bảo của thầy hướng dẫn cũng như các thầy trong bộ môn để đồ này hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn.

   Nội dung đồ án gồm  các phần sau:

1. Lời nói đầu

2. Chương 1. Giới thiệu chung về xe CAMRY 2.5Q

3. Chương 2. Phân tích đặc điểm kết cấu hệ thống truyền lực trên xe CAMRY 2.5Q

4. Chương 3. Tính toán kiểm nghiệm hệ thống truyền lực xe CAMRY 2.5Q

5. Chương 4. Hướng dẫn khai thác bảo dưỡng  hệ thống truyền lực trên xe CAMRY 2.5Q

6. Kết luận

7. Tài liệu tham khảo

Hà nội, ngàythángnăm 20

Sinh viên thực hiện

………………

Chương 1

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ XE CAMRY 2.5Q

1.1. Giới thiệu chung về xe Camry 2.5Q

Camry 2.5Q là phiên bản cao cấp nhất của TOYOTA Camry 2018. Phiên bản này có đầy đủ DVD, nội thất và ghế da bò, điều hòa tự động 3 vùng độc lập, bốn túi khí, tay lái ốp gỗ, đèn HID, ghế chỉnh điện 10 hướng, có chức năng nhớ 2 vị trí (ghế, tay lái, gương chiếu hậu), chế độ khởi động bằng nút bấm thông minh (Smart Key).

Toyota nâng cấp phiên bản cao cấp 2.5Q với việc trang bị thêm cho xe:

- Hệ thống điều khiển ổn định xe VSC: tự động điều chỉnh công suất cùng với tự động phanh 4 bánh giúp xe ổn định khi vào cua có hiện tượng thừa hoặc thiếu lái.

- Trang bị thêm túi khí đầu gối cho người lái: bảo vệ người lái tốt hơn.

- Tích hợp nẫy chuyển số trên vô lăng.

1.2. Thông số kỹ thuật của xe Camry 2.5Q

 Thông số kĩ thuật xe Camry 2.5Q như bảng 1.1.

1.2.1. Động cơ 2AR-FE (DOHC 16 van với VVT-i kép)

Động cơ sử dụng trên xe Camry 2.5Q là loại động cơ xăng 4 kỳ, với 4 xy lanh đặt thẳng hành, thứ tự làm việc 1-3-2-4. Động cơ sử dụng trục cam kép, dẫn động bằng đai với công nghệ điều khiển đóng van thông minh (VVT-i kép), giúp cho xe tiết kiệm nhiên liệu và bảo vệ môi trường.

- Công suất tối đa: 178 HP / 6.000 rpn

- Mômen xoắn tối đa: 231 HP / 4.100 rpn

- Tỉ số nén: 10,5:1

1.2.2. Hệ thống truyền lực

- Hệ thống truyền lực trên Camry 2.5Q có sử dụng loại ly hợp thủy lực là:

Bộ biến mô gôm bánh bơm, bánh tuabin, khớp một chiều, stato và vỏ biến mô chứa tất cả các bộ phận đó. Bộ biến mô điền đầy ATF (dầu hộp số tự động) do bơm dầu cung cấp. Động cơ quay làm bánh bơm quay, dầu bị đẩy ra từ bánh bơm thành một dòng có động năng làm quay bánh tuabin.

- Hộp số: hộp số tự động 6 cấp.

1.2.3. Hệ thống phanh

Hệ thống phanh xe Toyota camry 2.5Q bao gồm hệ thống phanh chân có dẫn động phanh thủy lực trợ lực chân không đơn,sử dụng cơ cấu phanh đĩa ở cả bánh trước và sau. Bộ trợ lực phanh và xi lanh chính được ghép với nhau thành một khối. Ty đẩy của bàn đạp phanh trước khi tác dụng vào pittong trong xi lanh chính có liên hệ với van  phân phối của bộ cường hóa nên khi phanh lực tác dụng lên pittong xi lanh chính bao gồm cả lực của người lái và lực của bộ trợ lực phanh.

