MỤC LỤC
MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
1.1. Thông số kỹ thuật cơ bản về một số ô tô vận tải 1 tấn
1.2. Tính năng kỹ thuật về một số ô tô vận tải 1 tấn
1.2.1. Xe ô tô vận tải Hyundai 1 tấn Porter H100 loại nhập khẩu
1.2.2. Xe ô tô vận tải 1 tấn Veam VPT095
1.2.3. Xe ô tô vận tải Kenbo 1 tấn EURO.4
1.3. Lí do chọn ô tô vận tải 1 tấn
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
2.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống treo
2.1.1. Công dụng
2.1.2. Phân loại
2.1.3. Yêu cầu
2.2. Phân tích kết cấu một số bộ phận điển hình trong hệ thống treo ô tô vận tải 1 tấn
2.2.1. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc với bộ phận đàn hồi nhíp lá
2.2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc với bộ phận đàn hồi là lò xo
2.2.3. Bộ phận giảm chấn ống trên ô tô vận tải 1 tấn
2.2.4. Bộ phận ổn định trên ô tô vận tải 1 tấn
2.2.5. Vấu cao su
2.2.6. Bạc đầu nhíp
CHƯƠNG 3. TÍNH TOÁN KIỂM BỀN MỘT SỐ CHI TIẾT HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
3.1. Mục đích, nội dung tính toán kiểm bền
3.2. Tính toán kiểm bền một số bộ phận của hệ thống treo
3.2.1. Tính toán kiểm bền cho nhíp
2.3.2. Tính bền tai nhíp
2.3.3. Tính bền chốt nhíp
3.3.4. Tính toán kiểm bền cho giảm chấn
CHƯƠNG 4. KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
4.1. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hệ thống treo
4.2. Các bảo dưỡng
4.2.1. Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên
4.2.2. Bảo dưỡng cấp 1
4.2.3. Bảo dưỡng cấp 2
4.3. Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục
4.4. Quy trình tháo - quy trình lắp hệ thống treo
4.4.1. Quy trình tháo
4.4.2. Quy trình lắp
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI NÓI ĐẦU
Khi ô tô ngày càng hoàn thiện, đất nước ngày càng phát triển về mặt văn hoá, kinh tế và xã hội thì các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của dao động cũng cần được xem xét một cách nghiêm túc. Đối với xe ô tô vận tải, ngoài yêu cầu về độ êm dịu, ngày nay người ta buộc phải chú ý đến các tiêu chí khác như: an toàn hàng hoá, ảnh hưởng của tải trọng động đến đường (áp lực đường), và mức độ giảm tải trọng, do vậy làm giảm khả năng truyền lực khi tăng tốc và khi phanh. Trong vận tải ô tô máy kéo, người lái là người quyết định chủ yếu cho an toàn chuyển động. Nếu hệ thống treo của xe có dao động nằm ngoài phạm vi cho phép (80÷120 lần/phút) thì sẽ làm tăng lỗi điều khiển của người lái, gây ra những nguy hiểm đến tính mạng của con người và hàng hoá.
Khi ô tô chạy trên đường thường phát sinh ra các lực và mômen tác động lên hệ thống treo chúng tạo ra những dao động. Các dao động này thường ảnh hưởng xấu tới hàng hoá, tuổi thọ của xe và đặc biệt ảnh hưởng người lái và hành khách ngồi trên xe. Người ta cũng tổng kết rằng, những ô tô chạy trên đường xấu, ghồ ghề so với ô tô chạy trên đường tốt, bằng phẳng thì tốc độ trung bình giảm 40÷50%, quãng đường chạy giữa hai chu kỳ đại tu giảm từ 35÷40%, năng suất vận chuyển giảm từ 35÷40%.
Điều đặc biệt nguy hiểm là nếu con người chịu lâu trong tình trạng xe bị rung, xóc nhiều sẽ gây mệt mỏi. Một số nghiên cứu gần đây về dao động và ảnh hưởng của nó tới sức khoẻ con người đều đi tới kết luận: Nếu con ngời bị ảnh hưởng một cách thường xuyên của dao động thì sẽ mắc phải bệnh thần kinh và não.
Ở những nước phát triển, hệ thống treo của ô tô nói chung được quan tâm đặc biệt. Chúng được nghiên cứu đến mức tối ưu làm giảm đến mức thấp nhất những tác hại của nó đến con người đồng thời làm tăng tuổi thọ của xe cũng như các bộ phận được treo.
Ở nước ta hiện nay, công nghệ sản xuất và lắp ráp xe ô tô vận tải cũng không ngừng được cải tiến với sự trợ giúp về khoa học kỹ thuật của các nước tiên tiến. Ngành xản suất ô tô đã từng bước trở thành mũi nhọn của nền kinh tế, đưa đất nước ngày càng vững bước đi lên Chủ Nghĩa Xã Hội. Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam vẫn còn yếu so với các nước trên khu vực và trên thế giới. Trong ngành giao thông vận tải vẫn còn cho phép lưu hành những xe kém về chất lượng cũng như không còn đảm bảo về độ bền. Khả năng làm việc của xe và đặc biệt là hệ thống treo của những xe này có dao động quá lớn nằm ngoài phạm vi cho phép có thể ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ con người.
Nghiên cứu hệ thống treo trên ô tô vận tải nhằm mục đích nâng cao độ êm dịu và an toàn chuyển động cũng là một vấn đề rất cấp thiết, nó quyết định đến sự tiện nghi của ô tô trên nhiều mặt cũng như sự hài lòng của hành khách trên xe, và trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu đề cập tới vấn đề này, xuất phát từ thực tế cùng với sự tìm hiểu của bản thân, tôi đã lựa chọn đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Khai thác hệ thống treo xe ô tô vận tải 1 tấn”.
Nội dung chính của đồ án ngoài phần mở đầu và phần kết luận còn có các vấn đề được trình bày trong bốn chương, chương 1 giới thiệu chung về ô tô 1 tấn để biết được đặc điểm của một số loại xe ô tô vận tải 1 tấn trên thị trường việt hiện nay, sau đó ta đi vào chương 2 phân tích kết cấu hệ thống treo trên ô tô vận tải 1 tấn, sau khi đã tìm hiểu và phân tích kết cấu hệ thống treo trên ô tô vận tải 1 tấn, thì tiếp theo là chương 3 tính toán kiểm bền một số chi tiết hệ thống treo vận tải 1 tấn, cuối cùng là chương 4 khai thác hệ thống treo vận tải 1 tấn.
Hà Nội, ngày…tháng…năm 20…
Sinh viên thực hiện
…………………
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
1.1. Thông số kỹ thuật cơ bản về một số ô tô vận tải 1 tấn
Thông số kỹ thuật cơ bản về một số ô tô vận tải 1 tấn thể hiện như bảng 1.1.
1.2. Tính năng kỹ thuật về một số ô tô vận tải 1 tấn
1.2.1. Xe ô tô vận tải Hyundai 1 tấn Porter H100 loại nhập khẩu
Xe tải 1 tấn Hyundai HD100 là dòng xe tải nhỏ nhất của Hyundai đã có mặt tại thị trường Việt Nam để thay thế cho người anh em Hyundai - Porter 1,25 tấn sản xuất trong nước. Hyundai Porter H100 có trọng tải nhỏ hơn một chút (tải trọng 1 tấn) nhưng được nhập khẩu nguyên chiếc 100% từ Hàn Quốc dạng cabin chassi về Việt Nam. Ở dưới hình ảnh xe ô tô vận tải Hyundai 1 tấn Porter H100 loại nhập khẩu.
Sau đây là một sô tính năng kỹ thuật về ô tô vận tải Hyundai 1 tấn Porter H100 loại nhập khẩu:
- Xe ô tô vận tải H100 được trang bị phanh đĩa trục trước và tang trống phía sau, đảm bảo độ an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
- Hệ thống giảm sóc chữ A trục trước, nhíp trục sau. Tăng độ cứng vững cũng như tính êm dịu cho quá trình lắn bánh cảu xe.
- Xe được trang bị hệ thống an toàn với khóa vi sai, hệ thống phanh trước sử dụng đĩa tản nhiệt, ở phanh sau sử dụng phanh dạng tang trống mạch kép thủy lực, có trợ lực chân không.
1.2.2. Xe ô tô vận tải 1 tấn Veam VPT095
Veam VPT095 là dòng xe tải 1 tấn nội địa được nhà máy Veam Motor lắp ráp mới trong năm 2018. Dòng xe này có một số kiểu dáng như: kiểu thùng lửng, thùng đông lạnh, thùng mui bạt. Dưới đây là hình dáng bên ngoài kiểu xe ô tô vận tải 1 tấn Veam VPT095 thùng lửng.
Sau đây là một sô tính năng kỹ thuật về ô tô vận tải 1 tấn Veam VPT095:
- Xe được thiết kế khá nhỏ gọn, thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hóa lưu thông trong điều kiện đường xá nhỏ hẹp, đông người.
- Nội thất được thiết kế tiện nghi, sang trọng, cực kỳ tinh tế đến từng hệ thống âm thanh.
1.2.3. Xe ô tô vận tải Kenbo 1 tấn EURO.4
Xe tải Kenbo 990kg là một dòng xe tải thùng của nhà máy Chiến Thắng được sản xuất và lắp ráp vào cuối năm 2018. Để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng trong thị trường xe tải nhẹ. Dưới đây là hình dáng bên ngoài kiểu xe ô tô vận tải Kenbo 1 tấn EURO.4.
Sau đây là một sô tính năng kỹ thuật về ô tô vận tải Kenbo 1 tấn EURO.4:
- Xe tải Kenbo 1 tấn EURO.4 sở hữu kiểu dáng thanh lịch với dáng vẻ của 1 chiếc xe tải cao cấp, thiết kế nhỏ gọn.
- Nội thất xe tải Kenbo được thiết kế rộng rãi với nhiều tiện nghi. Mặc dù Kenbo 1 tấn là một chiếc xe tải nhưng những trang thiết bị trên xe không khác gì một chiếc xe du lịch: hệ thống điều hòa công suất cao, đồng hồ hiển thị đa chức năng, đặc biệt là hệ thống giải trí hỗ trợ Radio/Bluetooth/USB.