1.2.5. Phần vận hành

Hệ thống treo trên xe bao gồm treo trước và treo sau

- Treo trước là hệ thống treo độc lập kiểu nến (macpherson), kích thước đòn treo trên của hệ thống treo này giảm về bằng 0. Còn đầu trong của đòn treo dưới được liên kết bản lề với dầm ôtô, đầu ngoài liên kết với trục khớp nối dẫn hướng mà điểm liên kết lằm trên đường tâm của trụ xoay đứng. Đầu trên của giảm chấn ống thuỷ lực được liên kết với gối tựa trên  vỏ ôtô.

1.2.6. Hệ thống điện

- Điện áp mạng: 12 V

- Máy phát: 12V- 65A

- Động cơ khởi động: kiểu SD 80, công suất 0,8 KW

- Ắc quy(mf): 12V- 35Ah

- Hệ thống đánh lửa trực tiếp (DIS)

- Hệ thống đèn chiếu sáng và đèn báo hiệu bao gồm: đèn pha, đèn si nhan, đèn phanh, đèn sương mù, đèn soi biển số, đèn trần trong xe, đèn báo áp suất dầu, đèn báo nạp ắc quy, đèn báo mức xăng thấp...

Chương 2

PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q

2.1. Cấu tạo chung của hệ thống truyền lực xe Camry 2.5Q.

2.1.1. Biến mô thủy lực.

  Bộ biến mô vừa truyền vừa khuyếch đại mômen từ động cơ bằng cách sử dụng dầu hộp số làm môi trường làm việc. Bộ biến mô bao gồm: cánh bơm được dẫn động bằng trục khuỷu, rôto tuabin được nối với trục sơ cấp, stator được bắt chặt vào vỏ hộp số qua khớp một chiều và trục stator, vỏ bộ biến mô chứa tất cả các bộ phận trên như hình 2.1. Biến mô được nén đầy dầu thủy lực cung cấp bởi bơm dầu. Dầu này được cánh bơm tích lũy năng lượng và khi ra va đập vào bánh tuabin tạo thành một dòng truyền công suất làm quay rôto tuabin.

Chức năng của biến mô:

- Tăng mômen do động cơ tạo ra;

- Đóng vai trò như một ly hợp thủy lực để truyền hoặc không truyền mômen từ động cơ đến hộp số;

- Hấp thụ các dao động xoắn của động cơ và hệ thống truyền lực;

2.1.1.1. Bánh bơm

Bánh bơm là một cụm chi tiết đứng đầu trong vòng truyền tải năng lượng trong biến mô gồm: bánh bơm, bánh tuabin và bánh phản ứng nên có thể nói các tính chất kỹ thuật đạt được sau khi chế tạo bánh bơm sẽ quyết định hiệu suất của cả biến mô. Bánh bơm được chế tạo từ phương pháp lắp ghép từng cánh bằng thép lên bánh mang cánh, các phía còn lại của cánh sẽ được gắn lên vành dẫn hướng để dòng dầu chuyển hướng dễ dàng hơn, bánh mang cánh đã lắp các cánh cùng với vỏ biến mô tạo thành một bơm ly tâm như hình 2.2.

2.1.1.2. Bánh tuabin

Tương tự như bánh bơm, bánh tuabin cũng là một cụm chi tiết trong vòng truyền tải năng lượng trong biến mô gồm bánh bơm, bánh tuabin và bánh phản ứng nên các tính chất kỹ thuật đạt được sau khi chế tạo tuabin sẽ quyết định hiệu suất đạt được của cả biến mô. 

2.1.1.3. Bánh phản ứng

Bánh phản ứng cũng là một cụm chi tiết trong vòng truyền tải năng lượng ở biến mô, được thiết kế để biến mô không chỉ truyền mômen từ động cơ đến hệ thống truyền lực mà còn giúp biến mô khuyếch đại nó lên trong giai đoạn khuyếch đại mômen. 

2.1.1.5. Ly hợp khóa biến mô.

Kết cấu khóa biến mô bao gồm một khung thép được nối then hoa với trục sơ cấp của hộp số, trên khung này có bố trí các lò xo giảm chấn và một vành khăn bằng vật liệu sợi atbet hay hợp kim gốm để tạo lực ma sát khi cần thiết. Ở mặt đối diện với vành khăn này về phía vỏ hộp số có một bề mặt kim loại được thiết kế để tỳ vành khăn ma sát này lên như hình 2.8.