1.3. Lí do chọn ô tô vận tải 1 tấn
Qua sự khái quát ở trên ta thấy loại xe ô tô vận tải 1 tấn có những ưu nhược điểm sau:
- Ưu điểm:
+ Ô tô vận tải 1 tấn thiết kế với kích thước gọn nhẹ, có thùng chứa hàng tiện nghi.
+ Ô tô vận tải 1 tấn vận chuyển hàng hóa dễ dàng, đặc biệt đi vào trong các ngõ hẻm mà các loại xe ô tô vận tài khó vận chuyển vào được.
- Nhược điểm:
+ Vận chuyển hàng hóa ít so với các loại xe vận tải lớn.
+ Đi lại các cung lớn khó khăn do gầm xe thấp, bánh xe nhỏ, dung tích bình nhiên liệu không lớn dẫn đến nhiều bất tiện khi vận chuyển hàng ở cung đường xa và mặt đường sấu.
Kết luận: Trên đây là toàn bộ nội dung chương thứ nhất, qua đó giúp ta có cái nhìn rõ nét hơn về tên gọi, hình dáng, kích thước cũng như các thông số kỹ thuật, tính năng riêng của một số loại ô tô vận tải 1 tấn. Trong khuôn khổ đồ án ta chỉ có thể giới thiệu một số loại xe ô tô vận tải 1 tấn tiêu biểu, phổ biến trên thị trường việt nam hiện nay. Nhưng qua chương này cũng đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn tổng quan hơn về loại xe ô tô vận tải 1 tấn vô cùng thuận tiện và đa dạng này.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH KẾT CẤU HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
2.1. Công dụng, phân loại, yêu cầu của hệ thống treo
2.1.1. Công dụng
Hệ thống treo dùng để nối đàn hồi khung vỏ ô tô với bánh xe, có công dụng làm êm dịu cho quá trình chuyển động khi đi qua các mặt đường không bằng phẳng. Ngoài ra hệ thống treo còn dùng để truyền các lực và mômen từ bánh xe lên khung hoặc vỏ xe, đảm bảo đúng động học bánh xe.
- Khi ô tô chuyển động, nó cùng với lốp hấp thụ và cản lại các rung động, các dao động và các va đập tác dụng lên xe do mặt đường không bằng phẳng, để bảo vệ hành khách, hành lý và cải thiện tính ổn định.
- Xác định động học chuyển động của bánh xe, truyền lực kéo và lực phanh sinh ra do ma sát giữa mặt đường và các bánh xe, lực bên và các mô men phản lực đến gầm và thân xe
Để đảm bảo công dụng như đã nêu ở hệ thống treo thường có 3 bộ phận chủ yếu:
- Bộ phận đàn hồi
- Bộ phận giảm chấn
- Bộ phận hướng
- Bộ phận ổn định
2.1.2. Phân loại
Hệ thống treo ô tô thường được phân loại dựa vào cấu tạo của bộ phận đàn hồi, bộ phận hướng và theo phương pháp dập tắt dao động
a) Phân loại theo cấu tạo của bộ phận hướng gồm có:
- Hệ thống treo phụ thuộc: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bên phải được liên kết cứng với nhau bằng dầm cầu liền hoặc vỏ cầu cứng.
- Hệ thống treo độc lập: là hệ thống treo mà bánh xe bên trái và bánh xe bên phải không có liên kết cứng, chúng chỉ được nối gián tiếp với nhau qua khung xe hoặc vỏ xe.
Kết luận: Vậy trên ô tô vận tải 1 tấn thường sử dụng hệ thống treo phụ thuộc.
b) Phân loại theo cấu tạo của bộ phận đàn hồi có các loại như sau:
- Bộ phận đàn hồi là kim loại gồm: nhíp lá, lò xo, thanh xoắn.
- Bộ phận đàn hồi là khí nén gồm: bộ phận đàn hồi là khí nén có bình chứa là cao su kết hợp sợi vải bọc cao su làm cốt, dạng màng phân chia và dạng liên hợp.
c) Phân loại theo phương pháp dập tắt dao động gồm có:
- Dập tắt dao động nhờ các giảm chấn (mà chủ yếu là các giảm chấn thuỷ lực dạng đòn và dạng ống).
- Dập tắt dao động nhờ ma sát giữa các chi tiết của bộ phận đàn hồi và trong bộ phận hướng. Hệ thống treo này sẽ không được trang bị giảm chấn nên hiệu quả dập tắt dao động sẽ kém hơn so với trường hợp có giảm chấn.
Kết luận: Vậy trên ô tô vận tải 1 tấn bộ phần giảm giấn thường sử dụng là giảm chấn dạng ống.
2.1.3. Yêu cầu
Để hệ thống treo đảm bảo khi xe hoạt động thì cần những yêu cầu sau đây:
- Độ võng tĩnh f (sinh ra dưới tác dụng của tải trọng tĩnh) phải nằm trong giới hạn đủ đảm bảo tần số dao động thích hợp cần thiết.
- Độ võng động f (sinh ra khi ô tô chuyển động) phải đủ đảm bảo vận tốc chuyển động của ô tô trên đường xấu nằm trong giới hạn cho phép, ở giới hạn này không có sự va đập lên bộ phận hạn chế.
2.2. Phân tích kết cấu một số bộ phận điển hình trong hệ thống treo ô tô vận tải 1 tấn
Hiện nay ở trên xe ô tô vận tải 1 tấn hệ thống treo chủ yếu là sử dụng nhóm hệ thống treo phụ thuộc. Hình 2.1 thể hiện sơ đồ hệ thống treo đó.
Qua hình 2.1 ta thấy:
Trong hệ thống treo phụ thuộc các bánh xe được đặt trên dầm cầu liền, bộ phận giảm chấn và đàn hồi đặt giữa thùng xe và dầm cầu liền. Trong trường hợp cầu xe là bị động thì dầm đó là một thanh thép định hình, còn trường hợp là cầu chủ động thì dầm là phần vỏ cầu trong đó có một phần của hệ thống truyền lực.
2.2.1. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc với bộ phận đàn hồi nhíp lá
- Hệ thống treo phụ thuộc, bộ phận đàn hồi là nhíp: là hệ thống treo bộ phận đàn hồi mà nhíp có thể được bố trí ở cầu bị động hoặc ở cầu chủ động.
Trong trường hợp trên, nhíp vừa là bộ phận đàn hồi vừa là bộ phận hướng. Với chức năng là bộ phận hướng, nhíp có thể truyền được lực dọc (lực kéo hoặc lực phanh) và lực ngang từ bánh xe qua cầu lên khung xe. Ngoài ra, nhíp cũng có thể truyền mô men kéo và mô men phanh từ bánh xe lên khung. Trong quá trình biến dạng, chiều dài của nhíp thay đổi nên tai nhíp bắt lên khung hay dầm xe, một đầu cố định một đầu di động.
a) Kết cấu:
Qua hình 2.3.ta thấy:
Kết cấu của bộ phận đàn hồi nhíp nhiều lá bao gồm cả nhíp chính và nhíp phụ đều là các bó nhíp ghép cứng lại với nhau. Tháo rời bộ nhíp này ra, nhận thấy bán kính cong có quy luật phổ biến: các lá nhíp dài có bán kính cong lớn hơn các lá nhíp ngắn.
Ở trên hệ thống treo của các loại ô tô vận tải loại 1 tấn như: ô tô vận tải 1 tấn Veam VPT095, Kenbo 1 tấn EURO, Hyundai porter H-100…đều sử dụng bộ phận đàn hồi là nhíp nhiều lá.
Qua hình 2.4 & 2.5 thể hiện kết cấu hệ thống treo cầu trước và cầu sau trên xe tải 1 tấn nói chung và xe tải 1 tấn Hyundai porter H-100 ta thấy: kết cấu của hệ thống treo trên xe sử dụng hệ thống đàn hồi đều là nhíp nhiều lá, kết cấu tai nhíp, bó nhíp là giống nhau. Chỉ khác nhau về số lượng lá nhíp được bố trên mỗi cầu là ít hay nhiều.
Ở trên hình 2.6. ta thấy:
+ Đầu lá nhíp có tiết diện hình chử nhật với chiều rộng : 60 (mm) và chiều dày: 7 (mm).
Để lắp đặt nhíp lên khung xe, đầu lá nhíp trên cùng được uốn cong lại thành tai nhíp và bắt lên khung xe thông qua hai chốt. (hình 2.6.c)
+ Tai nhíp trên xe là tai nhíp không cường hoá vì xe tải trọng nhỏ.
- Kết cấu của bộ nhíp:
Như rên hình 2.3. ta thấy:
+ Các lá nhíp sau khi được chế tạo được lắp ghép với nhau thành bộ nhíp nhờ bu lông trung tâm và các vòng kẹp.
+ Công dụng của bu lông trung tâm là giữ và ép chặt các lá nhíp với nhau đồng thời làm nhiệm vụ định vị khi lắp nhíp lên dầm cầu.
b) Nguyên lý làm việc:
Khi xe hoạt động, nhíp sẽ tạo ra một cụm treo đàn hồi giúp vỏ, cầu xe đúng vị trí theo chiều dọc và chiều ngang. Nhíp có thể chịu lực xoắn khi tăng tốc và lực phanh khi giảm tốc. Lực truyền động được truyền tới phía trước của nhíp tới chốt treo.
c) Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Kết cấu và chế tạo đơn giản
+ Sữa chữa bảo dưỡng dễ dàng
- Nhược điểm:
+ Do tải trọng xe bé nên các chi tiết không được nhiệt luyện, cường háo nên dẫn đến nhanh hỏng, chi phí bảo dưỡng nhiều.
+ Do bó nhíp nhiều lá nên dẫn đến độ êm dịu giảm.