2.1.2. Bộ truyền bánh răng hành tinh.

Bộ truyền bánh răng hành tình đặt trong hộp số chế tạo bằng hợp kim nhôm. Nó thay đổi tốc độ đầu ra của hộp số hoặc chiều quay, sau đó truyền chuyển động này đến bộ truyền động cuối cùng.

a. Cấu tạo:

Bộ truyền bánh răng hành tinh được đặt trên trục trung gian và một bộ giảm tốcđược đặt trên trục ra của hộp số. Với các cụm đó có thể lập được sáu tỷ số truyền tiến và một tỷ số truyền lùi.

b, Nguyên lý hoạt động :

Bộ truyền bánh răng hành tinh thay đổi tốc độ truyền động và chiều quay bằng cách thay đổi vị trí đầu vào, đầu ra và các phần tử cố định để giảm tốc, tăng

Bộ truyền bánh răng hành tinh được đặt trên trục trung gian và một bộ giảm tốc được đặt trên trục ra của hộp số.

 Một : Để giảm tốc :

- Bánh răng bao: phần tử chủ động;

- Bánh răng mặt trời: phần tử cố định;

- Cần dẫn: phần tử bị động.

Do vành răng bao và bánh răng mặt trời quay cùng nhau với cùng một tốc độ nên cần dẫn cũng quay theo tốc độ đó. Kết quả là động lực được truyền trực tiếp đến bộ phận chấp hành thông qua cần dẫn.

- Bốn : Hoạt động đảo chiều quay.

Bánh răng bao: phần tử bị động;

Bánh răng mặt trời: phần tử chủ động;

Cần dẫn: phần tử cố định.

2.1.3. Ly hợp số tiến (C1).

Gồm có 5 đĩa mà sát.

Công  dung:

Ly hợp C1 có nhiệm vụ truyền công suất từ biến mô qua bánh răng mặt trời bộ truyền hành tinh trước.

Các đĩa ma sát và đĩa ép được bố trí xen kẽ sao cho các đĩa ma sát ăn khớp bằng then hoa với vành trong của ly hợp còn các đĩa ép ăn khớp với tang trống ly hợp. Áp suất thủy lực được bơm vào khu vực giữa piston và tang trống để di chuyển piston tỳ lên các đĩa ly hợp, như vậy lực phát động được truyền đến may ơ ly hợp và truyền ra bánh răng mặt trời bộ hành tinh trước.

2.1.4. Ly hợp số lùi (C2)

 Gồm có 3 đĩa ma sát :

Công dụng :

Bộ ly hợp số lùi dùng để truyền mô men quay từ trục sơ cấp của hộp số đến bánh răng mặt trời bộ truyền bánh răng hành tinh sau khi tay số ở vị trí R.

2.1.5. Ly hợp C0.

 Gồm 3 đĩa ma sát, với công dụng:

Ly hợp trực tiếp được dùng để truyền mô men từ trục sơ cấp hộp số đến cần dẫn của bộ truyền hành tinh sau khi xe chạy ở tốc độ số 3, 4, 5 và 6.

2.1.7. Khớp một chiều F1, F2.

Khớp một chiều F1, F2 có cùng dạng kết cấu với khớp một chiều lắp trong bộ biến mô.

Khi bộ truyền bánh răng hành tinh được thiết mà không tính đến va đập khi chuyển số thì B2, F1 và F2 là không cần thiết. Ngoài ra rất khó thực hiện việc áp suất thủy lực tác động lên phanh đúng thời điểm áp suất thủy lực vận hành ly hợp được xả. Do đó, khớp một chiều số 1(F1) tác động lên phanh B2 để ngăn không cho cần dẫn của bộ hành tinh sau và bánh răng bao của bộ hành tinh trước không quay ngược hoặc xuôi theo kim đồng hồ.

2.1.9. Bơm dầu hộp số.

Bơm dầu được đặt giữa bộ biến mô và hộp số hành tinh nó là loại bơm bánh răng lệch tâm, được dẫn động trực tiếp bởi cánh bơm của bộ biến mô.

Bánh chủ động được dẫn động trực tiếp bằng cánh bơm của bộ biến mô quay cùng tốc độ với động cơ.

Cấu tạo:

Bơm dầu hộp số gồm vỏ bơm, bánh răng chủ động và bị động, tấm phân cách và một thân bơm.

Công dụng:

- Cung cấp dầu điều khiển đóng ly hợp.

- Cung cấp dầu dưới áp suất mạch chính đến các hệ thống thủy lực.

Áp suất dầu với dung tích cố định được điều tiết bởi van điều áp chính được bố trí trong cụm van điều khiển hộp số chính.

2.1.10. Cơ cấu khóa trục bị động.

Cơ cấu khóa trục bị động của hộp số là cơ cấu an toàn khi xe dừng tại chỗ. Khóa trục bị động làm việc khi cần chọn số ở vị trí P và vị trí N khi xe dừng hẳn. Khi đó ly hợp C1 và C0 không làm việc vì vậy công suất từ trục thứ cấp không được truyền tới dẫn động bộ vi sai. Ngoài ra khi cần số ở hai vị trí này thì vấu hãm của khóa phanh đỗ sẽ ăn khớp với bánh răng cố định trên trục dẫn động bộ vi sai nên không cho xe chuyển động.

2.2 Bộ điều khiển điện tử hệ thống truyền lực.

Công dụng:

ECU động cơ và ECT điều khiển các hoạt động của động cơ cũng như thực hiện các chức năng điều khiển hộp số.

ECU động cơ và ECT điều khiển các van điện tử chuyển số để điều khiển áp suất dầu mạch chính, điều khiển thời điểm chuyển số, đóng ly hợp biến mô và phanh.

Chức năng của một số cảm biến:

- Cảm biến lưu lượng khí nạp: Đo khối lượng không khí nạp, hay nhận biết chế độ tải của động cơ.

- Cảm biến nhiệt độ nước làm mát: Nhận biết nhiệt độ của nước làm mát và đưa tín hiệu này tới ECU.

2.3. Điều khiển thủy lực.

2.3.1. Khái quát.

Hệ thống điều khiển bao gồm: Thân van (nửa thân van trên và nửa thân van dưới) và các van điện từ.

Thân van chứa rất nhiều khoang và lắp rất nhiều van đóng mở các dòng thủy lực đi điều khiển các bộ phận khác nhau của bộ truyền bánh răng hành tinh.

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ hệ thống thủy lực.

- Cung cấp dầu có áp suất đến bộ biến mô và điều khiển sự hoạt động của cơ cấu khóa biến mô.

- Điều khiển áp suất thủy lực do bơm tạo ra.

- Chuyển hóa tín hiệu tải trọng động cơ và tốc độ xe thành tín hiệu thủy lực phục vụ cho việc điều khiển chuyển số.

2.4. Trục các đăng.

* Các - đăng đồng tốc bi kiểu Rzeppa

Khớp nối các - đăng đồng tốc bi kiểu Rzeppa cùng làm việc theo nguyên lý tiếp xúc thông qua các viên bi truyền lực. 

Trục chủ động nối 1 đầu với bánh răng bán trục và đầu kia lắp then hoa với một phần quả cầu. Trục bị động có một hốc có 6 nửa rãnh tròn trong chứa các viên bi. Các viên bi nằm trong rãnh tròn giữa các nửa rãnh trong trong, ngoài và được định vị bằng vòng định vị dạng cầu. Vòng định vị tạo nệ mặt phẳng phân giác chưa viện bi. Góc lệch tối đa giữa nạng chủ đông và trục bị động là 40o .

* Các đăng đồng tốc kiểu Tripod.

Cấu tạo gồm: 1 thân bao hình trụ, trên đó xẻ 3 rãnh dọc theo đường sinh.

Thân bao hình trụ nối trục bị động bằng các then hoa. Trục chủ động được lắp then hoa với chạc 3 bố trí các con lăn với hình bao con lăn dạng cầu. 

2.5. Cầu chủ động (loại xe dẫn động cầu trước)

Cầu chủ động của xe Camry 2.5Q  bao gồm truyền lực chính và vi sai được bố trí trong hộp số.

2.5.1. Truyền lực chính: truyền lực chính 1 cấp Bánh răng trụ răng nghiêng

a) Nhiệm vụ:

- Truyền momen từ hộp số đến bộ vi sai.