2.2.2. Phân tích kết cấu hệ thống treo phụ thuộc với bộ phận đàn hồi là lò xo
- Hệ thống treo phụ thuộc, bộ phận đàn hồi lò xo trụ: là hệ thống treo phụ thuộc, bộ phận đàn hồi lò xo trụ cũng có thể được bố trí ở cầu bị động hoặc ở cầu chủ động. Vì lò xo trụ chỉ có khả năng chịu lực kéo theo phương thẳng đứng nên ngoài lò xo trụ phải bố trí các bộ phận của bộ phận hướng.
- Đặc điểm của lò xo trụ:
+ Tỷ lệ hấp thu năng lượng tính cho một đơn vị khối lượng cao hơn so với loại lò xo lá (nhíp).
+ Có thể chế tạo các lò xo mềm.
- Lò xo phi tuyến tính:
+ Nếu lò xo trụ được làm từ một thanh thép có đường kính đồng đều thì toàn bộ lò xo sẽ co lại đồng đều, tỷ lệ với tải trọng.
Tuy nhiên, nếu sử dụng một thanh thép có đường kính thay đổi đều, như minh hoạ trên hình sau đây, thì hai đầu của lò xo sẽ có độ cứng thấp hơn phần giữa.
2.2.3. Bộ phận giảm chấn ống trên ô tô vận tải 1 tấn
a) Công dụng:
- Giảm và dập tắt dao động của thân xe khi bánh xe lăn trên đường không bằng phẳng nhờ vậy mà bảo vệ được hệ thống đàn hồi và tính năng, tiện nghi cho xe và người sử dụng.
- Đảm bảo dao động của phần không treo mức độ nhỏ nhất nhằm làm tốt sự tiếp xúc của bánh xe trên nền đường, nâng cao tính chất chuyển động của xe như khả năng bám đường, khả năng an toàn khi chyển động.
b) Kết cấu:
Qua hình 2.9. ta thấy: loại giảm chấn ống thủy lực với hai áp lực được cấu tạo bởi các phần cơ bản sau:
- Lỗ cố định ống nhún hai đầu.
- Ống bảo vệ bọc bên ngoài.
- Trục piston nối với piston van hai chiều.
Qua hình 2.10. ta thấy:
- Trên piston 12 có hai dãy lỗ khoan theo các vòng tròn đồng tâm. Dãy lõ ngoài được đậy phía trên bởi đĩa của van thông 5. Dãy lỗ trong - đậy phía dưới bởi van trả 6. Trên piston có một lỗ tiết lưu 11 thường xuyên mở.
- Trên đáy xi lanh cũng được làm các dãy lỗ: dãy lỗ ngoài được che phía trên bởi đĩa của van hút 8, dãy lỗ trong - che phía dưới bởi van nén 7.
c) Nguyên lý làm việc:
- Hành trình nén:
+ Nén nhẹ: Piston 12 dich chuyển xuống dưới với tốc độ nhỏ. Dầu được ép từ khoang dưới, qua các lỗ tiết lưu 11 và van thông 5 đi lên khoang trên.
- Hành trình trả:
+ Trả nhẹ: Piston 12 dich chuyển lên trên với tốc độ nhỏ. Dầu được ép từ khoang trên, qua các lỗ tiết lưu 11 đi xuống khoang dưới. Do thể tích piston giải phóng ở khoang dưói lớn hơn thể tích do nó chiếm chỗ khi di chuyển lên trên (do ở khoang trên có thêm cần piston).
+ Trả mạnh: Piston 12 dịch chuyển lên trên với tốc độ lớn. áp suất trong khoang trên piston tăng cao ép lò xo mở van trả 2 ra cho dầu đi qua dãy lỗ trong xuống khoang dưới. Nhờ thế sức cản giảm chấn giảm đột ngột, hạn chế bớt lực tác dụng lên cần giảm chấn.
Các van dạng đĩa - lò xo có quán tính rất nhỏ, nên đảm bảo cho dầu lưu thông kịp thời từ khoang này sang khoang kia.
d) Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm:
+ Dập tắt dao động nhanh chóng.
+ Phù hợp với dòng xe ô tô vận tải loại nhỏ, xe bán tải.
- Nhược điểm:
+ Yêu cầu độ chính xác cao.
+ Bảo dưỡng gắt gao, thường xuyên.
+ Khi làm việc ở tần số cao có thể xảy ra hiện tượng không khí lẫn vào chất lỏng để giảm hiệu quả của giảm chấn.
2.2.4. Bộ phận ổn định trên ô tô vận tải 1 tấn
a) Công dụng:
Bộ phận ổn định có công dụng là làm tăng độ ổn định của xe trong quá trình di chuyển. Đặc biệt giúp tăng tính cân bằng, ổn định của xe khi vào cua tạo cảm giác chắc chắn cho xe, nhất là khi xe vận hành trên các cung đường gập gềnh mang đến cho người lái cảm giác rất thoải mái.
b) Phân loại:
Bộ phận ổn định sử dụng trên các loại ô tô vận tải 1 tấn thường dùng thanh chống dưới khung gầm. Đây là một thanh xoắn có hình chữ U, phần giữa thường được bắt lỏng vào khung xe, hai đầu được nối mềm với thanh giằng của hệ treo hai bên bánh xe.