- Giảm tốc và tăng mômen truyền đến các bánh xe để đảm bảo tỷ số truyền chung thích hợp của hệ thống truyền lực trong khi hộp số vẫn nhỏ gọn.

b) Cấu tạo:

Bánh răng trụ chủ động được lắp trên trục thứ cấp của hộp số cồn bánh răng trụ bị động được lắp với vỏ bộ vi sai.

2.5.2. Vi sai

Là bộ truyền bánh răng hành tinh, có nhiệm vụ bảo đảm cho các bánh xe chủ động hai bên có thể quay với vận tốc khác nhau khi xe quay vòng hoặc đi trên đường không bằng phẳng để tránh hiện tượng trượt cứng của bề mặt bánh xe gây mòn nhanh

Chương 3

TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q

3.1. Tính tỷ số truyền hộp số.

Tỷ số truyền trong hộp số là số truyền của bộ bánh răng hành tinh và được tính bằng tỷ số giữa răng của phần tử bị động và số răng của phần tử chủ động.

Do bánh răng hành tinh chỉ đóng vai trò như là một liên kết với vành răng bao và bánh răng mặt trời nên số răng của chúng không liên quan tới tỉ số truyền của bộ truyền hành tinh. 

Đường truyền công suất: Biến mô – Trục I – Trục II – C1 – Z1s – Z2s – output.

Tỷ số truyền ở tay số 1 được tính theo công thức: i1 = 3.3

Đường truyền công suất: Biến mô – Trục I – Trục II – C1 – Z1s – Z2s – Z2OD – output.

Tỷ số truyền tại tay số 2: i2 = 1.9

Tay số 5:

Đường truyền công suất: Biến mô – Trục I – Trục II – C2 – Z3s – Z2s – output.

                                                         Z1t – Z2t – Z1OD –

Tỷ số truyền : I6= 0.71

Tay số 6:

Đường truyền công suất: Biến mô – Trục I – Trục II – C2 – Z3s – Z2s – output.

Tỷ số truyền : i6 = 0.61

Như vậy qua tính toán tỷ số truyền hộp số thống kê như bảng.

3.2. Tính toán thiết kế kiểm tra đường kính một bộ phận của ly hợp hộp số Camry 2.5Q

Tính toán đường kính cho đĩa ma sát bộ ly hợp C1:

Ta có:

- Mms : Mô men ma sát cần thiết của ly hợp.

- Z : Số đĩa ma sát Z= 5.

- Điều kiện làm việc trong dầu.

Thông số tính toán:

- Đường kính trong (D­1) của đĩa ma sát.

- Đường kính ngoài (D2) của đĩa ma sát

Hệ số dự trữ phải đủ lớn để đảm bảo cho ly hợp truyền hết mô men xoắn của động cơ trong mọi điều kiên làm việc của nó. Mặt khác hệ số β không được lớn quá vì như thế ly hợp không làm tốt chức năng bảo vệ an toàn cho hệ thống truyền lực khi quá tải:

β = (1.3÷ 2.5) Chọn β= 1.7

 Nếu gọi lực ép tổng cộng do cơ cấu ép tạo ra [N], đặt tại bán kính trung bình Rtb(m) của đĩa ma sát, thì mô men ma sát của ly hợp Mms (N.m) do cơ cấu ép tạo ra là:

                 Mms= μ.F.Rtb.Zms                                                     (1)

p- Áp suất pháp tuyến của đôi bề mặt ma sát (MN/mm­2) làm bằng vật liệu đồng thau. Vì các đĩa của ly hợp làn việc trong môi trường dầu nên giá trị áp suất làm việc cho phép nằm trong khoảng: pN= (1.0 ÷ 1.5).10(N/m2)

Vậy chọn:  pN=   1.3.106   (N/m2)

Mô men ma sát :  Mms= 231.1,7.1,8  =  706,86   (N/m)

Thay các giá trị vào ta được:

R2= 0.089      (m)

Hay: R2 = 89    (mm)

Suy ra: R1 = R2.KR = 89. 0,78  = 69,42   (mm)

Bán kính trung bình hình vành khăn đĩa ma sát:  Rtb = 0,079 [m].

Vậy đường kính đĩa ma sát ly hợp C1 là: D1 = 138,84  (mm)  và    D2 = 178   (mm).