2.2.5. Vấu cao su
a) Công dụng :
Vấu cao su hấp thụ năng lượng dao động nhờ sinh ra nội ma sát khi nó bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại lực. Hay có tác dụng như bạc đệm.
b) Ưu, nhược điểm:
- Ưu điểm:
Vấu cao su được sử dụng rất nhiều trên hệ thống treo của xe vì có những ưu điểm sau:
+ Nó có thể được làm với mọi hình dạng khác nhau.
+ Không có tiếng ồn khi làm việc.
- Nhược điểm:
+ Vấu cao su không thích hợp khi tải trọng lớn chỉ thích hợp với xe du lịch và xe tải nhỏ.
+ Độ bền không cao, dễ bị ỗi hóa, bị hỏng vì môi trường.
Kết luận: Ở chương 2 đã nghiên cứu và phân tích đặc điểm kết cấu của hệ thống treo trên xe ô tô vận tải 1 tấn. Tiếp theo chương 3 sẽ đi tính toán kiểm bền một số chi tiết hệ thống treo ô tô vận tải 1 tấn.
CHƯƠNG 3
TÍNH TOÁN KIỂM BỀN MỘT SỐ CHI TIẾT HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
3.1. Mục đích, nội dung tính toán kiểm bền
- Việc tính toán kiểm bền một số chi tiết hệ thống treo được tiến hành với hệ thống treo cụ thể. Mục đích của tính toán kiểm bền là xác định các thống số đánh giá độ bền chi tiết hệ thống treo. Từ kết quả tính toán thấy được các chi tiết có đảm bảo điều kiện làm việc. Ở đồ án này tính bền một số chi tiết trên xe ô tô vận tải Hyundai 1 tấn Porter H100.
- Nội dung tính toán:
+ Tính toán bền cho nhíp.
+ Tính toán bền tai nhíp.
+ Tính bền chốt nhíp.
+ Tính toán bền cho giảm chấn.
3.2. Tính toán kiểm bền một số bộ phận của hệ thống treo
Thông số đầu vào thê rhieenj như bảng 3.1.
3.2.1. Tính toán kiểm bền cho nhíp
Trong tính toán kiểm tra cho nhíp ta đã biết tất các kích thước của nhíp như chiều dài của nhíp, chiều rộng của nhíp, chiều dày của nhíp, và đã biết độ võng tĩnh và độ vòng của nhíp.
Ta có:
- l: Là chiều dài của lá nhíp: l= 1050 mm
- b: Là chiều rộng của lá nhíp: b= 60 mm
- Z: Là số lượng lá nhíp trong bộ: Z= 7 cái
- h: Là chiều dày của lá nhíp: h = 7 mm
- G : Là tải trọng tĩnh tác dụng lên lá nhíp. được xác định từ sơ đồ treo. Trương hợp xe Hyundai 1 tấn Porter H100 = GK
- GK: Là trọng lượng phân bố lên bánh xe khi ô tô chất đầy tải: GK=2424.
a) Đối với nhíp trước:
Thay số vào công thức ta được: Ptmax=1229,78 Kg
b) Đối với nhíp sau:
Thay số vào công thức ta được: Psmax=132,25 Kg
c) Kết luận:
Với [ Ứng suất cho phép của bộ nhíp, các lá nhíp của xe được chế tạo từ thép 55C2 có [ = 8500÷9000 kG/cm2.
Vậy so sánh kết quả tính toán với ứng suất cho phép ta thấy nhíp trước và nhíp sau đảm bảo độ bền.
2.3.2. Tính bền tai nhíp
Tai nhíp là một chi tiết cơ sở liên kết giữa toàn bộ bó nhíp lên khung xe. Trong trường hợp ta nên kiểm bền cho tai nhíp xem có đảo bảo điều kiện bền hay không. Sơ đồ tính bền cho tai nhíp được thể hiện như hình 3.1.
Từ hình 3.1 ta có:
- D: Là đường kính trong của tai nhíp, chọn: Dt = 35 (mm).
- h0: Là chiều dầy lá nhíp chính: h0 = 7 (mm).
- b: Là chiều rộng lá nhíp: b = 55 (mm)
Khi xe làm việc, tai nhíp chịu tác dụng của lực kéo Pk hay lực phanh Pp. Trị số của lực này được xác định theo công thức sau:
Pkmax=Ppmax=j.Zbx
=> Pkmax= 0,7. 4725 = 3307,5 (N).
* Ứng suất tổng hợp ở tai nhíp:
sth = suốn + snén = 90,20 + 4,29 = 94,49 (N/mm2)
* Ứng suất tổng hợp cho phép:
[sth] =350MN/m2 = 350 (N/mm2) Þ sth < [sth]. Vậy tai nhíp đủ bền.
2.3.3. Tính bền chốt nhíp
- Đường kính chốt nhíp được chọn bằng đường kính trong danh nghĩa của tai nhíp: Dch = 35 (mm).
- Chọn vật liệu chế tạo chốt nhíp là thép hợp kim thì ứng suất chèn dập cho phép: [scd ] = 7,5 ÷ 9 (N/mm2).
Sau khi tính toán ta thấy: Ứng suất chèn dập và ứng suất cắt sinh ra nhỏ hơn ứng suất cho phép của vật liệu. Vậy chốt đảm bảo đủ bền.
3.3.4. Tính toán kiểm bền cho giảm chấn
Giảm chấn dùng để dập tắt các dao động của vỏ và lốp xe bằng cách chuyển cơ năng của các dao động thành nhiệt năng. Giảm chấn trên ôtô hiện nay dùng giảm chấn thủy lực nên ma sát giữa chất lỏng và các lỗ tiết lưu là ma sát chủ yếu để dập tắt dao động. Các yêu cầu cơ bản đối với giảm chấn:
- Đảm bảo trị số và sự thay đổi đường đặc tính của các dao động, cụ thể:
+ Dập tắt càng nhanh các dao động nếu tầng số dao động càng lớn.
+ Hạn chế các lực truyền qua giảm chấn lên thùng xe.
- Làm việc ổn định khi ôtô chuyển động trên các đường khác nhau.
- Tuổi thọ cao.
- Trọng lượng và kích thước nhỏ gọn, giá thành rẻ.
Giảm chấn ống hai đầu của giảm chấn nối trực tiếp với phần được treo và không được treo thông qua hệ thống đòn. Do vậy lực tác dụng lên giảm chấn cũng như áp suất làm việc chất lỏng nhỏ hơn.Thành mỏng hơn, nhẹ hơn giảm chấn đòn khoảng hai lần, kết cấu và chế tạo đơn giản, điều kiện làm mát tốt nên hiện nay được sử dụng rộng rãi.
Giảm chấn của hệ thống treo trên xe Hyundai 1 tấn Porter H100 là loại giảm chấn ống có tác dụng 2 chiều, 2 lớp vỏ.
a) Các số liệu ban đầu:
- Hệ số giảm chấn K (Ns/mm).
+ Hành trình nén: Kn= 2,4.
+ Hành trình trả: Kt= 7,8.
- Vận tốc dịch chuyển của piston giảm chấn: vp= 200 mm/s
b) Để tính toán cho giảm chấn bao gồm:
- Xác định công thức khuếch tán (Nt) của giảm chấn và nhiệt nung nóng ống giảm chấn (t).
Xác định công thức khuếch tán của giảm chấn theo công thức: Nt= 204 Nm/S= 201W.
c) Kết luận:
Qua qúa trình tính toán nhiệt độ của hình ống giảm chấn.
t= 740C< [t]= 110÷1200C. Vậy giảm chấn đảm bảo bền.
CHƯƠNG 4
KHAI THÁC HỆ THỐNG TREO Ô TÔ VẬN TẢI 1 TẤN
4.1. Một số lưu ý trong quá trình sử dụng hệ thống treo
Trong quá trình khai thác sử dụng xe, người lái xe là người trực tiếp kiểm tra, đánh giá chất lượng làm việc của hệ thống treo, cũng như tiến hành các công việc bảo dưỡng thường xuyên đối với toàn bộ xe nói chung và với hệ thống treo nói riêng để đảm bảo hệ thống treo làm việc ổn định, tin cậy và bền lâu.
- Trước khi đưa xe vào sử dụng:
+ Kiểm tra bằng mắt tình trạng của các chi tiết trong hệ thống treo như: độ mòn, tình trạng mòn của lá nhíp, quang nhíp, độ kín khít của các phớt chắn dầu giảm chấn và các cụm trong hệ thống treo.
+ Nếu có những biểu hiện bất thường trong hệ thống treo như: chảy dầu giảm chấn, nứt vỡ vấu cao su, các lá nhíp …v.v tuyệt đối không được đưa xe vào sử dụng mà phải đưa xe tới trạm sửa chữa để kiểm tra và khắc phục.
- Sau một hành trình sử dụng xe:
+ Quan sát, đánh giá lại tình trạng của hệ thống treo.
+ Rửa, vệ sinh toàn bộ xe để tránh tình trạng bụi bẩn bám lên bề mặt các chi tiết của hệ thống treo làm giảm khả năng thoát nhiệt cũng như gây ăn mòn cho các chi tiết đó.
- Xiết lực đúng tiêu chuẩn khi lắp để chắc chắn rằng những chi tiết này hoạt động ổn định.
- Không được thử bằng nhiệt, nén hoặc làm thẳng các chi tiết của hệ thống treo. Phải thay hay bằng phụ tùng mới nếu làm chúng bị hư.
Hình 4.1 là hệ thống treo cầu sau trên xe ô tô vận tải loại 1 tấn.
4.2. Các bảo dưỡng
Trong quá trình khai thác, để đảm bảo cho các cụm, hệ thống luôn trong tình trạng kỹ thuật tốt nhất, người quản lý sử dụng xe cần phải thực hiện tốt công tác kiểm tra bảo dưỡng bao gồm: kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên, bảo dưỡng cấp 1 và bảo dưỡng cấp 2, trong đó có các nội dung sau:
4.2.1. Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên
Kiểm tra bảo dưỡng thường xuyên gồm các nội dung sau:
- Làm sạch các bộ phận khỏi bùn, đất bẩn.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật của các bộ phận của hệ thống treo, bánh xe, siết chặt các đai ốc, bu lông bị lỏng.