Từ công thức (1) ta xác định được lực ép cần thiết của cơ cấu ép phải tạo ra mà theo đó bảo đảm áp suất làm việc đã chọn và thỏa mãn mômen ma sát theo yêu cầu: F = 1278.23  [N].

Chương 4

HƯỚNG DẪN KHAI THÁC, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG TRUYỀN LỰC XE CAMRY 2.5Q

4.1. Kiểm tra sửa chữa hôp số hành tinh.

4.1.1. Các nguyên nhân hư hỏng.

1). Khó vào số.

Xe rung khi vào số. Có thể do tốc độ, để ga cao, áp suất thủy lực quá cao. Bộ tích năng hỏng, van bị rò rỉ.

2). Vào số chậm.

Xe không tác động khi cài số. Có thể do cần liên kết điều chỉnh không đúng. Mức dầu hộp số thấp (thiếu dầu), áp suất thủy lực thấp, hỏng bơm dầu, hộp và van bị rò rỉ, piston ly hợp hở, bộ tích năng hỏng.

5). Sai thời điểm, cài không lên được số.

Thiếu dầu hộp số, áp suất dầu thủy lực thấp, hỏng bộ điều tốc, hỏng khối van.

6). Hộp số kêu.

Có thể do sai mức dầu, bộ truyền động thủy động bị hỏng, bạc bị mòn zơ, các cặp bánh răng bị mòn, bơm thủy lực mòn..

7). Bộ truyền thủy động không khóa hãm được.

Có thể sai mức dầu, dầu sủi bọt, cảm biến nhiệt bị hỏng, rò van, bộ điều khiển điện tử bị hỏng.

4.1.2. Kiểm tra và điều chỉnh.

Bước 1: Đo mức dầu hộp số.

Mức dầu và tình trạng dầu.

- Điều kiện hoạt động tốt của dầu hộp số là ở nhiệt độ 85oC.

- Kéo phanh tay.

Bước 3: Kiểm tra các linh kiện điện tử.

Các rơ le điện tử và các cảm biến có thể kiểm tra bằng ôm kế.

- Kiểm tra rơ le: Tháo dây mạch rơ le, cho tiếp xúc với ôm kế. Nếu ôm kế báo điện trở lớn hơn hay nhỏ hơn tiêu chuẩn kỹ thuật thì phải thay mới.

- Kiểm tra cảm biến: Tháo giắc cắm dây cảm biến và cho tiếp xúc với ôm kế. quay trục chủ động của hộp số và quan sát số đo trên ôm kế. Ôm kế sẽ báo số đo mỗi khi ro to quét qua cảm biến. Nếu ôm kế không báo tức cảm biến đó đã bị hỏng cần thay mới.

4.2. Bảo dưỡng cầu chủ động

4.2.1. Bảo dưỡng kỹ thuật.

Truyền lực chính và vi sai cầu trước được lắp cùng trên hộp số và có kết cầu tương tự như cầu sau trên các xe có dẫn động cầu sau.

Cầu trước chỉ có thêm phần bảo dưỡng và sửa chữa khớp chuyển hướng.

Nội dung:

Khi bảo dưỡng cầu trước, phải kiểm tra và nếu cần phải điều chỉnh lực xiết bạc trục đứng, độ chụm các bánh xe trước và góc quay lớn nhất bánh xe, làm sạch và thay mỡ trong khớp. Khi kiểm tra các chốt cầu, đặc biệt chú ý đến gối hạn chế quay vòng, ốc điều chỉnh  và độ tin cậy chống xoay của nó.

4.2.2. Những nguyên nhân hư hỏng và cách khắc phục.

Những nguyên nhân hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc phục cầu trước được chỉ ra trong bảng 4.1

4.3. Bảo dưỡng trục các đăng.

- Theo định kỳ phải bơm mỡ vào các khớp các đăng và mối nối then trượt.

- Khi mòn hoặc hư hỏng các phớt của ổ bi kim cần thay thế mới, bởi vì các cổ trục của chạc chữ thập và các ổ bi sẽ bị mòn rất nhanh do bẩn và bị chảy mỡ bôi trơn. Cũng cần phải kiểm tra trạng thái của phớt ở cuối ống trượt, nếu phớt bị hỏng thì mài mòn rất nhanh và tăng độ đảo của trục các đăng.