4.2.2. Bảo dưỡng cấp 1
- Kiểm tra sự cố định và trạng thái của các giảm chấn thuỷ lực.
- Kiểm tra sự cố định các trục xoắn.
- Kiểm tra trạng thái của các đòn treo của hệ thống treo và sự cố định của chúng.
4.2.3. Bảo dưỡng cấp 2
- Kiểm tra các giảm chấn thuỷ lực có bị rò rỉ dầu hay không, nếu bị rò dầu thuỷ lực thì phải tháo rời giảm chấn thuỷ lực, kiểm tra và thay các chi tiết bị hỏng, sau đó lắp lại như cũ. Nạp đầy dầu thuỷ lực vào giảm chấn cho đủ mức quy định.
- Kiểm tra tình trạng kỹ thuật các bạc lót, bôi trơn bạc lót tại vị trí khớp.
- Kiểm tra sự cố định của ngõng trục bánh xe vào cam chuyển hướng của bánh xe dẫn hướng và ở hệ thống treo của bánh sau
- Quan sát sự rạn nứt, mài mòn của nhíp, vặn chặt các mối ghép: quang nhíp, các đầu cố định, di động của nhíp... khắc phục hoặc thay thế mới.
- Bôi trơn cho ắc nhíp.
- Đo độ võng tĩnh của nhíp so sánh với tiêu chuẩn, nếu không đảm bảo phải thay mới.
- Ngoài các trường hợp trên tháo giảm chấn là không cần thiết. Phải lau sạch bụi bẩn, rửa sạch, làm khô giảm chấn trước khi tháo.
4.3. Một số hư hỏng thông thường và cách khắc phục
Một số hư hỏng thường gặp và cách khắc phục hệ thống treo trên ô tô vận tải 1 tấn được thể hiện như bảng 4.1.
4.4. Quy trình tháo - quy trình lắp hệ thống treo
4.4.1. Quy trình tháo
Bảng quy trình tháo hệ thống treo thể hiện như bảng 4.2.
4.4.2. Quy trình lắp
Quy trình lắp hệ thống treo ngược lại quy trình tháo ở trên. Và khi lắp cần chú ý:
- Lắp khớp cầu với cam quay phải thay đai ốc mới vì đai ốc dùng là loại tự hãm.
- Lắp trụ đứng với cam quay chú ý phai đổ keo làm kín
- Lắp bộ giảm chấn nối cần nối khớp chuyển hướng chú ý sơn bịt kín các bề mặt
KẾT LUẬN
Hệ thống treo là một bộ phận quan trọng của xe, chất lượng của hệ thống ảnh hưởng lớn đến chất lượng hoạt động của xe vì nó phải đảm bảo khả năng êm dịu, an toàn cho người và trang thiết bị, hàng hóa trên xe khi xe vận hành trên các loại địa hình khác nhau. Như vậy hệ thống treo có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng làm việc của xe.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp chế tạo ô tô, hệ thống treo của ôtô ngày càng được hoàn thiện hơn trên cơ sở của các xe đã sản xuất từ trước, để thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao trong quá trình sử dụng của xe về tốc độ, độ tin cậy, tính êm dịu…. Trên cơ sở đó việc nghiên cứu, khai thác những xe đã và đang sử dụng có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao tính năng, hoạt động của xe, khai thác, bảo dưỡng xe được tốt, phục vụ ngày càng tốt hơn vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Qua đề tài khai thác hệ thống treo xe ô tô vận tải 1 tấn em có thể nhận thấy đây là loại xe có tính năng ưu việt, thích hợp với địa hình, khí hậu và điều kiện sử dụng nước ta, đặc biệt khi vận chuyển hàng hóa tại các cung đường hẹp, gồ gề. Tuy đề tài không được chuyên sâu nhưng em hy vọng nó cũng góp một phần nhỏ vào quá trình nghiên cứu và sử dụng xe ô tô vận tải 1 tấn nói riêng và các loại xe tải nói chung.
Qua quá trình làm đồ án tốt nghiệp do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế, nên không tránh khỏi những sai sót, rất mong sự góp ý của các thầy để giúp em nâng cao trình độ chuyên môn của mình.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn: PGS.TS …………….. và toàn thể các thầy giáo trong Bộ môn Ô tô cùng bạn bè đồng nghiệp đã giúp em hoàn thành đồ án tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. GS.TS Vũ Đức Lập: Kết Cấu Và Tính Toán Ô Tô (Tập II) NXB QĐND HN - 2015
2. TS.Nguyễn Phúc Hiểu, GS.TS Vũ Đức Lập: Lý Thuyết Ô Tô Quân sự. NXB QĐND HN – 2002
3. Nguyễn Sỹ Đỉnh, Vũ Đức Lập: Cấu Tạo Ô Tô. NXB QĐND HN – 2015.
4. Số tay Hướng dẫn Đồ Án Hệ Thống Treo Ô Tô Quân Sự.
"TẢI VỀ ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ ĐỒ ÁN"