* Yêu cầu kỹ thuật sau bảo dưỡng:

- Các đăng làm việc không bị lắc đảo.

- Các ốc bắt chắc chắn, không có tiếng kêu trong quá trình làm việc..

Những nguyên nhân hư hỏng thường gặp và cách khắc phục của trục các đăng được chỉ ra trong bảng 4.4.

4.4. Kiểm tra sửa chữa bộ vi sai.

Hỏng hóc của cầu chủ động và bộ vi sai.

Hỏng hóc thông thường nhất của cầu chủ động là phát ra tiếng kêu. Lý do phát ra tiếng kêu có thể do cầu chủ động hay bộ vi sai. Phân biệt được tiếu kêu, gõ theo tùng chế độ tải.

Có ba loại tiếng kêu, gõ: Tiếng hú vo vo, tiếng gầm, tiếng gõ.

Do các bánh răng ăn khớp có độ dơ quá lớn hoặc răng bị gãy tạo sự rung lắc, mất cân bằng khi làm việc.

4.5. Các hư hỏng khác và dầu dùng cho Camry 2.5Q.

4.5.1 Biến mô truyền kém công suất.

Cách kiểm tra : Khi xe chạy trong đường phố cảm giác xe chạy bình thường ở các tay số. Tuy nhiên chạy xe ngoại thành, đường vắng lại thấy xe ì và khó tăng tốc.

Hư hỏng có thể : do bộ ly hợp khóa biến mô bị hết lớp ma sát, do đó bị tổn hao công suất. Hoặc khớp một chiều trong biến mô bị hỏng, dẫn đến trượt không truyền được công suất.

4.5.2. Dầu chuyên dùng cho hộp số xe Camry 2.5Q.

Hãng Toyota có dầu chuyên dùng cho hộp số tự động riêng. Loại dầu dùng cho hộp số tự động U760E đó là đầu ATF WS (Autumatic Transmission Fluid).

KẾT LUẬN

   Trong phạm vi một đồ án tốt nghiệp đại học, trong thời gian không nhiều với những kiến thức đã được học tại Học Viện và được sự giúp đỡ rất nhiệt tình của thầy giáo: ThS……………, các thầy trong bộ môn, các thầy trong khoa động lực và các bạn đồng nghiệp bản đồ án tốt nghiệp: “Khai thác hệ thống truyền lực trên xe Camry 2.5Q’’ đã hoàn thành.

   Qua các nội dung đã được tìm hiểu về hệ thống truyền lực trên xe Camry 2.5Q nhận thấy nó có nhiều ưu điểm, làm việc ổn định và tin cậy, phù hợp với địa lý Việt Nam.

   Qua quá trình khai thác hệ thống truyền lực, bản thân cũng mở mang thêm nhiều kiến thức bổ ích giúp cho công việc thực tế sau này. Vì thời gian khai thác đề tài không nhiều, kiến thức bản thân còn hạn chế nên trong nội dung đồ án không thể tránh những thiếu sót nhất định. Kính mong được sự chỉ bảo và các ý kiến đóng góp để đồ án được hoàn thiện hơn.

   Cuối cùng làlời cảm ơn trân thành nhất đến các thầy giáo trong bộ môn Ô tô - khoa ĐộngLực đã tận tình giúp đỡ để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Lý thuyết ô tô máy kéo,NXB KHKT, 1996.

[2]. Nguyễn Hữu Cẩn, Phạm Đình Kiên, Thiết kế và tính toán ô tô máy kéo, NXB ĐH&THCN, 1971.

[3]. Nguyễn Trọng Hiệp, Chi tiết máy (tập 1,2), NXB GD, 2006.

[4]. Phạm Đình Vy, Vũ Đức Lập, Cấu tạo ô tô quân sự (tập 1), HVKTQS, 1995. Vũ Đức Lập, Sổ tay tra cứu tính năng kỹ thuật ô tô, HVKTQS, 2004.

[5]. Nguyễn Thành Trí, Châu Ngọc Thạch, Hướng dẫn sử dụng bảo trì và sữa chữa xe ô tô đời mới, NXB Trẻ, 1997.

"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"